Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

02042019-Ban-tin-Phuc-vu-lanh-dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.79 KB, 22 trang )

BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
(Ngày 02 tháng 4 năm 2019)
TIÊU ĐIỂM...........................................................................................................2
1. TIÊU ĐIỂM......................................................................................................2
2. Năng lực cạnh tranh nhìn từ chỉ số PCI...........................................................2
3. Khi lãnh đạo chính quyền xin lỗi dân!.............................................................3
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP...............................................................5
4. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP..........................................................5
5. Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra 5 Bộ, nêu 23 vướng mắc của doanh
nghiệp...........................................................................................................5
6. Doanh nghiệp than khổ vì thủ tục nhập khẩu...................................................7
7. Số doanh nghiệp thành lập mới trong Quý I/2019 tăng cao nhất 5 năm qua...8
8. Ngành sản xuất của Việt Nam có dấu hiệu "khoẻ" trở lại................................9
PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN..................................................................................9
9. PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.............................................................................9
10.Khát vọng thịnh vượng!...................................................................................9
QUẢN LÝ...........................................................................................................11
11.QUẢN LÝ......................................................................................................11
12.Tổng điều tra dân số và nhà ở: Lần đầu tiên dùng phiếu điện tử và trực tuyến
....................................................................................................................11
13.Chống tham nhũng trong cơ quan chống tham nhũng...................................12
14.Thanh tra doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước..........................................12
15.Thu nhập nhóm nhà lãnh đạo các ngành, các cấp đạt 11,2 triệu đồng/tháng. 13
16.Lao động phi chính thức bị “bỏ quên”...........................................................14
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH................................................................................15
17.CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH...........................................................................15
18.Từ 1/4, Hải quan khơng cịn thu thuế, phí bằng tiền mặt...............................15
19.Đề xuất về liên thông trong cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số............16
20.TPHCM: Ứng dụng công nghệ thông tin, tạo đột phá trong cải cách hành
chính...........................................................................................................17
21.Nghệ An: Quế Phong sẽ tổ chức họp trực tuyến giữa huyện với cấp xã........18


QUẢN LÝ NGÂN SÁCH...................................................................................18
22.QUẢN LÝ NGÂN SÁCH..............................................................................18
23.Nguồn thu ngân sách nhà nước chuyển biến tích cực....................................18
PHÁP LUẬT.......................................................................................................19
24.PHÁP LUẬT..................................................................................................19
25.Bạc Liêu thi hành kỷ luật một số cán bộ chủ chốt huyện Hòa Bình..............19
26.Thừa Thiên - Huế: Cấp dưới bị “tố”, Chủ tịch phường đến nhà dân nhận hồ
sơ khai tử....................................................................................................20
THẾ GIỚI............................................................................................................21
1


27.THẾ GIỚI.......................................................................................................21
28.Reuters tiết lộ văn bản Tổng thống Mỹ trao tay cho lãnh đạo Triều Tiên......21
TIÊU ĐIỂM
Năng lực cạnh tranh nhìn từ chỉ số PCI

Ngày 28/3, Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố Bảng
xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2018. Theo công bố này, nhiều vị
trí xếp hạng của địa phương (cấp tỉnh) năm trước đã có sự thay đổi. Điều đó
cũng đã diễn ra trong những năm trước, kể từ năm 2006; cho thấy nếu khơng
duy trì được những nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh về mơi trường kinh
doanh thì thứ hạng sẽ thay đổi.
Trong Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh 2018, đáng chú ý Quảng Ninh là tỉnh
năm thứ hai liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng với 70,36 điểm. Kế đến là Đồng
Tháp 70,19 điểm, Long An và Bến Tre lần lượt chia nhau vị trí thứ 3 và 4. Đà
Nẵng, từng là “ngôi sao cải cách” đã có dấu hiệu chững lại khi từ vị trí thứ 2
năm 2017 đã tụt xuống thứ 5 với 67,65 điểm. Cũng cần nói thêm rằng, riêng với
thành phố Đà Nẵng, nhiều năm liền ở vị trí dẫn đầu với số điểm cao (năm 2006:
75.39 điểm, năm 2007: 72.96, năm 2008: 72.18, năn 2009: 75.96); tuy nhiên

mức xuống dưới 70 điểm của thành phố này đã bắt đầu từ năm 2010.
Với hai đầu tàu kinh tế lớn nhất nước là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, PCI năm
2018 được coi là ở vị trí “chấp nhận được” khi cả hai cùng lọt vào tốp 10 tỉnh
dẫn đầu (vị trí thứ 9 và 10). Riêng đối với Hà Nội, đây là vị trí cao nhất trong
những năm qua. Nói như ơng Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch VCCI thì điều đó cho thấy
Hà Nội đã có bứt phá mạnh mẽ về mơi trường kinh doanh. Các địa phương trong
nhóm xếp hạng cao cịn có: Cần Thơ, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Tây Ninh, Bắc Ninh,
Hải Phòng, Khánh Hòa...
Hai tỉnh “đội sổ” PCI 2018 là Lai Châu và Đắk Nông. Đây là hai tỉnh miền núi
có nhiều khó khăn, và nhìn chung đã “trầy trật” trong nhiều năm nhưng vị trí
xếp hạng cũng khó thay đổi khi mà xuất phát điểm của hai địa phương này cũng
khó so sánh với các tỉnh thành có lợi thế. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế thì cũng
cần ghi nhận những nỗ lực của họ.
Nếu như năm 2006, Lai Châu chỉ nhận được 36,76 điểm thì năm 2018 con số đó
là 58,33 điểm. Với Đắk Nơng, năm 2016 cũng chỉ đạt 38,95 điểm thì tới 2018
con số đó là 58,16 điểm. Điều đó cho thấy, dẫu “đội sổ” thì quãng đường hơn 10
năm phấn đấu của hai địa phương này cũng cần được ghi nhận một cách tích
cực.
Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, các địa phương nhiều năm xếp hạng thấp cũng rất
cần nhìn lại một cách thấu đáo. Vì thực chất thì PCI là để đánh giá hiệu quả điều
2


hành, điều mà chính quyền địa phương nào cũng có thể làm được do phụ thuộc
vào tư duy, cách làm chứ không phụ thuộc vào điều kiện địa lý hay các điều
kiện khác.
Cũng cần nhắc lại, Báo cáo PCI 2018 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi
từ 12.000 doanh nghiệp (DN), trong đó gần 11.000 DN dân doanh đang hoạt
động tại 63 tỉnh thành và trên 1.500 DN có vốn FDI đang hoạt động tại 20 địa
phương. Nói một cách tổng quát, theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế

VCCI thì PCI 2018 cho thấy một số lĩnh vực của mơi trường kinh doanh có thay
đổi tích cực hơn so với năm 2017. Chi phí khơng chính thức tiếp tục được cắt
giảm, mơi trường kinh doanh cho các DN tư nhân có xu hướng bình đẳng hơn và
cải cách hành chính đang chuyển biến rõ nét. Tuy nhiên, DN vẫn tiếp tục kỳ
vọng chính quyền nâng cao tính minh bạch của mơi trường kinh doanh, cải thiện
dịch vụ hỗ trợ DN, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong việc thực hiện các thủ
tục xin cấp giấy phép kinh doanh đặc biệt là nhóm thủ tục về đất đai, thuế...
Ơng Tuấn nhấn mạnh, vai trị của các cấp chính quyền ngày càng trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt là đối với cộng đồng DN nhỏ. Cịn theo ơng Vũ
Tiến Lộc (Chủ tịch VCCI), dù nhiều điểm sáng nhưng nhìn tổng thể mơi trường
kinh doanh vẫn còn những lo ngại. Tham nhũng vặt giảm rõ rệt nhưng tỷ lệ DN
trong nước cho biết còn bị nhũng nhiễu vẫn lớn khi vẫn còn ở mức 58%. Và
cũng có đến 54% DN được khảo sát cho biết vẫn phải trả chi phí bơi trơn.
Đã thành thơng lệ, hàng năm các tỉnh thành đều chờ đợi kết quả cơng bố năng
lực cạnh tranh. Điều đó cho thấy tính thực tiễn, tích cực của kết quả điều tra này
và có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các tỉnh thành, dù là nhóm trên, nhóm
giữa, hay nhóm cuối. Vì rằng, các địa phương đều biết rằng, nếu chỉ lơ là một
chút trong việc cải cách thủ tục hành chính thì vị trí xếp hạng của mình sẽ thay
đổi ngay. Sự thay đổi đó, nếu đi xuống, sẽ khách quan cho thấy năm đó chính
quyền chưa làm được nhiều cho DN trong việc cải cách thủ tục kinh doanh.
Vì vậy, có thể nói mặt rất tích cực nữa của PCI là thúc đẩy sự cạnh tranh của các
địa phương trong việc cải cách thủ tục hành chính hướng tới DN, không chỉ với
các DN lớn, DN FDI mà cịn là cộng đồng DN vừa và nhỏ của chính địa
phương. Nói một cách khác, cộng đồng DN “nội sinh” này cũng chính là nguồn
lực nội tại của địa phương mình. Vì thế, nâng cao năng lực cạnh tranh khơng thể
khơng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. (Đại Đồn Kết 1/4, Nam Việt)Về
đầu trang
Khi lãnh đạo chính quyền xin lỗi dân!

Việc xin lỗi của cán bộ lãnh đạo, ở mức độ nào đó trước hết nó thể hiện sự lắng

nghe phản ánh từ người dân.
Nói đến Thanh Hóa, người ta thường nghĩ đến những lùm xùm về công tác cán
bộ, về cái gọi là “hành là chính”… Vậy nên câu chuyện Chủ tịch UBND tỉnh
3


Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng mới đây có văn bản gửi các Sở, ban, ngành chấn
chỉnh, khắc phục tình trạng giải quyết thủ tục hành chính q hạn trong tồn
tỉnh, ít nhiều cũng nhận được sự ủng hộ của dư luận.
Theo đó, báo cáo số 1140/BC-VPCP, ngày 13/2/2019 của Văn phịng Chính phủ
về kết quả thực hiện cơng tác kiểm sốt thủ tục hành chính tại các Bộ, ngành, địa
phương năm 2018 cho thấy, tỉnh Thanh Hóa có gần 4.000 hồ sơ quá hạn.
Trước vấn đề nêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có chỉ đạo giám đốc
các sở; thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; chủ tịch UBND các huyện, thị xã,
thành phố; chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn công khai xin lỗi người dân.
Chuyện của Chủ tịch Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng khơng mới lạ. Nói vậy bởi
trước đó đã có việc Bí thư và Chủ tịch TP Hồ Chí Minh đều cơng khai xin lỗi
người dân trong vụ “nước mắt Thủ Thiêm”, trong chuyện “cán bộ ngâm hồ sơ”
của dân 1.5 năm chẳng hạn.
Hay, ngày 8/1 vừa qua, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh lên tiếng nhận lỗi và gửi lời
xin lỗi đặc biệt đến nhân dân, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đồng nghiệp
trong ngành cơng thương về việc Văn phịng Bộ này dùng xe cơng vào đón
người trong gia đình Bộ trưởng ở khu vực sân bay Nội bài ngày 4/1. Đồng thời,
ông coi đây là một bài học sâu sắc cho cá nhân, gia đình và Bộ Cơng thương.
Tuy nhiên, quản lý hành chính, cơ quan cơng quyền nhiều lần đứng trước tình
huống “có vấn đề”, nhưng chưa hẳn lần nào cũng có một lời xin lỗi đầy tâm
huyết và xúc động được đưa ra từ những người có thẩm quyền.
Khách quan mà nói, cơ quan hành chính nếu biết ứng xử thật “đẹp” với công
dân đến làm thủ tục hành chính thì cũng sẽ “vừa lịng” tất cả, dù có chậm vài ba
ngày. Nhưng, sự hợp tình như thế lại khó lịng chấp nhận nếu thời gian chậm là

cả tháng, cả năm, hay dù chỉ là vài tuần với những chủ thể là doanh nghiệp kinh
doanh.
Nên nhìn nhận thực tế, doanh nghiệp bị chậm thủ tục thì mất tài chính kinh tế,
cơng dân bị chậm thủ tục thì mất quyền lợi cá nhân,… Những quyền lợi bị mất
đi như thế ai sẽ là người đền bù? Ngày hôm nay, Thanh Hố u cầu cán bộ xin
lỗi, khơng chỉ là để giải quyết hậu quả của 4000 hồ sơ bị chậm. Điều quan trọng
hơn phải là, sau này có thêm hàng nghìn hồ sơ khác bị chậm nữa hay khơng?
Câu chuyện ở Thanh Hóa càng minh chứng một điều, khơng thể ngày nào cũng
xin lỗi, mà để từng bước khắc phục, địa phương phải thiết kế hệ thống thật tốt,
cán bộ làm việc chuyên nghiệp, có năng lực, có hiệu quả, để hạn chế sự chậm
trễ. Phải xây dựng bộ máy hành chính chất lượng cao, hiện đại, để lời xin lỗi chỉ
sử dụng đối với những trường hợp bất khả kháng. Cũng cần phải có quy định, cá
4


nhân nào, đơn vị nào phải xin lỗi dân nhiều thì cá nhân đó, đơn vị đó khơng
hồn thành nhiệm vụ.
Thực tế, trong cuộc sống và trong công việc không ai có thể khẳng định sẽ
khơng mắc lỗi. Vấn đề nằm ở chỗ, người cán bộ, lãnh đạo khi mắc lỗi đã nhận ra
và dám nhìn thẳng vào lỗi lầm. Việc xin lỗi của cán bộ lãnh đạo, ở mức độ nào
đó trước hết nó thể hiện sự lắng nghe phản ánh từ người dân. Cùng với đó nó
cũng thể hiện khả năng nhìn nhận đánh giá lại chính bản thân và ít nhiều họ đã
thừa nhận những khuyết điểm, thiếu sót.
Chính vì vậy, chuyện lãnh đạo, chính quyền xin lỗi dân không chỉ giải tỏa bức
xúc của những người có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng mà ở mức độ
nào đó, cùng với sự chân thành của người xin lỗi nó cịn tạo ra mối quan hệ có
sự cảm thơng chia sẻ lẫn nhau.
Dẫu sao đi nữa, lời xin lỗi là phản ứng thiện chí đầu tiên và điều mà người dân
thực sự cần sau đó là những giải pháp căn cơ giải quyết tận gốc vấn đề. Tức là,
lời xin lỗi nó chỉ thực sự có ý nghĩa khi người thực hiện khơng áp dụng máy

móc, làm cho có, mà sự xin lỗi phải xuất phát từ tinh thần trách nhiệm cùng với
hành động sửa lỗi. (Diễn Đàn Doanh Nghiệp 31/3, Sơng Hàn)Về đầu trang
MƠI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP
Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra 5 Bộ, nêu 23 vướng mắc của doanh nghiệp

Ngày 1/4, Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra các Bộ, cơ quan về các quy định
đang gây khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh
vực nông nghiệp.
Phát biểu tại buổi kiểm tra, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ
công tác cho biết trong quý I vừa qua, lạm phát đã được kiểm soát ở mức thấp,
GDP ước tăng 6,79%. Tuy nhiên nền kinh tế vẫn đối mặt nhiều khó khăn, thách
thức, nhất là trong nơng nghiệp, cơng nghiệp. Vừa qua, chúng ta đã tập trung cải
cách, trong năm 2018 đã nỗ lực cắt giảm các điều kiện kinh doanh và thủ tục,
danh mục kiểm tra chuyên ngành, nhưng tổng hợp của Phịng Thương mại và
Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), các doanh nghiệp cho thấy việc cải cách cần tập
trung và thực chất hơn.
Thực hiện ý kiến của Thủ tướng, Tổ công tác đã nắm bắt ý kiến các doanh
nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và tổ chức buổi làm việc với 5 Bộ: Nông
nghiệp và Phát triển nông thơn, Tài chính, Y tế, Tài ngun và Mơi trường,
Khoa học và Cơng nghệ để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
“Mặc dù các Bộ cải cách rất mạnh, đã trình Chính phủ, Thủ tướng ban hành
nhiều văn bản nhưng thời gian qua, có những thơng tư được ban hành tạo ra rào
cản rất khó khăn cho doanh nghiệp. Tinh thần của buổi làm việc là đi thẳng vào
5


những vấn đề thực chất, nếu nhìn nhận đúng là rào cản, giấy phép con thì phải
cân nhắc, xem xét”, Tổ trưởng Tổ công tác nêu rõ.
Đánh giá Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn đã rất tích cực cải cách trong
thời gian qua, Tổ công tác đề nghị Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn giải

trình về 14 nội dung được doanh nghiệp kiến nghị, cụ thể là: Vướng mắc trong
quy định nhập khẩu nguyên liệu để gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu từ
tàu đánh bắt hải sản nước ngoài chuyển tải tại các cảng trung chuyển của quốc
gia khác; quy định công bố cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc
thủy sản từ khai thác.
Cùng với đó là các nội dung: Chồng chéo trong kiểm tra chất lượng và kiểm
dịch nguyên liệu thức ăn; quy định khảo nghiệm giống vật nuôi mà đã được nuôi
phổ biến trên thế giới; về thời gian xem xét hồ sơ đăng ký sản phẩm thuốc thú y,
chế phẩm thức ăn bổ sung sản xuất trong nước; về quy định hồ sơ truy xuất
nguồn gốc lâm sản nhập khẩu không rõ ràng; việc giảm một số thủ tục trong
khảo nghiệm phân bón.
Các doanh nghiệp cũng kiến nghị bổ sung định nghĩa về phân bón giả, phân bón
kém chất lượng; xây dựng Đề án phát triển nơng nghiệp hữu cơ trong đó có phân
bón hữu cơ; đề nghị không áp dụng kiểm dịch thực vật với gỗ trịn, gỗ xẻ nhập
khẩu với trường hợp các lơ gỗ đó các nước đã xuất khẩu đã có hồ sơ chứng nhận
kiểm dịch rồi; đề nghị cập nhật các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc thú
y; đề nghị quy định về đấu thầu thuốc sát trùng trong thú y và hóa chất dùng
trong xử lý mơi trường thủy sản dùng để dự trữ.
Với Bộ Tài chính, doanh nghiệp kiến nghị 5 vấn đề đều liên quan đến thuế.
Trong đó, kiến nghị đầu tiên là về Luật số 71 ngày 26/11/2014 sửa đổi bổ sung
một số điều của các luật về thuế quy định phân bón là đối tượng khơng chịu thuế
VAT, dẫn đến sản phẩm phân bón khơng được khấu trừ thuế VAT của nguyên vật
liệu, chi phí đầu vào, gây bất lợi cho doanh nghiệp kinh doanh phân bón.
Với Bộ Tài ngun và Mơi trường, doanh nghiệp kiến nghị các vướng mắc liên
quan tới việc đánh giá tác động môi trường kéo dài (45 ngày) lại phải qua Hội
đồng thẩm định, gây khó khăn cho doanh nghiệp; vướng mắc về các chỉ tiêu
trong nước thải chế biến thủy sản sau xử lý.
Bộ Khoa học và Công nghệ được kiến nghị các khó khăn vướng mắc khi thiếu
hướng dẫn quy định về ghi nhãn hàng hóa liên quan đến các dòng hàng đặc thù
của thủy sản.

Với Bộ Y tế, các doanh nghiệp nêu 2 kiến nghị, trong đó đáng chú ý các doanh
nghiệp tiếp tục kiến nghị về bất cập liên quan đến quy định sử dụng muối I-ốt
trong chế biến thực phẩm được quy định tại Nghị định 09 năm 2016. Cho tới
nay, Bộ vẫn chưa trình phương án bãi bỏ quy định bắt buộc các doanh nghiệp
6


sản xuất thực phẩm phải sử dụng muối I-ốt, trong khi nhiều ý kiến cho rằng việc
này không nên bắt buộc mà chỉ khuyến khích.
“Các Bộ đã nỗ lực cải cách rồi nhưng yêu cầu của Thủ tướng, của doanh nghiệp
là cải cách tốt hơn, thực chất hơn, tránh việc cắt điều kiện này thì mọc quy
chuẩn, tiêu chuẩn khác, phải cắt bỏ những gì khơng cần thiết”, Tổ trưởng Tổ
cơng tác nhấn mạnh. (Báo Chính Phủ Điện Tử 1/4, Hà Chính)Về đầu trang
Doanh nghiệp than khổ vì thủ tục nhập khẩu

Không chấp nhận giá doanh nghiệp (DN) nhập khẩu khai báo, lấy nhiều mẫu
kiểm định, kiểm định lâu,... Đó là tất cả những khó khăn về thủ tục mà DN Nhật
muốn chia sẻ, nhằm góp phần cảnh cách thủ tục hành chính, cải thiện mơi
trường đầu tư hiện nay.
Đánh giá khá cao môi trường đầu tư của Việt Nam vì có nhiều chính sách tạo
điều kiện tốt cho DN nước ngoài sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, khi đề cập đến
hoạt động xuất nhập khẩu, nhiều DN bày tỏ băn khoăn. Đặc biệt, mới đây cộng
đồng DN Nhật than phiền khá nhiều về vấn đề này. Theo DN Nhật Bản, dù thủ
tục xuất nhập khẩu đã được cải thiện nhiều, song vẫn cịn nhiều điểm vướng
chưa được tháo gỡ.
Khó khăn lớn nhất hiện nay là do tại thời điểm thông quan, hải quan không chấp
nhận giá DN nhập khẩu khai báo. Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (Jetro)
thông tin, thời gian qua việc tham vấn giá đang vượt quá thời gian quy định.
Lý do, DN phải chờ lâu hơn 5 ngày mới nhận được thông báo tham vấn giá. Hải
quan yêu cầu doanh nghiệp phải tham vấn giá để sửa đổi giá khai thuế. Trường

hợp DN không chấp nhận mức giá cơ quan hải quan đưa ra, DN phải đợi rất lâu
để có được ý kiến định giá của cơ quan hải quan. Cuối cùng, thông quan định
giá này từ đó mới có thể kiến nghị lên cơ quan cấp cao. Trước khó khăn trên,
DN bày tỏ mong muốn phía hải quan có thơng báo bằng văn bản cụ thể việc
khơng chấp nhận giá DN khai báo.
Ngồi ra, DN còn hy vọng được đem hàng về kho trong thời gian giải quyết việc
tham vấn giá. Bởi vì để hàng lâu ở cảng sẽ phát sinh chi phí và ảnh hưởng đến
chất lượng hàng hóa. Về phía Jetro, tổ chức này khuyến nghị, DN cần phân biệt
và biết mình thuộc trường hợp nào để có kế hoạch xử lý cho phù hợp. Chậm
thông quan ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh vì ngành
thực phẩm, có nhiều mặt hàng dễ hư hỏng.
Trả lời về những vướng mắc liên quan đến giá DN nhập khẩu khai báo cho hải
quan, ông Đào Duy Tám – đại diện Tổng cục Hải quan khẳng định, sau 5 ngày
tiếp nhận hồ sơ cơ quan hải quan sẽ ra thông báo cho DN về quyết định tham
vấn giá và giải phóng hàng khỏi cảng. Trường hợp, sau 5 ngày cơ quan hải quan
7


chưa có quyết định tham vấn, xem như cơ quan hải quan chấp nhận mức giá DN
khai báo.
Không riêng về giá DN nhập khẩu khai báo, lấy mẫu nhiều lần trong thời gian
dài cũng gây khó chịu cho DN. Theo các nhà đầu tư, dù khơng có quy định về số
lượng mẫu nhưng cơ quan hải quan vẫn lấy ít nhất là 2 bộ mẫu. Thế nhưng có
những trường hợp lấy mẫu với lượng nhiều hơn mức cần thiết và lấy mẫu ở bộ
phận có giá trị lớn, tạo ra gánh nặng cho DN nhập khẩu.
Chưa hết, theo quy định trong vịng 120 ngày sau khi ban hành thơng báo về kết
quả phân loại mã HS, mẫu sẽ được trả lại. Song như phản ánh của một số DN
Nhật Bản, có nhiều vụ việc khơng tn thủ các quy định, DN không được trả lại
mẫu.
Mặt khác, DN Nhật Bản cũng đặt ra giả thuyết về kết quả phân tích kiểm định

chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu vào thị trường. Nhà đầu tư Nhật Bản đang lo
ngại về sự chênh lệch kết quả kiểm định giữa các cơ sở kiểm định thành phần.
DN cho rằng, kết quả kiểm định là cơ sở để lực lượng Quản lý thị trường thực
hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng hàng hóa trên thị trường, đảm bảo an tồn
thực phẩm.
Ơng Nguyễn Mạnh Thắng – Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương cho
biết, sự khác biệt giữa kết quả kiểm định phụ thuộc năng lực của cơ sở lấy mẫu
kiểm định. Mỗi một cơ sở có điều kiện, trang thiết bị khác nhau. Vì vậy, cơ sở
kiểm định chuẩn hố tiêu chuẩn theo điều kiện năng lực riêng. Phải pháp tốt
nhất hiện nay là đưa người đi đào tạo để nâng cao tay nghề. Tiến hành đầu tư các
phịng thí nghiệm đặc biệt nằm trong đề án về khoa học công nghệ. (Đại Đoàn
Kết 1/4, Thanh Giang)Về đầu trang
Số doanh nghiệp thành lập mới trong Quý I/2019 tăng cao nhất 5 năm qua

Cả nước có hơn 28.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng
ký là 375,5 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% về số lượng và tăng 34,8% về số vốn đăng
ký so với cùng kỳ năm 2018.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, với môi trường đầu tư kinh doanh
được cải thiện, số lượng doanh nghiệp thành lập mới Quý I/2019 cả nước tăng
cao nhất so với cùng kỳ 5 năm gần đây.
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo trong Quý I/2019 cũng cho thấy đa số các doanh nghiệp đánh
giá tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, doanh nghiệp lạc quan với tình hình
sản xuất kinh doanh trong Quý II/2019 sẽ ổn định và tốt hơn. (VTV.vn 1/4)Về
đầu trang

8


Ngành sản xuất của Việt Nam có dấu hiệu "khoẻ" trở lại


Theo số liệu từ Nikkei, chỉ số Nhà quản trị mua hàng PMI của Việt Nam đã tăng
nhẹ từ mức 51,2 điểm hồi tháng 2 lên 51,9 điểm trong tháng 3. Điều này cho
thấy sự cải thiện của sức khoẻ lĩnh vực sản xuất tháng thứ 40 liên tiếp.
Nikkei nhận định dù có kết quả dưới mức trung bình của năm 2018 nhưng PMI
đã ở trên ngưỡng 50 điểm vào cuối quý I. Lượng đơn đặt hàng mới cũng đã tăng
tháng thứ 40 liên tiếp trong tháng này, trong đó, số lượng khách và đơn đặt hàng
xuất khẩu mới tăng nhanh. Sản lượng của ngành sản xuất cũng có tốc độ tăng
trưởng nhanh hơn tháng thứ 2 liên tiếp, mà theo Nikkei thì "chỉ nhanh hơn một
chút so với số lượng đơn đặt hàng mới.
"Điều này cho phép các công ty giảm lượng công việc tồn đọng và tăng hàng tồn
kho thành phẩm", Nikkei cho biết. Tuy nhiên, mức độ giảm lượng công việc rất
nhỏ và là mức chậm nhất trong thời kỳ kéo dài 3 tháng hiện nay.
Số lượng lao động theo ghi nhận cũng đã giảm nhẹ trong tháng 3. Nhân viên
nghỉ việc đã làm ảnh hưởng đến nỗ lực tăng lượng việc làm để đáp ứng nhu cầu
công việc lớn hơn.
Nikkei cũng cho biết đến thời điểm này, áp lực lạm phát trong lĩnh vực sản xuất
cịn thấp. Chi phí đầu vào tăng nhẹ nhưng với tốc độ thấp hơn hẳn so với trung
bình của lịch sử chỉ số. Nhờ vậy, các cơng ty có thể tiếp tục chiết khấu giá bán
cho khách hàng.
Giá cả đầu ra đã giảm tháng thứ 4 liên tiếp, mặc dù chỉ là giảm nhẹ. Các nhà sản
xuất Việt Nam đã đáp ứng yêu cầu sản lượng cao hơn bằng cách tăng mạnh hoạt
động mua hàng, với tốc độ tăng là nhanh nhất trong năm tính đến thời điểm này.
Gần 50% số người trả lời khảo sát dự đoán sản lượng sẽ tăng trong năm tới.
Mức độ lạc quan cao đã phản ánh kỳ vọng về sự cải thiện về nhu cầu của khách
hàng và đầu tư vào mở rộng năng lực sản xuất. Những nhân tố này được dự báo
sẽ giúp các công ty đáp ứng được các kế hoạch tăng sản lượng. Mức độ lạc quan
là cao hơn tháng 2 và hầu như tương đương với mức trung bình của lịch sử chỉ
số. (Báo điện tử Trí Thức Trẻ 1/4)Về đầu trang
PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Khát vọng thịnh vượng!

Các bộ, ngành tổ chức rất nhiều hội thảo về kinh tế. Các địa phương cả nước
cũng không thiếu những diễn đàn kinh tế mở ra. Tất cả đều hướng đến tháo gỡ
rào cản, đổi mới thủ tục hành chính, tạo bứt phá, hướng tới dân giàu, quốc gia
thịnh vượng!

9


Nhưng vì sao nhiều tiếng nói quyết liệt mổ xẻ thực trạng kinh tế đất nước của
các học giả, chuyên gia tên tuổi vẫn cứ như xới xáo lên rồi bỏ đấy? Vì sao nhiều
diễn đàn kinh tế thức dậy tiềm năng, thu hút đầu tư ở các tỉnh thành như nóng
bỏng sơi sục lên, rồi sau lại đi vào im ắng?
Rõ ràng hội thảo mở ra, diễn đàn mở ra quá nhiều, nhưng hiệu quả đến đâu là
câu chuyện không thể không bàn. Ý tưởng hay sáng tạo, những phát ngôn chấn
động sẽ đi về đâu, nếu những ý tưởng và phát ngôn chấn động nơi hội thảo, diễn
đàn dán đầy trên mặt báo rồi lại như lãng quên đi? Cần chỉ thẳng khơng ít những
tham luận của các chuyên gia, học giả cũng chỉ mổ xẻ, phân tích như chạy theo
vịng ngồi, mà chưa thấu đến tận cùng “gan ruột” doanh nghiệp và người dân
đang mong gì, cần gì trước áp lực cạnh tranh rát bỏng của hội nhập?
Hội thảo để tìm ra kế sách, quyết sách, mở diễn đàn để khơi dậy tiềm năng, vẫy
gọi đầu tư nhưng có hay cịn có chuyện bộ nọ, ngành kia sau hội thảo vẫn chưa
sáng được ra cách làm. Có hay cịn có tỉnh thành sau những diễn đàn vẫn chưa
tạo ra được bứt phá gì mới.
Dư luận đã đặt rất thẳng: Có khơng câu chuyện tư duy nhiệm kỳ giằng níu? Có
khơng tình trạng giữ thế thủ an tồn vì lại sắp đến mùa đại hội? Thế nên doanh
nghiệp và người dân vẫn như đứng trên đống lửa với đủ các quy định như những
sợi dây ngang dọc giăng ra làm khó. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành rõ ràng cịn
có vấn đề co kéo cho lợi ích riêng mà như vơ tình qn đi thực tế đang nóng

bỏng đặt ra. Khơng thiếu những văn bản bộ nọ, ngành kia vừa tung ra đã phải rút
vội về. Câu chuyện về quản lý nguyên liệu, phế liệu các doanh nghiệp nhập
khẩu về còn ứ đọng ở các cảng hàng chục ngàn container chưa giải tỏa thì nghẽn
từ giải pháp hay nghẽn từ những quy định kiểm tra để thông quan chưa đồng bộ
giữa ngành hải quan và cơ quan bảo vệ mơi trường?
Rất nhiều việc nóng trong phiên họp tháng nào của Chính phủ cũng đặt ra về
mơi trường kinh doanh, về năng lực cạnh tranh, về những thủ tục hành chính vì
sao nói q nhiều vẫn chưa được bứt bỏ? Vì sao nhiều văn bản Chính phủ trình
QH vẫn cứ phải lùi lại? Khơng thể khơng nói đến sự chỉ đạo chưa quyết liệt của
tư lệnh các bộ ngành, hay trình độ cán bộ, chuyên viên của các cục, vụ chưa đến
tầm đến độ. Nói gì khi Tổ cơng tác của Chính phủ làm việc với các bộ ngành,
các tỉnh thành rất quyết liệt, nhưng chuyển biến vẫn chưa như mong muốn?
Hướng đến quốc gia thịnh vượng dân giàu nước mạnh là khát vọng không thể
khác. Nhưng kế sách gì, quốc sách ra sao, thực thi thế nào để đất nước không
chậm bước theo kịp bạn bè lại cần chiến lược trí tuệ và tư duy chỉ đạo của Chính
phủ, các bộ, ngành và chính quyền các cấp.
Một thực trạng cần gióng hồi chng cảnh báo. Đó là nói nhiều, nhưng làm q
ít. Đó cịn là tư tưởng bộ nọ đợi chờ ngành kia. Đó là tình trạng xử lý các vấn đề
nóng cịn ỷ lại vào trên, việc gì cũng đẩy lên Chính phủ, đặt lên bàn Thủ tướng.
10


Đã xuất hiện đây đó tình trạng né nể trong thực thi nhiệm vụ, tình trạng lẩn tránh
trách nhiệm cá nhân khi các vụ việc xảy ra.
Khát vọng quốc gia thịnh vượng thì từ chỉ đạo vĩ mơ cũng phải khác đi. Chính
phủ điện tử, chính quyền điện tử phải đi trước để bứt bỏ những rào cản về văn
bản cịn chuyển bằng đường cơng văn q chậm. Thủ tướng thực hiện chữ ký số,
các bộ ngành và các cấp chính quyền nghĩ sao? Đã đến lúc mọi dữ liệu phải cập
nhật nhanh hơn và chính xác hơn. Đất nước bứt phá mà lĩnh vực này, ngành kia
còn nghẽn từ chính tư duy chỉ đạo là khơng thể chấp nhận. Doanh nghiệp than

trời, người dân kêu trời, chính các bộ, ngành ban ra văn bản phải đến với doanh
nghiệp và người dân xem nguyên nhân gì, mắc mớ gì, chứ không thể ngồi một
chỗ rồi biện minh đủ kiểu với giọng “phán” áp đặt bề trên.
Đất nước đi tới thịnh vượng cần tư duy chiến lược mới. Tư duy chiến lược mới
ấy chính là sự “lột xác” đổi mới quyết liệt thực chất từ các bộ, ngành. Tư duy
chiến lược ấy càng đòi hỏi doanh nghiệp và người dân cùng chung nhịp bước
mới có thể tạo ra chuyển động và bứt phá! (Đại Biểu Nhân Dân 1/4, Đăng
Quang)Về đầu trang
QUẢN LÝ
Tổng điều tra dân số và nhà ở: Lần đầu tiên dùng phiếu điện tử và trực tuyến

Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở toàn quốc lớn nhất từ trước đến nay đã bắt
đầu từ ngày 1/4.
Điểm mới của cuộc Tổng điều tra năm nay là sử dụng công nghệ thông tin ở tất
cả công đoạn với 3 hình thức thu thập thơng tin: Phiếu điện tử; Phiếu trực tuyến
và Phiếu giấy. Trong đó Phiếu điện tử là hình thức chính, tức là điều tra viên đến
từng hộ hỏi và ghi chép vào phiếu được thiết kế sẵn, cài đặt trong thiết bị di
động.
Nội dung của phiếu dành cho toàn bộ các hộ dân gồm 22 câu hỏi liên quan đến
dân số và nhà ở như: Trình độ học vấn, chun mơn, tình trạng hơn nhân, lao
động việc làm, hiện trạng sở hữu, quy mơ diện tích nhà ở... Cịn loại phiếu có 65
câu hỏi dành cho 2,3 triệu hộ được chọn mẫu, thu thập thông tin chuyên sâu về
dân số, nhân khẩu học và nhà ở. Tất cả thông tin được bảo mật tuyệt đối theo
quy định
Tổng điều tra dân số và nhà ở có chu kỳ 10 năm/lần nhưng năm nay được kỳ
vọng là căn cứ để cập nhật thông tin về dân số, nâng cao hiệu quả sử dụng thơng
tin sẵn có, tiến tới 10 năm sau không cần thực hiện Tổng điều tra dân số và nhà
ở. (Kênh VTV1 – Tin tức lúc 18h ngày 1/4)Về đầu trang

11



Chống tham nhũng trong cơ quan chống tham nhũng

Chống tham nhũng phải được bắt đầu và quyết liệt từ chính cơ quan làm nhiệm
vụ này, nếu không, công cuộc chống tham nhũng sẽ khó đạt hiệu quả như mong
muốn.
Mới đây, một cán bộ ngành thanh tra Chính phủ đã bị chấm dứt hợp đồng, thậm
chí là bị chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để tiếp tục điều tra làm rõ do nhận
400 triệu đồng của một gia đình mẹ liệt sĩ liên quan đến tranh chấp đất đai.
Câu chuyện đã làm dấy lên sự lo ngại về đạo đức công vụ của những cán bộ
được giao quyền thực thi luật pháp đảm bảo sự minh bạch và công bằng. Câu
chuyện cũng đặt ra thách thức trong việc đấu tranh phịng chống tham nhũng
ngay trong chính cơ quan phịng chống tham nhũng. (VTV.vn 1/4)Về đầu trang
Thanh tra doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước

Một trong những nội dung được đề xuất tại dự thảo Nghị định hướng dẫn thi
hành Luật Phòng, chống tham nhũng là thanh tra với doanh nghiệp (DN), tổ
chức ngoài khu vực nhà nước.
Cụ thể, đối tượng thanh tra gồm công ty đại chúng, tổ chức tín dụng, tổ chức xã
hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch UBND cấp
tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng
góp của nhân dân để hoạt động từ thiện.
Nội dung thanh tra bao gồm việc thực hiện cơng khai, minh bạch; việc kiểm sốt
xung đột lợi ích; trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu
doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước khi để xảy ra tham nhũng trong
doanh nghiệp, tổ chức do mình quản lý; các nội dung khác về thực hiện quy định
của pháp luật có liên quan đến phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ
chức khu vực ngoài nhà nước.
Dự thảo cũng quy định, căn cứ để ra quyết định thanh tra là có dấu hiệu thực

hiện khơng đúng quy định về các biện pháp phịng ngừa tham nhũng, bao gồm:
Không ban hành quy định; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không
đầy đủ các biện pháp theo quy định; có thực hiện nhưng khơng kiểm tra, giám
sát việc thực hiện theo quy định; yêu cầu của việc giải quyết phản ánh, tố cáo về
hành vi vi phạm trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.
Kết luận thanh tra phải được công khai theo quy định. Danh sách doanh nghiệp
vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng phải gửi về Bộ Kế
hoạch và Đầu tư để tổng hợp, theo dõi, quản lý và công bố trên Cổng thông tin
đấu thầu. (Đại Biểu Nhân Dân 1/4, P. Hải)Về đầu trang

12


Thu nhập nhóm nhà lãnh đạo các ngành, các cấp đạt 11,2 triệu đồng/tháng

Báo cáo liên quan đến lao động và thu nhập của người lao động quý 1/2019 vừa
được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, thu nhập bình qn tháng của lao
động làm cơng hưởng lương trong quý 1/2019 ước tính là 6,9 triệu đồng/tháng,
tăng gần 967.000 đồng so với quý trước và tăng 1,05 triệu đồng so với cùng kỳ
năm 2018.
Trong đó, thu nhập của lao động nam là 7,3 triệu đồng/tháng, lao động nữ là 6,5
triệu đồng/tháng, lao động thành thị là 8,2 triệu đồng/tháng, lao động nơng thơn
là 6 triệu đồng/tháng.
Thu nhập bình qn tháng của lao động làm cơng hưởng lương của nhóm "Nhà
lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị" là 11,2 triệu đồng/tháng, tăng
gần 2 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2018.
Thu nhập của nhóm "Nhà chuyên môn kỹ thuật bậc cao" là 9,4 triệu đồng/tháng,
tăng gần 1,4 triệu đồng, và thu nhập nhóm "Lao động giản đơn" là 4,8 triệu
đồng/tháng, tăng 844.000 đồng.
Trong khi đó, thu nhập bình qn tháng từ cơng việc làm cơng hưởng lương của

lao động có trình độ trên đại học trở lên là gần 13,5 triệu đồng/tháng, tăng 2,6
triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Lao động chưa học xong tiểu học nhận
mức lương bình quân 5,1 triệu đồng/tháng trong quý 1 năm nay. Còn lao động
chưa từng đi học là 4,3 triệu đồng/tháng.
Thu nhập bình qn tháng từ cơng việc làm cơng hưởng lương của lao động có
thâm niên công tác từ 3 năm trở lên là 7,4 triệu đồng/tháng. Lao động có thâm
niên từ 1 đến dưới 3 năm có mức thu nhập bình qn là 6,2 triệu đồng/tháng.
Lao động mới làm việc chưa được 1 tháng là 3,3 triệu đồng/tháng.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở
lên của cả nước quý 1/2019 ước tính là 55,4 triệu người, giảm 207.000 người so
với quý trước.
Nguyên nhân được cho là do trong quý 1 có thời gian nghỉ Tết kéo dài, tuy
nhiên so với cùng kỳ năm 2018 thì lượng lao động từ 15 tuổi trở lên vẫn tăng
331.900 người.
Trong đó, lao động nam đạt 29 triệu người, chiếm 52,3% và lao động nữ 26,4
triệu người, chiếm 47,7% tổng số lao động.
Khu vực thành thị có 18,5 triệu người, chiếm 33,3% và khu vực nông thôn 36,9
triệu người, chiếm 66,7%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý 1/2019 ước
tính đạt 76,6%, giảm 0,6 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,13 điểm
phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
13


Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động quý 1/2019 ước tính là 48,8 triệu
người, giảm 96.400 người so với quý trước và tăng 444.200 người so với cùng
kỳ năm trước. Trong đó, lao động nam 26,6 triệu người, chiếm 54,4% và lao
động nữ 22,2 triệu người, chiếm 45,6% tổng số lao động.
Lực lượng lao động khu vực thành thị trong quý này là 16,9 triệu người, chiếm
34,7% và khu vực nông thôn là 31,9 triệu người, chiếm 65,3%.
Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý 1/2019 ước tính là 54,3 triệu

người, bao gồm 19,2 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản, chiếm 35,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng 15,6 triệu người,
chiếm 28,6%; khu vực dịch vụ 19,5 triệu người, chiếm 36% tổng lao động.
Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước quý I/2019 ước tính là 2%, trong đó tỷ lệ thất
nghiệp khu vực thành thị là 2,95%; khu vực nông thôn là 1,52%.
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý 1/2019 ước tính là 1,21%,
trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 0,6%; khu vực nông thôn là
1,53%.
Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngồi hộ nơng, lâm nghiệp, thủy sản
q 1/2019 ước tính là 54,3%, trong đó khu vực thành thị là 45,9%; khu vực
nơng thơn là 61,3%. (Vneconomy.vn 31/3)Về đầu trang
Lao động phi chính thức bị “bỏ quên”

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực phi chính thức đứng
thứ 4 thế giới, chỉ xếp sau Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia. Điều đáng nói, các
quy định bảo vệ quyền và lợi ích khi xảy ra tai nạn hay tranh chấp lao động khu
vực này đang bị “bỏ quên”.
Bộ luật Lao động (sửa đổi), dự kiến trình Quốc hội vào năm 2019 đang được đề
xuất sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm mở rộng đối tượng điều chỉnh đến lực
lượng lao động trong khu vực phi chính thức, lao động tự tạo việc làm.
Trao đổi với phóng viên, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân
nhận định, lực lượng lao động phi chính thức ngày càng lớn và có xu hướng gia
tăng nhất là trong bối cảnh khủng khoảng kinh tế và xu hướng cách mạng công
nghệ 4.0.
Báo cáo của mạng lưới M.net, hiện Việt Nam có khoảng 18 triệu lao động phi
chính thức, chiếm 57,2% trong tổng số lao động. Nếu tính cả lao động trong khu
vực hộ nơng nghiệp, tỷ lệ lao động phi chính thức chiếm đến 78,6%.

14



Điều đáng nói, các chính sách hỗ trợ, bảo vệ cũng như chính thức hóa việc làm
cho nhóm này gặp nhiều khó khăn. “Hiện các quy định bảo vệ quyền lợi người
lao động khu vực phi chính thức đang bị “bỏ trống”. Bởi thực tế lao động khu
vực này có nhiều đặc thù như việc làm bấp bênh, thiếu ổn định, thu nhập thấp,
thời gian làm việc dài, không được đóng BHXH, BHYT, khơng được chi trả các
chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội khác”, ông Huân nói.
Đề cập tới các giải pháp nhằm bảo vệ lao động phi chính thức, Chuyên gia lao
động PGS. TS Nguyễn Thị Lan Hương cho rằng, để thúc đẩy sự phát triển và
bảo vệ lao động phi chính thức cần tiến hành cải cách thực hiện an sinh xã hội.
Theo đó xây dựng chế độ đảm bảo an sinh xã hội tồn dân, dựa trên việc đảm
bảo cơng khai, minh bạch, có sự tham gia Nhà nước trong việc hỗ trợ lao động
phi chính thức tham gia BHXH.
Có cùng quan điểm, nguyên Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho rằng, việc hoàn
thiện hệ thống luật, cơ sở pháp lý là yêu cầu thiết yếu. “Quy định phải mở ra
một số điều, khoản cho việc bảo vệ quyền lợi lao động khu vực phi chính thức,
đương nhiên khơng thể cứng nhắc như khu vực chính thức. Để đảm bảo tính linh
hoạt của lao động khu vực phi chính thức. Trước hết là các quy định về bảo
hiểm tự nguyện cần phù hợp và minh bạch với lao động phi chính thức”, ơng
Hn nói.
“Lương tối thiểu tới đây sẽ quy định theo giờ nên có thể mở rộng đối tượng áp
dụng sang khu vực phi chính thức. Quy định thời gian làm việc cũng cần phù
hợp hơn với lao động khu vực này. Đặc biệt, Nhà nước cần thiết kế các chế độ
bảo đảm cơng bằng với BHXH bắt buộc. Nhà nước có thể nghiên cứu đưa ra các
cơ chế khuyến khích, hỗ trợ một phần kinh phí để người lao động phi chính thức
được tham gia”, ơng Hn kiến nghị. (Diễn Đàn Doanh Nghiệp 31/3, Thy
Hằng)Về đầu trang
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Từ 1/4, Hải quan khơng cịn thu thuế, phí bằng tiền mặt


Mục tiêu của việc làm này nhằm đẩy mạnh thanh toán khơng dùng tiền mặt,
phịng chống tiêu cực trong hoạt động thu thuế xuất nhập khẩu và tránh rủi ro
trong bảo quản tiền.
Thay vì tiền mặt, các doanh nghiệp có thể chuyển khoản qua ngân hàng khi làm
thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa hoặc nộp thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, lệ
phí…, hệ thống sẽ tự động cập nhật trừ nợ chính xác sau khi doanh nghiệp nộp
tiền vào ngân sách.
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp cũng đồng nghĩa ngành Hải quan
đang cố gắng hạn chế tình trạng nhũng nhiễu, tạo điều kiện làm thủ tục minh
bạch hơn.
15


Tuy nhiên, với kinh nghiệm lâu năm trong làm thủ tục xuất nhập khẩu, đại diện
một doanh nghiệp lại cho rằng có sự bất hợp lý ở việc thu lệ phí hải quan đang
áp dụng khơng được nộp gộp, mỗi tờ khai lại phát sinh chứng từ là ủy nhiệm chi
khác nhau. Như vậy, doanh nghiệp phải gánh thêm nhiều khoản phí chuyển tiền
khơng nên có.
Hiện nay, việc nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan chiếm rất ít, chỉ khoảng 0,5%
tổng thu ngân sách. Tổng cục hải quan cho biết sẽ tiếp tục cải cách nhiều lĩnh
vực theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. (Kênh VTV1 – Bản tin Tài
Chính Kinh Doanh lúc 7h ngày 1/4)Về đầu trang
Đề xuất về liên thông trong cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số

Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Thông tư quy định về việc liên
thông giữa Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia và Tổ chức
cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
Dự thảo nêu rõ mơ hình liên thơng giữa Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực
chữ ký số quốc gia và Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chun
dùng Chính phủ là mơ hình cơng nhận chéo.

Trong mơ hình này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng chữ ký số công cộng
và các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ tin
cậy đồng thời các chứng thư số gốc của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực
chữ ký số quốc gia và các chứng thư số gốc của Tổ chức cung cấp dịch vụ
chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ được quy định dưới đây:
Danh sách các chứng thư số gốc tin cậy bao gồm: a) Các chứng thư số gốc của
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia; b) Các chứng thư số
gốc của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính
phủ.
Các chứng thư số gốc tin cậy quy định nêu trên có khố cơng khai tương ứng và
tồn văn chứng thư số dưới dạng PEM (Privacy Enhanced Mail) được quy định
tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Bộ Thông tin và Truyền thơng định kỳ rà sốt, cập nhật danh sách các chứng thư
số gốc tin cậy để đảm bảo việc liên thông giữa Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng
thực chữ ký số quốc gia và Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
chuyên dùng Chính phủ.
Dự thảo cũng quy định đối với chức năng ký số, kiểm tra hiệu lực chứng thư số,
chữ ký số của các ứng dụng sử dụng chữ ký số. Theo đó, đối với chức năng ký
số: Ứng dụng phải cho phép người ký là thuê bao của các tổ chức cung cấp dịch
16


vụ chứng thực chữ ký số công cộng và thuê bao của Tổ chức cung cấp dịch vụ
chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ thực hiện ký số.
Đối với chức năng kiểm tra hiệu lực chứng thư số, chữ ký số: Ứng dụng phải
cho phép người ký, người nhận kiểm tra hiệu lực chứng thư số công cộng, chữ
ký số công cộng và hiệu lực chứng thư số chuyên dùng Chính phủ, chữ ký số
chuyên dùng Chính phủ theo quy định tại các Điều 78 và 79 Nghị định số
130/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện
tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. (Báo Chính Phủ Điện Tử 30/3,

KL)Về đầu trang
TPHCM: Ứng dụng công nghệ thông tin, tạo đột phá trong cải cách hành chính

TP.HCM xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin là công cụ hữu hiệu để cải
cách thủ tục hành chính trên địa bàn. Từ cuối năm 2017, UBND TP.HCM đã ban
hành Kế hoạch thực hiện cơng tác cải cách hành chính và xác định, năm 2019 là
năm đột phá cải cách hành chính của thành phố.
TP.HCM yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện có những giải pháp,
sáng kiến cải cách hành chính phù hợp với tình hình thực tế tại cơ quan, địa bàn
của mình. Đến nay đã có những mơ hình, sáng kiến hay về cải cách hành chính
như: Bình Thạnh trực tuyến tại quận Bình Thạnh, được cài đặt trên thiết bị điện
thoại thông minh giúp phát hiện và xử lý vi phạm về trật tự đô thị, cung cấp
thông tin, tạo điều kiện hỗ trợ cho người dân với một số tính năng nổi bật.
Mơ hình ứng dụng thông tin quy hoạch thành phố tại Sở Quy hoạch và Kiến trúc
TP.HCM giúp tra cứu thông tin quy hoạch bằng các ứng dụng trên điện thoại
thông minh, máy tính bảng và trang thơng tin điện tử. Mơ hình tuyên truyền, vận
động nhân dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên địa bàn
quận Bình Tân và nhiều mơ hình khác cũng đã được đưa ra.
Các mơ hình cải cách hành chính tiêu biểu này đã giúp người dân và doanh
nghiệp, các Sở, ngành liên quan thuận lợi rất nhiều trong việc thực hiện các thủ
tục hành chính. Dù đã có nhiều mơ hình hay nhưng thành phố thẳng thắn nhìn
nhận, cơng tác cải cách hành chính trên địa bàn vẫn cịn một số hạn chế như:
dịch vụ công được cung cấp mức độ 3, mức độ 4 còn thấp, mới chỉ dừng lại ở
mức 20%. Việc triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4
ở các quận, huyện cũng chưa đồng bộ.
Tỉ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn của các quận, huyện, Sở, ngành là 99,6%. Dù hồ
sơ trễ hẹn chỉ có 0,4% nhưng với một thành phố lớn như TP.HCM, con số này là
rất nhiều. Vì vậy, năm 2019, thành phố quyết tâm tập trung đột phá cải cách
hành chính để nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh
tế, đặc biệt là phát huy sức sáng tạo của 4,5 triệu lao động để hoàn thành chỉ tiêu

thu ngân sách đề ra trong năm 2019. (Kênh VTV9 – Toàn cảnh 24h lúc 18h36
ngày 1/4)Về đầu trang
17


Nghệ An: Quế Phong sẽ tổ chức họp trực tuyến giữa huyện với cấp xã

Những năm qua, huyện vùng cao Quế Phong đã triển khai nhiều giải pháp cho
công tác cải cách hành chính (CCHC) và kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, kỷ
cương, trong đó có lắp các camera giám sát tại công sở và sắp tới sẽ triển khai
họp trực tuyến giữa huyện với các xã.
Tháng 8/2017, xã Châu Kim trích một phần kinh phí và xã hội hóa để lắp 4
camera tại bộ phận một cửa, hội trường, sân cơ quan và nhà xe. Các camera này
đều kết nối về màn hình được bố trí trong phịng làm việc của Chủ tịch UBND
xã. Đến nay, theo đánh giá của lãnh đạo xã, việc sử dụng các camera mang lại
rất nhiều lợi ích, đặc biệt là nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành
chính của đội ngũ cán bộ, cơng chức.
Ơng Lương Văn Sơn - Chủ tịch UBND xã Châu Kim cho hay: Nhận thức của
đội ngũ cán bộ, công chức về việc thực hiện Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính
phủ và Chỉ thị 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường kỷ luật, kỷ cương
hành chính được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt tại bộ phận một cửa, cán bộ tham gia
trực theo đúng quy định, ln có mặt để tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành
chính cho nhân dân; hạn chế tối đa tình trạng tụ tập, nói chuyện trong giờ làm
việc.
Bên cạnh đó, cơng tác qn triệt, học tập nghị quyết của các cấp, các nội dung
họp của cơ quan đều được cán bộ, công chức tham gia nghiêm túc, hạn chế tình
trạng làm việc riêng, sử dụng điện thoại vì có camera giám sát tại hội trường.
“Tơi có thể theo dõi trực tiếp hoặc truy xuất lại để xem nội dung nên công tác
quản lý được thực hiện chặt chẽ hơn. Nếu có dấu hiệu chấp hành chưa tốt là
nhắc nhở, chấn chỉnh ngay”, ông Lương Văn Sơn cho biết hiệu quả của việc lắp

camera tại trụ sở.
Trước Châu Kim, từ năm 2016, xã vùng biên Tri Lễ cũng đã lắp 7 camera ở bộ
phận một cửa, tầng 1, tầng 2, hội trường, nhà xe và cả cổng trụ sở xã. Các Ủy
viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND và trưởng
các đoàn thể đều được cài ứng dụng vào máy điện thoại cá nhân để xem nội
dung các camera ghi lại. (Báo Nghệ An 31/3, Thành Duy)Về đầu trang
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
Nguồn thu ngân sách nhà nước chuyển biến tích cực

Tổng cục Thuế vừa công bố Báo cáo kết quả cải cách thuế giai đoạn 2016-2018,
theo đó hệ thống chính sách thuế đã được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo
hướng bao quát cơ bản các nguồn thu cần điều tiết trong nền kinh tế; đảm bảo
cân đối thu chi phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

18


Trong giai đoạn 2016-2018, tỷ lệ huy động thu ngân sách nhà nước (NSNN)
bình quân trên GDP đạt 24,9% tăng hơn mức bình qn giai đoạn 2011-2015 là
23,4%, trong đó tỷ lệ huy động từ thuế, phí đạt 21,0% GDP giảm so với giai
đoạn 2011-2015 là 21,6% nhằm hướng tới giảm dần tỷ lệ huy động từ thuế và
phí.
Tỷ lệ này tuy không nằm trong khoảng huy động mục tiêu đã đề ra, song có thể
xem là thành cơng của ngành Thuế trong việc giảm dần tỷ lệ động viên từ thuế,
phí để tăng khả năng cạnh tranh và tích tụ vốn cho phát triển sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp (DN). Cơ cấu thu NSNN có chuyển biến tích cực, thu
nội địa chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu NSNN đạt 76,6%, so với
các giai đoạn trước đã có sự tăng đáng kể (giai đoạn 2006-2010 là 58,9%, giai
đoạn 2011-2015 là 67,8%), cơ bản đảm bảo theo đúng định hướng chiến lược
cải cách hệ thống thuế là tăng dần tỷ trọng từ nguồn thu trong nước để bù đắp

thuế xuất nhập khẩu giảm do tham gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu và sự lên
xuống thất thường của giá dầu do sự can thiệp của các nước lớn.
Cũng theo thống kê, tỷ trọng các khoản thu từ những sắc thuế mang tính ổn định
như thuế TNDN, thuế giá trị gia tăng (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng hàng nhập
khẩu), thuế thu nhập cá nhân trong tổng thu nội địa (không kể thu từ dầu thơ):
Trong cả giai đoạn 2016-2018, tỷ trọng bình qn số thu thuế GTGT là 22,2%
giảm so với giai đoạn 2011-2015 là 26,6%, tỷ trọng bình quân số thu thuế
TNDN là 18,9% giảm so với giai đoạn 2011-2015 là 20,9% và tỷ trọng bình
quân số thu TNCN là 8,4% tương đương so với giai đoạn 2011-2015 là 8,3%.
Tuy nhiên, tại một cuộc hội thảo mới đây bàn về thu ngân sách bền vững,
chuyên gia kinh tế- TS Tô Trung Thành đến từ Đại học Kinh tế quốc dân cho
rằng, vẫn cần cải cách hệ thống thuế nhằm giảm bớt gánh nặng thuế, tạo nguồn
thu ngân sách ổn định và cân bằng. TS Thành cho rằng, cần phải rà sốt lại
chính sách miễn giảm thuế với các DN, công bố công khai. Cũng cần tiếp tục
tăng cường quản lý thuế nhằm chống thất thu ở khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh và khu vực FDI. (Đại Đoàn Kết 31/3)Về đầu trang
PHÁP LUẬT
Bạc Liêu thi hành kỷ luật một số cán bộ chủ chốt huyện Hịa Bình

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bạc Liêu vừa ban hành Thông báo về Kết quả kỳ họp
thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trần
Thanh Mến ký.
Tại kỳ họp ngày 20/3/2019, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bạc Liêu đã đề nghị Ban
Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn
Huy Dũng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Hịa Bình, do vi phạm nguyên tắc tập
trung dân chủ trong việc xem xét, cho ý kiến bổ nhiệm lại đối với cán bộ; để bản
thân được cử đi đào tạo sau đại học và nhận hỗ trợ kinh phí đào tạo không đúng
19



điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. Ngồi ra, ơng Dũng cịn có thiếu sót, khuyết
điểm, hạn chế trong việc sử dụng xe công.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy cũng thi hành kỷ luật đối với ông Võ Văn Minh, Phó
Bí thư Thường trực Huyện ủy Hịa Bình, bằng hình thức khiển trách, do vi phạm
quy định của Đảng trong việc đề bạt, giới thiệu cán bộ ứng cử không đủ điều
kiện, tiêu chuẩn theo quy định đối với một số trường hợp; chỉ đạo cơ quan tham
mưu và tham gia cùng với tập thể cho chủ trương, quyết định cử một số cán bộ
đi đào tạo sau đại học và đề xuất hỗ trợ kinh phí đào tạo từ ngân sách cho một số
cán bộ không đúng quy định.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xem xét, thi hành kỷ luật đối với Chủ tịch, Phó Chủ
tịch Hội đồng Nhân dân huyện này bằng hình thức cảnh cáo, do hai ông đã chủ
quan, thiếu kiểm tra, chấp hành chưa nghiêm nguyên tắc tài chính dẫn đến vi
phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính của đơn vị, đến mức phải thi hành kỷ
luật theo quy định của Đảng.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy cũng xem xét kết quả kiểm điểm đối với Ban Thường
vụ Huyện ủy, Thường trực Huyện ủy Hịa Bình và ơng Dương Văn Thới, Phó Bí
thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện, về những hạn chế, khuyết điểm
theo Thông báo kết luận số 93-TB/UBKTTU, ngày 7/3/2019 của Ủy ban Kiểm
tra Tỉnh ủy về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm. (Thanh Tra 31/3, Huỳnh Sử)Về
đầu trang
Thừa Thiên - Huế: Cấp dưới bị “tố”, Chủ tịch phường đến nhà dân nhận hồ sơ
khai tử

Sáng 1.4, tin từ UBND phường Trường An (TP.Huế), Chủ tịch UBND phường
này là ông Trương Đại Thành đã đến tận nhà một hộ dân tiếp nhận hồ sơ sau khi
cán bộ cấp dưới bị phản ánh “làm khó” người đi làm giấy chứng tử.
Theo đó, vào ngày 31.3, ơng Thành đã đến gia đình người thân anh H.N.H.S
(SN 1989, trú tại phường Trường An)- người vừa qua đời vì tai nạn giao thông,
để hỏi thăm chia buồn. Tại đây, ông Thành đã tiếp nhận hồ sơ làm giấy chứng tử
cho anh S từ người thân anh này để mang về phường xử lý.

Trước đó, ơng Nguyễn Đăng Hậu- người nhà anh S phản ánh việc cán bộ UBND
phường Trường An gây khó dễ trong việc xác nhận giấy chứng tử cho anh S.
Theo phản ánh của ông Hậu, ngày 11.3, anh S bị tử vong do tai nạn ở huyện Phú
Lộc (Thừa Thiên - Huế). Sự việc được Công an huyện Phú Lộc thụ lý giải quyết.
Sau khi lo hậu sự cho anh S, người thân anh này đến UBND phường Trường An
xin cấp giấy chứng tử. Tại đây, cán bộ hộ tịch phường yêu cầu gia đình cung cấp
giấy chứng nhận đã chết của Công an huyện Phú Lộc.

20


Sau đó, người thân anh S đến Cơng an huyện Phú Lộc để xin giấy tờ chứng
minh là nạn nhân đã tử vong. Tại đây, người thân anh S được cấp giấy giao,
nhận tử thi có đóng dấu của cơng an huyện. Trong giấy giao, nhận tử thi có nêu
rõ ngày giờ, địa điểm và nguyên nhân khiến nạn nhân tử vong.
"Sau đó, chúng tơi đến trụ sở UBND phường Trường An trình giấy giao nhận tử
thi để được cấp giấy chứng tử thì một cán bộ hộ tịch cho rằng giấy này không
hợp lệ. Cán bộ này yêu cầu gia đình làm một cái đơn xin Cơng an huyện Phú
Lộc xác nhận là nạn nhân S đã chết thì mới đủ điều kiện cấp giấy chứng tử"- ông
Hậu bức xúc.
Sau phản ánh của ông Hậu, lãnh đạo UBND phường Trường An đã yêu cầu cán
bộ tư pháp hộ tịch liên quan làm báo cáo giải trình về vụ việc. (Danviet.vn 1/4,
Trần Hòe)Về đầu trang
THẾ GIỚI
Reuters tiết lộ văn bản Tổng thống Mỹ trao tay cho lãnh đạo Triều Tiên

Một tháng sau thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội, hãng tin
Reuters (Anh) ngày 30/3 đã tiết lộ văn bản được Tổng thống Mỹ Donald Trump
trao tay cho Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un khi hai nhà lãnh đạo tiến hành
đàm phán tại khách sạn Metropole ở Hà Nội hôm 28/2.

Theo hãng tin trên, Tổng thống Trump đã trao tận tay cho nhà lãnh đạo Kim
Jong-un một văn bản có cả hai phiên bản tiếng Triều Tiên và tiếng Anh về quan
điểm của Mỹ liên quan tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Đây là lần
đầu tiên Tổng thống Trump trực tiếp bày tỏ quan điểm của Mỹ với Triều Tiên về
khái niệm phi hạt nhân hóa "cuối cùng, hồn tồn có thể kiểm tra."
Ngồi nêu rõ định nghĩa của Mỹ về khái niệm "phi hạt nhân hóa," văn bản cũng
yêu cầu Triều Tiên giao nộp vũ khí nguyên tử và nhiên liệu hạt nhân cho Mỹ.
Chính đề nghị thứ hai này đã dẫn tới việc hội nghị thượng đỉnh lần hai bị ngừng
đột ngột và không đạt được kết quả như kỳ vọng của hai bên.
Ngoài ra, trong văn bản trên, Mỹ cũng yêu cầu Triều Tiên dỡ bỏ toàn bộ các cơ
sở hạt nhân, ngừng các chương trình nghiên cứu trong các lĩnh vực có thể phục
vụ cho cả các mục tiêu dân sự lẫn quân sự, ngừng các chương trình thử nghiệm
tên lửa đạn đạo, xây dựng dàn phóng tên lửa...
Tài liệu bản tiếng Anh cũng kêu gọi Triều Tiên cung cấp thơng tin tồn diện về
chương trình hạt nhân; cho phép các thanh sát viên Mỹ và quốc tế quyền tiếp
cận đầy đủ; tạm ngừng tất cả các hoạt động liên quan và xây dựng bất kỳ cơ sở
mới; và chuyển tất cả các nhà khoa học và kỹ thuật viên chương trình hạt nhân
sang các hoạt động thương mại.

21


Hiện Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về thơng tin trên. Bộ
Ngoại giao Mỹ giải thích tài liệu mà Tổng thống Trump trao cho nhà lãnh đạo
Triều Tiên thuộc diện hồ sơ mật, không thể phổ biến nội dung.
Các nguồn tin bình luận rằng, khơng rõ nhà lãnh đạo Kim Jong-un và phía Triều
Tiên phản ứng ra sao khi nhận được văn bản trao tay này, song thực tế là bữa ăn
trưa của hai nhà lãnh đạo đã bị hủy và không bên nào đưa ra được lời giải thích
rõ ràng lý do cuộc gặp thượng đỉnh không thể ra được tuyên bố chung. (Thanh
Tra 1/4)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

22



×