Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

06092018-Ban-tin-Phuc-vu-lanh-dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.98 KB, 20 trang )

BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
(Ngày 6 tháng 9 năm 2018)
TIÊU ĐIỂM...........................................................................................................2
1. TIÊU ĐIỂM......................................................................................................2
2. Thanh Hóa: Đề xuất chi ngân sách 1,7 tỷ đồng cho 3 cán bộ đi Mỹ................2
CHÍNH SÁCH MỚI..............................................................................................3
3. CHÍNH SÁCH MỚI.........................................................................................3
4. Bổ sung trường hợp tinh giản biên chế............................................................3
CHỈ THỊ MỚI........................................................................................................4
5. CHỈ THỊ MỚI...................................................................................................4
6. Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế hiệu lực và hiệu quả
hơn................................................................................................................4
7. Thực hiện nghiêm kết luận kiểm toán quyết toán ngân sách 2016..................5
TIN QUỐC HỘI....................................................................................................6
8. TIN QUỐC HỘI...............................................................................................6
9. Sớm đưa Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước vào động trong tháng 10.................6
10.Cán bộ công an vi phạm kinh khủng mà chỉ hạ hàm từ “tướng” xuống “tá”?. 6
TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY......................................................................8
11.TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY................................................................8
12.TPHCM sẽ tiếp nhận phản ánh của người dân qua Facebook?........................8
13.Hà Nội phát hiện, xử lý vi phạm trật tự đơ thị và xây dựng qua Zalo..............9
MƠI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP.............................................................10
14.MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP........................................................10
15.Indonesia: Việt Nam là ví dụ điển hình cho sự phát triển năng động............10
16.PMI tăng nhưng mức độ lạc quan của các nhà sản xuất Việt Nam................11
17.Không hạn chế doanh nghiệp đầu tư trung tâm đăng kiểm............................12
PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN................................................................................13
18.PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN...........................................................................13
19.“Kêu Thủ tướng” nhìn từ thể chế...................................................................13
QUẢN LÝ...........................................................................................................15
20.QUẢN LÝ......................................................................................................15


21.Phó Tổng Thanh tra: Xử lý 29 người đứng đầu để xảy ra tham nhũng..........15
22.Quảng Nam: Quy trách nhiệm khi ban hành văn bản trái pháp luật..............17
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH................................................................................17
23.CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH...........................................................................17
24.Hậu Giang: Nhiều chuyển biến tích cực trong cải cách hành chính..............17
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH...................................................................................18
25.Dự kiến bội chi ngân sách năm 2019 khoảng 222.000 tỉ đồng......................18
SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.....................................................................................19
26.SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH...............................................................................19
1


27.An Giang: Kỷ luật 1 cán bộ Quản lý thị trường không minh bạch tài sản.....19
28.Quảng Nam: Khai trừ đảng nguyên Chủ tịch xã Tam Đại.............................19
TIÊU ĐIỂM
Thanh Hóa: Đề xuất chi ngân sách 1,7 tỷ đồng cho 3 cán bộ đi Mỹ

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa xây
dựng dự tốn kinh phí tổ chức cho 3 cán bộ lãnh đạo tham gia chương trình
quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa
thẩm định. Chỉ với 3 cán bộ đi Mỹ để quảng bá địa phương nhưng tổng kinh phí
dự tốn cho chuyến đi hơn 1,7 tỷ đồng.
Cụ thể, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa
xây dựng dự tốn kinh phí tổ chức cho 3 cán bộ lãnh đạo tham gia chương trình
quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa
thẩm định. Trong đó, có những khoản dự tốn khiến dư luận giật mình như: Tiền
th phịng nghỉ: 398.034.000 đồng, tiền thuê phương tiện đi lại: 359.424.000
đồng, chi các buổi làm việc: 370.773.000 đồng, kinh phí làm tài liệu:
137.400.000 đồng
Theo Quyết định số 3160/QĐ-UBND ngày 21/8/2018 do Chủ tịch UBND tỉnh

Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng ký, đồn cán bộ tỉnh Thanh Hóa tham gia
chương trình quảng bá địa phương tại Hoa Kỳ có 3 người gồm: bà Lê Thị Thìn,
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Văn
Biện, Giám đốc Sở Ngoại vụ và bà Trần Thị Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm
Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch.
Theo báo cáo của Sở Ngoại vụ gửi Chủ tịch UBND tỉnh về thời gian chuyến đi
bắt đầu từ ngày 8/9 đến 19/9/2018, kinh phí chuyến đi được bố trí từ ngân sách
tỉnh. Mục tiêu của chuyến đi nhằm quảng bá tiềm năng, thế mạnh đầu tư, thương
mại, du lịch của tỉnh Thanh Hóa với chính quyền, doanh nghiệp Hoa Kỳ, thúc
đẩy q trình hội nhập và phát triển.
Trước đó, ngày 14/8/2018, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch số
148/KH-UBND về việc tổ chức đồn cơng tác tỉnh Thanh Hóa tham gia Chương
trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ, trong đó giao cho Trung tâm
Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch là đơn vị đầu mối phối hợp với các đơn
vị có liên quan chuẩn bị cơng tác hậu cần và các điều kiện cần thiết khác để
phục vụ hoạt động của đoàn.
Thực hiện kế hoạch trên, ngày 28/8/2018, bà Trần Thị Thu Hằng - Giám đốc
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch Thanh Hóa đã ký Văn bản số
247/TT-TCHC về việc thẩm định kinh phí tổ chức Đồn cơng tác tỉnh Thanh
Hóa tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ gửi Chủ
2


tịch UBND tỉnh Thanh Hóa có kèm theo phụ lục dự toán với số tiền lên đến trên
1,7 tỷ đồng.
Được biết, chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ của tỉnh
Thanh Hóa nằm trong Kế hoạch hoạt động đối ngoại năm 2018 của tỉnh. Tuy
nhiên, theo Kế hoạch hoạt động đối ngoại tỉnh Thanh Hóa năm 2018 (Số 69/KHUBND ngày 2/4/2018), thì Đồn lãnh đạo cấp cao tỉnh Thanh Hóa (thuộc diện
Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý) đi công tác tại Hoa Kỳ bao gồm từ 10 - 12
người, thời gian đi từ 10 - 12 ngày, tổng chi ngân sách cho đoàn là 2 tỷ đồng.

(Nhà Báo & Công Luận 05/9, Quang Du)Về đầu trang
CHÍNH SÁCH MỚI
Bổ sung trường hợp tinh giản biên chế

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 113/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tinh giản
biên chế.
Cụ thể, Nghị định bổ sung thêm đối tượng tinh giản biên chế là: Cán bộ, công
chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy
theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện thực hiện tinh giản biên
chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng bổ sung thêm trường hợp tinh giản biên chế:
Những người đã là cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền
điều động sang cơng tác tại các hội được giao biên chế và ngân sách nhà nước
hỗ trợ kinh phí để trả lương nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại
điểm đ, e, g khoản 1 Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.
Ngoài ra, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP còn sửa đổi một số đối tượng tinh giản
biên chế đã quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP. Trong đó có trường hợp
những người đã là cán bộ, cơng chức được cơ quan có thẩm quyền cử tham gia
quản lý hoặc đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
có vốn nhà nước mà dôi dư do cơ cấu lại doanh nghiệp đó.
Nghị định số 113/2018/NĐ-CP quy định về cách tính trợ cấp. Cụ thể, thời điểm
được dùng làm căn cứ để tính đủ tuổi đời hưởng chế độ, chính sách nghỉ hưu
trước tuổi là ngày 01 tháng sau liền kề với tháng sinh của đối tượng; trường hợp
trong hồ sơ của đối tượng không ghi rõ ngày, tháng sinh trong năm thì lấy ngày
01 tháng 01 của năm sau liền kề với năm sinh của đối tượng.
Thời gian để tính trợ cấp là thời gian làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà
nước và các hội được tính hưởng bảo hiểm xã hội và đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc (theo sổ bảo hiểm xã hội của mỗi người), nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi

3


việc hoặc chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc chưa hưởng chế độ
phục viên, xuất ngũ. Nếu thời gian tính trợ cấp có tháng lẻ thì được tính trịn
theo ngun tắc dưới 3 tháng thì khơng tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là
1/2 năm; từ trên 6 tháng đến dưới 12 tháng tính trịn là 1 năm. (Báo Chính Phủ
Điện Tử 05/9, Phương Nhi)Về đầu trang
CHỈ THỊ MỚI
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế hiệu lực và hiệu quả hơn

Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mơ hình
tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Phát huy vai trị “Chính phủ kiến tạo phát triển”, tạo lập mơi trường kinh doanh
thực sự minh bạch, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
Đây là định hướng đặt ra tại Chỉ thị số 26/CT-TTg vừa được Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành về đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo
hướng hiệu lực và hiệu quả hơn.
Chỉ thị nêu rõ, những năm tới có ý nghĩa rất quan trọng đối với công cuộc phát
triển đất nước. Q trình tồn cầu hóa và những tiến bộ khoa học công nghệ của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tác động sâu rộng đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế thế giới. Xu hướng liên kết kinh tế, thương mại, đầu tư, kết nối hạ tầng
đa tầng nấc gia tăng; xuất hiện các hình thức liên kết mới, các định chế tài chính
– tiền tệ, các hiệp định thương mại song phương và đa phương thế hệ mới; tình
hình trên địi hỏi chúng ta phải tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế tồn diện,
trong đó đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả
hơn, nhằm nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, để hội nhập quốc tế đóng góp
thiết thực, hiệu quả thực sự trở thành phương tiện hữu hiệu phục vụ phát triển

đất nước bền vững và bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.
Để thực hiện chủ trương chủ động và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo
hướng hiệu lực và hiệu quả hơn, giai đoạn từ nay tới năm 2021, Thủ tướng
Chính phủ chỉ thị: Về định hướng chung, tập trung cụ thể hóa và triển khai hiệu
quả các chủ trương, chính sách, chương trình hành động về hội nhập kinh tế
quốc tế, trong đó chú trọng việc nâng cao tồn diện năng lực thực thi các cam
kết hội nhập kinh tế quốc tế. Đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mơ
hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng các cơ chế
chính sách phù hợp để tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho các
doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hội nhập và triển khai các
cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế, kịp thời lắng nghe ý kiến và phản hồi của
các doanh nghiệp về các vấn đề chính sách, vướng mắc trong hội nhập kinh tế
4


quốc tế và trong quá trình đàm phán, thực thi các Hiệp định thương mại tự do
(FTA); chủ động đề xuất các định hướng, biện pháp cụ thể để cùng tháo gỡ khó
khăn cho doanh nghiệp; tận dụng các cơ hội do hội nhập quốc tế mang lại một
cách hiệu quả, phù hợp với các quy định, luật lệ, chuẩn mực quốc tế và các thể
chế đa phương để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp. Xác định doanh
nghiệp là lực lượng nịng cốt, trong đó khu vực doanh nghiệp tư nhân có vai trị
quan trọng, để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngày càng phát
triển. (Báo Chính Phủ Điện Tử 04/9)Về đầu trang
Thực hiện nghiêm kết luận kiểm toán quyết toán ngân sách 2016

Bộ Tài chính vừa có Cơng văn số 10184/BTC- KBNN đề nghị các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị được kiểm toán (gọi chung là
các đơn vị được kiểm toán) thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà

nước (KTNN) đối với báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm
2016.
Bộ Tài chính đề nghị các đơn vị được kiểm toán thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một là, tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường quản lý tài chính,
ngân sách theo đúng quy định, bảo đảm sử dụng NSNN, tiền và tài sản nhà nước
tiết kiệm, hiệu quả. Theo đó, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương cần
phải có những giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng xây dựng dự toán
NSNN, bảo đảm dự toán phải sát thực tế, phù hợp với khả năng của NSNN và
đúng theo quy định của pháp luật; tránh tình trạng lập dự tốn chưa đầy đủ, phải
điều chỉnh, bổ sung dự toán nhiều lần trong năm...
Hai là, xử lý các kết luận, kiến nghị của KTNN đối với quyết toán NSNN năm
2016. Cụ thể, đối với các kết luận, kiến nghị xử lý vi phạm về tài chính, ngân
sách, các đơn vị được kiểm toán cần tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm các sai
phạm, tồn tại và thu nộp đầy đủ vào NSNN đối với các khoản thu, chi sai chế
độ, tiêu chuẩn, định mức. Đối với các kiến nghị về cơ chế chính sách thuộc lĩnh
vực tài chính, ngân sách, các đơn vị được KTNN kiến nghị cần khẩn trương rà
soát, sửa đổi, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành những cơ chế,
chính sách quản lý khơng cịn phù hợp; bãi bỏ các cơ chế, chính sách ban hành
trái thẩm quyền hoặc trái quy định. Trường hợp chưa sửa đổi, bổ sung phải nêu
rõ lý do và dự kiến thời hạn sửa đổi, bổ sung...
Ba là, báo cáo kết quả xử lý các vi phạm về tài chính, ngân sách năm 2016 về
Bộ Tài chính cùng với báo cáo quyết toán NSNN năm 2017 trước ngày
1.10.2018. Nếu các đơn vị chưa thống nhất với kiến nghị của KTNN, đề nghị
báo cáo giải trình, gửi Bộ Tài chính và KTNN trước ngày 30.11.2018. Bốn là, cơ
quan có thẩm quyền khi duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách năm 2017 của
các cơ quan, đơn vị trực thuộc hoặc ngân sách cấp dưới phải theo đúng chế độ
và thời gian quy định. Đồng thời lưu ý, đôn đốc, xử lý kiến nghị của KTNN đối
với quyết toán NSNN các năm trước và đối với quyết toán NSNN năm 2016
5



chưa thực hiện hoặc mới thực hiện được một phần. Các đơn vị phải nêu rõ lý do,
biện pháp và thời hạn xử lý dứt điểm.
Sau ngày 30.11.2018, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa gửi báo
cáo theo các quy định nêu trên, Bộ Tài chính sẽ yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm
dừng việc rút kinh phí chi thường xun khối văn phịng và tạm dừng việc rút số
bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương tương ứng với số
kinh phí sai phạm mà KTNN kết luận, kiến nghị. (Đại Biểu Nhân Dân 05/9)Về
đầu trang
TIN QUỐC HỘI
Sớm đưa Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước vào động trong tháng 10

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước sẽ sớm được đưa vào hoạt động, chậm nhất là
trong tháng 10/2018.
Đây là thông tin được đưa ra sau buổi họp tiếp thu các khuyến nghị của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước do Phó
Thủ tướng Vương Đình Huệ, Tổ trưởng Tổ cơng tác của Thủ tướng Chính phủ
về thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước (Tổ cơng tác 66) chủ trì.
Tại buổi làm việc, sau khi tiếp thu các khuyến nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo Nghị định lần thứ 7 với 4 chương và 11
điều để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp - ơng Nguyễn Hồng
Anh - cũng kiến nghị lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành cử thêm cán bộ
biệt phái để tiếp nhận 19 doanh nghiệp nhà nước về Ủy ban trong thời gian tới.
Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Tổ trưởng Tổ cơng tác
66, đồng tình với cơ chế tiền lương, phụ cấp như dự thảo của Nghị định nhưng
cần phải làm rõ hơn về thẩm quyền, cơ sở pháp lý áp dụng ở Ủy ban như đối với
cơ quan ngang Bộ; đồng thời đề nghị Bộ Tài chính lập kế hoạch bố trí ngân sách
riêng năm 2019 cho Ủy ban hoạt động. (VTV.vn 04/9)Về đầu trang
Cán bộ công an vi phạm kinh khủng mà chỉ hạ hàm từ “tướng” xuống “tá”?


Những hành vi phạm tội nghiêm trọng phát hiện ngay trong nội bộ cơ quan
phòng chống tội phạm của ngành công an tiếp tục là vấn đề được mổ xẻ trong
phiên thảo luận của Ủy ban (UB) Tư pháp của Quốc hội về các báo cáo công tác
năm 2018 của khối cơ quan tư pháp Trung ương…
Về báo cáo công tác năm 2018 của Viện trưởng VKSND tối cao, nhóm nghiên
cứu của UB Tư pháp chỉ ra một trong các hạn chế là tỷ lệ các vụ án kinh tế, chức
vụ, tham nhũng toà án nhân dân trả hồ sơ cho viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ
sung chiếm tới 21,5% (178/826 vụ), trong khi tỷ lệ trả hồ sơ nói chung với các
loại tội phạm chỉ là 2,54%.
6


Nhóm nghiên cứu đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao đánh giá kỹ các nguyên
nhân chủ quan, khách quan dẫn tới tỷ lệ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung loại
tội kinh tế, chức vụ, tham nhũng lớn như vừa qua và giải pháp khắc phục hạn
chế này.
Viện trưởng Lê Minh Trí than: “Tại sao các vụ án kinh tế, tham nhũng hồ sơ cứ
phải trả đi trả lại thì có những cái chúng ta thừa biết hết rồi, giờ cứ hỏi ngun
nhân hồi”.
Ơng nêu lại ngun nhân dẫn tới tỷ lệ trả hồ sơ loại tội phạm kinh tế, chức vụ
tham nhũng cao. Trước hết, về khách quan, ơng Trí nêu rõ, nhiều lần các cơ
quan hữu quan đã lý giải, đối tượng phạm tội trong trường hợp này là những
người có trình độ, có quan hệ, có tiền, có khả năng đối phó, thậm chí cịn có
những quan hệ tác động khác.
“Đặc biệt là tham nhũng trong hoạt động tư pháp thì xin thưa, chính cơ quan bảo
vệ pháp luật vi phạm pháp luật...” - ông Trí nói.
Viện trưởng VKDND tối cao phân trần: “Luật pháp vừa bảo đảm nghiêm minh
về xử lý nhưng cũng phải bảo đảm quyền con người. Người ta đối phó giỏi thì
đây là sự đấu tranh, hai đối thủ ngang ngửa nhau thì trận đấu kéo dài là chuyện

bình thường. Lên võ đài hai võ sĩ ngang nhau thì đánh nhau đến cùng, thậm chí
hết giờ thì thơi”.
Nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng loại tội phạm kinh tế, chức vụ, tham nhũng
như vậy, ơng Trí quả quyết, “cứ nói kết thúc ngay được việc hồ sơ vụ án phải trả
đi trả lại thì tơi xin thưa, chỉ có khơng làm thơi, chứ làm thì cịn phải trả. Vừa rồi
chính nhờ áp dụng “biện pháp nghiệp vụ” trả đi trả lại mà có những vụ án chúng
ta làm rõ được tội phạm, xét xử được. Nếu chỉ nhìn đối tượng ở cấp huyện, cấp
tỉnh thì khơng thấy hết khó khăn ở trung ương được...”.
Nói kỹ hơn việc án phải trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần, ơng Trí cho rằng,
đó là yếu tố kỹ thuật cần thiết, xem xét thì vấn đề căn bản là động cơ, mục đích
cũng như kết quả cuối cùng. Còn việc trả hồ sơ, luật cho phép nhưng cần kiểm
soát, chỉ để một tỉ lệ nhất định, tránh bị lạm dụng.
Viện trưởng VKSND tối cao phân tích, thực tế trong nghiệp vụ, việc quyết định
trả hồ sơ bổ sung là một động tác để làm rõ bản chất tội phạm, cần phải được xử
lý mà giai đoạn trước làm chưa ra. Nếu cho qua luôn, đưa ra truy tố, xét xử là lọt
tội phạm. Thực tế vừa qua một số vụ án để đưa ra xét xử là phải làm động tác
này. Động tác trả hồ sơ điều tra bổ sung là kỹ năng nghiệp vụ để giải quyết tiếp,
làm rõ cho bằng được bản chất hành vi của đối tượng...

7


Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga nêu quan điểm, việc trả hồ sơ thì luật cho
phép nhưng khơng thể trả nhiều lần và trả thoải mái.
Phát biểu sau đó, bày tỏ quan tâm nhất là tội phạm kinh tế và tham nhũng, đại
biểu Vũ Trọng Kim băn khoăn, báo cáo cho thấy loại tội phạm này tăng đến
68% trong năm 2018, đáng quan ngại, khi mà chống tham nhũng được đánh giá
là đã rất quyết tâm, quyết liệt.
Ông Kim cũng bình luận, báo cáo của Chính phủ nêu 7 ngun nhân của tình
hình tội phạm nhưng khơng có bóng dáng ngun nhân từ cơng tác quản lý nhà

nước và của những người đứng đầu.
Về xử lý, liên quan đến một số tội phạm ngay trong cơ quan đấu tranh chống tội
phạm, ông Kim cho rằng một số người được ăn học đến nơi đến chốn, có chức
có quyền mà làm những việc “kinh khủng” thì phải trừng phạt tới nơi tới chốn.
Chứ nếu có vi phạm chỉ hạ từ tướng xuống tá thì đó là xúc phạm anh em trong
ngành.
Cũng đề cập đến một số vụ án tai tiếng như Vũ “nhôm”, Út “trọc”, đại biểu
Nguyễn Bá Sơn - Uỷ viên UB Tư pháp của Quốc hội nhận định, việc này lộ ra
một điều là dường như kiểm sốt nội bộ chưa được tốt.
Năm 2018 có nhiều việc khiến dân khơng n lịng, nhưng đánh giá tình hình tại
báo cáo còn xa thực tế, đề nghị xem lại. (Dân Trí 05/9, P.Thảo)Về đầu trang
TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY
TPHCM sẽ tiếp nhận phản ánh của người dân qua Facebook?

Nhằm tạo nhiều tiện ích cho người dân, đa dạng các phương thức phản ánh
thông tin, Sở Thông tin - Truyền thông đề xuất UBND TPHCM tiếp nhận thông
tin phản ánh từ mạng xã hội Facebook bằng hình thức lập fanpage cho hệ thống
1022.
Sở Thông tin - Truyền thông vừa đề xuất UBND TP đồng ý cho mở rộng kênh
tiếp nhận thông tin từ mạng xã hội cho hệ thống 1022. Đồng thời, giao sở chủ trì
xây dựng quy trình tiếp nhận, xử lý và phản hồi thơng tin đối với kênh tiếp nhận
thông tin qua fanpage 1022.
Cụ thể, nhằm tạo nhiều tiện ích cho người dân, đa dạng các phương thức phản
ánh thông tin, sở mở rộng thêm kênh tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân
từ mạng xã hội Facebook bằng hình thức lập fanpage cho hệ thống 1022
( />Như vậy, nếu đề xuất trên được thông qua, ngồi 5 kênh tiếp nhận thơng tin
phản ánh về sự cố hạ tầng kỹ thuật như trước đây (gọi điện thoại, nhắn tin, gửi
8



email, truy cập cổng thông tin, sử dụng phần mềm ứng dụng di động) thì hệ
thống 1022 cịn có thêm kênh tiếp nhận thông tin qua mạng xã hội Facebook.
Theo Sở Thơng tin – Truyền thơng TPHCM, người dân có thể sử dụng tài khoản
Facebook của cá nhân để kết nối với fanpage của hệ thống 1022. Người dân
được truy cập thông tin và cung cấp thông tin phản ánh sự cố hạ tầng kỹ thuật
xảy ra trên địa bàn thành phố trên fanpage này.
Thông tin phản ánh sẽ được sàn lọc và nhập vào hệ thống, xử lý như các kênh
tiếp nhận khác. Kết quả xử lý sẽ được cập nhật lên fanpage để mọi người theo
dõi.
Ngoài ra, Sở Thông tin - Truyền thông cũng kiến nghị UBND TP giao sở chủ trì
và phối hợp với Văn phịng UBND TP tích hợp phần mềm đường dây nóng của
lãnh đạo thành phố (0888.247.247) và phần mềm hệ thống tiếp nhận xử lý thông
tin phản ánh sự cố hạ tầng kỹ thuật 1022, trong đó đảm bảo phần mềm phân
cơng quy trình xử lý giữa các đơn vị khơng thay đổi.
Đồng thời, cho phép mở rộng hệ thống 1022 tiếp nhận thông tin lĩnh vực môi
trường và trật tự đô thị; tích hợp dữ liệu hình ảnh từ hệ thống camera của Trung
tâm đường hầm sơng Sài Gịn và hệ thống camera của các quận/huyện (nếu có)
vào hệ thống 1022. Trong đó, có quy chế phối hợp xử lý thơng tin và khắc phục
sự cố hạ tầng kỹ thuật thuộc hệ thống 1022 nhằm thống nhất về quy trình xử lý
cũng như quy định rõ vai trò và trách nhiệm của các đơn vị khi tham gia hệ
thống. (Dân Trí 05/9, Quốc Anh)Về đầu trang
Hà Nội phát hiện, xử lý vi phạm trật tự đô thị và xây dựng qua Zalo

Chiều 4/9, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, ơng Phan Hồng Việt, Phó
chủ tịch UBND quận Đống Đa thông tin về kết quả phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, cơng tác quản lý đơ thị 8 tháng đầu năm trên địa bàn quận.
Theo ông Việt, quận Đống Đa thu ngân sách Nhà nước theo phân cấp đến hết
ngày 31/8 là trên 5,7 tỷ đồng (đạt 68,48%); chi ngân sách 71 tỷ đồng (đạt
67,32%). Phó chủ tịch quận Đống Đa cho rằng để có bước đột phá trong công
tác chỉ đạo, kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm về trật tự đô thị, đảm bảo
nhanh, chính xác và hiệu quả.

Theo đó, UBND quận Đống Đa cùng lực lượng liên quan phối hợp công an quận
thiết lập ứng dụng Zalo đến tận các phường, phục vụ công tác kiểm tra, giải
quyết các vi phạm về trật tự đô thị, trật tự xây dựng, an tồn giao thơng và vệ
sinh mơi trường.
"Mỗi khi phát hiện vi phạm, các thành viên đã đăng hình ảnh lên nhóm Zalo
kèm theo yêu cầu xử lý. Qua đó, các vi phạm được xử lý trực tiếp, giảm bớt các
9


khâu trung gian, đảm bảo kịp thời, chính xác, nâng cao hiệu quả trong công tác
quản lý trật tự đô thị và ý thức của người dân", ông Phan Hồng Việt nói.
8 tháng đầu năm, quận Đống Đa đã kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm qua
Zalo 550 trường hợp vi phạm về trật tự đô thị, 200 trường hợp vi phạm về vệ
sinh môi trường và 100 trường hợp vi phạm khác.
"Sau khi nhận được thông tin phản ánh qua Zalo, Chủ tịch quận chỉ đạo trực tiếp
xuống phường để kiểm tra, xử lý. Sử dụng Zalo rất tốt trong việc điều hành, xử
lý vi phạm, nhất là trong những ngày nghỉ", lãnh đạo quận Đống Đa nhấn mạnh.
Thời gian qua, Zalo đã được Bộ Y tế và nhiều tỉnh, thành như Đà Nẵng, Đồng
Nai, Bình Thuận, Bắc Ninh… sử dụng giải quyết các thủ tục hành chính của cơ
quan nhà nước cũng như trong các hoạt động tương tác với người dân và nhận
được nhiều phản hồi tích cực. (News.zing.vn 05/9, Thắng Quang)Về đầu trang
MƠI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP
Indonesia: Việt Nam là ví dụ điển hình cho sự phát triển năng động

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, tối 4/9, Đại sứ quán Việt Nam tại
Indonesia đã trang trọng tổ chức kỷ niệm 73 năm ngày Quốc Khánh (2/9/19452/9/2018).
Phát biểu tại buổi lễ ở thủ đô Jakarta, Đại sứ Phạm Vinh Quang nhấn mạnh, hơn
73 năm xây dựng, tái thiết và phát triển, đặc biệt là sau 32 năm đổi mới, Việt
Nam đã đạt được thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng
cao.

Năm 2017, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 6,8%, cao nhất kể từ năm 2010; vốn
thực hiện của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 17,5 tỷ USD, tăng
10,8%; kim ngạch xuất khẩu đạt 214 tỷ USD, tăng 21%.
Nền kinh tế đã chuyển đổi cơ cấu và Việt Nam đang liên tục phát triển trên con
đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng hội nhập quốc tế. Chính phủ
Việt Nam cũng đã đổi mới để trở thành một “chính phủ kiến tạo” với tính tồn
vẹn, ưu tiên phục vụ nhân dân và doanh nghiệp, thông qua việc tạo các khuôn
khổ pháp lý, các tổ chức và điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển.
Đại sứ Phạm Vinh Quang nhấn mạnh Việt Nam và Indonesia có một mối quan
hệ hợp tác hữu nghị truyền thống lâu đời. Năm 2013 đánh dấu một kỷ nguyên
mới của sự hợp tác giữa hai bên khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược
toàn diện. Hai bên đang nỗ lực tăng cường hiệu quả hợp tác để mang lại lợi ích
cho người dân cả hai nước trong tương lai.

10


Nhân dịp này, Đại sứ Phạm Vinh Quang cũng chúc mừng Indonesia vừa tổ chức
thành công Asian Games 2018.
Tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban Điều phối Đầu tư Indonesia Thomas Lembong đã
chúc mừng Việt Nam nhân kỷ niệm 73 năm Quốc khánh; khẳng định Việt Nam
từ chỗ nghèo đói, chiến tranh nay đã thực sự trở thành một ví dụ điển hình của
sự phát triển năng động và thành cơng.
Ơng Thomas Lembong chúc mối quan hệ hữu nghị giữa Indonesia và Việt Nam
sẽ tiếp tục tiến những bước tiến mới trong tương lai và mang lại lợi ích cho
người dân hai nước. (TTXVN/Vietnam+ 05/9)Về đầu trang
PMI tăng nhưng mức độ lạc quan của các nhà sản xuất Việt Nam

Mặc dù lĩnh vực sản xuất liên tục cho thấy sự cải thiện nhưng theo đánh giá của
Nikkei, mức độ lạc quan của các nhà sản xuất Việt Nam lại giảm mạnh, đạt mức

thấp nhất kể từ khi khảo sát PMI bắt đầu vào tháng 4/2012.
Theo công bố từ Nikkei – IHS Markit, chỉ số nhà quản trị mua hàng toàn phần
lĩnh vực sản xuất của Việt Nam (PMI) đạt 53,7 điểm trong tháng 8, cho thấy các
điều kiện kinh doanh tiếp tục cải thiện mạnh mẽ.
Sức khỏe của lĩnh vực sản xuất đã mạnh lên trong 33 tháng liên tiếp tuy nhiên,
kết quả mới nhất đã giảm từ mức 54,9 điểm của tháng 7, phản ánh mức cải thiện
yếu nhất về các điều kiện hoạt động trong bốn tháng.
Các doanh nghiệp sản xuất tiếp tục có số lượng đơn đặt hàng mới tăng kỷ lục
trong tháng 8. Mặc dù tốc độ tăng đã giảm đi, mức tăng vẫn là mạnh với các báo
cáo cho thấy nhu cầu khách hàng đang cải thiện.
Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tiếp tục tăng trong tháng vừa qua,
nhưng mức độ tăng nhỏ hơn so với tổng số lượng đơn đặt hàng mới. Trong khi
đó, lượng cơng việc tồn đọng đã giảm nhẹ trong ba tháng liên tiếp.
Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng mạnh đã giúp sản lượng ngành sản xuất
tiếp tục tăng trong tháng. Mức tăng sản lượng trong tháng 8 mặc dù vẫn mạnh
nhưng lại chậm nhất kể từ tháng 4.
Việc làm đã tăng chậm lại, với tốc độ tạo việc làm trong tháng 8 là yếu hơn
nhiều so với mức cao kỷ lục của tháng 6. Ở những nơi có lượng nhân viên tăng,
nguyên nhân được cho là do khối lượng công việc tăng.
Giá cả đầu vào tiếp tục tăng mạnh, mặc dù với tốc độ chậm hơn. Ở những nơi có
chi phí đầu vào tăng, nguyên nhân được cho là do giá nguyên vật liệu tăng và
đồng Việt Nam giảm giá so với đồng đô la Mỹ, chi phí đầu vào bị đẩy lên đã góp
phần làm tăng giá cả đầu ra.
11


Theo Nikkei – IHS Markit, mức độ lạc quan của các nhà sản xuất Việt Nam
giảm mạnh trong tháng 8, rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi khảo sát bắt đầu
vào tháng 4/2012.
Ơng Andrew Harker, Phó giám đốc IHS Markit đánh giá: “Mức độ lạc quan

trong kinh doanh đã giảm ở mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu khảo sát vào đầu
năm 2012, từ đó cho thấy những quan ngại về dịng chảy thương mại quốc tế có
thể bắt đầu ảnh hưởng đến các công ty Việt Nam trong những tháng tới”. (Thời
Báo Kinh Doanh 04/9)Về đầu trang
Không hạn chế doanh nghiệp đầu tư trung tâm đăng kiểm

Đây là một trong những nội dung được Cục Đăng kiểm Việt Nam đề xuất trong
dự thảo nghị định thay thế Nghị định 63 của Chính phủ quy định về điều kiện
kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Theo báo GTVT, trong quá trình xây dựng dự thảo, Cục Đăng kiểm Việt Nam và
các vụ, cục chức năng của Bộ GTVT đã rà soát, cắt giảm 50% điều kiện kinh
doanh (cắt 34 và đơn giản 1 điều kiện/70 điều kiện).
Dự thảo nghị định mới đã bỏ quy định về quy hoạch trung tâm đăng kiểm, để
doanh nghiệp, các địa phương hoàn toàn chủ động đầu tư trung tâm kiểm định
xe cơ giới. Thời gian liên quan đến cấp giấy chứng nhận trung tâm đủ điều kiện
hoạt động, giấy chứng nhận đăng kiểm viên cũng giảm xuống bằng một nửa so
với hiện nay. Trong trường hợp doanh nghiệp gặp sự cố cũng được tăng gấp đôi
thời hạn để khắc phục, tái hoạt động kiểm định.
Người đứng đầu doanh nghiệp đầu tư trung tâm đăng kiểm cũng khơng bắt buộc
phải có trình độ, chun mơn nhất định về đăng kiểm,thay vào đó, chỉ u cầu
trình độ chun mơn đối với lãnh đạo đơn vị (có thể là cấp phó), người được
trung tâm giao trách nhiệm điều hành chuyên môn về hoạt động kiểm định và ký
cấp chứng nhận kiểm định phương tiện.
Cơ chế trên được kỳ vọng sẽ tạo sân chơi bình đẳng và thơng thống cho các
doanh nghiệp có khả năng, nhu cầu đầu tư trung tâm đăng kiểm.
Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng đề xuất bãi bỏ, giảm điều kiện kinh doanh, thủ
tục ở các lĩnh vực đăng kiểm khác tại dự thảo “Thông tư sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm” đang được Bộ GTVT xem xét.
Tới đây, doanh nghiệp không phải cung cấp bản sao hóa đơn thương mại, bản
sao tờ khai hàng hóa nhập khẩu xe. Quy định về kiểm tra chất lượng xe máy

chuyên dùng được bãi bỏ, nên doanh nghiệp sẽ không phải thực hiện hoặc giảm
hàng loạt các thủ tục liên quan như hồ sơ thiết kế, thẩm định thiết kế, kiểm tra
mẫu, đánh giá điều kiện bảo đảm chất lượng tại cơ sở và trong quá trình sản
12


xuất, đánh giá kiểu loại sản phẩm... Thời gian cấp chứng chỉ chất lượng xe cơ
giới nhập khẩu giảm từ 10 ngày xuống còn 4 ngày.
Cục Đăng kiểm Việt Nam còn đề xuất giảm điều kiện, thủ tục, thời gian kiểm
định các lĩnh vực: Kiểm định chất lượng xe cơ giới nhập khẩu; xe máy chuyên
dùng; xe chở người, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ (xe sử dụng điện, xe
có kết cấu gần giống ơ tơ); xe đạp điện; mô tô, xe gắn máy và động cơ nhập
khẩu, lắp ráp trong nước; thủ tục liên quan đến đơn vị đăng kiểm, đăng kiểm
viên phương tiện thủy nội địa. (Báo Chính Phủ Điện Tử 04/9)Về đầu trang
PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN
“Kêu Thủ tướng” nhìn từ thể chế

Chuyện cơng dân kêu lên Thủ tướng Chính phủ khơng phải là mới và nếu nhìn
một cách bình thường thì việc ấy rất dễ đồng cảm, chia sẻ. Bởi có lẽ phải đến
mức “cùng đường, hết nước” thì buộc lịng dân mới phải kêu. Thế nhưng, nhìn
lại nhiều vụ việc thì thực tế khơng hẳn như vừa nêu.
Bởi ngồi những người dân “thấp cổ bé họng” bị oan sai, oan khuất “cùng
đường” phải kêu lên Thủ tướng, thời gian qua cịn có nhiều doanh nghiệp, đại
gia “tiềm lực dư thừa”, làm ăn lọc lõi trên thương trường cũng kêu lên Thủ
tướng.
Chỉ nhắc những vụ kêu lên Thủ tướng “nổi đình nổi đám” gần đây nhất của các
cá nhân, doanh nghiệp cũng thấy không ít băn khoăn, nghi ngại về việc hành xử,
thực thi luật pháp từ bộ máy công quyền ở nhiều cấp, nhiều nơi. Cả chuyện
“kêu” lẫn chuyện “cứu” trong những vụ việc như thế cũng cho thấy những điều
cần xem lại.

Chẳng hạn, vụ “nữ hồng hột vịt”- Giám đốc Cơng ty Ba Huân ký kết hợp đồng
làm ăn với đối tác khi thấy bất lợi liền “kêu lên Thủ tướng”. Đó là chuyện ông
bà chủ cà phê Trung Nguyên lục đục ly hơn, tranh chấp tài sản đã đưa nhau ra
tịa xét xử, nhưng bà chủ cũng “kêu lên Thủ tướng”. Đó là chuyện ơng bác sĩ, bị
can trong vụ chạy thận gây chết hàng loạt bệnh nhân ở Bệnh viện đa khoa tỉnh
Hịa Bình khi bị tịa xét xử cũng gởi đơn “kêu lên Thủ tướng”.
Lại cịn có chuyện 70 khách hàng mua ô tô của một hãng xe bị hư hộp số chưa
được bồi thường như ý, những người mua đã khiếu nại đến các cơ quan và cả
khiếu kiện ra tòa; họ lại còn gởi cả đơn kêu cứu lên tới Thủ tướng để được xem
xét, chỉ đạo giải quyết… Đó là chưa kể cịn rất nhiều vụ việc làm ăn, kinh doanh
khác hay việc một số địa phương cho làm các dự án không đảm bảo theo quy
định pháp luật hiện hành cũng “kêu”, cũng “xin” lên tới Thủ tướng Chính phủ.
Có cảm giác dường như việc gì các doanh nghiệp, cá nhân, chính quyền một số
địa phương gặp khó, gặp vướng, cần dựa thế, cũng đều có thể “kêu lên Thủ
tướng”.
13


Trong khi đó, nước ta đã có cả hệ thống luật pháp và bộ máy hành chính, tư
pháp đồ sộ đủ cấp, đủ tầng để thực thi cả “rừng luật pháp” ấy. Dưới Hiến pháp
đã có bộ luật Dân sự cùng nhiều luật chuyên ngành để quản lý, điều chỉnh các
hoạt động, quan hệ, giao dịch dân sự của công dân, doanh nghiệp, các tổ chức
trong xã hội.
Về hành chính đã có các luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa
phương với các quy định, phân định chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt
động, thẩm quyền của từng cấp chính quyền và các cơ quan rất cụ thể, rành
rành. Pháp luật cũng đã có cả hệ thống các quy định cùng với các bộ máy hành
chính, kiểm sát, tòa án các cấp để giải quyết các vấn đề khiếu nại, tố cáo, khiếu
kiện của công dân, doanh nghiệp.
Đó là chưa kể những hệ thống song trùng của Đảng ở các cấp, các tổ chức hội,

đoàn thể, hội nghề nghiệp… cũng được “nuôi dưỡng” bằng ngân sách từ nguồn
thuế của dân để thực hiện các chức năng hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi cho từng công
dân, tổ chức, doanh nghiệp thành viên thuộc các tổ chức ấy.
Như vậy, nếu tất cả các cơ quan thuộc bộ máy hành chính, tư pháp quốc gia, từ
trung ương đến các địa phương, các ngành, các cấp đều thực thi đúng chức năng
nhiệm vụ và hành xử theo đúng các quy định pháp luật thì liệu có cịn nhiều
người dân, doanh nghiệp bị oan sai, phải kêu lên Thủ tướng nữa không? Thực tế,
có những vụ việc của cơng dân, doanh nghiệp “bị ngâm”, “bị dìm” cho tới khi
họ kêu lên Thủ tướng, được Thủ tướng chỉ đạo thì mới được xử lý hoặc giải
quyết hết oan, hết sai.
Thực tế đó đã tạo ra “niềm tin” và thói quen “kêu lên Thủ tướng” của nhiều
người dân, doanh nghiệp như đã diễn ra. Thậm chí, có vẻ như khơng ít doanh
nghiệp đã tận dụng việc “kêu lên Thủ tướng” như một “kênh” khác để đạt được
kết quả như họ mong muốn trong làm ăn, tranh chấp. Đó cũng là một hệ quả
khơng nên để tồn tại. Bởi, nếu như các hệ thống hành pháp, tư pháp hoạt động
đúng luật, bình thường thì những việc làm ăn như kiểu của Công ty Ba Huân
phải kiện đến tòa, phải hành xử theo Luật Dân sự và các quy định luật pháp về
kinh tế, thương mại để giải quyết. Hay chuyện hôn nhân lục đục, tranh chấp tài
sản của vợ chồng cà phê Trung Nguyên muốn giải quyết cũng đã có tịa, có Luật
Hơn nhân và gia đình và các luật lệ liên quan...
Vì vậy, chuyện để dân kêu hay doanh nghiệp cứ kêu lên Thủ tướng “như cơm
bữa” khơng thể xem là bình thường và để “tiếp tục phát triển”. Bởi, cùng với
thực trạng “trên nóng, dưới lạnh” trong lĩnh vực phịng chống tham nhũng mà
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra, tình trạng cứ để dân kêu, doanh nghiệp
kêu cho đến khi có chỉ đạo của Thủ tướng, của cấp trên mới chịu xử lý, giải
quyết đúng pháp luật là chỉ dấu chứng tỏ đang có tình trạng “chờ nhắc, chờ chỉ
đạo” của cán bộ, lãnh đạo ở nhiều cơ quan, địa phương liên quan trong bộ máy
14



cơng quyền. Đó là một “tệ nạn hành chính” cần phải loại bỏ, bởi nó có thể cản
ngại việc vận hành, phấn đấu xây dựng “chính phủ liêm chính, hành động” cùng
những cố gắng mong muốn “cải cách thể chế” mà Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc đã nhiều lần nhắc đến. (Nguoidothi.net.vn 05/9, Trúc Nam Sơn)Về đầu
trang
QUẢN LÝ
Phó Tổng Thanh tra: Xử lý 29 người đứng đầu để xảy ra tham nhũng

Chiều 5/9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 11, Ủy ban Tư pháp cho ý kiến
báo cáo công tác phịng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018 của Chính phủ.
Trình bày báo cáo, theo Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm, công tác PCTN
năm 2018 đã được chỉ đạo quyết liệt, có bước tiến mạnh, đạt được nhiều kết quả
tồn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong
tồn xã hội, được nhân dân đồng tình đánh giá cao, được các tổ chức quốc tế ghi
nhận. Công tác minh bạch tài sản, thu nhập tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo, thực
hiện nghiêm túc.
Số người đã kê khai tài sản, thu nhập là hơn 1,1 triệu người, đạt tỷ lệ 99,8% so
với số người phải kê khai. Số bản kê khai đã công khai cũng đạt tỷ lệ 99,8% so
với số bản đã kê khai. 44 người thuộc diện kê khai đã được xác minh tài sản, thu
nhập. Theo báo cáo, việc này chủ yếu phục vụ cho công tác cán bộ, bổ nhiệm.
Còn một số trường hợp được xác minh do q trình cơng khai tại nơi cơng tác có
phản ánh về việc kê khai tài sản không trung thực hoặc dư luận, phản ánh của
nhân dân, báo chí.
Qua đó, phát hiện 6 trường hợp vi phạm (tăng 1 trường hợp so với năm trước).
Đến nay, đã xử lý kỷ luật cảnh cáo 1 trường hợp tại Yên Bái; khiển trách 1
trường hợp và kiểm điểm 1 trường hợp tại TP Hồ Chí Minh; xử lý kỷ luật 2
trường hợp tại Bộ Cơng thương và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
đang xem xét kỷ luật 1 trường hợp tại TP Hà Nội.
Phó Tổng Thanh tra cũng cho hay, năm 2018 có 29 người đứng đầu đã bị xử lý
hoặc đang được xem xét để xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng,

trong đó có 5 người bị xử lý hình sự, 21 người đã bị xử lý kỷ luật, 3 người đang
thực hiện quy trình xử lý kỷ luật.
Các tỉnh, thành có người đứng đầu bị xử lý gồm: Cần Thơ (2 người); Vĩnh Phúc
(1 người); Tiền Giang (1 người); Thái Nguyên (1 người); Tây Ninh (1 người);
Quảng Trị (4 người); Quảng Ngãi (1 người); Ninh Bình (1 người); Nghệ An (2
người); Kiên Giang (2 người); Hà Tĩnh (2 người); Gia Lai (2 người); Đồng Tháp
(2 người); Điện Biên (5 người); Bình Thuận (1 người); Cà Mau (1 người).

15


Các cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử đã nỗ lực, cố gắng, tập
trung lực lượng, tăng cường phối hợp trong điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc về
tham nhũng. Nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận
xã hội đặc biệt quan tâm đã được tập trung đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố,
xét xử; việc xét xử được đổi mới theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch,
theo đúng quy định của pháp luật, khơng có vùng cấm, khơng có ngoại lệ, khơng
có đặc quyền, nghiêm minh, thấu tình đạt lý, được nhân dân đồng tình, ủng hộ,
đánh giá cao.
Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo nêu rõ, công tác PCTN ở một số địa
phương, bộ, ngành chưa có sự chuyển biến rõ rệt, vẫn cịn tình trạng nể nang, né
tránh, ngại va chạm. Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính,
dịch vụ cơng vẫn gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp.
Công tác tổ chức, cán bộ và quản lý cán bộ để PCTN vẫn còn hạn chế. Một số
bộ, ngành, địa phương có tình trạng bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý còn nhiều
trường hợp thiếu điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực. Thậm chí, bố trí
người thân vào vị trí việc làm hoặc để người thân kinh doanh trong phạm vi
quản lý, vi phạm quy định pháp luật về PCTN như Hải Dương, Hải Phòng,
Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Bình Định, n Bái…
Các biện pháp phịng ngừa tham nhũng thì chưa phát huy tồn diện. Một số biện

pháp hiệu quả thấp. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham
nhũng, chuyển đổi vị trí cơng tác, kiểm sốt tài sản, thu nhập, tặng q, nhận
q cịn nhiều hạn chế, vướng mắc.
Cơng tác phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; việc tự kiểm
tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị vẫn là khâu
yếu. Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng có tiến bộ đáng kể nhưng cịn thấp hơn
nhiều giá trị tài sản bị chiếm đoạt, gây thiệt hại.
Thậm chí, vẫn cịn xảy ra sai phạm, tham nhũng trong các cơ quan bảo vệ pháp
luật. Trong kỳ, cơ quan điều tra của Viện KSND Tối cao thụ lý điều tra 22 vụ án
tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp, trong đó án mới khởi tố trong kỳ
17 vụ/23 bị can.
Dự báo trong thời gian tới, công tác PCTN sẽ tiếp tục đạt được nhiều kết quả
toàn diện, tích cực, rõ rệt; tham nhũng từng bước được kiềm chế và thuyên
giảm, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố
niềm tin của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà
nước trong công tác PCTN", Phó Tổng Thanh tra cho biết. (Thanh Tra 05/9,
Hương Giang)Về đầu trang

16


Quảng Nam: Quy trách nhiệm khi ban hành văn bản trái pháp luật

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có cơng văn yêu cầu các sở, ban ngành, UBND các
huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, rà sốt, hệ
thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm
2018, theo chủ trương của Chính phủ.
Theo đó, các địa phương, đơn vị cần phải khẩn trương kiểm tra, rà soát các văn
bản (bao gồm văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính thơng thường)
do cơ quan, địa phương tham mưu UBND tỉnh ban hành hoặc tự ban hành có

chứa quy phạm pháp luật, đặc biệt là có nội dung quy định về thủ tục hành chính
trái pháp luật, để xử lý theo quy định.
Điều này nhằm hạn chế hậu quả do văn bản trái pháp luật gây ra, gồm: xử lý bãi
bỏ hoặc tham mưu bãi bỏ các nội dung trái pháp luật của văn bản; xem xét, xử lý
trách nhiệm người đứng đầu, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc ban hành
và mưu ban hành văn bản trái pháp luật; khắc phục hậu quả do văn bản trái pháp
luật gây ra theo quy định.
Các địa phương, đơn vị báo cáo kết quả rà soát, kiểm tra, xử lý về UBND tỉnh
(qua Sở Tư pháp) trước ngày 10.11.2018 để theo dõi, chỉ đạo xử lý và tổng hợp,
báo cáo Văn phịng Chính phủ và Bộ Tư pháp theo quy định.
(Baoquangnam.com.vn 05/9) Về đầu trang
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Hậu Giang: Nhiều chuyển biến tích cực trong cải cách hành chính

Theo đánh giá của UBND tỉnh Hậu Giang, trong thời gian qua, hoạt động của bộ
phận một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang được thực hiện khá tốt, chất lượng không ngừng được nâng lên.
Ở cấp tỉnh, Hậu Giang đã thành lập được Trung tâm Hành chính cơng, đối với
cấp huyện cũng đã bố trí bộ phận tiếp nhận và trả kết quả khang trang, sạch đẹp,
ngăn nắp, khoa học, trang bị đầy đủ các trang thiết bị. Đặc biệt, thái độ giao tiếp,
ứng xử của cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông với người
dân ngày càng tốt hơn.
Hậu Giang hiện có 19/19 đơn vị cấp tỉnh; 8/8 đơn vị cấp huyện và 76/76 xã,
phường, thị trấn đã triển khai cơ chế một cửa. Đến nay, thực hiện theo chỉ đạo
của UBND tỉnh Hậu Giang, đã có 8/8 đơn vị cấp huyện và 5 đơn vị cấp sở thực
hiện cơ chế một cửa liên thông và xin lỗi tổ chức, cá nhân khi giải quyết thủ tục
hành chính trễ hẹn
Đây được xem là cơ sở quan trọng để các cơ quan, đơn vị của tỉnh Hậu Giang
xây dựng quy chế phối hợp thực hiện. Qua đó, tăng cường sự phối hợp giữa các


17


cấp, các ngành, nhằm giảm đầu mối, quy trình, rút ngắn thời gian giải quyết thủ
tục hành chính, giảm phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
Theo ông Lê Tiến Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, công tác cải cách
hành chính của tỉnh Hậu Giang trong thời gian qua, đã có nhiều chuyển biến tích
cực, thể hiện qua chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Hậu Giang năm 2017 xếp
hạng 41/63 tỉnh, thành phố trên cả nước, tăng 22 bậc so với năm 2016.
Trong đó, cơng tác kiểm sốt thủ tục hành chính và việc thực hiện cơ chế một
cửa, một cửa liên thông tăng 24 bậc, từ hạng 63 lên hạng 39. Các chỉ số hiệu quả
quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh (PAPI), chỉ số hài lịng về sự phục vụ hành
chính đều có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. (Tài Nguyên & Môi
Trường 05/9, Lê Hùng)Về đầu trang
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
Dự kiến bội chi ngân sách năm 2019 khoảng 222.000 tỉ đồng

Đây là con số được nêu trong báo cáo "Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, dự
kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019" mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư
đưa ra lấy ý kiến, góp ý từ các cơ quan, bộ ngành để hồn thiện, trình Thủ tướng
Chính phủ trước ngày 4-9-2018.
Theo báo cáo, dự báo tổng thu cân đối ngân sách nhà nước dự kiến đạt hơn 1,41
triệu tỉ đồng, tăng khoảng 7% so với năm 2018. Trong khi đó, dự kiến tổng chi
cân đối ngân sách năm 2019 đạt khoảng hơn 1,63 triệu tỉ đồng, tăng khoảng
7,2%.
“Bội chi ngân sách nhà nước dự kiến khoảng 222.000 tỉ đồng, bằng khoảng
3,6% GDP”, trích báo cáo.
Cũng theo báo cáo này, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 8 tháng đầu năm
nay ước đạt 871.800 tỉ đồng, cả năm 2018 ước đạt 1,36 triệu tỉ đồng, tăng
39.200 tỉ đồng so với dự toán (tương đương khoảng 3%) và tăng 5,5% so với

năm 2017.
Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước 8 tháng đầu năm ước đạt 873.500 tỉ đồng,
cả năm ước đạt 1,56 triệu tỉ đồng, tăng 6,9% so với năm 2017. Như vậy, bội chi
năm 2018 ước đạt 204.000 tỉ đồng. Bội chi ngân sách nhà nước được đảm bảo,
cả năm ước đạt 3,67% GDP, vượt mục tiêu Quốc hội giao (3,7%).
Theo báo cáo này, cơ cấu chi ngân sách nhà nước tiếp tục được cải thiện, tỷ
trọng chi đầu tư phát triển tiếp tục được nâng lên, ước đạt 26,8% tổng chi cân
đối ngân sách nhà nước năm 2018, cao hơn năm 2017 (25%); tỷ trọng chi
thường xuyên (không bao gồm chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế) tiếp

18


tục giảm xuống, năm 2018 ước đạt 61% tổng chi, thấp hơn năm 2017 (62%).
(Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 04/9, Thùy Dung)Về đầu trang
SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH
An Giang: Kỷ luật 1 cán bộ Quản lý thị trường không minh bạch tài sản

Mới đây, thông tin với Pháp Luật TP.HCM, ơng Huỳnh Minh Trí, Phó Chủ
nhiệm Ủy ban kiểm tra (UBKT) Thành ủy Long Xuyên (An Giang), cho biết
UBKT Thành ủy đã thi hành kỷ luật khiển trách đối với ông Dương Văn Hồng,
Bí thư Chi bộ, Đội trưởng đội Quản lý thị trường số 3, TP Long Xuyên.
Trước đó UBKT có tiếp nhận được đơn tố cáo ơng Hồng do Chi cục Quản lý thị
trường chuyển qua. “UBKT chỉ tiếp nhận, xem xét hai nội dung tố cáo là không
kê khai tài sản và sử dụng bằng cấp giả. Cịn nội dung nhũng nhiễu thì Chi Cục
quản lý thị trường chuyển cơ quan điều tra xem xét”- ơng Trí cho biết.
Qua thẩm tra, xác minh, UBKT kết luận ông Hồng có vi phạm trong việc khơng
kê khai, kê khai tài sản (xe ô tô và đất), thu nhập không đúng quy định.
Cịn về nội dung bằng “dỏm”, thì ơng Trí cho biết: năm 2009 ơng Hồng có nhận
bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh do Trường ĐH Quốc gia Hà Nội liên kết với

Trường ĐH IMPAC Hoa Kỳ tổ chức. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo thì bằng cấp do cơ sở trong nước liên kết với cơ cở đào tạo nước ngồi thì
phải được kiểm định chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, trong quá trình ông Hồng
sử dụng bằng này chưa được kiểm định chất lượng giáo dục. Vì thế, UBKT đã
đề nghị ơng Hồng làm tất cả các thủ tục đề nghị kiểm định, khi nào đã kiểm định
mới được sử dụng bằng này.
Liên quan đến vụ việc, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang cũng đã có
quyết định xử lý kỷ luật hình thức khiển trách đối với ơng Hồng. (Pháp Luật
TPHCM 05/9, Hải Dương)Về đầu trang
Quảng Nam: Khai trừ đảng nguyên Chủ tịch xã Tam Đại

Ngày 5/9, Đại diện một lãnh đạo Huyện ủy Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam xác
nhận, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Phú Ninh đã ban hành quyết định kỷ luật hình
thức Khai trừ đảng đối với ông Trần Minh Dương, nguyên Chủ tịch UBND xã
Tam Đại (huyện Phú Ninh).
Ơng Dương bị khai trừ đảng vì đã vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện
chi trả chế độ, chính sách theo quyết định 290/2005/QĐ-TTg (gọi tắt là chế độ
290-quy định về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia
kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng
và Nhà nước).
Theo đó, từ năm 2006 đến năm 2008, với vị trí là Xã đội trưởng, Phó Ban chỉ
đạo 290 của xã Tam Đại, ông Dương đã đề nghị chi trả chế độ 290 cho 103 đối
19


tượng với số tiền hơn 273 triệu đồng. Trong đó, có 72 đối tượng được xác định
là chạy chế độ, được chi trả không đúng quy định. Từ tháng 7/2010 đến tháng
10/2011, với cương vị là chủ tịch UBND xã Tam Đại kiêm Chủ tịch Hội đồng
chính sách xã, ơng Dương trực tiếp ký xác nhận 76 hồ sơ với số tiền hơn 231
triệu đồng. Trong đó, 66 hồ sơ không đúng quy định…

Liên quan đến vụ việc này, ngày 25/5 vừa qua, Tòa án Quân sự Trung ương
tuyên phạt ông Dương 32 tháng 6 ngày cải tạo không giam giữ về tội “Thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Trước đó, ơng Dương đã bị cách hết
các chức vụ.
Ngồi ra, mới đây Huyện ủy Phú Ninh đã họp và thống nhất xử lý kỷ luật hình
thức Cảnh cáo đối với ơng Nguyễn Hồng Sơn, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát
nhân dân (KSNN) huyện Phú Ninh đã có một số vi phạm liên quan đến vấn đề
nghiệp vụ trong việc giải quyết một số vụ án, tạo dư luận không tốt.
“Khi ban hành quyết định thi hành kỷ luật chính thức, Huyện ủy Phú Ninh sẽ đề
nghị Viện KSNN tỉnh Quảng Nam thi hành kỷ luật về mặt chính quyền đối với
ông Sơn”, Đại diện lãnh đạo Huyện ủy Phú Ninh nói. (Đại Đồn Kết 05/9, Tấn
Thành - Chí Đại)Về đầu trang./.
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×