Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

06112017-Ban-tin-Phuc-vu-lanh-dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.66 KB, 17 trang )

BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
(Ngày 06 tháng 11 năm 2017)

TIÊU ĐIỂM.............................................................................................................................
1. Việt Nam đạt mức tăng trưởng ấn tượng lần đầu tiên sau nhiều năm................................
2. Siết chặt việc cấp phép tổ chức Hoa hậu sau ồn ào từ Hoa hậu Đại dương.......................
CHÍNH SÁCH MỚI................................................................................................................
3. Chính phủ đồng ý bỏ sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân...................................................
4. Bỏ yêu cầu xuất trình CMT khi đăng ký xe........................................................................
CHỈ THỊ MỚI..........................................................................................................................
5. Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ
30/10-3/11/2017..............................................................................................................
6. Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 10......................
TIN QUỐC HỘI......................................................................................................................
7. Quốc hội thống nhất quy định một đầu mối quản lý nợ công............................................
8. Không chuyển nợ doanh nghiệp Nhà nước vào nợ cơng....................................................
MƠI TRƯỜNG ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP.................................................................................
9. Doanh nghiệp mất 30 triệu ngày công, 14.000 tỷ đồng/năm vì kiểm tra
chun ngành..................................................................................................................
BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH.................................................................................................
10.Lương hưu và chuyện nước đến chân mới… lùi!...............................................................
QUẢN LÝ...............................................................................................................................
11.Vì sao bão số 12 gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản?..............................................
12.Thí điểm cơ chế đặc biệt cho TP.HCM...............................................................................
13.Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Phải đẩy nhanh, tránh thất thoát.............................
14.Kiến nghị xử lý việc cơ quan, tổ chức “xin” doanh nghiệp đóng góp................................
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH....................................................................................................
15.Bộ Cơng an cơng bố chỉ số cải cách hành chính năm 2017...............................................
16.Sở Tài chính Quảng Ninh áp dụng nhiều mơ hình cải cách hành chính.............................
PHÁP LUẬT............................................................................................................................
17.Kiên Giang: Một cán bộ Phịng Tài ngun và Môi trường Phú Quốc bị bắt


tạm giam.........................................................................................................................
THẾ GIỚI................................................................................................................................
18.Nhật Bản khuyến khích các doanh nghiệp tăng lương, trao quyền cho lãnh
đạo trẻ.............................................................................................................................
TIÊU ĐIỂM
Việt Nam đạt mức tăng trưởng ấn tượng lần đầu tiên sau nhiều năm

Lần đầu tiên sau nhiều năm, Việt Nam đạt mức tăng trưởng ấn tượng nhưng vẫn
còn đó nỗi lo về chất lượng tăng trưởng.
1


Cịn 2 tháng nữa mới hết năm nhưng với tình hình hiện nay, mức tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam gần như có thể đạt được 6,7%. Con số khơng những đạt kế
hoạch đã đề ra mà còn thiết lập đỉnh tăng trưởng mới trong những năm gần đây.
"Kết quả đạt được tạo khơng khí phấn khởi cho tồn xã hội và ai cũng có thể
thấy ở đó là tinh thần trách nhiệm, sự quyết liệt, sâu sát trách nhiệm của tập thể
Chính phủ, cũng như Thủ tướng Chính phủ" - đại biểu Quốc hội Nguyễn Sĩ
Cương nhận định tại phiên Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch
kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2017.
Việt Nam cũng đã vươn lên vị trí 68 trong tổng số 190 nền kinh tế trong xếp
hạng môi trường kinh doanh 2018 mà Ngân hàng thế giới vừa cơng bố. Đây là
một tín hiệu rất lạc quan bởi Việt Nam đã tăng 14 bậc so với năm ngoái và 23
bậc trong những năm gần đây.
Nỗ lực và sự quyết liệt của Chính phủ trong điều hành phát triển kinh tế được
ghi nhận và đánh giá cao ở trong nước và nước ngoài. Thế nhưng khi thảo luận
về kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội vẫn cịn băn khoăn về số nợ cơng về
nền kinh tế sẽ phải trả hay nền kinh tế đã thực sự khơng cịn dựa vào dầu mỏ
nữa hay khơng. (Kênh VTV1 – Báo chí Tồn cảnh lúc 7h sáng 05/11) Về đầu
trang

Siết chặt việc cấp phép tổ chức Hoa hậu sau ồn ào từ Hoa hậu Đại dương

Tuần qua, vụ việc lùm xùm xung quanh cuộc thi Hoa hậu Đại dương 2017 cũng
gây ồn ào trên báo chí khi Hoa hậu từng phẫu thuật thẩm mỹ.
Chưa kịp vui vì đội chiếc vương miện đắt giá kỷ lục 3,2 tỷ đồng, tân Hoa hậu
Đại dương 2017 Lê Âu Ngân Anh thú nhận mình bị tổn thương bởi sự phán xét
ác ý của dư luận và công chúng hiếu kỳ.
Tờ Pháp luật TP.HCM cho rằng Hoa hậu Đại dương từng phẫu thuật thẩm mỹ,
dù đã rút phần đệm mũi thì cơ tân Hoa hậu cũng khơng cịn vẻ đẹp tự nhiên, tức
là vi phạm Nghị định và Thơng tư do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
quy định điều kiện để thí sinh tham dự cuộc thi người đẹp phải có vẻ đẹp tự
nhiên.
Ngay sau khi xảy ra những lùm xùm của cuộc thi Hoa hậu Đại dương Việt Nam
2017, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã yêu cầu Ban Tổ chức báo cáo sự việc. Nếu
phát hiện sai phạm, có việc lợi dụng cuộc thi để kinh doanh, mua bán giải, Bộ sẽ
xử lý nghiêm.
Theo báo Lao động, tính từ đầu năm đến nay có khoảng trên dưới 30 cuộc thi
nhan sắc trong và ngoài nước. 30 cuộc thi chưa kể các cuộc thi Quý bà, doanh
nhân cũng đã là loạn danh hiệu. Bên cạnh những mặt tốt, còn nhiều người lợi
2


dụng chuyện này để kiếm tiền mà không mấy tập trung đến mục đích cao cả là
tơn vinh cái đẹp.
Trước những lùm xùm của cuộc thi Hoa hậu Đại dương, thời gian tới, Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch sẽ siết chặt việc cấp phép tổ chức thi Hoa hậu.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vương Duy Biên đã lên tiếng
khẳng định sẽ cương quyết dẹp những cuộc thi lợi dụng sắc đẹp để kinh doanh.
Ông Vương Duy Biên cho biết sẽ xem xét kỹ các hồ sơ từ cơ quan thanh tra.
Nếu cần, phải phạt nặng để đủ sức răn đe các nhà tổ chức, cho họ biết trước sẽ

phải đối mặt với những thiệt hại về tài chính khi làm ăn gian dối. (Kênh VTV1 –
Báo chí Tồn cảnh lúc 7h sáng 05/11) Về đầu trang
CHÍNH SÁCH MỚI
Chính phủ đồng ý bỏ sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân

Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết về đơn giản hóa thủ tục hành chính
được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
Theo đó, thời gian tới, cơng dân Việt Nam sẽ khơng còn phải sử dụng nhiều loại
giấy tờ như: hộ khẩu, chứng minh nhân dân hay giấy khai sinh... thay vào đó chỉ
cần sử dụng duy nhất mã số định danh cá nhân khi thực hiện các thủ tục hành
chính.
Trước đó, Bộ Công an đã đề xuất phương án bãi bỏ quản lý dân cư thường trú,
tạm trú, chuyển khẩu… bằng sổ hộ khẩu, thay thế bằng hình thức cập nhật thông
tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Giấy khai sinh hay chứng minh nhân
dân được thay thế bằng mã số định danh cá nhân.
Không chỉ các thủ tục hành chính, các thủ tục xuất nhập cảnh, đăng ký xe, hay
đăng ký ngành nghề kinh doanh… cũng sẽ khơng u cầu người dân phải xuất
trình sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân. Chính phủ giao Bộ Cơng an chủ trì,
triển khai thực hiện và lựa chọn thời điểm phù hợp để vận hành Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư. (VTV.vn 05/11)Về đầu trang
Bỏ yêu cầu xuất trình CMT khi đăng ký xe

Nghị quyết 112/NQ-CP của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy
tờ cơng dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà
nước của Bộ Công an nêu nhiều phương án bãi bỏ thủ tục hành chính.
Cụ thể, ở nhóm thủ tục đăng ký, cấp biển số xe, người dân làm thủ tục sẽ khơng
cần xuất trình sổ hộ khẩu cũng như giấy tờ ủy quyền đối với thân nhân trong
cùng một gia đình trong hộ khẩu: Đăng ký, đổi, cấp, thu hồi giấy chứng nhận
đăng ký xe, biển số xe; Đăng ký xe từ tỉnh khác chuyển đến tại Công an cấp
tỉnh; Đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy tại Công an cấp huyện nơi được

phân cấp đăng ký mô tô, xe gắn máy; Đăng ký sang tên mô tô, xe gắn máy trong
3


cùng tỉnh, TP trực thuộc trung ương tại Công an cấp huyện nơi được phân cấp
đăng ký mô tô, xe gắn máy; Đổi, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký mô
tô, xe gắn máy và biển số xe tại Công an cấp huyện nơi được phân cấp đăng ký
mơ tơ, xe gắn máy…
Với các nhóm thủ tục: Đăng ký, sang tên, di chuyển xe trong cùng tỉnh, TP trực
thuộc trung ương tại Công an cấp tỉnh; Đăng ký, cấp biển số mô tô, xe gắn máy
tại Công an cấp huyện nơi được phân cấp đăng ký mô tô, xe gắn máy; Sang tên,
di chuyển mô tô, xe gắn máy đi tỉnh, TP trực thuộc trung ương khác tại Công an
cấp huyện nơi được phân cấp đăng ký mô tô, xe gắn máy; Đăng ký mô tô, xe
gắn máy từ tỉnh khác chuyển đến tại Công an cấp huyện nơi được phân cấp đăng
ký mô tô, xe gắn máy sẽ được bỏ Giấy báo bán, cho, tặng, điều chuyển xe ban
hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BCA của Bộ Công an.
Nghị quyết 112/NQ-CP cũng nêu rõ, đối với chủ xe là người Việt Nam: Quá
trình đăng ký, cấp biển số khơng u cầu xuất trình Sổ hộ khẩu. Đồng thời, cũng
bỏ yêu cầu xuất trình chứng minh nhân dân đối với người đến làm thủ tục đăng
ký xe. (Đại Biểu Nhân Dân 05/11)Về đầu trang
CHỈ THỊ MỚI
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 30/103/11/2017

Ứng phó khẩn cấp với áp thấp nhiệt đới, mưa lũ; rút ngắn thời gian xác nhận
nhân sự cơng dân Việt Nam ở nước ngồi; hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi
nghiệp; làm rõ hành vi vi phạm của Tập đồn Khaisilk... là những thơng tin chỉ
đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 30/10-3/11.
Cơng điện của Thủ tướng: Ứng phó khẩn cấp với áp thấp nhiệt đới, mưa lũ: Thủ
tướng Chính phủ có Cơng điện 1659/CĐ-TTg ngày 1/11/2017 u cầu các bộ,
ngành, địa phương, cơ quan liên quan ứng phó khẩn cấp với áp thấp nhiệt đới và

mưa lũ.
Rút ngắn thời gian xác nhận nhân sự công dân Việt Nam ở nước ngồi: Chính
phủ vừa ban hành Nghị quyết số 112/NQ-CP về việc đơn giản hóa thủ tục hành
chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng
quản lý nhà nước của Bộ Công an. Theo đó, sẽ thực hiện đơn giản hóa thủ tục
Cấp giấy xác nhận nhân sự của công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và
chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Chính phủ vừa ban hành Nghị định
119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu
chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

4


Ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh: Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh
giai đoạn 2016 - 2020.
Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề
án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Đề án nhằm thúc đẩy
tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị kiến thức, kỹ năng về
khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường.
Phát triển báo đối ngoại quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam: Thủ tướng Chính
phủ đã phê duyệt “Đề án phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc
gia của Thông tấn xã Việt Nam” đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục
tiêu VietnamPlus trở thành 1 trong 5 báo điện tử có lượng truy cập cao nhất từ
nước ngồi.
Sẽ xây dựng một số cơ chế, chính sách vượt trội cho Hà Nội: Với trách nhiệm
“Thủ đô vì cả nước, cả nước vì Thủ đơ”, Chính phủ, các thành viên Chính phủ
sẽ cùng song hành với thành phố Hà Nội xây dựng một số cơ chế, chính sách
vượt trội; xem xét phân cấp cho thành phố Hà Nội trách nhiệm, thẩm quyền, giải

quyết công việc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặc thù của Thủ đô, trọng tâm là
các lĩnh vực đầu tư, đất đai, tài chính, quản lý trật tự xây dựng, trật tự giao
thơng, quản lý môi trường, quản lý dân cư…
Kiểm điểm tập thể, cá nhân vụ khai thác gỗ trái phép tại Đắk Lắk: Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo, tổ
chức kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể có liên quan đến các vụ vi phạm
khai thác gỗ trái phép trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Thủ tướng yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm các vụ phá rừng tại Quảng Nam: Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam khẩn
trương chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm phá
rừng tự nhiên tại xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
Làm rõ phản ánh hàng xách tay chưa qua kiểm định bày bán cơng khai: Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Xn Phúc giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ
Công Thương và các cơ quan liên quan kiểm tra, làm rõ nội dung báo chí phản
ánh việc hàng hóa xách tay chưa qua kiểm định những được bày bán cơng khai
trên thị trường.
Phó Thủ tướng chỉ đạo làm rõ hành vi vi phạm của Tập đồn Khaisilk: Phó Thủ
tướng thường trực Trương Hịa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn
lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã chỉ đạo Bộ Cơng Thương chủ trì, phối
hợp với các Bộ Tài chính, Bộ Cơng an, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ
quan liên quan kiểm tra, làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật của Tập đoàn
Khaisilk trong kinh doanh các sản phẩm lụa tơ tằm; báo cáo Thủ tướng Chính
5


phủ kết quả trước ngày 15/12/2017. (Báo Chính Phủ Điện Tử 04/11)Về đầu
trang
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 10

Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết Trung

ương; Chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam; Tăng
cường phòng ngừa, đấu tranh tội phạm, vi phạm chống người thi hành công vụ;
Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp... là những thông tin chỉ đạo điều hành
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 10.
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết Trung ương:
Chính phủ đã có Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 2/10/2017 ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày
3/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về
tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
Ngày 3/10/2017, Chính phủ có Nghị quyết số 98/NQ-CP ban hành Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017
của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển
kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý 5 Bộ: Trong tháng 10,
Chính phủ ban hành các Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 6/10/2017, Nghị quyết
số 101/NQ-CP ngày 6/10/2017, Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 9/10/2017,
Nghị quyết số 111/NQ-CP ngày 23/10/2017, Nghị quyết số 112/NQ-CP ngày
30/10/2017 về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ cơng dân liên quan
đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương, Bộ
Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thôn, Bộ Công an.
Quy định tổ chức, hoạt động 2 đơn vị: Chính phủ ban hành Nghị định số
110/2017/NĐ-CP ngày 4/10/2017 về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành
Lao động - Thương binh và Xã hội và Nghị định số 118/2017/NĐ-CP ngày
26/10/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Thông tấn xã Việt Nam.
Tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe: Chính phủ ban
hành Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 5/10/2017 quy định về chương trình,
kế hoạch, hợp đồng đào tạo thực hành; yêu cầu trong tổ chức đào tạo thực hành;
quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong tổ chức đào tạo thực

hành khối ngành sức khỏe.
Chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam: Ngày 6/10/2017,
Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2017/NĐ-CP quy định về chế độ, chính
sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến
6


giai đoạn 1965 -1975 ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Cà Mau. Nghị định này quy
định chế độ trợ cấp một lần; trợ cấp hàng tháng; trợ cấp mai táng và chính sách
vay vốn sản xuất, kinh doanh đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam
tham gia kháng chiến trong thời gian từ ngày 26/3/1965 đến ngày 30/4/1975 ở
các tỉnh từ Quảng Trị đến Cà Mau.
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất: Chính phủ ban hành Nghị
định 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật hóa chất về: Yêu cầu chung để bảo đảm an tồn trong sản
xuất, kinh doanh hóa chất; hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh
vực cơng nghiệp; điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh
vực công nghiệp; điều kiện sản xuất, kinh doanh tiền chất cơng nghiệp; hồ sơ,
trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất cơng nghiệp.
Tiêu chí Đồn biên phịng vùng sâu, vùng xa: Ngày 9/10/2017, Chính phủ ban
hành Nghị định số 114/2017/NĐ-CP quy định về Đồn biên phòng thuộc vùng
sâu, vùng xa.
Mức tiền pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành án: Chính phủ
ban hành Nghị định 115/2017/NĐ-CP ngày 16/10/2017 quy định chi tiết trình tự,
thủ tục, mức tiền pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc
tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp.
Quy định mới về kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ơ tơ: Ngày
17/10/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện
sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Nghị định quy định cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô, doanh nghiệp thành lập
theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo
dưỡng ô tô phải đáp ứng 10 điều kiện.
Quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động đối ngoại:
Chính phủ ban hành Nghị định 117/2017/NĐ-CP ngày 19/10/2017 quy định về
quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động đối ngoại. Nghị
định này quy định về nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước đối với một số hoạt
động đối ngoại; lập dự tốn, chấp hành, quyết tốn và cơng khai ngân sách đối
với một số hoạt động đối ngoại theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do: Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc đã ký Chỉ thị 38/CT-TTg ngày 9/10/2017 về tăng cường
thực hiện và khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu
lực.
Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh tội phạm, vi phạm chống người thi hành
cơng vụ: Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 39/CT-TTg ngày 24/10/2017 về
7


tăng cường cơng tác phịng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật
về chống người thi hành cơng vụ.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó mưa lũ và đảm bảo an toàn hồ đập: Ngày
11/10/2017, Thủ tướng Chính phủ có cơng điện số 1533/CĐ-TTg u cầu triển
khai các biện pháp khẩn cấp ứng phó mưa lũ và đảm bảo an tồn hồ đập. Thủ
tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh, thành phố triển khai các biện pháp bảo vệ hệ
thống đê điều, hồ đập trên địa bàn; rà soát phương án, sẵn sàng lực lượng,
phương tiện ứng phó với các tình huống, sự cố bất thường.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ: Ngày 12/10/2017, Thủ
tướng Chính phủ có cơng điện số 1560/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu
quả mưa lũ tại các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu
Uỷ ban nhân dân địa phương bị ảnh hưởng, thiệt hại do đợt mưa lũ vừa qua chủ

động di dời dân cư ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực có nguy
cơ xảy ra sạt lở đất để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.
Cơng nhận 4 địa phương hồn thành nơng thơn mới: Thủ tướng Chính phủ ký
Quyết định số 1502/QĐ-TTg ngày 5/10/2017 công nhận thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Ngun hồn thành nhiệm vụ xây dựng nơng thơn mới năm
2016; Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 13/10/2017 công nhận thành phố Lạng
Sơn, tỉnh Lạng Sơn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2017;
Quyết định số 1582/QĐ-TTg ngày 13/10/2017 công nhận thành phố Sa Đéc,
tỉnh Đồng Tháp hồn thành nhiệm vụ xây dựng nơng thơn mới năm 2016; Quyết
định số 1621/QĐ-TTg ngày 25/10/2017 cơng nhận huyện Hồi Đức, thành phố
Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017.
Xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường:
Ngày 24/10/2017, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Xây dựng Hệ cơ sở
dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường tại Quyết định số
1618/QĐ-TTg. Mục tiêu nhằm thiết lập Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc
tài nguyên và môi trường, một thành phần trong Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia
về tài nguyên và môi trường, trên cơ sở Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài
nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;
Ứng dụng giải pháp công nghệ hiện đại nhằm thu nhận, quản lý thống nhất…
Tăng cường năng lực ứng cứu sự cố mạng: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án “Đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố, tăng cường năng lực cho
các cán bộ, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố an tồn thơng tin mạng trên
tồn quốc đến năm 2020, định hướng đến 2025” tại Quyết định số 1622/QĐTTg ngày 25/10/2017.
Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp: Tại Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày
30/10/2017, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên
khởi nghiệp đến năm 2025”. Cụ thể, đến năm 2020, 100% các học viện, trường
8


đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp có kế hoạch triển khai công tác hỗ

trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; có ít nhất 90% học sinh, sinh viên của các
học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường trung học
phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được
tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, được trang bị kiến thức, kỹ năng về
khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp. (Báo Chính Phủ Điện Tử 04/11)Về đầu trang
TIN QUỐC HỘI
Quốc hội thống nhất quy định một đầu mối quản lý nợ công

Chiều 3/11, thảo luận dự thảo Luật Quản lý nợ công, đa số các đại biểu Quốc hội
thống nhất quy định một đầu mối quản lý nợ công.
Các đại biểu thống nhất quy định một đầu mối quản lý nợ cơng theo hướng:
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ cơng; Bộ Tài chính là cơ quan đầu
mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ cơng.
Đại biểu Quốc hội phân tích, hiện nay việc 3 cơ quan cùng tham gia quản lý vay
nợ nước ngoài sẽ dẫn đến thiếu sự gắn kết trong huy động, sử dụng, giải ngân
vốn không sát với dự toán được giao, Quốc hội phải nhiều lần điều chỉnh dự
toán, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay.
Do vậy, đại biểu đồng ý với dự thảo việc thống nhất một cơ quan làm đầu mối
quản lý vay nợ trong nước và nước ngồi sẽ khắc phục tình trạng quản lý nợ
công phân tán, chồng chéo, không rõ trách nhiệm, không gắn kết giữa việc vay
nợ với việc quản lý ngân sách nhà nước và trả nợ công. (VTV.vn 03/11)Về đầu
trang
Không chuyển nợ doanh nghiệp Nhà nước vào nợ công

Ngày 3/11, Dự thảo Quản lý nợ công được đưa ra thảo luận tại Quốc hội. Với
những thay đổi trong phạm vi nợ công, Dự thảo Quản lý nợ công mới đặc biệt
thu hút sự chú ý trong bối cảnh nợ công đã gần chạm trần 65% Quốc hội cho
phép.
Theo luật hiện hành, nợ cơng bao gồm nợ chính phủ, nợ địa phương và nợ chính
phủ bảo lãnh. Nợ doanh nghiệp Nhà nước tự đi vay vốn dĩ không được tính vào

nợ cơng nhưng trong thực tế, một số doanh nghiệp khơng có khả năng trả nợ
thường đề xuất Chính phủ trả thay bởi vậy sẽ khiến túi nợ cơng phình to.
Dự thảo luật mới nhấn mạnh khơng chuyển nợ doanh nghiệp Nhà nước thành nợ
công. Theo các chuyên gia, quy định này sẽ khiến doanh nghiệp Nhà nước gắn
chặt huy động và sử dụng vốn với trách nhiệm trả nợ.
Ngoài ra, dự thảo luật mới cũng đưa ra bộ chỉ tiêu an tồn nợ cơng bao gồm: Nợ
cơng so với GDP; Nợ của Chính phủ so với GDP; Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của
Chính phủ so với tổng thu ngân sách Nhà nước.
9


Tuy nhiên, theo các chuyên gia hiện đàm phán vay nợ do 3 cơ quan thực hiện là
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, trách
nhiệm trả nợ thuộc duy nhất một đầu mối là Bộ Tài chính. Vì vậy, nên xem xét
gắn trách nhiệm vay và trả nợ vào một đầu mối.
Xây dựng Luật nhằm nhanh chóng kiểm sốt chặt chẽ nợ công càng trở nên cần
thiết khi tỷ lệ nợ công đến cuối năm nay dự kiến khoảng 62,6% GDP. (Kênh
VTV1 – Bản tin Tài Chính Kinh Doanh lúc 7h20 ngày 3/11) Về đầu trang
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP
Doanh nghiệp mất 30 triệu ngày công, 14.000 tỷ đồng/năm vì kiểm tra chuyên
ngành

Để thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, doanh nghiệp phải bỏ ra 30
triệu ngày cơng và khoảng 14.000 tỷ đồng mỗi năm. Trong đó, có tới hơn một
nửa các mặt hàng nhập khẩu phải chịu sự kiểm tra của 2 - 3 bộ ngành khác nhau.
Đây là số liệu thống kế từ Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương.
Để đưa một hộp sữa về kho, doanh nghiệp phải xin xác nhận an toàn kiểm dịch
động vật của nước sản xuất. Nhưng về tới Việt Nam, hộp sữa vẫn phải cõng
thêm hai loại giấy phép khác: Một là giấy kiểm dịch động vật ở Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn; Hai là giấy an toàn thực phẩm ở Bộ Y tế.

Tương tự, một chiếc kẹo làm ra gánh tới 8 giấy an toàn thực phẩm. Cứ mỗi loại
nguyên liệu nhập khẩu phải xin cấp ít nhất một giấy phép. Chưa kể, nếu được
làm từ các nguyên liệu có nguồn gốc động vật lại phải xin thêm giấy kiểm định.
Theo các chuyên gia, hồn tồn có thể loại bỏ ít nhất 50% số mặt hàng phải
kiểm tra chun ngành. Ví dụ nhóm thực phẩm bao gói sẵn, được chế biến sâu
hay được xử lý nhiệt ở nhiệt độ cao. Điều này đồng nghĩa với việc rất nhiều giấy
phép sẽ được loại bỏ.
Một hộp sữa 2 giấy phép, 2 bộ quản lý. Để giảm bớt sự chồng chéo, các chuyên
gia cho rằng, chỉ cần một bộ quản lý. Thay vì phải đi tới 2 nơi, doanh nghiệp chỉ
cần tới một đơn vị. Còn lại, các đơn vị tự có trách nhiệm kết nối thông tin với
nhau và trả kết quả cho doanh nghiệp. (Kênh VTV1 – Bản tin Tài Chính Kinh
Doanh lúc 21h45 ngày 3/11) Về đầu trang
BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH
Lương hưu và chuyện nước đến chân mới… lùi!

Thế là một lần nữa một điều luật quan trọng, có tác động xã hội lớn lại được
Chính phủ đề xuất cho lùi thời điểm áp dụng để tránh thiệt thòi cho người lao
động, đặc biệt là lao động nữ.
10


Cụ thể, khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội được Chính phủ kiến nghị lùi lại
đến năm 2022. Bởi nếu áp dụng từ 1-1-2018 thì khoảng 4.000 lao động nữ sẽ
thiệt thòi 5%-10% lương hưu, hàng chục ngàn lao động nữ khác cũng sẽ thiệt
thòi ở mức độ thấp hơn.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho hay từ tháng 9-2017, khi Ủy
ban Thường vụ Quốc hội bàn về bình đẳng giới, rồi cuộc họp của Ủy ban Về các
vấn đề xã hội của Quốc hội, ông đã đưa vấn đề này ra. Cũng từ đó, theo lời Bộ
trưởng, Bộ LĐ-TB&XH đã chỉ đạo đánh giá tác động, thống kê để xem cái gì
được, cái gì chưa được.

Vẫn theo lời Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, mục tiêu là tiến tới cái tốt cho phụ nữ,
tuy nhiên vừa qua chưa đạt được mong muốn vì chưa kéo dài được tuổi lao động
của nữ. Nhưng mục tiêu của Bộ là khơng để cho phụ nữ thiệt thịi.
Mục tiêu đó khơng sai, thậm chí là rất tốt cho đảm bảo cơng bằng xã hội, bình
đẳng giới. Thế nhưng dường như điều này có vấn đề khơng ổn trong q trình
xây dựng luật pháp, nhất là việc “đánh giá tác động” với đối tượng liên quan khi
ban hành chính sách.
Bởi chính việc “đánh giá tác động” của một chính sách, cũng như của một dự án
luật, sẽ tạo ra sự đồng thuận khi soi rọi được những bất cập, vô lý mà những
người làm chính sách nếu ngồi trong phịng lạnh sẽ không thể tiên lượng được.
Những hệ quả hiện tại dường như cho thấy vấn đề đánh giá tác động đã được
tiến hành không đến nơi đến chốn.
Bảo hiểm xã hội vốn là một đạo luật có mục đích đảm bảo an sinh xã hội cho
công dân sau một thời gian lao động, cống hiến. Thế nhưng đây là lần thứ hai
một điều luật tác động trực tiếp đến đối tượng của đạo luật phải dừng thời hạn
áp dụng.
Lần thứ nhất là năm 2015 khi Điều 60 liên quan đến việc nhận bảo hiểm xã hội
một lần cũng của đạo luật này chưa đưa vào áp dụng đã bộc lộ điều chưa ổn.
Quốc hội khi đó cảm nhận được những bức xúc vì quyền và lợi ích hợp pháp của
giới cơng nhân nên đã điều chỉnh để họ có thể nhận bảo hiểm xã hội một lần
ngay sau khi nghỉ việc chứ khơng cịn máy móc như Điều 60 quy định.
Thiệt hại cho người lao động có thể được chặn đứng nhưng thiệt hại cho q
trình lập pháp thì khơng ai có thể tính tốn được. Bởi mỗi một điều luật, bộ luật
và chính sách được ban hành đều có chi phí khơng nhỏ. Mỗi một điều luật, chính
sách khơng hợp lý được ban hành rồi lại sửa chữa là mỗi lần tiền thuế của người
dân bị tiêu tốn.
Nhưng thiệt hại về ngân sách là một chuyện. Cái thiệt lớn hơn chính là niềm tin
của người dân vào các chính sách và quy trình lập pháp.
11



Trước thực trạng này, Quốc hội khơng thể coi đó là chuyện bình thường, chuyện
nhỏ! (Pháp Luật TPHCM 04/11)Về đầu trang
QUẢN LÝ
Vì sao bão số 12 gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản?

Tính đến 13h ngày 5/11, theo thống kê từ Ban chỉ đạo Trung ương về Phịng
chống thiên tai, đã có ít nhất 29 người chết; 29 người mất tích. Về nhà cửa, 626
nhà bị sập. Về sản xuất nông nghiệp, 4.425 ha lúa, 25.212 ha hoa màu bị ngập,
hư hại. Về thủy sản, 228 tàu cá bị chìm, hư hỏng; 1.491 lồng bè ni trồng thủy,
hải sản bị thiệt hại.
Theo nhận định của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, thiệt hại
do bão số 12 gây ra là rất nặng nề.
Về nguyên nhân thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng, tàu thuyền, theo Ban chỉ đạo
Trung ương về Phòng chống thiên tai, mức bảo đảm thiết kế của cơng trình đê
điều, hệ thống điện, thông tin thấp hơn cường độ bão xảy ra. Nhiều khu neo đậu
tàu thuyền trú tránh bão bất cập, quá tải, không đủ cho các tàu thuyền vào tránh
trú, đặc biệt là tàu vãng lai, tàu vận tải. Thơng tin, kiểm sốt tàu thuyền vận tải ở
rất nhiều đợt bão, lũ còn hạn chế nên thường gây rất nhiều thiệt hại.
Về nguyên nhân về công tác chỉ đạo điều hành, năng lực các của cơ quan tham
mưu phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương trong khu vực còn rất nhiều
hạn chế cả về số lượng, kinh nghiệm cán bộ, trang thiết bị, phương tiện. Công
tác phối hợp đơn đốc, chỉ huy thực hiện ứng phó, khắc phục sự cố gặp hạn chế
và không kịp thời do không được thường xuyên tập huấn, diễn tập. Việc tham
mưu xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai, nhất là với bão mạnh
của các địa phương còn xa rời thực tế, khơng áp dụng được khi có tình huống
thiên tai xảy ra. (VTV.vn 05/11)Về đầu trang
Thí điểm cơ chế đặc biệt cho TP.HCM

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết Chính phủ mong muốn tạo sự chủ động giải

quyết các vấn đề cho TP.HCM thay vì phải báo cáo với các Bộ, với Thủ tướng.
Một trong những vấn đề quan trọng được nhắc tới tại cuộc họp báo Chính phủ
diễn ra hơm 3/11 chính là cơ chế chính sách thí điểm phát triển TP.HCM. Theo
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phịng Chính phủ Mai Tiến Dũng, đây là một vấn
đề được dư luận cả nước đặc biệt quan tâm và việc ban hành nghị quyết được
xem là rất cần thiết.
TP.HCM là đầu tàu kinh tế, đóng góp khoảng 27 – 28% trong số tổng GDP cả
nước, đóng góp cho ngân sách chung của cả nước từ 25 – 26%. "Với một đầu
tàu kinh tế như TP.HCM, chúng ta cần có một cơ chế thí điểm cho thành phố 4
vấn đề: cơ chế quản lý, quy hoạch đô thị, quản lý đất đai; cơ chế quản lý đầu tư;
12


cơ chế quản lý tài chính của ngân sách nhà nước; cơ chế ủy quyền về thu nhập
của cán bộ công nhân viên chức thuộc quyền quản lý của thành phố", Bộ trưởng
Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi họp báo.
Trả lời câu hỏi tại sao đặt vấn đề thí điểm, ông cho rằng đây đều là những nội
dung đã ban hành luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên, trong
thực tiễn có thể chưa phù hợp. Chính vì vậy, cần thống nhất có một cơ chế thí
điểm đột phá, đổi mới hiệu quả. Ngồi ra, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng cho
rằng cần thí điểm những nội dung trong thực tiễn đời sống rất cần song lại chưa
có quy định điều chỉnh.
Với phương châm tạo cho TP.HCM sự chủ động giải quyết các công việc thay vì
phải báo cáo với các Bộ, với Thủ tướng, Chính phủ cũng thống nhất việc thí
điểm phân cấp, phân quyền về quản lý hành chính mạnh hơn cho TP HCM.
"Với sự năng động, đổi mới sáng tạo của TP.HCM, những cơ chế phù hợp có thể
tạo điều kiện để thành phố phát triển nhanh, linh hoạt. Chính phủ đang tiếp tục
hồn thiện dự thảo này để trình lên trong kỳ họp Quốc hội khóa XIV", Bộ
trưởng Mai Tiến Dũng nói. (VTV.vn 3/11)Về đầu trang
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Phải đẩy nhanh, tránh thất thoát


Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương cho rằng, một mặt phải đẩy nhanh tiến trình cổ
phần hóa nhưng cũng phải hết sức minh bạch, rõ ràng, khơng để xảy ra thất
thốt của Nhà nước.
Theo báo cáo của Ban Đổi mới phát triển doanh nghiệp, 9 tháng đầu năm nay
mới cổ phần hóa được 20/44 doanh nghiệp nằm trong danh mục doanh nghiệp
phải cổ phần hóa từ nay đến 2020. Theo đánh giá của Chính phủ, tiến độ như
vậy là rất chậm. Trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10 diễn ra hơm
3/11, phóng viên đã đặt câu hỏi về giải pháp để thúc đẩy tiến độ cổ phần hóa.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho
biết, Chính phủ đang thực hiện Đề án tổng thể cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
đến năm 2020. Chính phủ đã ban hành các quyết định tạo cơ sở pháp lý, các cơ
chế chính sách, lộ trình rõ ràng, minh bạch trong quá trình cơ cấu lại doanh
nghiệp nhà nước, q trình cổ phần hóa, thối vốn tại các doanh nghiệp.
"Tuy nhiên, thực tế tiến độ cổ phần hóa hiện nay cịn chậm so với u cầu của
Chính phủ đề ra. Doanh nghiệp nhà nước còn chưa thực chất, chưa nâng cao
được hiệu quả hoạt động. Số doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn giảm
nhưng tỉ lệ sở hữu vốn của nhà nước trong số những doanh nghiệp cổ phần hóa
cịn cao" - Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương cho biết.

13


Chính vì thế, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, đặc biệt là các bộ, ngành đang
quản lý nhiều doanh nghiệp vốn nhà nước đang chiếm 100% hoặc đa số cần đẩy
nhanh tiến độ cổ phần hóa này.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương, để thực hiện được việc cổ phần hóa này
cần phải lưu ý đến những việc cần phải làm, đặc biệt là vấn đề định giá, đánh giá
tài sản của các doanh nghiệp nhà nước: "Nếu chúng ta khơng có những căn cứ
vững chắc, pháp lý rõ ràng để đánh giá, định giá sẽ gây ra vấn đề là đánh giá

thấp giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Điều này sẽ gây thiệt hại, thất thốt tài
sản nhà nước".
"Chính vì vậy, một mặt chúng ta phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, nhưng
trong q trình làm phải hết sức minh bạch, rõ ràng, không để xảy ra thất thốt
tài sản của Nhà nước trong q trình cổ phần hóa" - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư nhấn mạnh. (VTV.vn 3/11)Về đầu trang
Kiến nghị xử lý việc cơ quan, tổ chức “xin” doanh nghiệp đóng góp

Trong phiên họp thường kỳ tháng 10-2017, Chính phủ đã nghe các báo cáo và
thảo luận về việc rà soát, cắt giảm các loại chi phí chính thức ngồi phí, lệ phí
theo quy định...
Báo cáo của Văn phịng Chính phủ cho hay Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục
hành chính mới đây là kiến nghị một số biện pháp cắt giảm chi phí cho doanh
nghiệp, trong đó có kiến nghị tiếp tục cắt, giảm, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra
chuyên ngành, điều kiện kinh doanh.
Bởi theo phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, chi phí cho việc thực hiện thủ
tục hành chính kiểm tra chuyên ngành và tuân thủ các điều kiện kinh doanh là
rất lớn. Mỗi năm doanh nghiệp phải bỏ ra khoảng 28,6 triệu ngày công và 14,3
ngàn tỉ đồng để thực hiện các quy định, thủ tục về kiểm tra chuyên ngành.
Hội đồng cũng đề nghị tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa những thủ tục hành
chính; giảm mức thu phí, bãi bỏ một số phí không cần thiết. Đáng chú ý là đề
xuất nghiên cứu, bãi bỏ, đơn giản hóa những thủ tục liên quan đến đăng ký
doanh nghiệp tại Nghị định số 78/2015 quy định về đăng ký doanh nghiệp; thủ
tục liên quan đến việc đổi giấy phép kinh doanh, bỏ yêu cầu về mã số hải quan
HS trong giấy phép đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Hiện nay, bình qn mỗi doanh nghiệp đăng ký khoảng 20 ngành nghề kinh
doanh, để có thể áp mã cấp 4 cho các ngành nghề đăng ký kinh doanh này và
điền vào mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp mất bình quân
hai giờ để thực hiện.
Trường hợp phức tạp hơn là ngành nghề đó chưa có trong danh mục mã cấp 4

thì doanh nghiệp sẽ phải nghiên cứu, tìm kiếm các văn bản pháp luật chuyên
14


ngành quy định để tìm cách áp mã cho phù hợp. Đối với trường hợp này thời
gian để thực hiện việc áp mã trung bình có thể mất đến một ngày.
Đặt giả thiết trong trường hợp đơn giản nhất là ngành nghề đã có mã cấp 4 thì
với khoảng 110.000 doanh nghiệp thành lập mới mỗi năm, sẽ mất khoảng
220.000 giờ lao động của doanh nghiệp. Nếu thực thi phương án đơn giản hóa
nêu trên, ước tính doanh nghiệp chỉ mất 10 phút để viết tên các ngành, nghề kinh
doanh đăng ký.
Như vậy, sẽ giảm được bình quân 110 phút cho doanh nghiệp, thời gian tiết kiệm
được ước tính 201.000 giờ (khoảng 8.400 ngày) lao động cho các doanh nghiệp
thành lập mới.
Ngoài ra, Hội đồng tư vấn cũng đề xuất nghiên cứu, bãi bỏ thủ tục chấp thuận
dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo Luật Nhà ở, thống nhất áp dụng việc xin chấp
thuận chủ trương đầu tư, việc điều chỉnh dự án theo Luật Đầu tư. Gộp thủ tục
cấp giấy phép quy hoạch với thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu
tư; đơn giản hóa tối đa các yêu cầu về cung cấp trong quá trình phê duyệt dự án,
thẩm định thiết kế. (Pháp Luật TPHCM 04/11)Về đầu trang
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Bộ Cơng an cơng bố chỉ số cải cách hành chính năm 2017

Sáng 3/11, tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị công bố kết quả xác định
"Chỉ số cải cách hành chính trong cơng an nhân dân năm 2017".
Theo đó, chỉ số cải cách hành chính của cơng an các đơn vị, địa phương ở mức
tương đối cao, khoảng 82%, tăng hơn 7% so với năm 2016. Trong đó 8 địa
phương đạt kết quả xuất sắc là: Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hà
Nội, Phú Thọ, Sơn La và Đồng Nai.
65 đơn vị, địa phương đạt kết quả tốt, 15 đơn vị, địa phương đạt kết quả khá và

14 đơn vị, địa phương ở mức hoàn thành nhiệm vụ. Có 1 đơn vị khơng hồn
thành nhiệm vụ là Cảnh sát phịng cháy chữa cháy Bình Dương.
Lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu công an các đơn vị, địa phương trong năm 2018
phải gắn kết chặt chẽ hơn nữa, kiểm sốt thủ tục hành chính với cải cách tư
pháp, theo dõi thi hành pháp luật trong công an nhân dân. (VTV.vn 3/11)Về đầu
trang
Sở Tài chính Quảng Ninh áp dụng nhiều mơ hình cải cách hành chính

Hưởng ứng đợt phát động cải cách hành chính nhằm nâng cao chỉ số cạnh tranh
của tỉnh, năm 2016, Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng Kế hoạch số
1704/KH-STC góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng
lực cạnh tranh của Sở trong năm 2016 và những năm tiếp theo. Trong đó, một
15


trong những yếu tố quan trọng hàng đầu là chú trọng tạo chuyển biến trong nhận
thức, thái độ làm việc của cán bộ, công chức.
Trên cơ sở kế hoạch đã được xây dựng, Sở Tài chính đã chỉ đạo từng phòng thực
hiện các nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể theo các nội dung được giao. Đồng thời,
phân cơng một Phó giám đốc Sở phụ trách cơng tác văn phịng trực tiếp chỉ đạo
triển khai các kế hoạch của Sở và những nhiệm vụ được thực hiện theo chỉ đạo
của UBND tỉnh, Chính phủ. Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp,
người dân đến làm việc, Sở đã công khai số điện thoại đường dây nóng, email,
fax...
Ngồi ra, Sở đã tập trung thực hiện tốt các quy định tại Quyết định số
192/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế cơng khai tài chính đối
với các cấp ngân sách nhà nước (NSNN), các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ
chức được ngân sách hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn
NSNN, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ NSNN và các quỹ có
nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân. Song song với đó, chú trọng triển

khai các nội dung cải cách hành chính ban hành tại Quyết định 985 và Quyết
định 3854 của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Đặc biệt, Sở luôn ưu tiên triển khai cải cách tài chính cơng liên quan đến vận
dụng mơ hình “Lãnh đạo công - Quản trị tư”, “Đầu tư công - Quản lý tư”, và
“Đầu tư tư - Sử dụng công” trong đầu tư và quản lý, khai thác một số công trình,
dự án trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực dịch vụ y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa,
thể thao...
Xác định con người là yếu tố quan trọng hàng đầu, đội ngũ cán bộ, công chức
của Sở thường xuyên được đào tạo nâng cao trình độ và năng lực thi hành công
vụ; làm tốt việc phục vụ nhân dân, doanh nghiệp và sự nghiệp phát triển chung
của tỉnh Quảng Ninh. Ngồi ra, Sở Tài chính cịn đẩy mạnh cơng tác cải cách
thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. (Báo Công
Thương Điện Tử 05/11)Về đầu trang
PHÁP LUẬT
Kiên Giang: Một cán bộ Phòng Tài nguyên và Mơi trường Phú Quốc bị bắt tạm
giam

Trong q trình bồi thường giải phóng mặt bằng, một cán bộ Phịng Tài nguyên
và Môi trường huyện Phú Quốc vừa bị Cơ quan điều tra Công an huyện Phú
Quốc bắt tạm giam
Cán bộ vừa bị bắt tạm giam là ông Trần Văn Sơn – cán phụ trách bồi thường,
giải phóng mặt bằng của Phịng Tài Ngun & Mơi Trường huyện Phú Quốc.

16


Theo nguồn tin từ công an tỉnh Kiên Giang, cho biết, ông Sơn bị khởi tố về hành
vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ. (Dân Trí 05/11)Về đầu
trang
THẾ GIỚI

Nhật Bản khuyến khích các doanh nghiệp tăng lương, trao quyền cho lãnh đạo
trẻ

Chương trình cải cách thuế của chính phủ Nhật Bản cho năm 2018 dự kiến sẽ
đưa ra những biện pháp mới nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nâng lương
cho người lao động.
Lợi nhuận tăng cao là vậy, tuy nhiên có một nghịch lý là tại Nhật Bản, nhiều
công ty lại không chịu chi thêm tiền để trả lương cho nhân viên, gây ảnh hưởng
lớn tới kế hoạch kích cầu tiêu dùng của Tokyo.
Để giải quyết tình trạng này, chương trình cải cách thuế của chính phủ Nhật Bản
cho năm 2018, dự kiến sẽ đưa ra những biện pháp mới nhằm khuyến khích các
doanh nghiệp nâng lương cho người lao động.
Hệ thống thuế mới sẽ dành nhiều ưu đãi cho các cơng ty có mức tăng lương cao
cho nhân viên, đồng thời giảm thuế đối với các khoản đầu tư nhằm tăng năng
suất lao động. Chính phủ của Thủ tướng Abe kỳ vọng các biện pháp này sẽ giúp
doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tăng lương cho người lao động, với mức
tăng dự kiến là 3%.
Bên cạnh đó, chính sách cải cách thuế cũng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trao quyền cho lãnh đạo trẻ. Theo thống kê, trong năm 2016, đã có
gần 30.000 doanh nghiệp Nhật Bản phải đóng cửa hoặc chính thức giải thể do
sau khi lãnh đạo cũ về hưu hoặc qua đời mà khơng có người kế nhiệm, gây tác
động tiêu cực lên nền kinh tế. (VTV.vn 03/11)Về đầu trang./.
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

17



×