Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

marketing đô thi vanbinh2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.25 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

MARKETING ĐƠ THỊ
Đề tài nghiên cứu :
Phân tích các yếu tố tạo nên thương hiệu du lịch của thành phố Phú Quốc

*** MỤC LỤC****
I:CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Khái niệm về thương hiệu
1.2.Phân loại thương hiệu
1.3.Giá trị thương hiệu
1.4.Các nhân tố xây dựng thương hiệu
II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC
2.1.1 Khái quát :
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
2.1.3 Đặc điểm về lịch sử và di sản văn hóa
2.1.4 Thực trang và tiềm năng phát triển thương hiệu du lịch của Phú Quốc
2.2.Các yếu tố tạo nên tiềm năng phát triển du lịch của thành phố Phú
Quốc
2.2.1.Chính quyền và thi dân
2.2.2.Lịch sử - văn hóa
2.2.3.Kinh tế- du lịch – xã hội
2.2.4.Các yếu tố riêng tạo nên sự khác biệt
III. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT
3.1.Chính quyền và thị dân
3.1.1.Xây dựng và hoàn thiện thể chế quản trị đối với mơ hình thành phố
đảo gắn với phát triển du lịch biển



3.1.2Cần quán triệt nguyên tắc trong chỉ đạo và quản lý, quy hoạch .
3.2.Lịch sử - văn hóa
3.2.1Đẩy mạnh cơng tác tơn tạo di tích và đầ u tư cơ sở hạ tầ ng du lịch.
3.2.2Tăng cường cô ng tác giáo dục truyền thơng về bảo tồn di tích lịch sử.
3.3.Kinh tế- du lịch – xã hội
3.3.1.tăng cường đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển đặc trưng gắn với
bản sắc văn hoá
3.3.2.thu hút và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực du lịch theo hướng
chuyên nghiệp, hiệu quả.
3.3.3. thực hiện khác biệt và đa dạng hóa sản phẩm du lịch biển
3.3.4Đẩy mạnh phát triển du lịch xanh và bền vững .
3.4.Sự khác biệt.
IV .KẾT LUẬN .
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO .

I:CƠ SỞ LÝ LUẬN :
1.1.Khái niệm về thương hiệu :
Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kì: “Thương hiệu là một cái
tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng thể
các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một
(hay một nhóm) sản phẩm hay dịch vụ của một (một nhóm) người bán và
phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh”.
Thương hiệu, trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong marketing; là
hình tượng về một cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi tắt là doanh nghiệp)
hoặc hình tượng về một loại hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ; là tập hợp
các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng
hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác. Các dấu hiệu có thể là các nhữ cái,
con số, hình vẽ, hình tượng, sự thể hiện màu sắc, âm thanh.... hoặc sự kết
hợp giữa các yếu tố đó. Nói đến thương hiệu khơng chỉ nhìn nhận và xem
xét trên góc độ pháp lý của thuật ngữ này mà quan trọng hơn, trong điều

kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam cần nhìn nhận nó dưới
góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing. Như vậy, thương hiệu là một
thuật ngữ với nội hàm rộng. Trước hết, nó là hình tượng về hàng hóa (sản
phẩm) hoặc doanh nghiệp. Tuy vậy, nếu chỉ là hình tượng với cái tên, biểu
trưng thơi thì chưa đủ; đằng sau nó cần phải là chất lượng hàng hóa, dịch


vụ, cách ứng xử của doanh nghiệp với khách hàng, cộng đồng, những hiệu
quả tiện ích đích thực cho người tiêu dùng do hàng hóa và dịch vụ mà nó
mang lại... thì thương hiệu đó mới đi sâu vào tâm trí khách hàng.
1.2 Phân loại thương hiệu :
Chúng ta có thể đưa ra 2 khái niệm phân loại thương hiệu mà các doanh
nghiệp Việt Nam cần quan tâm: Thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu
sản phẩm.
- Thương hiệu doanh nghiệp (cịn có sách đề cập là thương hiệu gia đình):
Là thương hiệu dùng chung cho tất cả hàng hóa dịch vụ của một doanh
nghiệp. Mọi hàng hóa thuộc các chủng loại khác nhau của doanh nghiệp
đều mang thương hiệu như nhau. Ví dụ: Vinamilk (gán cho các sản phẩm
khác nhau của Vinamilk), Honđa (gán cho các sản phẩm hàng hóa khác
nhau của công ty Honđa – Bao gồm xe máy, ô tô, máy thủy, cưa máy...).
- Thương hiệu sản phẩm (cịn có sách gọi là thương hiệu tập thể): Là
thương hiệu của một nhóm hay một số chủng loại hàng hóa nào đó, có thể
do một doanh nghiệp sản xuất hoặc do các doanh nghiệp khác nhau sản
xuất và kinh doanh. Thương hiệu sản phẩm thường là do các doanh nghiệp
trong cùng một khu vực địa lý, gắn bó chặt chẽ với chỉ dẫn địa lý và tên gọi
xuất xứ hàng hóa sản xuất dưới cùng một thương hiệu. Ví dụ: Rượu mạnh
do Cognac sản xuất như Henessy, XO, Napoleon... hay Việt Nam đã công
nhận chỉ dẫn địa lý/tên gọi xuất xứ của nước mắm Phú Quốc thì khơng có
nghĩa chỉ một doanh nghiệp ở Phú Quốc sản xuất mà có thể do các doanh
nghiệp khác nhau ở Phú Quốc sản xuất nhưng phải tuân thủ các chỉ dẫn/tên

gọi xuất xứ và phải trong cùng Hiệp hội ngành hàng “Nước mắm Phú
Quốc” thì các sản phẩm đều được mang thương hiệu “Nước mắm Phú
Quốc” và sẽ có tên cơ sở sản xuất ở phía dưới là tên doanh nghiệp.
1.3 giá trị thương hiệu :
Giá trị thương hiệu (Brand Value)
Giá trị thương hiệu có thể hiểu là giá trị tài chính của thương hiệu đó. Để
xác định giá trị của thương hiệu thì trước hết, tổ chức, doanh nghiệp phải
ước lượng giá trị thương hiệu của mình trên thị trường.
Chính vì có những điểm tương đồng và có những liên kết với nhau nên đã
vơ tình tạo ra những sự nhầm lẫn về hai khái niệm này. Tổng kết, giá trị


thương hiệu là giá trị thương hiệu quy về mặt tài chính, khi mà thương hiệu
đó được mua hay bán, cịn tài sản thương hiệu thì sẽ được hình thành trên
những nhận thức, lịng trung thành xuất phát từ chính khác hàng.
1.4.Các nhân tố xây dựng thương hiệu :
1.4.1 CHÍNH QUYỀN VÀ THỊ DÂN :
a) Chính quyền :
- Quản lý và truyền bá thương hiệu đô thị là nội dung quan trọng của marketing đơ
thị (cịn gọi là kinh doanh đô thị). Thương hiệu đô thị và marketing đô thị thúc đẩy
lẫn nhau. Để thương hiệu có tác dụng xúc tiến mạnh mẽ, cơng tác quản lý và
truyền bá nó cần phải kiên trì, khéo léo và liên tục, và vì vậy phải có thể chế vững
chắc làm hậu thuẫn. Cạnh tranh đô thị phải dựa trên thực lực tổng hợp của đơ thị,
cịn thương hiệu đơ thị phải thể hiện được thực lực đó. Thế nhưng cạnh tranh đơ thị
lại diễn ra trong bối cảnh tồn cầu hóa đầy biến động cho nên phải luôn luôn đổi
mới và sáng tạo, mặc dù vậy thương hiệu đô thị vẫn phải thể hiện được giá trị cốt
lõi bền vững của đô thị.
- Chính vì vậy xây dựng thương hiệu đơ thị, rất cần những người lãnh đạo tài giỏi,
có tâm, có tầm
- Chính quyền đơ thị có một vai trị độc lập, tối cao trong đơ thị đó. Hình ảnh của

họ tạo nên cảm hứng cho toàn bộ cộng đồng. Họ khơng chỉ tối cao về chức quyền
mà cịn có một suy nghĩ vượt lên, tâm huyết với đô thị để thuyết phục bộ máy
chính quyền, nhân dân và doanh nghiệp. Có thể nói, cốt lõi đằng sau những đơ thị
bứt tốc trong thời gian vừa qua đều có hình ảnh một người lãnh đạo đủ sức thay
đổi cả một bộ máy, Đà Nẵng có thể phát triển như ngày nay là nhờ ơng Nguyễn Bá
Thanh khi cịn là Bí thư Thành ủy, ơng Phạm Minh Chính ở tỉnh Quảng Ninh, hay
ơng Đinh La Thăng Bí thư TP.HCM hiện nay
b) Thị dân :
- Thị dân là gì? Câu hỏi tưởng chừng có câu trả lời đơn giản nhưng hóa ra lại khá
phức tạp. “Thị dân” tất nhiên là người sinh sống ở các vùng đô thị. Nhưng như thế
nào là “sống” hay “lối sống” ở đô thị, và một nơi như thế nào mới được xem là “đô
thị”? Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản này lại được hiểu, rồi có những định


nghĩa khá phức tạp bởi vì thị dân và lối sống thị dân góp phần khơng nhỏ tạo nên
diện mạo một đô thị. Và quan trọng hơn, lối sống thị dân sẽ quyết định “thương
hiệu” của đơ thị, nhìn từ góc độ văn hố.
- Trước đây người ta hiểu “thị dân” là người sống ở đô thị. Nhưng giờ đây với sự
phát triển đa dạng của đô thị và sự phức tạp của q trình đơ thị hố, cách hiểu này
chưa đầy đủ. Không thể định nghĩa “thị dân” bằng cách xác định nơi sinh sống mà
phải từ khía cạnh văn hóa của người sống ở đơ thị.
- “Thị dân” là người sinh sống ở một trong những thành phố lớn trên thế giới. Là
người tiêu dùng khá giả, có quan điểm sống lạc quan và rất khác những người sống
ở “thị trấn nhỏ” hoặc khu vực nông thôn.
1.4.2. LỊCH SỬ, DI SẢN VĂN HÓA :
- Lịch sử, di sản văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên thương
hiệu đô thị. Đây là một thành phần giúp cho công chúng hiểu rõ hơn về đô thị
thơng qua q trình hình thành và phát triển của đơ thị đó cùng với nét văn hóa đặc
trưng riêng của đơ thị đó. Từ đó, cơng chúng có cái nhìn khách quan hơn về đơ thị.
- Khi đến với 1 đơ thị nào đó, người ta thường chú ý đên lịch sử phát triển của

thành phố đó như là đơ thị này có từ bao giờ, nó có những mốc lịch sử nào tiêu
biểu,…
Vịnh hạ long ( quảng ninh) . Nguồn Google
Thơng qua đó hình ảnh của đơ thị được truyền tải đến công chúng một cách chân
thực, sống động và cảm nhận được nét độc đáo của đô thị.
- Các di tích lịch sử là các di sản văn hóa vơ giá, là nguồn thu hút cơng chúng đến
với đơ thị, ngồi ra chúng cịn được coi như là hình ảnh của đơ thị để truyền tải đến
cơng chúng.Các di tích lịch sử là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan
trọng, minh chứng về lịch sử , nó giúp cho mọi người biết được nguồn, hiểu về
truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hoá . Di tích lịch sử liên quan tới sự kiện hoặc
nhân vật lịch sử có những đóng góp, ảnh hưởng tới sự tiến bộ của lịch sử đơ thị.
Đến với di tích lịch sử, công chúng như được đọc cuốn sử ghi chép về những con
người, những sự kiện tiêu biểu, được cảm nhận một cách chân thực về lịch sử,


những cảm nhận khơng dễ có được khi chỉ đọc những tư liệu ghi chép của đời sau.
Giá trị của di tích kiến trúc nghệ thuật thể hiện ở quy hoạch tổng thể và bố cục kiến
trúc, ở sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc với cảnh quan.
- Danh lam thắng cảnh thường được kết hợp giữa cơng trình tơn giáo tín ngưỡng
với cảnh quan thiên nhiên đẹp. Để thu hút sự quan tâm từ công chúng những danh
lam thắng cảnh này thường được tạo ra nét đặc trưng riêng của mình bằng vẻ đẹp
tự nhiên hoặc nhân tạo tùy vào hướng phát triển của đô thị

1.4.3.KINH TẾ VÀ DU LỊCH :
- Xây dựng thương hiệu đô thị là xây dựng và phát triển một bản sắc riêng cho đơ
thị đó. Do đó, thương hiệu đơ thị khơng phải chỉ là việc xây dựng những những tòa
nhà to lớn mà cịn phải có sự kết hợp đồng bộ giữa phát triển kinh tế đô thị và khai
thác tiềm năng du lịch của đơ thị đó.
- Xây dựng thương hiệu đơ thị cũng khơng có nghĩa là giới hạn trong phạm vi địa
lý, hành chính của địa phương đó, mà cần phải có tầm nhìn chiến lược trong tổng

hồ lợi ích của cả một khu vực, hoặc chí ít là vùng ngoại vi xung quanh nó. Các
chuyên gia về thương hiệu đơ thị cũng khun rằng, trong q trình xây dựng
chiến lược thương hiệu cho một địa phương, một thành phố, cần xem xét tổng thể
chiến lược phát triển thương hiệu chung cho cả một khu vực hoặc một quốc gia, từ
đó mới có thể định vị những giá trị đặc trưng, khác biệt, và không trùng lắp với các
đô thị khác.
A,Kinh Tế :
- Đưa ra được nền kinh tế đặc trưng của đô thị là một việc thiết yếu trong q trình
xây dựng thương hiệu đơ thị.Một đơ thị có được biết đến hay khơng là nhờ sự đặc
trưng đó.
- Một thương hiệu – rõ ràng, hấp dẫn và độc đáo – là nền tảng để biến một địa
phương trở thành nơi thu hút đầu tư, điểm đến du lịch và một nơi sống lý tưởng.
- Trong một thế giới cạnh tranh quyết liệt nhằm thu hút các nguồn lực kinh tế, vốn
đầu tư, con người, tài nguyên,… cho các thành phố,đô thị, phần thắng nghiêng về
những nơi xây dựng được một hình ảnh hấp dẫn, một định vị rõ ràng và một niềm
tin tưởng tuyệt đối.


- Phát triển một chiến lược thương hiệu cho một đơ thị tức là thúc đẩy các thuộc
tính năng của địa phương đó, nhằm đưa ra những cam kết phù hợp và hấp dẫn cho
các đối tượng mục tiêu. Nó không phải là một chiến dịch quảng cáo hay một khẩu
hiệu. Thay vào đó, chiến lược xây dựng thương hiệu là một tầm nhìn được chia sẻ
sâu sắc và cảm xúc hơn ảnh hưởng đến mọi hành động, từ hoạt động xúc tiến đầu
tư kinh tế, xúc tiến du lịch đến các chính sách quản lý đơ thị và hấp dân nhập cư.
- Có nhiều lý do tại sao một chiến lược thương hiệu là rất quan trọng đối với một
địa phương nào đó, nhưng phổ biến nhất là để kích thích tăng trưởng kinh tế. Đó là
bởi vì một thương hiệu mạnh có thể:
•Thay đổi nhận thức về hình ảnh yếu kém của địa phương đối với các thành phần
đối tượng bên ngồi và nội bộ;
•Tạo ra một tầm nhìn chungcho tương lai của cộng đồng và tiềm năng của nó;

•Xây dựng một hình ảnh nhất qn về địa phương;
•Tăng cường, nâng cao nhận thức về định vị của địa phương trong khu vực, cấp
quốc gia và phạm vi tồn cầu;
•Gỡ bỏ các quan niệm cố hữu bất lợi liên quan đến địa phương và làm cho nó thêm
hấp dẫn.
- Ví dụ điển hình cho yếu tố kinh tế xây dựng lên thương hiệu đô thị này,từ lâu thế
giới đã biết rằng đất nước Ả Rập Saudi là quốc gia có sản lượng dầu khai thác hiện
nay khoảng 8,7 triệu thùng một ngày, là nguồn thu nhập chính của quốc gia, chiếm
75% thu ngân sách và 90% giá trị xuất khẩu. Hiện nay Arập Xêút là nước xuất
khẩu dầu mỏ lớn nhất và giữ vai trò chủ chốt trong OPEC. Có khoảng 4 triệu cơng
nhân, chun gia nước ngồi làm việc trong ngành dầu mỏ và dịch vụ tại Arập
Xêút.Chính sự phát triển về kinh tế vượt bậc này đã hình thành cho Saudi một
thương hiệu đơ thị là một thành phố dầu mỏ giàu có mà bất kì một quốc gia sản
xuất dầu khí nào trên thế giới phải ganh tị và ước ao.
B,Du Lịch :
- Từ lâu này,các cơ quan ban ngành của các địa phương,đô thị,thành phố luôn chú
trọng đến vấn đề khai thác tốt nguồn tài nguyên về du lịch thiên nhiêu văn hóa của
từng vùng,nâng cao sự đặc trưng của từng địa phương để từ đó thúc đẩy du lịch
phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn đồng thời cũng thúc đẩy các ngành
kinh tế khác phát triển theo. Vấn đề về việc khai thác văn hóa du lịch của đơ thị địa
phương đã góp phần khiến địa phương đơ thị đó xây dựng nên hình ảnh thương
hiệu cho mình.Từ đó,tạo dựng thêm sự uy tín,chính sách mới lạ để thu hút khách
du lịch cũng như sự đầu tư của doanh nghiệp.


- Thông qua xây dựng thương hiệu du lịch cho các đơ thị mà những đơ thị đó được
phát huy hết các tinh hoa văn hóa dân tộc,đồng thời cũng nâng cao nhận thức cộng
đồng về việc giữ gìn bản sắc dân tộc cũng như là bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên
tự nhiên cũng như nhân tạo của đô thị.
- Cùng với việc xây dựng và phát triển du lịch tại đơ thị,địa phương thì các cơ sở

hạ tầng đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc...) phục vụ du
lịch được đầu tư nâng cấp, mở rộng hoặc được xây dựng mới hiện đại hơn, đồng
bộ hơn, góp phần khơi thơng luồng khách du lịch đến đơ thị làm thương hiệu đơ thị
có uy tín và tăng sức cạnh tranh với những đô thị khác.
1.4.4.SỰ KHÁC BIỆT :
- Phần lớn các đô thị sẽ hao hao giống nhau, khơng tìm thấy những nét riêng có
sức hấp dẫn. Tạo ra sự khác biệt cho đô thị so với những đô thị khác, gắn với bản
sắc văn hóa và điều kiện tự nhiên là một địi hỏi nghiêm túc của chính quyền đơ thị
và nhân dân với nhà quy hoạch.
- Tại sao phải cần sự khác biệt? Trong làm ăn, nhà kinh doanh tạo sự khác biệt
trong chiến lược xây dựng thương hiệu, thu hút được khách hàng, sự hợp tác, nhờ
đó mà thắng lợi trong cạnh tranh và bứt phá. Ngày nay, trong xu thế hội nhập, mỗi
quốc gia, mỗi địa phương, sự khác biệt chính là những điểm mạnh, là lợi thế để
xây dựng động lực phát triển. Các nhà quy hoạch quan tâm đến các yếu tố trụ cột
về động lực, bao gồm: Con người, văn hóa, địa lý, kinh tế - xã hội, để tạo nên sự
khác biệt cho đơ thị. Có khi là một yếu tố, có khi cả bốn yếu tố được kết hợp nhuần
nhuyễn làm nên bản sắc riêng.
II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG :
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC :
2.1.1 Khái quát :
1.Khái quát thành phố Phú Quốc :
Vị trí địa lí :
Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan , phía tây nam của Việt Nam. Phú
Quốc trải dài từ vĩ độ: 9°53′ đến 10°28′ độ vĩ bắc và kinh độ: 103°49′ đến
104°05′ độ kinh đông. Phú Quốc cách thành phố Rạch Gía 120 km và cách
thành phố Hà TIên 45 km.
Đảo Phú Quốc từ trên cao ( nguồn : Google )


Thành phố đảo Phú Quốc có diện tích 589,27 km², dân số năm 2020 là

144.460 người, mật độ dân số đạt 245 người/km².
2.1.2 Điều kiện tự nhiên :
Vùng biển Phú Quốc có 22 hịn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn
nhất có diện tích 580 km², dài 49 km. Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy
từ bắc xuống nam với 99 ngọn núi đồi. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng
An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi
một eo biển có độ sâu tới hơn 100 m.
Đảo Phú Quốc được cấu tạo từ các đá trầm tích , bao gồm cuội kết đa
nguồn gốc phân lớp dày, sỏi thạch anh, silica, đá vôi, riolit và felsit. Các đá
Mesozoi thuộc hệ tầng Phú Quốc (K pq). Trầm tích Kainozoi thuộc các hệ
tầng Long Toàn (Pleistocen giữa - trên), hệ tầng Long Mỹ (Pleistocene
trên), hệ tầng Hậu Giang (Holocene dưới - giữa), các trầm tích Holocen
trên và các trầm tích Đệ Tứ khơng phân chia .
Khí hậu : Thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia hai
mùa rõ rệt.
Mùa khơ: Đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió tín phong bán cầu Bắc. Nhiệt
độ cao nhất 35 độ C vào tháng 4 và tháng 5.
Mùa mưa: Đảo Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây - Tây Nam, độ ẩm
cao từ 85 đến 90%.
2.1.2 Đặc điểm về lịch sử và di sản văn hóa :
+ Lịch sử hình thành :
Từ thế kỷ thứ V TCN, con người bắt đầu xuất hiện ở Phú Quốc, mang đặc
trưng của văn háo Oc Eo, khơng có dấu hiệu người kherme ở đây
Năm 1671, một người Hoa tên Mạc Kính Cửu, q ở Lơi Châu tỉnh
Quảng Đơng, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người
lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến trôi dạt đến Phú Quốc ngày nay .
Thời kì Việt Nam Cộng Hịa, Phú Quốc là một duyên khu của hải quân .
Năm 1964, vua Sihanouk của Campuchia tuyên bố chấp nhận đường
Brevie từ thời thuộc địa là biên giới biển, đồng nghĩa với việc từ bỏ u
sách của mình đối với Phú Quốc, cơng nhận Phú Quốc thuộc chủ quyền

Việt Nam.


Ngày 9 tháng 2 năm 2020 , Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị
quyết số 1109/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng
1năm 2021 ) . Theo đó:
Thành lập thành phố Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang trên cơ sở tồn bộ
diện tích tự nhiên và 179.480 người của huyện Phú Quốc
Thành lập phường Dương Đông trên cơ sở tồn bộ diện tích và dân số của
thị trấn Dương Đông
Thành lập phường An Thới trên cơ sở sáp nhập tồn bộ diện tích và dân số
của thị trấn An Thới và xã Hòn Thơm.
Sau khi thành lập, thành phố Phú Quốc có 2 phường và 7 xã trực thuộc như
hiện nay.
+ Di sản văn hóa :
Ở đảo Phú Quốc, vào ngày rằm tháng 7 âm lịch người dân thường đi chùa
tại phường Dương Đông. Vào ngày này sinh hoạt tôn giáo diễn ra khá nhộn
nhịp.
Cũng như những nơi khác ở Việt Nam, Phật giáo là tôn giáo có nhiều tín đồ
và có ảnh hưởng nhất ở Phú Quốc với những ngơi chùa có hàng trăm năm
tuổi như chùa Sùng Hương , Sùng Đức, Sư Mn (cịn gọi là chùa Hùng
Long),...
Phú Quốc được xem là nơi phát tích của đạo Cao Đài. Ngày nay trên đảo
có hai Thánh Thất Cao Đài ở phường Dương Đông. Một là Thánh thất
Dương Đơng thuộc Hơi thánh Cao Đài tịa thánh Tây Ninh, hai là Thánh
thất Cao Đài Hội Thánh thuộc phái Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi.
Phú Quốc này trước đây có một số nhà nguyên , nhà thờ: Khoảng năm
1930, một số giáo dân miền bắc vào đảo này làm đồn điền cao su ở gần Bãi
Khem. Hai linh mục người Malaysia là Albelza và Merdrignac đã cho xây
một nhà nguyện tạm bằng lá để làm nơi cầu nguyện, lễ lạc .

2.1.3 Thực trang và tiềm năng phát triển thương hiệu du lịch của Phú
Quốc :
1.Thực trang phát triển du lịch Phú Quốc :
1.1Sự phát triển của du lịch Phú Quốc trong những năm gần đây :
Phú Quốc là một hịn đảo xinh đẹp, có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt
là phát triển du lịch. Với diện tích xấp xỉ diện tích của đảo quốc Singapore,


Phú Quốc có nhiều tham vọng để trở thành điểm đến du lịch hàng đầu tại
Việt Nam.
Theo số liệu thống kê, quý I năm 2012, Kiên Giang đã đón 1.236.920 lượt
khách đến tham quan du lịch, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2011. Trong
đó, khách quốc tế đạt 50.580 lượt, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng Phú Quốc có hơn 85.981 lượt khách, trong đó có 41.253 lượt khách
quốc tế, đạt doanh thu 175 tỷ đồng.
Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc .Nguồn Google

Trong 10 năm qua, Phú Quốc đã có những bước phát triển rõ rệt về cơ sở vật chất,
hạ tầng. Nhiều khách sạn và resort hàng sang được xây dựng. Lượng khách du lịch
trong và ngoài nước đến Phú Quốc tăng nhanh. Đường bay thành phố Hồ Chí
Minh – Phú Quốc với khoảng 15 chuyến mỗi ngày, hiện nay là một trong những
tuyến bay có tỷ suất lợi nhuận lớn nhất của ngành hàng khơng.
Đón du khách an tồn:
Hai tháng đầu năm nay, du lịch Phú Quốc đã có những tín hiệu phục hồi tích cực,
tạo đà cho phát triển năm 2022 trong điều kiện dịch COVID-19 tiềm ẩn nguy cơ
khó lường.
Trong 9 ngày Tết Nguyên đán Nhân Dần 2022 vừa qua (29/1-6/2), Phú Quốc đón
hơn 120.000 lượt du khách đến tham quan, du lịch và phần lớn khách du lịch đi
theo tour, tuyến quy mơ gia đình.
Để đảm bảo an tồn sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, các cơ sở lưu trú, kinh

doanh dịch vụ du lịch trên đảo và du khách tuân thủ biện pháp 5K phòng, chống
dịch COVID-19. Các khu, điểm du lịch đều được tập huấn, kiểm tra chặt chẽ trong
cơng tác phịng chống dịch bệnh để đón khách an tồn, thích ứng trong tình hình
mới.
Đây là điều kiện thuận lợi để Phú Quốc thực hiện mở cửa đón khách du lịch nội địa
và quốc tế theo chính sách "Hộ chiếu vaccine," góp phần phục hồi kinh tế -xã hội
của địa phương.
Đoàn khách quốc tế “hộ chiếu vaccine” người Hàn Quốc tham quan
du lịch tại Phú Quốc. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)


Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Phú Quốc Huỳnh Quang Hưng chia sẻ,
Phú quốc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến du lịch, mở rộng thị trường trong bối
cảnh dịch COVID-19 còn đang tiếp diễn, tiềm ẩn nguy cơ khó lường, thực hiện
hiệu quả chương trình kích cầu du lịch để chủ động trong kế hoạch mở cửa đón
khách du lịch nội địa và quốc tế.
Thành phố tiếp tục triển khai các hoạt động kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi
phát triển du lịch. Huy động các nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông
kết nối các điểm, khu du lịch trọng điểm phục vụ nhu cầu của du khách và thu hút
các nhà đầu tư chiến lược.
Thành phố cũng sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai thực
hiện các dự án du lịch đã được cấp phép trên đảo, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi
công các dự án, cơng trình du lịch đang xây dựng sớm hoàn thành đưa vào sử
dụng, khai thác hiệu quả phục vụ du khách.
Lãnh đạo thành phố Phú Quốc nhấn mạnh, thành phố tiếp tục nâng cao năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững
mạnh, nỗ lực hoàn thành đạt và vượt các mục tiêu kinh tế-xã hội năm 2022. Phú
Quốc huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, khai thác tốt các tiềm
năng thế mạnh của đảo ngọc Phú Quốc.
Thành phố tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, khơi thông các nguồn lực

cho phát triển, tiếp tục phịng chống, kiểm sốt có hiệu quả dịch COVID-19, tháo
gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh, tận dụng tốt các cơ hội để thúc
đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội Phú Quốc.

1.2-Những thách thức đối với phát triển du lịch Phú Quốc :

Du lịch Việt Nam phải vượt qua được 4 thách thức chính để tăng sức cạnh tranh
với các nước trong khu vực.

Thứ nhất, là công tác tiếp nhận đơn xin giải quyết và chấp thuận thị thực
cảnh (visa). Theo phản ánh của những đơn vị kinh doanh du lịch, đây là trở
ngại lớn nhất cho việc biến Việt Nam thành một điểm đến du lịch toàn cầu.


Theo số liệu tính tốn, GDP của ngành du lịch đã bị thiệt hại khoảng 10%.
Ước tính tương đương 350 triêu USD, do du khách không chắc chắn sẽ
được chấp thuận nhập cảnh vào Việt Nam. Vì vậy, theo nhóm cơng tác du
lịch, Việt Nam nên đẩy nhanh quy trình giải quyết các vấn đề như: cấp thị
thực tại nơi đến và nhận cấp thị thực qua mạng Internet.
Thứ hai, du khách quốc tế bay vào Việt Nam trên những chuyến bay nước
ngoài phải đặt vé trên những chuyến bay nội địa trước hơn 30 ngay. Tình
trạng này đặt Việt Nam vào thế bất lợi trước sự cạnh tranh trong vùng, ông
Barp Ah Moo cho rằng, Việt Nam nên yêu cầu các hãng hàng không thông
báo thời biểu và danh sách toàn bộ các chuyến bay qua hệ thống GDS – hệ
thơng phân phối tồn cầu ít nhất trước 6 tháng.
Thức ba, việc ban hành và thực thi thông tư của Nghị định 29 về đặt văn
phòng đại diện của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch nước ngoài ở Việt
Nam 2 năm trơi qua vẫn chưa có tiến triển. Điều này khiến các nhà cung
cấp dịch vụ du lịch hiểu rằng họ không thể thành lập những văn phòng đại
diện để hỗ trợ phát triển số lượng khách du lịch đến Việt Nam.

Thứ tư, Việt Nam phải đẩy mạnh kinh doanh và tiếp thị. Thời gian gần đây,
tính hấp dẫn của Việt Nam được biết đến là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng đã bị
các phương tiện truyền thông làm lu mờ với những thơng tin như: tình
trạng lạm phát cao, cơ sở hạ tầng yếu kém…Vì vậy, Việt Nam cần khởi
động một chiến dịch quảng bá những thế mạnh, tốc độ tăng trưởng nhanh,
sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là văn hóa và con người
Việt Nam.

2.Những tiềm năng để phát triển du lịch của Phú Quốc
Phú Quốc có đầy đủ các điều kiện để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng. Đảo Phú Quốc khơng chỉ có bờ biển đẹp, các điểm du lịch lặn mà
còn độc đáo với những nghề truyền thống của người dân nơi đây. Phú Quốc
là vùng sản xuất Hồ tiêu nổi tiếng, nghề sản xuất nước mắm và các trại
nuôi cấy ngọc trai, hệ thông rừng nguyên sinh rộng lớn với thổ những phì
nhiêu, nguồn nước ngọt dồi dào cùng nhiều bãi tắm đẹp. Đây là tiềm năng


rất lớn để Phú Quốc phát triển loại hình du lịch sinh thái biển kết hợp với
bảo tồn thiên nhiên và nghiên cứu khoa học.
Vẻ đẹp được thiên nhiên ban tặng của Phú Quốc
A, Khu bảo tồn đa dạng sinh học biển đảo :
Khu bảo tồn Phú Quốc gồm 2 khu vực: Phía đơng Bắc và đơng Nam
đảo và khi phía Nam quần đảo An thới. Diện tích mặt nước của khu
bảo tồn biển là 26.863,17 ha, trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt
2.952,45ha, vùng phục hồi sinh thái rộng 13.592,95 ha và vùng phát
triển 10.317,77 ha. Ở Bắc đảo là vùng có thảm cỏ biển rộng lớn
thuộc 2 xã Hàm Ninh và Bãi Thơm.
Vùng biển Phú Quốc được đánh giá là ngư trường giàu với tổng trữ
lượng cá phân bố ước tính đạt 464.000 tấn. Trong đó trữ lượng nổi
chiếm khoảng 51% khoảng 239.000 tấn, cá đáy và cá rạn san hơ

chiểm khoảng 49%, 255.000 tấn. Ngồi nhóm cá vùng biển hải sản
Phú Quốc cịn chứa đựng nhiều nhóm hải sản có giá trị khác như
tơm, mực, ghẹ, óc nhảy, ngọc trai, sị huyết, sị lơng, nghêu lụa, bạc
tuốc, hải sâm, cá ngựa…hàng năm được khai thác với sản lượng lớn
tạo nguồn thu nhập và công ăn việc làm cho người dân trên đảo và
các khu vực lân cận.

Tài nguyên biển Phú Quốc
Riêng hệ sinh thái san hô qua ghi nhận, Phú Quốc có 252 lồi thuộc
49 giống và 14 họ san hơ cứng, 19 lồi san hơ mềm với tổng diện
tích là 473,9 ha, phân bố chủ yếu tập trung quanh các đảo ở phía
nam quần đảo An Thới với diện tichs362,2 ha chiếm 76% tổng diện
tích.
Phú Quốc là một trong hai địa phương tại Việt Nam có thảm cỏ biển,
tại đây ghi nhận có 9 loại cỏ biển phân bố ở phía Đơng đảo, một ít ở
Bắc và Nam đảo so với tổng diện tích 10.600 ha.


Hệ sinh thái rừng tự nhiên Phú Quốc
Do đặc điểm hệ sinh thái rạn san hô và thảm cỏ biển, điều kiện thích hợp
làm nơi cư trú và cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho các loài cá sống ở
rạn, tại đây có 152 lồi cá thuộc 71 giống và 31 lồi họ, trong đó có các
lồi có giá trị kinh tế cao như cá mú 13 loài, cá mó 11 lồi, cá dìa 8 lồi, 7
lồi cá hồng, 8 lồi cá đổng… Tảo biển có 98 lồi thuộc 3 giống của 35 họ
than mềm sinh sống trong rạn san hô, phổ biến nhất là ốc dụn, ngọc trai,
trai tai tượng vảy. Da gaicos 32 loài thuộc 23 giống của 15 họ da gai, trong
đó hải sân là phong phú nhất. Đặc biệt tại vùng biển Phú Quốc ghi nhận có
sự xuất hiện của cá cúi, rùa biển, cá heo…đây là những lồi có tên nằm
trong danh mục bị đe dọa tuyệt chủng.
Cá heo xuất hiện ở Phú Quốc

Được sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn biển
thuộc cơ quan Khí tượng và Hải Dương Hoa Kỳ và hợp phần sinh kế bền
vững bên trong và xung quanh các khu bảo tồn biển đầu năm 2007, một
nhóm cơng tác gồm các thành viên đại diện cho các cơ sở ban ngành của
tỉnh Kiên Giang cùng Ban quản lý khu bảo tồn biển Phú Quốc xây dựng kế
hoạch quản lý nhằm giúp quản lý một cách hiệu quả khu bảo tồn biển Phú
Quốc.
B, Tiềm năng du lịch sinh thái của Phú Quốc :
Quần đảo Phú Quốc gồm 22 đảo lớn nhỏ, với diện tích 550km2, trong đó
đất rừng chiếm 62% tổng diện tích và trải dài trên 90 ngọn núi, nơi xuất
phát của một số con sông quan trọng, bắt nguồn từ dãy Hàm Ninh như
Rạch Chàm, Rạch Cai Lạp, Rạch Hàm Ninh, sông cửa Cạn, sông Dương
Đông… với nhiều cảnh quan đẹp, tạo sự khác biệt giữa đảo Phú Quốc với
các đảo ở khu vực lân cận. Phú Quốc cịn là nơi có rất nhiều thắng cảnh
thiên nhiên đẹp như Bãi Thơm, Bãi Khem, suối Đá Bàng, suối Tranh…
Đặc biệt Bãi Dài đứng đầu danh sách các bãi biên tiềm ẩn được hãng thơng
tấn cũng như du khách nước ngồi đánh giá và bình chọn top 5 bãi biển đẹp


nhất thế giới. Ngoài sản phẩm du lịch sinh thái tự nhiên, thì cảnh quan sinh
thái về Văn hóa ở Phú Quốc rất phong phú như: làng chài, làng nước mắm,
các cơ sở nuôi cấy ngọc trai, canh tác vườn tiêu, nhà tù Phú Quốc…
2.2.Các yếu tố tạo nên tiềm năng phát triển du lịch thanh phố Phú
Quốc :
2.2.1Chính quyền và thi dân :
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 20152020 về khâu đột phá “Phát triển huyện đảo Phú Quốc theo mơ hình đặc
khu kinh tế để trở thành động lực phát triển của tỉnh,” tỉnh Kiên Giang tập
trung vào các giải pháp khắc phục khó khăn, huy động nhiều nguồn lực đầu
tư phát triển Phú Quốc khá nhanh, toàn diện theo đúng định hướng của
Trung ương.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Phú Quốc Huỳnh Quang Hưng cho
biết đến nay, thành phố Phú Quốc có 326 dự án đầu tư, với tổng diện tích
10.945ha, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 354.700 tỷ đồng; trong đó có những
tập đồn kinh tế lớn như Vingroup, Sungroup, BIMgroup, CEOgroup…
đầu tư vào Phú Quốc.
Thúc đẩy phát triển Phú Quốc trở thành động lực phát triển của tỉnh, thành
phố Phú Quốc tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương xây dựng
cơ chế, chính sách đột phá cho thành phố Phú Quốc.
Qua đó, thu hút các nhà đầu tư lớn, có năng lực thực sự, tạo điều kiện cho
Phú Quốc phát triển trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước,
khu vực Đông Nam Á và quốc tế, với 3 trụ cột chính: cơng nghiệp giải trí,
nghỉ dưỡng, dịch vụ tài chính ngân hàng và kinh tế biển.
Thành phố Phú Quốc xác định đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tếxã hội đồng bộ là khâu đột phá quan trọng trong phát triển đảo ngọc Phú
Quốc.
Thành phố huy động mọi nguồn lực, vận dụng các cơ chế, hình thức đầu tư
tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất
là giao thông, cấp điện, cấp nước, xử lý chất thải, nước thải, các khu đô thị
mới, trung tâm thương mại... bảo đảm phát triển đúng hướng, bền vững.


Nhiều cơng trình trọng điểm được triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng
như Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, Cảng biển quốc tế An Thới, Cảng
biển hành khách quốc tế Dương Đơng, trục chính giao thơng Nam-Bắc đảo,
đường vịng quanh đảo... tạo kết nối liên thơng với các trung tâm đô thị lớn
trong nước và một số quốc gia trên thế giới qua đường hàng không và
đường biển.
Sau hơn 5 năm, Phú Quốc được công nhận là đơ thị loại II, với tốc độ đơ
thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn đảo đã mang đến những công
năng đô thị đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện
đại.

Thành phố Phú Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng về
phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng phát triển đơ thị, góp phần đẩy nhanh
tốc độ phát triển đơ thị của tồn tỉnh, đồng thời nâng cao chất lượng sống
của người dân.
Sự phát triển của các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch biển thu
hút nhiều du khách trong và ngoài nước đã làm thay đổi đáng kể diện mạo
đảo ngọc Phú Quốc.
Lãnh đạo thành phố Phú Quốc cho biết, trong 5 năm qua (2015-2020), kinh
tế Phú Quốc luôn giữ được mức tăng trưởng cao và ổn định, giá trị sản xuất
tăng 84,6% so với đầu nhiệm kỳ, bình quân tăng trên 13%/năm .Điển hình
như ngành thương mại, dịch vụ tăng gấp 2,37 lần; thu hút lượng khách du
lịch bình quân mỗi năm tăng 28%.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt hơn 141.650 tỷ đồng, vượt trên 57% chỉ
tiêu, kế hoạch. Thu ngân sách của thành phố đạt hơn 21.300 tỷ đồng, tăng
gấp 2,3 lần so với đầu nhiệm kỳ, chiếm hơn 42% số thu ngân sách toàn
tỉnh, thực sự trở thành động lực góp phần quan trọng vào sự phát triển
chung của tỉnh Kiên Giang.
2.2.2.Lịch sử - văn hóa :
Thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam :
+Ngày 1.1.2021, Phú Quốc chính thức trở thành thành phố. Đây là một sự
kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặt cho sự phát triển vượt trội của huyện
đảo. Đây là thông tin được giới đầu tư cực kỳ quan tâm bởi khi lên thành
phố, Phú Quốc sẽ được đầu tư mạnh mẽ về cả cơ sở hạ tầng và dòng vốn
đầu tư từ các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước
+Phú Quốc sẽ được hưởng lợi lớn từ chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng như
môi trường, điện, nước


+Hệ thống giao thông sẽ được mở rộng, gia tăng kết nối linh hoạt giữa các
điểm đến du lịch

+Việc trở thành thành phố cũng khiến Phú Quốc được nới rộng nhiều cơ
chế
+Thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư là các căn shophouse - mơ hình
shophouse duy nhất được chủ đầu tư quản lý cho thuê chuyên nghiệp
Những cơng trình lịch sử văn hóa đặc sắc
Phú Quốc là điểm dừng chân lý tưởng để trải nghiệm những điều lý thú,
bình dị. Ngồi những danh lam, thắng cảnh, những đặc sản phong phú, đặc
trưng để lại những ấn tượng trong lịng du khách, Phú Quốc cịn có những
cơng trình lịch sử, văn hố có ý nghĩa sâu sắc giáo dục truyền thống cách
mạng, văn hoá cho thế hệ trẻ.
Phú Quốc là điểm dừng chân lý tưởng để trải nghiệm những điều lý thú,
bình dị. Ngồi những danh lam, thắng cảnh, những đặc sản phong phú, đặc
trưng để lại những ấn tượng trong lịng du khách, Phú Quốc cịn có những
cơng trình lịch sử, văn hố có ý nghĩa sâu sắc giáo dục truyền thống cách
mạng, văn hoá cho thế hệ trẻ.
Ðó là Nhà tù Phú Quốc - nơi sưu tầm, phục dựng và trưng bày những hiện
vật, tư liệu về truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc. Nơi đây đã được
xây dựng thành với quy mô lớn, mang ý nghĩa lịch sử, văn hoá quốc gia để
giáo dục truyền thống và thu hút khách du lịch trong và ngồi nước tham
quan.
Đó là Bảo tàng Cội Nguồn cao 5 tầng, với hơn 4.000 hiện vật phong phú,
đa dạng, tái hiện lịch sử hình thành, phát triển đảo Phú Quốc xưa và nay.
Trong đó, hơn 1.000 cổ vật đã được các nhà khoa học lịch sử xác định niên
đại và giá trị văn hố cao. Bảo tàng là thơng điệp của Phú Quốc gửi tới bè
bạn trong nước và quốc tế giới thiệu lịch sử phát triển đảo du lịch Phú
Quốc - nơi mà tạo hoá ban tặng một phong cảnh thiên nhiên, với những sản
vật nổi tiếng và con người thật bình dị, mến khách.
Huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức bảo tồn, kế thừa và phát huy di sản
lịch sử, văn hố. Ðồng thời tích cực vận động và có chính sách nhằm

khuyến khích Nhân dân tham gia vào cơng tác bảo tồn, giữ gìn những giá
trị lịch sử, văn hố. Bởi đó chính là tài sản vô giá để lại và lưu truyền cho
con cháu mai sau.
2.2.3Kinh tế- du lịch – xã hội :


Là một thiên đường du lịch
Không hề kém cạnh Đà Nẵng hay Nha Trang về điều kiện tự nhiên để phát
triển du lịch, sở hữu hàng loạt các bãi biển đẹp trải dài từ Nam đảo đến Bắc
đảo, đặc biệt có nhiều bãi biển lọt vào TOP những bãi biển đẹp nhất hành
tinh do Unesco xếp hạng như:
Bãi Dài – Top 5 thế giới.
Bãi Sao – Bãi Biển Hoang sơ đẹp nhất.
Bãi Trường, Bãi Kem, Bãi Thơm, Gành Dầu.
Năm 2019, đảo ngọc Phú Quốc được CNN vinh danh là một trong những
điểm đến du lịch tốt nhất châu Á. Đồng thời, chỉ trong vòng 5 năm, Phú
Quốc đã bứt phá vượt lên Nha Trang, Đà Nẵng,… để dẫn đầu bảng xếp
hạng địa điểm có tốc độ phát triển khách sạn cao cấp nhanh nhất cả nước.
Sự đổ bộ của những thương hiệu 5 sao :

Bãi biển Phú Quốc ( Nguồn : thông tấn xã Việt Nam )
Phú Quốc thể hiện sự cạnh tranh không hề kém cạnh hai người anh em Nha
Trang và Đà Nẵng khu hội tụ hàng loạt các thương hiệu nghỉ dưỡng, quản
lý khách sạn đình đám trong nước và trên thế giới như Sun Group,
Vingroup, BIM Group, CEO Group, InterContinental Hotels Group,
Wyndham Hotel Group, Best Western International, Hyatt Hotels, Melia,
Novotel, Pullman, Mưvenpick,… Dù khơng thể sánh bằng về diện tích hay
mật độ dân số nhưng khơng thể phủ nhận tiềm năng phát triển của Phú
Quốc là vô cùng lớn.
Tăng cường hoạt động du lịch biển thành phố đảo Phú Quốc



Trong những năm qua, hoạt động du lịch biển thành phố đảo Phú Quốc có những
chuyển biến tích cực, góp phần thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và
ngồi nước.
Năm 2018, Phú Quốc đón trên 4 triệu lượt khách, tăng 35,75% so với năm 2017.
Về doanh thu, Phú Quốc đạt trên 5.517 tỷ đồng (tăng 39,5%), tương ứng với
86,58% tổng thu nhập du lịch của Kiên Giang. Năm 2019 đạt 671.896 lượt khách
tăng 22,7% và du khách nội địa năm 2019 đạt 7,3 triệu lượt khách tăng 132,8%
/năm; tổng doanh thu du lịch đạt 18.595,7 tỷ đồng, đóng góp 11% GDP tồn tỉnh.
Do lợi thế về cảnh quan biển đảo, kết hợp với các sản phẩm du lịch ngày càng
phong phú, đa dạng nên khách đến và nghỉ lại cao hơn và chi tiêu nhiều hơn cho
các dịch vụ du lịch khác (doanh thu tăng bình quân 143,0%/năm, cao hơn tốc độ
tăng về lượng khách).
Kinh tế du lịch thành phố đảo Phú Quốc giữ vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế biển của tỉnh Kiên Giang.
2.2.4Các yếu tố riêng tạo nên sự khác biệt
Điều kiện tự nhiên thuận lợi:
Nguồn : Google
+Đảo Phú Quốc rộng 565 km2 nằm trong vịnh Thái Lan,
phía tây nam của Việt Nam, Phú Quốc trải dài từ vĩ độ:
9°53′đến 10°28′độ vĩ bắc và kinh độ: 103°49′đến
104°05′độ kinh đông, bao gồm thị trấn Dương Đông, thị
trấn An Thới và 8 xã là: Bãi Thơm, Gành Dầu, Cửa Cạn,
Cửa Dương, Hàm Ninh, Dương Tơ, Hòn Thơm và Thổ
Chu..Đảo nằmngồi khơi biển Đơng.
+Vùng biển Phú Quốc có địa hình có phức tạp và bị chia
cắt bởi các sơng, rạch; nơi có địa hình cao nhất là phía
Bắc đảo và thấp dần về phía Nam đảo.Phú Quốc có diện
tích 574 km² (56.200 ha), dài 50 km, nơi rộng nhất (ở

phía bắc đảo) 25 km. Điểm cao nhất tới 603 m (núi
Chúa). Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ nam đến


bắc với99 ngọn núi đồi. Phần các vùng biển quanh đảo
nơng có độ sâu chưa đến 10 m. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ
của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía
nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới
hơn 60 m.
+Nền địa chất đảo huyện Phú Quốc là các loại sa thạch
hoặc đá macma (Jura - Creta) chua hoặc trung tính như
đá Granit, Granodiorit, Andezit. Thành tạo các macma
này chủ yếu là thạch anh, biotit, hocblen. Các loại đất
hình thành trên nền đá sa thạch và macma chua thường
nghèo dinh dưỡng.
. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt:
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến tháng 4 âm
lịch năm sau và mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 âm lịch đến
tháng 10 âm lịch năm sau
+ Nhiệt độ: cao nhất 35 độ C vào tháng 4 và tháng 5
+ Độ ẩm: có độ ẩm trung bình 78%.
+ Hướng gió: tốc độ gió trung bình 4,5 m/s, chịu ảnh
hưởng gió mùa Đơng Bắc có cường độ tương đối mạnh,
tốc độ gió trung bình 4 m/s. Khi gió Đơng Bắc mạnh,
tốc độ đạt từ 20 đến 24 m/s.
-Phú Quốc có 130 km bờ biển, 4 hướng là biển của vịnh
Thái Lan, do địa hình phức tạp, núi bị chia cắt liên tục
nên có nhiều suối rạch, lượng mưa tập trung trong mùa
mưa, do các vùng đồng bằng thiếu thảm thực vật, cũng
như các đập ngăn nước nên lượng nước mặt thường

chảy nhanh, tạo ra sự bào mịn và rửa trơi đất mặt, mùa
khô thường bị nhiễm mặn và khô cạn. Các rạch lớn như
rạch Cửa Cạn, rạch Đầm, rạch Dương Đông, rạch Tràm
… là nơi thoát nước ngọt ra biển và thường để nước
mặn xâm nhập vào đảo trong mùa khô.
->Những đặc điểm trên có ý nghĩa quan trọng trong việc
phát triển du lịch ở Phú Quốc, đồng thời là điều kiện
thuận lợi để khai thác phát triển và thu hút khách đến


đây.
Vị trí trung tâm của Đơng Nam Á:
Nguồn :Google
+Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan là trung tâm giữa các thành phố lớn
của Asean, Phú Quốc chỉ cách các quốc gia Đơng Nam Á khoảng 2 giờ bay.
Trung bình mỗi ngày có 50 chuyến bay đến và đi ở Phú Quốc, trong đó có
nhiều chuyến bay thẳng quốc tế. Phú Quốc thu hút cả khách du lịch đến từ
trong nước, khách du lịch đến từ các nước châu Âu: Anh, Pháp, Nga, Thụy
Điển… và các nước trong khu vực: Thái Lan, Singapore, Campuchia, Hàn
Quốc, Trung Quốc…
Được đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng :
Cùng với sự phát triển về số lượng du khách, cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển với
tốc độ nhanh đạt 114,62% giai đoạn 2018 – 2020. Đây là kết quả của hoạt động
đầu tư của tất cả các thành phần kinh tế đều tham gia kinh doanh dịch vụ lưu trú và
ăn uống. Mặc dù các cơ sở kinh doanh lưu trú nhiều, song số lượng các cơ sở lưu
trú chủ yếu là có quy mơ nhỏ, phần lớn từ 10 đến 55 phịng, số khách sạn có quy
mơ trên 150 phịng vẫn cịn hạn chế. Điều đó đặt ra cho thành phố đảo Phú Quốc là
cần ưu tiên phát triển các khách sạn cao cấp, đúng tiêu chuẩn quy định, hạn chế
xây dựng các nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ có quy mơ nhỏ.


Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch tại thành phố đảo Phú Quốc :
Nguồn : Vntrip


+Phú Quốc hiện là hòn đảo duy nhất sở hữu đầy đủ cảng hàng không quốc
tế và cảng biển quốc tế. Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc dự kiến sẽ
được nâng cấp để mở rộng nhà ga hành khách T2 và đầu tư đường cất hạ
cánh số 2 để nâng công suất khai thác lên 10 triệu hành khách/năm (lớn
hơn công suất khai thác của sân bay quốc tế Cam Ranh và gần bằng công
suất của sân bay quốc tế Đà Nẵng).
Nguồn : Vntrip
+Đồng thời, các tuyến đường kết nối xuyên suốt Nam đảo và Bắc đảo, các
tuyến đường ven biển đang được gấp rút xây dựng và mở rộng. Sau khi các
tuyến đường này hoàn thành, Phú Quốc chắc chắn sẽ càng có sức hấp dẫn
với khách du lịch.
Đường trục chính Bắc – Nam đảo Phú Quốc có chiều dài 51,5km với làn
đường, tổng mức đầu tư 2.468,6 tỷ đồng. Dự án đường vòng quanh
đảo Phú Quốc gồm 8 tuyến đường và 1 cây cầu dài 99,5km với tổng
mức đầu tư 3.011,8 tỷ đồng. Hiện nay đã hoàn thành
III.KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT :
3.1Chính quyền và thi dân :
3.1.1. Xây dựng và hoàn thiện thể chế quản trị đối với mơ hình thành
phố đảo gắn với phát triển du lịch biển.
Việc hồn thiện thể chế quản trị nói chung với mơ hình thành phố đảo
hướng đến phát triển dịch vụ, du lịch sẽ là một bước đi tiên phong. Với việc
được thành lập thành phố đảo du lịch đầu tiên của Việt Nam, Phú Quốc đã
trở thành một thể chế tiên phong trong việc phát triển định hình gắn chặt
với sự phát triển của ngành du lịch, dịch vụ. Cơng tác thành lập và thí điểm
thực hiện chưa có tiền lệ sẽ phát sinh nhiều vấn đề cần điều chỉnh, hồn
thiện, do đó cần có các bộ phận tinh nhuệ để tổ chức. Chú ý xây dựng thể

chế quản trị minh bạch, cầu thị và có sự kiểm soát chăt chẽ. Thể chế này
cần linh hoạt trong phạm vi có thể để vì mục tiêu lớn thu hút và tạo điều
kiện cho các nhà đầu tư và thân thiện, an toàn với du khách. Lấy mục tiêu
phát triển du lịch biển là then chốt và chiến lược dài lâu để định hình và
xây dựng lộ trình thực hiện.
3.1.2Cần quán triệt nguyên tắc trong chỉ đạo và quản lý, quy hoạch .


Cần quán triệt trong các cấp chính quyền địa phương trong việc phê duyệt các dự
án đầu tư du lịch tại Phú Quốc phải đáp ứng các yêu cầu đẩm bảo các mục tiêu
kinh tế, xã hội và môi trường gắn với các chỉ tiêu phát triển bền vững. Nguyên tắc
trên cần đưa vào trong nghị quyết, quy định bắt buộc đối với mọi chủ thể, công
khai minh bạch tới mọi cán bộ và người dân để đảm bảo sự phát triển dài lâu của
Thành phố đảo. Từ nhận thức đến hành động, từ văn bản chính sách đến thực thi
trên thực tiễn phải được thực hiện để vì sự phát triển lâu bài của nhiều thế hệ đối
với thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam.
3.2.Lịch sử - văn hóa
3.2.1Đẩy mạnh cơng tác tơn tạo di tích và đầ u tư cơ sở hạ tầ ng du
lịch.
Cần có một qui hoạch tổng thể về khai thác và phát triển du lịch cho khu di
tích lịch sử để và có thể bảo tồn và khai thác phát triển bền vững các di
tích quí giá này.
Đầu tư xây dựng một số cơng trình phục vụ cho khách tham quan: các
điểm dừng chân và một số mơ hình của di tích lịch sử, mơ hình chuyển
động để phục vụ các hoạt động du lịch về nguồn, tìm hiểu lịch sử.
Đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng dịch vụ đường, điện, cơ sở lưu trú, thông
tin liên lạc, phương tiện vận chuyển khách... tạo điều kiện thu hút khách du
lịch, Phát huy được giá trị về di tích lịch sử - văn hóa và tạo mối liên kết
cộng đồng trong việc bảo tồn và khái thác phát triển bền vững khu di tích.
Tạo thêm nguồn thu nhập từ du lịch góp phần nâng cao đời cộng đồng dân

cư vùng lân cận, tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động tuyên truyền và
bảo vệ các khu di tích .
Xây dựng chương trình mở rộng khai thác tour du lịch tham quan, du
lịch về nguồn nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bảo tồn di tích lịch
sử và quảng bá du lịch Kiên Giang trong chương trình phát triển chung
ngành du lịch của tỉnh. Chương trình sẽ xây dựng hệ thống tuyên truyền
về việc bảo tồn di tích, bảo vệ rừng và quảng bá thơng tin du lịch với
nhiều hình thức trong tỉnh và trên các phương tiện thông tin đại chúng quốc
gia và quốc tế; góp phần giáo dục ý thức cộng đồng trong việc phát triển
kinh tế du lịch. Thu hút mạnh các nhà đầu tư và du khách trong và ngoài
nước đến với Phú Quốc và Kiên Giang. Tạo điều kiện cho nhân dân và
khách tham quan tìm hiểu lịch sử - văn hóa và vui chơi giải trí.
3.2.2Tăng cường cô ng tác giáo dục truyền thông về bảo tồn di tích lịch


sử.
Mở một số lớp tập huấn nâng cao kiến thức cho người tham gia hoạt động
khai thác du lịch tại khu di tích và nâng cao kiến thức bảo tồn, tơn tạo các
di tích lịch sử - văn hóa.
Nâng cao vai trò, quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư về bảo tồn
di tích, di sản.
Tổ chức chương trình giáo dục truyền thơng về bảo tồn di tích, di sản,
xây dựng chương trình giáo dục truyền thơng giá trị các di sản, để nâng cao
nhận thức về việc bảo tồn và tôn tạo các giá trị tinh thần, giá trị văn hóa –
nhân văn của dân tộc.
Tổ chức các khoá đào tạo cho cán bộ quản lý cán bộ kỹ thuật về cung cấp
dịch vụ cho du khách, hướng dẫn du lịch và giám sát đánh giá tác động
môi trường từ các hoạt động du lịch.
Biên soạn và phát hành các tài liệu tập huấn và tham khảo phục vụ cho các
nhà quản lý, cán bộ làm công tác bảo tồn và du lịch

3.3.Kinh tế- du lịch – xã hội :
3.3.1. tăng cường đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển đặc trưng
gắn với bản sắc văn hoá và đặc thù tự nhiên của Phú Quốc:
Xây dựng sản phẩm tuyên truyền và giới thiệu về du lịch biển Phú Quốc
như ấn phẩm giới thiệu về các bãi biển, khu bảo tồn thiên nhiên biển, các
chương trình du lịch... Đầu tư xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch có chất lượng cao, đồng bộ. Đầu tư đa dạng hoá và nâng cao
chất lượng các sản phẩm du lịch biển hiện có và phát triển các sản phẩm
mới đa dạng, hấp dẫn có sức cạnh tranh cao. Đầu tư khai thác đi đôi với
bảo vệ, tôn tạo và phát triển nguồn tài nguyên biển, cải thiện môi trường du
lịch nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài. Tích cực thực hiện
xã hội hóa trong cơng tác đầu tư phát triển du lịch biển, khuyến khích các
thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình
thức khác nhau, đặc biệt có cơ chế thích hợp để thu hút nguồn vốn trong
dân để đầu tư phát triển du lịch biển tại thành phố đảo. Trong nội dung này,
cần chú trọng quán triệt và phê duyệt các dự án đầu tư sản phẩm du lịch và
điểm đến cần chú ý gắn với đặc trưng văn hoá, diện mạo tự nhiên và con
người nơi đây, từ đó tạo sự riêng có và ấn tượng, bản sắc khác biệt của Phú
Quốc so với chuỗi các điểm du lịch biển ở Việt Nam và Thế giới.
3.3.2.thu hút và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực du lịch theo
hướng chuyên nghiệp, hiệu quả.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×