Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích một số đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh và liên hệ với tập đoàn Dệt May 19 - 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.77 KB, 15 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Để mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngồi, phục vụ sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế quốc dân trên cơ sở khai
thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước: Căn cứ vào Hiếp pháp
nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: Nhà nước khuyến khích
các nhà đầu tư nước ngồi vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền
và tuân thủ pháp luật Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
Việt Nam bảo vệ quyền sở hữu đối với vấn đề đầu tư và các quyền lợi hợp
pháp khác của nhà đầu tư nước ngoài; tạo đièu kiện thuận lợi và quy định thủ tục
đơn giản nhanh chóng cho các nhà đầu tư nước ngồi đầu tư vào Việt Nam.
Các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức
sau:
1. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.
2. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
3. Doanh nghiệp liên doanh.
Trong 3 hình thức trên thì doanh nghiệp liên doanh đang là hình thức khá
phổ biến trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay. Sau đây em xin
nêu ra 1 số đặc điểm về doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam và đặc biệt là tập
đồn Dệt may 19-5 (một cơng ty liên doanh may mặc tại Hà Nội).

1

1


CHƯƠNG I
NỘI DUNG VÀ KHÁI NIỆM CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP LIÊN
DOANH
1. Khái niệm

Doanh nghiệp liên doanh là một doanh nghiệp được thành lập giữa: nhà


đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam, hoặc với doanh nghiệp liên
doanh đã được phép thành lập, hoặc với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
đã được phép hoạt động tại Việt Nam.
Doanh nghiệp liên doanh có thể được thành lập trên cơ sở hiệp định ký
kết giữa Chính phủ Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước
ngồi.
Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức cơng ty trách
nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
Mỗi bên liên doanh chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần góp vốn
của mình vào vốn pháp định và chịu rủi ro, lỗ, lãi theo tỷ lệ vốn góp.
Doanh nghiệp liên doanh có tài sản riêng do các bên ký kết hợp đồng
liên doanh đóng góp tài sản của doanh nghiệp liên doanh là sở hữu chung của
các bên liên doanh.
Doanh nghiệp liên doanh ht theo nguyên tắc hạch tốn kinh tế độc lập,
tự chủ về tài chính.
2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh.

Lập hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư.
2.1. Đơn xin cấp giấy phép đầu tư.
2.2. Hợp đồng liên doanh.
2.3. Điều lệ doanh nghiệp liên doanh.

2

2


2.4. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên
liên doanh.
2.5. Giải trình kinh tế - kỹ thuật.

2.6. Các hồ sơ theo quy định của pháp luật.
2.7. Hồ sơ chuyển giao công nghệ, nếu góp vốn bằng cơng nghệ.
2.8. Báo cáo đánh giá tác động mơi trường hoặc bản giải trình các yếu
tố có thể ảnh hưởng đến môi trường.
2.9. Hồ sơ thuê đất, nếu có thuê đất.
2.10. Chứng chỉ quy hoạch, thiết kế sơ bộ cơng trình, nếu có cơng trình
xây dựng.
3. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thành lập doanh nghiệp liên doanh gồm:

3.1. Tên, địa chỉ quốc tịch, đại diện có thẩm quyền của các bên liên
doanh.
3.2. Mục tiêu và phạm vi kinh doanh.
3.3. Vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ góp vốn pháp định, phương thức,
tiến độ góp vốn và tiến độ xây dựng doanh nghiệp.
3.4. Sản phẩm chủ yếu, tỷ lệ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
3.5. Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp.
3.6. Quyền và nghĩa vụ các bên.
3.7. Sửa đổi và chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng, điều
kiện kết thúc, giải thể doanh nghiệp.
3.8. Giải quyết tranh chấp.
4. Nội dung của điều lệ doanh nghiệp liên doanh gồm:

4.1. Tên, địa chỉ, quốc tịch, đại diện có thẩm quyền của các bên.
4.2. Mục tiêu và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp.

3

3



4.3. Vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ góp vốn pháp định, phương thức
và tiến độ góp vốn pháp định.
4.4. Số lượng, thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản
trị, nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc của
doanh nghiệp.
4.5. Đại diện của doanh nghiệp trước tòa án, trọng tài và cơ quan Nhà
nước Việt Nam.
4.6. Các nguyên tắc về tài chính.
4.7. Tỷ lệ phân chia lãi và lỗ cho các bên liên doanh.
4.8. Thời hạn hoạt động, kết thúc và giải thể doanh nghiệp.
4.9. Quan hệ lao động trong doanh nghiệp, kế hoạch đào tạo cán bộ
quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân.
4.10. Thủ tục sửa đổi điều lệ doanh nghiệp liên doanh.
5. Vốn của doanh nghiệp liên doanh

Vốn đầu tư là vốn để thực hiện dự án đầu tư bao gồm vốn pháp định và
vốn vay.
Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh là mức vốn phải có để
thành lập doanh nghiệp theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, được ghi
trong điều lệ doanh nghiệp. Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít
nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với những cơng trình xây dựng cơ sở hạ
tầng tại các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, dự án đầu tư ở miền
núi, vùng sâu, vùng xa, dự án trồng rừng thì vốn pháp định có thể bừng 20%
vốn đầu tư, nhưng phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp nhận.
Vốn pháp định không được phép giảm trong q trình kinh doanh. Có
thể tăng vốn pháp định, vốn đầu tư, thay đổi tỷ lệ góp vốn của các bên nhưng
phải do hợp đồng quản trị quyết định và được cơ quan cấp giấy phép đầu tư
phê chuyển.
4


4


Phương thức và tỷ lệ góp vốn pháp định của các bên liên doanh:
- Tỷ lệ góp vốn pháp định của các bên liên doanh do các bên thỏa
thuận, nhưng phần góp của bên nước ngồi hoặc các bên nước ngồi khơng
được thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh.
- Trong trường hợp đặc biệt, căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, công
nghệ, thị trường, hiệu quả kinh doanh và các lợi ích kinh tế - xã hội khác của
dự án, cơ quan cấp giấy phép đầu tư có thể cho phép bên nước ngồi góp vốn
pháp định bằng 20% (nếu đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, miền núi, v.v…).
- Bên nước ngồi góp vốn pháp định bằng:
+ TIền nước ngồi, tiền Việt Nam có nguồn từ vốn đầu tư tại Việt Nam
(tiền Việt Nam thu được từ lợi nhuận, thanh lý, chuyển nhượng vốn đầu tư tại
Việt Nam).
+ Thiết bị, máy móc, nhà xưởng, cơng trình xây dựng khác.
+ Giá trị quyền sở hữu cơng nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình cơng
nghệ và dịch vụ kỹ thuật.
+ Giá trị quyền sử dụng đất, các nguồn tài nguyên, giá trị quyền sử
dụng mặt nước, mặt biển theo quy định của pháp luật Việt Nam (Điều 7 Luật
đầu tư nước ngoài - ngày 12/11/1996).
Bên Việt Nam thơng thường góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
Giá trị phần góp vốn của mỗi bên liên doanh được xác định trên cơ sở
giá thị trường tại thời điểm góp vốn.
Khi các bên liên doanh góp vốn bằng thiết bị máy móc phải được một
tổ chức giám định độc lập cấp chứng chỉ giám định. Cơ quan quản lý Nhà
nước về đầu tư nước ngoài của Việt Nam có quyền chỉ định tổ chức giám định
lại giá trị thiết bị máy móc.
Vốn phát định có thể góp một lần khi thành lập doanh nghiệp liên
doanh hoặc góp từng phần trong một thời gian hợp lý, nhưng phương thức và

5

5


tiến độ góp vốn pháp định phải phù hợp với giải trình kinh tế - kỹ thuật và
phải được quy định trong hợp đồng liên doanh.
Trường hợp các bên liên doanh khơng thực hiện việc góp vốn theo tiến
độ đã cam kết mà khơng có lý do chính đáng, thì cơ quan cấp giấy phép đầu
tư có quyền thu hồi giấy phép đầu tư.
Lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp liên doanh được phân chia theo
tỷ lệ góp vốn của mỗi bên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
6 Cơ chế điều hành, quản lý của doanh nghiệp liên doanh.

Cơ quan lãnh đạo của doanh nghiệp liên doanh là hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị gồm chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên.
Các bên cử đại diện của mình tham gia hội đồng quản trị theo tỷ lệ
tương ứng với phần vốn góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh,
nhưng bên ít nhất cũng phải có hai thành viên nếu là liên doanh nhiều bên,
hoặc một thành viên nếu là liên doanh hai bên.
Nếu doanh nghiệp liên doanh được thành lập giữa một doanh nghiệp
liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam với doanh nghiệp Việt Nam hoặc với
nhà đầu tư nước ngồi thì bên doanh nghiệp liên doanh đang hoạt động tại
Việt Nam phải có ít nhất hai thành viên, trong đó có ít nhất một thành viên là
cơng dân Việt Nam đại diện cho bên Việt Nam trong liên doanh.
Chủ tịch hội đồng quản trị do các bên liên doanh thỏa thuận cử ra:
Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm,
miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về
việc quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị do các bên liên doanh thoả thuận

nhưng tối đa là 5 năm.
Mỗi năm hội đồng quản trị họp ít nấht một lần. Hội đồng quản trị có thể
họp bất thường do 2/3 thành viên của hội đồng quản trị, hoặc do một trong
6

6


các bên liên doanh, hoặc do tổng giám đốc, hoặc phó giám đốc thứ nhất yêu
cầu.
Các cuộc họp của hội đồng quản trị do chủ tịch hội đồng quản trị triệu
tập. Cuộc họp của hội đồng quản trị chỉ được tiến hành khi có ít nấht hai phần
ba thành viên của hội đồng quản trị tham gia.
Những vấn đề quan trọng nấht trong nội dung liên doanh phải do hội
đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí giữa các thành viên của hội
đồng quản trị có mặt trong cuộc họp. Những vấn đề đó là:
- Bổ nhiệm, miễm nhiệm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc thứ nhất,
kế toán trưởng.
- Sửa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp.
- Duyệt quyết tốn chu chi tài chính hàng năm và quyết tốn cơng trình.
- Vay vốn đầu tư.
Ngồi các vấn đề nêu trên, hội đồng quản trị quyết định theo nguyên
tắc đa số.
Quyền hạn và nhiệm vụ giữa tổng giám đốc và phó tổng giám đốc thứ
nhất do hội đồng quản trị phân định. Tổng giám đốc là người đại diện hợp
pháp cho doanh nghiệp liên doanh trước tòa án và cơ quan Nhà nước Việt
Nam.
Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về hoạt động
của doanh nghiệp liên doanh. Trong quá trình điều hành và quản lý doanh
nghiệp, nếu phó tổng giám đốc thứ nhất có ý kiến khác với tổng giám đốc thì

phải chấp hành ý kiến của tổng giám đốc, nhưng có quyền bảo lưu ý kiến của
mình để đưa ra cuộc họp của hội đồng quản trị xem xét.
Hội đồng quản trị có thể thuê tổ chức, quản lý và điều hành doanh
nghiệp liên doanh bằng một hợp đồng quản lý. Hợp đồng này không được làm

7

7


thay đổi mục tiêu, phạm vi hoạt động của dự án đã được ghi trong giấy phép
đầu tư.
Hợp đồng thuê quản lý chỉ có hiệu lực khi được cơ quan cấp giấy phép
đầu tư chuẩn y.
Doanh nghiệp liên doanh là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về
mọi hoạt động của tổ chức quản lý.
7. Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp liên doanh.

• Thời hạn hoạt động phụ thuộc vào từng dự án theo quy định của
Chính phủ, nói chung khơng q 50 năm.
• Thời hạn hoạt động được ghi trong giấy phép đầu tư.
• Thời hạn hoạt động có thể kéo dài đến 70 năm do Chính phủ quyết
định căn cứ vào quy định của ủy ban thường vụ Quốc hội.
• Doanh nghiệp liên doanh chấm dứt hoạt động trong các trường hợp
sau đây:
+ Hết thời hạn hoạt động được ghi trong giấy phép đầu tư.
+ Do đề nghị của một bên hoặc các bên và được cơ quan quản lý nhà
nước về đầu tư nước ngoài chấp nhận.
+ Vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam, vi phạm các quy định
trong giấy phép đầu tư.

+ Bị phá sản.
+ Các trường hợp khác (động đất, lũ lụt,..) theo quy định của pháp luật.
Khi chấm dứt hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,
doanh nghiệp liên doanh phải tiến hành thanh lý hợp đồng và thực hiện các
nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

8

8


CHƯƠNG II
MỞ RỘNG TẠI TẬP ĐOÀN DỆT MAY 19/5
I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP.

Tập đồn sản xuất dệt may 19/5.
Tên giao dịch: HN May 19 TEXULE Group
Được thành lập theo giấy phép số 442 ngày 19-10-2 của Uỷ ban Nhà
nước về hợp tác đầu tư.
Địa chỉ: 157 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội.
Đây là một trong những công ty liên doanh với nước ngoài đầu tiên của
Hà Nội.
Tổng vốn đầu tư của Công ty liên doanh là 7 triệu USD.
Vốn pháp định của Cơng ty là 4,5 tr.
Trong đó: Phía Việt Nam là Cơng ty Dệt May 19/5 Hà Nội góp 900.000
USD chiếm 20% vốn pháp định bằng nhà xưởng hiện có.
Phía Singapo là Cơng ty Việt Sin Investment.pte. Ltd góp 3.600.000
USD chiếm 80% vốn bằng thiết bị máy móc phương tiện vận chuyển, tiền
mặt.
Hội đồng quản trị của Cơng ty liên doanh có 7 người:

- Phía Việt Nam 2 người.
- Phía nước ngồi: 5 người.
Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm. Nhiệm kỳ đầu do phía nước
ngồi đảm nhận. Phó chủ tịch Hội đồng quản trị do phía Việt Nam đảm nhận.
Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị được thực hiện theo luật
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và điều lệ Công ty liên doanh quy định.
Ban tổng giám đốc của Cơng ty liên doanh óc 5 người gồm:
- Phía nước ngoài: 3 người.
9

9


- Phía Việt Nam: 2 người.
Hội đồng quản trị ít nhất 1 lần/năm để quyết định các vấn đề lớn các
vấn đề lớn.
II. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Thời gian hoạt động của Công ty liên doanh là 40 năm. Sau 40 năm
tồn bộ tài sản của Cơng ty được bàn giao cho phía Việt Nam mà bên Việt
Nam khơng phải trả bất kỳ một khoản chi phí nào.
Chi phí liên doanh được miễn thuế nhập khẩu đối với:
- Thiết bị máy móc, phụ tùng, phương tiện sản xuất kinh doanh góp vào
vốn của doanh nghiệp.
- Thiết bị máy móc vật tư nhập khẩu bằng vốn là 1 phần của vốn đầu tư
của Công ty liên doanh để xây dựng cơ bản hình thành Cơng ty.
- Ngun vật liệu, phụ tùng, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất
khẩu.
Công ty liên doanh phải nộp cho Nhà nước Việt Nam tiền thuế đất,
trong thời gian xây dựng cơ bản tiền thuế đất được miễn 50%. Tiền thuế đất

được điều chỉnh 5 năm 1 lần mức tăng không được quá 15%.
Thuế thu nhập và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật Việt
Nam.
Sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam và
trích lập các quỹ của Cơng ty thì lợi nhuận cịn lại chia theo tỷ lệ góp vốn. Từ
năm thứ 11 đến năm thứ 40 tỷ lệ lợi nhuận lợi của phía Việt Nam sẽ được tăng
dần theo từng năm.
Phía nước ngồi được chuyển lợi nhuận ra khỏi Việt Nam phải nộp thuế
bằng 8% lợi nhuận khi chuyển ra.

10

10


Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị được thực hiện theo luật
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và điều lệ Công ty liên doanh quy định. Mỗi
năm Hội đồng quản trị họp 1 lần để quyết định các vấn đề sau:
- Phương hướng dầu tư phát triển mở rộng sản xuất.
- Phương án sử dụng vốn, vay vốn đầu tư.
- Phương án tiền lương, tiền thưởng.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm: Tổng Giám đốc, Phó tổng Giám đốc, Kế tốn
trưởng.
Các vấn đề trên phải được ít nhất 2/3 ủy viên Hội đồng quản trị biểu
quyết đồng ý.
Thành viên Hội đồng quản trị phía Việt Nam do chủ tịch UBND thành
phố Hà Nội bổ nhiệm, phía Việt Nam có trách nhiệm thơng báo bằng văn bản
cho phía nước ngoài trước 30 ngày khi thay đổi thành viên Hội đồng quản trị.

11


11


Mơ hình cơ cấu tổ chức quản lý của Cơng ty liên doanh.
Hội đồng Quản trị
Tổng Giám đốc
Phòng
kinh doanh XNK
Phòng
Kế hoạch vật tư
Phịng
Kỹ thuật
Phịng
Kỹ thuật sản xuất
Phó Tổng Giám đốc
Phịng
Nhân sự
Phịng
Nội chính
Phân xưởng
Tổ
mẫu
Tổ hồn thiện
Tổ
Cắt
Tổ
May

12


12


Mặt hàng chủ yếu của Công ty là may mặc, giặt cơng nghiệp trong đó
80% là sản phẩm xuất khẩu mà thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, ASEAN,
Đức, Anh. Trong tương lai Công ty sẽ mở rộng thị trường sang một số nước
như Nhật, Pháp và một số nước Trung Đơng. Tính đến nay hoạt động trong
nơng nghiệp đã được 10 năm, trong 10 năm qua doanh nghiệp đã đạt mức
phát triển vượt bậc, mà bằng chứng cho thấy sau 1 năm doanh nghiệp đi vào
sản xuất kinh doanh năm 1993. Doanh thu mới chỉ đạt từ 1 - 1,5 triệu USD.
Tới nay năm 2002 số lượng sản phẩm đạt khoảng 4,5 triệu sản phẩm với
doanh thu là 10 triệu USD, năm 2003 dự tính doanh thu sẽ tăng từ 20 - 25%.
Để đạt được thành công như ngày hồm nay, tồn bộ Ban lãnh đạo và
cơng nhân tồn doanh nghiệp đã phải nỗ lực rất nhiều, ln luôn đổi mới
trong công tác quản lý, đổi mới cơ chế và cung cách làm việc để phù hợp với
cơ chế thị trường mở như hiện nay. Thêm vào đó doanh nghiệp cũng được sự
ủng hộ quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền tạo điều kiện thuận lợi về
cơ sở pháp lý và thủ tục hành chính để doanh nghiệp hoạt động tốt.

13

13


KẾT LUẬN
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam đang được
đánh igá là một quốc gia trong khu vực có lợi thế về thu hút đầu tư nước
ngoài - yếu tố thiết yếu để tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Doanh nghiệp
liên doanh là một trong những hình thức thu hút đầu tư nước ngồi đã và đang

góp phần tích cực vào q trình khẳng định năng lực, vị trí của các doanh
nghiệp Việt Nam trên thương trường quốc tế.
Rõ ràng, các doanh nghiệp liên doanh dưới hình htức cơng ty TNHH đã
và đang ngày càng nhiều tại Việt Nam. Điều này đã khẳng định những lợi thế
mà các doanh nghiệp Việt Nam có được. Đó là sự đầu tư về vốn và công nghệ
- hai yếu tố rất cần thiết đối với một nước nghèo, có lao động rẻ như Việt
Nam.
Tóm lại, doanh nghiệp liên doanh là một hình thức thu hút đầu tư nước
ngồi cần được nhìn nhận đúng đắn nhằm nâng cao khả năng tiếp nhận vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế quốc tế hiện
nay.
Trên đây là một số hiểu biết của em về luật doanh nghiệp liên doanh.
Mong được thầy cô cùng các bạn góp ý thêm cho em. Em xin chân thành cảm
ơn.

14

14


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA
DOANH NGHIỆP
LIÊN DOANH

VÀ LIÊN HỆ VỚI TẬP ĐOÀN

DỆT MAY 19 - 5

15


15



×