Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

480bc-danh-gia-th-thu-chi-2021-va-phan-bo-dt-2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.7 KB, 24 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU

Số:

/BC-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lai Châu, ngày

tháng

năm 2021

BÁO CÁO
Đánh giá tình hình thực hiện thu, chi ngân sách địa phương năm 2021; Dự
toán thu ngân sách và phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương năm
2022
Căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015; Chỉ thị số
20/CT-TTg ngày 23/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022. Ủy ban nhân
dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh về đánh giá tình hình thực hiện dự toán
thu, chi ngân sách năm 2021, dự toán thu ngân sách và phân bổ dự toán chi ngân
sách địa phương năm 2022 như sau:

Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU, CHI
NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2021


Nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021 được triển khai
thực hiện trong bối cảnh bị tác động mạnh do đại dịch Covid-19, diễn biến bất
thường của thời tiết, biến đổi khí hậu...
Tình hình dịch bệnh, đặc biệt là dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ; giá nguyên vật
liệu tăng, thời tiết diễn biến thất thường, mưa đá, gió lốc, nắng nóng kéo dài.
Dịch tả lợn Châu Phi tái phát ở một số xã; bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò xảy
ra trên địa bàn các huyện; cùng với việc Chính phủ đã ban hành Nghị định số
52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế
thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2021; Nghị
quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19/10/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội về ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác
động của dịch Covid-19; Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của
Chính phủ hướng dẫn 4 nhóm giải pháp miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh
nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19;
Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg ngày 25/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về
việc giảm tiền thuê đất của năm 2021 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi
dịch Covid-19; phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) năm 2021 đối với
các cơng trình thủy điện hạch tốn phụ thuộc EVN theo Cơng văn số
1575/EVN-TCKT ngày 31/3/2021 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tác động
đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Thách thức lớn nhất hiện nay là đợt tái bùng phát dịch Covid-19 trong năm


2
2021 tiếp tục tạo nên nhiều khó khăn tới các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, thị
trường bất động sản trầm lắng, các cơng trình thủy điện lớn (thủy điện Sơn La,
Lai Châu, Huổi Quảng, Bản Chát) đang tích nước chuẩn bị cho mùa khô năm
2022 giảm dần khai thác nhà máy thủy điện đã tác động thu ngân sách; Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 và Quyết

định 433/QĐ-UBDT ngày 18/6/2021 về phê duyệt danh sách thơn đặc biệt khó
khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 của Ủy
ban Dân tộc; Quyết định 612/QĐ-UBDT ngày 18/6/2021 thay thế Quyết định
433/QĐ-UBDT ngày 18/6/2021 của Ủy ban Dân tộc, đã tác động rất lớn đến chế
độ chính sách: Cấp thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ cho giáo viên và học sinh, hỗ trợ vay
vốn và một số chính sách khác trên địa bàn tỉnh. Trong khi đó các nhiệm vụ làm
tăng chi ngân sách như: Chính sách phịng, chống dịch bệnh Covid-19; phịng
chống thiên tai; các chính sách mới theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân
(HĐND) tỉnh đã ban hành tại các kỳ họp của HĐND tỉnh khóa XV.
Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, giám sát của HĐND tỉnh, chỉ đạo kịp thời
của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính
trị từ tỉnh đến huyện, sự đồn kết, đồng lịng của cộng đồng doanh nghiệp và
Nhân dân trong việc thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các giải pháp đã đề ra; tập
trung kiểm soát dịch bệnh, tạo cơ sở để khôi phục các hoạt động kinh tế.
Trên cơ sở đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình thực hiện
nhiệm vụ NSNN đến ngày 15/11/2021, UBND tỉnh báo cáo đánh giá tình hình
thực hiện dự tốn thu, chi ngân sách địa phương năm 2021 như sau:
I. THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2021

Dự toán thu ngân sách địa phương HĐND tỉnh giao năm 2021 là: 7.649.720
triệu đồng; thực hiện đến ngày 15/11/2021 là 9.021.930 triệu đồng, tăng 24% so
với dự toán Trung ương giao, tăng 18% so với dự toán HĐND tỉnh giao. Ước thực
hiện cả năm đạt 10.133.000 triệu đồng, tăng 39% so với dự toán Trung ương giao,
tăng 32% so với dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 91% so với thực hiện năm 2020.
Nếu loại trừ các khoản thu kết dư, thu chuyển nguồn là 2.101.274 triệu đồng thì
thực chất tổng thu ngân sách địa phương ước thực hiện: 8.031.726 triệu đồng, tăng
5% so với dự toán HĐND tỉnh giao (Có biểu chi tiết số 01 kèm theo), cụ thể:
1. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
Công tác chỉ đạo điều hành ứng phó với dịch bệnh Covid-19, tháo gỡ khó
khăn cho doanh nghiệp, cụ thể: Kết quả đã hỗ trợ người nộp thuế tính đến ngày

09/11/2021 là: Gia hạn thời gian nộp thuế tiền thuê đất theo Nghị định số
52/2021/NĐ-CP của Chính phủ cho 114 hồ sơ, với số tiền: 29.600 triệu đồng; xóa
nợ theo quy định của Luật cho 197 hồ sơ với số tiền: 25.000 triệu đồng, khoanh nợ
cho 240 hồ sơ với số tiền: 52.800 triệu đồng; giảm 30% tiền thuê đất cho 14 đơn vị
số tiền: 600 triệu đồng; giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền: 2.400
triệu đồng. Dự kiến năm 2021 giảm thu ngân sách trên 25.100 triệu đồng, do thực


3
hiện các chính sách và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi
dịch bệnh Covid-19 (giảm 30% tiền thuê đất: 3.500 triệu đồng cho 306 đơn vị;
giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho 120 doanh nghiệp với số tiền:
4.800 triệu đồng; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho 3.594 lượt hộ với số tiền:
6.400 triệu đồng; giảm 30% thuế GTGT cho 08 doanh nghiệp số tiền: 200 triệu
đồng; miễn tiền chậm nộp thuế, tiền chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền chậm nộp tiền
thuê đất cho 21 doanh nghiệp số tiền: 10.200 triệu đồng). Ngồi ra do ảnh hưởng
thời tiết và giá tính thuế GTGT đối với các cơng trình thủy điện dẫn tới giảm thu
khoảng: 108.100 triệu đồng (giảm giá tính thuế GTGT: 50.900 triệu đồng; do ảnh
hưởng thời tiết: 57.300 triệu đồng).
Dự toán HĐND tỉnh giao: 1.915.000 triệu đồng; thực hiện đến ngày
15/11/2021 là 1.687.551 triệu đồng; nếu loại trừ số kinh phí viễn thơng Lai Châu
ủng hộ cho huyện Sìn Hồ: 1.539 triệu đồng; thu hồi các khoản cho vay của Nhà
nước và thu từ Quỹ dự trữ tài chính: 211 triệu đồng, thì thu NSNN trên địa bàn là
1.685.801 triệu đồng, đạt 87% dự toán HĐND tỉnh giao.
Ước thực hiện cả năm: 2.021.000 triệu đồng, tăng 37,5% so với dự toán
Trung ương giao, tăng 5,5% so với dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 87% so với
thực hiện năm 2020. Thu cân đối ngân sách (loại trừ các khoản thu tiền sử dụng
đất, xổ số kiến thiết) là 1.569.846 triệu đồng, tăng 35% so với dự toán Trung
ương giao và tăng 3% so với dự toán HĐND tỉnh giao, cụ thể như sau:
1.1. Thu nội địa

Dự toán HĐND tỉnh giao 1.885.000 triệu đồng; thực hiện đến ngày
15/11/2021 là 1.627.748 triệu đồng, đạt 86% so với dự toán HĐND tỉnh giao.
Ước thực hiện cả năm đạt 1.960.250 triệu đồng, tăng 35% so với dự toán
Trung ương giao, tăng 4% so với dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 89% so với
thực hiện năm 2020, bao gồm: Thu ngân sách cấp tỉnh: 1.452.500 triệu đồng, tăng
1% so với dự toán HĐND tỉnh giao, chiếm 74% tổng thu nội địa. Thu ngân sách
cấp huyện: 507.750 triệu đồng(1), tăng 14% so với dự toán HĐND tỉnh giao,
chiếm 26% tổng thu nội địa, cụ thể như sau:
a) Một số khoản thu ước thực hiện vượt dự toán giao năm 2021, cụ thể:
(1) Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi: Dự tốn giao 5.000
triệu đồng; thực hiện đến ngày 15/11/2021 là 7.534 triệu đồng. Ước thực hiện cả
năm là 9.100 triệu đồng, tăng 82% (4.100 triệu đồng) so với dự toán HĐND tỉnh
giao, bằng 79% so với thực hiện năm 2020. Nguyên nhân tăng so với dự toán
1()

Thực hiện đến ngày 15/11/2021: Huyện Tam Đường: 23.969 triệu đồng. Ước thực hiện 34.440 triệu đồng, tăng 24% so
với dự toán. Huyện Phong Thổ: 49.091 triệu đồng; Ước thực hiện 58.200 triệu đồng, tăng 56% so với dự tốn. Huyện Sìn Hồ:
24.486 triệu đồng; Ước thực hiện 37.664 triệu đồng, tăng 49% so với dự toán. Huyện Nậm Nhùn: 26.583 triệu đồng; Ước thực
hiện 38.270 triệu đồng, tăng 53% so với dự toán. Huyện Mường Tè: 39.734 triệu đồng; Ước thực hiện 55.565 triệu đồng, tăng 4%
so với dự toán. Huyện Than Uyên: 51.008 triệu đồng; Ước thực hiện 53.835 triệu đồng, tăng 10% so với dự toán. Huyện Tân
Uyên: 39.292 tr.đồng; Ước thực hiện 50.055 tr.đồng, tăng 12% so với dự toán. Thành phố Lai Châu: 111.888 tr.đồng; Ước thực
hiện 181.260 tr.đồng, đạt 100% so với dự toán.


4
HĐND tỉnh giao là do phát sinh một số khoản thu từ việc nhập máy móc thiết bị
của các Cơng ty thủy điện và một số nhà thầu nước ngoài khác.
(2) Thu từ doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý: Dự toán giao
4.000 triệu đồng; thực hiện đến ngày 15/11/2021 là 3.848 triệu đồng. Ước thực
hiện cả năm đạt 4.580 triệu đồng, tăng 15% (580 triệu đồng) so với dự toán

HĐND tỉnh giao, bằng 83% so với thực hiện năm 2020. Chủ yếu thu từ hoạt
động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn (Công
ty Cổ phần nước sạch; Công ty Cổ phần môi trường đô thị; Công ty Cổ phần
thương mại Mường Tè; Công ty Trách nhiệm hữu hạn thủy điện Mường Tè...).
(3) Thu từ khu vực ngoài quốc doanh: Dự toán giao 380.000 triệu đồng;
thực đến ngày 15/11/2021 là 362.230 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm đạt
457.480 triệu đồng, tăng 20% (77.480 triệu đồng) so với dự toán HĐND tỉnh
giao, tăng 7% so với thực hiện năm 2020. Trong năm tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh
công tác thu hồi nợ đọng thuế, ước thực hiện: 290.000 triệu đồng (trong đó
Cơng ty Cổ phần năng lượng Nậm Na 2: 42.000 triệu đồng; Công ty Cổ phần
năng lượng Nậm Na 3: 70.000 triệu đồng; Công ty trách nhiệm hữu hạn xây
dựng Hưng Hải: 3.000 triệu đồng; Công ty Cổ phần vận hành điện Tây Bắc:
8.000 triệu đồng; Công ty trách nhiệm hữu hạn số 10: 6.000 triệu đồng; Công ty
Cổ phần thủy điện Hua Chăng: 7.000 triệu đồng; Công ty Cổ phần thủy điện
Nậm Ban 2: 23.000 triệu đồng; các doanh nghiệp cịn lại: 131.000 triệu đồng).
Tuy nhiên, một số cơng trình thủy điện nhỏ dự kiến đưa vào vận hành trong
tháng 6/2021, thực tế đến tháng 12/2021 mới chính thức vận hành thương mại
(Thủy điện Nậm So 1, Nậm Pạc 1, Nậm Pạc 2, Nậm Xí Lùng 1, Nậm Pạc 1A) đã
tác động đến thu ngân sách.
(4) Lệ phí trước bạ: Dự toán giao 44.700 triệu đồng; thực hiện đến ngày
15/11/2021 là 47.374 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm đạt 52.900 triệu đồng,
tăng 18% (8.200 triệu đồng) so với dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 1% so thực
hiện năm 2020. Nguyên nhân: Phát sinh chủ yếu từ hoạt động mua bán (do các
nhà sản xuất thực hiện các chính sách khuyến mại kích cầu tiêu dùng lượng tiêu
thụ tăng), chuyển nhượng ô tô xe máy tháng 12 năm 2020 hạch tốn năm 2021.
(5) Thuế bảo vệ mơi trường: Dự toán giao 130.000 triệu đồng; thực hiện
đến ngày 15/11/2021 là 105.956 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm đạt 130.500
triệu đồng; đạt 100,4% so với dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 6% so thực hiện năm
2020.
(6) Thuế thu nhập cá nhân: Dự toán giao 25.000 triệu đồng; thực hiện

đến ngày 15/11/2021 là 33.132 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm đạt 35.600
triệu đồng; tăng 42% (10.600 triệu đồng) so với dự toán HĐND tỉnh giao, tăng
8% so thực hiện năm 2020. Nguyên nhân: Chủ yếu thu thuế từ tiền công, tiền
lương; từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân, từ chuyển nhượng bất
động sản vào dịp cuối năm âm lịch 2020 dẫn đến số thu được hạch toán vào năm
2021 cao hơn so với bình quân hằng năm.
(7) Thu tiền thuê mặt đất, mặt nước: Dự toán giao 20.000 triệu đồng; thực
hiện đến ngày 15/11/2021 là 17.874 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm 20.650 triệu
đồng, tăng 3% (650 triệu đồng) so với dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 27% so thực


5
hiện năm 2020. Nguyên nhân do phát sinh chủ yếu từ tiền thuê đất đối với việc đấu
giá đất gắn liền với tài sản trên đất.
(8) Thu tiền sử dụng đất: Dự toán giao 165.300 triệu đồng; thực hiện đến
ngày 15/11/2021 là 91.886 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm đạt 188.000 triệu
đồng, tăng 14% (22.700 triệu đồng) so với dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 12%
so thực hiện năm 2020. Nguyên nhân: Dự ước số thu cao hơn dự tốn giao,
được các huyện, thành phố đẩy mạnh cơng tác tạo quỹ đất để thực hiện đấu giá
quyền sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
(9) Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Dự toán giao 113.100 triệu
đồng; thực hiện đến ngày 15/11/2021 là 121.834 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm
đạt 123.300 triệu đồng, tăng 9% (10.200 triệu đồng) so với dự toán HĐND tỉnh giao,
tăng 60% so thực hiện năm 2020. Nguyên nhân: Do Bộ Tài chính dự kiến giao thu
đối với khoản thu này trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài nguyên và Mơi trường trình
Quốc hội ban hành Nghị quyết về miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối
với doanh nghiệp khai thác nước để sản xuất, kinh doanh năm 2020. Tuy nhiên nội
dung này không được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thơng qua. Bên cạnh đó, do
thực hiện tốt cơng tác đơn đốc thu hồi nợ thuế từ khoản thu này và kịp thời thu mới
phát sinh của Công ty Cổ phần thủy điện Nậm Na 3: 3.400 triệu đồng; Công ty Cổ

phần đất hiếm: 1.200 triệu đồng...
(10) Thu khác ngân sách: Dự toán giao 35.000 triệu đồng; thực hiện đến
ngày 15/11/2021 là 48.956 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm đạt 55.350 triệu
đồng, tăng 58% (20.350 triệu đồng) so với dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 55% so
với thực hiện năm 2020. Nguyên nhân: Các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục
quan tâm đôn đốc và thực hiện nghiêm túc thu hồi sau kết luận của cơ quan thanh
tra, kiểm toán; phát sinh các khoản thu tiền phạt vi phạm hành chính, thu tiền bảo
vệ đất trồng lúa của các đơn vị (Ban QLDA đầu tư xây dựng các cơng trình giao
thơng, Cơng ty điện lực Miền Bắc, Công ty TNHH đầu tư phát triển Nậm Ban 3,
Trung tâm phát triển quỹ đất Than Un, Cơng ty TNHH Bình Minh Lai Châu ...).
(11) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết: Dự toán HĐND tỉnh giao 26.000 triệu
đồng; thực hiện đến ngày 15/11/2021 là 24.978 triệu đồng. Ước thực hiện cả
năm đạt 28.500 triệu đồng, tăng 10% (2.800 triệu đồng) so với dự toán HĐND
tỉnh giao và tăng 11% so với thực hiện năm 2020. Nguyên nhân: Phát sinh số thu
từ hoạt động Xổ số điện tốn do Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ
số điện toán Việt Nam (Vietlott) phát sinh trên địa bàn tỉnh nộp ngân sách nhà
nước đến thời điểm báo cáo là 2.500 triệu đồng.
b) Một số khoản thu lớn giảm do tác động biến đổi khí hậu và dịch bệnh
Covid-19, cụ thể:
(1) Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước Trung ương: Dự toán giao 891.900
triệu đồng; thực hiện đến ngày 15/11/2021 là 740.009 triệu đồng. Ước thực hiện cả
năm đạt 826.900 triệu đồng, giảm 65.000 triệu đồng, đạt 93% so với dự toán HĐND
tỉnh giao, bằng 78% so thực hiện năm 2020. Nguyên nhân: Khoản thu này mang
tính thời vụ cao, những tháng đầu năm 2021 tiếp tục chịu ảnh hưởng của thời
tiết khô hạn, lượng nước về các hồ thủy điện thấp cụ thể: Hồ thủy điện Lai Châu
chỉ đạt 290,3/295m, đang thấp hơn khoảng 4,7m so với mực nước yêu cầu tối


6
thiểu và mực nước tại hồ thủy điện Bản Chát chỉ đạt 473,19/475m, thấp hơn so

với mực nước yêu cầu tối thiểu gần 2m (số liệu cập nhật ngày 15/11/2021), Bộ
Tài ngun và Mơi trường có Cơng văn số 6135/BTNMT-TNN ngày
08/10/2021, do mực nước các hồ thủy điện thiếu hụt dẫn tới phải điều tiết nước
theo kế hoạch lấy nước ở hạ du, dẫn đến sản lượng sản xuất điện các nhà máy
lớn không đạt công suất theo kế hoạch giao 2. Bên cạnh đó, giá tính thuế GTGT
năm 2021 đối với các cơng trình thủy điện hạch tốn phụ thuộc Tập đoàn điện
lực Việt Nam (EVN) giảm 143,65 đ/KWh (từ 596 đồng xuống 452,3 đồng) theo
Công văn số 1575/EVN-TCKT ngày 31/3/2021 của Tập đoàn Điện lực Việt
Nam dẫn đến số thuế nộp vào NSNN giảm.
(2) Phí, lệ phí: Dự toán giao 45.000 triệu đồng; thực hiện đến ngày
15/11/2021 là 21.908 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm đạt 27.140 triệu đồng,
giảm 17.860 triệu đồng, đạt 60% so với dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 70% so
với thực hiện năm 2020. Ngun nhân: Số thu phí sử dụng các cơng trình kết cấu
hạ tầng đối với phương tiện ra vào cửa khẩu là khoản thu chiếm tỷ trọng trên
35% trong tổng dự tốn thu từ các khoản thu phí, lệ phí; tuy nhiên do ảnh hưởng
của đại dịch Covid-19, biên mậu thắt chặt, thực hiện đến tháng 11 số thu chỉ đạt
14% dự toán HĐND tỉnh giao nên đã ảnh hưởng đến tiến độ thu của khoản thu
này. Bên cạnh đó do ảnh hưởng một số khoản thu phí, lệ phí giảm mức thu theo
Thơng tư số 47/2021/TT-BTC ngày 24/6/2021 của Bộ Tài chính.
1.2. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: Dự toán giao 30.000 triệu đồng;
thực hiện đến ngày 15/11/2021 là 58.053 triệu đồng. Ước thực hiện là 59.000 triệu
đồng, tăng 96,6% so với dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 11,8% so với thực hiện
năm 2020. Nguyên nhân: Do phát sinh chủ yếu từ hoạt động nhập khẩu các máy
móc, thiết bị để lắp máy cho các cơng trình thủy điện trên địa bàn tỉnh (thủy điện
Nậm Be; Nậm Sì Lường 1, 3; Nậm Pạc 1, 2; Nậm Đích 1; Pắc Ma...).
2. Thu kết dư: 17.080 triệu đồng, bao gồm:
- Kết dư ngân sách tỉnh: 1.609 triệu đồng.
- Kết dư ngân sách cấp huyện: 5.968 triệu đồng.
- Kết dư ngân sách cấp xã: 9.503 triệu đồng
3. Thu chuyển nguồn: Thực hiện 2.084.194 triệu đồng, bao gồm:

- Ngân sách tỉnh: 1.451.197 triệu đồng.
- Ngân sách huyện, thành phố: 581.621 triệu đồng.
- Ngân sách cấp xã: 51.376 triệu đồng.
4. Thu chuyển giao ngân sách
Dự toán giao 5.938.180 triệu đồng; thực hiện đến ngày 15/11/2021 là
5.412.000 triệu đồng. Ước thực hiện năm 2021 là 6.202.141 triệu đồng, tăng 4%
so với dự toán Trung ương giao và HĐND tỉnh giao, bằng 90% so với thực hiện
năm 2020.
Tổng sản lượng đến ngày 15/11 của thủy điện Lai Châu thấp hơn 269 triệu Kwh tương đương
khoảng 8,27% kế hoạch phát điện, thủy điện Bản Chát thấp hơn 175,6 triệu Kwh tương đương khoảng
21,2% kế hoạch phát điện.
2


7
a) Thu bổ sung Trung ương cân đối cho ngân sách địa phương: 4.246.671
triệu đồng.
b) Bổ sung có mục tiêu năm 2021: 1.577.470 triệu đồng, trong đó:
- Kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (đợt 1, đợt 2, đợt 3): 14.300 triệu đồng.
- Kinh phí triển khai kè bảo vệ các khu vực sạt lở, sụt lún nghiêm trọng
trên biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc (theo Quyết định số 119/QĐ-TTg
ngày 30/12/2020 và Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 09/3/2020 của Thủ tướng
Chính phủ): 120.000 triệu đồng.
- Kinh phí thực hiện cơng tác bảo vệ và phát triển rừng: 11.600 triệu đồng.
- Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân
tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020 thực hiện trong năm 2021:
20.000 triệu đồng.
- Kinh phí thường xuyên thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nơng thơn mới: 6.041 triệu đồng.

- Kinh phí thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ và kinh phí
phịng chống dịch Covid-19 năm 2020: 92.021 triệu đồng.
II. THỰC HIỆN DỰ TỐN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2021

1. Về cơng tác chỉ đạo, điều hành chi NSNN
Triển khai Nghị quyết của HĐND tỉnh, ngay từ đầu năm UBND tỉnh đã
chỉ đạo các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố đã tổ
chức triển khai thực hiện dự toán chi NSNN năm 2021 3, đảm bảo tiết kiệm, phù
hợp với khả năng cân đối ngân sách; việc quản lý, mua sắm, sử dụng tài sản nhà
nước theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định;
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, dịch bệnh động vật,
thời tiết diễn biến thất thường, mưa đá, gió lốc, nắng nóng kéo dài. Thực hiện
chỉ đạo của Chính phủ; Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy và HĐND tỉnh. UBND
tỉnh đã quán triệt quan điểm tập trung ưu tiên nguồn lực cho phòng, chống dịch
bệnh Covid-19, nỗ lực cao nhất kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo an sinh xã hội,
ổn định đời sống nhân dân, nhiều chế độ, chính sách chi ngân sách nhà nước cho
nhiệm vụ này đã được ban hành như: Ban hành văn bản hướng dẫn chế độ đặc
thù đối với những người trực tiếp tham gia cơng tác phịng, chống dịch và những
người phải cách ly tập trung; chi hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao
động gặp khó do đại dịch Covid-19;
Trong bối cảnh thu ngân sách giảm, cân đối ngân sách khó khăn, nhưng
vẫn phải đảm bảo nguồn lực chi cho cơng tác phịng, chống dịch bệnh, phịng
3

Văn bản số 193/UBND-TH ngày 25/01/2021 của UBND tỉnh về việc tổ chức thực hiện dự tốn ngân
sách nhà nước năm 2021. Cơng văn số 1678/UBND-TH ngày 14/6/2021 về tiết kiệm chi thường xuyên năm
2021 theo Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ; Quyết định số 576/QĐ-UBND ngày 21/5/2021 về việc giao
chỉ tiêu phấn đấu thực hiện tăng thêm đối với một số nội dung dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Kế hoạch
số 163/KH-BCĐ ngày 01/4/2021 của Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách và thu hồi nợ đọng thuế trên địa bàn
tỉnh Lai Châu năm 2021.



8
chống thiên tai, UBND tỉnh đã chủ động điều hành chi NSNN chặt chẽ, triệt để
tiết kiệm, bố trí trong phạm vi dự toán được giao để thực hiện các nhiệm vụ chi
quan trọng; rà soát để cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, cơng tác phí
trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của
năm 2021, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư; thu hồi các khoản chi thường xuyên
chưa thực sự cần thiết, chưa triển khai để bổ sung dự phịng ngân sách tỉnh; tập
trung kinh phí cho cơng tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 và khắc phục hậu
quả thiên tai. Chủ động sử dụng các nguồn tài chính của địa phương để chi
phịng, chống dịch bệnh, các chính sách an sinh xã hội, người lao động và người
sử dụng lao động gặp khó do đại dịch Covid-19, chi cơng tác phòng chống dịch
bệnh động vật; chi khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ và các nhiệm vụ cấp
bách, đột xuất phát sinh theo quy định. Đồng thời, chú trọng cơng tác thanh tra,
kiểm tra tài chính - ngân sách, cơng tác kiểm sốt chi NSNN, phát hiện, chấn
chỉnh và xử lý kịp thời các sai phạm.
2. Đánh giá tình hình thực hiện dự tốn ở các lĩnh vực chi NSNN
Dự toán giao 7.649.720 triệu đồng; thực hiện đến ngày 15/11/2021 là
6.102.268 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm 10.133.000 triệu đồng (Chi từ nguồn
chuyển nguồn 1.577.472 triệu đồng) tăng 32% so với dự toán giao đầu năm 2021
và bằng 91% so với thực hiện năm 2020. Nếu loại trừ nội dung chi từ nguồn chi
chuyển nguồn năm 2020 chuyển sang năm 2021 thì thực chất tổng chi ngân sách
địa phương là 8.555.528 triệu đồng, tăng 12% so với dự tốn giao đầu năm (Có
biểu chi tiết số 02 kèm theo).
Chi tiết các lĩnh vực chi cụ thể như sau:
2.1. Chi cân đối ngân sách địa phương
Dự toán giao 6.631.607 triệu đồng; thực hiện đến ngày 15/11/2021 là
4.580.538 triệu đồng. Ước thực hiện 6.568.180 triệu đồng, đạt 99% so với dự
toán giao đầu năm và bằng 97% so với thực hiện năm 2020, chi tiết như sau:

a) Chi đầu tư phát triển
Thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ;
UBND tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tổ chức
họp định kỳ, đột xuất với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, các Chủ
đầu tư, Ban Quản lý dự án và thành lập nhiều đồn cơng tác của UBND tỉnh đi
nắm tình hình tại các Chủ đầu tư và các huyện, thành phố để chỉ đạo, xử lý tháo
gỡ kịp thời các vướng mắc phát sinh; trình HĐND tỉnh điều chỉnh kế hoạch vốn
chưa phân khai và kế hoạch vốn của các dự án chậm tiến độ sang dự án có tiến
độ giải ngân tốt hơn; điều chuyển kế hoạch vốn của các Chủ đầu tư, địa phương
đến ngày 30/9/2021 có tiến độ giải ngân thấp hơn 60% sang các Chủ đầu tư, địa
phương có tỷ lệ giải ngân cao, có nhu cầu bố trí vốn để hồn thành trong năm.
Giao Sở Nội vụ đề xuất hình thức khen thưởng, phê bình đối với người đứng
đầu đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về giải
ngân vốn đầu tư công đến ngày 30/9/2021 đạt tối thiểu 60% kế hoạch được giao
và đến ngày 31/12/2021 đạt 100% kế hoạch vốn được giao.
Dự toán giao 787.520 triệu đồng; thực hiện đến ngày 15/11/2021 là


9
491.920 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm 724.794 triệu đồng, đạt 92% so với
dự toán tỉnh giao, bằng 88% so với thực hiện năm 2020, kết quả cụ thể:
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung: Dự toán giao 596.220 triệu
đồng; thực hiện đến ngày 15/11/2021 là 435.971 triệu đồng. Ước thực hiện cả
năm 596.220 triệu đồng, đạt 100% so với dự toán giao, bằng 87% so với thực
hiện năm 2020.
- Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất: Dự toán giao 165.300 triệu đồng;
thực hiện đến ngày 15/11/2021 là 38.344 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm
102.574 triệu đồng, đạt 62% so với dự toán giao, bằng 90% so với thực hiện
năm 2020.
- Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết: Dự toán giao 26.000 triệu

đồng; thực hiện đến ngày 15/11/2021 là 17.605 triệu đồng. Ước thực hiện cả
năm 26.000 triệu đồng, đạt 100% so với dự toán giao, tăng 1% so với thực hiện
năm 2020.
b) Chi trả lãi vay: Ước thực hiện cả năm 333 triệu đồng, tăng 11% so với
dự toán giao. Do bổ sung khoản trả nợ tạm ứng ngân quỹ nhà nước cịn thiếu
giai đoạn 2005-2020 theo Cơng văn số 6397/KBNN-QLNQ ngày 16/11/2020
của Kho bạc Nhà nước Trung ương số tiền 52 triệu đồng.
c) Chi thường xuyên: Dự toán giao 5.415.072 triệu đồng; thực hiện đến
ngày 15/11/2021 là 4.088.285 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm 5.563.181 triệu
đồng, tăng 3% so với dự toán giao năm 2021, bằng 94% so với thực hiện năm
2020; dự toán chi đã đáp ứng các nhiệm vụ chi theo dự toán và xử lý kịp thời
các nhiệm vụ đột xuất phát sinh về phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả
thiên tai, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự an tồn xã hội.
Về tình hình bố trí nguồn lực cho cơng tác phịng chống dịch bệnh, thiên
tai, đảm bảo nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội, quốc phịng an
ninh, đảm bảo kinh phí cho cơng tác bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu
cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; kinh phí thực hiện các nhiệm
vụ cấp bách phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh: Tổng nguồn ngân sách tỉnh bố trí
với số tiền: 498.925 triệu đồng (trong đó: Chi cho cơng tác phịng, chống dịch
và hỡ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch
Covid-19 theo các Nghị quyết số 37/NQ-CP, Nghị quyết số 16/NQ-CP, Nghị
quyết số 17/NQ-CP và Nghị quyết số 68/NQ-CP; cơng tác phịng chống dịch
bệnh động vật, tả lợn Châu phi: 131.850 triệu đồng). Ngân sách các huyện,
thành phố đã chi cho cơng tác phịng chống dịch bệnh Covid-19, chi phòng
chống dịch bệnh động vật và chi khắc phục hậu quả thiên tai: 24.140 triệu đồng
(Các huyện: Tam Đường là 4.645 triệu đồng, Phong Thổ 3.023 triệu đồng, Sìn
Hồ là 2.884 triệu đồng, Nậm Nhùn là 2.811 triệu đồng, Mường Tè là 2.476 triệu
đồng, Than Uyên là 4.810 triệu đồng, Tân Uyên là 859 triệu đồng, Thành Phố
là 2.632 triệu đồng).
Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các huyện, thành phố đã nghiêm túc

tổ chức triển khai các giải pháp đã đề ra; quản lý, điều hành chi NSNN chặt chẽ,
đúng chính sách, chế độ, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh


10
tế, chính trị của các đơn vị sử dụng ngân sách, gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ
máy, tinh giản biên chế, triệt để tiết kiệm, tăng cường thanh tra, kiểm tra, tăng
cường kỷ cương, kỷ luật ngân sách, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách và tài
sản cơng; cụ thể:
(1) Chi sự nghiệp kinh tế: Dự tốn giao 840.032 triệu đồng; thực hiện đến
ngày 15/11/2021 là 459.018 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm 840.032 triệu đồng,
đạt 100% so với dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 89% so với thực hiện năm 2020.
(2) Chi sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo: Dự toán giao 2.402.801 triệu đồng;
thực hiện đến ngày 15/11/2021 là 1.805.269 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm
2.402.801 triệu đồng, bằng 100% so với dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 1% so
với thực hiện năm 2020.
(3) Chi sự nghiệp Y tế: Dự toán giao 637.723 triệu đồng; thực hiện đến
ngày 15/11/2021 là 513.233 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm 752.585 triệu
đồng, tăng 18% so với dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 100 % so với thực hiện
năm 2020. Do trong năm ngân sách tỉnh bổ sung kinh phí chi cho cơng tác
phịng chống dịch Covid-19 tính đến thời điểm báo cáo là: 114.862 triệu đồng
(trong đó: Đồn cơng tác hỡ trợ phịng, chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ
Chí Minh (2 đợt) là 1.628 triệu đồng, kinh phí mua sắm thiết bị chống dịch tại
Kế hoạch 1672/KH-UBND ngày 14/6/2021 của UBND tỉnh và chế độ cho người
thực hiện cách ly y tế, phụ cấp phòng chống dịch là 60.000 triệu đồng; mua sắm
trang thiết bị y tế, hóa chất, vật tư y tế thiết yếu phục vụ cơng tác phịng chống
dịch và phục vụ công tác khám, điều trị cho người bệnh Covid 19...là 53.234
triệu đồng).
(4) Chi sự nghiệp khoa học cơng nghệ: Dự tốn giao 12.407 triệu đồng;
thực hiện đến ngày 15/11/2021 là 14.989 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm

17.000 triệu đồng, tăng 37% so với dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 38% so với
thực hiện năm 2020, do thanh toán cho các đề án, dự án khoa học công nghệ từ
nguồn chuyển nguồn năm 2020 sang năm 2021.
(5) Chi sự nghiệp văn hố thơng tin: Dự tốn giao 52.293 triệu đồng; thực
thực hiện đến ngày 15/11/2021 là 26.471 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm
45.293 triệu đồng, đạt 87% so với dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 97% so với
thực hiện năm 2020. Kinh phí thực hiện năm 2021 giảm so với dự toán giao do
một số nhiệm vụ chi đã được bố trí dự tốn nhưng ảnh hưởng của dịch Covid-19
phải tạm dừng triển khai giảm nhiệm vụ như tổ chức tuần văn hóa du lịch Lai
Châu lần thứ II số tiền 7.000 triệu đồng.
(6) Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình: Dự tốn giao 41.975 triệu đồng;
thực hiện đến ngày 15/11/2021 là 49.512 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm
50.000 triệu đồng, tăng 19% so với dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 86% so
với thực hiện năm 2020, do thực hiện chi mua sắm thiết bị cho Đài Phát thanh
truyề hình tỉnh và các huyện từ nguồn chuyển nguồn năm 2020 sang năm 2021
với số tiền: 8.025 triệu đồng.
(7) Chi sự nghiệp thể dục thể thao: Dự toán giao 16.782 triệu đồng; thực
hiện đến ngày 15/11/2021 là 11.448 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm 16.782


11
triệu đồng, đạt 100% so với dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 29% so với thực
hiện năm 2020.
(8) Chi đảm bảo xã hội: Dự toán giao 77.285 triệu đồng; thực hiện đến ngày
15/11/2021 là 76.000 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm 77.285 triệu đồng, đạt
100% so với dự toán HĐND tỉnh giao, đạt 64% so với thực hiện năm 2020.
(9) Chi Quản lý hành chính: Dự tốn giao 671.774 triệu đồng; thực hiện
đến ngày 15/11/2021 là 500.621 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm 686.074 triệu
đồng, tăng 2% so với dự toán giao, tăng 3% so với thực hiện năm 2020. Do bổ
sung kinh phí thực hiện nhiệm vụ Bầu cử Đại biểu quốc hội khóa XV và Đại

biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 số tiền 14.300 triệu đồng.
(10) Chi Quốc phòng - An ninh địa phương: Dự toán giao 136.671 triệu
đồng; thực hiện đến ngày 15/11/2021 là 144.912 triệu đồng. Ước thực hiện cả
năm 150.000 triệu đồng, tăng 10% so với dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 88%
so với thực hiện năm 2020. Do phát sinh các nhiệm vụ như mua sắm, sửa chữa
khu cách ly và bệnh viện dã chiến, hỗ trợ tiền ăn khu cách ly của cơng nhân đón từ
Bắc Giang về Lai Châu; kinh phí mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm và hỗ trợ
cán bộ chiến sỹ trực tiếp làm căn cước cơng dân; kinh phí kè gia cố chân cột mốc
17 (1) huyện Mường Tè và kè gia cố chân cột mốc 68 (2) huyện Phong Thổ.
(11) Chi ngân sách xã: Dự toán giao 479.875 triệu đồng; thực hiện đến
ngày 15/11/2021 là 451.060 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm 479.875 triệu
đồng, đạt 100% so với dự toán giao, bằng 68% so với thực hiện năm 2020.
(12) Chi khác ngân sách: Dự toán giao 45.454 triệu đồng; thực hiện đến
ngày 15/11/2021 là 35.752 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm 45.454 triệu đồng,
đạt 100% so với dự toán giao và bằng 90% so với thực hiện năm 2020.
d) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: 1.000 triệu đồng.
e) Chênh lệnh tăng thu giữa dự toán địa phương giao với dự toán Trung
ương giao để thực hiện cải cách tiền lương: Dự toán giao 100.000 triệu đồng.
f) Sử dụng dự phòng ngân sách để thực hiện phòng, chống dịch bệnh
Covid-19, khắc phục thiệt hại sửa chữa các cơng trình giao thơng, thủy lợi, do
hậu quả do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh năm 2021, hỗ trợ vắc xin phòng
bệnh cho gia súc, gia cầm và một số nhiệm vụ cấp bách phát sinh của địa
phương 154.676 triệu đồng.4
g) Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế để thực hiện cải cách tiền lương:
Dự toán giao 24.196 triệu đồng.
2.2. Chi trả nợ gốc: 36.312 triệu đồng (Trong đó từ nguồn bội thu ngân
sách: 13.400 triệu đồng; nguồn dư dự toán, tiết kiệm chi thường xuyên năm
2020 chuyển nguồn sang năm 2021: 22.912 triệu đồng). Việc trả nợ được thực
hiện đảm bảo kịp thời, đúng thời hạn theo khế ước vay.
4


Tổng dự phòng NSĐP giao năm 2021: 154.676 triệu đồng (bao gồm: NS tỉnh: 113.499
triệu đồng; NS cấp huyện: 41.177 triệu đồng). Tổng dự phòng NSĐP đã sử dụng đến ngày
15/11/2021 là: 48.332 triệu đồng (bao gồm: NS tỉnh: 24.192 triệu đồng; NS cấp huyện:
24.140 triệu đồng).


12
2.3. Chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Năm 2021, địa phương được giao kinh phí thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia nơng thơn mới (vốn sự nghiệp) theo Văn bản số 9531/BTCNSNN ngày 20/8/2021 của Bộ Tài chính và thực hiện chi từ các dự án chuyển
tiếp năm 2020 sang năm 2021; thực hiện đến ngày 15/11/2021 là 8.382 triệu
đồng. Ước thực hiện cả năm là 22.426 triệu đồng, bao gồm:
a) Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững: Thực hiện đến ngày
15/11/2021 là 7.653 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm 13.515 triệu đồng.
b) Chương trình xây dựng nơng thơn mới: Thực hiện đến ngày 15/11/2021
là 729 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm 8.911 triệu đồng.
2.4. Chi thực hiện một số mục tiêu, nhiệm vụ khác.
Dự toán giao 1.004.713 triệu đồng; thực hiện đến ngày 15/11/2021 là
1.069.525 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm 1.563.373 triệu đồng, tăng 56% dự
toán HĐND tỉnh giao, bao gồm:
a) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Dự toán giao 980.917 triệu đồng; thực
hiện đến ngày 15/11/2021 là 708.669 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm
1.170.917 triệu đồng, tăng 19% so với dự toán HĐND tỉnh giao năm 2021. Do
thực hiện chi từ nguồn dự phòng NSTW được Thủ tướng Chính phủ giao tại
các Quyết định: số 118/QĐ-TTg ngày 27/12/2020, số 1930/QĐ-TTg ngày
26/11/2020, số 119/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 số tiền là 190.000 triệu đồng.
b) Vốn sự nghiệp: Dự toán giao 23.796 triệu đồng; thực hiện đến ngày
15/11 là 360.856 triệu đồng. Ước thực hiện cả năm là 392.456 triệu đồng, tăng
16,49 lần dự toán HĐND tỉnh giao năm 2021. Do thực hiện chi cho các chế độ,

chính sách từ nguồn chuyển nguồn là 245.039 triệu đồng và chi từ nguồn
Trung ương giao bổ sung trong năm cho NSĐP là 123.621 triệu đồng (Kinh phí
bảo vệ và phát triển rừng 11.600 triệu đồng; kinh phí CTMT giáo dục vùng
núi, dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020 là 20.000 triệu đồng; bổ sung kinh
phí thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP và kinh phí phịng chống dịch Covid-19
là 92.021 triệu đồng).
2.5. Chi từ nguồn chuyển nguồn: Ước thực hiện 1.544.199 triệu đồng.
3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ
NSNN năm 2021
Tình hình dịch bệnh từ nay đến hết năm vẫn còn diễn biến hết sức phức
tạp. Với quyết tâm phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2021 đã được HĐND tỉnh giao, bên cạnh
việc tiếp tục tập trung thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra theo chỉ đạo của
Chính phủ và của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; trong thời gian còn lại năm 2021 cần
chú trọng thực hiện các giải pháp sau:
(1) Tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân
bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ ngành Trung
ương; tiếp tục tổ chức các hội nghị xúc tiến, thu hút các doanh nghiệp đầu tư;
chỉ đạo các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố hướng dẫn các doanh


13
nghiệp hoàn thiện thủ tục hồ sơ theo quy định đối với các dự án thu hút đầu tư.
(2) Chủ động cân đối, đảm bảo tập trung nguồn lực ngân sách nhà nước,
huy động các nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của cộng đồng doanh nghiệp,
người dân để chi cho cơng tác phịng chống Covid-19; chi cho các chính sách an
sinh xã hội do Trung ương và địa phương đã ban hành và các nhiệm vụ cấp bách
phát sinh.
(3) Tăng cường công tác quản lý thu phù hợp với từng lĩnh vực, địa bàn,
đối tượng thu; đẩy mạnh chống thất thu, gian lận thương mại, trốn thuế; chú

trọng công tác thanh tra, kiểm tra; có kế hoạch, phân cơng cụ thể việc đôn đốc
xử lý thu hồi nợ đọng thuế. Đồng thời thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế
theo quy định của Chính phủ.
(4) Điều hành chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, trong phạm vi dự toán được
giao; thực hiện cắt giảm các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, thực
hiện điều chuyển, bổ sung dự phòng ngân sách đối với các khoản chi chậm triển
khai hoặc hết nhiệm vụ để dành nguồn thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh
Covid-19. Kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc mua
sắm cơng, nhất là vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng chống dịch Covid-19.
Tiếp tục chỉ đạo quyết các giải pháp đẩy nhanh giải ngân hết kế hoạch vốn
đầu tư công năm 2021, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng thu ngân
sách; khắc phục tình trạng chuyền nguồn lớn, hoàn trả lại vốn đầu tư.
(5) Các huyện, thành phố chủ động đảm bảo nguồn ngân sách địa phương và
sử dụng nguồn ngân sách tỉnh bổ sung (nếu có) để thực hiện chính sách an sinh xã
hội đã ban hành; khơng để phát sinh chậm, muộn, nợ chính sách trên địa bàn.
Trường hợp dự kiến giảm thu ngân sách địa phương so dự toán được
HĐND giao, các huyện, thành phố phải chủ động xây dựng phương án điều hành,
sử dụng các nguồn: Dự phòng, nguồn tăng thu, kết dư ngân sách để chi phòng
chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, ưu tiên thực hiện các chính sách,
chế độ liên quan đến con người, an sinh xã hội. Rà soát, cắt giảm, giãn các nhiệm
vụ chi chưa thật sự cần thiết để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương.
(6) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công khai và giám sát việc sử
dụng NSNN; triệt để tiết kiệm, chống thất thốt, lãng phí, tham nhũng.
Đánh giá chung: Trong điều kiện rất khó khăn do dịch bệnh, dưới sự
lãnh đạo, chỉ đạo sát, quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và nỗ lực rất lớn của
các cấp, các ngành và địa phương, nhiệm vụ NSNN năm 2021 vẫn đạt được
những kết quả tích cực. Cân đối thu, chi NSNN cơ bản được bảo đảm, đáp ứng
yêu cầu chi phòng, chống dịch; bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử
đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; các nhiệm vụ quan trọng, cấp
bách khác; đồng thời kịp thời triển khai thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, giãn,

miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí, hỡ trợ người dân, doanh nghiệp ứng phó
dịch bệnh theo các văn bản quy định của Trung ương.


14

Phần thứ hai
DỰ TOÁN THU VÀ PHÂN BỔ DỰ TOÁN THU, CHI NSĐP NĂM 2022

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, là năm đầu của thời kỳ ổn định
ngân sách giai đoạn 2022-2025, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của kế
hoạch 05 năm 2021-2025. Dự báo kinh tế trong năm 2022 tiếp tục chịu tác động
của đại dịch Covid-19 cịn có thể kéo dài, Trung ương chưa phân bổ nguồn kinh
phí thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia ngay từ dự toán đầu năm
2022, cắt giảm một số nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện các chương trình mục
tiêu...Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan và các dịch bệnh khác,
sản x́t khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, giá nguyên liệu, vật tư
đầu vào gia tăng tác động đến nền kinh tế và ảnh hưởng đến thu, chi ngân sách
địa phương; một số đối tượng hưởng chính sách Trung ương ban hành như: Bảo
hiểm y tế và các chính sách cho giáo viên học sinh bị cắt giảm theo Quyết định
số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 và Quyết định số 433/QĐ-UBDT ngày
18/6/2021 về phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 của Ủy ban dân tộc; Quyết định
612/QĐ-UBDT ngày 18/6/2021 thay thế Quyết định 433/QĐ-UBDT ngày
18/6/2021 của Ủy ban dân tộc đã tạo áp lực rất lớn cho các cấp các ngành trong
triển khai thực hiện nhiệm vụ và chi cân đối ngân sách địa phương.
Là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Với dự báo tình hình kinh tế
trong nước và trong tỉnh, cùng các yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
xác định mục tiêu NSNN năm 2022 là: Huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả

ngân sách nhà nước để phịng, chống, kiểm sốt dịch Covid-19; tận dụng tốt các
cơ hội thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; thúc đẩy phát triển kinh tế,
bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội; tiếp tục cơ cấu lại NSNN, bảo
đảm vài trò chủ đạo của ngân sách tỉnh, phát huy sự chủ động của các sở, ban,
ngành và các địa phương; đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa gắn liền
với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp
công lập, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, triệt để tiết kiệm chi
thường xuyên.
Trên cơ sở đánh giá thu ngân sách năm 2021, dự kiến tình hình phát triển
kinh tế xã hội năm 2022; dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2022 của địa
phương được Quốc hội thông qua. UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh về dự toán
thu, chi ngân sách địa phương năm 2022, cụ thể như sau:
I. DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

1. Thu ngân sách địa phương
Tổng thu ngân sách địa phương năm 2022 là: 7.816.559 triệu đồng, tăng
4% (278.870 triệu đồng) so với dự toán Trung ương giao, tăng 2% so với dự
toán năm 2021 (Có biểu chi tiết số 03 kèm theo).
1.1. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn


15
Dự toán Trung ương giao: 1.952.000 triệu đồng (Thu nội địa: 1.892.000
triệu đồng, thu thuế xuất nhập khẩu: 60.000 triệu đồng).
Địa phương xây dựng dự toán: 2.250.000 triệu đồng (Thu nội địa:
2.180.000 triệu đồng, thu thuế xuất nhập khẩu: 70.000 triệu đồng), tăng 15% so
với dự toán Trung ương giao, tăng 11% so với ước thực hiện năm 2021. Nếu loại
trừ các khoản thu từ đất, thu xuất nhập khẩu thì dự tốn 2022 tăng 15% so với dự
tốn Trung ương giao. Mặc dù khả năng phục hồi kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn
do dịch bệnh Covid-19 cịn diễn biến phức tạp; diễn biến thời tiết bất thường và

tiến độ các cơng trình thủy điện mới đi vào hoạt động năm 2022 (dự kiến tổng sản
lượng các cơng trình thủy điện trên địa bàn tỉnh là: 6.375 triệu Kw, tăng 0,95% so
kế hoạch năm 2021 (năm 2021: 6.315 triệu Kw), cùng với việc nhà nước thực
hiện các chính sách miễn, giảm thuế tác động đến thu ngân sách trên địa bàn. Tuy
nhiên, một số khoản thu với kỳ vọng hoạt động sản xuất kinh doanh có thể được
phục hồi sau khi dịch bệnh được kiểm soát phát sinh từ nền kinh tế tăng như: Thu
ngoài quốc doanh (thu từ hoạt động các cơng trình thủy điện đi vào hoạt động
cuối năm 2021 và dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động năm 2022), thu từ
doanh nghiệp Trung ương, phí lệ phí, thuế bảo vệ mơi trường, thu từ tiền sử dụng
đất đối với một số dự án thu hút đầu tư trên địa bàn các huyện Tân Uyên, Than
Uyên và thành phố Lai Châu5...
a) Thu nội địa: Tổng số thu nội địa 2.180.000 triệu đồng (trong đó ngân
sách địa phương hưởng: 2.016.920 triệu đồng).
(1) Thu từ doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý: 995.000 triệu
đồng, tăng 11% so với dự toán Trung ương giao, tăng 20% so ước thực hiện dự
toán năm 20216.
(2) Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi: 8.000 triệu đồng, tăng
23% so với dự toán Trung ương giao, bằng 88% so ước thực hiện năm 2021.
(3) Thu từ doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý: 4.500 triệu
đồng, đạt 100% so với dự toán Trung ương giao, bằng 98% so ước thực hiện
năm 2021.
(4) Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: 515.000 triệu đồng, tăng 30%
so với dự toán Trung ương giao, tăng 13% so ước thực hiện năm 2021.
(5) Lệ phí trước bạ: 50.000 triệu đồng, tăng 11% so với dự toán Trung
ương giao, bằng 95% so ước thực hiện dự toán năm 2021.
(6) Thuế thu nhập cá nhân: 29.000 triệu đồng, tăng 21% so với dự toán
Trung ương giao, bằng 81% so ước thực hiện dự tốn năm 2021.
(7) Thuế bảo vệ mơi trường: 130.000 triệu đồng, tăng 3% so với dự toán
Trung ương giao, bằng 100% so ước thực hiện dự toán năm 2021.
(8) Thu phí và lệ phí: 28.000 triệu đồng, tăng 8% so với dự toán Trung

ương giao, tăng 3% so ước thực hiện năm 2021.
5

Các dự án: Dự án Thiên đường Mắc ca; dự án khu đơ thị phía đơng nam thành phố Lai Châu; dự án khu nhà
ở Van Xuân phương Tân Phong; dự án khu đô thị mới Tân Uyên; dự án khu dân cư 5a-7b thị trấn Tân Uyên
6
Kế hoạch phát điện theo Kế hoạch Trung ương giao là: 850.000 triệu đồng; Địa phương giao là:
950.000 triệu đồng.


16
(9) Thu tiền sử dụng đất: 207.500 triệu đồng, tăng 19% so với dự toán
Trung ương giao, tăng 10% so ước thực hiện năm 2021.
(10) Thu tiền thuê mặt đất, mặt nước: 15.000 triệu đồng, bằng 100% so
với dự toán Trung ương giao, bằng 73% so ước thực hiện năm 2021.
(11) Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: 130.000 triệu đồng, tăng 8%
so với dự toán Trung ương giao, tăng 5% so ước thực hiện năm 2021.
(12) Thu khác ngân sách: 40.000 triệu đồng, tăng 14% so với dự toán
Trung ương giao, bằng 72% so ước thực hiện năm 2021.
(13) Thu xổ số kiến thiết: 28.000 triệu đồng, tăng 12% so với dự toán
Trung ương giao, bằng 98% so ước thực hiện dự toán năm 2021.
b) Thu thuế xuất nhập khẩu: 70.000 triệu đồng, tăng 17% so với dự toán
Trung ương giao, tăng 19% so ước thực hiện dự toán năm 2021.
1.2. Thu chuyển giao ngân sách: 5.799.639 triệu đồng (bao gồm: Bổ sung
cân đối: 4.584.370 triệu đồng; Bổ sung có mục tiêu: 1.215.269 triệu đồng).
2. Dự tốn thu NSNN theo cấp ngân sách trên địa bàn (Có biểu chi
tiết số 03.1 kèm theo)
2.1. Ngân sách tỉnh: 1.733.000 triệu đồng, tăng 17% so với dự toán giao
năm 2021.
2.2. Ngân sách huyện, thành phố: 517.000 triệu đồng, tăng 29% so với dự

tốn giao năm 2021 (Có biểu chi tiết số 06 kèm theo).
(1) Huyện Tam Đường: 38.400 triệu đồng, tăng 38% so với dự toán
HDND tỉnh giao năm 2021.
(2) Huyện Phong Thổ: 60.400 triệu đồng, tăng 62% so với dự tốn HĐND
tỉnh giao năm 2021.
(3) Huyện Sìn Hồ: 30.400 triệu đồng, tăng 20% so với dự toán HĐND
tỉnh giao năm 2021.
(4) Huyện Nậm Nhùn: 30.100 triệu đồng, tăng 20% so với dự toán HĐND
tỉnh giao năm 2021.
(5) Huyện Mường Tè: 58.000 triệu đồng, tăng 8,4% so với dự toán HĐND
tỉnh giao năm 2021.
(6) Huyện Than Uyên: 59.300 triệu đồng, tăng 21% so với dự toán HĐND
tỉnh giao năm 2021.
(7) Huyện Tân Uyên: 60.400 triệu đồng, tăng 23% so với dự toán HĐND
tỉnh giao năm 2021.
(8) Thành phố Lai Châu: 180.000 triệu đồng, bằng 99% so với dự toán
giao HĐND tỉnh giao năm 2021.


17
II. DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

1. Nguyên tắc phân bổ
Thứ nhất, bố trí chi thường xuyên theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức
phân bổ dự tốn chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 của HĐND
tỉnh dự kiến thông qua, nhưng triệt để tiết kiệm gắn với tinh gọn bộ máy, nâng
cao tự chủ đơn vị sự nghiệp cơng phù hợp với tình hình thực tế và đặc thù từng
lĩnh vực, cắt giảm các khoản chi chưa cấp bách để tập trung tối đa nguồn lực cho
phòng, chống thiên tai, dịch bệnh.
Thứ hai, bố trí nguồn trả nợ gốc và lãi theo kế hoạch trả nợ năm 2022;

quản lý chặt chẽ các khoản vay theo khế ước đã ký.
Thứ ba, dành nguồn kinh phí cho triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và các Đề án, Nghị quyết của Tỉnh
ủy, HĐND tỉnh đã ban hành.
Thứ tư, ưu tiên chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề, sự
nghiệp khoa học công nghệ; các nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh
thuộc nhiệm vụ của địa phương và chi an sinh xã hội phù hợp với khả năng
cân đối ngân sách địa phương.
Thứ năm, bố trí dự phịng, quỹ dự trữ tài chính để đảm bảo nguồn xử lý kịp
thời nhiệm vụ cấp bách phát sinh trong năm; thực hiện tiết kiệm 10% chi thường
xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định.
Thứ sáu, bố trí một phần kinh phí chi thường xuyên để các cơ quan, đơn
vị, các huyện, thành phố thực hiện duy tu, bảo trì cơ sở vật chất, trang thiết làm
việc, cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và hỗ trợ các huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Trên cơ sở đó, dự kiến bố trí dự tốn chi NSNN năm 2022 như sau:
Tổng chi ngân sách địa phương là 7.816.559 triệu đồng, tăng 276.270 triệu
đồng, tăng 4% so với dự tốn Trung ương giao (Có biểu chi tiết số 04 kèm theo). Chi
ngân sách cấp tỉnh: 3.766.319 triệu đồng (Có biểu chi tiết số 05 kèm theo), chi ngân
sách huyện, thành phố: 4.050.240 triệu đồng (Có biểu chi tiết số 07).
2. Chi cân đối ngân sách địa phương: Tổng chi cân đối ngân sách địa
phương 6.601.290 triệu đồng, tăng 4% so với dự toán Trung ương giao.
2.1. Chi đầu tư phát triển: 834.020 triệu đồng, tăng 4% so với dự toán
Trung ương giao; chiếm 12,6% tổng chi cân đối ngân sách địa phương.
2.2. Chi trả nợ lãi: 350 triệu đồng.
2.3. Chi thường xuyên: 5.455.511 triệu đồng, tăng 1% so với dự toán
Trung ương giao, chiếm 83% tổng chi cân đối NSĐP.
Dự toán phân bổ đảm bảo theo định mức, chế độ chính sách cho con
người (bao gồm các chính sách an sinh xã hội), bố trí các nhiệm vụ an ninh,
quốc phòng; đẩy mạnh tiết kiệm, thực hiện cơ cấu lại các khoản chi thường
xuyên gắn với việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ



18
tự chủ về tài chính; phần chi thường xun cịn lại bố trí đảm bảo tiết kiệm, yêu
cầu sử dụng hiệu quả để duy trì các hoạt động chun mơn, nghiệp vụ của các
cơ quan, đơn vị, vận hành, duy tu, bảo trì cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc,
cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, chi tiết như sau:
(1) Chi sự nghiệp kinh tế: 664.323 triệu đồng. Bố trí kinh phí thực hiện
chính sách hỗ trợ sản x́t nơng lâm nghiệp bao gồm cả mơ hình khuyến nơng khuyến lâm; kinh phí sự nghiệp giao thơng, kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ
tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ cơng ích thủy lợi; kinh phí kiến thiết thị chính; hỗ
trợ kinh phí cho các huyện Tam Đường, Than Uyên dự kiến đạt chuẩn nông thôn
mới năm 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và hỗ trợ đầu tư các cơng
trình nước sinh hoạt để hồn thành tiêu chí nơng thơn mới huyện Tân Uyên năm
2022, hỗ trợ kinh phí cho thành phố Lai Châu để củng cố các tiêu chí nơng thơn
mới do chia tách, sáp nhập xã; kinh phí đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và các sự nghiệp kinh tế khác. Riêng chính sách
phát triển nơng nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025 và chính sách phát
triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025 căn cứ vào tình hình thực hiện các
năm trước và khả cân đối của ngân sách địa phương, bố trí bằng 70% nhu cầu
kinh phí.
(2) Chi sự nghiệp mơi trường: Các huyện, thành phố được bổ sung kinh
phí với tổng số tiền 24.000 triệu đồng để thực hiện các nhiệm vụ chi về bảo vệ
môi trường theo Nghị quyết số 44/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của
HĐND tỉnh.
(3) Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề: 2.469.039 triệu đồng, tăng
3.918 triệu đồng so với dự toán Trung ương giao.
- Dự tốn phân bổ đảm bảo các chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo
viên và học sinh theo quy định của Trung ương và địa phương; kinh phí đổi mới
chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thơng mới; kinh phí thực hiện trường
chuẩn, duy trì đạt chuẩn theo kế hoạch; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

giáo viên, thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo, riêng chính sách miễn, giảm
học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho đối tượng học sinh, sinh viên là con em hộ
nghèo, học sinh diện chính sách, học sinh có hồn cảnh khó khăn tại vùng sâu,
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày
27/8/2021 của Chính phủ đối với cấp huyện bố trí bằng 50% nhu cầu kinh phí
do Trung ương chưa bố trí nguồn cho địa phương đối với đối tượng được hỗ trợ
chi phí học tập phát sinh là trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên
học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thơng ở
thơn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt
khó khăn. Đối với số kinh phí cịn thiếu, UBND tỉnh sẽ bổ sung cho các huyện,
thành phố sau khi các huyện, thành phố có báo cáo tình hình thực hiện chế độ,
chính sách cho học sinh năm học 2022-2023 và Trung ương bổ sung nguồn.


19
- Bố trí kinh phí đào tạo nghề lao động nông thôn; đào tạo nâng cao chất
lượng độ ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý người dân tộc thiểu số và cán bộ chủ chốt
cấp xã theo Nghị quyết tỉnh Đảng bộ; kinh phí thực hiện nhiệm vụ về đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực theo quy định của pháp luật: đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ,
kiến thức quản lý nhà nước, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ công chức của các
sở, ngành theo biên chế và kế hoạch của cấp có thẩm quyền.
- Bố trí kinh phí thực hiện chính sách theo các Đề án, Nghị quyết do Tỉnh ủy,
HĐND và UBND tỉnh ban hành, kinh phí mua sắm, trang thiết bị dạy và học; kinh
phí sửa chữa, nâng cấp trường, lớp học.
(3) Chi sự nghiệp y tế: 638.428 triệu đồng, đã giảm chi thường xuyên hỗ
trợ từ ngân sách gắn với giản biên chế hưởng lương từ NSNN theo yêu cầu của
Nghị quyết số 19-NQ/TW.
Dự tốn kinh phí đã đảm bảo hoạt động thường xun của toàn ngành y tế; hỗ
trợ tiền ăn và chi phí đi lại cho bệnh nhân nghèo; phụ cấp ưu đãi đối với ngành y tế;
phụ cấp hàng tháng cho nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản; kinh phí chăm sóc

sức khỏe người cao tuổi; kinh phí đối ứng các dự án sử dụng nguồn vốn vay, vốn
viện trợ theo hiệp định đã ký kết; kinh phí mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị và
kinh phí phịng chống dịch Covid-19.
(4) Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ: 14.286 triệu đồng, tăng 33% so
với dự tốn Trung ương giao. Đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên, ưu
tiên bố trí các nhiệm vụ chuyển tiếp, kinh phí thực hiện các Nghị quyết của tỉnh
trên cơ sở khơng thấp hơn dự tốn Trung ương giao theo khả năng cân đối ngân
sách địa phương.
(5) Chi sự nghiệp văn hố thơng tin: 57.522 triệu đồng. Đảm bảo kinh phí
thực hiện nhiệm vụ tun truyền, bảo tồn văn hóa, các hoạt động tổ chức tuần lễ du
lịch như: Kinh phí tổ chức tuần du lịch Lai Châu lần thứ II, kinh phí tổ chức ngày
hội văn hóa Lai Châu tại Hà Nội, kinh phí tham gia ngày hội dân tộc Dao tồn
quốc; kinh phí thực hiện tun truyền, giới thiệu, quảng bá danh lam, thắng cảnh,
du lịch văn hóa của tỉnh; kinh phí mua sắm cơ sở vật chất.
(6) Chi sự nghiệp phát thanh - truyền hình: 51.157 triệu đồng. Đảm bảo
kinh phí tăng cường số lượng, chất lượng thông tin, thực hiện các nhiệm vụ
tuyên truyền chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước;
kinh phí th kênh và đường truyền phát sóng kênh truyền hình Lai Châu trên vệ
tinh Vinasat1 và trên hệ thống dịch vụ truyền hình Cap, kinh phí nâng cấp trang
thông tin điện tử...
(7) Chi sự nghiệp thể dục thể thao: 22.428 triệu đồng. Đảm bảo kinh phí
thực hiện các giải thi đấu theo kế hoạch, kinh phí thực hiện đề án đào tạo năng
khiếu thể dục thể thao cho vận động viên thành tích cao; kinh phí tổ chức đại hội
thể dục thể thao toàn tỉnh năm 2022.


20
(8) Chi đảm bảo xã hội: 134.026 triệu đồng. Bố trí kinh phí chi trợ cấp
thường xuyên theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ;
kinh phí hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính xã hội; kinh phí hỗ trợ tiền đóng

bảo hiểm cho người dân tộc thiểu số làm việc tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực
nơng nghiệp.
(9) Chi quản lý hành chính: 669.757 triệu đồng. Đảm bảo kinh phí chi
thường xuyên theo định mức, biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2022;
kinh phí thực hiện các chính sách đối với tổ chức cơ sở đảng, kinh phí tổ chức
đại hội của các tổ chức chính trị. Đối với các nhiệm vụ đặc thù khác, bố trí trên
tinh thần triệt để tiết kiệm, hạn chế các khoản mua sắm trang thiết bị, tổ chức hội
nghị, hội thảo.
(10) Chi An ninh - Quốc phòng địa phương: 174.968 triệu đồng. Bố trí
kinh phí đảm bảo những nhiệm vụ trọng yếu về quốc phòng, an ninh, kinh phí
thực hiện đề án đưa cơng an chính quy về cơ sở thuộc nhiệm vụ chi ngân sách
địa phương; kinh phí hoạt động cơng an xã, kinh phí bảo vệ dân phố. Kinh phí
huy động lực lượng dự bị động viên thuộc nhiệm vụ địa phương; kinh phí hoạt
động của lực lượng dân quân tự vệ; kinh phí diễn tập khu vực phòng thủ cấp
tỉnh, cấp huyện và hỗ trợ kinh phí đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
(11) Chi ngân sách xã, phường, thị trấn: 485.528 triệu đồng. Đã đảm bảo
tồn bộ về chính sách và các hoạt động của cấp uỷ, chính quyền, các đồn thể,
công tác hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, tồn dân xây dựng đời sống văn
hố khu dân cư, hồ giải ở cơ sở và kinh phí thực hiện chính sách đối với cán
bộ, cơng chức, viên chức cơng tác tại vùng kinh tế đặc biệt khó khăn theo Nghị
định số 76/2019/NĐ-CP, kinh phí hỗ trợ Trung tâm học tập cộng đồng theo
Thông tư số 96/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính, kinh phí thực hiện chính sách
đối với người hoạt động không chuyên trách theo Nghị quyết số 14/2020/NQHĐND của HĐND tỉnh. Ngoài ra hỗ trợ các xã, phường, thị trấn 100 triệu
đồng/năm để thực hiện các nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường theo Nghị quyết
số 44/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của HĐND tỉnh.
(12) Chi khác ngân sách: 50.049 triệu đồng. Bố trí kinh phí chi cho cơng
tác tơn giáo; bổ sung quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; Quỹ hỗ trợ Hội nông dân;
Bổ sung nguồn vốn Quỹ cho vay người nghèo và đối tượng chính sách khác;
trích lập quỹ thi đua khen thưởng; hỗ trợ các đơn vị: Liên đoàn Lao động tỉnh,
Toà án nhân dân tỉnh, Cục thi hành án dân sự tỉnh, Viện Kiểm sát tỉnh, BCH Hội

nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Cục quản lý thị trường (Ban chỉ đạo 389 tỉnh),
Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam tại Lai Châu và các khoản chi khác.
2.4. Bổ sung quỹ dự trữ tài chính: 1.000 triệu đồng.
2.5. Chênh lệch tăng thu giữa dự toán địa phương giao với dự toán Trung
ương giao để thực hiện cải cách tiền lương: 170.359 triệu đồng.


21
2.6. Dự phòng ngân sách: 140.050 triệu đồng, bằng 2,12% dự toán chi cân
đối ngân sách địa phương năm 2022 (trong đó phần kinh phí vượt 2% so với
tổng chi cân đối NSĐP với số tiền 8.024 triệu đồng để bố trí cho phịng, chống
dịch bệnh Covid-19).
3. Chi thực hiện một số mục tiêu, nhiệm vụ khác: 1.215.269 triệu đồng,
tăng 21% so với dự toán năm 2021, bao gồm:
3.1. Chi bổ sung có mục tiêu (vốn đầu tư xây dựng cơ bản): 1.164.825
triệu đồng, tăng 19% so với dự toán HĐND tỉnh giao năm 2021.
3.2. Chi bổ sung có mục tiêu (vốn sự nghiệp): 50.444 triệu đồng, tăng
2,12 lần so với dự toán HĐND tỉnh giao năm 2021.
III. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN DỰ TOÁN NSNN NĂM 2022

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2022, quán triệt
sâu sắc các định hướng, chủ trương lớn theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh lần XIV, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và tiếp tục tổ
chức triển khai có hiệu quả các Nghị quyết của HĐND tỉnh. Trong đó tập trung tổ
chức thực hiện các nhóm giải pháp trọng tâm sau:
Một là, phấn đấu hồn thành dự tốn thu được giao ở mức cao nhất,
động viên hợp lý nguồn lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.
(1) Thực hiện hiệu quả Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn của
Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, thực hiện thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản
thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước, quản lý có hiệu quả các

nguồn thu mới phát sinh.
Tiếp tục triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế, đẩy
mạnh điện tử hóa quản lý thuế, đảm bảo việc thu nộp thuế được thực hiện mọi
lúc, mọi nơi, mọi phương tiện; thực hiện nhanh chóng; xây dựng kế hoạch phân
cơng cụ thể lãnh đạo, cán bộ theo dõi đôn đốc kịp thời để thu hồi nợ thuế. Kiểm
sốt chặt chẽ số hồn thuế giá trị gia tăng hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu; đảm
bảo hồn thuế đúng đối tượng, theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước.
(2) Tăng cường chống thất thu qua công tác giám sát, kiểm tra thực hiện
đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; đôn đốc thu hồi nợ thuế. Quản
lý chặt chẽ công tác kê khai, nộp thuế, đôn đốc doanh nghiệp nộp đúng, đủ, kịp
thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước. Theo dõi sát sao, kịp thời phát hiện,
xử lý nghiêm các hành vi chây ỳ nợ thuế, trốn thuế, gian lận thuế, lợi dụng chính
sách hồn thuế.
Hai là, nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng NSNN; triệt để tiết
kiệm, chống lãng phí, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính
(3) Tăng cường thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; triệt để tiết kiệm các


22
khoản chi chưa thực sự cấp thiết, các khoản chi phí tổ chức hội nghị, cơng tác
trong và ngồi nước, mua sắm trang thiết bị đắt tiền. Ưu tiên dành nguồn lực
thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm các nhiệm vụ về giáo dục và
đào tạo, khoa học và cơng nghệ, an ninh - quốc phịng, các dịch vụ quan trong
thiết yếu. Đẩy nhanh việc hoàn thiện các thu tục đầu tư để sớm phân bổ chi tiết
các dự án đầu tư đặc biệt là các chương trình mục tiêu quốc gia ngay sau khi
được Trung ương phân khai chi tiết, đồng thời có các giải pháp đẩy nhanh giải
ngân vốn đầu tư công, tránh lãng phí, kết dư hồn trả ngân sách trung ương.
(4) Quản lý, kiểm sốt chặt chẽ nợ cơng, giám sát chặt chẽ việc sử dụng
vốn của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn vay cho các cơng trình, dự án theo kế hoạch vay đã ký kết, thực sự có hiệu

quả, đảm bảo nguồn vốn cân đối theo khả năng ngân sách địa phương.
Ba là, tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh
gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự
nghiệp cơng lập, giá dịch vụ công.
(5) Quyết liệt thực hiện các mục tiêu của Ban chấp hành Trung ương:
Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức
bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả; Nghị quyết số 19NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng
cao chất lượng và hiệu quả các đơn vị sự nghiệp công lập.
(6) Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
cơng lập, trên cơ sở tính đúng, tính đủ giá sự nghiệp cơng theo lộ trình theo quy
định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ về quy
định cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Bốn là, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước
(7) Tiếp tục rà sốt, đẩy nhanh kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước
tại doanh nghiệp, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật; tăng cường
kiểm tra, thanh tra, giám sát, khơng để xảy ra thất thốt vốn, tài sản nhà nước
trong quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, quản lý và sử dụng vốn nhà nước.
Năm là, chú trọng cải cách hành chính, xây dựng mơi trường kinh doanh
thuận lợi, cạnh tranh, minh bạch, đặc biệt là trong lĩnh vực thuế, kho bạc nhà nước
(8) Cục Thuế tỉnh và Kho bạc nhà nước cải cách công tác quản lý kiểm tra
chuyên ngành theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Kho bạc nhà
nước; các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố tập trung tháo gỡ, giải
quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi
để các doanh nghiệp phát triển. Tăng cường cải cách hành chính, ứng dụng cơng
nghệ thơng tin, xây dựng nền hành chính hiện đại, phát triển. Tăng tính cơng


23
khai, minh bạch, giảm tối đa chi phí cho người dân và doanh nghiệp.
Sáu là, thực hiện quản lý giá theo nguyên tắc thị trường.

(9) Theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả; tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra giá, kết hợp với thuế để ngăn chặn và kiên quyết xử lý các
hành vi tăng giá bất hợp lý; kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi gian lận
thương mại.
Trên đây là báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự tốn thu, chi ngân
sách địa phương năm 2021; dự toán thu ngân sách và phân bổ dự toán chi ngân
sách địa phương năm 2022, UBND tỉnh báo cáo, trình HĐND tỉnh xem xét./.
Nơi nhận:
- Văn phịng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch & Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- TT. Tỉnh uỷ;
- TT. HĐND, UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu QH tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, Th1. Th6.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Tống Thanh Hải


24
DANH MỤC PHỤ LỤC
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU, CHI NSĐP NĂM 2021
VÀ DỰ TOÁN NSNN NĂM 2022


STT
Phần I:
Biểu số 1
Biểu số 2
Phần II:
Biểu số 3
Biểu số

Nội dung
Đánh giá tình hình thực hiện thu, chi NSĐP năm 2021
Tình hình thực hiện thu NSĐP năm 2021
Tình hình thực hiện chi NSĐP năm 2021
Dự toán và phân bổ dự toán thu, chi NSĐP năm 2022
Tổng hợp dự toán thu NSĐP năm 2022
Tổng hợp giao thu NSNN trên địa bàn năm 2022

03.1

Tổng hợp dự toán chi NSĐP năm 2022

Biểu số 4

Tổng hợp phân bổ dự toán chi NS các đơn vị khối tỉnh quản lý

Biểu số 5

Dự toán thu ngân sách năm 2022 khối huyện, thành phố

Biểu số 6


Dự toán chi ngân sách năm 2022 khối huyện, thành phố

Biểu số 7

Bội chi và phương án vay - trả nợ ngân sách địa phương năm 2022

Biểu số 8



×