Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai lá đỏ (gymnocladus angustifolia (gagn ) j e vid ) tại tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

KIM NGỌC TUYÊN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LỒI LƠI
KHOAI LÁ ĐỎ (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.)
TẠI TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên - 2021


2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

KIM NGỌC TUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LỒI LƠI
KHOAI LÁ ĐỎ (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.)
TẠI TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Ngành: Lâm học
Mã ngành: 8.62.02.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Phúc

Thái Nguyên - 2021



iii

LỜI CAM ĐOAN

Toàn bộ số liệu và kết quả xử lý đưa vào luận văn là trung thực, do tôi thực
hiện dưới sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và các đồng nghiệp, các số liệu này
chưa từng được cơng bố. Các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về tính xác thực của luận văn.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 11 năm 2021
Tác giả

Kim Ngọc Tuyên


iv

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận văn này, đó là sự nỗ lực hết sức của bản thân, sự quan
tâm giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô giáo, bạn
bè đồng nghiệp trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Văn Phúc – Khoa Lâm nghiệp
- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, người hướng dẫn khoa học đã dành
nhiều thời gian và công sức giúp đỡ cho tôi trong q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn ThS. Trịnh Xuân Thành – Trung tâm Đa dạng
sinh học – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và nhóm sinh viên K48 – Khoa
Lâm nghiệp đã giúp đỡ tơi trong q trình điều tra thực địa.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Hạt Kiểm lâm các huyện Chiêm Hóa,

Na Hang và nhân dân các xã của 2 huyện trên đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
điều tra ngoại nghiệp.
Cảm ơn sự quan tâm chia sẻ, động viên ủng hộ của gia đình, bạn bè cả về
mặt tinh thần và vật chất để tơi có thể hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2021
Tác giả

Kim Ngọc Tuyên


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BNN:

Bộ Nơng nghiệp

CTV:

Cây triển vọng

D1.3:

Đường kính ngang ngực

Dt:

Đường kính tán


Hdc:

Chiều cao dưới cành

Hvn:

Chiều cao vút ngọn

HSTR:

Hệ sinh thái rừng

LP:

Lâm phần

OTC:

Ô tiêu chuẩn

QĐ:

Quyết định

QXTV:

Quần xã thực vật

TCLN:


Tổng cục Lâm nghiệp


vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Kích thước lồi Lơi khoai lá đỏ ..................................................................... 32
Bảng 3.2. Các đặc điểm vật hậu của lồi Lơi khoai tại tỉnh Tun Quang ................ 35
Bảng 3.3. Chiều cao lâm phần và của lồi Lơi khoai lá đỏ .......................................... 36
Bảng 3.4. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao ở các lâm phần có lồi Lơi khoai phân bố
............................................................................................................................................. 39

Bảng 3.5. Cấu trúc mật độ rừng nơi loài Lôi khoai lá đỏ phân bố .............................. 41
Bảng 3.6. Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyết về luật phân bố N/D1.3 của lâm
phần có lồi Lơi khoai lá đỏ phân bố .............................................................................. 43
Bảng 3.7. Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyết về luật phân bố N/Hvn của lâm
phần có lồi Lơi khoai lá đỏ phân bố .............................................................................. 46
Bảng 3.8. Chỉ số đa dạng loài tầng cây gỗ - nơi có lồi Lơi khoai phân bố .............. 48
Bảng 3.9. Tổ thành cây tái sinh ở các lâm phần có lồi Lơi khoai phân bố tại Tun
Quang .................................................................................................................................. 50
Bảng 3.10. Mật độ tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng của lâm phần và của lồi
Lơi khoai ............................................................................................................................. 52
Bảng 3.11. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh của lâm phần và của lồi Lơi
khoai .................................................................................................................................... 54
Bảng 3.12. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao của lâm phần và Lôi khoai lá
đỏ ......................................................................................................................................... 55
Bảng 3.13. Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng ngang của lồi Lơi khoai............... 57



vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Cây Lơi khoai lá đỏ đo được tại tỉnh Tuyên Quang .................................... 32
Hình 3.2: Đặc điểm hình thái lá cây Lơi khoai ở Tun Quang.................................. 34
Hình 3.3: Hình thái hoa của cây Lơi khoai .................................................................... 35
Hình 3.4: Hình thái quả, hạt của cây Lơi khoai ............................................................. 35
Hình 3.5: Phân bố N/D1.3 tại vị trí chân đồi Chiêm Hóa .............................................. 44
Hình 3.6: Phân bố N/D1.3 tại vị trí sườn đồi Chiêm Hóa ............................................ 45
Hình 3.7: Phân bố N/D1.3 tại vị trí chân đồi Na Hang................................................... 45
Hình 3.8: Phân bố N/D1.3 tại vị trí sườn đồi Ha Hang ................................................ 46
Hình 3.9: Phân bố N/Hvn tại vị trí chân đồi Chiêm Hóa ............................................... 47
Hình 3.10: Phân bố N/Hvn tại vị trí sườn đồi Chiêm Hóa ............................................ 47
Hình 3.11: Phân bố N/Hvn tại vị trí chân đồi Na Hang ................................................. 48
Hình 3.12: Phân bố N/Hvn tại vị trí sườn đồi Ha Hang ................................................. 48


viii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ..........................................................................................................vii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................. 3

1.1 Tổng quan kết quả nghiên cứu trên Thế giới............................................................. 3
1.1.1. Những nghiên cứu về đặc điểm lâm học ............................................................... 3
1.1.2. Những nghiên cứu về họ Đậu và Lôi khoai lá đỏ ................................................. 4
1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................................. 9
1.2.1. Những nghiên cứu về đặc điểm lâm học ............................................................... 9
1.2.2. Những nghiên cứu về họ Đậu và Lôi khoai lá đỏ ............................................... 11
1.3. Thảo luận .................................................................................................................... 14
1.4. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ...................................... 15
1.4.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................. 15
1.4.2. Điều kiện kinh tế - Xã hội ..................................................................................... 21
CHƯƠNG 2 ....................................................................................................................... 23
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 23
2.1. Đối tượng, phạm vi .................................................................................................... 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 23
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 23


ix

2.2. Nội dung nghiên cứu. ................................................................................................ 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 24
2.3.1. Công tác chuẩn bị ................................................................................................... 24
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .......................................................................... 24
2.3.3. Phương pháp điều tra ............................................................................................. 24
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................... 26
CHƯƠNG 3 ....................................................................................................................... 32
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 32
3.1. Đặc điểm hình thái và vật hậu của lồi Lơi khoai lá đỏ ........................................ 32
3.1.1. Đặc điểm hình thái.................................................................................................. 32
3.1.2. Đặc điểm vật hậu .................................................................................................... 35

3.2. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ ................................................................................. 36
3.2.1. Cấu trúc tầng thứ .................................................................................................... 36
3.2.2. Cấu trúc tổ thành ..................................................................................................... 39
3.2.3. Cấu trúc mật độ ....................................................................................................... 41
3.2.4. Đặc điểm phân bố số cây theo đường kính và số cây theo chiều cao của lâm
phần có lồi Lơi khoai lá đỏ phân bố .............................................................................. 43
3.2.5. Chỉ số đa dạng loài cây gỗ ..................................................................................... 48
3.3. Nghiên cứu đặc điểm tầng cây tái sinh và của lồi Lơi khoai lá đỏ .................... 50
3.3.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành .................................................................................... 50
3.3.2. Đặc điểm cấu trúc mật độ và tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng ........................... 52
3.3.3. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh .................................................................. 54
3.3.4. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao .............................................................. 55
3.3.5. Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang ................................................ 57
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển lồi Lơi khoai lá đỏ tại khu
vực nghiên cứu................................................................................................................... 58
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 60


x

4.1. Kết luận ....................................................................................................................... 60
4.2. Tồn tại ......................................................................................................................... 61
4.3. Khuyến nghị ............................................................................................................... 61
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 66


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Lơi khoai, tên khoa học là Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.,
thuộc phân họ Vang - Caesalpinioideae, họ Đậu - Fabaceae, bộ Đậu - Fabales,
lớp Ngọc lan - Magnoliopsida, ngành Ngọc lan – Magnoliophyta. (Nguyễn
Tiến Bân, 2003, 2005).
Do cây có lá kép lơng chim, dạng như lá cây Lim xanh, nhưng khi non
có màu đỏ son chói lọi, nên người ta gọi nó là "Lim lửa". Nhà thực vật học
người Pháp Gagnepain xếp nó vào chi Lim xanh - Erythrofloeum (Lim xanh)
với tên khoa học là Erythrofloeum angustifolium (Gagn) và từ đó cũng đã có
nhiều người gọi là Lim lá thắm, thậm chí là Lim xanh lá thắm. Khi nhìn màu
sắc đỏ thắm của loài cây này từ xa, người ta mường tượng như những cây
Phong ở Nhật Bản, Hàn Quốc... hay cây Thích nảy lộc vào xn ở đỉnh núi Bà
Nà. Khơng ít du khách đã dừng xe, chọn góc nhìn để lấy cho được vài ba kiểu
ảnh. Càng chụp cận cảnh, người chụp càng ngạc nhiên. Bởi khi thoạt nhìn cứ
tưởng một vịm hoa nở rộ của một lồi cây gì đó, nhưng khi nhìn kỹ qua
những tấm hình đặc tả mới hiểu rằng đó là màu lá. (Theo Đỗ Xuân Cẩm,
2010).
Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc, nằm ở giữa Tây Bắc và
Đông Bắc của Việt Nam. Tổng diện tích đất có rừng Tun Quang là 424.689
ha, trong đó rừng tự nhiên là 233.193 ha và rừng trồng là 191.496 ha. Tỷ lệ
che phủ của rừng đạt trên 65,2% (Theo Quyết định số 1423/QĐ-BNNTCLN/2020). Có thể nói, về cơ bản rừng tự nhiên Tuyên Quang vẫn còn khá
đa dạng về thành phần loài, tuy nhiên những khu rừng có trữ lượng gỗ cao
khá hạn chế, đặc biệt những lồi cây q hiếm. Hiện Tun Quang vẫn cịn
hơn 15.378 ha rừng tre, nứa tự nhiên. Trong tổng diện tích rừng trồng có
175.627 ha rừng trồng cho mục đích sản xuất với các loại như: Thông, Mỡ,
Bạch đàn, Keo, Bồ đề… Tuyên Quang có khả năng phát triển kinh tế lâm
nghiệp, đồng thời phát triển rừng trên diện tích đồi, núi chưa sử dụng khoảng
33.839 ha. Đặc biệt trong các khu rừng thứ sinh ven đường dọc các tuyến
đường thuộc huyện Chiêm Hóa, huyện Lâm Bình, huyện Na Hang có xuất
hiện lồi Lơi khoai lá đỏ, đặc biệt vào tháng 5-6 hàng năm ở giữa không gian



2

xanh vời vợi của núi rừng lại điểm một vài chịm đỏ chói sặc sỡ, đó là màu lá
lộc của loài cây độc đáo này. Hiện nay, tỉnh Tuyên Quang đang có kế hoạch
xây dựng mơ hình trồng lồi Lơi khoai lá đỏ ven các cung đường thuộc huyện
Chiêm Hóa, Lâm Bình, Na Hang và các khu du lịch sinh thái tạo cảnh quan
du lịch đẹp mắt bằng lồi Lơi khoai lá đỏ, tạo nên nét đẹp độc đáo, lạ mắt.
Xuất phát từ những lý do trên, nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc tạo
giống, gây trồng lồi Lơi khoai lá đỏ trong các khu du lịch sinh thái, các hành
lang đường đặc trưng cho tỉnh Tuyên Quang chúng tôi tiến hành thực hiện luận
văn: “Nghiên cứu đặc điểm lâm học lồi Lơi khoai lá đỏ (Gymnocladus
angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) tại tỉnh Tuyên Quang”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được một số đặc điểm sinh vật học của lồi Lơi khoai lá đỏ.
- Xác định được một số đặc điểm lâm học của lồi Lơi khoai lá đỏ tại
tỉnh Tuyên Quang.
- Đề xuất các giải pháp phát triển lồi Lơi khoai lá đỏ tại tỉnh Tun
Quang.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn nghiên cứu đặc điểm lâm học của lồi Lơi khoai lá đỏ, đây là
lồi cịn ít được nghiên cứu nên sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho các
nghiên cứu có liên quan, và là tài liệu tham khảo học tập cho sinh viên và giáo
viên ngành lâm nghiệp và các ngành sinh học, sinh thái.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Từ kết quả nghiên cứu về lồi Lơi khoai lá đỏ sẽ làm cơ sở khoa học
cho các nhà khoa học xác định được đặc tính sinh thái của lồi, xác định được
thời gian thu hái hạt giống, vùng trồng thích hợp để cho loài này sinh trưởng,
phát triển tốt nhất tại tỉnh Tuyên Quang.



3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan kết quả nghiên cứu trên Thế giới
1.1.1. Những nghiên cứu về đặc điểm lâm học
Lâm sinh học là những hoạt động tạo lập và nuôi dưỡng rừng hoặc sự
áp dụng lý thuyết sinh thái rừng để điều khiển rừng. Lâm sinh học còn được
hiểu là lý thuyết và thực hành về kiểm soát sự tạo lập, kết cấu, cấu trúc và
tăng trưởng của rừng. Lâm sinh học tạo lập rừng, nuôi dưỡng rừng có tổ thành
lồi cây tối ưu, có kết cấu và cấu trúc hợp lý, năng suất cao là nhằm đáp ứng
tốt nhất nhu cầu về gỗ và những lâm sản khác cho nên kinh tế quốc dân và
sinh hoạt của cộng đồng. Các hoạt động của lâm sinh còn góp phần bảo vệ
thiên nhiên, bảo vệ đất và nước, điều hịa khí hậu, bảo vệ và ni dưỡng hệ
động vật có ích, tạo ra mơi trường sống có lợi cho các hoạt động của con
người. (Nguyễn Văn Thêm, 2004)
Sự thành công trong quản lý rừng bền vững phụ thuộc vào sự hiểu biết
về các quá trình xẩy ra trong các hệ sinh thái rừng (HSTR) và các phản ứng
của chúng đối với các tác động lâm sinh. Rừng tự nhiên ở Việt Nam đã được
quản lý từ hơn 40 năm nay, nhưng những hiểu biết về cấu trúc và các q
trình sinh thái của rừng vẫn cịn rất hạn chế. (Trần Văn Con, 2014).
Trên quan điểm sinh thái, đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng thể hiện rõ
nét những mối quan hệ qua lại giữa các thành phần của hệ sinh thái rừng và
giữa chúng với môi trường. Việc nghiên cứu cấu trúc và tái sinh rừng nhằm
duy trì rừng như một hệ sinh thái ổn định, có sự hài hòa của các nhân tố cấu
trúc, lợi dụng tối đa mọi tiềm năng của điều kiện lập địa và phát huy bền vững
các chức năng có lợi của rừng cả về kinh thế, xã hội và sinh thái.
Trên thế giới các cơng trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng nói

chung và rừng mưa nhiệt đới nói riêng khá phong phú, đa dạng, có nhiều cơng
trình nghiên cứu công phu và đã đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh rừng, ví
dụ nghiên cứu của các tác giả như: Richards P.W (1933 – 1934, 1952),
Raunkiaer (1934), Baur. G (1962), Catinot (1965), ODum (1971), Evans. J.
(1984)... với các nghiên cứu về tổ thành, dạng sống của thực vật và tầng thứ của
rừng.


4

Nhiều nghiên cứu cấu trúc không gian và thời gian của rừng theo
hướng định lượng và dùng các mơ hình tốn để mơ phỏng các qui luật cấu
trúc như Rollet B (1971), Brung (1970), Loeth et al (1967), Belly (1973),... đã
biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính bằng các hàm hồi quy,
phân bố đường kính ngang ngực, đường kính tán bằng bằng các dạng phân bố
xác xuất, Weibull.
Để biểu thị tính đa dạng về lồi một số tác giả đã xây dựng các công thức
xác định chỉ số đa dạng loài như: Mishra, 1968; Rastogi, 1999 và Sharma,
2003), Curtis & Mclntosh (1950); Phillips (1959); Mishra (1968); Shannon
and Wiener (1963), chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Concentration of DominanceCd) được tính tốn theo Simpson (1949); Breugel M. V. (2007) đã sử dụng chỉ
số entropy Rẽnyi (Hα).
Nghiên cứu hiệu quả tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành
loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố. Sự tương đồng
hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây tái sinh và tầng cây gỗ lớn đã được nhiều
nhà khoa học quan tâm (Mibbre-ad, 1930; Richards, 1933; 1939; Aubreville,
1938; Beard, 1946; Lebrun và Gilbert, 1954; Joné, 1955-1956; Schultz, 1960;
Baur, 1964; Rollet, 1969). Một số nghiên cứu về tái sinh tự nhiên rừng nhiệt
đới như Richards P. W (1952), Bernard Rollet (1974), Tayloer (1954), Barnard
(1955), Budowski (1956), Bava (1954), Atinot (1965), H. Lamprecht (1989),
I.D.Yurkevich (1960).

Nghiên cứu về đặc điểm lâm học của một số loài cây rừng đã được các
tác giả nghiên cứu trong một số cơng trình khoa học như: Nghiên cứu về loài
Vối thuốc của Kebler P. J. A. and Sidiyasa K. (1994) và Trung tâm Nông lâm
kết hợp thế giới (World Agroforestry Centre, 2006), Chetri Deepak B. Khatry
and Fowler Gary W, 1996).
Như vậy, có thể thấy, trên thế giới việc nghiên cứu về đặc điểm lâm học
của rừng khá toàn diện, tuy nhiên những nghiên cứu về đặc điểm lâm học của
loài hoặc mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái còn khá hạn chế, điều
này cũng phần nào dễ hiểu bởi rừng tự nhiên vốn đã rất phức tạp mà mối
quan hệ giữa các lồi trong đó càng phức tạp hơn.
1.1.2. Những nghiên cứu về họ Đậu và Lôi khoai lá đỏ


5

Lôi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) thuộc phân họ
Vang (Caesalpinioideae), họ Đậu (Fabaceae), bộ Đậu (Fabales), lớp Ngọc lan
(Magnoliopsida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). (Nguyễn Tiến Bân, 2003,
2005).
1.1.2.1. Về họ Đậu (Fabaceae)
Họ Đậu (danh pháp khoa học: Fabaceae) là một họ thực vật. Theo định
nghĩa của hệ thống APG thì nó là một họ lớn: Fabaceae sensu lato (nghĩa
rộng). ICBN cho phép sử dụng cả Fabaceae (nghĩa rộng) và Leguminosae như
là các tên gọi thực vật học tương đương nhau ở mức độ họ. Hệ thống APG sử
dụng tên gọi Fabaceae.
Tuy nhiên, họ Fabaceae có thể định nghĩa khác đi như là Fabaceae
sensu stricto (nghĩa hẹp), ví dụ như trong hệ thống Cronquist. Trong các phân
loại như thế thì các phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) và Vang
(Caesalpinioideae) được nâng lên thành cấp họ với tên gọi tương ứng là
Mimosaceae và Caesalpiniaceae. Nhóm cịn lại có các tên gọi thực vật học

tương ứng là Fabaceae và Papilionaceae (nhưng không phải là Leguminosae).
APG coi nhóm này ở mức độ phân họ, với tên gọi Faboideae (tên gọi tương
đương của nó trong Leguminosae là Papilionoideae).
Khi tra cứu hay tham khảo bất kỳ cuốn sách nào có sử dụng tên gọi
Fabaceae, cần phải lưu ý là tên gọi này dùng trong ngữ cảnh nào. Các tên gọi
như Leguminosae hay Papilionaceae là rõ ràng và các nhà phân loại học dùng
các từ này chủ yếu cùng với tên gọi Leguminosae. Leguminosae (hay
Fabaceae sensu lato) là họ lớn thứ hai của thực vật có hoa với 650 chi và trên
18.000 lồi. Các tên gọi thơng thường chủ yếu của các loài trong họ này là đỗ
hay đậu và họ này chứa một số loài cây quan trọng bậc nhất trong cung cấp
thực phẩm cho con người, chẳng hạn các loại đậu, đỗ, lạc, đậu tương và đậu
lăng... Các loài khác trong họ cũng là các nguồn cung cấp thức ăn quan trọng
cho gia súc, gia cầm hoặc để làm phân xanh, chẳng hạn đậu lupin, cỏ ba lá,
muồng hay đậu tương. Một số chi như Laburnum, Robinia, Gleditsia, Acacia,
Mimosa và Delonix là các loại cây cảnh. Một số lồi cịn có các tính chất y
học hoặc diệt trừ sâu bọ (chẳng hạn Derris) hay sản sinh ra các chất quan
trọng như gôm Ả Rập, tanin, thuốc nhuộm hoặc nhựa. Một số loài như sắn
dây, một loài có nguồn gốc ở khu vực Đơng Á, đầu tiên được trồng tại miền


6

Đông Nam Hoa Kỳ nhằm cải tạo đất và làm thức ăn cho gia súc, nhưng đã
nhanh chóng trở thành một lồi cỏ dại xâm hại nguy hiểm có xu hướng phát
triển trên mọi thứ đất và chèn ép nhiều loài bản địa.
Tất cả các thành viên trong họ này đều có hoa chứa 5 cánh hoa, trong đó
bầu nhụy lớn khi phát triển được sẽ tạo ra quả thuộc loại quả đậu, hai vỏ của nó
có thể tách đơi, bên trong chứa nhiều hạt trong các khoang riêng rẽ. Các loài
trong họ này theo truyền thống được phân loại trong ba phân họ, đôi khi được
nâng lên thành họ trong bộ Đậu (Fabales), trên cơ sở hình thái học của hoa (đặc

biệt là hình dạng cánh hoa): Phân họ Vang (Caesalpinioideae), hay họ Vang Caesalpiniaceae: Hoa của chúng đối xứng hai bên, nhưng thay đổi nhiều tùy
theo từng chi cụ thể, chẳng hạn trong chi Cercis thì hoa tương tự như hoa của
các loài trong phân họ Faboideae, trong khi tại chi Bauhinia thì nó là đối xứng
với 5 cánh hoa bằng nhau.
Phân họ Trinh nữ (Mimosoideae), hay họ Trinh nữ - Mimosaceae: Các
cánh hoa nhỏ và thông thường có dạng hình cầu hay là cụm hoa dạng bơng và
các nhị hoa là bộ phận sặc sỡ nhất của hoa.
Phân họ Đậu (Faboideae hay Papilionoideae) (họ Fabaceae nghĩa hẹp
hay họ Papilionaceae): Một cánh hoa lớn và có nếp gấp trên nó, hai cánh hoa
cận kề mọc bên cạnh cịn hai cánh hoa dưới chúng nối liền với nhau ở đáy,
tạo thành một cấu trúc tương tự như cái thuyền con. Một đặc trưng nổi bật của
các loài cây thuộc họ Đậu là chúng là các loại cây chủ cho nhiều loài vi khuẩn
tại các nốt sần trên rễ của chúng. Các loại vi khuẩn này được biết đến như là
vi khuẩn nốt rễ (rhizobium), có khả năng lấy khí nitơ (N2) trong khơng khí và
chuyển hóa nó thành các dạng chất mà cây có thể hấp thụ được (NO3- hay
NH3). Hoạt động này được gọi là cố định đạm. Cây đậu, trong vai trò của cây
chủ, còn vi khuẩn nốt rễ, trong vai trò của nhà cung cấp nitrat có ích, tạo ra
một quan hệ cộng sinh.
1.1.2.2. Đặc điểm phân họ Vang (Caesalpiniaceae)
Theo Bách khoa toàn thư mở: Phân họ Vang (Caesalpinioideae) là một
tên gọi ở cấp độ phân họ, được đặt vào trong họ lớn là họ Đậu (Fabaceae =
Leguminosae). Tên gọi của nó được tạo thành từ tên của chi
Vang (Caesalpinia).


7

Phân họ Caesalpinioideae chủ yếu là cây thân gỗ phân bổ trong vùng
ẩm ướt của khu vực nhiệt đới. Hoa của chúng là loại đối xứng hai bên, nhưng
hay biến đổi. Các nốt sần trên rễ của các loài trong phân họ này là rất hiếm, và

ở những lồi có các nốt sần thì chúng cũng có cấu trúc hết sức nguyên
thủy.Sự miêu tả và tình trạng của phân họ này hiện đang có sự tranh cãi nhỏ.
Mặc dù phân họ này như đã miêu tả ở trên được công nhận khá nhiều, nhưng
vẫn có một số chi mà việc đưa chúng vào (phân họ này, hoặc trong một trên
hai phân họ khác) vẫn chưa có sự thừa nhận chung. Trong một số hệ thống
phân loại, ví dụ hệ thống Cronquist, phân họ này được công nhận như một họ,
là họ Vang (Caesalpiniaceae). Các nghiên cứu hệ thống hóa gần đây, sử dụng
các dữ liệu phân tử, đã chỉ ra rằng nhóm này là đa ngành khi xem xét trong
mối quan hệ với hai phân họ Faboideae (Papilionoideae) và Mimosoideae.
Theo Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam: Phân họ vang bao gồm
những cây có lá kép lơng chim chẵn, mọc cách có lá kèm sớm rụng hay dạng
1 phiến to do 2 lá chét dính lại như lá móng bò. Cụm hoa chùm hay chuỳ. Hoa
mẫu 5, cánh hoa thìa (cánh trên lớn 2 mép bị chườm bởi 2 cánh bên); nhị 10
xếp làm 2 vòng; bầu trên. Thế giới có 150 chi, 2800 lồi, phân bố ở nhiệt đới
và cận nhiệt đới. Việt Nam có trên dưới 20 chi, gần 120 lồi.
Phân loại: Chia 7 - 9 tơng trên cơ sở lá, hoa đều hay đối xứng hai bên,
mức độ dính của đài, cách mở bao phấn.
Giá trị kinh tế: lấy gỗ như Lim; làm cảnh như Phượng, làm thuốc như
Tô mộc, Thảo quyết minh...
1.1.2.3. Về cây Lôi khoai lá đỏ
Lôi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) thuộc phân họ
Vang (Caesalpinioideae), họ Đậu (Fabaceae), bộ Đậu (Fabales), lớp Ngọc lan
(Magnoliopsida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta).
Vị trí của lồi trong hệ thống phân loại được thể hiện như sau:
Giới:

Plantae

Ngành:


Mognoliophyta

Lớp:

Magnoliopsida

Bộ:

Fabales


8

Họ:

Fabaceae

Chi:

Gymnocladus

Lồi: angustifolia
Danh pháp hai phần: Gymnocladus angustifolius (GAGNEP.) J.E.VIDAL
Lơi khoai (Gymnocladus angustifolius) là một lồi thực vật có
hoa trong họ Đậu. Loài này được (Gagnep.) J.E.Vidal miêu tả khoa học đầu
tiên.
Các loài trong chi này là các dạng cây thân gỗ từ nhỡ tới lớn, có thể
cao từ 10 tới 30 m, đường kính thân cây đạt 60 – 90 cm. Tán lá có đường
kính tới 8 m. Thân cây thường chia thành 3 đến 4 nhánh ở độ cao 3–5 m. Các
cành to, mập, nhiều ruột. Rễ chùm. Vỏ cây màu xám tro, dễ bóc. Các lá kép

hai lần chẵn, mọc so le và các lá chét cấp 2 (khoảng 10 tới 14) mọc đối. Các
lá chét cấp 1 phía dưới suy giảm thành các lá nhỏ. Kích thước lá: dài khoảng
60-90 cm và rộng khoảng hai phần ba chiều dài. Cuống lá và cuống của các lá
chét hình trụ thon, phình to ở phần gốc, nhẵn khi trưởng thành, màu lục nhạt,
thường tía ở mặt trên. Các lá chét hình trứng, kích thước dài tới 5-6 cm, hình
nêm hoặc thn trịn khơng đều ở gốc, mép lá hơi gợn, nhọn đỉnh. Khi mới
xuất hiện từ chồi có màu hồng hay đỏ tươi, nhanh chóng chuyển sang màu
xanh đồng, nhẵn và bóng ở mặt trên.
Khi phát triển đầy đủ có màu xanh lục sẫm ở mặt trên, lục nhạt ở mặt
dưới. Về mùa thu chuyển sang màu vàng. Hoa ra vào mùa hè, đơn tính khác
gốc, mọc ở đầu cành, màu trắng ánh xanh lục. Đài hoa hình ống, có lơng tơ,
10 gân, 5 thùy. Các thùy mở bằng mảnh vỏ trong chồi. Tràng hoa với 5 cánh
hoa thuôn dài, có lơng tơ, lợp khi ở trong chồi. Các hoa đực mọc thành ngù
ngắn giống như chùm hoa, dài 8-10 cm, các hoa cái mọc thành chùm dài 2530 cm. Nhị hoa 10, với 5 nhị dài và 5 nhị ngắn, bao phấn màu vàng cam,
hướng trong. Bầu nhụy thượng, khơng cuống, có lơng tơ, co lại thành vịi
nhụy ngắn với 2 thùy đầu nhụy. Các lá noãn mọc thành 2 hàng. Quả dạng quả
đậu, dài 15–25 cm, rộng 3–5 cm, hơi cong, mép dày, màu nâu ánh đỏ sẫm, hơi
có phấn ở vỏ quả, chứa 6-9 hạt, được bao bọc trong lớp cùi thịt dày có vị
ngọt. Cuống dài 2-5 cm.
Chi lơi khoai gồm một số lồi:


9

- Gymnocladus angustifolius (Gagnepain) J.E.Vidal, 1980, Đơng
Dương. Lồi này có tên gọi địa phương trong tiếng Việt là lôi khoai hay lim
xanh, lá thắm. Tại Việt Nam, được cho là sinh trưởng tại khu vực Vườn quốc
gia Bạch Mã, Thừa Thiên-Huế.
- Gymnocladus arabicus Lam., 1785
- Gymnocladus assamicus Kanjilal ex P.C.Kanjilal, 1934, Assam, Ấn

Độ
- Gymnocladus burmanicus C.E.Parkinson, 1928, Tenasserim, Myanma
- Gymnocladus chinensis Baill., 1875, Trung Quốc, tên tiếng Trung là
肥皂荚 (phì tạo giáp), nghĩa là cây có quả làm xà phịng.
- Gymnocladus dioicus (L.) K.Koch, 1869, đồng nghĩa Gymnocladus
canadensis Lam., 1785. Phân bố: Bắc Mỹ. Tên tiếng Anh của nó là Kentucky
coffeetree, nghĩa là cây cà phê Kentucky, do có thời kỳ người ta đã dùng hạt
của nó để thay thế cho cà phê thật sự, tuy nhiên, do có chứa độc tố, không nên
dùng với số lượng lớn.
- Gymnocladus guangxiensis P.C.Huang & Q.W.Yao, 1980, Trung
Quốc
Tuy nhiên, nhiều tài liệu chỉ đề cập tới 3 loài là G. dioicus, G.
burmanicus và G. chinensis. Trong IPNI cũng nhắc tới danh
pháp Gymnocladus williamsii Hance, 1884 như là từ đồng nghĩa
của Gledits(ch)ia sinensis tức cây tạo giáp hay bồ kết Hoa Nam.
Trong tài liệu thực vật có hoa Cămpuchia, Lào, Việt Nam (1980),
K.Larsen et al. đã xác định Lôi khoai thuộc chi Gymnocladus, họ Fabaceae
(alt. Leguminosae), phân họ Caesalpinioideae, bộ Caesalpinieae. Có phân bố
tự nhiên ở vùng á nhiệt đới Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam.
1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1. Những nghiên cứu về đặc điểm lâm học
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về đặc điểm lâm học, từ các
nghiên cứu về cấu trúc, tái sinh rừng đã phát triển khá sớm như: Nghiên cứu
của Trần Ngũ Phương (1970), Thái Văn Trừng (1978), Nguyễn Văn Trương
(1983), Vũ Đình Phương (1987), Đào Công Khanh (1996), Đồng Sĩ Hiền


10

(1973),... những nghiên cứu này đã giúp nâng cao hiểu biết về rừng, nâng cao

hiệu quả trong nghiên cứu cũng như sản xuất kinh doanh rừng. Còn các
nghiên cứu về tái sinh có các tác giả: Vũ Đình Huề (1969, 1975), Nguyễn
Vạn Thường (1991), Vũ Tiến Hinh (1991),… và sau này có thêm nhiều nghiên
cứu về tái sinh khác như: Phạm Ngọc Thường (2003), Đặng Kim Vui (2003),
Phạm Quốc Hùng (2005), Đỗ Hữu Thư và cs (2000), Đỗ Thị Ngọc Lệ
(2009), Ma A Sim và Lê Đồng Tấn (2013)… nhìn chung với các nghiên cứu
này, các tác giả đã thống kê được thành phần loài cây tái sinh, tổ thành, mật
độ cây tái sinh và chất lượng, nguồn gốc và phân bố cây tái sinh, đây là các
yếu tố quan trọng để làm cơ sở tiền đề cho quá trình phục hồi rừng.
Kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm học của 4 kiểu rừng chủ yếu ở Việt
Nam là rừng lá rộng thường xanh, rừng khộp, rừng ngập mặn và rừng ngập
phèn bằng phân tích dữ liệu thu thập được từ hệ thống ô tiêu chuẩn định vị,
Trần Văn Con, 2014 đã đưa ra các phát hiện sau đây: (i) các nhân tố phát sinh
và vùng phân bố chủ yếu của 4 kiểu rừng; (ii) cấu trúc tổ thành, đa dạng loài,
tầng phiến của 4 kiểu rừng; (iii) Động thái tái sinh và diễn thế thể hiện qua sự
biến đổi trong các lớp cây tái sinh,.. thông qua các quá trình tái sinh bổ sung,
sinh trưởng chuyển cấp và chết. (iv) năng suất của 4 kiểu rừng thể hiện qua
các chỉ tiêu tăng trưởng bình qn đường kính, trữ lượng. Và (v) đặc điểm
tiểu khí hậu trong các kiểu rừng so với nơi khơng có rừng.
Nguyễn Hữu Cường (2013) khi nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài
Pơ mu (Fokienia hodginsii) tại xã San Sả Hồ thuộc Vườn quốc gia Hồng Liên
đã đề cập đến đặc điểm hình thái loài Pơ mu, đặc điểm sinh thái, đặc điểm cấu
trúc tổ thành, cấu trúc tầng thứ, thành phần loài cây đi kèm, đặc điểm tái sinh và
đã đưa ra kết quả: cấu trúc tổ thành tầng cây cao ln có Pơ mu phân bố, có 14
lồi cây đi kèm với Pơ mu, tái sinh Pơ mu ở ngoài tán chiếm tỷ lệ cao nhất với
50%.
Trần Ngọc Hải và cs (2016), nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài Vù
hương tại Vườn quốc gia Bến En, đã nghiên cứu về đặc điểm phân bố, cấu trúc
tổ thành rừng, tổ thành loài cây bạn của Vù hương, cấu trúc mật độ, trữ lượng
rừng nơi có lồi Vù hương phân bố, cấu trúc tầng thứ, phân bố N/D1.3; đánh giá

mức độ phong phú của Vù hương trong các lâm phần điều tra.


11

Nguyễn Thị Thoa và cộng sự (2017-2020) đã nghiên cứu một số đặc
điểm lâm học loài Kháo vàng, Xoan đào, Thiết sam giả lá ngắn trong các
cơng trình nghiên cứu đề tài cấp Bộ, các chỉ tiêu nghiên cứu được đề cập là
cấu trúc tổ thành, cấu trúc tầng thứ, cấu trúc mật độ, phân bố số cây theo
đường kính, chiều cao. Đây là những chỉ số quan trọng làm cơ sở cho việc
bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng và bảo tồn nguồn gen các loài quan
trọng.
Nguyễn Văn Trung (2015), nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Vàng
tâm với các chỉ tiêu như: đặc điểm hình thái, vật hậu, đặc điểm sinh thái, đặc
điểm cấu trúc tổ thành, cấu trúc mật độ,… từ đó đề xuất một số giải pháp bảo
vệ và phát triển bền vững loài này tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Tóm lại, trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về đặc điểm
sinh học, sinh thái, lâm học của các lồi cây rừng, góp phần mở rộng thêm
các hiểu biết về rừng nói chung và các lồi cây rừng nói riêng, đây cũng là
cơ sở khoa học quan trọng để áp dụng các biện pháp tác động có hiệu quả.
1.2.2. Những nghiên cứu về họ Đậu và Lôi khoai lá đỏ
1.2.2.1. Về họ đậu (Fabaceae)
Theo Nguyễn Tiến Bân (2003, 2005): Họ đậu bao gồm cây gỗ, bụi, cỏ,
đứng thẳng hay leo trườn. Lá đơn hoặc kép 1 lần lông chim. Đặc trưng bởi
hoa rất không đều (hoa cánh bướm), tràng tiền khai lợp-úp; nhị 10, tất cả dính
nhau thành ống hoặc chỉ 9 dính nhau cịn chiếc thứ 10 tự do nỗn cong hình
móng ngựa và có chân ngắn; quả đậu (như ở 2 họ trên, quả có khi khơng mở
hoặc phân đốt và đứt khúc thành những phần 1 hạt). Phân bố khắp thế giới. Ở
Việt Nam có khoảng 90 chi: Abrus, Aeschynomene, Alysicarpus,
Amphicarpaea, Antheroporum, Aphylodium, Apios, Arachis, Astragalus,

Atylosia, Bowringia, Butea, Cajanus, Calopogonium, Camplotropis,
Canavalia, Centrosema, Christia (Lourea), Clianthus, Clitoria, Crotalaria,
Cruddasia, Cyamopsis, Cyclocarpa, Dalbergia, Derris, Desmodium
(Meibomia), Diphyllarium, Dolichos, Droogmansia, Dumasia, Dunbaria,
Dysolobium, Endomallus, Eriosema, Erythrina, Euchresta, Flamingia,
Galactia, Geissaspis, Lablab, Lathyrus, Lens, Lespedeza, Lonchocarpus,
Macroptilum, Mecopus, Medicago, Melilotus, Millettia, Mucuna, Murtonia,


12

Ophrestia, Oramocarpum, Ormosia (Placolobium), Pachyrhizus, Parochetus,
Phaseolus, Phylacium, Pisum, Pongamia, Psophocarpus, Psoralea,
Pterocarpus, Pueraria, Pycnospora, Rhynchosia, Rothia, Sesbania, Shuteria,
Smithia, Sophora, Spatholobus, Stylosanthes, Tephrosia, Teramnus,
Trifidacanthus, Trifolium, Trigonella, Uraria (Urariopsis), Vicia, Vigna,
Zornia; trên 450 lồi. Họ này đơi khi mang tên Papilionaceae.
1.2.2.2. Phân họ vang (Caesalpiniaceae)
Cây có khi leo hoặc nhiều khi là cỏ, lá kép 1 lần lông chim, hoa thường
hơi không đều; cành hoa (nếu có) thường 4-5, tiền khai lợp - ngửa. Rất đặc
trưng bởi kiểu quả đậu (quả giáp). Chủ yếu ở nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở
Việt Nam có trên 20 chi; Afzelia (Pahudia), Bauhinia, Brownea, Caesalpinia
(Mezoneuron), Cassia, Crudia, Cynometra, Delonix (Poinciana), Dialium,
Erythrophloeum, Gledits(ch)ia, Gymnocladus, Hymenaea, Intsia, Lysidice,
Parkinsonia, Pelthophorum, Pterolobium, Saraca, Sindora, Tamarindus,
Zenia; gần 120 loài. Giống như Mimosaceae, trong nhiều tài liệu cũng coi
Caesalpiniaceae là 1 phân họ của Leguminosae (hay Fabaceae).
1.2.2.3. Cây Lơi khoai lá đỏ
Đó là một lồi cây gỗ rụng lá vào cuối đơng rồi nảy lộc vào giữa mùa
xuân, có thể cao 20 - 30 m. Lá kép lông chim chẵn hai lần, cuống cấp một dài

25 - 40 cm, mang 4 - 6 cặp cuống cấp hai, mỗi cuống mang 8 - 12 cặp lá chét
thon, dài 3 - 5 cm. Hoa dạng chùm dài 5 cm, có lơng phủ dày, tràng hoa tim
tím, 10 nhị. Quả dạng quả đậu, nâu đen, dài 12 cm, chứa 4 - 8 hạt, kích thước
hạt 15 x 12 mm. Theo GS. Phạm Hoàng Hộ, đây là cây "Lôi khoai", tên khoa
học là Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid., thuộc phân họ Vang Caesalpinioideae, họ Đậu - Fabaceae, bộ Đậu - Fabales, lớp Ngọc lan Magnoliopsida, ngành Ngọc lan - Magnoliophyta, gặp ở Tam Đảo. Do cây có
lá kép lơng chim, dạng như lá cây Lim xanh, nhưng khi non có màu đỏ son
chói lọi.
Theo Phạm Hồng Hộ, 1999, cây "Lôi khoai", tên khoa học
là Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid., thuộc phân họ Vang Caesalpinioideae, họ Đậu - Fabaceae, bộ Đậu - Fabales, lớp Ngọc lan Magnoliopsida, ngành Ngọc lan - Magnoliophyta, gặp ở Tam Đảo. Cây gỗ


13

lớn, lá to, sóng dài 25 - 40cm, thứ diệp 4 - 6 cặp, mọc đối hay xen, có lơng
mịn, tam diệp 8 - 12 cặp, thon, dài 3 - 5cm, gân phụ 10 - 12 cặp. Chùm dài
5cm, hoa có lơng dày, vành tím tím, tiểu nhụy 10, chỉ rời. Quả đậu nâu đen,
dài 12cm, hạt 4 - 8, bầu dục dẹp, to 15x12 mm.
Trong Danh lục thực vật Việt Nam, Lơi khoai Gymnocladus
angustifolia (Gagnep) J.E. Vidal, 1980, cịn có tên gọi khác là Lá thắm, Cọng
ma. Là lồi đặc hữu của miền Bắc Việt Nam: Cao Bằng, Bắc Kạn, Phú Thọ,
Vĩnh Phúc. Là loài cây gỗ nhỏ cao 8 - 12m, khi ra lá non (tháng 4-5) toàn cây
có màu đỏ rực rỡ rất đặc sắc, mọc trong rừng rậm thường xanh, rừng thứ sinh,
ra hoa tháng 4 - 5 (cùng lúc ra lá non).
Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam, Lơi khoai có tên Khoa
học: Gymnocladus angustifolius (Gagnep.) J.E. Vidal, 1980. Tên khác: Lá
thắm, Cọng ma. Tên khoa học khác: Erythrophleum angustifolium Gagnep.
1952.
Theo Đỗ Xuân Cẩm, mô tả trên báo Thừa Thiên Huế, Lôi khoa một
nguồn gen bản địa độc đáo. Đó là một lồi cây gỗ rụng lá vào cuối đông rồi
nảy lộc vào giữa mùa xuân, có thể cao 20 - 30 m. Lá kép lông chim chẵn hai

lần, cuống cấp một dài 25 - 40 cm, mang 4 - 6 cặp cuống cấp hai, mỗi cuống
mang 8 - 12 cặp lá chét thon, dài 3 - 5 cm. Hoa dạng chùm dài 5 cm, có lơng
phủ dày, tràng hoa tim tím, 10 nhị. Quả dạng quả đậu, nâu đen, dài 12 cm,
chứa 4 - 8 hạt, kích thước hạt 15 x 12 mm.
Do cây có lá kép lơng chim, dạng như lá cây Lim xanh, nhưng khi non
có màu đỏ son chói lọi, nên ở Vườn quốc gia Bạch Mã đã gọi nó là "Lim lửa".
Cái tên này cũng hay, vì chính nhà thực vật học người Pháp Gagnepain xếp
nó vào chi Lim xanh - Erythrofloeum (Lim xanh) với tên khoa học
là Erythrofloeum angustifolium (Gagn) và từ đó cũng đã có nhiều người gọi là
Lim lá thắm, thậm chí là Lim xanh lá thắm. Khi nhìn màu sắc đỏ thắm của
lồi cây này từ xa, người ta mường tượng như những cây Phong ở Nhật Bản,
Hàn Quốc... hay cây Thích nảy lộc vào xn ở đỉnh núi Bà Nà. Khơng ít du
khách đã dừng xe, chọn góc nhìn để lấy cho được vài ba kiểu ảnh. Càng chụp
cận cảnh, người chụp càng ngạc nhiên. Bởi khi thoạt nhìn cứ tưởng một vịm
hoa nở rộ của một lồi cây gì đó, nhưng khi nhìn kỹ qua những tấm hình đặc
tả mới hiểu rằng đó là màu lá. Khảo sát ở huyện A Lưới, những cây Lôi khoai


14

mọc ở độ cao 400 - 450 m so với mực nước biển luôn luôn khoe sắc lá đỏ
thắm rực rỡ vào khoảng tháng 4 - 6 hàng năm.
Trung tâm Cơng viên Cây xanh Huế đã lấy hạt giống lồi Lôi khoai lá
đỏ từ A Lưới về ươm, kết quả đã tạo ra hàng loạt cây con mọc khỏe, đã đưa
trồng ở các công viên dọc hai bờ sông Hương và một vài công viên khác
trong thành phố và gọi cho nó cái tên là "cây Lá thắm". Đến năm 2010, có nơi
cây cao 1,5 - 2 m, nhưng cũng có nơi cây đã cao được đến trên 3 m. Tuy
nhiên, do điều kiện tiểu khí hậu khơng thích hợp lắm, nên lá non không
nhuốm màu đỏ son như ở vùng nguyên sản, mà chỉ đỏ nâu hay đỏ da cam và
cũng khơng nhuốm tồn cây, do vậy chưa hấp dẫn lắm.

Phạm Thị Kim Thoa (2015), nghiên cứu đặc điểm đa dạng thực vật
thân gỗ tự nhiên và hiện trạng khai thác tài nguyên rừng Cù Lao Chàm trên 10
ô tiêu chuẩn. Kết quả đã xác định được 43 loài thực vật thân gỗ tự nhiên thuộc
26 họ. Trong đó Lơi khoai có chỉ số IVI (%) là 7,53%. Dạng phân bố khơng
gian của lồi trong quần xã thực vật phần lớn đều có giá trị A/F >0,05 và có
dạng phân bố lan truyền Contagious trừ lồi Ràng ràng, Lơi khoai, Gội tẻ và
Bùi côn đảo.
Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, cây Lôi Khoai được phân bố không đều
chủ yếu mọc trên diện tích rừng thứ sinh. Nhiều lồi thực vật khi trải qua một
thời gian sống có nhiệt độ môi trường thấp kéo dài trong năm, màu lá của
chúng thay đổi mạnh qua các thời kỳ sinh trưởng, lá non đỏ thắm, lá trưởng
thành màu xanh lục, đến lúc già cỗi sắp lìa cành thì lại đỏ hay vàng rực lên rất
đẹp mắt. Cây Lôi khoai là một trong những ví dụ điển hình. Do vậy cần tận
dụng nguồn gen độc đáo này để trồng làm cây cảnh quan, vừa che bóng vừa
tạo cảnh cho trục đường dọc ven Sơng Gâm từ huyện Chiêm Hóa đến huyện
Na Hang, Lâm Bình nhằm tạo ra một nét đặc trưng, sau này chắc chắn sẽ tạo
được ấn tượng cho du khách thập phương từ đó thu hút phát triển kinh tế du
lịch của địa phương.
1.3. Thảo luận
Từ các kết quả nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy, loài Lơi
khoai là lồi cây làm cảnh cây bóng mát có phân bố tự nhiên trong các khu
rừng thứ sinh, tuy nhiên khả năng tái sinh tự nhiên của loài kém, vì phân bố tự


15

nhiên cịn ít nên việc lấy giống để nhân giống cũng khó khăn, do đó, nếu khơng
có giải pháp bảo tồn và phát triển lồi thì sẽ nguy cơ bị suy thối ngồi tự
nhiên. Hiện mới có mơ tả về đặc điểm hình thái, phân bố sơ qua của lồi, cịn
những cơng trình nghiên cứu về lồi này ở Việt Nam hầu như chưa có, mới chỉ

một số nội dung đơn lẻ được thực hiện trên phạm vi hẹp. Đặc biệt là lồi Lơi
khoai đây là lồi cây đặc hữu của Việt Nam, trên thế giới chưa có nghiên cứu
về lồi này, mới chỉ có định loại, cịn ở Việt Nam đây cũng là một lồi mới lạ,
ít được biết đến do vậy chưa có nghiên cứu nào được thực hiện. Để thực hiện
tốt chương trình phát triển các lồi cây cảnh, cây bóng mát tạo cảnh quan đẹp
phục vụ cho phát triển du lịch cần thiết phải đánh giá được thực trạng loài cũng
như những đặc điểm sinh học, sinh thái làm cơ sở cho việc nghiên cứu chọn
giống, gây trồng. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, việc phát triển các lồi cây
cảnh, cây bóng mát đang hết sức được quan tâm, vì nó mang lại vẻ đẹp tự
nhiên, giá trị về mặt tinh thần rất lớn. Tuyên Quang là tỉnh có phân bố của lồi
này chủ yếu mang tính chất tự nhiên phân tán trên phạm vi hẹp, còn việc nhân
giống, gây trồng theo quy hoạch còn chưa được thực hiện, chưa mang nhiều giá
trị cho việc phát triển du lịch của tỉnh, đặc biệt là du lịch sinh thái dựa vào
nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng
phục vụ phát triển du lịch là rất cần thiết và có ý nghĩa khoa học nhằm cung
cấp giống Lơi khoai có chất lượng cao phục vụ công tác trồng rừng theo hướng
du lịch sinh thái và việc nghiên cứu những đặc điểm lâm học của loài là cơ sở
rất quan trọng làm tiền đề cho các nghiên cứu sau này góp phần bảo tồn lồi
đặc hữu ở Việt Nam và phát triển các mơ hình du lịch sinh thái với các lồi cây
có vẻ đẹp tăng thêm nét đẹp thiên nhiên, tạo cảm hứng, ấn tượng cho những du
khách khi đến với Tuyên Quang.
1.4. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
1.4.4.1. Vị trí địa lý
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, nằm trong khoảng tọa độ địa lý
từ 21029' đến 22042' vĩ độ Bắc và từ 104050' đến 105036' kinh độ Đông
Ranh giới hành chính của tỉnh được xác định như sau:



×