Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NHIỆT LẠNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA ĐIỆN

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NHIỆT

Sinh viên: Hà Văn Bắc
Mã số sinh viên: 2018601610
GVHD: Th.S Phạm Thế Vũ

Hà Nội, 2022


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GVHD
(Dành cho các chương trình đào tạo xây dựng khơng theo CDIO)
I. THÔNG TIN CHUNG
Người đánh giá:…………….......………... Học hàm, học vị:…………................……...
Đơn vị công tác:…………...........................……………………………………..............
Họ tên sinh viên:..….....................…………………… Mã SV:……………....................
Tên doanh nghiệp TT:………………….......................……………………………….....
………………….......................………………………………........................................
Đại chỉ doanh nghiệp TT:…………………………………………………......................
………………….......................………………………………........................................
II. ĐÁNH GIÁ (Điểm từng tiêu chí và điểm cuối cùng làm trịn đến 1 chữ số thập phân)
STT

Điểm
tối đa



Nội dung đánh giá

1

Bố cục trình bày nội dung báo cáo TT

2

2

Chất lượng báo cáo nội dung TT

5

3

Đánh giá nhận xét của DN nơi sinh viên TT

3

3.1

Không đạt yêu cầu (DN cho điểm dưới 5, theo thang điểm 10)

1,0

3.2

Bình thường (DN cho điểm 5 đến dưới 7, theo thang điểm 10)


1,5

3.3

Khá (DN cho điểm từ 7 đến dưới 8, theo thang điểm 10)

2

3.4

Tốt (DN cho điểm từ 8 đến dưới 9, theo thang điểm 10)

2,5

3.5

Xuất sắc (DN cho điểm từ 9 đến 10, theo thang điểm 10)

3

Tổng cộng

10

Điểm
đánh
giá

III. NHẬN XÉT

………………………………………………….....................…………………………..
………………………………………………….....................…………………………..
Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…
GVHD
(Ký và ghi rõ họ tên)


3

MỤC LỤC

MỤC LỤC .......................................................................................................................................... 3
Lời cảm ơn ......................................................................................................................................... 4
Chương 1.
1.1.

Giới thiệu chung. ................................................................................................................ 5

Chương 2.
2.1.

TIẾN ĐỘ THỰC TẬP ............................................................................................... 6

Thời gian thực tập tại công ty............................................................................................. 6

Chương 3.
3.1.

TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY THỰC TẬP ............................................................... 5


AN TỒN LAO ĐỘNG KHI LÀM VIỆC ................................................................ 7

Những điều học được sau khóa huyến luyện an toàn lao động. ......................................... 7

3.1.1.

Sử dụng đai an toàn hiệu quả. .................................................................................... 7

3.1.2.

Lắp giàn giáo đúng cách. ............................................................................................ 9

Chương 4.

NỘI DUNG THỰC TẬP .......................................................................................... 12

4.1.

Gia cơng ống gió. ............................................................................................................. 12

4.1.1.

Gia cơng ống gió vng ........................................................................................... 12

4.1.2.

Gia cơng cút gió vng ............................................................................................ 14

4.1.3.


Gia cơng cơn gió vng ........................................................................................... 15

4.2.

Thi cơng ống gió. ............................................................................................................. 16

4.3.

Thi cơng đường ống gas. .................................................................................................. 17

4.3.1.

Cắt ống đồng. ........................................................................................................... 17

4.3.2.

Loe ống đồng. ........................................................................................................... 18

4.3.3.

Hàn ống đồng ........................................................................................................... 20

Chương 5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 21

5.1.

Kết luận. ........................................................................................................................... 21


5.2.

Kiến nghị. ......................................................................................................................... 21

5.2.1.

Đơn vị thực tập. ........................................................................................................ 21

5.2.2.

Bộ môn. .................................................................................................................... 21

PHỤ LỤC ......................................................................................................................................... 22


4

Lời cảm ơn
Tám tuần thực tập ngắn ngủi là cơ hội cho em tổng hợp và hệ thống hóa
lại những kiến thức đã học, đồng thời kết hợp với thực tế để nâng cao kiến thức
chun mơn. Tuy chỉ có tám tuần thực tập, nhưng qua quá trình thực tập, em
đã được mở rộng tầm nhìn và tiếp thu rất nhiều kiến thức thực tế. Từ đó em
nhận thấy, việc cọ sát thực tế là vô cùng quan trọng – nó giúp sinh viên xây
dựng nền tảng lý thuyết được học ở trường vững chắc hơn. Trong quá trình
thực tập, từ chỗ còn bỡ ngỡ cho đến thiếu kinh nghiệm, em đã gặp phải rất
nhiều khó khăn nhưng với sự giúp đỡ tận tình của q thầy cơ khoa kỹ thuật
Nhiệt và sự nhiệt tình của các cơ chú, anh chị trong Công ty TNHH Phát Triển
Thương Mại và Đầu Tư Hà Nội đã giúp em có được những kinh nghiệm q báu

để hồn thành tốt kì thực tập này cũng như viết lên bài báo cáo cuối kỳ. Em xin

chân thành cảm ơn!

Ngày … tháng … năm….
SINH VIÊN
Hà Văn Bắc


5

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THỰC TẬP
1.1.

Giới thiệu chung.

Tên công ty: Công ty TNHH Phát Triển Thương Mại và Đầu Tư Hà Nội
Địa chỉ: Thôn Gia Cốc, Xã Kiêu Kỵ, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
Khái quát về lĩnh vực kinh doanh của công ty:
Công ty TNHH Phát Triển Thương Mại và Đầu Tư Hà Nội hoạt động
chính trong lĩnh vực xâу lắp cơ điện dân dụng. Với phương châm “Uy tín, chất
lượng củɑ cơng trình là cốt lõi của thành công”, chúng tôi hiểu rằng giá trị củɑ
thành cơng chính là tạo ra niềm tin với khách hàng. Và sự thành công củɑ quý
khách hàng sẽ là thành cơng củɑ chúng tơi. Tồn thể nhân viên, kỹ sư những
người có thâm niên trong ngành, một số từng được tu nghiệρ nước ngồi và đội
ngũ cơng nhân lành nghề luôn phấn đấu đưa công ty vượt qua những thách thức
trong quá trình ρhát triển và hội nhập. Đến nay, cơng tу đã có những bước
trưởng thành ổn định và vững mạnh, nhận thầu nhiều cơng trình có уêu cầu kỹ
thuật cao.


6


Chương 2. TIẾN ĐỘ THỰC TẬP
2.1.

Thời gian thực tập tại công ty.

Từ 4/1/2021 đến 9/1/2021: Được làm việc tại xưởng gia cơng ống gió tại Trưng
Trắc, Văn Lâm, Hưng n đồng thời trao đổi công việc cụ thể trong thời gian
làm việc tại công ty và ký kết hợp đồng lao động tại cơng ty. Sau đó tiến hành
nhận đồng phục và học an toàn lao động dưới sự chỉ dẫn của anh Đỗ Trọng Tài.
Từ 10/1/2021 đến 16/1/2021: Được cơng ty cử đi thực tập tại cơng trình ở Yên
Xá, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.
Từ 17/1/2021 đến 21/1/2021: Được cơng ty điều về xưởng gia cơng ống gió
tại Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên.
Từ 22/1/2021 đến 5/2/2021: Nghỉ Tết nguyên đán.
Từ 6/2/2021 đến 10/2/2021: Được thực tập tại xưởng gia cơng ống gió tại
Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên.
Từ 11/2/2021 đến 28/2/2021: Được công ty cử đi thực tập tại cơng trình ở Cát
Hải, Hải Phịng.
Từ 29/2/2021 đến 20/3/2021: Được thực tập tại xưởng gia cơng ống gió tại
Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên.


7

Chương 3. AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI LÀM VIỆC
3.1.

Những điều học được sau khóa huyến luyện an tồn lao động.


3.1.1. Sử dụng đai an toàn hiệu quả.
3.1.1.1. Giới thiệu chung về dây an toàn.
Dây đai an toàn là loại dây dùng như một vật dụng bảo hộ lao động. Dây
thường được công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư, nhân viên cứu hộ, mơi trường
hẹp khó có thể kiểm sốt được… sử dụng trong các trường hợp làm việc ở cơng
trình ở xây dựng, cơng trình đơ thị, sửa chữa cáp quang, dây điện, cứu hộ khi
xảy ra tai nạn,...

Hình 3.1: Đai an toàn

3.1.1.2. Thế nào là bộ dây an toàn tiêu chuẩn
Dây đai an tồn tiêu chuẩn có các mối liên kết chặt chẽ, khơng bị sờn hoặc
đứt, lị xo có độ nảy và độ đàn hồi tốt. Kiểm tra thử bằng cách treo vật nặng
vào dây trong một khoảng thời gian nếu không thấy dấu hiệu đứt hay tuột móc
khóa là dây tốt. Tốt nhất là nên kiểm tra định kì để đảm bảo được độ an tồn
khi sử dụng. Khi sử dụng trong thời gian dài và đã có dấu hiệu sờn nên thay
dây mới.


8

3.1.1.3. Cách sử dụng dây đai an toàn
Lưu ý trước và sau khi sử dụng dây an toàn:
- Trước khi sử dụng dây an toàn, kiểm tra xem chất lượng của dây an tồn
có cịn đảm bảo khơng, các khớp nối, móc của dây có bị ghỉ sét khơng.
Vì vậy cần kiểm tra định kì để đảm bảo chất lượng của dây an toàn.
- Sau khi sử dụng dây an tồn, hãy dể dây an tồn ở nơi khơ giáo, sạch sẽ,
đảm bảo dây an tồn khơng bị bám bẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng
của dây.
- Trọng lượng tối đa mà dây an tồn có thể chịu được là 225kg trong vịng

năm phút.
Bước 1: Đeo dây an tồn ở vị trí ngang hơng.

Hình 3.2: Vị trí đeo dây an tồn

Lưu ý: Khơng thắt dây an tồn q cao, vì khi xảy ra sự cố dây an tồn
sẽ thít chặt vào bụng dẫn đến hậu quả là không thể hô hấp được làm ngạt thở.


9

Bước 2: Tiến hành điều chỉnh độ dài dây an tồn cho hợp lý với từng mục đích
sử dụng. Lưu ý: Khơng để dây lịng thịng cản trở q trình làm việc.

Hình 3.3: Vị trí móc quai đeo của dây an tồn

Lưu ý: Khi có ý định di chuyển sang vị trí tiếp theo trong lúc đang làm
việc trên cao thì khơng nên tháo móc chính trước khi di chuyển, hãy móc dây
đai phụ vào vị trí tiếp theo trước khi di chuyển rồi mới tháo móc chính ra khỏi
vị trí cũ.
3.1.2. Lắp giàn giáo đúng cách.
3.1.2.1. An tồn trước khi lắp giàn giáo.
Để bảo đảm an toàn, trước khi lắp đặt giàn giáo xây dựng cần phải đánh
giá chất lượng giàn giáo hoàn thiện. Điều này quyết định rất nhiều tới sự an
toàn sau khi đưa vào vận hành.
 Trong q trình lắp đặt phải có sự chỉ đạo và giám sát của phịng ban kỹ
thuật có chun mơn.
 Mặt bằng khu vực lắp đặt giàn giáo cần bảo đảm ổn định, tránh tình trạng
sụt lở nơi thi cơng.
 Người lắp đặt giàn giáo địi hỏi và có kinh nghiệm, kỹ thuật và không sợ

độ cao.


10

3.1.2.2. Giàn giáo tiêu chuẩn.
Bộ giàn giáo hoàn chỉnh bao gồm: 2 khung giàn giáo và 2 giằng chéo,
diện tích khoảng gần 2m2. Chiều cao cơ bản của khung giàn giáo thường là
1700mm, 1530mm, 1200mm và 900mm. Khi giằng chéo được lắp hồn thiện
thì khoảng cách giữa hai khung giàn giáo khoảng 1600mm. Kích thước 1 bộ
giàn giáo lớn giành cho 1 sàn xây dựng diện tích khoảng 100m2 bao gồm 42
khung, 42 giằng chéo. Mỗi kích thước của giàn giáo khung sẽ có trọng lượng
khác nhau. Bởi vậy, tùy vào nhu cầu sử dụng và cơng trình để lựa chọn loại
giàn giáo khung phù hợp.

Hình 3.4: Giàn giáo tiêu chuẩn

Ngồi ra cịn có các bộ phận khác như: Thành ngang, bánh xe cơ động,
cầu thang, kích chân, cùm xoay và cây chống giàn giáo.
3.1.2.3. Các bước lắp giàn giáo
Bước 1: Dựng chân cột đỡ giàn giáo, kê đệm chống nhún, chống trượt cho cột
đỡ.
Bước 2: Lắp cột đỡ vào chân cột theo chiều thẳng đứng và giằng neo đúng bản
thiết kể
Bước 3: Dựng khung, giằng chéo của giàn giáo đảm bảo độ vững chãi.


11

Bước 4: Lắp đặt sàn thao tác để công nhân có thể vận chuyển được. Sàn phải

được nhất mực chặt vào khung giàn giáo để đảm bảo an toàn khi thi cơng.

Hình 3.5: Giàn giáo sau khi hồn thiện

Những lưu ý khi lắp giàn giáo:
-

Với các giàn giáo lắp dựng cao từ 6m trở lên, cần phải chia thành 2 sàn
thao tác. Trong đó, 1 sàn dùng để làm việc, 1 sàn dùng để bảo vệ, tránh
việc sử dụng cả 2 sàn cùng một lúc.

-

Những giàn giáo cao từ 12m trở lên nên lắp dựng 1 khoang riêng dành
cho cầu thang lên xuống giữa các sàn. Chú ý nên lắp cầu thang có độ dốc
khơng vượt q 60 độ và có thiết kế cả tay vịn.

- Đặc biệt lưu ý dù bất kế bộ giàn giáo cao hay thấp, tuyệt đối không cho
phép vật nặng đang cẩu hoặc va chạm lên mặt sàn thao tác, giá đỡ để
tránh bị sập giàn giáo.


12

Chương 4. NỘI DUNG THỰC TẬP
4.1.

Gia cơng ống gió.

4.1.1. Gia cơng ống gió vng

Quy trình sản xuất ống gió vng bằng máy sản xuất tự động:

Hình 4.1: Sơ đồ quy trình sản xuất ống gió vng

- Bước 1: Nạp ngun liệu
Mục đích của q trình này chính là đưa cuộn tôn cho vào giá đỡ nguyên
liệu. Sử dụng máy nâng để nâng cuộn nguyên liệu lên và cho trục đỡ vào trong
cuôn tôn. Khi trục đỡ được cho vào trong cuộn tơn thì sử dụng máy nâng nhằm
đưa cuộn tơn lên trục đỡ. Từ đó, q trình nạp ngun liệu được hoàn tất.
- Bước 2: Kéo nguyên liệu
Bắt đầu thực hiện kéo nguyên liệu, lực kéo được hỗ trợ bằng hệ thống
nắn thẳng và cán gân. Đưa mép tôn vào trong những rolo kéo nguyên liệu, rồi
khởi động máy. Hệ thống kéo nguyên liệu sẽ tự động kéo và tháo nguyên liệu
từ cuộn tôn nhằm đưa vào máy Autoline III.
- Bước 3: Nắn thẳng, cán gân tăng cứng
Máy Autoline III có 3 rolo nắn thẳng nhằm nắn thẳng bề mặt của vật
liệu. Từ đó có thể giải quyết vật liệu có bề mặt khơng bằng phẳng. Sau q


13

trình vật liệu đi qua hệ thống nắn thẳng. Vật liệu sẽ được đưa trở về trạng thái
bằng phẳng nhằm tạo nên một sản phẩm ống gió đẹp và đúng với tiêu chuẩn.
Autoline III có 2 rolo cán gân tăng cứng nhằm tạo ra đường gân để tăng
thêm độ cứng cho vật liệu. Nhằm giúp ống gió có được độ cứng cao hơn, khó
bị bóp méo khi đã trở thành thành phẩm. Khi vật liệu đi qua, lúc này hệ thống
cán gân tăng cứng vật liệu sẽ tạo rãnh gân dạng hình vng có góc gần vng.
- Bước 4: Cắt góc
Sau khi nguyên liệu được nắn thẳng, cán gân sẽ được đưa đến hệ thống cắt góc.
Hệ thống cắt góc này bao gồm 4 dao cắt được bố trí đế cắt góc phù hợp.

- Bước 5: Cắt đứt thành tấm
Giai đoạn cắt đứt vật liệu thành tấm để tiếp tục đưa vào các quy trình khác. Hệ
thống dao cắt thủy lực được làm bởi thép SDK tôi cứng và mài bóng để tăng
độ sắc bén. Vật liệu được lập trình sẵn kích thước. Khi qua dao cắt, tấm vật liệu
sẽ rời khỏi cuộn tơn và đó cũng chính là kích thước đầy đủ nhằm tạo nên một
ống gió vng hồn chỉnh.
- Bước 6: Chạy mí kép
Sau khi vật liệu qua băng tải vật liệu thứ nhất, vật liệu được cố định để
hệ thống chạy mí kép. Hệ thống chạy mí kép bao gồm một hệ thống rolo nhằm
bé mép vật liệu thành mí kép. Sau q trình chạy mí kép, hệ thống trở về vị trí
ban đầu, vật liệu sẽ tiếp tục đi qua băng tải thứ 2 nhằm di chuyển tới hệ thống
chạy bích.
- Bước 7: Chạy bích
Sau quá trình qua hệ thống chạy bích đơi thì về cơ bản tấm vật liệu đã
được hoàn thành. Chỉ cần thêm bẻ gập thành hình ống vng nữa là sẽ tạo thành
ống gió vng.
- Bước 8: Gập thành ống gió


14

Gập thành ống là quá trình cuối cùng của quy trình sản xuất ống gió. Vật
liệu được cố định bởi hệ thống tay robot được lập trình sẵn. Nhằm đẩy vật liệu
cho vào máy gấp với các kích thước được cài đặt sẵn. Từ đó tạo thành ống gió
có kích thước đúng theo yêu cầu của đơn hàng.
- Bước 9: Ghép mí, khép góc
Để ống gió được hồn chỉnh, ống gió cần phải được ghép mí và khép góc
bởi những ke góc. Và để ghép mí phải sử dụng máy ghép mí riêng hoặc có thể
sử dụng ghép mí thủ cơng.
4.1.2. Gia cơng cút gió vng

Quy trình gia cơng cút gió vng:

Hình 4.2: Cút 90 ống gió vng

- Bước 1: Chuẩn bị ngun liệu
Để có thể bắt đầu q trình gia cơng chi tiết thì q trình chuẩn bị ngun
liệu được coi là một trong những bước cơ bản, có vai trò quan trọng. Ở bước
này, đơn vị sản xuất sẽ thực hiện chuẩn bị đầy đủ hệ thống vật tư. Trong đó bao
gồm cả hệ thống sản phẩm, thiết bị đi kèm như: tôn hoặc inox với khối lượng
chuẩn; lưới lọc bụi, hệ thống bích V gắn kèm (nếu có).
- Bước 2: Từng cơng đoạn trong q trình thực hiện


15

Sau khi nguyên liệu đã có đủ, tấm vật liệu sẽ được chuyển sang hệ thống
máy cắt CNC Plasma hiện đại. Thông qua hệ thống này, 4 mảnh ghép bao gồm
2 má, 1 lưng và 1 bụng của cút sẽ được cắt định hình chi tiết.
Với khung hình cơ bản, hai mảnh ghép là lưng và bụng chúng sẽ được
chuyển sang máy lốc. Việc sử dụng máy lốc tại hai miếng ghép này đó là việc
tạo độ nghiêng của góc cút. Độ nghiêng của góc cút có thể là 45 độ hay 90 độ.
Sau đó tồn bộ 4 góc cút của sản phẩm sẽ được chuyển sang máy tạo
bích (bích liền TDF). Nếu sản phẩm được cấu tạo bởi hệ thống bích V thì cơng
đoạn này được bỏ qua; và chúng sẽ được chuyển trực tiếp sang công đoạn vào
cút. Việc vào cút đó là việc sử dụng máy là hoặc kỹ thuật thủ cơng để có thể
ghép các được mí của cút lại thành những đường kín. Sau đó chúng mới được
vào bích V bằng hệ thống thanh gắn bích V với hệ thống mối hàn cố định.
4.1.3. Gia cơng cơn gió vng
Từng cơng đoạn gia cơng chi tiết:


Hình 4.3: Cơn thu ống gió vng

Để có thể bắt đầu quá trình sản xuất thì quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu được
coi là một trong những bước cơ bản và đầu tiên. Ở bước này đơn vị gia công sẽ
thực hiện tiến hành chuẩn bị hệ thống vật tư; từ tôn mạ kẽm cho đến inox với
hệ thống độ dày đa dạng; theo như yêu cầu của đơn vị đặt hàng. Sau khi nguyên
vật liệu đã có đủ, tấm vật liệu sẽ được chuyển sang hệ thống máy cắt CNC


16

Plasma hiện tại. Thông qua hệ thống này, khung sản phẩm đã được định hình
cơ bản.
Với khung hình cơ bản như vậy, khung hình sẽ được chuyển sang bộ
phận là mí và bẻ chân. Sau khi hồn tất hai cơng đoạn này nhờ hệ thống máy
tạo mí và máy gấp thì việc ghép nối hai đường thân của sản phẩm sẽ được thực
hiện thông qua mép là cố định. Với nhiều cơng trình khơng u cầu tạo bích
liền thì cơng đoạn tạo bích sẽ được bỏ qua. Tuy nhiên đây được coi là giải pháp
mà ít đơn vị sử dụng. Việc sử dụng bích thực chất sẽ giúp q trình kết nối
được nhanh chóng và đảm bảo tiêu chuẩn hơn. Và mỗi góc mặt đầu trên của
sản phẩm sẽ được kết nối thêm hệ thống ke nhằm tăng độ cứng cũng như tăng
khả năng kết nối của sản phẩm.
4.2.

Thi công ống gió.

Hình 4.4: Thi cơng ống gió

Ống gió được làm bằng vật liệu tole tráng kẽm với kích thước và chiều
dày như sau:



17

Bảng 4.1: Kích thước chuẩn của ống gió
Kích thước lớn nhất của ống gió (mm)

Độ dày (mm)

L<650

0.6

650
0.8

1000
1.0

1250
1.2

Các bước lắp đặt như sau:
Bước 1: Bố trí hợp lý, gọn. Cung cấp các cửa thăm cho các vị trí cần thiết để
dể dàng vận hành, bảo trì bảo dưỡng. Bố trí ống gió chạy song song nhau hoặc
song song với kết cấu xây dựng của tòa nhà. Lấy khoảng cách, đo và đánh giấu
các điểm bắn ti treo.

Bước 2: Bắn ti treo, tùy vào kích thước đường ống sẽ có loại ti treo cụ thể, giá
đỡ chữ L hoặc V.
Bước 3: Treo ống và ghép ống, hiện nay trên thị trường chủ yếu sử dụng đoạn
ống gió khổ khoảng 1,2 m tùy vào loại mối nối. Phổ biến là loại ghép mí và
mặt bích, về loại mặt bích sẽ có các loại mặt bích TDC, TDF, bích V cùng với
các phụ kiện đi kèm. Sau khi thức hiện kết nối các khổ ống gió thì cần bắn keo
silicon làm kín tồn bộ mối nối.
Bước 4: Bọc cách nhiệt cho ống gió
4.3.

Thi cơng đường ống gas.

4.3.1. Cắt ống đồng.
Cấu tạo của dụng cụ cắt ống đồng:
Dụng cụ cắt ống bao gồm một lưỡi cắt cặt hình trịn xoay quanh một trục
cố định, phía dưới lưỡi cắt là 2 bánh xe lăn để đỡ ống. Ngồi ra dụng cụ cịn có
1 mũi để nạo ba via sau khi cắt.


18

Hình 4.5: Dụng cụ cắt ống đồng.

Cách sử dụng:
 Đặt đoạn ống cần cắt vào giữa bánh xe lăn và lưỡi cắt
 Vặn tịnh tiến lưỡi dao đi xuống để lưỡi dao ăn nhẹ vào thành ống
 Giữ ngay dao và quay dao quanh trục ống. Vừa quay dao vừa xốy núm
vặn (cứ 1 vịng dao quay thì xoay 1/4 núm vặn) làm liên tục cho đến khi
ống đứt.
Yêu cầu:

 Ống phải trịn đều khơng bị bóp méo
 Chỉ một vết cắt trên ống
4.3.2. Loe ống đồng.
Cấu tạo của dụng cụ loe ống đồng :


19

Hình 4.6: Dụng cụ loe ống đồng.

Dụng cụ loe ống bao gồm 2 chi tiết giá kẹp Ống và đầu cơn để loe ống.
Trên giá kẹp có các lỗ kẹp tương ứng với đường kính các ống.
Dụng cụ loe ống có hai dạng. Bộ loe đồng tâm và bộ loe lệch tâm. Bộ
loe lệch tâm có độ chính xác cao hơn so với bộ loe đồng tâm.
Cách sử dụng:
Bước1 : Làm sạch đầu ống (gồm nạo ba via, dũa và làm bằng đầu ống)
Bước2 : Đặt đoạn ống cần loe vào lỗ có đường kính phù hợp trên giá kẹp đầu
ống nhô lên bằng mặt kẹp. Nếu độ sâu mặt nón cụt trên kẹp khơng đủ chiều
sâu, cần đặt đoạn ống cần loe cao hơn mặt kẹp khoảng 3 mm.
Bước 3 : Xiết chặt 2 tai hồng để kẹp chặt ống
Bước 4 : Đặt đầu côn vào giá kẹp sao cho đầu côn nằm đúng tâm ống, vặn tịnh
tiến đầu cơn đi xuống, đầu cơn sẽ làm rỗng rộng từ từ đầu ống, vặn cho đến
khi chặt tay thì dừng lại.
Bước 5 : Vặn tịnh tiến đầu côn đi lên và vặn 2 tai hồng để lấy ống ra.
Yêu cầu
 Đầu loe phải đảm bảo các yêu cầu sau :
 Phải tròn đều


20


 Mặt trong của đầu loe khơng có gờ
 Đầu loe không bị dạn nứt, không bị lệch, bị vẹo
 Đầu loe phải ôm hết vào đầu côn của rắc co
4.3.3. Hàn ống đồng

Hình 4.7: Hình ảnh minh họa hàn ống đồng.

Sử dụng nhiệt lượng thích hợp để hàn mối nối:
Nếu khơng làm nóng mối nối đủ, chất hàn sẽ khơng chảy vào nó. Nếu
làm nóng mối nối q lâu, đường ống có thể bị nung chảy làm ảnh hưởng đến
quá trình hàn. Đầu tiên, hãy điều chỉnh mỏ hàn cho đến khi phần màu xanh của
ngọn lửa dài khoảng 5-6 cm. Sau đó, đặt đầu của ngọn lửa màu xanh lam vào
mối nối và đun nóng mối nối khoảng năm giây. Kiểm tra mối nối bằng cách
chạm que vào mối nối ở phía đối diện với ngọn lửa. Khi mối nối đủ nóng, que
hàn sẽ chảy ra. Bỏ ngọn lửa ra khỏi mối nối, que hàn sẽ chảy vào tất cả các khu
vực của mối nối.


21

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1.

Kết luận.

- Sau khoảng thời gian thực tập gần hai tháng dù không nhiều nhưng cũng
đã đem lại cho em thêm được nhiều kiến thức bổ ích về chuyên ngành
Kỹ Thuật Nhiệt, cũng như giúp em thêm hiểu rõ hơn cơng việc ngồi
thực tế.

- Về kiến thức học tập được trong quá trình thực tập em đã có thêm được
nhiều kiến thức về gia cơng ống gió, bóc tách các bản vẽ, lắp đặt thi cơng
ống gió, ống đồng. Q trình thực tập đã giúp em hiểu rõ thêm được về
chuyên ngành kĩ thuật.
5.2.

Kiến nghị.

5.2.1. Đơn vị thực tập.
Mong rằng công ty tạo điều kiện hơn nữa để chúng em có thể tiếp xúc,
trải nghiệm nhiều hơn về công việc sửa chữa bảo dưỡng thiết bị và có thêm
nhiều kiến thức bổ ích kinh doanh trong tương lai.
5.2.2. Bộ môn.
Kiến thức mà bộ môn giảng dạy trên giảng đường rất phù hợp với quá
trình thực tập của em áp dụng rất thực tế. Tuy nhiên, cịn một số hạn chế kính
mong bộ mơn xem xét như: trang bị thêm cho chúng em hiểu biết về các máy
móc, thiết bị cần dùng để thực hiện công việc, giới thiệu sâu hơn và cụ thể hơn
về các vật tư linh kiện liên quan đến chuyên ngành để sau này chúng em ra thực
tế sẽ tiếp thu nhanh hơn nữa. Em xin trân thành cảm ơn!


22

PHỤ LỤC
DẠNH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1: Đai an tồn .............................................................................................. 7
Hình 3.2: Vị trí đeo dây an tồn .............................................................................. 8
Hình 3.3: Vị trí móc quai đeo của dây an tồn ........................................................ 9
Hình 3.4: Giàn giáo tiêu chuẩn ..............................................................................10
Hình 3.5: Giàn giáo sau khi hồn thiện ..................................................................11

Hình 4.1: Sơ đồ quy trình sản xuất ống gió vng .................................................12
Hình 4.2: Cút 90 ống gió vng .............................................................................14
Hình 4.3: Cơn thu ống gió vng ...........................................................................15
Hình 4.4: Thi cơng ống gió ....................................................................................16
Hình 4.5: Dụng cụ cắt ống đồng. ...........................................................................18
Hình 4.6: Dụng cụ loe ống đồng. ...........................................................................19
Hình 4.7: Hình ảnh minh họa hàn ống đồng. ..........................................................20

DANH MỤC BẢNG BIỂU:
Bảng 4.1: Kích thước chuẩn của ống gió................................................................17



×