Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Nội dung thi ôn thi Thanh toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.42 KB, 11 trang )

6.1.3 Qui trình thực hiện thanh tốn bằng phương thức
chuyển tiền
6.1.3.1 Qui trình chuyển tiền trả trước

Sơ đồ 6.1: Qui trình chuyển tiền trả trước

Bước 1: Đến thời hạn quy định, người chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình làm thủ tục chuyển tiền trả
cho người hưởng lợi. Người chuyển tiền viết giấy đề nghị chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình.
Giấy đề nghị chuyển tiền được người chuyển tiền lập theo mẫu của ngân hàng, trong đó phải điền đầy đủ, rõ
ràng những nội dung chính sau đây:
-

Tên, địa chỉ, điện thoại người chuyển tiền.
Loại tiền chuyển,
Số tiền chuyển.
Tên và địa chỉ người hưởng lợi, số tài khoản, tên ngân hàng trung giai (ngân hàng người hưởng lợi).
Lý do chuyển tiền.
Phí chuyển tiền ở Việt Nam, ngoài Việt Nam, ai chịu.
Cam kết của người yêu cầu chuyển tiền. Kèm theo các chứng từ liên quan như giấy phép nhập khẩu/hạn
ngạch (nếu có), hợp đồng mua bán ngoại thương ...

Bước 2: Ngân hàng chuyển tiền kiểm tra khả năng thanh toán của người chuyển An, cụ thể kiểm tra tài khoản
ngoại tệ của người chuyển tiền tại ngân hàng có đủ số tiền để chuyển khơng.
Bước 3: Nếu người chuyển tiền có đủ khả năng thanh toán, cụ thể là trên tài khoản ngoại tệ của người chuyển
tiền ở ngân hàng có số dư lớn hơn số tiền xin chuyển thì ngân hàng trích tài khoản người chuyển tiền để chuyển
tiền cho ngân hàng trung gian. Nếu số dư ngoại tệ trên tài khoản người chuyển tiền khơng đủ thì ngân hàng u
cầu người chuyển tiền nộp thêm tiền vào tài khoản hoặc làm thủ tục vay tiền hoặc làm thu tục mua ngoại tệ của
ngân hàng để có đủ tiền chuyển. Sau khi chuyển tiền, ngân hàng gưi giấy báo nợ và giấy bảo đã thanh toán cho
người chuyển tiền.
Bước 4: Ngân hàng trung gian ghi có và bảo có cho người hưởng lợi.
Bước 5: Người hưởng lợi giao hàng và chuyển bộ chứng từ hàng hóa cho người chuyển tiền để đi nhận hàng.




6. 1.3.2 Qui trình chuyển tiền trả sau
Bước 1: Người hưởng lợi giao hàng và chuyển bộ chứng từ hàng hóa cho người chuyển tiền.
Bước 2: Đến thời hạn quy định, người chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ minh làm thủ tục chuyển tiền trả
cho người hưởng lợi. Người hưởng lợi viết giấy đề nghị chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình và kèm
theo chứng từ liên quan như giấy phép nhập khẩu hạn ngạch (nếu có), hợp đồng mua bán ngoại thương, hóa đơn,
chứng từ vận tải, tờ khai hải quan hàng nhập khẩu.

Sơ đồ 6.2: Qui trình chuyển tiền trả sau

Bước 3: Ngân hàng chuyển tiền kiểm tra khả năng thanh toán của người chuyển tiền, cụ thể kiểm tra tài khoản
ngoại tệ của người chuyển tiền tại ngân hàng có đủ số tiền để chuyển khơng.
Bước 4: Nếu người chuyển tiền có đủ khả năng thanh toán, cụ thể là trên tài khoản ngoại tệ của người chuyển
tiền ở ngân hàng có số dự lớn hơn số tiền xin chuyển thì ngân hàng trích tài khoản người chuyển tiền để chuyển
tiền cho ngân hàng trung gian. Nếu số dư ngoại tệ trên tài khoản người chuyển tiền khơng đủ thì ngân hàng u
cầu người chuyển tiền nộp thêm tiền vào tài khoản hoặc làm thủ tục vay tiền hoặc làm thủ tục mua ngoại tệ của
ngân hàng để có đủ tiền chuyển. Sau khi chuyển tiền, ngân hàng gửi giấy báo nợ và giấy báo đã thanh toán cho
người chuyển tiền.
Bước 5: Ngân hàng trung gian ghi có và báo có cho người hưởng lợi.

6.1.3.3 Qui trình chuyển tiền trả ngay
Tương tự như chuyển tiền trả sau, chỉ khác ở xác định thời gian trả ngay.
Ở bước (3) trong qui trình chuyển tiền trả trước và bước (4) trong qui trình chuyển tiền trả sau, trả ngay, tùy
theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng có thể sử dụng các phương tiện chuyển tiền sau:
- Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer), gọi tắt là M/T: ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền viết thư (có thể là
lệnh trả tiền Payment order hoặc là giấy báo ghi có Avis credit) ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả
tiền cho người hưởng lợi.
- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer), gọi tắt là TT: ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền điện ra lệnh
cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi thông qua telex hoặc qua mạng SWIFT

(Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications – hội viễn thông liên ngân hàng quốc tế),


SWIFT là hệ thống nối mạng giữa các ngân hàng trên thế giới được vị tính hóa, độ an tồn cao và thơng tin
được truyền đi nhanh chóng.
Chuyển tiền bằng T/T nhanh hơn MT nhưng chi phí chuyển tiền cao hơn.
 Nhận xét và trường hợp áp dụng:
- Chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản. Trong phương thức chuyển tiền trả sau và trả ngay, người
hưởng lợi sẽ gặp rủi ro khi đã giao hàng rồi nhưng không nhận được tiền hoặc nhận tiền thiếu, nhận tiền
trễ. Đó là do việc chuyển tiền hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí và năng lực của người chuyển tiền. Ngân
hàng chỉ đóng vai trị trung gian chuyển tiền và nhận phí chuyển tiền mà khơng can thiệp vào việc chuyển
tiền của người chuyển tiền cho người hưởng lợi. Chỉ khi nào tài khoản người chuyển tiền có tiền và nhận
được yêu cầu chuyển tiền từ người chuyển tiền, ngân hàng mới tiến hành chuyển tiền. Trong phương thức
chuyển tiền trả trước, người chuyển tiền lại gặp rủi ro vì tiền đã chuyển xong thì người bán (người
hưởng lợi) mới giao hàng. Do đó người chuyển tiền có thể bị nhận hàng chậm, nhận hàng thiếu, nhận
hàng không đảm bào chất lượng...
- Chỉ áp dụng phương thức chuyển tiền trong các trường hợp sau:
+ Các đối tác tin cậy lẫn nhau.
+ Quy mơ thanh tốn nhỏ.
+ Thanh tốn phí dịch vụ như cước vận tải, bảo hiểm, hoa hồng …

6.4.5. Qui trình thực hiện thanh tốn bằng phương thức
nhờ thu
6.4.5.1 Qui trình thanh tốn nhờ thu trơn

Sơ đồ 6.5: Qui trình thanh toán nhờ thu trơn

Bước 1: Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua
Bước 2: Người bán lập một hối phiếu đòi tiền người mua và ủy thác cho ngân hàng của mình địi tiền hộ bằng
chỉ thị nhờ thu (Collection instruction) và từ chỉ thị nhờ thu này ngân hàng người bán dựa vào đó lập lệnh nhờ

thu.
Trong chỉ thị nhờ thu phải nêu rõ những nội dung sau:


- Các chi tiết về ngân hàng thu hộ, gồm tên đầy đủ, địa chỉ, số điện tín, SWIFT, số điện thoại, số fax và số tham
chiếu chứng từ.
- Các chi tiết về người ủy nhiệm thu gồm: tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax, số tài khoản.
- Các chi tiết về người trả tiền gồm: tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax.
- Số tiền và loại tiền nhờ thu.
- Danh mục chứng từ, số lượng của từng loại chứng từ đính kèm.
- Điều khoản nhờ thu và điều khoản chuyển giao chứng từ.
- Phí nhờ thu.
- Lãi suất phải thu (nếu có), ghi rõ kỳ hạn tính lãi là 360 hay 365 ngày.
- Các chỉ thị trong trường hợp từ chối thanh toán, từ chối chấp nhận.
Bước 3: Ngân hàng phục vụ bên bán gửi hối phiếu và lệnh nhờ thu cho N hàng người mua và nhờ thu hộ tiền
người mua.
Bước 4: Ngân hàng người mua yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu nếu là 1 phiếu trả ngay hoặc chấp nhận trả
tiền hối phiếu nếu là hối phiếu kỳ hạn.
Bước 5: Người mua trả tiền, chấp nhận trả tiền hoặc từ chối trả tiền, điều H.. phụ thuộc vào thiện chí của người
mua, có thể chia thành những trường hợp sau:
+ Người mua chiếm dụng hàng của người bán và không trả tiền.
+ Người mua nhận hàng nhưng trả tiền chậm hoặc trả tiền thiếu hoặc tra tiền kèm điều kiện nào đó như người
bán phải giảm giá hàng...
+ Người mua khơng nhận hàng và từ chối thanh tốn.
+ Người mua đồng ý thanh toán.
Bước 6: Ngân hàng người mua trích tiền từ tài khoản người mua sang ngân hàng người bán để ghi Có cho
người bán hoặc chuyển hối phiếu đã được chấp nhận hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối cho ngân hàng người
bán
Bước 7: Ngân hàng người bán ghi Có và báo có cho người bán hoặc chuyển hối phiếu được chấp nhận hoặc
hoàn lại hối phiếu bị từ chối cho người bán


6.4.5.2 Qui trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ


Sơ đồ 6.6: Qui trình thanh tốn nhờ thu kèm chứng từ

Bước 1: Người bán giao hàng cho người mua.
Bước 2: Người bán lập bộ chứng từ thanh toán (chứng từ thương mại + hội phiếu) và chỉ thị nhờ thu gửi ngân
hàng nhờ thu hộ tiền hàng từ người mua.
Bước 3: Ngân hàng người bán lập lệnh nhờ thu dựa vào chỉ thị nhờ thu rồi chuyển bộ chứng từ thanh toán và
lệnh nhờ thu cho ngân hàng người mua nhờ thu hộ tiền.
Bước 4: Ngân hàng người mua chuyển hối phiếu đến người mua, yêu cầu người mua trả tiền (hối phiếu trả
ngay) hoặc chấp nhận trả tiền (hối phiếu kỳ hạn) mới giao bộ chứng từ cho người mua để đi nhận hàng.
Bước 5: Người mua từ chối trả tiền hoặc trả tiền/chấp nhận trả tiền:
- Người mua từ chối trả tiền, không nhận hàng.
- Người mua đồng ý trả tiền/ chấp nhận trả tiền:
+ Nếu là D/P: người mua phải trả tiền để được nhận bộ chứng từ đi lấy hàng.
+ Nếu là D/A: người mua ký chấp nhận hối phiếu để được nhận bộ chứng từ đi lấy hàng, đến thời hạn quy
định sẽ trả tiền.
+ Nếu là D/OT: người mua xuất trình giấy hứa trả tiền hoặc thư cam kết trả tiền hoặc biên lai tín thác ...do
chính người mua lập để được nhận bộ chứng từ đi lấy hàng.
Bước 6: Nếu người mua trả tiền/chấp nhận trả tiền ngân hàng người mua chuyển bộ chứng từ cho người mua để
đi nhận hàng.
Bước 7: Ngân hàng người mua chuyển tiền hoặc hối phiếu được chấp nhận hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối
cho ngân hàng người bán
Bước 8: Ngân hàng người bán chuyển tiền hoặc hối phiếu được chấp nhận hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối
cho người bán.
 Nhận xét và trường hợp áp dụng:
- Phương thức nhờ thu trơn có nhiều bất lợi và rủi ro cho người bán vì việc thanh tốn hồn tồn phụ thuộc vào
ý muốn của người mua, ngân hàng chỉ đóng vai trị trung gian thu hộ.

- So với phương thức nhờ thu trơn, phương thức nhờ thu kèm chứng từ bảo đảm hơn vì ngân hàng đã thay mặt
người bán khống chế bộ chứng từ. Chỉ khi nào người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới
trao bộ chứng từ cho người mua đi nhận hàng. Tuy nhiên phương thức này vẫn còn những bất lợi, rủi ro cho
người bán như nếu thị trường người mua biến động bất lợi, người mua nhận hàng về bán sẽ lỗ, khi đó họ
sẽ từ chối không nhận chứng từ, không nhận hàng hoặc kéo dài thời gian nhận chứng từ, nhận hàng …
- Phương thức nhờ thu được áp dụng trong những trường hợp sau:
+ Người mua và người bán tin cậy lẫn nhau hoặc quan hệ giữa người mua và người bán mang tính nội bộ
trong cơng ty, tập đồn.
+ Giá trị lơ hàng nhỏ.
+ Dùng để thanh tốn cước vận tải, bảo hiểm, hoa hồng …


Chương 7: Phương thức tín dụng chứng từ
7.5 QUI TRÌNH THANH TỐN

Sơ đồ 7.1: Qui trình thanh tốn tín dụng chứng từ

Bước 1: Đến thời hạn quy định, người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng (Application for Documentary
Credit) gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng.
Người nhập khẩu dựa vào hợp đồng ngoại thương đã ký kết để điền vào đơn xin mở thư tín dụng. Ngồi đơn
xin mở thư tín dụng, người nhập khẩu cịn phải gửi kèm theo hồ sơ xin mở L/C gồm giấy phép nhập khẩu hoặc
quota nhập khẩu (nếu có), hợp đồng ngoại thương, báo cáo tài chính, phương án kinh doanh, thuyết minh hiệu
quả lô hàng nhập, tài sản thế chấp, cầm cố (nếu có).
Người nhập khẩu khi làm đơn xin mở L/C cần lưu ý những điểm sau:
 Viết đơn xin mở L/C theo đúng mẫu quy định của ngân hàng mở L/C.
 Người nhập khẩu phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa những điều kiện ràng buộc người xuất khẩu vào
đơn xin mở thư tín dụng để những điều kiện này bảo vệ được quyền lợi cho người nhập khẩu nhưng
cũng đảm bảo được quyền lợi cho người xuất khẩu để người xuất khẩu chấp nhận.
 Đơn xin mở L/C phải tôn trọng những nội dung đã ký trong hợp đồng. Tuy nhiên khi cần điều chỉnh hợp
đồng cũng có thể thay đổi một số nội dung đã ký trên hợp đồng. Đơn xin mở L/C là cơ sở để giải quyết

các tranh chấp xảy ra (nếu có) giữa người xin mở L/C và ngân hàng mở L/C.
 Đơn xin mở L/C thường được viết thành 2 bản: ngân hàng mở L/C giữ 1 bản và người nhập khẩu giữ 1
bản.
 Nội dung đơn xin mở L/C sẽ quyết định nội dung của L/C.
Ngân hàng sau khi xem xét đơn xin mở L/C và hồ sơ kèm theo, qua đó đưa ra quyết định có đồng ý mở L/C hay
khơng. Nếu khơng đồng ý thì nêu ra lý do cho người nhập khẩu biết. Nếu đồng ý thì thông báo cho người nhập
khẩu ngân hàng đồng ý mở L/C có điều kiện (phải ký quỹ một tỉ lệ % nhất định giá trị lô hàng) hoặc đồng ý mở
L/C nhưng không kèm điều kiện (không cần ký quỹ)


Bước 2: Sau khi ngân hàng duyệt mức ký quỹ và khách hàng ký quỹ xong, căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng,
ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập một thư tín dụng và gửi thư tín dụng qua ngân hàng đại lý của mình ở nước
người xuất khẩu để ngân hàng này thông báo việc mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu.
Khi đồng ý mở L/C, ngân hàng mở L/C là người thanh toán cho người hưởng lợi khi họ thực hiện đúng các quy
định của L/C cho dù người nhập khẩu có tiền trả cho ngân hàng hay khơng, cịn tồn tại hay phá sản. Vì vậy ngân
hàng mở L/C phải thẩm định kỹ hồ sơ xin mở L/C, đặc biệt là hiệu quả kinh doanh lô hàng nhập và tình hình tài
chính của người làm đơn mở L/C.
Bước 3: Ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung về việc mở thư tín dụng đó,
khi nhận được bản gốc thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.
Ngân hàng thơng báo là đại lý hoặc chi nhánh của ngân hàng mở L/C tại nước người xuất khẩu. Trường hợp
ngân hàng thông báo không phải là đại lý hoặc chi nhánh của ngân hàng mở L/C thì ngân hàng mở phải thơng
báo LC qua một ngân hàng trung gian
Bước 4: Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thi tiến hành giao hàng. Nếu không, đề nghị người nhập
khẩu và ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp theo yêu cầu của mình, đến khi chấp
nhận mới tiến hành giao hàng
Bước 5 và Bước 6: Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng và gửi bộ
chứng từ đến ngân hàng theo quy định của LC:
+ Nếu L/C quy định thực hiện trả tiền ngay: có 5 trường hợp:
 Trường hợp 1: Trả tiền ngay tại ngân hàng thông báo LC. Điều này được thể hiện trong IC bằng câu:
“Availabale by sight payment at advising bank 's counter” hoặc “available by sight payment at your

counter”. Lúc này ngân hàng thông báo khi nhận được bộ chứng từ sẽ tiến hành kiểm tra bộ chứng từ.
Nếu bộ chứng từ phù hợp với LC, ngân hàng thông báo sẽ ghi có vào tài khoản nhà xuất khẩu và gắn bó
chứng từ, địi tiền ngân hàng mở LC
 Trường hợp 2: Trả tiền tại ngân hàng phát hành, Ngân hàng phát hành sẽ tự mình thanh tồn bộ chứng
từ do ngân hàng thông báo/ngân hàng thương lượng gửi đến, nếu bộ chứng từ phù hợp LC. Điều này được
quy định trong LC bằng câu: “Available by sight payment at the issuing bank” hoặc “Available with …
(tên ngân hàng phát hành) by sight payment"
 Trường hợp 3: Trả tiền ngay tại ngân hàng được chỉ định “Available with...(tên ngân hàng) by sight
payment”. Lúc này ngân hàng được chỉ định là bất cứ ngân hàng nào trên đất nước nhà xuất khẩu mà
không phải là ngân hàng thông báo. Khi nhận được bộ chứng từ do nhà xuất khẩu gửi đến, ngân hàng
được chỉ định sẽ tiến hành kiểm tra, nếu phù hợp L/C sẽ tiến hành ghi có vào tài khoản tại ngân hàng nhà
xuất khẩu yêu cầu. Sau đó ngân hàng được chỉ định sẽ gửi bộ chứng từ và đòi tiền ngân hàng phát hành
L/C.
 Trường hợp 4: Trả tiền ngay tại bất cứ ngân hàng nào (LC xuất trình tự do). Điều này được quy định
trong L/C bằng câu: “Available with Any bank by sight payment”. Trường hợp này nhà xuất khẩu xuất
trình bộ chứng từ đến bất kỳ ngân hàng nào ở nước mình. Sau khi ngân hàng này kiểm tra bộ chứng từ nếu
thấy phù hợp L/C sẽ tiến hành ghi có vào tài khoản tại ngân hàng nhà xuất khẩu yêu cầu rồi gửi bộ chứng
từ đến ngân hàng mở L/C và đòi tiền ngân hàng mở L/C.
 Trường hợp 5: Trả tiền ngay tại ngân hàng xác nhận nếu là loại L/C có xác nhận. Điều này được quy
định trong L/C bằng câu: “Available with Issuing bank by sight payment”. Sau khi ngân hàng xác nhận
kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp L/C sẽ tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu thơng qua ngân
hàng nhà xuất khẩu. Sau đó chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C và đòi tiền ngân hàng mở L/C nếu
ngân hàng mở L/C chưa ký quỹ đủ 100% giá trị L/C tại ngân hàng xác nhận.


+ Nếu L/C quy định có giá trị thanh tốn chậm: “L/C is available with … (tên ngân hàng/loại ngân hàng: ngân
hàng mở, ngân hàng thông báo, ngân hàng được chỉ định, ngân hàng tự do, ngân hàng xác nhận) by deferred
payment. Khi nhận được bộ chứng từ do nhà xuất khẩu gửi đến, ngân hàng quy định trong L/C sẽ tiến hành kiểm
tra, nếu bộ chứng từ phù hợp L/C sẽ tiến hành cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu và trả tiền khi đến hạn. Ngân
hàng được quy định này sẽ chuyển bộ chứng từ đến ngân hàng mở L/C và đến thời hạn trả tiền sẽ địi tiền ngân

hàng mở L/C.
+ Nếu L/C quy định có giá trị thanh toán bằng chấp nhận hối phiếu: “L/C is available with......(tên ngân
hàng/loại ngân hàng: ngân hàng mở, ngân hàng thông báo, ngân hàng được chỉ định, ngân hàng xác nhận) by
acceptance. Khi nhận được bộ chứng từ do nhà xuất khẩu gửi đến, ngân hàng quy định trong L/C sẽ tiến hành
kiểm tra, nếu bộ chứng từ phù hợp LC sẽ tiến hành ký chấp nhận hối phiếu và trả tiền hối phiếu khi đến hạn.
Ngân hàng được quy định này sẽ chuyển bộ chứng từ đến ngân hàng mở LC và đến thời hạn trả tiền sẽ đòi tiền
ngân hàng mở L/C.
+ Nếu L/C quy định bằng thương lượng, hoặc gọi là chiết khấu (negotiation). Điều này được quy định trong
L/C bằng câu “Available with .....(tên ngân hàng/loại ngân hàng: ngân hàng mở, ngân hàng thông báo, ngân
hàng được chỉ định, ngân hàng xác nhận) by negotiation” Đối với loại L/C này ngân hàng được quy định
thương lượng/chiết khấu sau khi kiểm tra bộ chứng từ nhà xuất khẩu gửi đến, nếu thấy phù hợp sẽ tiến hành
mua các hối phiếu (ký phát đòi tiền ngân hàng khác) và/hoặc các chứng từ xuất trình phù hợp bằng cách ứng
trước hoặc đồng ý ứng trước tiền cho người thụ hưởng theo hình thức có truy địi hay miễn truy địi lại người
thụ hưởng. Sau đó ngân hàng thương lượng/chiết khấu sẽ gửi bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành và đòi tiền
theo phương tiện mà L/C quy định bằng điện có bồi hồn (TTR – Telegraphic Transfer Reibursement) hoặc
bằng thư. Ngân hàng mở L/C sau khi nhận được bộ chứng từ hợp lệ hoặc nhận được thông báo của ngân hàng
bên thương lượng/chiết khấu xác nhận bộ chứng từ hợp lệ với L/C thì sẽ chuyển tiền vào tài khoản của ngân
hàng bên xuất khẩu tại ngân hàng mà ngân hàng bên xuất khẩu chỉ định.
Ngân hàng mở thư tín dụng khi nhận được bộ chứng từ thì kiểm tra và xử lý bộ chứng từ.
+ Nếu thấy bộ chứng từ phù hợp với thư tín dụng thì xem nội dung của L/C quy định trả tiền ngay hay trả
chậm hay chấp nhận hối phiếu hay là thương lượng/chiết khấu... để xử lý.
+ Nếu thấy bộ chứng từ không phù hợp L/C, ngân hàng từ chối thanh tốn và gửi trả lại tồn bộ chứng từ
cho người xuất khẩu.
Bước 7: Ngân hàng mở thư tín dụng yêu cầu người nhập khẩu hồn tất thủ tục thanh tốn để được nhận chứng
từ đi lấy hàng
Bước 8: Người nhập khẩu hồn tất thủ tục thanh tốn để được nhận bộ chứng từ đi lấy hàng
* Lưu ý: Theo UCP 600 các ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ trong vòng 2 ngày làm việc sau khi nhận được bộ
chứng từ.

7.6 NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG THƯ TÍN DỤNG

Thư tín dụng hoạt động theo 2 nguyên tắc sau:
- Độc lập: Dựa vào hợp đồng, người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng, và từ đơn này mà ngân hàng mở
thư tín dụng phát hành ra thư tín dụng. Mặc dù vậy, khi thư tín dụng được phát hành rồi thì nó hồn tồn
độc lập với hợp đồng. Điều này được quy định ở điều 4 UCP 600). Vì vậy, nếu người mua và người bán
muốn thỏa thuận gì thêm thì có thể thể hiện trong L/C hoặc muốn điều chỉnh nội dung gi khác so với hợp
đồng (như thay đổi số lượng, đơn giá, thời gian giao hàng...) thì thể hiện trong L/C...Do đó khi giao hàng,
người bán phải thực hiện theo đúng những nội dung trong L/C chứ không phải trong hợp đồng thì mới được
ngân hàng mở L/C thanh tốn.


- Tuân thủ nghiêm ngặt: Ngân hàng mở L/C chỉ thanh toán cho người thụ hưởng khi bộ chứng từ xuất
trình phù hợp với L/C. Ngân hàng kiểm tra loại chứng từ, số lượng mỗi loại và kiểm tra từng chữ một trên
các chứng từ, nếu phát hiện ra sai biệt so với L/C thì ngân hàng sẽ từ chối thanh tốn.
Thư tín dụng bao gồm những nội dung chủ yếu và những điểm cần lưu ý về nội dung thư tín dụng:
1. Thời hạn hiệu lực, thời hạn giao hàng và thời hạn trả tiền ghi trong thư tín dụng.
Thời hạn giao hàng do hợp đồng mua bán quy định. Thời hạn giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực
của L/C và không được trùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C.
Thời hạn trả tiền của L/C là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền sau. Điều này phụ thuộc vào quy định của hợp
đồng. Nếu việc địi tiền bằng hối phiếu thì thời hạn trả tiền được quy định ở hối phiếu. Thời hạn trả tiền có
thể nằm trong thời hạn hiệu lực của LC nếu là hối phiếu trả tiền ngay hoặc có thể nằm ngoài thời hạn hiệu
lực của L/C nêu là hối phiếu kỳ hạn. Điều quan trọng là hối phiếu kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận
trong thời hạn hiệu lực của L/C.
2. Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình là một nội dung quan trọng của thư tín dụng vì bộ
chứng từ quy định trong thư tín dụng là một bằng chứng của người xuất khẩu chứng minh rằng mình đã
hồn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những điều quy định trong thư tín dụng. Vì vậy ngân hàng mở
L/C phải dựa vào đó để tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu, nếu bộ chứng từ phù hợp với những điều quy
định trong thư tín dụng. Bộ chứng từ phải phù hợp với L/C về loại chứng từ, số bản chính, số bản copy cho
mỗi loại, người ký phát chứng từ và nội dung trên các chứng từ …
3. Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C Sự cam kết của ngân hàng là nội dung quan trọng của thư tín
dụng và nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C.

4. Chữ ký của ngân hàng mở thư tín dụng Chữ ký là nội dung cuối cùng của thư tín dụng mà nếu thiếu nó thư
tín dụng sẽ hồn tồn khơng có giá trị. L/C thực chất là một khế ước dân sự, do vậy người ký nó cũng phải
là người có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực pháp lý để tham gia và thực hiện quan hệ dân luật.
Nếu mở L/C bằng thư, chữ ký trên L/C phải đúng với chữ ký đã được thông báo cho nhau giữa hai ngân hàng
mở L/C và ngân hàng thông báo L/C trong thỏa thuận đại lý giữa hai ngân hàng đó. Nếu mở L/C bằng điện, thì
chữ ký được thay bằng KEYTEST (mã khóa điện tử) hoặc mã SWIFT của ngân hàng mình.
 Nhận xét và trường hợp áp dụng
- Các chi phí trong phương thức tín dụng chứng từ là rất cao so với các phương thức thanh tốn khác. Thơng
thường có các loại chi phí như phí mở L/C, phí sửa đổi, phí thực hiện L/C, phí thanh tốn L/C, phí thơng báo
L/C.
- Người bán nếu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và lập được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với yêu cầu của
thư tín dụng thì ngân hàng sẽ đảm bảo thanh tốn tiền hàng cho người bán.
- Người mua cũng được đảm bảo vì họ sẽ nhận được hàng đúng theo yêu cầu của thư tín dụng.
- Nhưng nó khơng phải là phương thức thanh tốn tuyệt đối an tồn vì bản chất của phương thức này chỉ dựa
vào thư tín dụng và chứng từ nên vẫn có rủi ro xảy ra
- Người xuất khẩu giao hàng không đảm bảo số lượng, chất lượng như trong L/C nhưng làm cách nào đó
lại có được bộ chứng từ hồn hảo, phù hợp với L/C thì sẽ gây rủi ro cho người nhập khẩu
- Ngân hàng mở L/C bị phá sản thì người xuất khẩu khơng được thanh tốn... thì sẽ gây rủi ro cho người
xuất khẩu....).
- Phương thức tín dụng chứng từ nên sử dụng trong các trường hợp mà bên mua và bên bán chưa có sự tin cậy
lẫn nhau hoặc là những giao dịch với quy mơ thanh tốn.

1. Hối phiếu:


Mẫu 1: Hối phiếu dùng trong thanh toán nhờ thu
BILL OF EXCHANGE
No: ......(2) (Số hiệu B/L)
For.......(3)......(Tổng tiền)


......(4)..., date ...(5)....
(Có thể trùng với ngày trên Hđơn)

At ...(6)........after sight of this first bill of exchange (second of the same tenor and date being unpaid).
*Ví dụ:


At D/A 60 days after B/L date of this first bill of exchange (second of the same tenor and date being
unpaid).



At sight of this first bill of exchange (second of the same tenor and date being unpaid).

Pay to the order of....... (7)......................... (Theo lệnh của ngân hàng nước người bán)
The sum of ........................(8)……........... (Diễn giải tiền bằng chữ)
Drawn under ........................(10)...... Dated………(Ghi số hoá đơn, số hiệu…)
To: .........(11).........

For and on behalf of.... (12)

(Tên ngân hàng người mua)

(Authorized Signature)

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Mẫu 2: Hối phiếu dùng trong thanh toán L/C
BILL OF EXCHANGE
No: ......(2)
For.......(3)......


......(4)..., date ...(5)....

At sight of this first bill of exchange (second of the same tenor and date being unpaid). (Trả ngay)
Pay to the order of....... (7)......................... (Theo lệnh của ngân hàng nước người bán)
The sum of ........................(8)……............ (Diễn giải tiền bằng chữ)
Value recieved as per our invoice(s), No:………dated………
Drawn under (Irrevocable) L/C No:……….dated…………issued by:……..(NH người NK)
To: .........(11).........
(Tên ngân hàng nước người mua)

For and on behalf of.... (12)
(Authorized Signature)

2. Nghiệp vụ B/E thường có:
 Nghiệp vụ phát hành hối phiếu (ln có)  Người bán dựa vào hợp đồng ngoại thương đã ký và ký phát
HP theo nôi dung được quy định trong HĐ.
 Nghiệp vụ chấp nhận (tuỳ phương thức thanh toán  Chỉ có D/A)  Người mua ký chấp nhận trả tiên
lên tờ HP do người bán ký phát. Ký phải ghi rõ ngày tháng ký chấp nhận
Ví dụ: Date: June 22th, 2021
Công ty ABC
Accepted
(Signed)


3. Những điều quan trọng trong “tập quán” sử dụng UCP 600, URC 522, ISBP 745:
*UCP 600 TRONG PHƯƠNG THỨC L/C:
-

Điều 4: Tín dụng và hợp đồng
Điều 6: Thanh tốn, ngày hết hạn và nơi xuất trình

Điều 7: Cam kết của ngân hàng phát hành
Điều 8: Cam kết của ngân hàng xác nhận
Điều 9: Thơng báo tín dụng và các sửa đổi
Điều 10: Sửa đổi tín dụng
Điều 13: Thoả thuận hoàn trả tiền giữa các ngân hàng
Điều 14: Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ
Điều 15: Xuất trình phù hợp
Điều 16: Chứng từ có sai biệt, bỏ qua và thơng báo
Điều 17: Các chứng từ gốc và các bản sao
Điều 38: Tín dụng có thể chuyển nhượng

*URC 522 TRONG PHƯƠNG THỨC NHỜ THU:
C. HÌNH THỨC XUẤT TRÌNH
-

ÐIỀU 5: Xuất trình chứng từ
ÐIỀU 6: Trả ngay/ chấp nhận
ÐIỀU 7: Trao các chứng từ thương mại
ÐIỀU 8: Việc tạo lập chứng từ

D. NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM
-

ÐIỀU 9: Sự thiện chí và sự cẩn thận hợp lý
ÐIỀU 10: Các chứng từ đối với hàng hoá/ Dịch vụ/ Các thực hiện
ÐIỀU 11: Sự miễn trách đối với hành động của một bên ra chỉ thị
ÐIỀU 12. Miễn trách đối với chứng từ nhận được.
ÐIỀU 13: Sự miễn trách về hiệu lực của các chứng từ
ÐIỀU 14: Sự miễn trách về việc chậm trễ, mất mát trong vận chuyển và dịch thuật
ÐIỀU 15. Trường hợp bất khả kháng


E. THANH TỐN
-

ÐIỀU 16: Thanh tốn khơng chậm trễ
ÐIỀU 17: Thanh toán bằng tiền địa phương
ÐIỀU 18: Thanh toán bằng ngọai tệ
ÐIỀU 19: Thanh toán từng phần

*ISBP 745 DÙNG ĐỂ KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ THEO L/C: (ĐỌC HẾT)
4. Cơng thức tính giao dịch ngoại hối có kỳ hạn
USD: 2% - 8% (LSTG = 2%; LSCV = 8%)  Lãi suất tiền gửi đứng trước, lãi suất cho vay đứng sau.
- Tỷ giá mua có kỳ hạn:
Fm = Sm +
- Tỷ giá bán có kỳ hạn:
Fb = Sb +



×