Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

đề tài thị trường vốn, cơ sở lý luận và liên hệ thực tiễn tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.81 KB, 15 trang )

Đề 2: Thị trường vốn: cơ sở lý luận và liên hệ thực tiễn tại việt nam.
MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
Việc chuyển từ mua bán hàng hóa từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang mua bán
theo cơ chế thị trường. Thực hiện tự do hóa, thương mại hóa đã làm cho hàng hóa lưu
thơng giữa các vùng, các địa phương không bị ách tắc, khai thác được tiềm năng và thế
mạnh của nước ta. Từ đó mà hình thành nên thị trường. Theo quan điểm kinh tế học, thị
trường bao hàm mọi người mua và người bán trao đổi nhau các hàng hóa hay dịch vụ.
Như vậy, thị trường nước ngọt sẽ gồm những người bán chủ yếu như các hãng Coca –
Cola, Pepsi – Cola, Seven – up v.v… và người mua là tất cả những người nào mua nước
ngọt. Nhà kinh tế quan tâm đến cấu trúc, tiến trình hoạt động và kết quả hoạt động của
mỗi thị trường. thị trường được chia thành nhiều hình thái khác nhau trong đó có thị
trường vốn. thị trường vốn đóng vai trị quan trọng trong việc huy động nguồn vốn từ tiết
kiệm, từ đó đầu tư vào các kênh sản xuất của nền kinh tế. chính vì vậy có thể nói, thị
trường vốn là thị trường quan trọng và không thể thiếu của nền kinh tế, ảnh hưởng trực
tiếp tới sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế. chính vì tính cấp thiết và quan trọng của
đề tài như vậy mà em quyết định chọn đề tài: “thị trường vốn, cơ sở lý luận và liên hệ
thực tiễn tại việt nam”.
2. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của bài viết này là thị trườn vốn, vai trò của thị trường vốn và tình
hình hoạt động của thị trường vốn hiện nay ở việt nam.
Phạm vi nghiên cứu:
-

Về không gian: bài nghiên cứu về thị trường vốn vay tại việt nam

-

Về thời gian: thời gian nghiên cứu cảu bài viết là từ năm 2011-2020.

3. Mục tiêu nghiên cứu.




Bài nghiên cứu về thị trường vốn vay nhằm giải thích về cơ sở lý thuyết về thị trường
vốn, hoạt động của thị trường vốn, vai trị của nó tới nền kinh tế, liên hệ thực tế thị
trowuonfg vốn ở việt nam có những điểm mạnh và hạn chế nào từ đó có những nhận xét,
giải pháp cụ thể để giúp thị trường vốn hoạt động hiệu quả hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp sưu tầm: trên cơ sở số liệu đã sưu tầm trên sách báo, Internet liên quan đến
chủ đề, từ đó có thể rút ra được những nhận xét, đánh giá trực quan nhất về thị trường
vốn vay cũng như ảnh hưởng của thị trường vốn vay tới nền kinh tế để từ đó có thể đưa ra
một số giải pháp thích hợp.
Phương pháp phân tích tổng hợp: trong quá trình nghiên cứu, các số liệu cụ thể về thực
trạng thị trường vốn vay ở việt nam sẽ được thu thập và phân tích – tổng hợp để có những
cái nhìn tổng quan nhất về vai trị của thị trường vốn vay với toàn bộ nền kinh tế.
5. Kết cấu bài nghiên cứu.
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, bài tiểu luận của nhóm
được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: cơ sở lý luận về thị trường và thị trường vốn.
Chương 2: Liên hệ thực tế thực trạng thị trường vốn việt nam
Chương 3: giải pháp khắc phục những hạn chế để thị trường vốn hoạt động hiệu quả
hơn.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Vốn và các hình thức của vốn
Khái niệm: Vốn là lượng trang thiết bị và cơ sở hạ tầng, và các phương tiện được sử
dụng trong quá trình sản xuất. 
Các hình thức của vốn:
- Vốn tài chính (financial capital): Vốn tài chính là tiền được sử dụng bởi

các doanh nhân và doanh nghiệp để mua những gì họ cần để làm ra sản phẩm
của họ hoặc để cung cấp dịch vụ của họ cho khu vực của nền kinh tế khi mà
hoạt động của họ là dựa trên, chẳng hạn như bán lẻ, công ty, hoạt động ngân
hàng đầu tư, vv.
- Vốn hiện vật (real capital or physical capital): Vốn hiện vật trong tiếng Anh gọi
là: Physical capital. Vốn hiện vật được hiểu là các dự trữ hàng hóa, vốn dĩ được tạo ra
trong một quá trình sản xuất trước song lại được sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa hay
dịch vụ khác.  Nhà xưởng, máy móc, thiết bị, các cơng cụ sản xuất… là những hình thức
biểu hiện khác nhau của vốn hiện vật. Chúng là những thứ nói chung là do con người tạo
ra song lại không được sử dụng như những vật phẩm tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu
tiêu dùng trực tiếp của con người. 
2. Lãi suất và giá trị hiện tại của vốn
* Bản chất của lãi suất:
- Tiền lãi: tiền lãi là phí trả cho một khoản vay tài sản cho chủ sở hữu như một
hình thức bồi thường cho việc sử dụng của tài sản. Phổ biến nhất là giá phải trả
cho việc sử dụng tiền vay, [1] hoặc tiền thu được của khoản tiền gửi. [2] Khi tiền
được vay, lãi vay thường được trả cho người cho vay như một phần của số tiền
gốc, còn nợ người cho vay. Tỷ lệ phần trăm của vốn gốc được trả phí trong
một thời gian nhất định (thường là một tháng hoặc năm) được gọi là lãi suất. 
- Lãi suất: Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử
dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay. Cụ thể, lãi suất (I/m) là phần trăm


tiền gốc (P) phải trả cho một số lượng nhất định của thời gian (m) mỗi thời kỳ
(thường được tính theo năm). 
Ví dụ: Một người vay 100 triệu sau 1 năm phải trả 110 triệu. Tiền lãi phải trả là 10 triệu
và lãi suất vay vốn là:10%
* Giá trị hiện tại của vốn:
- Khái niệm: Giá trị hiện tại của một khoản tiền tại ngày nào đó trong tương lai là số tiền
nếu đem gửi hoặc cho vay hôm nay sẽ thu được đúng khoản tiền vào ngày tương lai đó.

- Ví dụ: Có 90 triệu đem cho vay, sau 1 năm thu được cả gốc lẫn lãi là 100 triệu => lãi
suất là 11.11%
- Cơng thức tính: Giả sử có số tiền X, cho vay với lãi suất i%/năm
Sau 1 năm, thu được số tiền là: X+X*i% = A1
Sau 2 năm, thu được số tiền là: X+(X+A1)*i% = A2
Sau 3 năm, thu được số tiền là: X+ (X+A2)*i% = A3
Sau n năm, thu được số tiền là: X+ (X+An)*i%
- Cơng thức tính:

Ví dụ: Một người cho vay khoản tiền với mức lãi suất năm là i = 5%/năm. Sau 5 năm
nhận được cả gốc và lãi là 255,256 triệu. người đó đã cho vay khoản tiền là 199.99997
triệu đồng
3. Cung và cầu trên thị trường vốn
* Cầu về dịch vụ vốn của hãng:
- Giả thiết:
• Hãng chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động với laođộng là cố
định.
• Thị trường đầu vào là thị trường CTHH.
• Hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
Tương tự cầu về lao động


- Nguyên tắc thuê vốn tối ưu: Lý thuyết này cho rằng, ở DN có tồn tại cơ cấu nguồn
vốn tối ưu mà tại đó chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp là nhỏ nhất và giá
trị của doanh nghiệp là cao nhất. Trên cở sở đó, cơ cấu nguồn vốn tối ưu được giải thích
và xác định một cách định tính theo trình tự như sau:
 Khi DN sử dụng 100% vốn CSH, cơ cấu nguồn vốn khơng có nợ, DN khơng sử
dụng địn bẩy tài chính, DN khơng được hưởng những lợi thế từ việc đi vay. Chi
phí sử dụng vốn bình qn cũng chính là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (WACC
= re).



Khi DN bắt đầu sử dụng nợ vay, việc đi vay đem lại những lợi ích vượt trội. Chi
phí sử dụng vốn vay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận, kết hợp với khoản lợi thuế từ vốn
vay. Chi phí sử dụng vốn CSH cao hơn chi phí sử dụng vốn vay và thấp hơn tỷ
suất sinh lời đòi hỏi cần thiết của nhà đầu tư thơng thường. Do đó, DN có chi phí
sử dụng vốn bình qn (WACC) giảm dần theo mức tăng của hệ số nợ.
 Khi DN tăng nợ vay, hệ số nợ tăng, chủ sở hữu đòi hỏi mức lợi tức cao hơn khiến
chi phí sử dụng vốn CSH tăng lên. Đồng thời, khi hệ số nợ cao, nguy cơ DN mất
khả năng thanh toán cao, chủ nợ đòi hỏi tỷ suất sinh lời cao hơn để bù đắp rủi ro.
Từ đó làm chi phí sử dụng vốn từng nguồn tài trợ tăng lên, WACC của DN tăng
dần theo mức tăng của hệ số nợ.
- Đường cầu về vốn của hãng: Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để tài trợ mua sắm tài
sản cố định và tài sản lưu động. Lượng cầu vốn vay của doanh nghiệp cũng có quan
hệ tỉ lệ nghịch với lãi suất thị trường.


- Các nhân tố tác động đến đường cầu về vốn:
 Lợi nhuận kỳ vọng của các cơ hội đầu tư:  Trong quá trình lập kế hoạch vốn cho
nhu cầu đầu tư, các cơng ty phải dự tính lợi nhuận sẽ thu về. Nếu lợi nhuận kỳ
vọng cao, công ty sẽ muốn vay nhiều vốn hơn để tài trợ nhu cầu đầu tư và mở rộng
sản xuất làm tăng cầu vốn vay. Điều này thường thấy trong điều kiện nền kinh tế
đang tăng trưởng
 Lạm phát kỳ vọng. Chi phí thực của việc vay tiền được xác định chính xác hơn
bằng lãi suất thực (bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát dự tính). Với một
mức lãi suất cho trước, khi lạm phát dự tính tăng lên thì chi phí thực của việc vay
tiền giảm xuống.
 Vay nợ chính phủ: Trong trường hợp ngân sách bị thâm hụt, chính phủ thường vay nợ
để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu. Vay nợ của chính phủ làm tăng cung trái phiếu làm giá cả
của trái phiếu sẽ giảm xuống. Sự giảm giá trái phiếu hàm ý rằng sự gia tăng vay nợ của

chính phủ sẽ làm gia tăng lãi suất.



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VỐN TẠI VIỆT NAM.
1. Thực trạng thị trường vốn.
Trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, thị trường vốn Việt Nam đã đạt những
thành tựu đáng kể nhìn từ góc độ thể chế, tạo lập thị trường, phát triển sản phẩm và đóng
góp tích cực cho q trình cải cách và phát triển kinh tế - xã hội. 
-

Một là, đã và đang hình thành, tiến tới định hình một thị trường vốn đa dạng, cởi
mở hơn và đáp ứng cơ bản tốt hơn cho nhu cầu vốn của nền kinh tế. Nếu như năm
2000, vốn hóa thị trường cổ phiếu là 0,28% GDP, thị trường trái phiếu là khoảng
1% GDP thì đến năm 2019 mức tăng lần lượt của thị trường cổ phiếu và trái phiếu
là 72,6% GDP và 40% GDP.

-

Hai là, số lượng và các thành phần tham gia thị trường ngày càng tăng. Năm
2019, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán là hơn 2,37 triệu, số cơng ty
chứng khốn hoạt động là 82, trong đó có 8 cơng ty có 100% vốn nước ngồi,
Hiệp hội Kinh doanh trái phiếu có 76 hội viên.

-

Ba là, từng bước hoàn thiện pháp lý cho thị trường theo thông lệ quốc tế, tạo môi
trường kinh doanh ổn định nhằm thu hút cả dòng vốn ngoại và nội. Đơn cử như:
Năm 2019 đã có thương vụ bán vốn lớn cho nhà đầu tư nước ngoài như: Tỷ phú
Thái Lan mua SABECO gần 5 tỷ USD.


Giai đoạn 2011-2019, thị trường vốn tăng trưởng cao đạt bình quân 35%/năm, đáp ứng
bình quân 28% cung ứng vốn cơ bản cho nền kinh. Trong khi đó, thị trường tín dụng vẫn
chiếm vị trí chủ đạo trong cung ứng vốn cơ bản cho nền kinh tế, nhưng dự nợ tín dụng
chỉ tăng bình quân đạt 15%/năm và tương tương 136% GDP.
Báo cáo của World Bank (2019) về thị trường vốn Việt Nam cho thấy, một quốc gia đang
phát triển thường phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn của ngân hàng, ngoài rủi ro kỳ hạn thì
cịn gây cản trở cho sự phát triển khu vực tư nhân vốn năng động và khó đáp ứng nhu cầu
vốn ngày càng cao cho phát triển kinh tế.
1.1.

Thị trường vốn tín dụng ngân hàng:


 Sau khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã
quan tâm đến việc tái cấu trúc thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng,
phù hợp với thơng lệ quốc tế. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng đầu tư xã hội
sau 4 năm hội nhập WTO đều ở mức cao; Đầu tư ngoài nhà nước cũng tăng mạnh; Xuất
nhập khẩu liên tục ghi nhận các kỷ lục mới; đưa Việt Nam thốt ra khỏi nhóm nước có
thu nhập thấp vào năm 2011. Những động thái này đã tạo cung vốn lớn cho nền kinh tế
thông qua thị trường vốn. Điều này đã tạo ra những cơ hội phát triển mới về phía cầu.
Tuy nhiên, do thị trường vốn Việt Nam lệ thuộc lớn vào chính sách tài chính, tiền tệ quốc
gia, khi kinh tế vĩ mơ bất ổn, lạm phát tăng cao, chính sách tài chính – tiền tệ điều hành
theo hướng thắt chặt để đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô nên mặt bất lợi
của chính sách thắt chặt đã tác động tiêu cực đến thị trường vốn.
Đến nay, hệ thống ngân hàng vẫn đóng vai trị chi phối trên thị trường vốn. Thị trường cổ
phiếu tuy đã được chú ý phát triển song song với tiến trình cổ phần hóa DN nhà nước
nhưng quy mô thị trường cổ phiếu vẫn nhỏ. Mức độ vốn hóa trên thị trường so với GDP
đã được cải thiện và đạt 39%/GDP vào năm 2010 nhưng lại giảm mạnh xuống còn 26%
vào năm 2012 . Vì thế, khi tín dụng cho nền kinh tế giảm, hệ số giữa tăng trưởng tín dụng

và tăng trưởng kinh tế giảm (năm 2010 là 4,8 lần, năm 2012 giảm còn 1,76 lần, 9 tháng
năm 2013 chỉ còn 1,2 lần), điều này đã ảnh hưởng lớn đến công việc làm của người lao
động.
Tình trạng nhiều DN khơng tiếp cận được vốn, trong khi hàng tồn kho tăng cao (năm
2012 bình quân khoảng 28-30%; 9 tháng năm 2013 tăng bình quân 9,3%), năng lực cạnh
tranh thấp, kinh doanh thua lỗ … dẫn đến nhiều DN phá sản, ngừng hoạt động, giải thể,
kéo theo cầu về vốn giảm mạnh, khiến tăng trưởng tín dụng năm 2012 chỉ dừng lại ở con
số 8,91% so với mục tiêu được
1.2.

Thị trường chứng khoán.

Mặc dù nền kinh tế vẫn cịn phải đối mặt với khơng ít khó khăn nhưng kinh tế vĩ mơ dần
ổn định đã góp phần tác động tích cực hơn đến tâm lý nhà đầu tư và sự phát triển của


TTCK. Kết thúc quý II/2013, thị trường cổ phiếu đã tăng khá mạnh. Chỉ số VN-Index
tăng lên mức 524,5 điểm với khối lượng giao dịch lên tới hơn 94 triệu cổ phiếu, tương
đương gần 1.661 tỷ đồng/phiên.
Tuy nhiên, các giao dịch trên thị trường khơng ổn định, dịng vốn nội có dấu hiệu chững
lại do thiếu thơng tin hỗ trợ đủ mạnh, trong khi đó các quỹ đầu tư ngoại có những hoạt
động thối vốn. Chỉ riêng trong tháng 6 và tháng 8/2013, khối ngoại đã bán ròng với giá
trị lần lượt là 1.543 tỷ đồng và 881 tỷ đồng, dẫn đến thị trường cổ phiếu bị chững lại với
nhịp giảm khá mạnh.
Năm 2020, TTCK Việt Nam đã có một năm tăng trưởng ấn tượng và được đánh giá là 1
trong 10 thị trường có sức chống chịu và phục hồi tốt nhất thế giới trong đại dịch. Theo
Tổng cục Thống kê, năm 2020 tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của TTCK đạt
383,6 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước; giá trị giao dịch bình quân trên
thị trường cổ phiếu đạt 7.056 tỷ đồng/phiên, tăng 51,5% so với bình quân năm 2019; giá
trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 10.247 tỷ đồng/phiên, tăng 11,3%;

khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 trên
TTCK phái sinh đạt 157.314 hợp đồng/phiên, tăng 77%. Tính riêng quý I năm 2021,
TTCK tăng trưởng khá với tổng mức huy động vốn trên TTCK ước tính đạt 55.562 tỷ
đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ
phiếu đạt 18.907 tỷ đồng/phiên, tăng 155% so với bình quân năm trước; giá trị giao dịch
bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 12.433 tỷ đồng/phiên, tăng 19,6%; khối lượng
giao dịch bình quân trên TTCK phái sinh đạt 174.324 hợp đồng/phiên, tăng 11%.
2. Đánh giá tiềm năng thị trường vốn việt nam
2.1.

Điểm mạnh

Tại Việt Nam, ngân hàng vẫn là kênh nắm giữ tỷ trọng lớn nhất trên thị trường vốn, sau
đó mới đến trái phiếu và cổ phiếu. Nguồn vốn ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế chủ
yếu thông qua các hoạt động tín dụng. Theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ tín dụng so
với GDP tăng liên tục trong giai đoạn tới


Những năm gần đây, thị trường vốn đã có sự dịch chuyển cơ cấu từ khu vực các tổ chức
tín dụng sang thị trường chứng khoán.
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thị trường chứng khoán hiện nay đã thực sự trở
thành một kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam và có cơ cấu ngày
càng vững chắc, hoàn thiện. Các doanh nghiệp trong nước đang hướng tới nâng cao năng
lực quản trị, minh bạch tài chính với nhà đầu tư. Hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước
thực hiện cổ phần hóa mạnh mẽ đem lại cơ hội đầu tư lớn.
Thị trường vốn Việt Nam được dự báo là sẽ tiếp tục đà tăng trưởng với chủ trương và kế
hoạch cụ thể đẩy mạnh cổ phần hóa và thối vốn nhà nước của Chính phủ. Chỉ trong 1
tháng đầu năm 2019, Chính phủ đã cổ phần hóa thành cơng 34/44 doanh nghiệp nhà nước
trong kế hoạch.
2.2.


Hạn chế

Bên cạnh những kết quả trên, trong tiến trình phát triển thị trường vốn khi hội nhập, Việt
Nam cũng gặp phải khơng ít khó khăn, thách thức như:
Một là, chênh lệch trình độ phát triển và cơ sở hạ tầng so với các quốc gia mạnh trong
khối, cần lộ trình để hội nhập, nên có thể sẽ mất cơ hội phát triển thị trường vốn.
Hai là, việc phát triển thị trường vốn đã đối diện với sự cạnh tranh cao trong nội khối khi
thị trường các nước khơng cịn rào cản.
Ba là, trong q trình hội nhập tài chính sẽ gặp phải các hiệu ứng lan truyền nhanh hơn
khi gặp khủng hoảng, nhất là khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính.
Bốn là, tự do hóa tài khoản vốn sẽ có nguy cơ dịng vốn đảo chiều quy mô lớn gây bất ổn
trong thanh khoản.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỊ TRƯỜNG VỐN.
Thứ nhất, kiện toàn thể chế thị trường vốn: Về khung pháp lý, cần rà sốt lại tồn bộ hệ
thống khung pháp lý điều tiết thị trường. Trên cơ sở tham chiếu thông lệ quốc tế vào điều
kiện cụ thể của Việt Nam để có sự điều chỉnh phù hợp, phát triển các thể chế còn đang
khuyết, nhằm đảm bảo tính đồng bộ của khung pháp lý, tạo điều kiện cho các chủ thể
tham gia thị trường chủ động hoạt động trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, song vẫn
đảm bảo các yêu cầu thận trọng, an toàn đối với khu vực tài chính, với vấn đề ổn định vĩ
mơ và hỗ trợ phát triển kinh tế. Hoàn thiện chế tài xử phạt khi có vi phạm, gắn kết được
lợi ích với rủi ro ở mức nhất định. Đẩy mạnh việc hợp tác, tư vấn, nghiên cứu để hồn
thiện mơi trường pháp lý cho thị trường nói chung và dịch vụ nói riêng như dịch vụ uỷ
thác, giao dịch các công cụ phái sinh... thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn theo
chiều sâu trên cơ sở đa dạng hóa sự tham gia của các các định chế tài chính trong và
ngồi nước.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện tái cấu trúc thị trường vốn gắn với quá trình tái cấu trúc
nền kinh tế: Cơ cấu lại TTCK đảm bảo sự phát triển đồng bộ, cân đối giữa thị trường cổ

phiếu, trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh, từng bước nâng cao vai trò của TTCK
trong huy động vốn cho đầu tư phát triển.
Đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc DN gắn với cổ phần hóa DNNN, DN có vốn đầu tư nước
ngoài, nhằm tăng số lượng và chất lượng hàng hóa cho thị trường. Đa dạng hóa các tổ
chức đầu tư chuyên nghiệp trong nước, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia
thị trường và đầu tư lâu dài vào TTCK Việt Nam.
Mặt khác, thông qua vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết, khắc phục những khuyết
tật của thị trường theo hướng tạo môi trường lành mạnh cho các ngân hàng hoạt động
theo luật, không bao cấp cho ngân hàng
Thứ ba, tăng cường năng lực hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường vốn: Tái
cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán để có tiềm lực tài chính mạnh, uy tín, trình
độ nghiệp vụ cao, quản trị hiện đại, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và


tính an tồn hệ thống, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực; Tiếp
tục phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động và vai trò của các Hiệp hội nghề nghiệp trong
lĩnh vực dịch vụ tài chính và thị trường vốn.
Bên cạnh đó, cần hình thành và phát triển các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và cung cấp
dịch vụ xếp hạng tín nhiệm cho thị trường vốn.
Thứ tư, về công khai thông tin trên thị trường: Để có một thị trường vốn hiệu quả, thì
một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu là xây dựng cơ chế công khai thông tin.Trên
thị trường vốn, mọi hoạt động đều được thể chế hóa bằng các quy định của pháp luật, quy
chế, điều lệ về thị trường nhằm tạo ra một thị trường trung thực, trật tự và có hiệu quả,
đồng thời, tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư, bảo vệ quyền lợi của các
nhàđầutư.
Thứ năm, nâng cao hiệu quả kiểm soát vốn: Để đạt được những mục tiêu tăng trưởng
nhanh, bền vững, Việt Nam cần có một lượng lớn vốn đầu tư tăng thêm mỗi năm. Tuy
nhiên, khi dịng vốn vào khơng được kiểm sốt, sử dụng khơng hiệu quả, thì bất ổn tài
chính sẽ nảy sinh. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách để đối
phó với dịng chảy vốn trong giai đoạn đầu hội nhập.



KẾT LUẬN
Thị trường vốn của việt nam hiện nay về cơ bản đã hoạt động một cách hiệu quả, làm
đúng vai trị và chức năng của nó. Trong kỷ ngun mới, để phát triển thị trường vốn cân
bằng với thị trường tín dụng, cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
Chứng khoán 2019; vận hành Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam; tiếp tục triển khai các
giải pháp tái cấu trúc TTCK; chú trọng phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hơn.
Cần đẩy mạnh cổ phần hóa, thối vốn doanh nghiệp nhà nước gắn với niêm yết và đăng
ký giao dịch trên TTCK. Thực hiện các giải pháp nâng hạng TTCK Việt Nam lên nhóm
thị trường mới nổi vào năm 2023. Nâng cao năng lực quản lý, giám sát rủi ro hệ thống;
tăng tính độc lập của ủy ban chứng khoán nhà nước. Đặc biệt, kỷ nguyên mới đòi hỏi
những nỗ lực nâng tầm quản trị doanh nghiệp, tính chuyên nghiệp của cộng đồng nhà đầu
tư và khả năng điều hành thị trường của cơ quan quản lý. Dự báo con người và công nghệ
là 2 đột phá cho sự phát triển tới đây trên thị trường vốn Việt Nam. Cụ thể là phát triển
nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp nhiều hơn. Cần nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin
và cơ sở dữ liệu thị trường; xây dựng và thực thi Chiến lược phát triển TTCK đến năm
2030 với 2 cấu phần quan trọng là nâng hạng và chuyển đổi số. Đặc biệt, tính minh bạch,
chuyên nghiệp là kim chỉ nam cho thị trường vốn phát triển lành mạnh, bền vững. Dù đối
mặt với nhiều biến cố khó lường, nhưng thị trường vốn Việt Nam được kỳ vọng sẽ phát
triển mạnh mẽ và cân bằng hơn trong kỷ nguyên mới, thực hiện tốt vai trị hút mạch
trong nền kinh tế, góp sức thúc đẩy phát triển kinh tế và hoàn thành các mục tiêu chiến
lược mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong giai đoạn 2021-2030.


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Thị trường vốn – Wikipedia tiếng Việt
Thị trường vốn – Wikipedia tiếng Việt. (2022). Retrieved 17 April 2022, from
/>2. Khanh, V.
Khanh, V. (2020). Thị trường vốn là gì? Đánh giá chức năng của thị trường vốn VayTaiChinh.vn. Retrieved 17 April 2022, from />3. Thực trạng phát triển thị trường vốn Việt Nam

Thực trạng phát triển thị trường vốn Việt Nam. (2022). Retrieved 17 April 2022, from
/>4. Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường vốn ở Việt Nam
Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường vốn ở Việt Nam. (2022). Retrieved 17 April
2022, from />


×