Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Thông tin sai sự thật trên không gian mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.36 KB, 10 trang )

MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ
Dịch bệnh COVID 19 nổ ra vào thời điểm cuối năm 2019 được cho là một
trong những mối nguy hại lớn nhất từ trước đến nay của nhân loại. Dịch bệnh lây
lan với tốc độ nhanh chóng và gây khó khăn trong cơng tác kiểm sốt khơng chỉ
gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người dân mà nó cịn kéo theo sự đi
xuống trầm trọng của nền kinh tế cũng như gây cản trở trong xu hướng vận hành
của xã hội. Tuy nhiên, giữa tình hình dịch bệnh căng thẳng và kéo dài thì trên
internet xuất hiện tràn lan những thông tin bịa đặt, xuyên tạc sự thật về tình hình
phịng chống dịch bệnh COVID-19. Việc đưa các thông tin không đúng sự thật lên
mạng xã hội phát sinh nhiều những tác động tiêu cực đến dư luận, gây xáo trộn xã
hội, khiến người dân lo lắng.
Đứng trước hiện trạng nói trên, với bài tiểu luận này, nhóm em sẽ đưa ra
những bất cập cụ thể mà Nhà nước và người dùng mạng xã hội phải đối mặt, thơng
qua đó, xác định mục tiêu cần đạt được cũng như phương án tối ưu nhất có thể
ngăn chặn, xử lý hành vi tung tin sai sự thật trên không gian mạng.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. HIỆN TRẠNG VỀ THƠNG TIN SAI SỰ THẬT LIÊN QUAN ĐẾN
PHỊNG CHỐNG COVID-19.
1.1. Hiện trạng.
Tin giả (fake news) có thể được hiểu là những thơng tin khơng chính xác, chưa
được kiểm chứng, kiểm duyệt, xuất hiện sai lệch về nội dung, được phát tán trên
Internet và các phương tiện truyền thông. Hiện nay, các nền tảng mạng xã hội như
Zalo, Facebook, YouTube, Tiktok..., đã trở thành mảnh đất màu mỡ để tin giả xuất
hiện và lan truyền. Tin giả nói chung, tin giả liên quan đến dịch bệnh COVID-19
nói riêng đang trở thành một thực trạng đáng báo động, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây
mất ổn định xã hội; hạn chế hiệu quả hoạt động phòng, chống dịch của các địa
phương và các lực lượng chức năng.
Theo thống kê của lực lượng Công an, từ khi xuất hiện dịch bệnh Covid-19 đến


nay, đã có gần 300.000 tin, bài đăng trên các trang thơng tin điện tử, blog, diễn
đàn; gần 600.000 tin, bài, video clip liên quan đến dịch bệnh đã đăng trên mạng xã
hội. Trong đó có rất nhiều tin, bài có nội dung chưa được kiểm chứng, xuyên tạc,
sai sự thật, thu hút hàng triệu lượt bình luận, chia sẻ. Tính tới thời điểm hiện tại,
lực lượng Công an trong cả nước đã xác minh, làm việc với 654 trường hợp đưa tin

2


sai sự thật; xử phạt vi phạm hành chính hơn 146 đối tượng. 1 Đáng nói ở đây, đối
tượng lan truyền thơng tin sai sự thật cịn bao gồm những người có sức ảnh hưởng
lớn trên mạng xã hội như ca sĩ, nghệ sĩ,…. Cụ thể, ngày 26/01/2020, trên Facebook
của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có đăng tải thơng tin có nội dung “hai người Trung Quốc
bị nhiễm bệnh đã chết tại bệnh viện Chợ Rẫy”. Ngay sau đó, Sở Thơng tin và
truyền thơng đã đính chính lại thơng tin này là sai sự thật và hành vi của nam ca sĩ
này đã bị xử lý hành chính với mức phạt tiền là 10 triệu đồng2.
Đặc biệt, tin giả liên quan đến dịch COVID-19 cịn là những thơng tin sai lệch
về cơng tác phịng, chống dịch bệnh; xun tạc chủ trương, chính sách của Đảng
và biện pháp phịng, chống dịch của chính quyền các cấp. Trên mạng xã hội đã
từng lan truyền dòng trạng thái của một facebooker xuyên tạc phát biểu của Phó
Thủ tướng Vũ Ðức Ðam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch
COVID-19 để đưa ra những thông tin suy diễn vô căn cứ như: “dịch bùng ra một
cái, chắc chắn Việt Nam sẽ bứt lên Top 1 ngay”; “Hà Nội 11 triệu dân chỉ có
khoảng 300 cái (máy thở)”... Hay mới đây, khi Quân đội huy động cán bộ, chiến sĩ
tham gia công tác phòng, chống dịch, hỗ trợ người dân TP Hồ Chí Minh bảo đảm
nhu cầu cuộc sống trong thời gian giãn cách xã hội, một số đối tượng đã cố tình
tung tin sai sự thật trên mạng xã hội về việc “Quân đội thực hiện thiết quân luật tại
TP Hồ Chí Minh”. Cùng với thơng tin này là hình ảnh “xe thiết giáp chắn đường”,
“quân đội mặc đồ bảo hộ cầm súng”... Nhưng qua xác minh, các xe thiết giáp trong
hình là những phương tiện tham gia buổi luyện tập Khu vực phòng thủ ở Hải

Phòng từ nhiều tháng trước đó; cịn hình ảnh “qn nhân ơm súng” lại là hình ảnh
qn đội nước ngồi với những khẩu súng khơng phải là trang bị của Quân đội
nhân dân Việt Nam.3
1.2. Hậu quả.
Với đặc tính lan truyền thơng tin mạnh mẽ trên mạng xã hội, những tin giả, tin
sai sự thật liên quan đến COVID-19 đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tác
động trực tiếp đến nhận thức, suy nghĩ và hành vi của người dùng mạng xã hội.
Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay, sự hoảng hốt, lo sợ
thái quá của người dân khi tiếp cận loại thơng tin này có thể gây phản ứng tiêu cực
1 Xuân Mai (2020), “Cần cảnh giác trước những thông tin sai sự thật về dịch bệnh COVID-19”, Báo Công an nhân
dân, 13/03/2020.
2 Thạch Anh (2020), “Người nổi tiếng bị phạt vì vạ miệng về Covid-19”, Báo Thanh niên, 30/07.2020.
3 TS Tạ Quang Đạo (2021), “Muôn kiểu tin giả, tin sai sự thật về dịch COVID-19”, Báo Đảng cộng sản Việt Nam,
01/09/2021.

3


mang tính dây chuyền, khơng đáng có; dẫn đến nguy cơ gây khó kiểm sốt tình
hình và những hậu quả khó lường. Nếu khơng xử lý tốt, rất có thể tin giả sẽ là
nguyên nhân làm ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đối với cơng tác phịng,
chống dịch bệnh; gây hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội; làm phát sinh
điểm nóng, ảnh hưởng đến trật tự an tồn xã hội tại địa phương.
Ở góc nhìn khác, tin giả liên quan đến dịch COVID-19 sẽ càng trở lên nguy hại
khi bị các thế lực thù địch, phản động khai thác, lợi dụng. Trong bối cảnh cuộc
chiến chống đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, cam go, tin giả đã được
các thế lực thù địch, phần tử phản động triệt để khai thác như một chiêu bài để
chống phá Đảng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân. Tin giả đã thực sự trở thành
những loại “virus độc hại”, là công cụ hết sức nguy hiểm của một số đối tượng cực
đoan, chống đối. Đơn cử như mới đây, lợi dụng sự phức tạp của tình hình dịch

COVID-19. Mới đây vào tối 21/07/2021, cơ quan cảnh sát điều tra cơng an quận
Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can,
bắt tạm giam 2 tháng đối tượng Phan Hữu Điệp về hành vi đăng tải lên mạng xã
hội những bài viết, hình ảnh có nội dung chống phá Đảng, chính quyền.4
Đối với người sử dụng mạng, việc thường xuyên cung cấp thông tin sai sự thật
hay “tiện tay ấn nút share” đối với những tin giả liên quan đến COVID-19 có thể bị
xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đầy đủ các dấu
hiệu của cấu thành tội phạm.
1.3 Nguyên nhân.
Dẫn tới hậu quả nêu trên, nguyên nhân đầu tiên xuất phát từ sự nhận thức của
người sử dụng mạng xã hội: Người dùng mạng xã hội thiếu kiến thức pháp luật,
thiếu cẩn trọng khi tạo và đưa tin trên các phương tiện truyền thông, vô tư chia sẻ
thông tin không kiểm chứng nguồn gốc và tính chính xác của thơng tin. Từ đó các
thế lực thù địch lợi dụng lịng tin, sự thiếu hiểu biết của một số người dùng mạng
xã hội để phao tin tức sai lệch với âm mưu thâm hiểm là tạo bất ổn trật tự xã hội,
gây khó khăn và phá hoại các nỗ lực phịng chống dịch COVID-19 của Đảng và
Nhà nước ta. Do tốc độ lan truyền mạng xã hội rất nhanh, nhiều người do dễ tin
nghĩ rằng các thơng tin mình tiếp cận là đúng, hoặc đọc các bình luận thấy thuyết
phục và hùa theo chia sẻ lan truyền những thông tin sai sự thật.

4 Nguyễn Cảnh (2021), “Khởi tố đối tượng tung tin xun tạc phịng chống dịch COVID-19”, Báo Cơng an nhân dân,
21/07/2021.

4


Mặt khác, nguyên nhân còn xuất phát từ sự kiểm sốt chưa chặt chẽ của các cơ
quan quản lí dẫn đến nhiều người có hành vi vi phạm nhưng khơng bị xử lý. Các
trang báo mạng khơng chính thống ngang nhiên hoạt động, đặt tiêu đề giật gân cho
các bài báo nhằm câu view, kiếm tiền gây hoang mang dư luận; Các trang mạng xã

hội nước ngoài cung cấp dịch vụ tại Việt Nam nhưng gần như không bị điều chỉnh
bởi các quy định của pháp luật Việt Nam dẫn đến tình trạng việc theo dõi, xử lý các
thơng tin vi phạm cịn gặp khó khăn.
1.4. Mục tiêu.
1.4.1. Mục tiêu tổng quát.
Các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền thực hiện nghiêm túc quy
định về phát ngôn và cung cấp thơng tin cho báo chí; cử người phát ngơn, chủ
động cung cấp thơng tin, trong mọi tình huống bảo đảm thông tin được cung cấp
nhanh nhất, không bị động, bất ngờ; thống nhất đầu mối phát ngôn, tránh tình trạng
cùng một sự việc nhưng các ngành, địa phương lại phát ngôn không thống nhất dẫn
tới việc bị suy diễn, xuyên tạc. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin, nhất là
thông tin trên không gian mạng về công tác phòng, chống dịch tại bộ, ngành, địa
phương để xử lý, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, bức xúc của
người dân, doanh nghiệp.
Chủ động xử lý nghiêm các đối tượng phát tán thông tin vi phạm pháp luật
trên địa bàn. Trường hợp không xác định được danh tính, nhân thân của đối tượng
vi phạm, đề nghị phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an để có
biện pháp ngăn chặn nội dung vi phạm trên không gian mạng.
Cơ quan chủ quản chỉ đạo lực lượng báo chí, truyền thơng trực thuộc phải
nắm bắt dư luận truyền thơng nước ngồi để phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ
Thông tin và Truyền thông và lực lượng báo chí cả nước kịp thời phản bác luận
điệu xuyên tạc, chủ động cung cấp thông tin cho người dân. Xử lý nghiêm các cơ
quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội đăng tải, phát tán tin
giả, tin sai sự thật, gây hoang mang, hiểu lầm về tình hình dịch bệnh và cơng tác
phịng, chống dịch tại địa phương.
1.4.2. Mục tiêu cụ thể.
• Mục tiêu 1: Từ năm 2021 đến năm 2025, giảm 80% nguồn thông tin sai sự
thật trên mạng xã hội, xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm.
5





Mục tiêu 2: Từ năm 2021 đến năm 2023, 90% người dân nắm bắt được các



nguồn thơng tin chính thống được Bộ Thông tin và Truyền thông công nhận.
Mục tiêu 3: Từ năm 2022 đến 2025, tổ chức giáo dục pháp luật về an tồn

thơng tin mạng cho 15.000.000 học sinh, sinh viên trên toàn quốc.
II. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THỐNG TIN SAI SỰ THẬT LIÊN QUAN ĐẾN
PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG.
2.1. Các phương án nhằm hạn chế thơng tin sai sự thật liên quan đến phịng,
chống COVID-19 trên không gian mạng.
2.1.1. Phương án giữ nguyên hiện trạng.
Tiếp tục cơng tác truy tìm các tài khoản đăng thơng tin sai sự thật, nhanh
chóng xử lý, khơng làm người dân hoang mang, lo lắng. Theo đó, giữ nguyên các
quy định hiện hành, không ban hành thêm các quy định về mức xử phạt các hành
vi vi phạm.
2.1.2. Phương án can thiệp gián tiếp.
Người sử dụng mạng xã hội cần chủ động tiếp nhận thông tin, chú ý đến
nguồn gốc thơng tin đó đến từ đâu; cảnh giác, thận trọng nếu nguồn thông tin
không rõ ràng; chủ động nhận diện tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh
Covid-19 từ đó khơng nghe theo, khơng làm theo làm phức tạp thêm tình hình.
Các đơn vị, địa phương thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin, nhất là
thông tin trên khơng gian mạng về cơng tác phịng, chống dịch có liên quan đến
phạm vi quản lý để xử lý, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, bức xúc
của người dân, doanh nghiệp.
Bộ Thông Tin & Truyền Thông cần phối hợp tốt với Bộ Y Tế để kịp thời, chủ

động đưa ra những thơng tin chính thống, làm cho cán bộ, đảng viên và người dân
có cơ sở phân biệt và nhận rõ những thông tin giả, tin đồn thất thiệt, ngăn chặn tác
động tiêu cực. Chủ động công khai, minh bạch thông tin những chủ trương, chính
sách trong giải quyết các vấn đề, nhất là những vấn đề có tính nhạy cảm. Kịp thời
đấu tranh kiên quyết, phê phán, phản bác mạnh mẽ với những bài viết có nội dung
thơng tin giả, tin đồn thất thiệt, thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc sự thật, nhất là trên
khơng gian mạng. Bên cạnh đó, cần tăng cường tun truyền về chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương về vấn đề cơng
tác phịng chống dịch.

6


2.1.3. Phương án can thiệp trực tiếp.
Ban hành văn bản dưới luật nhằm quy định chi tiết một số điều của Luật An
ninh mạng.5
Chính phủ ban hành Nghị định với mục đích quy định các biện pháp cụ thể để
thực hiện chính sách phịng, chống tin giả liên quan đến COVID-19; Quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật an ninh mạng 2018.
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao ban hành thông tư về xét xử tội phạm liên
quan đến phịng, chống COVID-19, người có hành vi đưa lên mạng máy tính,
mạng viễn thơng thơng tin giả mạo, thơng tin xun tạc về tình hình dịch bệnh
COVID-19.
Đối với người sử dụng mạng thường xuyên cung cấp, đăng tải thông tin sai sự
thật liên quan đến cơng tác phịng, chống dịch COVID-19 có thể bị xem xét xử
phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến
điện hoặc bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội
phạm theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015.
2.2 Đánh giá tác động và lựa chọn phương án tối ưu.

2.2.1. Đánh giá tác động (xem bảng đánh giá ở sau trang phần kết luận).
2.2.2. Lựa chọn phương án tối ưu.
Dựa trên những phân tích về các mặt tích cực, hạn chế của các phương án đã
nêu, chúng ta dễ dàng nhận thấy, phương án thứ 3 là phương án tối ưu nhất có thể
đáp ứng mục tiêu định hướng, vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, so với hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục mang tính phi
truyền thống, phương án can thiệp trực tiếp bằng pháp luật mang tính chất răn đe,
có hiệu quả cao hơn trong việc hướng tới giáo dục ý thức của người cung cấp
thông tin cũng như người tiếp nhận thông tin sai sự thật trên nền tảng mạng xã hội.
Thứ hai, so với phương án giữ nguyên hiện trạng, việc ban hành các văn bản
hướng dẫn cụ thể tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng dễ dàng tiến hành áp
dụng các quy định của pháp luật.
Thứ ba, phương án này kịp thời hạn chế các hành vi vi phạm làm cơ sở để
người dùng mạng xã hội chủ động phân biệt và có ý thức tố giác người vi phạm.
5Phú Lộc, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng, Cổng thông tin điện tử Bộ Công
an.

7


Ngoài ra, việc can thiệp trực tiếp bằng pháp luật cịn có vai trị đáng kể trong việc
hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.

KẾT LUẬN
Hiện nay, khi tình hình dịch bệnh COVID-19 ở nước ta đang diễn biến rất
phức tạp, số ca nhiễm trong nước liên tục ở mức cao thì những thơng tin, hình ảnh
giả lan truyền trên mạng Internet trở thành một thứ virus với những “biến chủng”
vô cùng nguy hiểm. Mặc dù nhiều trường hợp đã bị các cơ quan chức năng xử lý
hành chính, hình sự song virus tin giả và “biến chủng” của nó vẫn xuất hiện, lan
truyền một cách nhanh chóng khơng kém sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Hậu

quả của thông tin sai sự thật liên quan đến phòng chống dịch COVID 19 gây hoang
mang dư luận và chống, phá nỗ lực dập dịch của Đảng, Nhà Nước và toàn dân. Để
khắc phục vấn đề này, Đảng và Nhà Nước cần đưa ra những chính sách, chế tài xử
phạt nghiêm khắc, truy lùng và xoá bỏ tận gốc của “Virus tin giả” dễ lây lan này.
Bên cạnh sự nỗ lực của nhà nước, mỗi người dân cũng cần trang bị cho mình kiến
thức và sự tỉnh táo nhất định để không bị tin giả, tin xuyên tạc làm hoang mang
dẫn đến những hành động thiếu quyết đoán.

8


2.2.1 Bảng đánh giá tác động của các chính sách.
Đối tượng
Nội dung

Nhà nước

Tích cực
- Làm tiền đề, cơ sở để
thực hiện các chủ trương,
chính sách phịng chống
Phương án giữ thơng tin sai sự thật trên
nguyên hiện mạng xã hội
trạng

- Nhanh chóng, kịp thời

Phương án tác
động gián tiếp


Phương án tác
động trực tiếp

Người sử dụng mạng
Hạn chế
Tích cực
Hạn chế
- Chưa có chế tài xử phạt - Người sử dụng “thoải - Tạo tâm lý bất ổn cho
nghiêm khắc
mái” đăng tải, chia sẻ người tiếp nhận thơng tin
- Mất kiểm sốt, trật tự an thông tin sai sự thật mà - Gây hoang mang dư
tồn xã hội.
khơng sợ bị xử phạt
luận, tạo hiệu ứng đám
- Gây mất niềm tin của - Tạo điều kiện cho kẻ đông
nhân dân
xấu lợi dụng để trục lợi;
thực hiện hành vi phạm
tội.
- Chưa đủ nghiêm khắc, để
răn đe và giáo dục
- Phụ thuộc vào ý thức của
người sử dụng mạng

- Người sử dụng mạng
được tiếp cận thơng tin
chính xác, tức thời
- Ổn định tâm lý trong
tình hình dịch bệnh
- Được trang bị kiến thức

nhận biết thông tin giả
trên mạng

- Chỉ tác động được một
số người sử dụng mạng
theo độ tuổi, nghề
nghiệp.

- Cụ thể hóa các quy định - Tốn kém ngân sách nhà - Giảm số lượng tin giả
- Hạn chế sự tự do tương
của Luật
nước, nhân lực
- Người dân tin tưởng tác trên mạng xã hội
- Hoàn thiện hệ thống - Cần nhiều thời gian
hơn vào pháp luật
pháp luật
- Tạo cơ sở pháp lý để áp
dụng pháp luật


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH2013;
Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, cơng nghệ thơng tin và tần số vơ

3.


tuyến điện;
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2021;

4.

Thạch Anh (2020), “Người nổi tiếng bị phạt vì vạ miệng về Covid-19”,
Báo Thanh niên, 30/07/2020
(Truy cập lần cuối: Ngày 16/09/2021);

5.

Nguyễn Cảnh (2021), “Khởi tố đối tượng tung tin xun tạc phịng chống
dịch COVID-19”, Báo Cơng an nhân dân, 21/07/2021
/>
(truy

cập lần cuối 18/09/2021);
6.

TS Tạ Quang Đạo (2021), “Muôn kiểu tin giả, tin sai sự thật về dịch
COVID-19”, Báo Đảng cộng sản Việt Nam, 01/09/2021
(truy cập lần cuối: Ngày
18/9/2021);

7.

Phú Lộc, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An
ninh mạng, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an;
/>(truy cập lần cuối: Ngày 23/09/2021);


8.

Xuân Mai (2020), “Cần cảnh giác trước những thông tin sai sự thật về
dịch bệnh COVID-19”, Báo Công an nhân dân, 13/03/2020;
.



×