Tải bản đầy đủ (.ppt) (41 trang)

GIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂN TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 41 trang )

SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
BỆNH VIỆN NHÂN ÁI

5 NGUYÊN TẮC PHÒNG
BỆNH

NGĂ
N
(ngăn
chặn)

PHÁ
T
(Phát
hiện)

LY
(Cách
ly)

VÙN
G
(khoan
h
vùng)

DỊCH
(Dập
dịch)



GIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂN
TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT


MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Mô tả được các đặc điểm tâm lý chung
của bệnh nhân.
2. Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến
tâm lý bệnh nhân trong quá trình theo dõi,
chăm sóc, khám, chữa bệnh.
3. Trình bày được các phương pháp tác
động đến tâm lý bệnh nhân.
4. Trình bày được các nguyên tắc giao tiếp
cơ bản với bệnh nhân phàn nàn, không
hài lòng.
1.


ĐẠI CƯƠNG:
Bất kỳ một bệnh nào đó (nặng hay nhẹ,
thoáng qua hay kéo dài) cũng ảnh hưởng đến
tinh thần và tâm lý của bệnh nhân làm cho
bệnh nhân thay đổi về cảm xúc (lo âu, buồn
phiền, sợ hãi…) đưa đến các thay đổi về giao
tiếp ứng xử như bình thường thì vui vẻ, dễ
gần nhưng khi bị bệnh thì trở nên cọc cằn,
cáu bẳn, khó chịu….


ĐẠI CƯƠNG:

Nghề Y là một nghề hết sức đặc biệt vì đối
tượng phục vụ là bệnh nhân, những con
người “không bình thường”. Do đó việc nắm
bắt tâm lý của bệnh nhân cũng như các yếu tố
ảnh hưởng đến tâm lý của họ để đưa ra các
biện pháp giao tiếp, ứng xử phù hợp là hết
sức cần thiết cho người Điều dưỡng trong
quá trình theo dõi và chăm sóc bệnh nhân.


TÂM LY CHUNG CỦA BỆNH NHÂN:
Lo lắng bệnh nặng hay nhẹ, có nghiêm trọng
khơng:
•Bệnh nhẹ thì bệnh nhân sẽ ít lo lắng.
•Bệnh nặng, bệnh ác tính, bệnh có khả năng
tử vong cao thì bệnh nhân sẽ lo lắng nhiều
hơn, thậm chí bệnh nhân có thể tuyệt vọng.


TÂM LY CHUNG CỦA BỆNH NHÂN:
Lo lắng bệnh nặng hay nhẹ, có nghiêm trọng
không:
Trong giai đoạn đầu, khi chưa đủ các cơ sở
(triệu chứng, xét nghiệm…) để xác định chẩn
đoán cũng như tiên lượng, thì nhiều thầy
thuốc cũng dè dặt trong cung cấp thông tin về
bệnh cho bệnh nhân. Điều này làm cho bệnh
nhân không tin hoàn toàn vào thầy thuốc mà
thường có xu hướng tìm kiếm thêm thông tin
từ các nguồn khác (bệnh nhân khác, cán bộ y

tế khác, sách báo, tài liệu trên mạng…).


TÂM LY CHUNG CỦA BỆNH NHÂN:
Lo lắng bệnh nặng hay nhẹ, có nghiêm trọng
không:
Trên thực tế, y học cũng chưa thấu đáo được hết
về bệnh lý học; cũng như mỗi bệnh nhân có cơ
địa, bệnh lý nền, bệnh phối hợp… cũng hoàn toàn
khác nhau. Do đó việc xác định và trả lời bệnh nào
nặng, bệnh nào nhẹ cũng không dễ dàng gì với
thầy thuốc. Chính thái độ phân vân này của thầy
thuốc cũng góp phần làm cho bệnh nhân lo lắng
thêm. Nếu sau đó bệnh diễn tiến tốt, bệnh nhân
khỏi bệnh sớm thì tất nhiên bệnh nhân sẽ lạc quan
tin tưởng và ngược lại.


TÂM LY CHUNG CỦA BỆNH NHÂN:
Lo lắng bệnh chữa có nhanh khỏi không hay
phải điều trị kéo dài: Tâm lý bệnh nhân ai
cũng mong mau chóng khỏi bệnh, nếu bệnh
mạn tính hay kéo dài thì bệnh nhân đương
nhiên sẽ lo lắng nhiều hơn, chưa kể bệnh kéo
dài còn ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình,
công ăn chuyện làm, thu nhập…


TÂM LY CHUNG CỦA BỆNH NHÂN:


Lo lắng thầy thuốc nào sẽ điều trị cho mình:
Tâm lý bệnh nhân nào cũng muốn được thầy
thuốc giỏi và tận tâm điều trị cho mình. Nếu
chọn được thầy thuốc như mong muốn cũng
góp phần ổn định tâm lý của bệnh nhân làm
quá trình khám chữa bệnh diễn tiến tốt hơn và
ngược lại.


TÂM LY CHUNG CỦA BỆNH NHÂN:

Lo lắng có được điều trị ngoại trú hay phải
nằm lại điều trị trong bệnh viện: Đa số bệnh
nhân có tâm lý bất đắc dĩ phải nằm điều trị nội
trú: phải có người nhà thăm nuôi, bỏ bê công
việc, sinh hoạt nghỉ ngơi không thoải mái, tốn
kém tiền bạc…


TÂM LY CHUNG CỦA BỆNH NHÂN:

Ngoài ra mỗi bệnh nhân sẽ có thêm nhiều nỗi
lo cũng như mối bận tâm riêng tùy hoàn cảnh
cụ thể (giới tính, tuổi tác, văn hóa xã hội, môi
trường, tôn giáo…). Việc tìm hiểu, nắm bắt các
đặc điểm tâm lý chung cũng như riêng biệt
của từng bệnh nhân là hết sức cần thiết và
hữu ích cho người Điều dưỡng trong quá trình
theo dõi và chăm sóc bệnh nhân.



CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG TÂM LY:
Sự giao tiếp giữa thầy thuốc với bệnh nhân:
Nghề Y nói chung và nghề Điều dưỡng nói
riêng là nghề vừa mang tính khoa học, nhân
đạo nhưng cũng thấm đẫm tính nghệ thuật.
Trong đó giao tiếp cũng là nghệ thuật hết sức
cần thiết mà mọi Điều dưỡng cần phải thường
xuyên cập nhật và rèn luyện. Nó đòi hỏi người
Điều dưỡng phải khéo léo vận dụng linh hoạt
với mỗi bệnh nhân cụ thể trong từng hoàn
cảnh cụ thể trên nền tảng những nguyên tắc
cơ bản trong suốt quá trình theo dõi và chăm
sóc bệnh nhân để tác động tích cực đến tâm
lý bệnh nhân.


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG TÂM LY:
Mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân: Thầy thuốc
nói chung và Điều dưỡng nói riêng nếu xây dựng được
mối quan hệ tốt với bệnh nhân thì sẽ giúp cho quá trình
theo dõi, chăm sóc, khám, chữa bệnh đạt hiệu quả cao.
•Tạo niềm tin, góp phần nâng cao thương hiệu;
•Nâng cao tác dụng của th́c cũng như các phương
pháp điều trị, chăm sóc;
•Bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân hợp tác tớt với bệnh
viện và thầy th́c.
•Quan hệ thầy thuốc với bệnh nhân đã có từ rất lâu và

luôn chịu sự tác động của các thay đổi về kinh tế – xã
hội. Do đó việc xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa thầy
thuốc với bệnh nhân vừa đảm bảo Y đức vừa đảm bảo
“khách hàng là thượng đế” trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay là thách thức với
mọi thầy thuốc nói chung và Điều dưỡng nói riêng.


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG TÂM LY:
Ảnh hưởng của môi trường đến tâm lý bệnh
nhân:
Môi trường tự nhiên:
•Thời tiết nóng bức làm cho bệnh nhân khó
chịu, cáu bẳn;
•Màu trắng, xanh nhạt phù hợp với các bệnh
nhân đang kích động hơn là màu đỏ, màu cam.
Hạn chế sử dụng màu đen cho các bệnh nhân
đang buồn phiền lo lắng;
•Có bệnh nhân phải tắt đèn vào b̉i tới mới ngủ
được, những cũng có những bệnh nhân thích
để đèn ngủ dịu nhẹ…


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG TÂM LY:
Ảnh hưởng của môi trường đến tâm lý bệnh
nhân:
Môi trường xã hợi:
•“Nằm đơi”, “nằm hành lang” làm bệnh nhân

bực bợi, khó chịu;
•Bệnh nhân nhẹ được xếp nằm cùng phòng
bệnh nhân nặng, hấp hới sẽ rất sợ hãi;
•Có nhiều bệnh nhân nằm viện, buổi tối phải
nghe kinh phật suốt đêm mới ngủ được;
•Bệnh nhân nghèo, khơng có người thăm ni
nằm chung phòng với bệnh nhân giàu, nhiều
người thăm nuôi cũng cảm thấy buồn, mặc
cảm…


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG TÂM LY:
Một số vấn đề Điều dưỡng cần lưu ý khi giao
tiếp ứng xử với bệnh nhân:
Lời nói: lời nói là phương tiện giao tiếp thường
xuyên và rất cần thiết giữa thầy thuốc với bệnh
nhân. Cần nói rõ ràng, âm lượng vừa phải, câu
nói phải có chủ ngữ vị ngữ đầy đủ, nói có trọng
tâm không dông dài, chú ý người Việt Nam rất
quan trọng việc xưng hô theo tuổi tác, hạn chế
dùng từ chuyên môn và tiếng lóng, tiếng địa
phương… Đặc biệt phải biết “lắng nghe” trong
sử dụng lời nói.


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG TÂM LY:
Một số vấn đề Điều dưỡng cần lưu ý khi giao
tiếp ứng xử với bệnh nhân:

Thái độ: giữ thái độ tự tin trong giao tiếp với
bệnh nhân nhưng phải lễ độ, nghiêm túc, đứng
đắn; gần gũi, ân cần với bệnh nhân nhưng phải
có mức độ, tránh xuề xòa, luộm thuộm làm mất
ranh giới giữa thầy thuốc và bệnh nhân.


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG TÂM LY:

Một số vấn đề Điều dưỡng cần lưu ý khi giao
tiếp ứng xử với bệnh nhân:
Trang phục: sạch sẽ, đúng quy định, đeo bảng
tên…


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG TÂM LY:
Một số vấn đề thường gặp mà bệnh nhân và
thân nhân bệnh nhân hay than phiền:
Chờ đợi mà không được cung cấp thông tin


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG TÂM LY:
Một số vấn đề thường gặp mà bệnh nhân và
thân nhân bệnh nhân hay than phiền:
Thiếu các bảng, biểu chỉ dẫn (nhiều bệnh nhân
đi lòng vòng khắp nơi mà không tìm được nơi
cần đến: phòng xét nghiệm, XQ…).



CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG TÂM LY:
Một số vấn đề thường gặp mà bệnh nhân và
thân nhân bệnh nhân hay than phiền:
Thái độ của nhân viên Y tế chưa tốt (không chủ
động đón tiếp, không có thái độ thân thiện và
chân thành, không giải thích và hướng dẫn cặn
kẽ…). Khảo sát năm 2015 của Sở Y tế thành phố
Hồ Chí Minh cho thấy có 53% bệnh nhân không
hài lòng với ứng xử của nhân viên Y tế.


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG TÂM LY:
Một số vấn đề thường gặp mà bệnh nhân và
thân nhân bệnh nhân hay than phiền:
Thiếu sự công khai, minh bạch (giá viện phí, các
thủ tục hành chính, quy trình khám chữa
bệnh…).


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG TÂM LY:
Một số vấn đề thường gặp mà bệnh nhân và
thân nhân bệnh nhân hay than phiền:
Cơ sở vật chất thiếu thốn, xuống cấp (nằm đôi,
nằm ghép, nhà vệ sinh dơ, vòi nước bị hư…).



CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG TÂM LY:

Một số vấn đề thường gặp mà bệnh nhân và
thân nhân bệnh nhân hay than phiền:
Chất lượng các dịch vụ đi kèm không đạt yêu
cầu: bãi giữ xe, căng – tin,…


×