Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Sống thử trong sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 19 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, với sự phát triển không ngừng trên thế giới, giới trẻ đang được tiếp
nhận được nhiều luồng tư tưởng cởi mở, hiện đại hơn.Việc thu nạp những lối suy nghĩ
phóng khốn được tác động từ nhiều nền văn hóa ngoại nhập, giới trẻ đã và đang tạo
nên những hiện tượng, trào lưu đầy tranh cãi với các luồng ý kiến trái chiều. Trong đó,
việc sống thử giữa các đơi bạn trẻ (đặc biệt trong sinh viên) là một tình trạng điển
hình. Hai từ “sống thử” đã khơng cịn xa lạ trong những năm gần đây và ngày càng
xuất hiện nhiều ở các bạn sinh viên. Sống thử được xem như một con dao hai lưỡi.
Việc cùng nhau chung sống mà không cần kết hơn giúp sinh viên có thể trải nghiệm
được sự tự do và hầu hết những dư vị trong tình yêu, cuối cùng cả hai có thể sẽ cùng
nhau chạm đến được đỉnh cao của tình u đó là hơn nhân. Thế nhưng, việc sống thử
mà không trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, đã khiến cho các bạn trẻ nhận
lấy những trái đắng, thậm chí hủy hoại cả tương lai của nhau.Vì thế giới trẻ hiện nay
nói chung và một sinh viên nói riêng cần nhận thức được sống thử như thế nào cho
phù hợp, tác động lợi hại mà việc sống thử mang đến, cùng với đó là trang bị cho mình
những kiến thức, kĩ năng cũng như suy nghĩ chín chắn trước khi đưa ra quyết định
chung sống cùng nhau. Nhận thấy được nhiệm vụ cấp thiết ấy nên nhóm chúng tơi đã
chọn để tài tiểu luận “Sống thử trong sinh viên hiện nay” để làm rõ những quan điểm
của mình và đồng thời giúp cho các bạn trẻ có cái nhìn chuẩn mực về việc sống thử.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu và xác định cơ sở lí luận chung cho tình trạng sống thử trong sinh
viên ở Việt Nam hiện nay. Làm rõ được thực trạng sống thử trong sinh viên hiện nay
và đồng thời chỉ ra những mặt lợi hại của việc sống thử. Nêu lên những biện pháp
nhằm khắc phục, ngăn chặn những rủi ro bởi quyết định sống thử của sinh viên gây
nên.
3. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin: Đọc tham tham khảo, chọn lọc những bài báo từ Internet có
liên quan đến nội dung cần nghiên cứu, tổng hợp thơng tin để phù hợp với mục đích
của tiểu luận.



Phương pháp phân tích tổng hợp: Để có được nhận định, phân loại, nguyên
nhân của việc sống thử. Từ đó xác định những giải pháp phù hợp để hạn chế mặt tiêu
cực mà sống thử gây nên.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Sự tương tác xã hội
Tương tác xã hội là khái niệm được quy từ hai khái niệm quan hệ xã hội (mối
quan hệ giữa các cá nhân với nhau, trong quá trình hoạt động thực tiễn) và hoạt động
xã hội (hoạt động cơ bản, có mục đích nhằm duy trình sự tồn tại và phát triển) nó nói
lên rằng mỗi hoạt động có mục đích của con người chỉ trở thành hoạt động xã hội khi
nó nằm trong và thơng qua một số mối quan hệ giữa các chủ thể hoạt động. Đồng thời,
nó còn đề cập tới mối liên hệ xã hội đều gắn liền với một hoạt động xã hội nhất định.
Điều đó cho thấy, tất cả các q trình, hành động trong xã hội đều chịu sự tác động
qua lại giữa các sự vật, hiện tượng trong thực tiễn.
Môi trường sống xã hội đóng một vai trị rất quan trọng đối với mỗi cá nhân.
Mơi trường sẽ quyết định ngoại hình, cách suy nghĩ, quan điểm sống của mỗi con
người chúng ta. Mơi trường ở đây chúng tơi đề cập đó chính là mơi trường xã hội: đó
là những cách ứng xử hành vi, các thiết chế văn hóa, thiết chế gia đình, thiết chế của
xã hội do con người đặt ra phù hợp với các giá trị chuẩn mực của con người. Từ khi
sinh ra, gia đình chính là nhóm người – môi trường xã hội đầu tiên. Nhân cách, lối
sống của mỗi người được các thành viên trong gia đình như ơng bà, cha, mẹ…giáo
dục thơng qua những quy tắc truyền thống của mỗi gia đình “Con người ta phát triển
quan niệm về bản thân thơng qua cái nhìn, quan điểm của người khác về họ, thông
qua sự tương tác với những tha nhân quan trọng”. Xã hội được tạo thành từ sự tương
tác giữa các cá nhân trong xã hội, tất cả các hành vi, cử chỉ, sự vật hiện tượng xã hội
nào của con người cũng có những ý nghĩa nhất định của nó. Điều đó cho thấy, trong
xã hội hiện đại, sự giao lưu và xâm nhập, tác động của các nền văn hóa khác nhau sẽ

có tác động rất lớn đối với nền văn hóa truyền thống của mỗi đất nước. Chính vì thế
mà những thiết chế, giá trị, chuẩn mực xã hội có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển của xã hội.
1.1.2. Phạm trù “nguyên nhân – kết quả” trong phép biện chứng duy vật
Nguyên nhân chính là sự tương tác qua lại với nhau giữa các mặt trong cùng
một sự vật, hiện tượng hoặc sự tương tác qua lại với nhau giữa các sự vật hiện tượng.
Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên hay trong xã hội đều luôn luôn vận động


và luôn luôn biến đổi. Trong cuộc sống hiện thực của chúng ta, không thể tồn tại
những sự việc, sự vật, hiện tượng nào đó mà khơng có ngun nhân của nó. Nguyên
nhân là tác nhân, động lực thúc đẩy để thực hiện hành động, còn kết quả là “sản
phẩm” của nguyên nhân là cái cuối cùng được xem là “sản phẩm” của quá trình hoạt
động đem lại. Nguyên nhân và kết quả là hai mặt của một vấn đề và nó ln biện
chứng cho nhau. Như hiện tượng mưa trong tự nhiên, mưa nhờ có nước bốc hơi rồi
ngưng tụ lại đến một lúc nào đó khi gặp điều kiện thích hợp nước đó sẽ rơi xuống, rồi
nước lại bốc hơi và ngưng tụ lại, và sẽ thành một vịng trịn quy luật của mưa trong tự
nhiên. Chính vì thế mà giữa nguyên nhân và kết quả chính là mối quan hệ tồn tại
khách quan.“Khơng có ngun nhân nào khơng có kết quả nhất định và ngược lại
khơng có kết quả nào khơng có ngun nhân. Ngun nhân sinh ra kết quả, do vậy
nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau
nguyên nhân. Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả và một kết quả
có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên”. Tuy nhiên, để ngun nhân sinh ra
kết quả địi hỏi nó phải trải qua quá trình hình thành rất phức tạp. Bởi nguyên nhân
còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố từ điều kiện môi trường tự nhiên, xã hội. Trong những
điều kiện khác nhau thì nguyên nhân sẽ sinh ra những kết quả rất khác nhau. Và nếu
nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều trong một sự vật, hiện tượng
thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều đến sự hình thành kết quả, làm cho kết quả
xuất hiện nhanh hơn. Ngược lại, nếu những nguyên nhân tác động đồng thời theo các
hướng khác nhau, và cản trở tác dụng của nhau, thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau,

thì điều đó sẽ ngăn cản sự xuất hiện của kết quả.
Chính vì thế cho nên, nếu chúng ta muốn tìm đúng ngun nhân của sự vật hiện
tượng nào đó thì phải có thái độ nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan từ chính
bản thân sự vật, hiện tượng. Cũng chính vì thế mà hiện tượng “sống thử” của sinh viên
hiện nay có nhiều cách nhìn nhận đánh giá theo hai chiều hướng đồng ý cho sinh viên
“sống thử” với nhau, còn xu hướng thứ hai là phản đối vì họ cho sinh viên “ sống thử”
với nhau chưa thật sự phù hợp với điều kiện kinh tế của sinh viên, đại bộ phận còn
phụ thuộc vào gia đình chưa thể tự làm ra tiền để sống như “ vợ chồng” như một gia
đình thật sự, đặc biệt là điều kiện văn hóa Việt Nam chưa cho phép họ sống như
phương Tây. Chính điều kiện mơi trường văn hóa đã góp phần hạn chế việc “sống


thử” và những hiểu biết về sức khỏe sinh sản còn hạn chế đã đưa đến những kết quả là
hệ lụy xấu do trong quá trình “sống thử” mang lại là nạo phá, tác động xấu cuộc sống
hôn nhân sau này… Chính vì thế, nếu mà chúng ta muốn loại bỏ những hệ luỵ mà việc
“sống thử” thì chúng ta phải loại bỏ những nguyên nhân mang lại những hệ lụy khơng
mong muốn đó
1.1.3. Lý thuyết kiểm sốt xã hội
Kiểm soát xã hội là một trong những chức năng của thiết chế xã hội. Chính sự
kiểm sốt xã hội đã làm nên tính ổn định và phát triển của xã hội, đồng thời nó cịn
“đảm bảo cho cái đáng có và ngăn chặn cái lệch lạc”. Cái đáng có ở đây chính là
những chuẩn mực, quy phạm của xã hội, nhằm mục đích khuyến khích con người tuân
thủ và làm theo những giá trị tốt đẹp đó. Đồng thời, việc chúng ta kiểm sốt xã hội
cịn nhằm mục đích ngăn chặn, giám sát và có khi sẽ chừng phạt những hành vi lệch
lạc (trái với những chuẩn mực, đạo đức xã hội, quy định của pháp luật) bằng nhiều
hình thức chính thức và phi chính thức như pháp luật, tơn giáo hay dư luận xã hội.
Mỗi hành vi, hoạt động xã hội của con người ln có những biến đổi và tác
động qua lại lẫn nhau. Các hoạt động xã hội đó, có thể mang lại các kết quả tích cực
hoặc tiêu cực đến cho con người có thể về vật chất và có thể là tinh thần. Đồng thời,
nó cũng có thể tác động vừa tích cực, vừa tiêu cực đến một phần hoặc toàn bộ các hoạt

động của các chủ thể hoạt động hành động đó. Vì vậy, nếu muốn kiểm sốt xã hội đạt
hiệu quả thì chúng ta nên xem xét nguyên nhân sâu xa trong tận cùng của sự việc, chứ
khơng nên nhìn bề “nổi” của nó mà đánh giá phán xét để rồi đưa ra cách kiểm sốt
máy móc. Phải kiểm sốt xã hội bằng tình thương, sự bao dung giữa người với người,
sự tiến bộ phát triển của xã hội nhưng phải phù hợp với những chuẩn mực, đạo đức và
văn hóa truyền thống của dân tộc. Chúng ta khơng nên, kiểm sốt xã hội một các máy
móc, gặp khn, lỏng lẻo, cẩu thả một cách dễ dãi theo những nền xã hội khác mà
điều kiện xã hội văn hóa Việt Nam chưa thể cho phép.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm “Hiện tượng”
Theo Wikipedia “hiện tượng là sự kiện xảy ra mà con người có thể quan sát,
nhận biết được. Thuật ngữ hiện tượng thường nói đến một sự kiện hay sự việc gì đó
bất thường và đặc biệt đối với người quan sát hoặc có thể là một sự kiện hay sự việc


bình thường, thường dùng cho giới khoa học sử dụng”. Nhưng Nhìn chung, “hiện
tượng” là cái xảy ra và biểu hiện ra bên ngồi mà chúng ta có thể nhìn thấy được.
Chẳng hạn như mưa bão là hiện tượng tự nhiên, tức giận là hiện tượng tâm lí, hiện
tượng suy đồi đạo đức là hiện tượng xã hội.
1.2.2. Khái niệm về “sống thử”
Sống thử là việc mà hai người khác giới cùng chung sống, cùng hoặc thuê riêng
nhà trọ ở chung để, cùng sinh hoạt như “ vợ chồng” (sinh hoạt tình dục, chi tiêu tài
chính…), chưa có sự thừa nhận của cha mẹ 2 bên (chưa tiến hành nghi thức kết hôn
theo phong tục cưới hỏi của người Việt Nam…) bạn bè, những người xung quanh
chưa thừa nhận mối quan hệ của 2 người, cũng như chưa có sự thừa nhận của luật
pháp giữa hai người có bất kì mối quan hệ pháp lí nào theo luật hơn nhân gia đình ở
nước ta hiện nay. Nếu hai người cảm thấy khơng thích hợp sống chung với nhau nữa
thì có thể đường ai nấy đi, khơng có sự ràng buộc nào về trách nhiệm với nhau.
1.2.2. Khái niệm về “hôn nhân”
Theo Wikipedia “hơn nhân, một cách chung nhất có thể được xác định là sự xếp

đặt của một xã hội để điều chỉnh mối quan hệ sinh lý giữa đàn ơng và phụ nữ”. Nó là
một hình thức xã hội ln ln thay đổi trong suốt q trình phát triển của mối quan hệ
giữa họ, nhờ đó xã hội xếp đặt và cho phép họ sống chung và sinh con đẻ cái với nhau,
quy định quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Ngày nay, trong bối cảnh đất nước đang trong
q trình tồn cầu hóa, hơn nhân cũng có phần “thay đổi”. Và trong quan niệm, suy
nghĩ của mỗi người trong vấn đề hơn nhân, gia đình cũng có những “ diễn biến” phức
tạp. Nhìn chung, từ thời phong kiến cho đến thời hiện đại ngày nay, vấn đề hôn nhân
gia đình đều được xét trên hai mặt là văn hóa và pháp luật. Ngày xưa, các đơi tân lang,
tân nương làm lễ bái đường xong thì được pháp luật thừa nhận là trở thành vợ chồng
chính thức. Cịn ngày nay, các đơi tân lang, tân nương ngồi việc làm lễ cưới ra còn
phải đến ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để đăng kí kết hơn theo quy định của
nhà nước và pháp luật mới được xem là vợ chồng chính thức.
1.2.3. Phân biệt giữa sống thử và sống thật
“Sống thử” và “hôn nhân” là những khái niệm có nhiều điểm tương đồng, nhưng
nó cũng có những điểm khác nhau rất khó xác định. Chính vì vậy mà nhóm em đã tiến


hành phân biệt những điểm giống và khác nhau dựa trên các mặt như tính pháp lí, xét
về mặt văn hóa và hình thức chung sống (Bảng 1.1).
Hình thức

Sống thử

Hơn nhân

Giống nhau
- Không được pháp - Được pháp luật thừa
luật thùa nhận là vợ, nhận là vợ chồng hợp
Tính pháp lí


Khác nhau

chồng.

pháp.

- Khơng có sự ràng - Có sự rang buộc, có bổn
buộc rõ ràng với nhau phẩn và trách nhiệm với
về mặt pháp lý.

nhau về tài sản, và nuối
dưỡng con cái.

Giống nhau
- Bị phản đối bởi gia - Được hai bên gia đình
đình hai bên.

ửng hộ.

- Xem là hành vi đi - Được xem là đúng với
ngược lại với thuần thuần phong mỹ tục, được
Khác nhau

phong mỹ tục của pháp luật nhà nước công
truyền thống Việt Nam nhận.

Mặt văn hóa

ta.
- Khơng trải qua các - Có giấy đăng ký kết hôn,

nghi thức kết hôn theo trải qua những nghi thức
phong thục nước ta

kết hôn theo phong tục

nước ta.
- Về tài chính thì chi tiêu chung.
Giống nhau
Hình thức

- Cùng nhau sinh hoạt và học tập ở trong một
không gian với nhau.
- Giấu giếm, che đậy - Công khai chung sống

chung sống
Khác nhau

việc sống chung với với nhau.
nhau.

1.3. Sống thử dưới các góc nhìn
1.3.1. Sống thử dưới góc nhìn của pháp luật


Sống thử là việc hai người nam, nữ có quan hệ tình cảm với nhau sống chung
khơng có bất cứ ràng buộc nào theo quy định của pháp luật (giấy đăng ký kết hơn).
Theo Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan thì
việc nam nữ chưa đăng ký kết hơn mà sống chung với nhau như vợ chồng không bị coi
là vi phạm pháp luật và khơng bị phạt hành chính hay xử lý hình sự, nam chưa vợ nữ
chưa chồng sống với nhau một cách tự nguyện thì khơng gặp phải vấn đề gì.

Pháp luật chỉ quy định những người nào đang có vợ, có chồng mà chung sống
như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà chung sống
như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thì tùy theo trường
hợp có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 147 Bộ
luật Hình sự về tội Vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Khi chung sống với nhau như
vợ chồng, nam, nữ có nghĩa vụ đăng ký tạm trú theo quy định của Luật Cư trú. Nếu
khơng đăng ký có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm
quy định về đăng ký và quản lý cư trú. Theo đó, cá nhân chủ hộ gia đình khơng thực
hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những
thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì bị phạt từ 100.000 đến 300.000 đồng
1.3.2. Sống thử dưới góc nhìn của xã hội - đạo đức
Thật ra việc sống thử khơng xấu tuy nhiên nó phải đảm bảo 2 yếu tố đó là điều
kiện cần và đủ. Người ta thường nói có thể hiểu rõ đối phương trước hơn nhân thì hơn
nhân đích thực khơng phải là “nấm mồ chơn” mọi thứ. Có thể chấp nhận việc sống thử
nếu cả hai đã ở một độ tuổi nhất định, có cơng ăn việc làm có định hướng tương lai và
mong muốn gắn bó với đối phương cịn lại có thể cùng chịu trách nhiệm với những gì
xảy ra và cùng nhau giải quyết mọi vấn đề.
Một cặp đôi 18 tuổi mới rời ghế nhà trường quyết tâm sống thử tầm nhìn sẽ
khác so với các cặp đơi trên 25 tuổi có ý định cùng nhau tạo lập mối quan hệ trước
cuộc sống gia đình. Sống thử là một quyết định tương đối khó khăn nhất là bộ phận
giới trẻ lúc mới yêu luôn muốn dành nhiều thời gian cho nhau. Việc lao vào nhau và
xem rằng tình yêu này thật sự màu hồng sẽ dễ dàng vỡ mộng thơng qua q trình sống
thử.


Hàng loạt khó khăn thách thức đặt ra từ việc bất đồng về quan điểm, lối sống,
tính cách sẽ dần làm những người yêu nhau trở nên xa cách và lạc lõng hơn chưa kể hệ
lụy mà việc người trẻ sống thử mang lại là khơn lường. Hằng năm tình trạng nạo phá
thai vẫn tăng cao mà nguyên nhân do đâu có lẽ ai cũng dễ dàng hiểu.

Sống thử khơng trái với quy định của pháp luật nhưng không đồng nghĩa nó
đúng với đạo đức thuần phong mỹ tục của nước ta. Thời đại có văn minh đến đâu thì
việc sống thử chưa bao giờ được xã hội, người lớn chấp nhận dù là nguyên nhân gì đi
nữa.
1.4. Quan niệm về sống thử
1.4.1. Quan điểm của những người trong cuộc
Bàn về câu chuyện sống thử bạn L.N.H, sinh viên năm 4 Đại học Công nghiệp
TPHCM chia sẻ:
"Cách đây khoảng hai năm mình và người yêu cũng quyết định sống thử. Bọn
mình dự định sau này ra trường sẽ tổ chức đám cưới, nên vun vén cho cuộc sống từ lúc
đó. Nhưng một thời gian sống chung như vợ chồng, cả hai phát sinh nhiều vấn đề dẫn
đến chán nản. Cô ấy có người mới và dọn đồ đạc bỏ đi. Lúc đó, mình khơng biết phải
làm sao, bởi bọn mình chưa kết hơn, khơng có ràng buộc về pháp lý nên khơng thể nói
cơ ấy ngoại tình được. Khi chuyện tình cảm đổ bể, mình bị sốc nặng và phải bảo lưu
chuyện học hành để đến gặp bác sĩ tâm lý giúp ổn định lại cuộc sống".
Cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay khiến cho nhiều người đã thay đổi cách suy
nghĩ của mình. Nếu trước đây sống thử được coi là tội lỗi thì hiện nay, giới trẻ thường
nghĩ phải sống thử trước hôn nhân hơn và xem đó là một thời thượng. Rất nhiều sinh
viên hiện nay ủng hộ sống thử trước hôn nhân và họ đưa ra những lý do như: Sống thử
cũng là biểu hiện của tình u vì nó mang lại lợi ích cả về mặt tình cảm cũng như sinh
lý, sự chia sẽ vật chất, tiền bạc và khó khăn của hai bên. Sống thử không chỉ ràng buộc
về mặt pháp lý, không bị nặng nề về lương tâm và nghĩa vụ như hơn nhân. Hai bên có
thể chia tay bất cứ khi nào cảm thấy khơng hợp để tìm đối tác khác và thử tiếp cho đến
khi tìm được ý trung nhân. Một số ý kiến khác cho rằng sống thử chỉ là dạng quan hệ
cộng hưởng theo kiểu đôi bên cùng có lợi. Bởi đa số sinh viên đều sống xa gia đình, sự
thiếu thốn về tình cảm cộng với sự phát triển về tâm sinh lý chính là con đường dẫn
sinh viên gần gũi với nhau hơn và chung sống theo kiểu góp gạo thổi cơm chung, đồng


thời chia sẽ với nhau về mặt tình cảm. Chấp nhận sống thử là một quan niệm tiến bộ

nếu người trong cuộc có đủ chín chắn và có trách nhiệm. Nhưng trên thực tế thì một
sinh viên nam và nữ sống với nhau như vợ chồng thì sự chung sống đó khơng cịn là
thử mà là cuộc sống thật. Thật sự với ý nghĩa như thế thì sống thử khơng hẳn là đáng
chê trách mà cịn có các khía cạnh tốt và tình dục ở đây chỉ là một điểm, dù rất quan
trọng nhưng không phải là tất cả đối với việc sống thử. Sống thử trước hơn nhân ln
địi hỏi sự bản lĩnh của người trong cuộc và cả may mắn nữa, xấu hay tốt về chuyện
hạnh phúc cá nhân, người ngồi khơng nên xâm phạm và can thiệp vào.
1.4.2. Quan điểm của những người bên ngoài
Bên cạnh ý kiến đồng ý với việc sống thử thì cịn có một luồng ý kiến khác. Đó
là quan điểm của những người ngoài cuộc. Phần lớn các bậc phụ huynh đều đưa ra ý
kiến là không đồng ý với việc sống thử, họ cho rằng bát nước hắt xuống đất rồi thì
khơng thể múc lại cho đầy được nữa. Bố mẹ nào sinh con chẳng muốn con mình
trưởng thành, chín chắn, thành đạt. Ai mà chẳng giận khi con cái không nghe lời cha
mẹ, bỏ ngoài tay những lời răn dạy để chạy theo một lối sống hưởng thụ, ích kỷ, xem
thường tương lai.
1.4.3. Quan điểm của các chuyên gia
Các chuyên gia đều nhìn nhận sống thử là một vấn đề tế nhị, nhiều người ngại
đề cập đến. Tiến sĩ Triết học, chuyên gia nghiên cứu gia đình và trẻ em Nguyễn Linh
Khiếu cho rằng: “Không nên dùng từ sống thử mà là chung sống trước hôn nhân. Đối
với Việt Nam khái niệm này hoàn toàn mới nhưng ở các nước phương Tây thì việc
chung sống trước hơn nhân là việc bình thường. Đó khơng phải sống thử mà là sống
thật, sống hết mực nghiêm túc chứ không phải chuyện đùa. Tất cả tình cảm, tình dục,
chi tiêu... đều là thật.” Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thải giảng viên trường Đại học Khoa
Học Xã Hội Và Nhân Văn cho rằng hiện tượng sống thử mang trong nhiều yếu tố tiêu
cực hơn là tích cực. Tiêu cực ở chỗ sống thử làm cho con người tự do phóng túng,
tình cảm bị chai sạn và đặc biệt nó tàn phá tình u - món quàn thượng đế ban tặng.
Đó là chưa kể đến hậu quả về sức khỏe khi bạn nữ mang thai, phải sinh con hoặc nạo
hút thai... Tích cực thì như bạn trẻ đã nói là thỏa mãn nhu cầu tình dục, tiết kiệm chi
phí sinh hoạt. Tuy nhiên tiện ích mà sống thử mang lại không thể bù đắp những tổn
thất do nó gây ra. Dưới góc độ văn hóa, Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng phần



lớn người Việt Nam hiện đại gốc gác là nông dân, khó mà chấp nhận việc sống thử.
Nhưng đó là một sự thật “đắng lòng” của xã hội hiện đại nên buộc phải chấp nhận.
Nếu những bạn trẻ muốn sống thử theo cách của phương Tây thì nên nhìn nhận nó từ
góc nhìn văn hóa phương Đơng để điều chỉnh và chọn lọc cho phù hợp, nên tiếp thu
tư tưởng triết học khỏe mạnh của phương Tây. Đó là thái độ độc lập, tự chịu trách
nhiệm về tình cảm và hành động của mình. fTrong quá trình chung sống thì đôi nam
nữ rất cần phải đối thoại thẳng thắn với nhau về tất cả vấn đề. Còn nếu cứ duy trì một
cuộc sống thử vơ ngun tắc, duy tình, tối tăm, mụ mị... thì tất nhiên phải nhận ấy quả
đắng. Đó là quan điểm của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thải.
Với lập luận gia đình vững chắc và cốt lõi của xã hội, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài
Đức cho rằng: Nếu xã hội mà tồn bộ thanh niên chỉ thích sống thử khơng thích xây
dựng gia đình ổn định thì sẽ bất an vơ cùng, sẽ khơng bao giờ có được những nhà bác
học thiên tài. Thực tế thì các thiên tài như là Bill Gates, Beethoven đều. sinh ra trong
một gia đình nề nếp, có căn bản vững chắc. Dù chưa tiến hành nghiên cứu nhưng tiến
sĩ Đức cũng cho rằng sau q trình sống thử rất ít các bạn trẻ tiền đến hôn nhân. Lý do
là khi yêu mọi thứ đều rất đẹp nhưng khi sống chung thì va chạm rất nhiều, từ chỗ
ngày ngủ hay dơ bẩn thì cũng khiến đối phương tức dận rồi dẫn đến xung đột, vỡ
mộng mà chia tay


CHƯƠNG 2: SỐNG THỬ Ở SINH VIÊN HIỆN NAY
2.1. Thực trạng sống thử ở sinh viên hiện nay
Sống thử hiện đang trở thành xu hướng của sinh viên trẻ hiện nay do thiếu thốn
về tình cảm, khó khăn trong cuộc sống, kinh tế cũng như để tìm hiểu đối phương kĩ
càng trước khi đi đến hôn nhân hay chỉ là để trải nghiêm cuộc sống “vợ - chồng” của
những cô cậu mới rời khỏi vịng tay của gia đình hoặc chưa có định hướng rõ ràng cho
tương lai. Và khi mà trinh tiết khơng cịn được nhiều người q quan trọng nữa thì
việc sống thử ngày càng trở nên phổ biến ở giới trẻ.

Ở một góc độ nào đó có thể coi “sống thử “ là một chiêu bài để thử nghiệm.
Nếu coi “sống thử” như “sống thật” thì đây là một cơ hội trải nghiệm, để tích lũy cho
việc xây dựng cuộc sống hôn nhân bền vững sau này. Sống thử khơng có trong truyền
thống người Việt Nam. Nó là xu hướng xảy ra ở châu Âu vào thời kỳ giải phóng tình
dục. Sau thời thối trào, người châu Âu đã quay lại với cuộc sống hôn nhân bền vững.
Theo thống kê của nhóm sinh viên trường đại học về vấn đề “sống thử” có đến
khoảng 75% xem việc “sống thử” là bình thường chỉ có khoảng 25% phản đối việc
sống thử trước khi tiến đến hôn nhân. Khảo sát ở Đại học Y dược Thái Nguyên, gần
100% sinh viên sống thử đã có quan hệ tình dục với nhau nhưng chỉ có 48% có sử
dụng biện pháp tránh thai. Khi có thai 43% chọn giải pháp nạo phá thai, chỉ có 36% sẽ
cưới.
Rất nhiều cơ cậu mới chập chững bước vào đời sinh viên đã vội bước vào sống
thử vì rất nhiều lí do khác nhau: nào là do khơng tìm được nhà trọ, tiết kiệm chi phí,...
Thế nhưng, vấn đề mấu chốt vẫn là quan điểm lệch lạc về lối sống. Do xa nhà, không
trực tiếp chịu sự quản lí của bố mẹ và gia đình, phải hoàn toàn quyết định trong việc
chi tiêu, sinh hoạt, chi phối thời gian... thế nên nhiều sinh viên không làm chủ được
bản thân, cảm thấy thiếu thốn tình cảm và cần được quan tâm chăm sóc. Vì vật nên đã
vội yêu và bắt đầu cuộc sống sinh viên bằng cách sống thử để được quan tâm chăm sóc
và chia sẻ trong cuộc sống. Cũng có rất nhiều bộ phận sinh viên muốn sống thử để tự
khẳng định minh, khằng định chủ quyền của mình.
2.2. Nguyên nhân dấn đến việc sống thử
2.2.1. Sống thử để tiết kiệm hơn.


Đây là nguyên nhân mà những người trong cuộc hay ngồi cuộc đều cho là
quan trọng nhất. Xét về khía cạnh kinh tế thì đây là nguyên nhân rất hợp lý đối với
cuộc sống của sinh viên. Trong khi giá cả thị trường đang từng bước leo thang, giá
nhà, giá điện và các mặt hàng tiêu dùng ngày càng tăng mà có người cùng chia sẽ gánh
nặng về kinh tế thì đó là một việc hết sức hợp lý. Một số cặp đơi có ý trí và có định
hướng cho tương lai của mình một cách rõ rệt, họ có sự nhận thức đúng đắn về việc

sống thử. Đi học về thì cả hai người đều mệt mỏi và đói nhưng mỗi người cùng nấu ăn
thì sẽ nhanh hơn và vui vẻ hơn để khơng cịn cảm thấy mệt nhọc. Khi thời gian cho
cơng việc đã xong thì đó là lúc họ dành thời gian cho nhau để nuôi nắng tình cảm cho
nhau nhưng vẫn giữ khoảng cách để tạo sự vui vẻ cho cả hai người. Thường thì những
cặp đơi mà đã xác định được như vậy thì sau khi sống thử họ sẽ tiến đến hơn nhân và
có một cuộc sống hạnh phúc. Theo thống kê thì trong các đơi đã từng sống thử thì có
khoảng 15% các đội tiến đến mục tiêu cao hơn đó là hơn nhân.
Nhưng nhìn về thực tế thì đó có phải là nguyên nhân căn bản để các cặp đôi dọn
đến ở chung với nhau? Hẳn khổng phải là hồn tồn. Vì thay bằng lựa chọn sống với
người yêu thì các bạn nam sinh viên hồn tồn có thể tìm những bạn cùng giới với
minh để chia sẽ gánh nặng đó. Các đối uyên ương khi mới yêu nhau thì họ dành tất cả
thời gian cho người mình yêu, họ ở bên nhau cả ngày nhưng như thế thì vẫn chưa đủ.
Bởi vậy cái nguyên nhân sống thủ để tiết kiệm được hầu hết những người trong cuộc
đưa ra, nhưng thực chất thì đó khơng phải là ngun nhân mẫu chốt để họ dọn đến ở
với nhau. Vì vậy tại sao hầu hết các cặp đôi này lại cho đây là lý do chính? Một phần
họ vẫn cịn e ngại sự xăm soi của người đời, nói lý do đó có vẻ như được nhiều người
thông cảm cho họ. Thế nhưng đa số họ đã quả quen với cảnh này của sinh viên, có lẽ
khơng mấy ai cịn thấy đây là lý do chính đảng nữa. Như vậy nếu biết tận dụng đúng
mặt tích cực của lý do “sống thử để tiết kiệm" thì đây sẽ là một cơ hội để cho tất cả
sinh viên có thể bớt đi gánh nặng về kinh tế cho cá nhân họ, cho gia đình và cho xã
hội.
2.2.2. Sống thử vì cần có nhiều thời gian bên nhau
Trong muôn vàn những lý do mà các đôi tình nhân sống thử đưa ra thì đây có
thể là lý do quan trọng và thực tế nhất. Khi mới yêu nhau thì hầu hết mỗi người đều
cảm thấy hạnh phúc khi được ở bên người mình yêu, họ gần nhau ban ngày thôi là


chưa đủ, vì vậy mà đã dọn về ở với nhau để có thể ở với nhau cả về ban đêm mặc
những nhăn cản của bạn bè xung quanh, mặc sự soi xét của hàng xóm láng giềng... Do
xa nhà không chịu sự quản lý trực tiếp của bố mẹ và gia đình, phải hồn tồn quyết

định trong việc chi tiêu, sinh hoạt, chi phối thời gian... Thể nên nhiều sinh viên đã
không làm chủ được bản thân, cảm thấy thiếu thốn tình cảm và cần được quan tâm,
chăm sóc... Vì vậy đã vội vàng yêu và bắt đầu cuộc sống sinh viên bằng cách sống thử
để được quan tâm chăm sóc và chia sẽ trong cuộc sống. Cũng có rất nhiều các bộ phận
sinh viên muốn sống thử là để tự khẳng định mình, khẳng định tình cảm của mình và
coi đó như tiền đề để tiển đến hơn nhân.
2.2.3. Sống thử theo trào lưu
Hầu hết các đôi khi yêu nhau đều cho rằng càng sống gần nhau thì họ sẽ càng
hiểu nhau và yêu nhau hơn. Cũng chính vì lý do này mà các đối yêu nhau đã không
ngại dọn đến ở với nhau. Sống thử gần đây đã xuất hiện rất nhiều ở giới sinh viên và
công nhân. Sống thử được coi là một hay còn gọi là phong trào sống thử. Phân tích
nguyên nhân của lối sống mới mẻ này nhiều chuyên gia cho rằng đó là kết quả của sự
vận động xã hội, là xu hướng tất yếu của giới trẻ hiện đại, không cưỡng lại được. Phải
thừa nhận rằng, việc sống thử chỉ vì chạy theo trào lưu của các sinh viên như hiện nay
thì đó là một việc hết sức sai lầm trong suy nghĩ và rất đáng lo ngại. Chúng ta cần phải
nhận thức đúng đắn rằng việc sống thử chỉ mang lại hiệu quả tích cực khi chúng ta biết
khai thác nó một cách hợp lí.
2.3. Hệ quả mang lại
2.3.1. Tác động tích cực
Có nhiều thời gian bên nhau hơn
Khơng giành nhiều thời gian cho nhau cũng là một lí do các cặp đôi đi đến
quyết định rời xa nhau nhưng khi sống thử thì ta khơng cần lo lắng về vấn đề đó nữa,
gần như mỗi ngày đều có thể ở bên cạnh nhau và cũng tạo thêm một cảm giác yên tâm
về đối phương hơn.
Hiểu rõ nhau hơn
Những lần hẹn hò chỉ giúp ta hiểu một phần nhỏ của đối phương nhưng sống
thử thì ta có thể hiểu gần như tồn bộ về đối phương, từ thói quen sở thích, tính cách


và cũng cho ta biết họ có phải là đối tượng thích hợp để đi đến quyết định đính hơn

hay khơng.
Giảm bớt gánh nặng về tài chính và cơng việc nhà:
Thường các cặp đôi đi đến quyết định sống thử là các bạn sinh viên hoặc cơng
nhân có thu nhập thấp và có ít thời gian nên việc “về chung một nhà” để chia sẻ nhau
về vấn đề tài chính và giúp đỡ nhau việc nhà cũng là một cách vừa tiết kiệm tiền và
thời gian cho cả hai.
2.3.2. Tác động tiêu cực
Mất đi cuộc sống tự do và mối quan hệ với những người xung quanh
Một khi về chung nhà, chính là chấp nhận để cuộc sống cịn lại của mình cho
người kia kiểm sốt. Chúng ta sẽ dành phần lớn thời gian bên người yêu của mình,
thường xuyên bị theo dõi, quan sát, chính vì vậy mà chúng ta cũng đánh mất cuộc sống
tự do và những mối quan hệ bên ngồi vì khơng có nhiều thời gian cho chúng nữa.
Thay vì sau giờ học bạn cùng bạn bè mình tụ tập, ăn uống, nói chuyện, thư giãn thì
bạn lại tranh thủ về nhà chăm sóc người u hay sợ đối phương nghi ngờ, hỏi han.
Thường xuyên bị stress, căng thẳng
Vấn đề của một mình bạn đơi khi làm bạn cảm thấy mệt mỏi, áp lực thì nói gì
đến vấn đề của cả hai người, khơng chỉ lo cho bản thân mà còn phải lo cho thêm một
người nữa. Khơng những vậy, trong q trình chung sống, đặc biệt ở tuổi cịn nhỏ, các
bạn chưa đủ chín chắn trong suy nghĩ cũng như hành động, khi có bất đồng, tranh cãi
giữa hai người sẽ dễ gây ra những hành vi bồng bột.
Học hành sa sút
Một trong những hệ quả của việc sống thử chính là học hành sao nhãng, sa sút.
Chúng ta hãy thử tưởng tượng khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sau mỗi giờ học hay
tham gia các hoạt động tình nguyện, các cơ gái lại vội vàng về nhà lo bữa cơm cho cả
hai người, rồi lo toan nhiều thứ như cuộc sống vợ chồng từ tiền bạc, đến các công việc
nhỏ như nấu nướng, giặt giũ. Mười chín, hai mươi tuổi để có q nhiều nỗi lo và
những bận tâm trong cuộc sống gia đình, chưa kể những tranh cãi xảy ra giữa hai
người sẽ khiến chúng ta và đối phương cảm thấy buồn phiền, bực bội, khơng cịn tâm
trí hay động lực học hành, mất quá nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc cho đối



phương, và điều này sẽ dẫn tới những hệ lụy rất khó để tưởng tưởng sau này đối với
các bạn trẻ khi tuổi mới chỉ đôi mươi.
2.4. Giải pháp về thực trạng sống thử ở sinh viên hiện nay
2.4.1. Giải pháp và trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục con cái
Khi chúng ta sinh ra, môi trường đầu tiên mà chúng ta sẽ tiếp xúc đó chính là gia
đình. Bản chất của con người hình thành trước hết từ hoản cảnh sống của họ. Vì vậy,
ta thấy gia đình có vai trị rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của mỗi
người. Phải dạy cho trẻ biết đâu là đúng sai, đâu là những giá trị chuẩn mực cần có
chứ khơng phải giáo dục trẻ bằng cách bạo hành, mắng chửi hay đánh đập, luôn động
viên nhắc nhở con cái chọn lối sống lành mạnh hợp văn hóa. Khơng những gia đình
giáo dục mà tồn xã hội phải truyền đạt lại những kinh nghiệm, chuẩn mực, khuôn
mẫu phù hợp cho mỗi người. Vì vậy mà các bậc cha, mẹ không nên cho trẻ em xem
những thể loại phim tình cảm người lớn, khơng cho trẻ xem những đoạn phim có cảnh
“nóng” hay hơn nhau trên phim vì như vậy trẻ sẽ bị kích thích tị mị và tìm đến những
tranh ảnh, truyện, website khơng lành mạnh. Bên cạnh đó gia đình cũng là nơi mà mỗi
cá nhân tích lũy kinh nghiệm sống, định hướng các giá trị đạo đức. Vì vậy các bậc
cha, mẹ hãy làm gương cho trẻ, đồng thời không nên thân mật quá mức trước mặt trẻ
con.
Chính vì hiện nay, hiện tượng “sống thử’ ngày càng phổ biến mà kết quả nó
mang lại khơng mấy khả quan và hầu như để lại nhiều hậu quả xấu cho người trong
cuộc và toàn xã hội. Nên các bậc cha mẹ hãy chú ý hơn nữa trong việc giáo dục con
cái, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên, chia sẽ những kiến thức và tình cảm trong tuổi
mới lớn vì trong giai đoạn này tâm sinh lí các em có sự thay đổi rất lớn trong việc hình
thành nhân cách cá nhân.
2.4.2. Vai trị và trách nhiệm của nhà trường
Có thể nói trường học là một trong những môi trường xã hội rất quan trọng bên
cạnh gia đình. Nhà trường là nơi chủ yếu trong việc truyền thụ kiến thức và kĩ năng
sống cho sinh viên, những người chủ tương lai của đất nước. Giữa gia đình và nhà
trường phải phối hợp trong việc giáo dục sinh viên bởi ở nhà thì có cha mẹ, ra trường

sẽ có thầy cơ. Hầu như hiện nay, nước ta ít chú ý đến vấn đề giáo dục kĩ năng sống,
sức khỏe giới tính và tâm sinh lí cho học sinh, sinh viên mà chỉ chú ý dạy kiến thức


phổ thông, kiến thức nghề nghiệp. Bởi vấn đề chăm sóc sức khỏe giới tính và tâm sinh
lí được mọi người xem là vấn đề kín đáo, tế nhị, theo quan điểm Á Đông nếu đem ra
dạy cho sinh viên là điều khơng nên. Chính vì sự thiếu kinh nghiệm, sự tò mò của tuổi
mới lớn mà các bạn sinh viên tìm đến các trang mạng, sách, tiểu thuyết có nội dung
không lành mạnh. Để rồi dẫn tới những hậu quả khơng mong muốn. Vì vậy, ở các
trường Đại học cần tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép các
kiến thức mềm cho sinh viên. Bởi các sinh viên là nguồn lực, là tương lai của đất sau
này. Vì vậy nhà trường có vai trị quan trọng trong việc giúp sinh viên định hướng
được các giá trị sống tích cực phù hợp văn hóa Việt Nam trong thời hội nhập tồn cầu
hóa hiện nay.
Cịn đối với sinh viên Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật hiện nay thì chúng ta
cần tuyên truyền giáo dục sâu rộng hơn nữa trong sinh viên về hiện tượng “sống thử”
hiện nay. Bằng cách tuyên truyền nêu lên những yếu tố được và mất để từ đó cho sinh
viên thấy được rằng “sống thử” được nhiều hay mất nhiều, lợi ích hay tác hại khi
“sống thử”. Bên cạnh đó, cần tổ chức nhiều hội thảo, chuyên đề, các lớp tập huấn kĩ
năng sống, chăm sóc sức khỏe tâm sinh lí cho sinh viên, mở điểm phát bao cao su
miễn phí hay để bao cao su trong nhà vệ sinh cho sinh viên tự lấy sử dụng nếu họ mắc
cỡ không đến những điểm phát bao cao su miễn phí, để có thể phịng ngừa việc mang
thai ngồi ý muốn, đề phịng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Bên cạnh đó,
nên thành lập một trang web hay đồn Trường có thể mở thêm một chuyên mục riêng
đăng tải những câu chuyện, tình cảm đẹp hay những câu hỏi tư vấn chăm sóc sức
khỏe, tâm sinh lí lên website của Đồn Trường, để sinh viên có thể truy cập tham
khảo.
2.4.3. Vai trò và trách nhiệm của bản thân mỗi sinh viên
Khi đứng trước các vấn đề trong thực tế, ham muốn của bản thân và tính tị mị
trong cuộc sống chúng ta nên đưa ra những hướng giải quyết không phù hợp dẫn đến

những điều đáng tiếc xảy ra khi sống thử cùng nhau. Cần phải tự trang bị cho mình
những kỹ năng sống, cần nên học hỏi, tăng cường trau dồi kiến thức về tình u, về
hơn nhân gia đình. Dù là bạn nam hay nữ thì bạn cũng phải học cách tự bảo vệ mình.


PHẦN KẾT LUẬN
Sống thử nên hay không? Đây là một câu hỏi rất khó để có câu trả lời và nó phụ
thuộc vào cách suy nghĩ cách sống của mỗi người. Nó khơng có câu trả lời tuyệt đối
được vì sống thử là một vấn đề nhạy cảm. Nhưng có một thực tế mà ai cũng phải công
nhận là hậu quả của việc sống thử để lại là không thể lường trước được. Và nếu xem
qua các diễn đàn, các phương tiện truyền thơng như internet, báo, đài thì các ý kiến
khơng đồng tình là chiếm đa số.
Vậy các bạn trẻ trước khi quyết định sống thử hãy suy nghĩ thật kĩ. Tại sao
chúng ta không sống thật mà lại phải sống thử? Tại sao chúng ta phải mang cả cuộc
đời của mình ra thử, ra nháp? Hãy quyết định thật sáng suốt để sau này khi lập gia
đình chúng ta khơng phải hối hận, chứ đừng vì những nhu cầu về tình cảm, hay vì tiết
kiệm chi phí, hay là vì một lí do nào khác để biện minh cho hành động sống thử của
mình. Hãy sống sao để sau này khi nghĩ lại về quá khứ ta không phải hối hận khi nghĩ
về những việc mình đã làm trong quá khứ mà thấy hạnh phúc khi nghĩ về nó.


TÀI LIỆU THAM KHẢO



×