Tải bản đầy đủ (.ppt) (48 trang)

Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 48 trang )

Dạy học dựa trên
giải quyết vấn đề

Giáo dục vì sự phát triển


KHỞI ĐỘNG
 Thầy (Cơ) tổ chức thảo luận trong nhóm (trong thời gian 10 phút) để
trả lời và trình bày trước Hội thảo các câu hỏi:
1. Các hoạt động và chủ đề bồi dưỡng phương pháp dạy học cho
giáo viên các trường phổ thông trong một vài năm gần đây;
2. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học tại phổ thông và
nhấn mạnh những phương pháp (quan điểm) dạy học nào giáo
viên thường dùng và được coi là đổi mới phương pháp;
3. Những khó khăn gặp phải khi đổi mới phương pháp tại trường
phổ thông;
4. Những hiểu biết của thầy (cô) về dạy học dựa trên giải quyết
vấn đề và có những mong đợi, đề nghị gì trong Hội thảo.


CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

Khái niệm
Ưu điểm, hạn chế
Quy trình
Kỹ năng cần có
Lập kế hoạch
Thực hành
Kế hoạch nhân rộng



MỘT SỐ KHÁI NIỆM

VẤN ĐỀ

DẠY HỌC
NÊU VẤN ĐỀ

TÌNH HUỐNG

TÌNH HUỐNG
CĨ VẤN ĐỀ

DẠY HỌC
DỰA TRÊN
GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ


Khái niệm
1. Một số khái niệm cơ sở:
* Vấn đề:“Điều cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết”
“Câu hỏi hay một điều gì đó chứa đựng sự nghi ngờ, khơng chắc chắn,
khó khăn được đưa ra để thảo luận hay tìm kiếm giải pháp”
* Tình huống:“Sự diễn biến của tình hình (tổng thể những sự kiện, hiện
tượng có quan hệ với nhau, diễn ra trong một không gian, thời gian
nào đó, cho thấy một tình trạng hoặc xu thế phát triển của sự vật), về
mặt cần phải đối phó”
* Tình huống có vấn đề: “Là tình huống mà trong mối quan hệ với chủ
thể hành động, nảy sinh mâu thuẫn giữa một bên chủ thể có nhu cầu
giải quyết tình huống đó với một bên những tri thức, kỹ năng và

phương pháp hiện có của chủ thể chưa đủ để giải quyết.”


* 3 điều kiện của tình huống có vấn đề:
+ Các sự kiện trong tình huống phải tồn tại với tư cách là một
bài toán, tức là gồm 2 bộ phân: Các dữ kiện ( yếu tố đã
biết) và yêu cầu ( yếu tố phải tìm)
+ Tình huống phải có quan hệ với chủ thể hành động bao
gồm: chủ thể phải xuất hiện nhu cầu giải quyết tình huống,
các yếu tố dữ liệu và yêu cầu của tình huống phải là dữ liệu
và yêu cầu đối với chủ thể.
+ Tình huống phải tạo niềm tin và kích thích tính tích cực,
hứng thú giải quyết của chủ thể.


* Ba thành phần cấu thành tình huống có vấn đề:
+ Nhu cầu nhận thức và hành động của người học.
+ Yêu cầu tìm kiếm những tri thức, phương thức hành động mà người
học chưa biết.
+ Vốn tri thức và kinh nghiệm của người chứa đựng khả năng giải
quyết tình huống đặt ra.


* Dạy học nêu vấn đề: là phương pháp dạy học trong đó học sinh tham gia
một cách có hệ thống vào quá trình giải quyết các vấn đề và các bài
tốn có vấn đầ được xây dựng theo học liệu trong chương trình.


KHÁI NIỆM
 Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học theo định

hướng lấy học sinh làm trung tâm. Trong đó học sinh học về các chủ đề
thơng qua các vấn đề có trong thực tiễn và liên quan tới nội dung môn
học. Làm việc theo nhóm, học sinh xác định những điều đã biết, những
điều cần biết, và làm thế nào để có được những thông tin cần biết trong
việc giải quyết vấn đề. (Answers.com)
 Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là dạy học dựa trên các vấn đề thực
tiễn có liên quan đến người học và liên quan đến nội dung học tập đã
được quy định trong “chuẩn kiến thức, kỹ năng”. Trên cơ sở đó, người
học tự chiếm lĩnh tri thức và phát triển các năng lực như lập kế hoạch,
tự định hướng học tập, hợp tác, các kỹ năng tư duy bậc cao, kỹ năng
sống. (PGS.TS Nguyễn Văn Khôi)


2. Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề:
a. Đặc điểm của dạy học dựa trên giải quyết vấn đề:
- Sử dụng những vấn đề thực tiễn, phù hợp và nằm trong bối cảnh cụ
thể. Vấn đề là bối cảnh trung tâm của hoạt động dạy và học. Người
học có thể tiếp cận với vấn đề ngay ở giai đoạn đầu của bài
học/chương trình học.
- Các vấn đề có thể có nhiều giải pháp khác nhau. Khi các thơng tin
mới được thu thập và trong quá trình lặp đi lặp lại, nhận thức về vấn
đề sẽ được thay đổi và do đó giải pháp cũng thay đổi.
- Phương pháp giảng dạy tập trung vào người học và hoạt động nhóm
kết hợp với các cá nhân, giáo viên đóng vai trị tổ chức điều khiển hỗ
trợ người học.


b. Tại sao cần nghiên cứu vận dụng DHDT GQVĐ?



DẠY HỌC DỰA TRÊN GQVĐ

Khởi
đầu

THỰC TIỄN
TÌM HIỂU
G.Q

NỘI DUNG MƠN HỌC
HAY LIÊN MÔN

VẤN ĐỀ
Kh
đầ ởi
u

Vận
dụng

KK


GIÁ TRỊ CỦA PBL
 Thuộc nhóm phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm
 Gắn nội dung môn học với thực tiễn
 Kích thích hứng thú học tập của học sinh
 Rèn luyện khả năng tự định hướng, tự học cho học sinh
 Phát triển tư duy phê phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định
 Thúc đẩy làm việc hợp tác, phát triển kỹ năng sống



CÁC KĨ NĂNG CẦN THIẾT TRONG DH
DTGQVĐ
1.

Các mức độ thể hiện của vấn đề:

a.

Mức độ 1: Bài tập vận dụng
Thường là bài tập vận dụng cuối bài hoặc chương và được trình
bày ngay trong SGK và sách BT. Ở mức độ này, vấn đề sẽ phát triển
kĩ năng tư duy của HS ở mức độ biết và hiểu. Vấn đề được giới hạn
trong khn khổ chương trình học tập chủ yếu dựa vào SGK và điều
đã biết đối với HS.


CÁC KĨ NĂNG CẦN THIẾT TRONG DH
DTGQVĐ
b. Mức độ 2: Câu chuyện thực tế dựa trên bài tập.
Là sự chuyển hóa các bài tập vận dụng ở mức độ 1 thành các tình
huống trong thực tế và được thể hiện thông qua câu chuyện. Mức độ
này giúp phát triển kĩ năng hiểu và vận dụng cho HS. Đơi khi địi hỏi
HS cần ra quyết định trong tình huống thể hiện vấn đề. Mức độ này có
ưu điểm là có sự liên quan của tình huống với thực tiễn đời sống của
HS.


CÁC KĨ NĂNG CẦN THIẾT TRONG DH

DTGQVĐ
c. Mức độ 3: Tình huống thực tế:
Đây là mức độ cao nhất của vấn đề và là mục tiêu hướng tới khi sử
dụng DHDTGQVĐ. Ở mức độ này, trong quá trình tìm hiểu, giải quyết
vấn đề, Hs sẽ phải phát triển các kĩ năng tư duy bậc cao như phân tích,
tổng hợp, so sánh thông qua các hoạt động khám phá, nghiên cứu và
GQVĐ.
Đó là những tình huống trong thực tế, chứa đựng những nội dung
kiến thức trong chương trình học tập mà các em chưa biết. Muốn giải
quyết được cần phải tự định hướng và chiếm lĩnh tri thức cần thiết
không chỉ trong 1 mơn học mà có thể trong nhiều mơn, khơng chỉ
trong lý thuyết mà cịn trong thực tiễn.


TRẢI NGHIỆM 1

Nam đi mua bánh Pizza nhân ngày sinh nhật em trai, cửa hàng có 2
loại bánh: bánh nhỏ đường kính 10cm giá 20 ngàn đồng; bánh to
đường kính 20cm giá 75 ngàn đồng. Nam băn khoăn, mua loại nào sẽ
rẻ hơn.


TRẢI NGHIỆM 2

Miền bắc Việt Nam có mùa Đơng lạnh; mùa Hè Nóng. Tại sao?


TRẢI NGHIỆM 2
 Thầy (Cô) dạy Vật lý hoặc Địa lý đóng vai là chuyên gia


 Những dữ kiện đã biết;
 Các câu hỏi các nhóm đặt ra với chuyên gia về những điều
cần biết đề giải quyết vấn đề;
 Tham khảo thêm thơng tin cung cấp cho các nhóm;
 Các dự đoán (giả thuyết) cho vấn đề;
 Kết luận khi giải quyết vấn đề (KT mới thu được là gì);
 Nó nằm ở đâu trong chương trình học tập.


VÍ DỤ VỀ 3 MỨC ĐỘ CỦA VẤN ĐỀ
Bài TỰ CHỦ, môn GDCD lớp 9
Nội dung kiến thức của bài này:
1.Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ
được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hồn
cảnh, tình huống, ln có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều
chỉnh hành vi của mình.
2.Tự chủ là một đức tính quý giá, giúp con người sống đúng đắn, cư
xử có đạo đức, có văn hóa. Tự chủ giúp ta vượt qua mọi khó khăn
thử thách, cám dỗ.
3.Cần rèn luyện tính tự chủ: tập suy nghĩ kĩ trước khi hành động.
Sau đó phải tự kiểm điểm xem những hành động của mình là đúng
hay sai.


VÍ DỤ VỀ 3 MỨC ĐỘ CỦA VẤN ĐỀ

Mức độ 1:
Khi bị kẻ khác rủ rê, lôi kéo làm việc xấu hoặc vi phạm
pháp luật, em có theo họ khơng? Vì sao?
Mức độ 2:

Câu chuyên tình huống:
Chủ nhật, Hằng được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa
hiệu có nhiều quần áo mới đúng mốt, bộ nào Hằng cũng thích.
Cơ bé đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ rất bực mình.
Buổi đi chơi mất vui.
Theo em, vì sao vậy?


Mức độ 3:
Câu chuyện tình huống:
Nam là con út trong một gia đình nhà khá giả và được bố
mẹ cưng chiều. Những năm đầu của cấp THCS, Nam là học sinh
ngoan, học tốt nhưng đến đầu năm học lớp 9, Nam bị bạn bè xấu
rủ rê bỏ học đi chơi game, hút thuốc lá. Có lúc Nam cùng bạn
uống bia, đua xe máy trên đường phố. Đến cuối năm học, do bỏ
học nhiều ngày và có học lực kém, Nam đã không được xét TN
THCS. Đang lúc buồn chán, tuyệt vọng, có người đến rủ Nam đi
hút thử cần sa để quên sự đời. Nam nghe theo và cứ thế, một lần,
hai lần…Nam đã bị nghiện. Để có tiền hút, chích, Nam tham gia
vào một vụ trấn lột người đi đường và bị bắt.
Theo em, Nam đã sai ở những điểm nào? Vì sao Nam làm
sai như vậy? Nếu em là thành viên của một tổ chức xã hội, em sẽ
nói với Nam những gì để bạn ấy ăn năn hối cải?


Phương
Pháp
Xác
Định
Vấn

Đề


CÁC KĨ NĂNG CẦN THIẾT TRONG DH
DTGQVĐ
2. Kĩ năng giải quyết vấn đề:
* Các bước giải quyết vấn đề:

Phân tích
vấn đề

Lựa chọn
giải pháp

Thực thi
giải pháp

Đánh giá
giải pháp


a, Phân tích vấn đề:
* Mục đích: Hiểu bản chất vấn đề và tìm ra phương hướng, giải pháp giải
quyết vấn đề.
* Nội dung: Dựa trên những dữ liệu đã biết của vấn đề để:
- Tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Nguyên nhân được chia ra làm 2 loại:
nguyên nhân bên ngồi và ngun nhân bên trong.
- Tìm hiểu về các hậu quả và tác hại của vấn đề.
* Kĩ năng cần thiết:
- Kĩ năng sử dụng bản đồ tư duy;

- Kĩ năng nhận biết những dữ kiện/kiến thức/ giả thiết đã biết và kết
luận/ câu hỏi cần phải giải đáp;
- Kĩ năng tư duy hệ thống;
- Kĩ năng sử dụng công cụ hỗ trợ: Bản đồ tư duy, Cây vấn đề.


×