Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

thực trạng xuất khẩu tôm ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.21 KB, 41 trang )

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN XUẤT KHẨU TÔM VIỆT NAM
I KHÁI NIỆM, VAI TRÒ XUẤT KHẨU TÔM VIỆT NAM
1. khái niệm xuất khẩu tôm
Có thể nói rằng có rất nhiều định nghĩa về xuất khẩu, nhưng trong đó có
thể có một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi:” xuất khẩu là việc bán hàng
hoá và dịch vụ ra nước ngoài”
Xuất khẩu là việc trao đổi, buôn bán ngoại thương hàng hoá, dịch vụ
với nước ngoài. Khi nói đến xuất khẩu thì chúng ta phải biết đó là hoạt động
buôn bán mà người mua là người nước ngoài và bán ra ngoài lãnh thổ quốc
gia của người bán. Trong lĩnh vực xuất khẩu thì thị trường xuất khẩu là thị
trường ngoài nề. việc buôn bán và trao đổi hàng hoá, dịch vụ được thực hiện
qua đường biên giới giữa các chuyên gia và dùng ngoại tệ làm phương tiện
trao đổi
Từ khái niệm xuất khẩu trên ta có thể thấy: xuất khẩu tôm là việc xuất
khẩu mà mặt hàng được xuất khẩu ở đây là tôm. Nghĩa là xuất khẩu tôm ở
đây là việc trao đổi buôn bán tôm ra nước ngoài, người mua tôm là người
nước ngoài.
Vậy hàng hoá xuất khẩu được hiểu gắn với khái niệm thương mại hàng
hoá theo quy ước của Liên Hợp Quốc và WTO là những sản phẩm hàng hoá
hữu hình hoặc gia công tại các cơ sở sản xuất, khu chế biến với mục đích tiêu
thụ tại thị trường nước ngoài đi qua Hải Quan.
Hàng hoá xuất khẩu khác biệt với hàng hoá tiên dùng trong nước.
Những hàng hoá xuất khẩu phải đáp ứng được yêu cầu của nhiều người tiêu
dùng và chất lượng hàng hoá phải đáp ứng các thông số kỹ thuật , môi
trường và có tính cạnh tranh cao.
Cùng với chiến lược hội nhập và phát triển, thương mại quốc tế là một
bộ phận quan trọng gắn liền với tiến trình hội nhập và có vai trò quyết định
1
đến lợi thế của một quốc gia trên thị trướng quốc tế và thế giới. Vì vậy việc
đẩy mạnh giao lưu thương mại quốc tế nói chung và thúc đẩy xuất khẩu hàng
hoá, dịch vụ nói riêng là mục tiêu phát triển kinh tế háng đầu của các quốc


gia. Vì vậy có thể nói thúc đẩy xuất khẩu háng hoá, dịch vụ là một động lực
của sự pahs triển kinh tế
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng được lợi thế so sánh
của mình. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu công nghệ, máy
móc và những nguồn vật liệu cần thiết phục vụ cho sự nghiệp CNH – HDH.
Xuất khẩu đóng góp vào chuyển động cơ cấu kinh tế, thúc đấy sản xuất sản
phẩm. Xuất khẩu có tác dụng tích cực đến việc giải quyết công việc làm và
cải thiện đời sống nhân dân. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các
quan hệ kinh tế đối ngoại tăng cường địa vị kinh tế của mỗi quốc gia trên thị
trường thế giới.
2.Vai trò xuất khẩu thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân
Ngành thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc
gia, ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh so với các ngành
kinh tế khác, đóng góp của ngành thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục
tăng từ 2,9%( năm 95) 3,93% vào năm 2003 và 4,35% năm 2006 trong nhiều
năm qua, ngành thuỷ sản nước ta đã từng bước phát triển và có đóng góp quan
trọng vào hoạt động xuất khẩu của đất nước. Năm 1980, sản lượng thuỷ sản
có thể đạt 588,66 ngàn tấn, trong đó xuất khẩu 2,72 ngàn tấn, đạt giá trị kim
ngạch 11,3 triệu USD. Đến năm 2001 các con số giá trị đạt: sản lượng là
226,9 ngàn tấn( tăng gần 4 lần) xuất khẩu 358,833 ngàn tấn (tăng l32 lần) đạt
giá trị kim ngạch là 1760 triệu USD tăng( 155 lần) năm 2003 mặc dù ngành
thuỷ sản nước ta phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của thị trướng thế
giới, nhiều rào cản thương mại của một số nước, nhưng giá trị kim ngạch của
thuỷ sản vẫn đạt 2,3 tỷ USD( bằng 1,3 lần so với năm 2000) và đến năm 2006
giá trị kim ngạch là 3,3 tỷ USD
2
Việt Nam đứng thứ 10 thế giới về xuất khẩu thuỷ sản và được coi là
nước có tốc đọ tăng trưởng thuỷ sản nhanh nhất. Xuất khẩu thuỷ sản của
Vieeetn Nam thời kỳ 1992-2003 có tốc đọ tăng trưởng trung bình đén 2001-
2005 la 10,5%. Riêng giá trị xuất khẩu thuỷ sản năm 2005 đã là 2,73 tỷ usd.

Chất lượng không ngừng được nâng lên và ngày càng có uy tín trên thị trường
thế giới.
Ngành thuỷ sản có nhiều tiến bộ đáng kể về ngắn kết giữa yêu cầu của
thị trường ngoài nước với thực tiễn sản xuất kinh doanh chế biến nuôi trồng,
khai thác với phát triển cơ sở hậu cần dịch vụ, gắn kết giũa khâu chế biến xuất
khẩu với yêu cầu vệ sinh trong nuôi trồng, bảo quản và khai thác sản phẩm,
gắn kết giữa khâu chế biến xuất khẩu với chế biến phục vụ nhu cầu nội địa.
Hiện nay xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã xuất khẩu tới 45 nước và vùng lãnh
thổ trên thế giới, Mỹ, Nhật, EU vì vậy cần tiếp tục mở rộng và chủ động về
sản lượng, an toàn về vệ sinh và chất lượng sản phẩm một cách chặt chẽ và
toàn diện là đòi hỏi bắt buộc của phát triển bền vững ngành thuỷ sản trong
những năm tới
3
Nhìn lại chặng đường hơn 45 năm qua, kể từ ngày thành lập, thủy sản
từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ bé, nghèo và lạc hậu, nay đã phát triển trở thành
một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước có tốc độ tăng trưởng
cao, có tỷ trọng GDP ngày càng lớn, có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế
quốc dân. Trong những năm 60 của thế kỷ trước tổng sản lượng thủy sản ở
miền bắc chỉ đạt trên dưới 200.000 tấn (trong đó cả khai thác hải sản và nuôi
trồng thủy sản đều xấp xỉ 100.000 tấn), đến năm 1976 - năm đầu thống nhất
đất nước, tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 840.000 tấn (trong đó khai thác
hải sản 670.000 tấn, nuôi trồng thủy sản 170.000 tấn), kim ngạch xuất khẩu
thủy sản năm 1980 chỉ đạt khoảng 11 triệu rúp-đô la. Ðến nay, tổng sản lượng
thủy sản đã đạt 3,3 triệu tấn (khai thác hải sản 1,750 triệu tấn, khai thác nội
địa 190.000 tấn, nuôi trồng thủy sản 1,360 triệu tấn) và kim ngạch xuất khẩu
thủy sản đã vượt 2,5 tỷ USD, thủy sản đã chiếm 21% GDP nông - lâm - ngư
nghiệp và hơn 4% GDP trong nền kinh tế quốc dân.
Vai trò của ngành thuỷ sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại
quốc tếTừ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về
mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế

giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước
và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng
ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ.
Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ
sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ,
Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường
xuyên của ngành. Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị
trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá
trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ.
Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của
ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiều
4
bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng
hơn vào khu vực và thế giới.
Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho
người dân. Năm 2001, mức tiêu thụ trung bình mặt hàng thuỷ sản của mỗi
người dân Việt Nam là 19,4 kg, cao hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm
thịt lợn (17,1 kg/người) và thịt gia cầm (3,9 kg/người). Cũng giống như một
số nước châu Á khác, thu nhập tăng đã khiến người dân có xu hướng chuyển
Vai trò của ngành thuỷ sản trong an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm,
xoá đói giảm nghèo:
Hàng tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng thuỷ sản. Có thể nói ngành thuỷ sản
có đóng góp không nhỏ trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt
việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các
công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả
nước.
Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người (năm
1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 (kể cả lao động thời vụ), như vậy,
mỗi năm tăng thêm hơn 100 nghìn người. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động

thường xuyên của ngành thuỷ sản là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân
của cả nước (2%/năm).
Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thuỷ
sản chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút mọi lực
lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp
xoá đói giảm nghèo. Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm,
tiêu thụ sản phẩm… chủ yếu do lao động nữ thực hiện, đã tạo ra thu nhập
đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông
thôn, miền núi. Riêng trong các hoạt động bán lẻ thuỷ sản, nữ giới chiếm tỉ lệ
lên đến 90%.
5
Sau một phần tư thế kỷ hoạt động trong cơ chế thị trường, ngành thủy
sản đã từng bước trưởng thành. Ðáng chú ý là, sau khi chính sách đổi mới của
Ðảng được thực hiện trong cả nước, từ 1986, thị trường xuất khẩu thủy sản
được mở rộng và tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Sự mở rộng thị trường đã
kích thích sản xuất phát triển. Có thể nói, thị trường xuất khẩu thủy sản đã mở
đường, hướng dẫn cho quá trình chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu nghề trong khai
thác hải sản trên biển. Trong các năm từ 1981 trở lại đây, các nghề sản xuất
trên biển đã hướng theo các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Cơ cấu sản phẩm
khai thác phục vụ xuất khẩu đã liên tục tăng từ khoảng 5% trong những năm
trước đây lên 30 - 35% trong thời gian gần đây
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2006
theo giá so sánh 1994
Thực hiện (Tỷ đồng) Năm 2006 so
với
năm 2005
(%)
Năm 2005
Ước tính năm
2006

TỔNG SỐ 182156.2 190120.5 104.4
Nông nghiệp 137112.0 142014.8 103.6
Trồng trọt 107897.6 110821.9 102.7
Chăn nuôi 26107.7 28002.3 107.3
Dịch vụ 3106.7 3190.6 102.7
Lâm nghiệp 6317.3 6394.5 101.2
Thủy sản 38726.9 41711.2 107.7
Nuôi trồng 22904.9 25872.7 113.0
Khai thác 15822.0 15838.5 100.1
6
3. Vai trò xuất khẩu tôm trong ngành xuất khẩu thuỷ sản
Hiện nay ngành thuỷ sản của Việt Nam ngày càng ưa chuộm ở nhiều
nước và khu vực, năm 1997 đã xuất khẩu sang 46 nước và vùng lãnh thổ trên
thế giới, năm 1998 là 50 nước và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ
sản vào các thị trường lớn cũng tăng. Ví dụ vào EU tăng 24,24% vào Mỹ tăng
104,25% so với cùng kì năm 1997. Đưa tỷ trọng hàng xuất khẩu vào EU, Mỹ
chiếm 20,21% tổng kim ngạch xuất khẩu đang quan tâm trong cơ cấu hàng
thuỷ sản xuất khẩu, nhóm sản phẩm tôm vẫn là mặt hàng chủ lực chiếm tỷ lệ
ngày càng cao trong đó tôm nuôi. Năm 1997 tỷ lệ tôm chiếm 62% về khối
lượng và 68% giá trị kim ngạch xuất khẩu các cá thể khác như Nhuyễn Thể,
cá Song, cá Hồng, cá Basa, cá Quả cũng là những sản phẩm xuất khẩu lớn
nhưng vẫn đứng sau tôm. Dự kiến dưới góc độ biến động về giá hàng thuỷ
sản trên thế giới cho thấy giá tôm tiếp tục tăng đến năm 2010.Tôm là mặt
hàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của
mặt hàng tôm hàng tôm đong lạnh đang chiếm vị trí cao trong tổng giá trị
xuất khẩu thuỷ sản. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu có nhiều thay đổi trong thời
gian hơn 2 thập kỷ qua. Tỷ trọng trong tổng khối lượng mặt hàng xuất khẩu
mặt hàng tôm vẫn duy trì dược vị trí hàng đầu song đã giảm dần do các mặt
hàng khác tăng nhanh hơn.
BẢNG SỐ LIỆU TÔM XUẤT KHẨU 2004-2006

7
04 05 06
Khối
lượng
Giá trị
1000
USD
Khối
lượng
Giá trị
1000
USD
Khối
lượng
Giá trị
1000
USD
+EU:
-Sú đông
lạnh
-Tôm
biển
đông
lanh
-Tôm
hùm, mũ
ni đông
lạnh
2 896.0
12611.0

024
28 118.9
58 465.0
6,2
11
183.4
6328.1
43 176.8
22 594.8
13738.8
58 730.1
84 399.3
58 730.1
+Nhật
Bản
-Sú đông
lạnh
-Tôm
biển
đông
lanh
-Tôm
hùm, mũ
ni đông
lạnh
18.
666.6
50 504.9
103
400.3

372
205.7
13
245.2
70
954.4
6 651.5
15 554.1
70 592.5
85.7
274 543.9
501 996.7
214.7
8
+Mỹ
-Sú đông
lạnh
-Tôm
biển
đông
lanh
-Tôm
hùm, mũ
ni đông
lạnh
28 115.8
30 166.5
230
431.2
346

440.2
38
985.1
51
767.7
90.7
400 994.7
510 343.5
1044.3
38 462.8
64 .8
366
716.3
660
058.7
9
4.những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm Việt Nam
4.1 Nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan bao gồm toàn bộ những nhân tố bên ngoài doanh
nghiệp nhưng có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động kinh doanh
xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp bao gồm:
4.1.1 Nhân tố thị trường
Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối đến toàn bộ hoạt động
xuất khẩu tôm của doanh nghiệp xét trên một số yếu tố cơ bản sau:
Nhu cầu của thị trường về tôm: Tôm là một trong những mặt hàng chất
lượng cao của cuộc sống, cũng như các loại mặt hàng khác nó cũng phụ thuộc
vào thu nhập, cơ cấu dân cư, thị hiếu khi thu nhập cao thì nhu cầu về tôm
tăng
Thị trường xuất khẩu thuỷ sản đã là động luwc, kích thích sự phát triển
nuôi trồng thuỷ sản, nuôi trồng va xuất khẩu thuỷ sản trở thành hướng đi chủ

yếu cho sự chuyển đổi các vùng diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả
thành những vùng sản xuất nguyên liệu lớn cho chế biến thuỷ sản xuất
khẩu.Định hướng đúng đắn có tính chiến lược đó được khẳng định bằng nghị
quyết của chính phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.từ kết quả đó, năm 2000 xuất
khẩu thuỷ sản vượt một tỷ USD, năm 2002 vượt hai tỷ USD, và năm 2005,
năm 2005, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nghành thuỷ sản đã hoàn thành
xuất sắc chỉ tiêu kế hoạch của nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ 9 của
đảng:kim nghcahj xuất khẩu đạt và vượt 2,5 tỷ USD
10
Cung tôm xuất khẩu trên thị trường là một nhân tố quan trọng trong
xuất khẩu. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cần phải tìm hiểu kỹ về khả
năng xuất khẩu của mình cũng như khả năng của các đối thủ cạnh tranh. Trên
thị trường thế giới sản phẩm tôm rất đa dạng và phong phú, cầu về tôm xuất
khẩu có giảm ít so với mức giá do đó nếu lượng cung tăng quá nhiều có thể
dẫn tới dư cung điều đó bất lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu
Giá cả là một yếu tố quan trọng là thước đo sự cân bằng cung cầu trong
nền kinh tế thị trường. Cầu về tôm xuất khẩu biến động lớn ảnh hưởng của
cầu làm tăng giá nông sản. Sự câm bằng cung cầu trong nền kinh tế thị
trường, tôm xuất khẩu có biến động lớn. Ảnh hưởng của cầu làm tăng giá
nông sản. Sự tăng của cầu tôm xuất khẩu dẫn đến sự tăng năng lực sản xuất
tôm xuất khẩu. Nếu cầu vượt quá khả năng sản xuất thì sẽ làm cho giá tăng
liên tục.
4.1.2 Nhân tố sản xuất
Các nhân tố sản xuất gồm: điều kiện sản xuất, điều kiện khí hậu, thời
tiết Nếu các điều kiện này thuận lợi hoạt động kinh doanh xuất khẩu sẽ đạt
hiệu quả cao, còn nếu điều kiện sản xuất khó khăn, thời tiết xấu sẽ lám ảnh
hưởng đến công tác sản xuất, chế biến, bảo quản và vận chuyển gặp nhiều khó
khăn như hàng hoá chất lượng không đảm bảo, năng suất không cao, sản xuất
chậm dẫn đến kém hiệu quả. Vì vậy điều kiện sản xuất, điều kiện tự nhiên

cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh xuất khẩu tôm.
4.1.3 Nhân tố giá thành sản xuất
11
Đây là một trong những yếu tố quyết định đến giá carcuar tôm xuất
khẩu. Bao gồm các yếu tố cấu thành như nguyên liệu sản xuất, tư liệu sản
xuất, chi phí sản xuất, bảo quản chế biến, chi phí lưu thông Khi chi phí về
các yếu tố tăng lên thì kéo theo giá thành sản xuất tăng lên chi phí sản xuất
tăng lên và giá thành sản phẩm cũng tăng lên. Tuy nhiên trên thực tế thì giá
các yếu tố đầu vào tăng lên có ảnh hưởng lớn tới giá cả. Tôm xuất khẩu là mặt
hàng chất lượng cao nên ít được nhà nước trợ giá đầu vaò như trợ giá về
nguyên liệu, thức ăn
4.1.4 Nhân tố giá cả
Giá sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh đặc biệt
là hoạt động kinh doanh xuất khẩu, giá sản phẩm quyết định đến kết quả hoạt
động kinh doanh, đến quy mô sản xuất của doanh nghiệp và quyết định đến sự
tồn tại của doanh nghiệp. Trên thị trường giá sản phẩm được quyết định bởi
cung - cầu. Vì vậy với tôm xuất khẩu khi cung tôm tăng làm giá giảm và
ngược lại cung giảm thì giá tăng. Cầu tôm xuất khẩu tức thị trường mà có
nhu cầu về tôm lớn sẽ làm giá tăng lên nhưng khi cung tăng lên làm giá giảm
và khi đó giá nông sản sẽ là giá cung - cầu cân bằng thị trường.
12
4.2 Nhân tố chủ quan
4.3 Khả năng về vốn trong xuất khẩu
Vốn là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản
xuất kinh doanh nó quyết định đến quy mô và năng lực sản xuất của doanh
nghiệp. Vốn sản xuất vận động không ngừng từ phạm vi sản xuất sang phạm
vi lưu thông và trở về sản xuất. Hình thức của vốn sản xuất cũng thay đối từ
hình thức tiền teek sang hình thức tư liệu sản xuất và tiền lương cho nhân
công đến sản phẩm hàng hoá và trở lại hình thức tiền tệ. Vốn kinh doanh gồm
vốn cố định và vốn lưu động thiếu vốn sẽ gây trở ngại cho sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc đảm bảo đầy đủ vốn cho kinh
doanh rất là quan trọng giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp được liên tục và đạt hiệu quả cao, một số hình thức huy động vốn như:
tự huy động trong doanh nghiệp, đi vay, xin hỗ trợ nhà nước Từ nguồn vốn
các doanh nghiệp sản xuất tôm tiếp cận được với khoa học công nghệ. Lực
lượng khoa học công nghệ đã có đóng góp to lớn. Từ những năm đầu của thập
kỷ 80 cùa thế kỷ trước, công nghệ sinh sản tôm sú nhân tạo đã đượ du nhập
và phát triển thành công ở miền trung, và sau đó nhân ra cả nước, tạo tiền đề
cho nghề nuôi tôm phát triển, là cơ sở để có được nguồn nguyên liệu chủ yếu
cho chế biến, xuất khẩu thuỷ sản. Gía trị tôm xuất khẩu đến nay chiếm hơn
50% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Đồng thời việc làm chủ công nghệ
sinh sản nhân tạo tôm sú, các nhà khoa học thuỷ sản đã nghiên cứu cho đẻ
thành công nhiều giồng, loài tôm quý hiếm, như tôm càng, tôm he, tôm chân
trắng, tôm rảo Những thành tựu khoa học này là nền tảng để phát triển các
sản phẩm xuất khẩu.
4.2.1 Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu
13
Con ngưòi là nguồn lực sản xuất rất quan trọng đối với bất kì một hoạt
đông sản xuất kinh doanh nào đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh xuất
khẩu.Nhìn lại chặng đường đã qua trải qua bao khó khăn, thách thức, trong
những lúc căm go nhất càng nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí nòng cốt của
đội ngũ doanh nhân trên thương trường. Cùng với hơn 4 triệu lao động nghề
cá trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, đội ngũ doanh nhân nghành thuỷ
sản thật sự lớn mạnh, trở thành lực lượng nòng cốt, tiên phong trong những
thời điểm khó khăn nhất. Điều đó cho thấy con người là yếu tố quyết định đến
sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp không có yếu tố này thì không có sự tốn tại
của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực trong sản xuất kinh doanh xuất khẩu là
tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu
bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động, về số lượng bao gồm
cán bộ quản lý trong doanh nghiệp và công nhân trực tiếp sản xuất tại các nhà

máy, về chất lượng gồm thể lực và trí lực của người lao động, cụ thể là trình
độ, sức khoẻ, nhận thức, văn hoá, nghiệp vụ và tay nghề của người lao động.
Việc đảm bảo đội ngũ cán bộ nhân viên chất lượng có chuyên môn có ý nghĩa
rất lớn với hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Một đội ngũ cán
bộ nhân viên vững vàng về chuyên môn, có kinh nghiệm trong quản lý, và
buôn bán quốc tế, có khả năng ứng phó linh hoạt trước những biến động của
thị trường giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao. Như
vậy khả năng đội ngũ cán bộ nhân viên có tính chất quyết định đến hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả
thì nhất thiết đào tạo, tuyển chọn đội ngũ cán bộ thực sự có năng lực đồng
thời chú trọng tới công tác quản lý nhằm đào tạo cho nguồn lao động làm việc
hiệu quả.
4.2.2 Uy tín của công ty
14
Trong kinh doanh xuất khẩu uy tín có vị trí đặc biệt quan trọng đối với
mỗi công ty kinh doanh xuất khẩu nào vì trên thị trường thế giới công ty,
doanh nghiệp có rất nhiều đối thủ cạnh tranh giành giật từng thị trường một.
Công ty, doanh nghiệp naofcos uy tín cao sẽ được khách hàng tin cậy và lựa
chọn. Uy tín của công ty không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong tiêu thụ sản
phẩm mà còn trong mọi hoạt động của công ty. Uy tín của công ty được đo
bằng những lá phiếu bình chọn của khách hàng dành cho sản phẩm của công
ty bằng vị trí của công ty trên thị trường. Tất cả các yếu tố trên phụ thuộc vào
vào các yếu tố cơ bản như: chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm Nhiều
thương hiệu đã được xây dựng và được khẳng định của mình trên thị trường
như:Seaprodex, Minh Phú, Kim Anh, Saota(fimex), Phú Cường, Camimex,
Cafatex, Angifish, Vĩnh Hoàn, Sea Minh Hải, Sea Sài Gòn, Seasoimex, Sea
Đà Nẵng, Sea Hà Nội Đến nay cả nước đã có 439 nhà máy chế biến thuỷ sản
xuất khẩu, trong đó có 171 doanh nghiệp được xếp vào danh sách 1 xuất khẩu
vao EU. 300 doanh nghiệp áp dụng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm
theo HACCP, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Mỹ, 222

doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vao Hàn Quốc, 295 doanh nghiệp đạt
tiêu chuẩn xuất khẩu vao Trung Quốc Những con số đó cho thấy sự trưởng
thành của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
đã đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đã đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn
chất lượng sản phẩm khắt khe nhất của thị trường quốc tế. Như vậy ta có thể
khẳng định rằng uy tín của công ty, doanh ngiệp là nhân tố quyết định khả
năng cạnh tranh, vị thế tôm xuất khẩu trên thị trương xuất khẩu.
4.2.4 tác động của hội nhập WTO với xuất khẩu tôm Việt Nam
WTO là tổ chức thương mại thế giới, được thành lập năm 1995, là một
tổ chức kinh tế nhiều bên có quy tắc kinh tế thương mại quốc tế chuẩn mực
hiện nay, đã phát huy tác dụng quan trọng của việc mở rộng thương mại quốc
tế, giải quết tranh chấp thương mại quốc tế thu hut đông đảo các nước phát
15
triển tham gia thương mại nhiều bên thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới. Ra
nhập WTO tạo ra những cơ hội và thách thức cho xuất khẩu tôm Việt Nam.
Những cơ hội: Hoàn thiện thể chế thị trường, cải thiện môi trường kinh
doanh, thúc đẩy cạnh tranh. Phát triển doanh nghiệp tao việc làm tăng thu
nhập. Tác dụng to lớn không thể không nhắc đến đó là thu hút được nguồn
vốn đầu tư nước ngoài, và mở cửa thị trường các nước, chính điều này giúp
cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm mở rộng và thâm nhập thị trường trên
thế giới, từ đó tạo vị thế mới trong tham gia các vòng đàm phàn toàn cầu, khu
vực và song phương trong tương lai. Bên cạnh đó giúp các cơ sơ xuất khẩu
tôm phát triển khoa học công nghệ, các nghành công nghệ cao, tiếp cận kinh
tế tri thức, phân bổ lại các nguồn lực theo hướng công bằng hiệu quả hơn.
Bên cạnh những cơ hội các doanh nghiệp xuất khẩu tôm phải đối mặt
với những thách thức. Trước hết các doanh nghiệp phải chấp nhận luật chơi
chung và tự sửa luật chơi của mình cho phù hợp với các doanh nghiệp quốc
tế. Phải chấp nhận nhiều tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật đối phó với nhiều rào
cản kỹ thuật ở các nước. Việc mở cửa thị trường trong nước tạo cho các
doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh từ bên ngoài trên hầu hết các lĩnh

vực ( hàng hoá, dịch vụ, nhân lực ) ở nhiều cấp độ. Điểm xuất phát thấp
năng suất lao động thấp, cơ cấu kinh tế lạc hậu, năng lực cạnh tranh của nhiều
sản phẩm và doanh nghiệp còn hạn chế. Đang chuyển đổi thể chế kinh tế,
trình độ, năng lực quản lý nhà nước còn hạn chế. Chịu nhiều sức ép hơn các
nước đang phát triển khác do chưa phải là nền kinh tế thị trường
Như vậy trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang sôi
động như hiện nay, các doanh nghiệp cần phải chủ động, sáng tạo trong việc
lựa chọn và áp dụng các phương thức kinh doanh cho phù hợp với loại sản
phẩm của doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu của thị trường tiêu thụ sản
phẩm và phù hợp với điều kiện về khoa học công nghệ hiện có của doanh
nghiệp.Cùng với những cơ hội đặt ra cho các doanh nghiệp nhưng thách thức,
khó khăn cần phải giải quyết.
16
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
I.Những điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của xuất
khẩu tôm Việt Nam
1.1 Kinh nghiệm các nước xuất khẩu tôm trên thế giới
EU vượt qua Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc,Hồng Kông,ASEAN để trở
thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của một số mặt hàng thuỷ sản chính của
Việt Nam.Việc xuất khẩu tôm sang các thị trường trên đã đem lại nhiều bài
học, kinh nghiệm cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam.
Buôn bán hai chiều Việt Nam - EU tăng nhanh trong những năm gần
đây, từ 3,6 tỉ USD năm 1999 lên 9,9 tỉ USD năm 2006, trong đó Việt Nam
xuất khẩu 6,9 tỉ USD chiếm 17,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước… Dự
báo xuất khẩu vào EU năm 2007 đạt 8,3 tỉ USD, tăng 22% so với năm
trước.Quy mô tiêu dùng của EU đang ở mức 8.000 tỉ Euro, trong đó giao dịch
thương mại chiếm đến 90% giữa các nước EU (70% giao dịch trong nước,
20% giao dịch giữa các nước trong khu vực), 10% nhập khẩu ( kim ngạch
nhập khẩu từ các nước Châu Á, Thái Bình Dương và Caribea mới chỉ chiếm
3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu 4 tỉ Euro). Thị trường EU đang tràn ngập

hàng hóa, nhu cầu bão hòa, cung vượt cầu. Xuất khẩu vào thị trường EU, các
doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt.
Có 4 điểm cần lưu ý cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị
trường EU gồm: Tính năng sản phẩm phải phù hợp với người tiêu dùng. Thực
phẩm phải đóng gói nhỏ, gọn, tiện lợi, đảm bảo chất lượng, mẫu mã đa dạng
và luôn luôn thay đổi. Giá cả sản phẩm không phụ thuộc vào giá thành sản
xuất mà phụ thuộc vào thời điểm bán ra và khả năng đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng. Linh hoạt và cứng rắn, đảm bảo quyền lợi của mình trong
quá trình đàm phán. Tìm đối tác (nhà phân phối hoặc đại lý), đặt quan hệ làm
ăn lâu dài với các đối tác dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi và sự tin cậy
về chất lượng hàng hóa. Tìm hiểu kỹ các tiêu chuẩn xuất khẩu hàng hóa, thị
17
trường và đối tượng tiêu dùng, đáp ứng được 2 yếu tố sản phẩm tốt, công ty
tốt (hệ thống quản lý cất lượng sản phẩm, quản lý về doanh nghiệp).
Các quy định pháp lý về thâm nhập thị trường của EU như: Quy định về
sức khỏe, an toàn đối với các sản phẩm công nghiệp phi thực phẩm, đối với
thực phẩm, nông nghiệp hữu cơ… Quy định về môi trường đối với những giải
pháp bắt buộc nhằm giảm thiểu chất thải bao bì và tái chế bao bì. EU có chỉ
thị về hạn chế các chất nguy hiểm trong thiết bị và đồ chơi điện và điện tử.
Quy định việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng về môi trường đối với sản
phẩm xuất khẩu và các công ty xuất khẩu. Quy định môi trường về trách
nhiệm xã hội gồm: Các quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp, thương mại công
bằng (đảm bảo cho người sản xuất nhỏ và người lao động được hưởng một
phần lợi nhuận). Quy định về chất lượng: Tiêu chuẩn chất lượng ISO
9000:2000 rất có tác dụng đối với người tiêu dùng EU… Và một số luật
thương mại quốc tế khác như luật về hợp đồng, thanh toán, đầu tư, trách , luật
cạnh tranh, giải quyết tranh chấp…
Nhật Bản là một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ
sản hàng đầu của Việt Nam.các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu
sang Nhật Bản ngày một đa dạng,là thị trường đem lại hiệu

quả cao cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.các sản phẩm
tôm của Việt Nam đều có doanh số tương đối lớn trên thị
trường Nhật Bản.
Nhật Bản không chỉ là một thị trường với khả năng tiêu dùng lớn mà
còn là một thị trường gần gũi về mặt địa lý và có nhiều điểm tương đồng về
văn hoá đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trao đổi về việc xuất khẩu hàng
hoá Việt Nam sang thị trường này, ông Nguyễn Trung Dũng - Tham tán
Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản cho biết:
Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản từ trước tới nay vốn là quan hệ đối
tác tin tưởng, ổn định lâu dài nhưng từ năm 2006, sau chuyến thăm của Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng, quan hệ này đã được nâng lên một tầm cao mới:
18
Đối tác chiến lược. Điều này đã tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp của
hai nước.
Thị trường Nhật Bản từ trước tới nay vẫn là một thị trường có nhiều
hứa hẹn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Trong nhiều năm liền, Việt Nam
luôn là quốc gia xuất siêu sang Nhật Bản. Theo thống kê, năm 2004 kim
ngạch xuất khẩu của hai nước đạt 4,5 tỷ USD thì trong năm 2006 đã tăng lên
đến 9,9 tỷ USD, trong đó tỷ trọng xuất khẩu luôn nghiêng về phía Việt Nam.
Đây là một thị trường mang nhiều tính đặc thù, truyền thống và ổn định. Các
doanh nghiệp Việt Nam đang có ý định xuất hàng sang Nhật Bản cần quan
tâm đến điểm này.
Hiện nay, Nhật Bản vẫn là quốc gia có nền kinh tế phát triển thứ hai thế
giới. Tổng mức tiêu dùng trong nước tăng nhanh, trong tổng mức tăng trưởng
GDP, thì mức tăng nội nhu (Tiêu dùng trong nước) đạt khoảng 55%. Chính
chỉ số này không chỉ là động lực thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản mà còn có lợi
cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này.
Đó là một vài bài học được rút ra từ những thị trường quen thuộc của
tôm xuất khẩu Việt Nam,tuy nhiên trước mắt vẫn con nhiều khó khăn phải đối
mặt đặc biệt là với những doanh nghiệp mới hoạt đông kinh doanh xuất khẩu,

vì vậy các doanh nghiệp cần phải không ngừng học hỏi kinh nghiệm xuất
khẩu.
1.2 sự tác động hỗ trợ của các nước
Hiện nay, các doanh nghiệpViệt Nam còn mắc phải hạn chế như thiếu
thông tin, tư tưởng thụ động chờ các đơn hàng còn phổ biến. Từ đó dẫn đến
chất lượng sản phẩm không đồng đều, giá thành còn cao, thời gian giao hàng
không đảm bảo
Bên cạnh đó việc nghiên cứu thị trường còn chưa bằng các công ty các
nước xuất khẩu. Hơn một nửa các công ty đó có văn phòng đại diện tại Việt
Nam, nên hoạt động của họ rất hiệu quả. Họ thường xuyên theo dõi nắm vững
tình hình thị trường Việt Nam.
19
Nhật Bản la thị trường lớn của Việt Nam.một chuyên gia cố vấn cao cấp
tiến thương mại Nhạt Bản ông Ken Arakawa có nhưng lời khuyên với các
doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp Việt Nam: Với
các doanh nghiệp Nhật Bản họ tương đối khó tính trong việc lựa chọn đối tác
làm ăn. Khi chọn đối tác để cung cấp hay nhập khẩu hàng hóa, họ thường có
nhu cầu thẩm định hàng hóa trực tiếp.
Mặt khác, người Nhật có thói quen đến tận doanh nghiệp mua hàng để
xem cơ sở đối tác. Những mặt hàng thường phải nhập từ nhiều nguồn, nhiều
công đoạn sản xuất, khó tập trung một điểm hàng để họ tin tưởng hơn.
Đặc biệt, người Nhật cũng rất chú trọng đến môi trường, người Nhật đặt
yêu cầu rất cao đối với vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vấn đề tôm xuất khẩu
vào Nhật Bản vừa qua, cùng với việc thông báo cho phía Việt Nam, các
doanh nghiệp nhập khẩu cũng tiến hành nhiều biện pháp điều tra, nếu phát
hiện tôm Việt Nam, được nuôi thả không đảm bảo vệ sinh môi trường thì rất
dễ bị cấm nhập khẩu. Thời gian qua sự việc nhiều lô hàng thuỷ sản của Việt
Nam bị phía Nhật kiểm tra rất ngặt nghèo, thậm chí dự kiến lo ngại rằng đó có
thể là một hàng rào kỹ thuật mà phía Nhật đặt ra tất nhiên là Chính phủ Nhật
Bản cũng có chính sách bảo hộ nông dân trong trường hợp cần thiết, tuy nhiên

về sự việc mực, tôm vừa qua bị trả lại là do phía Việt Nam đã dùng thuốc quá
nhiều khiến các nhà nhập khẩu Nhật Bản buộc phải lên tiếng. Với các mặt
hàng thủy sản, cụ thể với mặt hàng tôm nhập khẩu vào Nhật không bị hạn chế
bởi quota nhưng lại chịu sự chi phối của Luật kiểm dịch và Luật vệ sinh thực
phẩm. Các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu đúng chế độ quản lý vệ sinh thực
phẩm của Nhật Bản để tránh những vi phạm đáng tiếc. Tôm tươi sống, ướp đá
được phân phối qua nhà bán buôn, do đó cần chú ý việc giao hàng sớm.
Muốn xuất khẩu sang thị trường Nhật cần phải “nhập gia tùy tục”, tức
là phải tìm hiểu rõ phong tục tập quán cũng như thị hiếu người Nhật. Trong
thời buổi cạnh tranh cao việc chủ động tìm đến với thị trường và tiếp xúc bạn
hàng, người tiêu dùng sẽ mang lại cơ hội kinh doanh và thành công cho doanh
20
nghiệp. Trong thực tế chi phí lưu thông cộng thêm cước phí vận chuyển bằng
máy bay có thể đội giá lên rất cao. Do vậy các doanh nghiệp có thể lựa chọn
cách bỏ qua chợ bán buôn mà thỏa thuận trực tiếp với các nhà phân phối và
bán lẻ.
Một lời khuyên nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ
thông tin về các hộEU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng
hóa dưới hình thức đẩy mạnh tự do hóa thương mại, giảm dần
thuế quan đánh vào hàng hóa XNK và tiến tới xóa bỏ hạn
ngạch GPS. Những điều kiện thuận lợi này sẽ mở ra nhiều
triển vọng xuất khẩu vào thị trường EU cho các doanh nghiệp
Việt Nam.
Bên cạnh đó các chinh sách hỗ trợ xuất khẩu trong nước
như:chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Do vốn đầu tư
nuwowc ngoài là biện pháp hữu hiệu để gia tăng xuất khẩu
vào các thị trường thế giới, vì vậy nhá nước cần có mối quan
hệ tốt với các nước trong khu vực và trên thế giới để thu hút
nguồn vốn đầu tư vào các doanh nghiệp trong nước. Chính
sách vốn đầu tư và lãi suất vay.Do các vùng sản xuất nguyên

liệu và các nhà máy chế biến, cơ sở hạ tầng khá phức tạp. Vì
vậy cần xây dựng các cơ sở hạ tầng quan trọng và cần thiết
cho việc phát triển các vung sản xuất tôm xuất khẩu.Chính
sách thuế nông nghiệp. Nhà nước có các chính sách bảo hộ
cho người xuất khẩu tôm giúp khi giá tôm trên thị trường thế
giới giảm mạnh gây thiệt hại cho người san xuất tôm. Nhà
nước nên thu thuế theo hạng tôm và theo sự biến động của
giá cả trên thị trường.Ngoài ra chính sách trợ cấp xuất khẩu
là một hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách dành sự
ưu đãi về mặt tài chính cho nhà xuất khẩu thông qua trợ cấp
trực tiếp hay gián tiếp khi họ đã bán ddduwowc hàng ra nước
21
ngoài. Mục đích của viện trợ là nâng cao tính cạnh tranh của
sản phẩm trên thị trường thế giới, từ đó có phương hướng gia
tăng lượng hàng tôm xuất khẩu trên thế giới.Thêm vào đó la
tổ chức tốt hệ thống thông tin. Chính sách về quản lý tổ chức
xuất khẩu.
Các chính sách khuyến nông gắn liền với các chính sách
về ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật tạo chất lượng
tôm xuất khẩu, giá thành hạ, cần có chính sách và sự hỗ trợ
của các nước trên thế giới giúp xuất khẩu tôm Việt Nam ngay
cang phát triển.
1.3 Điều kiện thuận lợi về các nguồn lực
1. Về nguồn lợi thủy sản:
Thủy sản trong nội địa và hải sản ven bờ đã khai thác tới mức giới hạn
cho phép; để bảo vệ nguồn lợi sản xuất theo hướng bền vững-hiệu quả không
nên tăng sản lượng khai thác. Sản lượng cho phép tăng thêm ở hải sản xa bờ.
Sản lượng thủy sản tối đa của BRVT có thể khai thác được 175.000 tấn/2010,
trong đó có 125.000 tấn hải sản xa bờ, 3.200 tấn tôm, 19.500 tấn mực trong
ngư trường thuộc đặc quyến kinh tế của BRVT thuộc Việt Nam. Nếu muốn

gia tăng thêm sản lượng phải mở rộng ngư trường khai thác ra vùng biển
Quốc tế, hợp tác với nước ngoài khai thác viễn dương.
2. Về diện tích nuôi trồng
Tiềm năng khoảng 16.153 ha; trước mắt trong nuôi chuyên thủy sản sẽ
sử dụng tối đa đến năm 2010; các diện tích chuyển đổi từ nông nghiệp sang
nuôi chuyên thủy sản sẽ hoàn tất đến năm 2005. Sau đó các phần diện tích
này sẽ thực hiện đa dạng hóa và thâm canh hóa vật nuôi. Tiềm năng để phát
triển là nuôi xen thủy sản với diện tích canh tác nông-lâm nghiệp một cách
hợp lý theo hướng sản xuất bền vững, hiệu quả; nuôi biển (nghêu, sò, hải sản
lồng bè). Ngoài con tôm sú, BRVT còn có tiềm năng phát triển mạnh tôm
càng xanh (nuôi trong vùng nước ngọt, trong ruộng lúa, mương vườn thuộc
22
đất thổ cư, ); được coi là lợi thế về tiềm năng để phát triển nuôi sinh thái của
tỉnh. Sản xuất giống tôm biển được coi là thế mạnh của tỉnh.
3. Về Chế biến và Tiêu thụ thủy sản:
Vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển toàn diện; do có nguồn nguyên liệu
và nhân lực lớn tại tỉnh.
23
4. Về nguồn luwc lao động.
Với trên 4 triệu dân số ở vùng triều và khoảng 1 triệu người sống ở
đàm phà tuyến đảo của 714 xã phường thuộc 28 tỉnh, thành phố có biển va
hàng chục triệu hộ nông dân, hàng năm đã tạo ra luwc lượng lao động nuôi
trồng thuỷ sản đáng kể chiếm tỷ trọng quan trọng trong sản xuất nghề cá.
Chưa kể một bộ phận khá đông ngư dân làm nghề đánh cá nhưng không đủ
phương tiện để hành nghề khai thác cũng chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản và
lực lượng lao đọng vừa sản vừa nông nghiệp, vừa nuôi trồng thuỷ sản. Trong
nhiều năm qua nông, ngư dân đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng
thuỷ sản và là động luwc quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi chương
trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
5. Khả năng thu hút vốn đầu tư

Khả năng thu hút vốn đầu tư sẽ cao vì trình độ phát triển hạ tầng kỹ
thuật cơ bản nghề cá đang còn nhiều tiềm năng phát triển; khả năng tích lũy
nội bộ chưa cao nên nhu cầu thu hút vốn đầu tư các loại rất cao nhằm đạt trình
độ tiên tiến chung của Việt Nam và khu vực.
24
Chương 2
Chương 2:THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TÔM Ở VIỆT NAM
I. Tình hình nuôi trồng, sản xuất, chế biến, tôm xuất khẩu ở Việt
Nam
1.Về kinh tế-kỹ thuật
Việc đầu tư cơ sỏ hạ tầng là rất cần thiết cho loại hình nuôi trồng thuỷ
sản trong đe cống và nuôi biển.
 Đối với nuôi biển
-nuôi lồng bè, giàn treo trong các eo vịnh, tùng, àng cơ sở hạ tầng cần
thiết là:các bến cảng, bến tàu. Đây chính là nơi tiếp nhận vật tư, vật liệu, con
giống, thức ăn phục vụ cho việc nuôi trồng tôm và thông qua đây sản phẩm
tôm nuôi trồng được phaan phối đi các nơi khác
-nuôi rào chắn:hệ thống rào chắn vững chắc chịu được sóng gió bảo vệ
phía bên ngoài. Yêu cầu của hệ thống rào chắn này phải vưa giữ và bảo vệ
được vật nuôi bên trong, vừa đảm bảo việc trao đổi lưu thông nước giữa vùng
nuôi bên trong và các vùng nước tự nhiên bên ngoài.
 Đối với các vùng nuôi trong đê cống
Đôí i các vùng nuôi đê cống thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng đòi hơn như
xây dựng hệ thống đê bao, kênh cấp thoát nước, ao lưu giữ nước ngọt, ao xử
lý nước cho vùng nuôi thuỷ sản tập trung, đặc biệt la những vùng nuôi hình
thức bán thâm canh.
2.Về thức ăn
kỹ thuật chế biến mới hiện nay, với ưu điểm giữ chất dinh dưỡng và
chịu nước tốt hơn, thức ăn dinh dưỡng dạng mảnh có thể thay thế hầu hết
artemia trong thức ăn cho hậu ấu trùng. Dựa trên phân tích mức tăng trưởng

của tôm, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ INVE (Bỉ) cho thấy rằng
lượng thay thế thức ăn dạng mảnh 40% có thể cho phép các trại ương giảm sự
phụ thuộc vào thức ăn tươi sống và giảm chi phí.Thay thế thức ăn tươi sống
Tập tính ăn và nhu cầu về dinh dưỡng của hậu ấu trùng tôm (PL) thời kỳ đầu,
(giai đoạn giữa thời kỳ ấu trùng và tôm bột) có thể tóm tắt như sau : Tập tính
25

×