Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

ĐỖ QUỲNH CHI

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
Ý KIẾN CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VỀ BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÁC CƠNG TY NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

ĐỖ QUỲNH CHI

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
Ý KIẾN CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VỀ BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÁC CƠNG TY NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH
Mã số: 9340301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:


1. PGS.TS. ĐINH THẾ HÙNG
2. TS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG LIÊN

HÀ NỘI - 2022


i

LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày

tháng

Nghiên cứu sinh

Đỗ Quỳnh Chi

năm 2022


ii

LỜI CẢM ƠN
“Đôi khi, ánh sáng của chúng ta vụt tắt và được thắp lại bởi một tia lửa từ một
người khác. Mỗi chúng ta đều có lý do để suy nghĩ với lòng biết ơn sâu sắc đối với
những người đã thắp sáng ngọn lửa trong chúng ta” - Albert Schweitzer

Trong hành trình 4 năm làm nghiên cứu, đã có lúc NCS tưởng chừng như phải
dừng lại do gặp nhiều bế tắc và vướng mắc. Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân thì nhờ
có những sự gợi ý, động viên của rất nhiều thầy cô giáo và đồng nghiệp mà NCS đã
tìm ra đường hướng để trả lời câu hỏi nghiên cứu, có thêm động lực để hồn thiện
cơng trình nghiên cứu Tiến sĩ cũng như tiếp tục các nghiên cứu trong tương lai. NCS
xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc của mình đến:
PGS.TS. Đinh Thế Hùng và TS. Nguyễn Thị Hương Liên đã đồng hành và tận
tình hướng dẫn NCS trong hành trình suốt 4 năm qua.
TS. Nguyễn Thị Phương Dung đã khơi mở và tư vấn phát triển luận án để tăng
chiều sâu nghiên cứu.
Các nhà khoa học trong và ngồi trường đã đóng góp các ý kiến cho luận án của
NCS được hồn thiện hơn.
Gia đình đã ln ủng hộ và tạo điều kiện để NCS có thể chuyên tâm nghiên
cứu.
Ban Giám hiệu, Ban Lãnh đạo Khoa Kế toán Kiểm toán, Trường Đại học Kinh
tế, Đại học Quốc gia Hà Nội qua các thời kỳ đã hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất để NCS
được môi trường nghiên cứu khoa học vô cùng thuận lợi.
Ban Giám hiệu, Ban Lãnh đạo Viện Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân qua các thời kỳ đã hỗ trợ NCS có được một môi trường học tập chuyên
nghiệp và bài bản, tạo nền kiến thức gốc vững chắc giúp NCS có thể hồn thành hành
trình nghiên cứu của mình trong suốt 4 năm qua.
Khi bày tỏ lịng biết ơn của mình, NCS khơng bao giờ qn rằng sự cảm kích
cao nhất khơng phải là nói ra bằng lời mà là sống theo chúng. NCS sẽ không ngừng nỗ
lực học tập, nghiên cứu và phát triển khả năng nghiên cứu trong tương lai để đóng góp
vào kho tàng nghiên cứu của Việt Nam. Xứng đáng với sự hỗ trợ và giúp đỡ của các
thầy cô giáo và đồng nghiệp.
Không ai đạt được thành cơng như vậy nếu khơng có sự giúp đỡ của người
khác, NCS xin được trân trọng cảm ơn vì tất cả!



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................................... x
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .......................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ..................................................................... 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4
1.5 Đóng góp của đề tài .............................................................................................. 6
1.6 Kết cấu của luận án .............................................................................................. 7
Kết luận chương 1........................................................................................................ 10
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý KIẾN KIỂM TOÁN ......................................... 11
2.1 Tổng quan nghiên cứu ....................................................................................... 11
2.1.1 Tổng quan về thực trạng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm
tốn của các cơng ty niêm yết................................................................................. 12
2.1.2 Tổng quan về các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính của các cơng
ty niêm yết .............................................................................................................. 19



iv

2.1.3 Tổng quan nghiên cứu về ý kiến kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng đến ý
kiến kiểm toán ........................................................................................................ 20
2.1.4 Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................. 42
2.2 Những vấn đề cơ bản về báo cáo tài chính và ý kiến kiểm tốn về báo cáo tài
chính của các cơng ty niêm yết................................................................................ 43
2.3 Các lý thuyết vận dụng để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến
kiểm toán ................................................................................................................... 47
2.3.1 Lý thuyết đại diện (Agency Theory) ............................................................. 48
2.3.2 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory) ......................................... 50
2.3.3 Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory) ........................................................... 50
2.3.4 Lý thuyết tín nhiệm (Lending Credibility Theory) ....................................... 52
2.2.5 Báo cáo tài chính và các chỉ số tài chính trong mối liên hệ với ý kiến của
kiểm toán viên ........................................................................................................ 53
Kết luận chương 2........................................................................................................ 56
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 57
3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 57
3.2 Phân tích định tính............................................................................................. 59
3.2.1 Mục tiêu phỏng vấn sâu ................................................................................. 59
3.2.2 Đối tượng phỏng vấn sâu ............................................................................... 59
3.2.3 Kết quả phỏng vấn sâu .................................................................................. 59
3.3 Xây dựng giả thuyết khoa học .......................................................................... 62
3.3.1 Nhóm các nhân tố tài chính ........................................................................... 62
3.3.2 Nhóm các nhân tố phi tài chính ..................................................................... 66
3.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 71
3.4.1 Xây dựng phương trình hồi quy .................................................................... 71

3.4.2 Thang đo biến độc lập và phụ thuộc .............................................................. 72
3.4.3 Quy trình, phương pháp và quy mô lấy mẫu ................................................. 74
3.4.4 Xử lý mẫu ...................................................................................................... 77
Kết luận chương 3........................................................................................................ 81
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 82


v

4.1 Thực trạng về thị trường chứng khốn, tình hình kiểm tốn của các cơng ty
niêm yết tại Việt Nam .............................................................................................. 82
4.2 Thực trạng về thống kê mô tả mẫu nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến ý kiến kiểm tốn trong luận án ........................................................................ 85
4.2.1 Thống kê mơ tả ý kiến kiểm toán .................................................................. 85
4.2.2 Thống kê giá trị nhỏ nhất - lớn nhất - trung bình và độ lệch chuẩn .............. 90
4.3 Các kết quả kiểm định ....................................................................................... 93
4.3.1 Ma trận tương quan ....................................................................................... 93
4.3.2 Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................................... 93
4.3.3 Kiểm định phương sai thay đổi với các biến ảnh hưởng ............................... 94
4.3.4 Kết quả phân tích cho nhóm biến độc lập phi tài chính ................................ 95
4.3.5 Kết quả phân tích cho nhóm biến độc lập tài chính ...................................... 98
4.3.6 Kết quả phân tích cho nhóm biến độc lập chung (phi tài chính và tài chính
trong cùng một mơ hình) ...................................................................................... 100
4.3.7 Kết quả phân tích theo ngành dịch vụ ......................................................... 101
4.3.8 Kết quả phân tích theo ngành phi dịch vụ ................................................... 104
4.3.9 Kết quả phân tích theo ngành riêng biệt ...................................................... 105
Kết luận chương 4...................................................................................................... 109
CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT
KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................................ 110
5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................ 110

5.1.1 Giả thuyết H1- Hệ số thanh toán ngắn hạn ................................................. 110
5.1.2 Giả thuyết H2 - Vòng quay hàng tồn kho ................................................... 110
5.1.3 Giả thuyết H3- Vòng quay tài sản cố định .................................................. 111
5.1.4 Giả thuyết H4- Tăng trưởng công ty ........................................................... 112
5.1.5 Giả thuyết H5- Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ (ROE) ...................................... 112
5.1.6 Giả thuyết H6- Chỉ số nợ ............................................................................. 113
5.1.7 Giả thuyết H7- Tỷ lệ thành viên không điều hành ...................................... 114
5.1.8 Giả thuyết H8- Độ trễ của báo cáo kiểm toán ............................................. 115
5.1.9 Giả thuyết H9- Ý kiến kiểm toán năm trước ............................................... 115
5.1.10 Giả thuyết H10- Chuyển đổi kiểm toán viên ............................................ 116


vi

5.1.11 Giả thuyết H11- Quy mơ cơng ty kiểm tốn ............................................. 116
5.2 Bối cảnh hiện tại và đề xuất kiến nghị dựa vào kết quả nghiên cứu ........... 119
5.2.1 Bối cảnh trên thế giới và tại Việt Nam ........................................................ 119
5.2.2 Khuyến nghị với kiểm toán viên ................................................................. 121
5.2.3 Khuyến nghị với các bên liên quan khác..................................................... 124
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai ..... 127
Kết luận chương 5...................................................................................................... 129
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 130
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA NCS............................. 131
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 132
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 143


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Stt

Viết tắt

Viết đầy đủ Tiếng Việt

1

BBC

Công ty Cổ phần Bibica

2

BBT

Công ty CP Bông Bạch Tuyết

3

BBT

Công ty Cổ phần Bơng Bạch Tuyết

4

BCKiT

Báo cáo kiểm tốn


5

BCTC

Báo cáo tài chính

4

BĐS

Bất động sản

6

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

7

DVD

Cơng ty Cổ phần Dược Viễn Đơng

8

HĐQT

Hội đồng quản trị


9

HOSE

Sở Giao Dịch Chứng Khốn Thành Phố Hồ Chí Minh

10

KTV

Kiểm tốn viên

11

NCS

Nghiên cứu sinh

12

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

13

TSCĐ

Tài sản cố định


14

TTCK

Thị trường chứng khoán

Stt

Viết tắt

Viết đầy đủ Tiếng Anh

Nghĩa bằng Tiếng Việt

1

Big 4

Big 4

4 công ty kiểm toán lớn

2

CEO

Chief Executive Officer

Giám đốc điều hành


3

GAAP

Generally Accepted Accounting
Principles

Nguyên tắc kế toán được chấp
nhận chung

4

ISA

International Standard on Auditing Chuẩn mực kiểm tốn quốc tế

5

Non Big 4

Non Big 4

Các cơng ty khơng phải thuộc
04 cơng ty kiểm tốn lớn

6

ROE

Return On Equity


Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ


viii

7

VSA

Vietnamese Standards on Auditing Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp các cơng trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến
kiểm toán .......................................................................................................................30
Bảng 3.1. Cách đo lường các biến nghiên cứu ..............................................................73
Bảng 3.2. Số lượng mẫu sử dụng trong nghiên cứu ......................................................75
Bảng 4.1. Mơ tả loại ý kiến kiểm tốn chung cả hai sàn năm 2010 - 2019 ..................85
Bảng 4.2. Mô tả loại ý kiến kiểm toán theo Sàn giao dịch ............................................87
Bảng 4.3. Mơ tả biến trong mơ hình nghiên cứu ...........................................................91
Bảng 4.4. Nhân tử phóng đại phương sai ......................................................................94
Bảng 4.5. Kết quả chạy mơ hình với nhóm biến độc lập phi tài chính .........................97
Bảng 4.6. Kết quả đánh giá khả năng dự báo của mơ hình các biến độc lập phi tài chính ..98
Bảng 4.7. Kết quả chạy mơ hình với nhóm biến độc lập tài chính ...............................99
Bảng 4.8. Kết quả đánh giá khả năng dự báo của mơ hình các biến độc lập tài chính ......100
Bảng 4.9. Kết quả chạy mơ hình với nhóm biến độc lập tài chính .............................100
Bảng 4.10. Kết quả đánh giá khả năng dự báo của mô hình chung ............................101
Bảng 4.11. Kết quả phân tích cho ngành dịch vụ ........................................................103
Bảng 4.12. Kết quả phân tích cho ngành phi dịch vụ ..................................................104
Bảng 4.13. Kết quả phân tích cho ngành riêng biệt ....................................................107

Bảng 5.1. Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết .........................................................117


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ mơ tả Ý kiến kiểm tốn năm 2010 - 2019........................................86
Hình 4.2. Biểu đồ mơ tả Ý kiến kiểm tốn tồn phần năm 2010 - 2019 .......................87
Hình 4.3. Biểu đồ mơ tả Ý kiến kiểm toán năm 2010 - 2019........................................90


x

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Khung nghiên cứu của luận án .......................................................................6
Sơ đồ 2.1. Các hướng nghiên cứu chính về các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm
toán trên thế giới ............................................................................................................12
Sơ đồ 2.3. Các loại ý kiến kiểm toán .............................................................................46
Sơ đồ 2.4. Khung lý thuyết nền tảng của luận án ..........................................................53
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................57
Sơ đồ 3.2. Mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán .............71


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường chứng khoán (TTCK) là một phần rất quan trọng trong nền kinh tế
của một quốc gia. Một trong các dấu hiệu để nhận biết một nền kinh tế và TTCK có

phát triển tốt hay khơng đó là các công ty niêm yết trên TTCK hoạt động hiệu quả và
tạo ra nhiều lợi nhuận. Để đánh giá được hiệu quả hoạt động cũng như tình hình tài
chính của các cơng ty niêm yết thì các bên sử dụng báo cáo tài chính (BCTC). Đây là
một kênh thơng tin công khai giúp cho các bên đánh giá được tình hình tài chính của
các cơng ty niêm yết trên sàn chứng khoán.
Các bên khi đánh giá BCTC đặc biệt quan tâm đến ý kiến kiểm toán. Ý kiến
của kiểm tốn viên (KTV) về BCTC của các cơng ty niêm yết trên TTCK có ý nghĩa
quan trọng đối với thị trường vốn, các cổ đông và nhà đầu tư. Ý kiến kiểm tốn được
hình thành từ q trình kiểm tốn tại đơn vị và chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố
khác nhau. Các nhân tố có thể đến từ chính cơng ty hay đến từ các cơng ty kiểm tốn,
từ các bằng chứng liên quan và cũng có thể đến từ TTCK, kinh tế, từ chính sách vĩ
mơ và các thông tin khác. Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán
đem lại ý nghĩa thực tiễn khơng chỉ cho các KTV mà cịn hữu ích cho nhiều đối
tượng khác.
Tại Việt Nam, dựa trên báo cáo kiểm tốn (BCKiT) năm 2019 được cơng bố
của 50 cơng ty lớn niêm yết tại Việt Nam thì có 42 cơng ty được kiểm tốn bởi các
cơng ty kiểm tốn trong nhóm Big 4, chỉ có 8 cơng ty được kiểm tốn bởi các cơng ty
kiểm tốn trong nước. Điều này có thể thấy mức độ tin tưởng vào các cơng ty kiểm
tốn Big 4. Tuy nhiên ý kiến kiểm toán chưa phù hợp vẫn xảy ra nhiều ở các cơng ty
được kiểm tốn bao gồm cả cơng ty kiểm tốn Big 4 và các cơng ty khơng nằm trong
nhóm Big 4 như: BBC năm 2002 được kiểm tốn bởi Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Tư
vấn (A&C), BBT năm 2005 Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Tư vấn (A&C) và năm
2006, 2007 được kiểm tốn bởi Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Dịch vụ Tin học (AISC),
hay Cơng ty Dược Viễn Đơng (DVD) năm 2011 được kiểm tốn bởi Công ty Ernst &
Young (một trong các công ty kiểm tốn thuộc Big 4). Và gần đây là Cơng ty Gỗ
Trường Thành năm 2015 được kiểm tốn bởi Cơng ty TNHH Kiểm toán DFK Việt
Nam. Vụ việc của DVD được kiểm toán bởi Big 4 nhưng vẫn xảy ra gian lận này


2

khiến cho chất lượng kiểm toán của Big 4 bị nghi ngờ và dẫn đến câu hỏi các nhân tố
nào là ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán của KTV tại Việt Nam.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Nguyệt Thu (2009) về ý kiến của KTV trên
BCKiT ở Việt Nam có đưa ra thống kê thực trạng trên 90% ý kiến kiểm tốn về BCTC
của các cơng ty cổ phần niêm yết ở Việt Nam phản ánh trung thực và hợp lý trên các
khía cạnh trọng yếu hay thuộc loại ý kiến kiểm tốn chấp nhận tồn phần. Trong
nghiên cứu này, luận án cũng thực hiện thống kê loại ý kiến kiểm toán trong 1.880
quan sát từ 2010 đến 2019 cũng cho kết quả tỷ lệ ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn
phần chiếm một tỷ lệ rất cao từ 88% - 97%. Thực trạng này cũng dẫn đến một câu hỏi
vậy điều gì làm cho xác suất một cơng ty nhận được ý kiến chấp nhận toàn phần cao
hơn ý kiến khơng phải loại chấp nhận tồn phần.
NCS đã thực hiện tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý
kiến kiểm toán trước đây và nhận thấy có một số lượng rất lớn các nghiên cứu đến từ
các nước phát triển như: Keasey và cộng sự (1988) tại Vương quốc Anh, Laitinen, E.
K và Laitinen, T. (1998) ở Phần Lan, Spathis (2003) tại Hy Lạp, Ireland (2006) tại
Vương quốc Anh, Caraman và Spathis (2006) tại Hy Lạp. Zureigat (2014) tại Ả Rập,
Yasar và cộng sự (2015) và Ozcan (2016) tại Thổ Nhĩ Kỳ, Zarei H và cộng sự (2020)
tại Iran. Tuy nhiên kết quả các nghiên cứu trên thế giới là không đồng nhất. Tại Việt
Nam, theo tìm hiểu của NCS, phần lớn các nghiên cứu tập trung ở khía cạnh tổ chức,
xây dựng, vận dụng chuẩn mực hoặc chất lượng kiểm tốn… có rất ít nghiên cứu về
các nhân tố ảnh hưởng tới việc hình thành ý kiến của kiểm tốn độc lập về BCTC được
kiểm tốn. Một số rất ít nghiên cứu về chủ đề này thì cịn hạn chế ở loại ý kiến kiểm
toán nghiên cứu, hạn chế các biến nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, cũng như thời gian nghiên cứu.
Từ các lý do trên, NCS nhận thấy nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của cơng ty niêm
yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam” có ý nghĩa thiết thực cả về lí luận và thực
tiễn.

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Luận án xác định mục tiêu nghiên cứu tổng quát được hình thành là khám phá
các nhân tố ảnh hưởng cũng như các tác động của các nhân tố này đến xác suất nhận ý


3
kiến kiểm tốn về BCTC của các cơng ty niêm yết trên TTCK Việt Nam từ góc nhìn
của KTV. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra các khuyến nghị nhằm mục đích chính là hỗ
trợ cho cơng việc của KTV đồng thời khuyến nghị bổ sung cho các đối tượng quan
tâm đến ý kiến kiểm tốn nhằm mục đích nâng cao chất lượng ý kiến kiểm toán cũng
như tăng cường tính minh bạch của việc cơng bố thơng tin của các cơng ty niêm yết
trên thị trường chứng khốn Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát, mục tiêu cụ thể bao gồm:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm tốn của KTV độc lập về
BCTC của các cơng ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý kiến kiểm tốn của KTV
độc lập về BCTC của các cơng ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên các câu hỏi nghiên cứu được đưa ra:
Câu hỏi 1: Các nhân tố tài chính (hệ số thanh tốn ngắn hạn, vịng quay hàng
tồn kho, vòng quay tài sản cố định, chỉ số nợ, ROE, tăng trưởng doanh thu) có mối
quan hệ và mức độ ảnh hưởng như thế nào với ý kiến kiểm toán chấp nhận tồn phần
và ý kiến khơng phải chấp nhận tồn phần về BCTC của các cơng ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
Câu hỏi 2: Các nhân tố phi tài chính (ý kiến kiểm tốn năm trước, chuyển đổi
KTV, quy mơ cơng ty kiểm tốn, tỷ lệ thành viên khơng điều hành, độ trễ của BCKiT)
có mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng như thế nào với ý kiến kiểm tốn chấp nhận tồn

phần và ý kiến khơng phải chấp nhận tồn phần về BCTC của các cơng ty niêm yết
trên thị trường chứng khốn Việt Nam.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm tốn về BCTC
của các cơng ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu


4
(i)

Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố tài chính và phi tài chính ảnh
hưởng đến ý kiến kiểm tốn về BCTC của các cơng ty niêm yết trên góc nhìn
của KTV.

(ii) Về mặt khơng gian: Nghiên cứu này lựa chọn các Cơng ty phi tài chính niêm
yết trên TTCK Việt Nam. Nghiên cứu lựa chọn số lượng mẫu là 188 công ty
niêm yết tại HNX và HOSE. Lý do lựa chọn hai sàn này bởi vì đây là hai sàn
uy tín và có các quy định cũng như chế tài để kiểm sốt chặt chẽ các cơng ty
niêm yết. Nghiên cứu không đề cập đến các doanh nghiệp là các ngân hàng, tổ
chức tài chính, tín dụng do các đơn vị này đặc thù và đồng thời phải theo quy
định riêng của chính phủ, ngân hàng nhà nước về BCTC.
(iii) Về mặt thời gian: Nghiên cứu thực hiện trên số liệu của các công ty niêm yết
trên TTCK Việt Nam được công bố trong giai đoạn 2010-2019.

1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu nêu ra ở phần mục tiêu nghiên cứu, toàn bộ

luận án được thực hiện qua 6 bước cơ bản, cụ thể:
Bước 1, khảo sát sơ bộ vấn đề nghiên cứu. Ở bước này, luận án đầu tiên tìm
hiểu và xác định vấn đề cần nghiên cứu trong lĩnh vực kiểm tốn. Do đó, luận án thực
hiện tìm hiểu sơ bộ theo hai hướng: (1) Tìm hiểu các nghiên cứu trên thế giới và trong
nước để tìm ra các chủ đề được nhiều giới học thuật quan tâm hay còn nhiều hạn chế,
(2) Quan sát thực tế và trao đổi với các KTV để phát hiện các vấn đề còn tồn tại cũng
như đang được các KTV quan tâm. Sau khi tổng hợp, phân tích và đánh giá các thơng
tin từ hai hướng này, NCS lựa chọn nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến
kiểm toán làm đề tài Luận án của mình.
Bước 2, tổng quan nghiên cứu. Sau khi xác định đề tài nghiên cứu sơ bộ, NCS
thực hiện lựa chọn các bài báo có uy tín và xếp hạng cao có liên quan đến chủ đề. Tiến
hành phân loại, đọc và tổng hợp các thông tin liên quan đến: (1) cách phân loại ý kiến
kiểm toán, (2) các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm tốn về BCTC của các cơng ty
niêm yết, (3) các phương pháp nghiên cứu, (4) dữ liệu và cách lấy mẫu, (5) kết quả
nghiên cứu và chiều ảnh hưởng. Từ việc tổng quan này NCS tìm ra khoảng trống
nghiên cứu và các lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu.


5
Bước 3, xây dựng giả thuyết liên quan. Từ tổng quan nghiên cứu và khung lý
thuyết được trình bày, NCS tiến hành xây dựng giả thuyết nghiên cứu liên quan đến
các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán.
Bước 4, phỏng vấn định tính. Sau khi tổng quan nghiên cứu, NCS tiến hành
phỏng vấn sâu chuyên gia nhằm 02 mục đích: (1) xác định các biến phù hợp ở Việt
Nam để đưa vào mơ hình kiểm định, (2) xác định thang đo và độ tin cậy của thang đo
với các biến này.
Bước 5, phân tích định lượng. Sau khi phỏng vấn sâu chuyên gia, NCS thực
hiện tổng hợp lại các biến phù hợp để đưa vào mơ hình. NCS thực hiện lấy mẫu toàn
diện và đa diện dựa trên mơ hình cuối cùng ở bước 4. Mã hố dữ liệu và chạy kiểm
định trên Stata 15.

Bước 6, thảo luận kết quả nghiên cứu. Từ kết quả tìm ra, NCS tiến hành
thảo luận, phân tích kết quả dựa trên các nền tảng lý thuyết và tổng quan nghiên
cứu của các cơng trình trước đây cũng như các giả thuyết đã được kỳ vọng. Tại
bước cuối cùng này, căn cứ vào phần thảo luận kết quả, NCS tiến hành tổng hợp,
phân tích với thực trạng hiện tại và đề xuất các khuyến nghị dựa trên quy luật ảnh
hưởng của các biến tìm ra.
Khảo sát sơ bộ vấn đề nghiên cứu

Khung lý thuyết liên quan và tổng quan tài liệu
khoảng trống nghiên cứu

Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu định tính - phỏng vấn sâu chuyên
gia để hoàn thiện sự phù hợp của mơ hình.

Nghiên cứu định lượng - Kiểm định mơ hình sau
hồn thiện

Thảo luận kết quả nghiên cứu và đưa
ra kiến nghị


6

Sơ đồ 1.1. Khung nghiên cứu của luận án
Nguồn: NCS xây dựng

1.5 Đóng góp của đề tài
Một là, về mặt khoa học và lý luận

Với việc thực hiện tổng quan nghiên cứu các cơng trình trong và ngồi nước,
các cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm tốn, luận án đã góp
phần làm giàu thêm nguồn dữ liệu, nguồn tài nguyên cho lĩnh vực kiểm tốn nói chung
và chủ đề nghiên cứu về ý kiến kiểm tốn nói riêng.
Trên cơ sở vận dụng lý thuyết, luận án đã xây dựng mơ hình nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán và đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm tại
Việt Nam, bổ sung vào hoàn thiện chuỗi nghiên cứu khi mà các nghiên cứu trên thế
giới phần lớn tập trung ở các nước phát triển, thì nghiên cứu ở các nước có nền kinh tế
mới nổi sẽ góp phần cho chuỗi nghiên cứu đa dạng hơn.
Hai là, nghiên cứu có ý nghĩa đóng góp về mặt thực tiễn. Các nghiên cứu trên
thế giới chủ yếu ở các nước phát triển, việc phát triển một nghiên cứu ở Việt Nam sẽ
đóng góp vào việc hoàn thiện chuỗi nghiên cứu về chủ đề các nhân tố ảnh hưởng đến ý
kiến kiểm toán. Thêm vào đó các nghiên cứu ở Việt Nam về đề tài này vẫn chưa có
một nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp nhận ý kiến kiểm
tốn chấp nhận tồn phần hay ý kiến kiểm tốn khơng phải dạng chấp nhận tồn phần
(hướng thứ 3 được đề cập đến ở mục tổng quan nghiên cứu 2.1 dưới đây). Các nghiên
cứu tiền nhiệm ở nhánh 1 và 2 thì cịn hạn chế ở nhiều biến chưa được kiểm định.
Nghiên cứu này sau khi thực hiện tổng quan nghiên cứu và phỏng vấn sâu chuyên gia
(được trình bày chi tiết ở chương 3 - phương pháp nghiên cứu) sẽ tiến hành bổ sung
thêm 7 biến chưa từng được kiểm định tại Việt Nam như độ trễ báo cáo kiểm tốn, tỷ
lệ thành viên khơng điều hành, chuyển đổi kiểm toán viên, tăng trưởng doanh thu,


7
ROE, vòng quay hàng tồn kho và vòng quay tài sản cố định. Nghiên cứu cũng mở rộng
quy mô mẫu trên cả hai sàn giao dịch là Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí
Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Và cuối cùng, nghiên
cứu cũng phát triển một khoảng thời gian dài hơn để kiểm định lại mức độ ảnh hưởng
của các biến đã nghiên cứu tại Việt Nam (hệ số thanh toán ngắn hạn, chỉ số nợ, quy
mơ cơng ty kiểm tốn và ý kiến kiểm tốn năm trước).

Với q trình phỏng vấn sâu chun gia để tìm ra các biến có ảnh hưởng tại
Việt Nam, thu thập thông tin của 1.880 quan sát trải dài từ năm 2010 đến 2019, sử
dụng mô hình logit để kiểm định, luận án đã:
(1) Tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố tài chính với ý kiến kiểm toán bao
gồm: ROE, tăng trưởng doanh thu, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tài sản cố định
và chỉ số nợ. Trong đó vịng quay tài sản cố định có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, các
nhân tố cịn lại có mức ý nghĩa 10%.
(2) Tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố phi tài chính với ý kiến kiểm tốn bao
gồm: Chuyển đổi KTV, quy mơ cơng ty kiểm tốn, độ trễ BCKiT và ý kiến kiểm tốn
năm trước. Trong đó ý kiến kiểm tốn năm trước có mức ý nghĩa là 1%, độ trễ BCKiT
và chuyển đổi KTV có mức ý nghĩa 5% và quy mơ cơng ty kiểm tốn có mức ý nghĩa
10%.
(3) Trong các nhân tố được khám phá thì ý kiến kiểm toán năm trước là nhân tố
được xác định có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý kiến kiểm tốn. Các biến mới được phát
hiện có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm tốn so với các cơng trình đã nghiên cứu trước đây
tại Việt Nam là: Chuyển đổi KTV, tăng trưởng doanh thu, Vòng quay hàng tồn kho,
Vòng quay tài sản cố định và Độ trễ BCKiT.
Hướng nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ bổ sung và làm đa dạng thêm chuỗi
nghiên cứu trong chủ đề ý kiến kiểm toán cũng như có những đóng góp nhất định về
mặt thực tiễn và khoa học cho các bên liên quan.

1.6 Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm 5 chương như sau:
Chương 1- Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 1 giới thiệu tính cấp thiết của nghiên cứu từ đó đề xuất mục tiêu nghiên
cứu và câu hỏi nghiên cứu. Cũng ở chương này, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu và sơ lược về phương pháp trong nghiên cứu được đề cập.


8

Chương 2- Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến ý kiến kiểm tốn.
Chương 2 trình bày hai nội dung chính: Một là các vấn đề cơ bản về ý kiến
kiểm toán và BCTC, các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu, mối quan hệ giữa
BCTC, các chỉ số tài chính với ý kiến kiểm tốn. Hai là, NCS cũng trình bày về tổng
quan nghiên cứu để từ đó xác định khoảng trống cần nghiên cứu trong luận án.
Chương 3- Thiết kế mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
NCS thực hiện xây dựng giả thuyết nghiên cứu dựa trên việc tổng quan ở
chương 2. Chương 3 cũng trình bày phương pháp định tính phỏng vấn sâu chuyên gia
và phương pháp nghiên cứu định lượng về tác động của các nhân tố tài chính, phi tài
chính đến ý kiến kiểm tốn. NCS cũng trình bày cụ thể thang đo các biến, mẫu
nghiên cứu và phương pháp xử lý dữ liệu.
Chương 4- Kết quả nghiên cứu
Chương 4 trình bày thực trạng Thị trường Chứng khốn Việt Nam, tình hình
kiểm tốn các cơng ty niêm yết, thực trạng ý kiến kiểm toán của các cơng ty niêm yết
tại Việt Nam cũng như tồn bộ kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý
kiến kiểm tốn về BCTC của các cơng ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Chương 5- Thảo luận kết quả nghiên cứu
NCS tiến hành thảo luận và so sánh kết quả thu được với các nghiên cứu
cùng lĩnh vực trước đây đồng thời cũng đưa ra các nhận định chủ quan và dự báo
nguyên nhân dẫn đến kết quả nghiên cứu. Trên cơ sở này, NCS đề xuất một số kiến
nghị nhằm mục đích hỗ trợ cho cơng việc của KTV cũng như các bên liên quan sử
dụng ý kiến trên BCKiT.


9


10


Kết luận chương 1
Chương 1 đã mở đầu cho luận án bằng việc giới thiệu hai động lực mà NCS lựa
chọn đề tài này để nghiên cứu. Một là, về mặt thực tế, việc xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến ý kiến kiểm tốn khơng chỉ hỗ trợ các KTV trong việc lập kế hoạch, trong
quá trình kiểm tra, sốt xét mà cịn giúp cho các bên quan tâm có thể đánh giá sơ bộ
các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành ý kiến kiểm tốn cũng như ước lượng một
cách sơ bộ nhất một cơng ty có xác suất nhận ý kiến chấp nhận toàn phần cao hơn hay
xác suất nhận ý kiến không phải dạng chấp nhận toàn phần cao hơn. Hai là, về mặt lý
thuyết, nghiên cứu này bổ sung thêm vào chuỗi nghiên cứu về ý kiến kiểm tốn tại bối
cảnh Việt Nam.
Ngồi ra, Chương 1 cũng đề cập đến mục tiêu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu,
khung nghiên cứu và kết cấu của luận án, cụ thể: (i) Mục tiêu: Tìm hiểu về các nhân tố
tài chính và phi tài chính ảnh hưởng đến ý kiến kiểm tốn về BCTC của các cơng ty
phi tài chính tại Việt Nam, (ii) Câu hỏi nghiên cứu: Luận án đưa ra ba câu hỏi nghiên
cứu cụ thể, (iii) Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tài chính và phi tài chính ảnh
hưởng đến ý kiến kiểm tốn về BCTC của các cơng ty phi tài chính niêm yết trên Thị
trường Chứng khoán Việt Nam, (iv) Phạm vi nghiên cứu: Luận án trình bày việc giới
hạn phạm vi nghiên cứu ở các cơng ty phi tài chính niêm yết trên Thị trường Chứng
khoán Việt Nam, (v) Những đóng góp của luận án, (vi) Kết cấu của luận án: luận án
bao gồm 5 chương được trình bày lần lượt để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đề ra.


11

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý KIẾN KIỂM TOÁN
2.1 Tổng quan nghiên cứu
Trên thế giới, các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành ý kiến kiểm tốn được
nghiên cứu từ khá sớm và ở nhiều nước khác nhau. Hiện nay, các cơng trình chủ yếu

phần lớn vẫn do nước ngoài thực hiện. Tại Việt Nam, theo hiểu biết của nghiên cứu
sinh, mặc dù cũng đã có một vài cơng trình thực hiện nghiên cứu về chủ đề này tuy
nhiên vẫn còn khá manh mún và hạn chế.
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành ý kiến kiểm toán trên
thế giới rất phong phú và đa dạng nhưng chủ yếu tập trung ở 03 hướng chính:
(i) Hướng thứ nhất, các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm tốn chấp nhận
tồn phần như:
(1) Các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm tốn có đoạn nhấn mạnh liên quan đến
giả định hoạt động liên tục: Gallizo and Saladrigues (2016), Haron và
cộng sự (2009), Defon và cộng sự (2002), Mutchler (1985), Thuy Thi Ha
và cộng sự (2016)…
(2) Các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán có các vấn đề quan trọng:
(Key Audit Matter): Catarina Ferreira và cộng sự (2019), Vanstraelen và
cộng sự (2012), Caramanis và Spathis (2006)…
(ii) Hướng thứ hai là các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến khơng phải loại chấp
nhận tồn phần như: Yasar và cộng sự (2015), Tsipouridou and Spathis
(2014), Spathis và cộng sự (2003), Craswell và cộng sự (2002)…
iii) Hướng thứ ba tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến hai loại ý kiến
chấp nhận toàn phần và ý kiến khơng phải loại chấp nhận tồn phần như:
Zarei và cộng sự (2020), Zureigat (2014), Spathis (2003)...


12

03 hướng nghiên cứu chính
về các nhân tố hình thành
loại ý kiến kiểm tốn

Ý kiến chấp nhận
tồn phần


Ý kiến khơng phải
loại chấp nhận
toàn phần

Ý kiến chấp nhận
toàn phần và ý kiến
khơng phải loại chấp
nhận tồn phần

Sơ đồ 2.1. Các hướng nghiên cứu chính về các nhân tố ảnh hưởng đến
ý kiến kiểm toán trên thế giới
Nguồn: NCS tự tổng hợp
Các nghiên cứu trước đây thể hiện một sự đa dạng và phong phú. Cùng một
nhân tố nhưng áp dụng các phương pháp khác nhau, kiểm định ở các bối cảnh khác
nhau nên có thể cho ra kết quả khác nhau. Để tập trung vào nghiên cứu của mình,
phần tổng quan tiếp theo dưới đây, NCS sẽ trình bày tổng quan về các nhân tố mà có
khả năng ảnh hưởng đến ý kiến kiểm tốn về BCTC của các cơng ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam mà NCS đã xác định thông qua phỏng vấn sâu các
chuyên gia (được NCS trình bày cụ thể ở chương 3).

2.1.1 Tổng quan về thực trạng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến
kiểm tốn của các cơng ty niêm yết
NCS thực hiện trình bày sơ bộ về thực trạng cũng như lịch sử các cơng trình
nghiên cứu liên quan đến chủ đề ý kiến kiểm toán ở mục này (2.1.1). Các phân tích về
kết quả nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, biến và chiều ảnh hưởng sẽ được phân
tích sâu hơn ở mục 2.1.2 và 2.1.3, từ đó sẽ làm rõ dần khoảng trống nghiên cứu thông
qua 3 phần: 2.1.1, 2.1.2 và 2.1.3.
Khởi đầu của các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến
kiểm tốn là cơng trình nghiên cứu của Altman và McGough (1974). Nghiên cứu này

đã phát hiện ra 46,4% trong số lượng mẫu công ty phá sản là đã nhận được ý kiến
kiểm tốn có đoạn nhấn mạnh liên quan đến giả định hoạt động liên tục trước khi xảy
ra sự kiện phá sản một năm. Mục đích của nghiên cứu dự báo về sự phá sản của công


13
ty. Cụ thể, một tập hợp các tỷ lệ tài chính và kinh tế sẽ được điều tra trong bối cảnh
dự báo phá sản, trong đó sử dụng nhiều phương pháp phân tích biệt số. Dữ liệu được
sử dụng trong nghiên cứu này chỉ giới hạn ở các tập đoàn sản xuất. Các biến được tác
giả sử dụng trong mô hình bao gồm: vốn lưu động/tổng tài sản, lợi nhuận/tổng tài
sản, EBIT/tổng tài sản, vốn hóa thị trường/giá trị sổ sách của nợ, doanh thu/tổng tài
sản. Như vậy có thể thấy, khởi đầu, nghiên cứu về chủ đề này chỉ được bắt đầu bằng
các biến tài chính và giới hạn quy mơ ở các tập đồn sản xuất ở Hoa Kỳ. Mơ hình
này có khả năng dự báo chính xác lên đến 94%. Tiếp theo đó là nghiên cứu của
McKee (1975) về xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm tốn có đoạn nhấn
mạnh liên quan đến giả định hoạt động liên tục. Với phương pháp biệt số, tác giả đã
dự báo được một tỷ lệ chính xác đến 87,18% với các nhân tố là các tỷ số tài chính.
Trong nghiên cứu này, mặc dù vẫn ở bối cảnh nước Hoa Kỳ nhưng tác giả đã mở
rộng thêm biến so với nghiên cứu trước đây của Altman.
Năm 1985, Mutchler đã sử dụng phương pháp biệt số và thực hiện nghiên cứu
trên 119 công ty sản xuất cho mẫu 1 và 42 công ty cho mẫu 2 để nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán. Ở nghiên cứu này, Muthcler đã mở rộng thêm biến
phi tài chính bên cạnh biến tài chính so với các cơng trình nghiên cứu trước. Nghiên
cứu sử dụng các biến tài chính: chỉ số vốn lưu động/Tổng nợ, chỉ số tài sản ngắn
hạn/nợ ngắn hạn, chỉ số tài sản thuần/Tổng nợ, chỉ số nợ dài hạn/tổng tài sản, chỉ số
tổng nợ/tổng tài sản, chỉ số lợi nhuận trước thuế/doanh thu thuần và các biến phi tài
chính: ý kiến kiểm tốn năm trước, thơng tin tốt xấu, sự cải thiện để xác định việc hình
thành loại ý kiến kiểm tốn. Mơ hình chứa chỉ số tài chính và biến ý kiến kiểm tốn
năm trước dự báo chính xác 89.9%, mơ hình chứa chỉ số tài chính và thơng tin tốt xấu
dự báo chính xác 80.2%. Năm 1986, Mutchler tiếp tục mở rộng thêm biến quy mơ

cơng ty kiểm tốn và quy mơ cơng ty được kiểm tốn và tìm ra cơng ty có quy mơ
kiểm tốn khơng phải Big 8 thường khơng đưa ra ý kiến kiểm tốn khơng phải dạng
chấp nhận toàn phần (cụ thể trong nghiên cứu là ý kiến kiểm tốn có giả định hoạt
động liên tục) với cơng ty nhỏ có hoạt động tài chính suy giảm.
Dopuch và cộng sự (1987) tại Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng phân tích probit và
nghiên cứu trên 218 quan sát ngoại trừ và 346 quan sát chấp nhận toàn phần. Nghiên
cứu chỉ ra lợi nhuận năm hiện tại, sự thay đổi của lợi nhuận trừ đi lợi nhuận ngành ảnh
hưởng theo thứ tự đến ý kiến kiểm toán. Trong nghiên cứu này tác giả tập trung vào
nghiên cứu 12 nhân tố tài chính và mối quan hệ của các nhân tố này tới ý kiến kiểm
tốn. Kết quả tìm ra biến lợi nhuận giữ lại là biến có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý kiến
kiểm toán. Các biến khác cũng ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán bao gồm: vốn chủ sở


×