Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

0223 giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP kỹ thương VN chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ (FILE WORD)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.88 KB, 128 trang )


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

- ^φ^---

NGUYỄN VĂN MIỀN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
KỸ THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2016


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

- ^φ^--NGUYỄN VĂN MIỀN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
KỸ THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC GIANG

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng


Mã số: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. TÔ THỊ HẬU

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan: Đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu trong luận
văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ cơng trình nào khác.

Hà nội, ngày tháng năm 2016
Học viên

Nguyễn Văn Miền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............................................................4
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG
CỦA NHTM.....................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểmvềhoạtđộng tín dụng ngân hàng........................ 4
1.1.2. Các hình thức tín dụngngânhàng........................................................... 5
1.1.3. Rủi ro tín dụng....................................................................................... 7
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............................................................ 13
1.2.1. Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại .... 13
1.2.2. Sự cần thiết của quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng:...................14
1.2.3. Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng................................................... 14
1.2.4. Đo lường rủi ro tín dụng...................................................................... 15
1.2.5. Nội dung và quy trình quản trị rủi ro tín dụng của NHTM..................22
1.3. KINH NGHỆM VÀ BÀI HỌC VỀ QUAN TRỊ KUI RO TÍN DỤNG
CỦA
MỘT SỐ NGAN HÀNG THƯƠNG MẠI....................................................34
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tại một số NHTM khác.......................... 34
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................... 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI TECHCOMBANK BẮC GIANG.....................................................39
2.1. KHÁT QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC GIANG...........................................................................39
2.1.1. Một số nét khái quát về tỉnh Bắc Giang..............................................39


2.1.2.
Sự hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Kỹ thương
Việt Nam (
Techcombank )................................................................................................40
2.1.3. Khái quát về các hoạt động kinh doanh của Techcombank Bắc Giang 45
2.2. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

TECHCOMBANK BẮC GIANG...................................................................49
2.2.1 Hoạt động tín dụng của Techcombank Bắc Giang............................... 49
2.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank Bắc Giang..........................54
2.3. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI TECHCOMBANK BẮC GIANG...........................................................59

2.3.1 Đánh giá thực trạng chất lượng QT RRTD thông qua các chỉ tiêu......59
2.3.2 Những kết quả đạt được ...................................................................... 70
2.3.3. Một số tồn tại.......................................................................................75
2.3.4. Nguyên nhân của những tồn tại về chất lượng QTRRTD tại
Techcombank Bắc Giang................................................................................ 80
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH
BẮC GIANG..................................................................................................89
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN
TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT
NAM CHI NHÁNH BẮC GIANG.................................................................89
3.1.1 Định hướng hoạt động tín dụng Techcombank Bắc Giang....................89
3.1.2. Quan điểm về nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng................90
3.1.3. Định hướng nâng cao chất lượng Quản trị rủi ro tín dụng tại
Techcombank Bắc Giang................................................................................ 93


3.2. ĐỀ XUẤT MỘT
SO GIẢI
CAOTẮT
CHẤT LƯỢNG QUẢN
DANH
MỤCPHÁP
CÁC NÂNG
CHỮ VIẾT
TRỊ RỦI RO l í N DỤNG TẠI TECHCOMBANK BẮC GIANG...............96
3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy trình QTRRTD.....96
3.2.2. Nhóm giải pháp hồn thiện các cơng cụ hỗ trợ QTRR:.......................98
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.........................................................................102

3.3.1. Kiến nghị với nhà nuớc......................................................................102
3.3.2. Kíến nghị với tỉnh Bắc Giang............................................................104
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nuớc..................................................105
3.3.4. Kiến nghị với Ngân hàng Thuơng mại cổ phần Kỹ thuơng Việt Nam
(Techcombank ).............................................................................................107
KẾT LUẬN.................................................................................................. 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

CBNV____________ Cán bộ nhân viên________________________________________

2

CSTD____________ Chính sách tín dụng______________________________________

3

DNNN___________ Doanh nghiệp Nhà nước___________________________________

4

DNVVN__________ Doanh nghiệp vừa và nhỏ__________________________________

5

GHTD____________ Giới hạn tín dụng________________________________________

6

HĐTD____________ Hợp đồng tín dụng_______________________________________


7

HMTD___________ Hạn mức tín dụng________________________________________

8

NHNN___________ Ngân hàng nhà nước______________________________________

9

NHTM___________ Ngân hàng thương mại____________________________________

10 NH TMCP________ Ngân hàng thương mại cổ phần_____________________________
11

TECHCOMBANK

Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam.____________

12

TECHCOMBNK

Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh
Bắc Giang______________________________________________

BẮC GIANG

13 NH TMNN________ Ngân hàng thương mại Nhà nước____________________________

14 NQH_____________ Nợ quá hạn_____________________________________________
15 QTRRTD_________ Quản trị rủi ro tín dụng____________________________________
16 RRTD____________ Rủi ro tín dụng__________________________________________
17 TCTD____________ Tổ chức tín dụng_________________________________________
18 TNHH____________ Trách nhiệm hữu hạn_____________________________________


19 TSBĐ____________ Tài sản bảo đảm_________________________________________
20 XDCB____________ Xây dựng cơ bản_________________________________________



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.2. Các hình thức cấp tín dụng ngân hàng.............................................6
Sơ đồ 1.3. Các loại rủi ro tín dụng ngân hàng...................................................9
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức hệ thống Techcombank.........................................44
Bảng 1.1 Mơ hình xếp hạng của Moody’s và Standar & Poor........................18
Bảng 1.2. Mơ hình chấm điểm tín dụng tiêu dùng..........................................21
Bảng 2.1: Nguồn vốn hàng năm của Chi nhánh Bắc Giang...........................45
Bảng 2.2: Dư nợ, số lượng khách hàng tín dụng của Chi nhánh Bắc Giang .. 46
Bảng 2.3 Số lượng sản phẩm, dịch vụ hàng năm của Chi nhánh Bắc Giang . 47
Bảng 2.4: Tổng hợp doanh thu, chi phí và lợi nhuận hàng năm của Chi nhánh
Bắc Giang ...................................................................................................... 48
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ phân theo kỳ hạn hàng năm của Chi nhánh Bắc Giang
........................................................................................................................49
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ phân theo phương thức tín dụng hàng năm của Chi
nhánh Bắc Giang.............................................................................................50

Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ phân theo loại hình khách hàng của Chi nhánh Bắc

Giang
.52
Bảng 2.8: Cơ cấu nợ phân theo ngành nghề cho vay hàng năm của Chi nhánh
Bắc Giang ...................................................................................................... 53
Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ phân theo nhóm nợ hàng năm của chi nhánh Bắc
Giang
....54
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp quỹ dự phịng rủi ro tín dụng...............................57
Bảng 2.11: Kết cấu các chỉ số nợ quá hạn và nợ xấu hàng năm của Chi nhánh
Bắc Giang ...................................................................................................... 59
Bảng 2.12: Các nhóm nợ thực hàng năm của Chi nhánh Bắc Giang..............60
Bảng 2.13: Các khách hàng có dư nợ quá hạn lớn hàng năm của chi nhánh
Bắc Giang ...................................................................................................... 61


Bảng 2.14: Số tiền lãi Techcombank đã miễn giảm cho các KH phát sinh
NQH như sau...................................................................................................62
Bảng 2.15: Tổng họp tổn thất hữu hình hàng năm của Techcombank Bắc Giang
.............................................................................................................................62
Bảng 2.16: Tổng họp dư nọ và lọi nhuận hàng năm của đơn vị.....................63
Bảng 2.17: Trình độ cán bộ hàng năm tại chi nhánh Bắc Giang.....................63
Bảng 2.18: Năng suất chất lưọng tín dụng hàng năm của Chi nhánh Bắc Giang


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Với sự phát triển của nền kinh tế, ngân hàng luôn đóng vai trị hết sức
quan trọng trong việc dẫn luu nguồn vốn, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đáp

ứng các nhu cầu của chủ thể trong việc thực hiện các giao dịch dân sự, thuơng
mại, kinh tế trong xã hội.
Là một đất nuớc đang phát triển nên hệ thống chủ truơng, chính sách,
pháp luật của Việt Nam mang tính ổn định chua cao, nó thuờng xuyên thay
đổi phù hợp với nền kinh tế. Điều đó tác động lớn đến các hoạt động ngân
hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng.
Nền kinh tế đang phát triển, nên Việt Nam luôn có nhu cầu một luợng vốn
hết sức lớn, đặc biệt là nguồn vốn từ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do đó
các Ngân hàng thuơng mại và tổ chức tín dụng đuợc thành lập ngày càng nhiều
và cạnh tranh nhau khốc liệt. Để tồn tại, phát triển các ngân hàng buộc phải tự
đổi mới, vừa mở rộng kinh doanh để đáp ứng đuợc nhu cầu của xã hội, nhung
vẫn phải đảm bảo đuợc sự an toàn của ngân hàng.
Trong những năm qua, nền kinh tế phát triển nóng, nhu các lĩnh vực:
Đóng tàu, bất động sản, sản xuất nguyên vật liệu, chứng khoán, vàng... .dẫn đến
nhu cầu vốn của xã hội không ngừng tăng. Các ngân hàng nở rộ, đua nhau cấp
tín dụng cho các lĩnh vực đó. Khi nền kinh tế suy thoái, cá nhân cũng nhu các tổ
chức kinh tế gặp khó khăn đã ảnh huởng lớn đến khả năng trả nợ cho ngân hàng,
xuất hiện nhiều các vụ việc lừa đảo, gian lận lớn liên quan đến hoạt động cấp
tín dụng của ngân hàng.
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP kỹ thuơng Việt Nam - Chi
nhánh Bắc Giang (Techcombank Bắc Giang) cũng nằm trong bối cảnh khó
khăn chung của nền kinh tế, phải đối mặt với rủi ro rất lớn. Rủi ro tín dụng là
vấn đề mn thuở, trong hoạt động cấp tín dụng, nó đã đuợc nhiều chuyên gia


2

nghiên cứu và ứng dựng trong thực tiễn nhưng trên thực tế các rủi ro về tín
dụng vẫn ln ln xảy ra, nó xảy ra bất kỳ thời điểm nào và bất kỳ ở đâu.
Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp Nâng cao chất lượng

quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam - Chi
nhánh Bắc Giang(Techcombank Bắc Giang) ” để làm luận văn tốt nghiệp
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của NHTM;
- Đánh giá thực trạng để chỉ ra những mặt hạn chế, những mặt đạt được
và những vấn đề phát sinh trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Kỹ thương Việt Nam- Chi nhánh Bắc Giang;
- Đề xuất các giải pháp để tăng cường quản trị rủi ro tín dụng vay đối
với Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc
Giang nói riêng và đối với toàn hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ
thương Việt Nam nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản trị rủi ro tín dụng mà chủ yếu là
hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Chi nhánh Bắc Giang từ
năm 2010 -2014.
4. Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác- Lê nin; thống kê, so sánh và phân tích, tổng
hợp các kết quả để đánh giá cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank
Bắc Giang.
- Luận văn sử dụng phương pháp điều tra tổng hợp, trên cơ sở đó so
sánh phân tích ngun nhân hạn chế để đề gia các giải pháp.


3

5. Kết cấu của luận văn
Tên luận văn: “Giải pháp Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín

dụng tại Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Giang ”
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, được kết cấu thành 3 chương:
- Chương 1: Lý luận chung về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng
thương mại.
- Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Kỹ thương Việt Nam- Chi nhánh Bắc Giang.
- Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng quản trị rủi ro
tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam- Chi nhánh Giang.


4

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN
DỤNG CỦA NHTM
1.1.1.

Khái niệm và đặc điểm về hoạt động tín dụng ngân hàng
Để tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm hoạt động tín dụng ngân hàng,
đầu tiên chúng ta cần biết chủ thể nào tham gia hoạt động đó và hoạt động đó
bao gồm những gì.
Theo điều 4, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, tổ chức tín
dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi
mơ và quỹ tín dụng nhân dân. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung
ứng thuờng xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín
dụng, cung ứng dịch vụ thanh tốn qua tài khoản. Nhu vậy hoạt động ngân
hàng rất nhiều nghiệp vụ, trong đó có nghiệp vụ cấp tín dụng.
Cấp tín dụng đuợc các nhà nghiên cứu đua ra nhiều định nghĩa khác

nhau nhu, cấp tín dụng là quan hệ vay muợn giữa nguời cho vay và nguời đi
vay hay cấp tín dụng là quan hệ chuyển nhuợng tạm thời một luợng giá trị từ
chủ thể này (nguời cho vay) sang chủ thể khác (nguời đi vay) trên cơ sở có sự
hồn trả một luợng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
Tuy nhiên với quan hệ tín dụng khi gắn một bên chủ thể tham gia việc cấp
tín dụng là tổ chức tín dụng thì khi đó quan hệ cấp tín dụng đó gọi là tín dụng
ngân hàng và tổ chức tín dụng tham gia lúc đó với tu cách là nguời cấp tín dụng.
Trong một số tài liệu tham khảo đua ra việc cấp tín dụng gắn liền với
chủ thể là ngân hàng thì đuợc gọi là tín dụng ngân hàng. Điều đó chua hồn
tồn đầy đủ. Theo Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 thì
ngân hàng khơng phải là chủ thể duy nhất mới đuợc phép hoạt động ngân
hàng mà cịn có các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ
và quỹ tín dụng nhân dân.


5

Cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng nó bao hàm với nghĩa rộng,
không chỉ là quan hệ vay mượn đơn thuần, theo khoản 14, Điều 4, Luật các tổ
chức tín dụng số 47/2010/QH12 thì “Cấp tín dụng là việc thoả thuận để tổ chức,
cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền
theo ngun tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho th tài
chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tín dụng khác ”
Với khái niệm trên, chúng ta thấy tín dụng ngân hàng có một số đặc
điểm đó là:
- Bên cho vay là ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác và bên vay
có thể là tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp tín dụng. Nếu trong quan hệ cho vay
mà bên cho vay không phải là ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác thì
hoạt động đó khơng được coi là hoạt động tín dụng ngân hàng;
- Đối tượng trong giao dịch cấp tín dụng ở đây có thể là tiền hoặc cam kết

sử dụng tiền, hoặc chiếu khấu, cho th tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân
hàng hoặc các nghiệp vụ tín dụng khác, nhưng việc cho vay bằng tiền là chủ yếu.
- Trong quan hệ cấp tín dụng ngân hàng, các bên ln thỏa thuận một
khoảng thời gian nhất định để để hoàn trả. Thời gian thỏa thuận việc hoàn trả
khỏan nợ căn cứ vào mục đích vay của phương án, dự án đó; dịng tiền của dự
án, phương án đó.
- Cấp tín dụng ngân hàng thực chất đây là hình thức “bán chịu” dịch vụ.
Việc “bán chịu” này có thể có bảo đảm hoặc khơng có bảo đảm nên ln tiềm ẩn
rủi ro. Thời gian cấp tín dụng càng dài thì nguy cơ tiềm ẩn rủi ro càng lớn.
1.1.2.

Các hình thức tín dụng ngân hàng
Theo điều 14, Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 thì, tín dụng
ngân hàng bao gồm các hình thức sau:
- Cho vay: Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao
hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích
xác định trong một thời gian nhất định theo thoả thuận với ngun tắc có hồn
trả cả gốc và lãi.


6

Tuỳ theo từng tiêu chí mà có thể xác định các hình thức cho vay như,
căn cứ vào thời gian vay xác định cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; căn
cứ vào mục đích vay có thể chia cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh...
- Bao thanh tốn là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hoặc bên mua
hàng thơng qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu
hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng các
dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
- Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín

dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện
nghĩa vụ tài chính thay cho khác hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc
thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và
hồn trả cho tổ chức tín dụng theo thoả thuận.
- Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy địi
các cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước
khi đến hạn thanh toán
- Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ
có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh tốn.
- Các nghiệp vụ tín dụng khác;
Sơ đồ 1.2. Các hình thức cấp tín dụng ngân hàng

(Nguồn Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12)


7

1.1.3.

Rủi ro tín dụng
1.1.3.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng
Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động liên quan đến
nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và chủ thể tham gia các hoạt động đó
cũng hết sức đa dạng, có thể là cá nhân, các loại hình doanh nghiệp, các chủ
thể khác.... Với xã hội ngày càng phát triển thì các hoạt động kinh tế trong xã
hội dù ít, dù nhiều đều có liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Trong hoạt động ngân hàng, nghiệp vụ tín dụng là một trong những hoạt
động cơ bản, lâu đời nhất chiếm tỷ trọng lớn trong các nghiệp vụ ngân hàng và
cũng là nghiệp vụ đua lại nhiều lợi nhuận. Ở Việt Nam, lợi nhuận từ tín dụng
ngân hàng chiếm từ 50 đến 70% trong tổng lợi nhuận của NHTM. Tuy nhiên

đây cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất.
Theo khoản 1, Điều 2, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín
dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng thì “Rủi ro tín dụng
trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất
trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng khơng thực
hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất mà ngân hàng phải gánh
chịu do khách hàng vay không trả gốc, lãi đúng hạn, đầy đủ hoặc không trả
gốc, lãi. Rủi ro này xảy ra trong quá trình cho vay, chiết khấu cơng cụ chuyển
nhuợng giấy tờ có giá, cho th tài chính, bảo lãnh, bao thanh tốn.
Theo khái niệm trên, rủi ro tín dụng ở đây là do khách hàng khơng thực
hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Nhu
vậy khách hàng ở đây là khách hàng có thực, họ là bên thực tham gia giao kết
hợp đồng với tổ chức tín dụng nhung vì nhiều ngun nhân mà họ khơng thể
trả đuợc nợ theo cam kết. Tuy nhiên thời gian qua nhiều tổ chức tín dụng đã


8

xảy ra việc làm tiêu cực, một nhóm cán bộ tín dụng đã lập nên các khách hàng
khơng có thực tham gia ký kết với ngân hàng hoặc giả chữ ký của khách hàng
thực để rút tiền, gọi là khách hàng “ảo”, khách hàng “ma”. Do những gian lận
đó khoản vay quá hạn, không trả được nợ dẫn đến rủi ro thì khoản vay đó có
được xếp vào rủi ro tín dụng hay khơng. Thực tế, các tổ chức tín dụng đều
xếp những rủi ro đó vào rủi ro tín dụng mặc dù khách hàng khơng có thực, họ
khơng ký kết và cũng khơng cam kết bất kỳ điều gì trong hợp đồng tín dụng.
Như vậy với khái niệm trên cho thấy rủi ro tín dụng chưa bao hàm hết
cả những đối tượng là khách hàng “ảo”, khách hàng không có thực đó. Vì
vậy, rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khả năng tổn thất trong

hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng. Trong khái niệm này khơng
cần đưa lý do vì khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực
hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Với quan điểm như vậy nó bao hàm hết
tất cả các trường hợp, các nguyên nhân dẫn đến khơng thu hồi được khoản tín
dụng đã cấp.
1.1.3.2. Các loại rủi ro tín dụng
Tuỳ theo tiêu chí và mục đích, yêu cầu nghiên cứu, các nhà nghiên cứu
phân loại rủi ro tín dụng theo theo nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào nguyên
nhân phát sinh ra rủi ro, các nhà nghiên cứu phân chia rủi ro thành hai loại là
rủi ro về giao dịch và rủi ro về danh mục, cụ thể:
+ Rủi ro về giao dịch: Do hạn chế trong việc thẩm định, đánh giá khách
hàng và phê duyệt cho vay. Rủi ro này chủ yếu là do năng lực trình độ của
cán bộ. Rủi ro này có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và
rủi ro nghiệp vụ.
V Rủi ro lựa chọn: Quá trình lựa chọn khách hàng, thu thập thơng tin,
phân tích, đánh giá, thẩm định phương án khơng tồn diện, khơng dự đốn hết
các tình huống bất lợi xảy ra dẫn đến rủi ro;


9

S Rủi ro bảo đảm: Đây là loại rủi ro liên quan đến việc nhận tài sản
bảo đảm; nó khá phổ biến khi hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ,
cụ thể dẫn đến rủi ro tính hiệu lực của các văn bản đã ký kết với khách hàng.
Khi rủi ro xảy ra thì nguồn thu nợ thứ hai kỳ vọng không thu được dẫn đến
khoản vay trở thành khơng có bảo đảm và nguy cơ mất vốn cao;
S Rủi ro nghiệp vụ: Đây là rủi ro liên quan đến việc quản lý, theo dõi
khoản vay, đánh giá khơng kịp thời các khoản vay để có cách thức ứng xử kịp
thời với các khoản vay đó.
+ Rủi ro về danh mục: Rủi ro về danh mục phát sinh trong quá trình

quản lý danh mục cho vay của ngân hàng. Rủi ro danh mục bao gồm rủi ro
nội tại và rủi ro tập trung, cụ thể:
S Rủi ro nội tại là rủi ro xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có,
mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc của ngành, lĩnh
vực, đặc điểm đó. Rủi ro này xuất phát từ đặc điểm hoạt động, đặc điểm sử
dụng vốn của khách hàng vay, như khách hàng ứng trước tiền thu mua nông,
hải sản cho khách hàng....
S Rủi ro tập trung là rủi ro khi ngân hàng tập trung vốn vay quá nhiều
vào một khách hàng, một ngành nghề, một lĩnh vực hay một địa bàn nhất
định, như tập trung quá nhiều trong việc kinh doanh bất động sản, xi măng,
sắt thép..
Sơ đồ 1.3. Các loại rủi ro tín dụng ngân hàng


10

1.1.3.3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng
a) Nguyên nhân khách quan:
- Biến động tình hình chính trị trên thế giới hoặc trong nước: Trong
nền kinh tế thị trường, với sự hội nhập sâu rộng nên kinh tế của thế giới, mọi
sự biến động của chính trị, kinh tế trong nước cũng như trên thế giới đều tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động
cấp tín dụng. Sự tác động đó có thể theo chiều hướng tích cực thúc đẩy tăng
trưởng tín dụng hoặc làm giảm tăng trưởng tín dụng. Thể hiện cụ thể như thời
gian qua, do căng thẳng trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc nên
các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó khăn, làm cho hàng tồn
kho của doanh nghiệp tăng lên, nguy cơ khả năng trả nợ vay ngân hàng bị
chậm trễ.
- Bất cập của hệ thống pháp luật: Pháp luật tạo ra hành lang cho các
chủ thể tham gia hoạt động, trong đó có hoạt động của ngân hàng. Pháp luật

ban hành có nội dung đi trước sự phát triển của kinh tế tạo ra những quy định
viễn vông, pháp luật đi sau, lạc hậu so với sự phát triển kinh tế tạo ra sợi dây
trói ràng buộc sự phát triển kinh tế. Pháp luật cần phải quy định phù hợp với
sự phát triển của kinh tế mới thực sự thúc đẩy các quan hệ kinh tế phát triển.
Pháp luật quy định chồng chéo, không đầy đủ gây ra rủi ro hết sức lớn hoạt
động cấp tín dụng. Cụ thể như các quy định của pháp luật hiện nay về xử lý
tài sản bảo đảm có nhiều điểm chồng chéo, bất hợp lý gây ra những bất lợi
không nhỏ cho ngân hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm.
- Bất cập trong cơ chế, chính sách kinh tế của Nhà nước: Sự ban hành cơ
chế chính sách thiếu đồng bộ, thiếu lộ trình mang tính “dật cục” dẫn đến các “cú
sốc” cho các chủ thể và đặc biệt là các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh.
Các chủ thể không biết được cơ chế chính sách sẽ có sự thay đổi như thế nào để
đưa ra định hướng hoạt động kinh doanh của họ một cách ổn định....


11

- Hệ thống thơng tin: Thơng tin có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
việc thẩm định khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay các ngân hàng khơng có đầy
đủ thơng tin hoặc thơng tin có độ tin cậy khơng cao để phân tích, đánh giá
khách hàng một cách chính xác.
- Các sự kiện bất khả kháng: Cấp tín dụng ln đối mặt với các rủi ro
bất khả kháng như do thiên nhiên, mưa bão, động đất, hoả hoạn.. ..các rủi ro
do hoạt động khủng bố, chiến tranh.. .Các sự kiện bất khả kháng đó nếu xảy
ra sẽ gây ra hậu quả hết sức nặng nền cho tồn xã hội nói chung và hoạt động
cấp tín dụng nói riêng và khả năng thu hồi vốn trong những trường hợp này
quá khó khăn.
b) Các nguyên nhân chủ quan:
- Do năng lực trình độ cán bộ ngân hàng yếu kém, dẫn đến không phát
hiện ra các hạn chế của khách hàng như: Tình hình tài chính của khách hàng

khơng tốt; năng lực quản lý hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, nội bộ thiếu
thống nhất, đồn kết; sản xuất kinh doanh khơng ổn định, đầu tư dàn trải; tư
cách đạo đức của người kinh doanh kém như thiếu hợp tác, có những hành vi
lừa đảo.
- Đạo đức kinh doanh của cán bộ kém. Đây là một trong những nguyên
nhân cơ bản gây ra các rủi ro tín dụng trong thời gian qua. Cán bộ lừa đảo
khách hàng, bị khách hàng mua chuộc hoặc cấu kết với khách hàng để lừa đảo
chiếm đoạn tài sản của ngân hàng thơng qua việc cấp tín dụng.
- Do áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng, nên cán bộ ngân hàng hạ
thấp hoặc bỏ qua nhiều điều kiện cho vay dưới tiêu chuẩn để đạt được thị
phần và các chỉ tiêu kinh doanh.
- Chính sách tín dụng thiếu nhất quán, chưa hợp lý, cứng nhắc không
theo kịp thời sự biến động của thị trường.
- Chưa xây dựng được danh mục đầu tư một cách có hiệu quả. Đầu tư


12

tập trung vào một ngành, một lĩnh vực quá lớn dẫn đến ngành nghề đó khó
khăn kéo theo rủi ro cho hoạt động cấp tín dụng.
- Q trình cho vay còn coi trọng nhiều đến nguồn thu nợ thứ hai là tài
sản thế chấp, coi tài sản thế chấp là yếu tố hàng đầu để quyết định cho vay mà
không chú trọng nhiều đến tính khả thi của phuơng án, dự án và tình hình tài
chính của khách hàng vay.
- Ngân hàng thuờng chú trọng kiểm soát chặt chẽ ở giai đoạn cấp tín
dụng mà cịn xem nhẹ việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình hoạt
động sản xuất, kinh doanh của khách hàng sau khi giải ngân.
1.1.3.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng
a) Đối với hoạt động ngân hàng:
Khơng ai mong muốn rủi ro tín dụng xảy ra, nhưng do những nguyên

nhân khách quan cũng như chủ quan hoặc bất khả kháng nêu trên thì rủi ro tín
dụng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu và với bất kỳ ngân hàng nào.
Khi xảy ra rủi ro tín dụng, ngân hàng hết sức khó khăn trong việc thu
hồi vốn thậm chí là mất vốn, làm cho ngân hàng mất cân đối trong thanh
khoản, vịng quay sử dụng vốn tín dụng khơng hiệu quả, làm tăng chi phí cho
hoạt động ngân hàng. Khi đến một mức độ nhất định các khoản tín dụng chậm
thu hồi hoặc mất vốn không thể thu hồi dẫn đến ngân hàng khơng có nguồn
tiền để trả cho người gửi tiền, ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng
thanh tốn và có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản.
b) Đối với nền kinh tế:
Ngân hàng có một vai trị hết sức to lớn trong nền kinh tế, nó là một
trung gian tài chính, là tổ chức dẫn lưu các dòng vốn trong nên kinh tế cũng là
cơng cụ để thực thi các chính sách điều hành kinh tế của đất nước.
Nếu có rủi ro tín dụng lớn thì ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế,
đầu tiên đó là người dân. Người dân khi mất lòng tin vào ngân hàng, họ sẽ


13

đồng loạt rút vốn khiến cho ngân hàng đó nguy cơ sụp đổ vào kéo theo hệ lụy
ảnh hưởng các ngân hàng khác, làm cho hệ thống ngân hàng gặp khó khăn và
do đó làm cho nền kinh tế mất ổn định
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại
Rủi ro tin dụng gắn liền với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.
Khơng một nhà quản lý ngân hàng tài ba nào dám khẳng định mình quản lý
việc cấp tín dụng khơng để xảy ra rủi ro. Nếu vì sợ rủi ro, khơng mạnh dạn
đầu tư thì lợi nhuận sẽ thấp, hoặc mạnh dạn đầu tư nhưng rủi ro lớn thì lợi
nhuận cũng bị ảnh hưởng. Vậy làm thế nào để khi cấp tín dụng rủi ro thấp

nhất nhưng lợi nhuận đạt được tốt nhất. Điều đó địi hỏi năng lực, trình độ,
phẩm chất đạo đức của người làm cơng tác quản lý nói chung và quản trị rủi
ro nói riêng. Các nhà quản lý phải làm sao đưa ra được khẩu vị rủi ro như thế
nào đó cho phù hợp.
Hiện nay có nhiều quan điểm đưa ra về rủi ro cho hoạt động cấp tín
dụng, cụ thể như:
- Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học,
tồn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm sốt, phịng ngừa và giảm
thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
- Quản trị rủi ro tín dụng là hình thức quản lý nhằm giảm thiểu các tổn
thất và tối đa hoá các khoản lợi nhuận cho ngân hàng thương mại bằng các
cơng cụ thích hợp thông qua xác định nguyên nhân của rủi ro, từ đó có biện
pháp phịng ngừa chống đỡ hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro
- Quản trị rủi ro tín dụng là việc ngân hàng thương mại xác định, đánh
giá và xử lý các tình huống xảy ra rủi ro gây thiệt hại về tài sản.
Qua một số khái niệm trên, chúng ta thấy ở mỗi khái niệm đưa ra được


14

một mặt nào đó về quản trị rủi ro hoặc chỉ nêu chủ thể là ngân hàng thuơng
mại mà không đề cập đến các chủ thể khác nhu quỹ tín dụng, cơng ty cho th
tài chính.....Tựu chung lại, chúng ta có thể hiểu: Quản trị rủi ro tín dụng là
việc các tổ chức tín dụng xây dựng một hệ thống quy trình, quy chuẩn, khẩu vị
rủi ro để phân loại nhận diện các rủi ro và từ đó phịng ngừa cũng như xử lý
các rủi ro kịp thời, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra mức thấp nhất nhưng
đồng thời tối đa hoá được lợi nhuận một cách tốt nhất.
1.2.2. Sự cần thiết của quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng:
Tín dụng là một trong những nghiệp vụ quan trọng và chủ yếu trong
các hoạt động của ngân hàng. Hơn nữa, thực tế cho thấy các rủi ro trong hoạt

động ngân hàng thuờng xảy ra với hoạt động cho vay và khi đã xảy ra rủi ro
thuờng là rất nghiêm trọng.
Trong nền kinh tế thị truờng, các ngân hàng luôn đứng truớc sự cạnh
tranh gay gắt, để giữ và tiếp thị khách hàng. Ngân hàng nhiều lúc phải hạ
thấp các tiêu chuẩn thẩm chí bỏ qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng để tiếp thị
khách hàng. Cùng với đó, tình hình kinh tế, chính trị thuờng xuyên biến
động; năng lực, phẩm chất cán bộ cũng là nguyên nhân đặc biệt quan trọng
đua đến những rủi ro trong việc cho vay.
1.2.3. Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng
1.2.3.1 Giảm thiểu rủi ro tín dụng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng
Đây là mục tiêu đầu tiên của công tác QTRRTD. Trong hoạt động kinh
doanh NH rủi ro là điều không thể tránh khỏi, chúng ta chỉ có thể chấp nhận
nó, vấn đề đặt ra là làm sao để giảm thiểu rủi ro ở mức tối đa, ở mức độ nào
thì rủi ro có thể chấp nhận đuợc và không làm ảnh huởng đến sự an tồn trong
hoạt động kinh doanh NH. Tìm câu trả lời cho câu hỏi này chính là nhiệm vụ
của cơng tác QTRRTD. Dựa vào các chính sách, mơ hình QTRRTD, các cán
bộ NH thực hiện các công việc nhằm nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu


×