BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH
TIỂU LUẬN
MƠN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA MẠNH TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA
NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM
HIỆN NAY
Họ và tên giảng viên: BÙI XUÂN THANH
Họ và tên học viên: ĐỖ QUÝ DƯƠNG
Lớp: Triết học (PHI610004) – LPH: 21C1PHI61000416
Mã số học viên: 212111019
Số thứ tự trên lớp: 07
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 03 năm 2022
1
MỤC LỤC:
PHẦN MỞ ĐẦU: ..................................................................................................... 3
I.
II.
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH: ................................................................................ 4
1.1.
Nguồn gốc tư tưởng chính trị của Mạnh Tử..................................................... 4
1.2. Quan điểm “nhân nghĩa” đến “nhân chính” trong tư tưởng chính trị của
Mạnh Tử ...................................................................................................................... 5
1.3.
Vấn đề dân bản trong tư tưởng chính trị của Mạnh Tử .................................. 7
1.4. Những giá trị và hạn chế trong tư tưởng chính trị của Mạnh Tử và bài học
ứng dụng vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay ................................. 10
Những giá trị mà tư tưởng chính trị của Mạnh Tử mang lại: .................................... 10
Những hạn chế trong tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử: ............................... 12
III.
PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: ..................................................................... 13
IV.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: .......................................................... 16
2
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
Một cách tổng quát nhất, tư tưởng chính trị của Mạnh Tử, một trong những học thuyết
nổi tiếng thuộc trường phái Nho Giáo có nội dung chính yếu về việc lấy dân làm gốc để trị
vì cai quản đất nước. Mặc dù tư tưởng chính trị này vẫn còn mang nhiều bất cập đặc trưng
của giai cấp phong kiến, tuy nhiên nó vẫn thể hiện được mặt tiến bộ vượt thời gian của
mình, thích hợp trong bối cảnh hiện nay khi mà nguyên tắc để vận hành bất kỳ nền chính
trị nào trên thế giới cũng phải đặt lợi ích của nhân dân, cơng dân mình lên làm mục tiêu
trong yếu.
Việt Nam cũng không phải là quốc gia ngoại lệ, chúng ta là một đất nước của dân, do
dân và vì dân. Quan điểm này được thể hiện xuyên suốt trong nghìn năm lịch sử dựng nước
và giữ nước của dân tộc ta. Đến hiện tại, bản chất của Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam được hình thành từ cuộc tổng tuyển cử tồn dân, mỗi công dân Việt Nam khi đạt đến
một độ tuổi đầy đủ về mặt nhận thức đều có thể tự mình chọn ra người đại diện thực hiện
quyền lực chính trị để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp mà mình có quyền được hưởng.
Mỗi bản hiến pháp của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đều thể hiện rõ nét
quyền này của nhân dân, cụ thể:
-
Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 do Chủ tịch nước Hồ Chí Minh soạn
thảo có nêu rõ: “tất cả quyền bính trong nước đều là của tồn thể nhân dân Việt
Nam, khơng phân biệt nịi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo; những việc
quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra toàn dân phúc quyết. Nhân dân có quyền
làm chủ về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, bầu ra Quốc hội – cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất thể hiện quyền tối cao của nhân dân.”1
-
Hiến pháp năm 2013 có nội dung sau: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân
dân”2, “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả
1
PGS. TS. Phạm Ngọc Anh, GS. TS. Mạch Quang Thắng, GS. TS Nguyễn Ngọc Cơ, PGS. TS Vũ Quang Hiển, TS. Lê Văn
Thịnh (2017), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội, NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật.
2
Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2013), Hiến Pháp, Khoản 1 điều 2.
3
quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức.”3, Nhà nước bảo đảm và phát huy
quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vê ̣ và bảo đảm quyền con
người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển tồn diện.”4
Như vậy, có thể thấy được sự tương đồng giữa tư tưởng chính trị của Mạnh Tử và tình
hình chính trị tại Việt Nam ta, từ đó thể hiện được tính cấp thiết đối với việc nghiên cứu,
phân tích tư tưởng chính trị của Mạnh Tử để học tập, áp dụng vào việc xây dựng Nhà Nước
pháp quyền của Việt Nam hiện nay, khi mà vẫn còn tồn tại nhiều mặt tiêu cực trong bộ máy
quản lý, chưa đúng với bản chất của dân, do dân và vì dân.
II. PHẦN NỘI DUNG CHÍNH:
1.1.
Nguồn gốc tư tưởng chính trị của Mạnh Tử
Tồn tại trong thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc, là thời kỳ đặc biệt trong lịch sử Trung
Quốc cổ đại khi vừa là thời kỳ tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ vừa là mầm mống phát
triển q trình phong kiến hóa của xã hội, Mạnh Tử (371 – 289 TCN) tên thật là Mạnh Kha
thuộc dịng dõi Manh Tơn Thị - Vương tộc nước Lỗ là một Nho gia có sức ảnh hưởng không
chỉ đối với xã hội hiện tại của ông mà các học thuyết ấy còn được nghiên cứu, ứng dụng
trong xã hội hiện đại ngày nay.
Các tư tưởng chính trị mang tầm ảnh hưởng của Mạnh Tử có nguồn gốc từ các yếu tố
sau:
-
Phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội nhiều biến động trong thời kỳ Xuân thu – Chiến
quốc;
-
3
4
Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, ứng dụng đường lối “Đức trị”;
Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2013), Hiến Pháp, Khoản 2 điều 2.
Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2013), Hiến Pháp, Điều 3.
4
-
Kế thừa tư tưởng của Khổng Tử và phát triển, sáng tạo nó dựa trên nhận thức của
chính bản thân Mạnh Tử.
Từ các yếu tố trên đã dẫn đến kết quả là sự hình thành tất yếu của tư tưởng chính trị
“nhân chính” và “nhân bản” có giá trị đến hiện nay của Mạnh Tử.
1.2.
Quan điểm “nhân nghĩa” đến “nhân chính” trong tư tưởng chính trị của
Mạnh Tử
Kế thừa tư tưởng Nho gia của Khổng Tử và bổ sung sự sáng tạo của mình vào trong bối
cảnh xã hội thời Xuân thu – Chiến quốc, Mạnh Tử đã phát triển và làm rõ hơn nội dung của
lý thuyết về “nhân”. Ông cho rằng “Nhân giả dã, nhân dã. Hiệp nhi ngôn chi, đạo dã: Chữ
nhân (đức nhân) đồng nghĩa với chữ nhân (người) vậy hễ là người thì phải làm nhân. Nói
cho hợp nghĩa, nhân tức là đạo làm người vậy.” Ông cũng chỉ rõ: “Nhân giả ái nhân; hữu
lễ giả kính nhân. Ái nhân giả, nhân hằng ái chi; kính nhân giả, nhân hằng kính chi: Nhân
tức là thương người cịn lễ tức là kính người. Mình thương người ta thì người ta thường
thương lại mình; mình kính người ta thì người ta thường kính lại mình.” Như vậy, vẫn
khẳng định nhân là thương người, nhưng Mạnh Tử chú trọng hơn về nền tảng của đức
nhân.5 Quan điểm của Mạnh Tử về việc sử dụng nhân đức trong chính trị là giải pháp cho
mọi vấn đề của các nhà cẩm quyền để trị nước, an dân, bình thiên hạ.
Theo Mạnh Tử, “Nhân, nhân tâm dã; nghĩa, nhân lộ dã. Xả kỳ lộ nhi phất do, phóng kỳ
tâm nhi bất tri cầu, ai tai!... Học vấn chị đạo vô tha: Cầu kỳ phóng tâm nhi dĩ hỹ: Nhân là
lương tâm của con người; nghĩa là con đường chính đại của người. Những ai bỏ con đường
chính đại của mình mà chẳng theo, những kẻ để thất lạc lương tâm của mình mà chẳng biết
tìm nó lại, thật đáng thương hại thay!... Người học vấn đạo lý chỉ có cái mục đích này mà
thơi: Tìm lại cái lương tâm thất lạc của mình.”6, nhân phải đi liền với nghĩa, mỗi người trên
con đường sự nghiệp, gia đình, học vấn, … của mình phải trao dồi nhân phẩm, đạo đức mới
5
Bùi Xuân Thanh (2021) , Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử giá trị và hạn chế (Sách chuyên khảo), Hà Nội,
Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, tr. 68.
6
Bùi Xuân Thanh (2021) , Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử giá trị và hạn chế (Sách chuyên khảo), Hà Nội,
Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, tr. 70.
5
có thể được xem là “con đường chính đại” để tìm lại “cái lương tâm” của mình. Ngồi ra,
nghĩa trong tư tưởng chính trị của Mạnh Tử cịn bao hàm ý nghĩa là những việc nên nói,
nên làm đúng lẽ phải, không gây ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến người khác.
Như vậy, quan điểm về nhân nghĩa của Mạnh Tử chính là thi hành lẽ phải dựa trên quan
điểm nhân đức trong mỗi con người thì họ đã là bậc đại nhân trong chính cuộc sống của
mình rồi. Ơng cho rằng “Nhân gắn liền với nghĩa nên bất nhân gắn với bất nghĩa. Đạo làm
người không được phạm điều bất nhân và bất nghĩa.” Cũng như “Cư ô tại? Nhân thị dã.
Lộ ô tại? Nghĩa thị dã. Cư nhân, do nghĩa, đại nhân chi sự bị hỹ: Kẻ sĩ ở nơi nào? Ở nơi
đức nhân vậy. Kẻ sĩ đi đường nào? Noi theo đức nghĩa vậy. Ở nơi đức nhân, noi theo đức
nghĩa, sự nghiệp của bậc đại nhân đã được đầy đủ rồi.”7
Về phạm trù chính trong tư tưởng chính trị của Mạnh Tử về nhân chính, chính ở đây
được gắn liền với chính sự, ơng cho rằng “Chư hầu chi bảo tam: Thổ địa, nhân dân, chính
sự: Một vị vua của chư hầu có ba của quý: Đất đai, nhân dân và chính sự.” Như vậy, chính
sự ở đây chính là việc nước, người làm chính sự chính là nhà cầm quyền, quản lý nhân dân,
giải quyết những vấn đề trọng tâm của một đất nước. Cách hiểu này tương ứng với từ chính
trị trong xã hội hiện đại ngày nay, tư tưởng chính trị của Mạnh Tử với nội dung xuyên suốt,
thống nhất là vấn đề nhân chính mang hàm nghĩa là mở rộng phạm trù đạo đức vào trong
chính trị, sử dụng đạo đức (nhân) vào việc vận hành nền chính trị của đất nước (chính).
Mạnh Tử nói rằng: “Thiên hạ nịch, viên chi dĩ đạo: Thiên hạ chìm đắm, muốn tiếp cứu họ,
phải dùng đạo lý (nhân, nghĩa, lễ, …) mới được.”8
Mạnh Tử đề cao và tuyệt đối tư tưởng nhân nghĩa trong việc chính trị, ơng đặt vấn đề
này lên trên cả lợi ích của các nhà cầm quyền vì theo ơng nếu bất kỳ khi nào vấn đề lợi ích
được đặt cao hơn nhân nghĩa xã hội sẽ trở nên hỗn loạn, mọi người tìm mọi cách để đạt
được tư lợi mà khơng màng đến cái lợi ích chung nữa, “Nếu ở trên bậc quốc vương nói
rằng: Có cách gì để làm lợi cho đất nước ta? Kế đó, hàng đại phu nói rằng: Có cách gì để
7
Bùi Xn Thanh (2021) , Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử giá trị và hạn chế (Sách chuyên khảo), Hà Nội,
Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, tr. 72.
8
Bùi Xuân Thanh (2021) , Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử giá trị và hạn chế (Sách chuyên khảo), Hà Nội,
Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, tr. 79.
6
làm lợi cho gia tộc ta? Sau đó hạng sĩ và hạng bình dân nói rằng: Có cách gì để làm lợi
cho thân phận ta? Như vậy, từ trên tới dưới đều tranh nhau vì mối lợi, ắt vận nước phải
lâm nguy đó.”9
Tổng quan về tư tưởng chính trị của Mạnh Tử, việc điều hành chính sự của mỗi quốc
gia phải được thực hiện bằng đạo đức, tư tưởng nhân chính này khiến hồi bão lớn nhất của
Mạnh Tử chính là làm thế nào để cho nhân đức trở thành lẽ sống của mỗi người trong xã
hội, để đức nhân có thể lan rộng và tỏa sáng.
1.3.
Vấn đề dân bản trong tư tưởng chính trị của Mạnh Tử
Dù cịn mang nặng màu sắc giai cấp và chủ yếu dựa trên ý chí chủ quan của Mạnh Tử,
quan điểm về nhân chính của ơng trong đạo trị nước là tiền đề cho học thuyết “Dân bản”
mang nhiều giá trị lịch sử, xứng đáng được học tập và áp dụng vào thực tế hiện nay.
Luận điểm “Chư hầu chi bảo tam: Thổ địa, nhân dân, chính sự. Bảo châu ngọc giả,
ương tất cập thân: Một vị vua chưa hầu có ba của quý: Đất đai, nhân dân và chính sự. Nếu
chê ba điều ấy mà quý châu ngọc, ắt thân mình phải vướng lấy tai ương” một lần nữa được
nhắc lại trong tư tưởng chính trị của Mạnh Tử để thể hiện rằng ông lấy dân làm nền tảng
quý báu của một quốc gia, việc xem trọng nhân dân quyết định sự tồn vong của đất nước.
Tư tưởng này cũng được thể hiện rõ hơn trong câu “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi
khinh” khi mà dân được xem trọng nhất trong các yếu tố, rồi mới đến quốc gia, đất nước và
cuối cùng là nhà cầm quyền. Một nhà cầm quyền thành trong theo tư tưởng chính trị của
Mạnh Tử là một nhà cầm quyền biết dùng nhân nghĩa trong chính trị, thương dân, coi trọng
dân, quan tâm đến đời sống của nhân dân, ông cho rằng “Đắc thiên hạ hữu đạo, đắc kỳ dân,
tư đắc thiên hạ hỹ. Đắc kỳ dân hữu đạo: đắc kỳ tâm, tư đắc dân hỹ. Đắc kỳ tâm hữu đạo:
sở dục, dữ chi tụ chi: sở ố, vật thi nhĩ dã: Muốn có được thiên hạ, có một phương pháp nên
theo: Hễ được dân chúng, tự nhiên sẽ được thiên hạ. Muốn được dân chúng, có một phương
pháp nên theo: Hễ được lịng dân, tự nhiên sẽ được dân chúng. Muốn được lòng dân, có
9
Bùi Xn Thanh (2021) , Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử giá trị và hạn chế (Sách chuyên khảo), Hà Nội,
Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, tr. 80.
7
một phương pháp nên theo: dân ghét việc chi, nhà cầm quyền đừng thi thố cho họ.”10 Như
vậy, để có được thiên hạ, nhà cầm quyền phải lấy được lòng dân.
Trong tư tưởng Dân bản của Mạnh Tử thì yếu tố dưỡng dân cũng đóng vai trị rất quan
trọng khi mà ông gắn liền thế giới quan duy vật (vật chất) và tâm tư, tình cảm và sức dân
(duy tâm). Cụ thể, Mạnh Tử cho rằng “Minh quân chế dân chi sản, tất sử ngưỡng túc dĩ sự
phụ mẫu, phủ túc dĩ sức thê tử, lạc tuế chung thân bão, hung niên miễn ư tử vong. Nhiên
hậu khu nhi chi thiện. Cố dân chi tùng chi dã khinh: Đấng minh quân chế định tài sản của
dân, ắt khiến cho ngẩng đầu lên thì đủ thờ cha mẹ, cúi xuống đủ ni vợ con, năm được
mùa thì ln no đủ, năm mất mùa khơng đến nỗi chết đói. Được như thế rồi, nhà vua mới
khiến dân làm thiện. Tự nhiên họ sẽ theo điều thiện một cách dễ dàng.”11 Ngoài ra, Mạnh
Tử còn đề cao những phúc lợi xã hội cho những thành phần thất thế trong xã hội như là
“Lão nhi vô thê viết quan, lão nhi vô phu viết quả, lão nhi vô tử viết độc, ấu nhi vô phụ viết
cô. Thử tứ giả thiên hạ chi cùng dân nhi vô cáo giả: Quan là những ông lão không vợ, quả
lả những bà lão không chồng, độc là những ông lão hoặc bà lão chẳng có con phụng dưỡng,
cô là trẻ mồ cơi cha. Đó là những hạng người cùng khổ nhất trong thiên hạ chẳng biết nhờ
cậy vào ai.” Và “Thiên hạ hữu thiện dưỡng lão, tắc nhân nhân dĩ vi kỷ quy hỹ: Trong thiên
hạ, nếu có một vị vua hay phụng dưỡng người già cả, ắt những nhà nhân đức đều quay về
với vị vua ấy.”12
Tư tưởng dân bản của Mạnh Tử với nhiều lợi ích là thế, nhưng theo ơng để hiện thực
hóa được tư tưởng chính trị này cần phải có yếu tố phẩm chất, đạo đức của nhà cầm quyền.
Vì chỉ có nhà cầm quyền có đầy đủ nhân nghĩa mới có thể nhận thức được điều hay lẽ phải
mà làm theo, còn đối với những người bất nhân, bất nghĩa thì việc họ gạt đi điều hay, ý đẹp
khi thi hành nhân chính là hồn tồn có thể. Mạnh Tử nói, vua phải biết tồn tâm, dưỡng
tính, phát triển nhân, nghĩa, lễ, trí, người qn tử phải biết giữ lịng mình. Vua, nói rộng ra
10
Bùi Xn Thanh (2021) , Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử giá trị và hạn chế (Sách chuyên khảo), Hà Nội,
Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, tr. 92.
11
Bùi Xuân Thanh (2021) , Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử giá trị và hạn chế (Sách chuyên khảo), Hà Nội,
Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, tr. 98.
12
Bùi Xuân Thanh (2021) , Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử giá trị và hạn chế (Sách chuyên khảo), Hà Nội,
Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, tr. 100.
8
là nhà cầm quyền phải ở chỗ rộng rãi trong thiên hạ (đức nhân) mà dung nạp người, đứng
ở chỗ chính đáng trong thiên hạ (lễ), noi theo đường lớn trong thiên hạ (đức nghĩa); hễ đắc
chí thì cùng với dân mà hành đạo, bất đắc chí thì riêng mình mà hành đạo. Suốt đời canh
cánh một nỗi lo sao cho mình có thể trở thành như vua Nghiêu, vua Thuấn.13 Khơng chỉ
khuyến khích khun can nhà cầm quyền liên tục tu sửa, phát triển bản thân trở thành một
con người nhân đức, Mạnh Tử cũng thẳng tay chỉ trích hạng quan tư lợi, không màng đến
xã tắc “Trưởng quân chi ác, kỳ tội tiểu; phùng quân chi ác, kỳ tội đại. Kim chi đại phu, giai
phùng quân chi ác: Làm quan mà hùa theo vua, khi vua lầm lỗi, tuy là có tội nhưng tội nhỏ;
chứ như đón trước ý xấu của vua, kêu gợi cho vua lầm lỗi, đó mới là tội lớn.”14
Cuối cùng, một luận điểm rất quan trọng nữa trong tư tưởng chính trị Dân bản của Mạnh
Tử chính là sử dụng người tài đức. Một nhà cầm quyền mà vì tư lợi cá nhân, dịng tộc mà
không sử dụng đúng người hiền đức theo Mạnh Tử chính là một nhà cầm quyền thất bại,
có thể dẫn đến hệ quả diệt vong của quốc gia đó. Việc không sử dụng người tài đức cũng
là không thi hành nhân chính, vì người khơng chính thức đó rồi sẽ làm hại dân, hại nước và
hại chính nhà cầm quyền khi họ có trong tay quyền lực, tước vị. Ơng nói “Bất tín nhân hiền,
tắc quốc khơng hư: Nếu bậc quốc trưởng chẳng tin cậy những trang nhân đức và hiền tài,
chẳng giao trọng trách cho những vị ấy, thì vận nước trống khơng, chẳng ai nâng đỡ.”
Mạnh Tử kết luận rằng “Bất dụng hiền, tắc vong: Một nhà vua mà chẳng dùng người tài
đức, ắt phải mất nước.”15 Việc đánh giá người như thế nào mới là tài đức cũng được Mạnh
Tử đưa ra tiêu chuẩn khách quan, dựa vào ý kiến của nhân dân, mở đầu cho tư tưởng về
chế độ dân quyền, dân quyết trong xã hội hiện đại ngày nay. Mạnh Tử nói rằng “Tả hữu
giai viết hiền, vị khả dã. Chư đại phu giai viết hiền vị khả dã. Quốc nhân giai viết hiền,
nhiên hậu sát chi. Kiến hiền yên, nhiên hậu dụng chi: Như những trang hầu cận bên tả bên
hữu đều cho rằng người nào đó là hiền tài, mình cũng chớ vội tin. Như khắp cả nước người
13
Bùi Xuân Thanh (2021) , Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử giá trị và hạn chế (Sách chuyên khảo), Hà Nội,
Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, tr. 102.
14
Bùi Xuân Thanh (2021) , Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử giá trị và hạn chế (Sách chuyên khảo), Hà Nội,
Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, tr. 106.
15
Bùi Xuân Thanh (2021) , Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử giá trị và hạn chế (Sách chuyên khảo), Hà Nội,
Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, tr. 108.
9
ta đều cho rằng người nào đó là trang hiền tài, chừng ấy mình mới quan sát. Khi đã nhận
thấy quả thật là trang hiền tài, chừng đó mình mới cử dùng.”16
1.4.
Những giá trị và hạn chế trong tư tưởng chính trị của Mạnh Tử và bài học
ứng dụng vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay
Những giá trị mà tư tưởng chính trị của Mạnh Tử mang lại:
Tư tưởng chính trị của Mạnh Tử mang đạo đức vào trong chính trị (quan điểm nhân
chính). Mạnh Tử xem xét tính thiện là điều cơ bản mà mỗi con người khi sinh ra đều có và
mong muốn phổ biến tư tưởng đến từng con người trong xã hội bởi vì ơng cho rằng, một
khi con người đánh mất đi tính thiện bẩm sinh, xã hội tất yếu sẽ rơi vào tình trạng loạn lạc,
mất ổn định. Như vậy, để phát triển xã hội, các nhà cầm quyền phải thực hiện các biện pháp
giáo dân, dưỡng dân thể hiện tính thiện với nhân dân và giáo dục đề cao tính hướng thiện
trong mỗi con người. Luận điểm này của Mạnh Tử cũng gián tiếp thể hiện việc ông xem
mỗi con người là một thực thể bình đẳng trong xã hội về mặt đạo đức và để có một xã hội
tốt đẹp hơn thì mỗi người phải rèn luyện về đức nhân của mình. Dù bình đẳng về mặt đạo
đức, nhưng Mạnh Tử cũng nhận thức được sự phân công trong lao động xã hội, có người
lao tâm và có kẻ lao lực, cùng với thái độ trọng nghĩa khinh lợi thì việc phân cơng này đối
với Mạnh Tử cũng chỉ đơn thuần là phân công lao động xã hội thuần túy chứ không mang
lại bất kỳ đặc quyền, đặc lợi cho mỗi cá nhân nào, bao gồm cả trường hợp của các nhà cầm
quyền. Vì đề cao quan điểm nhân chính, nên Mạnh Tử quan niệm việc quan trọng nhất để
có một nền chính trị ổn định và hoạt động hiệu quả chính là khi các nhà cầm quyền “tu
thân, sửa mình” và hoạt động vì cái nhân nghĩa, do đó ơng khơng đề cao việc sử dụng pháp
trị vì nó có thể là mầm mống của bạo lực, quan lieu và chế tài.
Một quan điểm cấp tiến thứ hai trong tư tưởng chính trị của Mạnh Tử chính là tư tưởng
Dân bản – lấy dân làm gốc nước, tiếp thu kinh nghiệm lịch sử và vận dụng cùng sự nhạy
bén, sáng suốt trong hoạt động chính trị, Mạnh Tử nhận thấy rằng quần chúng nhân dân là
những người quyết định sự hung thịnh hoặc suy vong của một đất nước, vua và bộ máy
16
Bùi Xuân Thanh (2021) , Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử giá trị và hạn chế (Sách chuyên khảo), Hà Nội,
Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, tr. 111.
10
cầm quyền chỉ là một nhóm người ít ỏi so với sức dân và việc lấy được lòng dân cũng đồng
nghĩa với việc bảo vệ vận mệnh của quốc gia đó. Theo Mạnh Tử, để có được lịng dân thì
phải dưỡng dân, chỉ khi nhu cầu vật chất của nhân dân được đáp ứng đầy đủ thì tâm tư,
nguyện vọng và nhận thức của họ mới hướng đến những điều cao cả hơn như bảo vệ, phát
triển quốc gia được, và chỉ khi các tư tưởng về nhân nghĩa, đạo đức được truyền bá phổ
biến trong nhân dân, quốc gia đó mới có thể có những con người hướng thiện hành động vì
lẽ phải và do đó mới có thể bền vững, lâu dài được.
Tư tưởng chính trị của Mạnh Tử cũng cho rằng nhà cầm quyền cần chú trọng hơn trong
việc xây dựng các chính sách phát triển sản xuất vật chất. Xuất phát từ tình yêu thương
nhân dân, Mạnh Tử nghiên cứu đường lối chính trị và nhận thức được các bất cập trong bộ
máy cầm quyền, theo ông sự bất cập của cơ chế kinh tế là một trong những nguyên nhân
làm nảy sinh và trầm trọng hóa tình trạng tham nhũng của đất nước, ngồi ra việc tự cung
tự cấp của những thời kỳ trước cũng thể hiện những hạn chế, xã hội chỉ có thể thực sự phát
triển khi xuất hiện sự phân công lao động, mỗi con người lúc này không chỉ sống cho nhu
cầu của bản thân mình, gia đình mình, làng xóm mình mà cịn cho tồn xã hội, như đã đề
cập ở trên, chỉ khi nhu cầu về vật chất được đáp ứng đầy đủ thì mọi việc cịn lại trong xã
hội sẽ được giải quyết hanh thơng.
Bên cạnh đó, Mạnh Tử cịn chủ trương giáo hóa dân bằng phương pháp cảnh tỉnh nội
tâm. Giáo dục nhân dân luôn được Mạnh Tử đề cao về phạm vi ảnh hưởng của nó đến tính
hiệu quả của hoạt động chính trị. Ngồi mục tiêu giáo dục mỗi con người hướng thiện, cải
thiện đạo đức, Mạnh Tử quan điểm về tính linh hoạt, mềm dẻo trong phương pháp giáo dục
cũng như khuyến khích sự tự giáo dục và phản tỉnh nội tâm ở mỗi cá nhân. Việc ông sử
dụng lương tâm, nhận thức của con người làm nền tảng của việc giáo dục mang những giá
trị gợi mở về nội dung và phương pháp giáo dục đến tận ngày hôm nay.
Cuối cùng, Mạnh Tử đã đặt nền móng cho việc thực hiện quyền dân chủ, áp dụng quyết
định của nhân dân để chọn ra người tài đức hỗ trợ nhà cầm quyền quản lý, điều hành đất
nước vì lợi ích của nhân dân. Theo ông, đất nước sẽ suy thoái nếu người tài đức không được
11
sử dụng để hỗ trợ nhà cầm quyền trong công cuộc trị nước, bình thiên hạ, việc trọng dụng
nhân tài là “sự bắt buộc khơng thể thối thối”.
Những hạn chế trong tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử:
Mạnh Tử nổi tiếng với quan điểm nhân nghĩa và sử dụng đạo đức vào trong chính trị
(quan điểm nhân chính) của mình, tuy nhiên, vì q đề cao nhân nghĩa và đạo đức, Mạnh
Tử đã khơng thể nhìn nhận mọi sự một cách thật khách quan, cân nhắc đến các yếu tố phức
tạp của xã hội, vì vậy quan điểm của ơng có phần chủ quan duy ý chí dẫn đến việc khơng
phổ biến phù hợp với hồn cảnh của nhân dân.
Quan điểm mỗi con người đều nên tự “tu tâm, sửa mình” để hướng đến cái thiện, lan
tỏa đạo đức đến người khác của Mạnh Tử chỉ mang ý nghĩa xoa dịu sự xung đột giữa dục
vọng và lẽ phải chứ chưa trực tiếp giải quyết được mâu thuẫn đó. Đồng thời, nhận thức của
Mạnh Tử cũng thể hiện mặt hạn chế khi ơng khuyến khích người tài lui về ở ẩn nếu không
được trọng dụng, cụ thể “Trong thiên hạ khi có đạo, người quân tử nên ra làm quan, đem
đạo lý mà thi hành cho đến lúc lìa bỏ thân xác mới thơi. Trong thiên hạ vô đạo, người quân
tử nên ẩn dật, đem thân mai một với đạo lý.”17 Tư tưởng này của Mạnh Tử thể hiện ý định
cam chịu trước thời thế, theo đó, lẽ phải sẽ không được bảo vệ trong thời thế loạn lạc mà
sẽ bị mai một dần đi mặc kệ quyền và lợi ích của nhân dân bị ảnh hưởng, như vậy là chưa
thực sự thi hành nhân chính, thực thi đề cao đạo đức bảo vệ nhân dân.
Bên cạnh đó, vì lí do q đề cao nhân nghĩa, đạo đức mà tư tưởng chính trị của Mạnh
Tử rất chủ quan, ơng phản đối sự giàu mạnh vì cho rằng nó đối lập với đạo đức, ơng nói
“Ngã năng vị quân tịch thổ địa, sung phủ khố. Kim chi sở vị lương thần; cố chi sở vị dân
tặc dã. Quân bất hướng đạo, bất chí ư nhân, nhi cầu phú chi, thị phú Kiệt dã. Ngã năng vị
quân ước dữ quốc, chiến tất khắc. Kim chi sở vị lương thần; cổ chi sở vị dân tặc dã. Quân
bất hướng đạo, bất cứ ư nhân, nhi cầu vị chi cường chiến, thị phụ Kiệt dã: Những người thờ
vua thời nay đều nói rằng: Tơi có thể giúp vu mà mở mang ruộng đất, và làm cho kho tàng
của vua được đầy đủ. Đời nay, người ta khen những viên quan ấy là lương thần, tức bề tôi
17
Bùi Xuân Thanh (2021) , Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử giá trị và hạn chế (Sách chuyên khảo), Hà Nội,
Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, tr. 165.
12
lương thiện; đời xưa người ta chế họ là dân tặc, tức bọn tặc hại lê dân. Nếu vua không quy
hướng theo đạo đức mà mình tìm cách làm giàu cho vua, đó là mình làm giàu cho một
người Kiệt vậy. Lại có những người khác nói rằng: Tơi có thể giúp vua mà liên minh với
những nước mạnh, nhờ vậy nếu xảy ra chiến tranh, nhất định là mình sẽ thắng. Đời nay
người ta khen những viên quan ấy là lương thần; đời xưa, người ta chê họ là dân tặc. Nếu
vua quy hướng theo đạo đức, chẳng lập chí làm nhân, mà mình tìm cách làm cho vua được
cường thịnh về chiến tranh, đó là mình làm phị tá cho một người Kiệt vậy.”18 Tư tưởng lúc
này của Mạnh Tử chưa thật sự sáng suốt, ông chưa nhận thức được việc chỉ khi nhà cầm
quyền lớn mạnh, các chính sách xã hội mới được cải thiện, tác động ngược lại đời sống của
dân chúng và đó cũng là cách để thực thi nhân chính, đạo đức. Tương tự với quan điểm này
về lợi ích, Mạnh Tử cũng rất coi thường thương nhân, ông cho rằng hạng người này sẽ vì
lợi ích mà qn mất nghĩa mà khơng nhìn đến mặt tích cực về sự phát triển của nền kinh tế
khi có sự tham gia, đóng góp của thương nhân.
Tư tưởng “nhân bản” của Mạnh Tử trong đường lối chính trị cũng rất cấp tiến, tuy nhiên
trong suy nghĩ của ông vấn đề này vẫn chưa được thể hiện về mặt bản chất cốt lõi, ông quan
điểm dân chỉ là lực lượng đáng thương và đáng được cứu vớt, chứ khơng thể tự hành động
vì lợi ích của mình. Việc hành động cứu dân là trách nhiệm của những nhà cầm quyền,
nhân đức của họ chính là điều kiện duy nhất để đảm bảo lợi ích của nhân dân. Tư duy như
vậy mang nặng màu sắc phong kiến và chưa thực sự giải quyết vấn đề của nhân dân. Hơn
thế nữa, dù có những nhận thức về thế giới vật chất khách quan, tuy nhiên nhìn chung Mạnh
Tử vẫn là một Nho gia duy tâm, tin vào quyền lực của Trời, ơng cho rằng tính bình đẳng
trong xã hội là bình đẳng trước Trời. Những ai khơng tin ở trời thì khơng có bình đẳng.
III.
PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu về đề tài Tư tưởng chính trị của Mạnh Tử và ý nghĩa của
nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền của Việt Nam hiện nay, em nhận thấy, tư
tưởng chính trị của Mạnh Tử còn tồn tại nhiều điểm bất cập do giới hạn của thời kỳ đó,
18
Bùi Xuân Thanh (2021) , Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử giá trị và hạn chế (Sách chuyên khảo), Hà Nội,
Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, tr. 166, 167.
13
tuy nhiên nó cũng thể hiện được những mặt tiến bộ, những giá trị cấp tiến vượt thời gian
và xứng đáng để chúng ta học hỏi áp dụng trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt
Nam Xã Hội Chủ Nghĩa ngày hơm nay.
Theo đó, từ tư tưởng Dân bản của Mạnh Tử bao gồm 4 luận điểm chính: 1) Nhân dân
là gốc rễ của quốc gia; 2) Một nền chính trị đúng đắn là nền chính trị trọng ý dân; 3) Dân
bản là nhà nước lấy việc thương yêu dân, làm lợi cho dân làm chính; 4) Sức dân, ý dân,
lịng dân có thể quyết định vận mệnh của đất nước.19 Nhà nước ta có thể tiếp tục phát huy
các Nghị quyết đường lối chính trị, các chính sách thi hành trong thực tế về một Nhà nước
thực sự của dân, do dân và vì dân để hạn chế sự lồng quyền, quan lieu, tham nhũng, … mà
bản chất của một Nhà nước của dân, do dân và vì dân là một Nhà nước mà nhân dân có
quyền làm chủ thực sự, quyền lực Nhà nước phải thuộc về nhân dân. Những người đại diện
cho dân, do dân cử ra thực thi quyền lực chỉ là “công bộc” của dân, một Nhà nước được
bầu ra bởi nhân dân, các chính sách của Nhà nước này đều được thơng qua lấy ý kiến của
tồn dân trước khi trở nên có hiệu lực và mọi chính sách, chủ trương của Nhà nước này đềy
vì mục tiêu làm lợi cho nhân dân, khơng đặc quyền, đặc lợi, thực sự liêm chính, cơng minh.
Tại điểm này, hiện thực tại nước ta cho thấy, do tính thủ tục rườm rà, cán bộ quan lieu
vẫn còn phổ biến, nên nhiều người dân chưa thực sự thực hiện quyền cơng dân của họ, vì
vậy tư tưởng chính trị này của Mạnh Tử về Dân bản và nhân chính, Nhà nước ta nên tiếp
tục thực hiện việc loại bỏ bớt các thủ tục hành chính rườm rà, dùng đạo đức của cán bộ để
lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người dân, cho nhân dân thấy được quan điểm và ý kiến của
họ là hết sức quan trọng dù to hay nhỏ, dù đúng hay sai trước mọi quyết định của Nhà nước.
Kế đến, tiếp thu có chọn lọc tư tưởng chính trị của Mạnh Tử về việc sử dụng người tài
đức tham gia hoạt động chính trị. Thực tiễn cho thấy rằng chỉ khi cán bộ có đức độ, tài năng
họ mới tuân thủ pháp luật, hành động một cách sáng tạo tích cực vì lợi ích của nhân dân
19
Bùi Xuân Thanh (2021) , Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử giá trị và hạn chế (Sách chuyên khảo), Hà Nội,
Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, tr. 184.
14
những người đã lựa chọn họ làm đại diện thi hành quyền lực của Nhà nước giúp mình theo
như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy “là đầy tớ trung thành của nhân dân”.
Trong xã hội Việt Nam hiện nay, tình trạng sử dụng lợi ích vật chất, quan hệ để có được
chức vụ trong bộ máy cầm quyền khơng còn là điều xa lạ với dân chúng dù người ứng tuyển
có đầy đủ phẩm chất, năng lực hay khơng, tiếp thu, kế thừa tư tưởng chính trị cấp tiến của
Mạnh Tử, Nhà nước ta cần một quy trình bổ nhiểm, tuyển chọn khắt khe hơn, minh bạch
hơn để toàn dân có thể chọn ra người tài đức đại diện cho mình thi hành cơng quyền.
Hơn thế nữa, quan điểm dưỡng dân của Mạnh Tử cũng hết sức quan trọng đối với Nhà
nước pháp quyền Việt Nam ta đặc biệt là trong thời kỳ này, sau nhiều ảnh hưởng to lớn của
đại dịch COVID. Để có thể chống tham nhũng, lãng phí và thi hành các chính sách xã hội
– phúc lợi hiệu quả hơn cho người dân đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi, Nhà nước ta cần bổ sung
các quy định của pháp luật về chống tham nhũng và thực hiện các chính sách phúc lợi cho
người dân một cách chặt chẽ hơn, minh bạch hơn.
Và cuối cùng, với tư tưởng chính trị nổi tiếng nhất của Mạnh Tử là quan điểm nhân
chính, Nhà nước ta có thể ứng dụng để đưa đạo đức vào trong chính trị một cách tối ưu
nhất. Các chính sách mới, kế hoạch phát triển của Nhà nước ta phải đi cùng với quan điểm
đạo đức xã hội trong nhân dân, kế thừa phát huy những truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa
của dân tộc ta và loại bỏ đi những điểm bất cập, hạn chế. Thực thi luật pháp phải đi liền với
đạo đức, không được sử dụng công cụ quyền lực, chế tài mà đưa ra các quyết định, chính
sách áp bức dân chúng, giới hạn nhân quyền của nhân dân, ngày một hồn thiện cơ chế
chính sách, hệ thống thực thi và đội ngũ cán bộ hồng chuyên để thực hiện các chính sách
cấp tiến này.
Trên đây là các tiếp thu, ý kiến cũng như kiến nghị của em sau khi có cơ hội được tìm
hiểu, nghiên cứu sâu hơn về đề tài Tư tưởng chính trị của Mạnh Tử và ý nghĩa của nó đối
với việc xây dựng nhà nước pháp quyền của Việt Nam hiện nay thuộc bộ môn triết học do
thầy Bùi Xuân Thanh hướng dẫn.
15
IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2013), Hiến Pháp
2. PGS. TS. Phạm Ngọc Anh, GS. TS. Mạch Quang Thắng, GS. TS Nguyễn Ngọc Cơ,
PGS. TS Vũ Quang Hiển, TS. Lê Văn Thịnh (2017), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí
Minh, Hà Nội, NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật.
3. Bùi Xuân Thanh (2021), Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử giá trị và hạn chế
(Sách chuyên khảo), Hà Nội, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật.
4. Bùi Xuân Thanh (2008), Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử và ý nghĩa của nó
đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
(Luận án tiến sĩ). Truy cập ngày 18/03/2022 tại o/threads/tutuong-chinh-tri-xa-hoi-cua-manh-tu-va-y-nghia-cua-no-doi-voi-viec-xay-dungnha-nuoc-phap-quyen.61327/
5. Từ tư tưởng “nhân nghĩa” đến đường lối “nhân chính” trong học thuyết chính trị xã
hội
của
Mạnh
Tử (24/11/2015),
Truy
cập
ngày
18/03/2022
tại
/>6. Tư tưởng dân bản trong học thuyết nhân chính của Mạnh Tử (02/02/2018). Truy cập
ngày 18/03/2022 tại />
16