TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài: Tư tưởng chính trị của Mạnh Tử và ý nghĩa của nó
đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện
nay
Họ & Tên GV giảng dạy: Tiến sĩ Bùi Xuân Thanh
Họ & Tên học viên: Tô Mai Chi
Lớp: TỐI T7_21C1PHI61000416
Mã số học viên: 212111010
Ngày sinh học viên: 20/8/1995
I. MỞ ĐỀ
Nho giáo ra đời ở Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc do Khổng Tử sáng lập ra
và Mạnh Tử phát triển được gọi là Nho giáo Khổng - Mạnh. Khổng Tử được coi là
ông tổ của Nho giáo còn Mạnh Tử là người đã kế thừa và phát triển xuất sắc tư tưởng
của Khổng Tử.
Sống trong thời Chiến quốc, là giai đoạn xã hội loạn lạc, Mạnh Tử đi chu du khắp nơi
đem học thuyết của mình để khuyến cáo các vua chư hầu nhằm yên định thiên hạ,
thống nhất quốc gia về một mối, tuy nhiên các vua chư hầu đã không sử dụng học
thuyết của ông. Cuối cùng, Mạnh tử đành lui về nước Lỗ, noi gương Khổng Tử mở
trường dạy học để truyền bá tư tưởng của mình.
Cũng như bất kỳ học thuyết nào, triết học và tư tưởng chính trị-xã hội của ông nói
riêng không phái là sự tự biện thuần túy của tư duy. Nó được ra đời và hình thành từ
bối cảnh kinh tế-xã hội Trung Quốc đầy biến động thời Xuân Thu-Chiến Quốc. Tư
tưởng ấy cũng là kết quả của sự kế thừa và phát triển học thuyết của các nhà tư tưởng
trước đó, đặc biệt là tư tưởng đức trị của Khổng Tử. Mặt khác, nó cịn hình thành trực
tiếp trên cơ sở thuyết tính thiện, là tư tưởng đặc sắc của Mạnh Tử về đạo đức nhân
sinh.
Tư tường chính trị - xã hội của Mạnh Từ được truyền vào nước ta hàng ngàn năm
nay. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của xã hội phong kiến Việt Nam,
đặc biệt từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX, các triều đại phong kiến Việt Nam đã
tiếp thu và sử dụng tư tưởng chính trị- xã hội của Mạnh Tử làm hệ tư tưởng và công cụ
trị nước,đào tạo ra những con người phù hợp với yêu cầu và mục đích của giai cấp
phong kiến thống trị. Từ nửa cuối thế kỷ XIX trở lại đây, mặc dù cái nền tảng của Nho
giáo nói chung và của tư tưởng Mạnh Từ nói riêng là chế độ phong kiến khơng cịn
nữa nhưng một số nội dung của tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử vẫn còn ảnh
hưởng ở một số lĩnh vực trong đời sống xã hội ở nước ta.
Hiện nay, chủ trương “lấy dân làm gốc” “con người là trung tâm” đều có liên quan
đến tư tưởng “nhân chính” và “dân vi quý - xã tắc thứ chi - quân vi khinh” của Mạnh
Tử. Tư tưởng chính trị-xã hội của Mạnh Tử có ý nghĩa to lớn để chúng ta tiếp thu xây
dụng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, tìm hiểu về tư tưởng chính trị của Mạnh Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây
dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay là vô cùng cần thiết. Nhất là đối với
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa
Trung Quốc, việc nghiên cứu tư tưởng-chính trị của Mạnh Tử và làm rõ vai trị của nó
trong lịch sử cũng như trong hiện tại sẽ giúp chúng ta chọn lọc được những tinh hoa trí
thức về xây dựng nhà nước trong hiện tại cũng như trong qúa khứ, trên bình diện tổ
chức hành chính, xây dựng pháp luật cũng như trên bình diện đạo đức.
II. NỘI DUNG CHÍNH
1. Thuyết “nhân chính” trong tư tưởng chính trị-xã hội của Mạnh Tử
Tư tưởng nhân chính, tức làm chính trị bằng nhân nghĩa là điểm đặc sắc nhất trong tư
tưởng chính trị-xã hội của Mạnh Tử. Xuất phát từ đó, ông vận dụng nhân nghĩa vào
công việc chính trị của nhà cầm quyền, hình thành nên tư tưởng nhân chính với nội
dung cơ bản: xây dựng đường lối chính trị nhân nghĩa, hoàn thiện đạo đức vua quan,
đề cao vai trị của dân theo tính thần dân bản, dưỡng dân gắn liền với giao hóa dân,
cùng với những quan điểm về kinh tế, chiến tranh…Tư tưởng ấy chính là tâm điểm
của tồn bộ triết học Mạnh Tử nói chung và tư tưởng chính trị-xã hội của ơng nói riêng.
Mạnh Tử khẳng định “Nhân giả dã, nhân dã. Hiệp ngôn chi, đạo dã: Chữ nhân (đức
nhân) đồng với chữ nhân (người) vậy hễ là người thì phải làm nhân. Nói cho hợp
nghĩa, nhân tức là đạo làm người vậy”. Theo ông, đức nhân có thể chiến thắng tất cả
những tật xấu của con người. Xuất phát từ đó, ơng cịn tin vào sự chiến thắng của đức
nhân đối với sự bất nhân ngay trong tâm mỗi người cũng như trong một nước và trong
cả thiên hạ. Trong suy nghĩ của ông, sự hiện hữu và tỏa sáng của đức nhân sẽ chi phối
mọi suy nghĩ, hành vi của con người.
Tuy nhiên, Mạnh Tử không gắn chặt “nhân” với “lễ”. Trong tư tưởng của ơng, “kính
người” và “thương người” khơng quy định nhau, ràng buộc nhau chặt chẽ như trong tư
tưởng của Khổng Tử.
Bên cạnh đó, Mạnh Tử rất quan tâm đến “nghĩa” và đề cao “nghĩa” nhằm thi hành đức
“nhân”. Theo ông, điều hổ thẹn là đầu mối của đức “nghĩa”. “Nghĩa” là điều nên nói,
việc nên làm. Như vậy, “nghĩa” khơng chỉ là đức tính cá nhân mà nghĩa cịn là một
đức tính xã hội. Với đức tính cá nhân, “nghĩa” bao hàm tính cảm và phẩm các cá nhân,
nhờ đó người ta biết tự hổ thẹn khi làm việc bất thiện, Cịn với tư cách la đức tính xã
hội, “nghĩa” là con đường ngay thẳng mà mỗi người cần phải đi theo nhằm tránh đau
khổ cho đồng loại.
Trong bốn đức lớn do tứ đoan, vốn có tâm ở con người là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Mạnh Tử ít đề ập tới “trí” và “lễ”, mà đặc biệt đề cao “nhân” và “nghĩa”, kết hợp
chúng lại thành phạm trù “nhân nghĩa”. “Nhân nghĩa” cần thiết cho tất cả mọi người từ
quần chúng nhân dân đến nhà cầm quyền. Khi nhà cầm quyền đem “nhân nghĩa” ứng
dụng trong việc trị nước thì thành “nhân chính”. Nếu đem lịng “nhân” mà thi hành
“nhân chính” thì mọi việc sẽ trơi chảy, thiên hạ thái bình.
Cũng như Khổng Tử, Mạnh tử thường xuyên đề cập đến phạm trù “chính”. trong tư
tưởng chính trị-xã hội của Mạnh Tử, “chính” gắn liền với “chính sự”. Con người thi
hành “chính sự” là vua, nói rộng ra là nhà cầm quyền. Họ có nhiệm vụ đề ra đường lối
trị quốc, dẫn dắt quần chúng nhân dân, thống nhất ý chí và hành động nhân dân vào
việc giải quyết những vấn đề then chốt và đạt đến những mục tiêu cụ thể.
Trong xã hội hiện đại, chúng ta sử dụng phổ biến phạm trù “chính trị”. Dù MạnhTử
khơng nói đến “chính trị”, những các từ “chính”, “vi chính” hay “chính sự” mà ống ử
dụng đều có nghĩa “chính trị” theo cách hiểu của chúng ta ngày nay. Như vậy, nhân
chính tức là làm chính trị bằng nhân nghĩa. Nói cách khác, là lấy “nhân nghĩa” làm gốc
trong cơng việc chính trị của nhà cầm quyền.
Nói mội cách ngắn gọi, trong toàn bộ các phạm trù đạo đức của Nho giáo, Mạnh tử
chú yếu nói tới các phạm trù “nhân” và “nghĩa”, Ông đã thêm vào các phạm trù này
những nội hàm, những ý tưởng mới mẻ, trên cơ sở đó kết hợp chúng thành phạm trù
“nhân nghĩa”.
Có thể nói, từ tư tưởng “nhân nghĩa” đến đường lối “nhân chính”, Mạnh Tử đã mở
rộng đạo đức đến chính trị, làm cho đạo đức hóa thân vào chính trị, làm cho tư tưởng
đức trị trở nên sâu sắc hơn, rõ ràng hơn, có ý nghĩa thiết thực hơn đối với đương thời.
2. Đường lối dân bản trong tư tưởng chính tri-xã hội của Mạnh Tử
2.1 Tư tưởng tôn dân - “dân vi quý” trong đường lối dân bản
Mạnh Tử đề cao tầm quan trọng của dân, ông cho rằng nhà cầm quyền là thuyền cịn
dân là nước. Chính vì thế mối quan hệ giữa nhà cầm quyền với dân mật thiết như cha
với con.
Mạnh Tử đưa ra mệnh đề nổi tiếng khi đánh giá về vị trí, vai trị của dân “Dân vi quý,
xã tắc thứ chi, quan vi khinh”. Mệnh đề này chỉ rõ các yếu tố dân, nước và vua thì dân
là quan trọng nhất. Mặt khác, nó cũng cho thấy Mạnh Tử chủ truong nhà cầm quyền
phải tôn trọng dân quyền.
Có thể nói, tư tưởng này là tư tưởng cơ bản chi phối các chính sách cụ thể trong việc
thực hiện đường lối “nhân chính”. đó cũng thể hiện tư tưởng tiến bộ của ông so với
phần lớn các nhà tư tưởng Trung Quốc đường thời.
Như vậy, tranh thủ sức dân - được lòng dân - lo cho dân đã trở thành phương pháp trị
quốc. Mạnh Tử đã nhìn thấy sức mạnh to lớn của dân, sự sơng còn của một chế độ xã
hội do dân quyết định. Khi dân ủng hộ thì nhà nước tồn tại, xã hội ổn định, khi dân
không ủng hộ, sớm muộn nhà nước cũng bị lật đổ, nên kẻ cai trị phải biết dựa vào sức
dân và phát huy sức dân. Ngược lại nếu kẻ cai trị không biết dựa vào dân, xa rời dân là
tự gây tai họa cho mình. Nhà cầm quyền phải biết lo lắng cho dân, đáp ứng yêu cầu
của nhân dân, chia sẻ niềm vui với nhân dân, vui với sự vui của dân, buồn với sự buồn
của dân.
2.2 Tư tưởng dưỡng dân trong đường lối dân bản
Chủ trương bảo dân, khoan thư sức dân, lo cho đời sống của dân là một trong những tư
tưởng đặc sắc, thể hiện rõ nét tinh thần dân bản của Mạnh Tử.
Xuất phát từ tư tưởng nhân nghĩa, một mặt Mạnh Tử địi hỏi nhà cầm quyền phải giữ
gìn sinh mệnh cho dân, mặt khác ông yêu cầu họ không được lạm dụng sức dân và
phải giữu gìn của cải cho dân. Ông phê phán gay gắt sự vơ vét tham lam của vua chúa
đương thời, đồng thời lên án những kẻ giúp vua vơ vét, gây chiến tranh. Đương thời,
Mạnh Tử gọi những kẻ đó là “dân tặc” - giặc của dân.
Có thể nói, việc lấy đạo đức nhân nghĩa làm tư tưởng chủ đạo trong đường lối cai trị
và những việc làm cụ thể của nhà cầm quyền, nhằm bảo dân, khoan thư sức dân không
chỉ là chuyện của những thời đại trước, của những hình thái kinh tế-xã hội đã qua.
Không phải là trong mỗi thời đại, cuộc sống có những sắc thái riêng biệt, thay đổi hình
thái kinh tế-xã hội là chúng ta thay đổi mọi mệnh đề của cuộc sống, cũng như thay đổi
toàn bộ phương pháp trị quốc. Khi xã hội hội càng phát triển, trình độ dân trí càng cao,
thì việc bảo dân, quan tâm đến đời sống của dân thì lại càng trở nên quan trọng và vẫn
là cái gốc của đạo trị nước.
2.3 Điều kiện hiện thức hóa tư tưởng dân bản
Thực hiện “nhân chính” là cơng việc ủa nhà cầm quyền nên trước hết nhà cầm quyền
phải là người có nhân đức. Mạnh Tử cho rằng, khi vua chúa cũng như nhà cầm quyền
là kẻ bất nhân thì quốc gia sẽ rơi vào tính trạng nội loạn.
Vua chúa khơng chỉ chịu trách nhiệm trước lương tri của mình mà cịn phải chịu trách
nhiệm trước dân chúng. Vì vậy vua phải biết tu tâm, dưỡng tính, phát triển nhân, nghĩa,
lễ, trí, người quân tử phải biết giữ lịng mình. Mạnh Tử ln ln nhấn mạnh sự cần
thiết tu thân, dưỡng tính của con người, nhất là đối với nhà cầm quyền. Theo ông, nhà
cầm quyền phải là những bậc đại nhân không ngừng tu thân, sửa mình, làm gương cho
mọi người.
Tại sao nhà cầm quyền phải tu thân để giữu gìn nhân đức? Bởi vì nếu “Thân bất thành
đạo, bất hành ư thê tử. Sử nhân bất dĩ đạo, bất năng hành ư thê tử”, tức là tự mình
chẳng noi theo đạo lý ấy, mình chăng thể buộc người khác phải theo đạo lý, cho dù
người đó là vợ con mình.
Thi hành nhân chính khơng chỉ là việc của vua mà cịn là việc của quan khanh - những
người giúp vua trị nước. Ông đòi hỏi các quan khanh phải biết tu thân, sửa mình, dốc
lịng vì việc nghĩa. Thế nên, ơng u cầu họ phải can gián những lỗi lầm của vua, nếu
can gián nhiều lần mà vua khơng nghe, thì quan khanh nên trả chức lại cho vua.
Mong ước, ca ngợi chế độ chính trị lý tưởng là chế độ mà ở đó ngơi “Thiên tử” phải
thuộc về người tài đức, trị nước theo mệnh trời, Mạnh Tử chủ trương phế bỏ những
ông vua vô đạo, hại nước, hại dân. Việc phế bỏ ngơi vua có ba trường hợp: Trường
hợp thứ nhất, “Quan hữu đại quá, tắc gián; phản phúc chi, nhi bất thính, tắc dịch vị:
Như vua có phạm lỗi lớn, thì quan khanh phải can gián. Nếu như can gián nhiều lần,
mà vua chẳng nghe, ắt quan khanh phải buộc lịng hội triều đình và cơng tộc để tơn
một người khác trong họ có tài đức hơn mà thay thế”. Trường hợp thứ hai, là trường
hợp một quan khanh lên nhiếp chính sau khi vua băng hà, nếu như vị vua kế nhiệm
không biết tơn trọng nhân nghĩa, khơng có tài đức. Trường hợp thứ ba là bậc hiền thần
thấy vua quá hung bạo, tàn ác thì có thể giết vua mà lên ngơi.
Mạnh Tử khơng coi trọng tập qn duy trì ngơi vua theo huyết thống, mà tấn công trực
diện vào tập quán ấy. Với ông, điều quan trọng nhất là sau khi phế bỏ ngôi vua, người
nối ngôi pải thực sự là người hiền tài, được dân ủng hộ và tin tưởng.
3. Chính sách kinh tế và giáo dục trong tư tưởng chính trị-xã hội của Mạnh Tử
3.1 Chính sách kinh tế trong tư tưởng chính trị của Mạnh Tử:
Trong tư tưởng chính trị-xã hội của Mạnh Tử, chủ trương dưỡng dân gắn liền với tư
tưởng kinh tế. Với Mạnh Tử, phát triển kinh tế là nhằm dưỡng dân một cách tốt nhất;
ngược lại, muốn dưỡng dân thì phải phát triển kinh tế. Không nên làm chậm trễ công
việc làm ăn của dân, nếu dân có của cải bền vững thì lịng dạ họ mới bền vững. Nếu
lòng dạ họ chẳng bền vững, thì họ trở nên lung lay, khơng có việc ác nào mà họ không
dám làm.
Theo Mạnh Tử, trách nhiệm của nhà cầm quyền là giúp đỡ, tạo điều kiện cho dân có
“hằng sản”.“Hằng sản” là nhà cửa, ruộng vườn, là cơm ăn áo mặc, là điều kiện để
“hằng tâm”. Để cho dân có “hằng sản”, Mạnh Tử đề xuất những chính sách kinh tế cần
thiết một cách chi tiết, cụ thể như đo đạc đất đai để vạch ra ranh giới ruộng đất cho
phân minh, công bằng. Theo ông, muốn làm “nhân chính” thì trước hết nhà cầm quyền
phải sắp đặt ranh giới ruộng đất cho phân minh.
Tuy nhiên, trong xã hội có giai cấp, sự tập trung tài sản trong tay một số người là điều
không thể tránh khỏi. Khi tới một ngày, sự chênh lệch giàu nghèo qúa lớn, nhà cầm
quyền phải phân chia lại tài sản bằng bạo lực, hoặc bằng cách ơn hịa. Chủ trương
“nhân chính” của Mạnh Tử đã phản đối bạo lực và đề xuất nhà cầm quyền phương án
cải cách ơn hịa.
Để dưỡng dân và phát triển kinh tế, ngoài việc phân chia ranh giới ruộng đất, Mạnh Tử
còn nhắc nhở nhà cầm quyền bổn phận không được làm trái thời cấy gặt của dân và
phải có biện pháo ngăn chặn tình trạng dùng lưới quá to để đánh bắt cá, cũng như tình
trạng chặt phá rừng bừa bãi để bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên.
Như vậy, chính sách kinh tế của nhà cầm quyền phải được xây dựng trên cơ sở là đời
sống kinh tế và thực tiễn sản xuất của dân. Những chính sách ấy phải khuyến khích
được sức lực của dân, hướng dân tới lợi ích lâu dài, bền vững.
3.2 Tư tưởng giáo dục theo đường lối nhân chính của Mạnh Tử
Dưỡng dân và giáo dân là hai chuyện không thể tách rời nhau. Theo Mạnh Tử, dân vi
phạm pháp luật không phải do lỗi của họ, mà chính là tội của nhà cầm quyền khơng
biết giáo hóa họ. Xuất phát từ đó, ơng cho rằng cai trị giỏi khơng bằng giáo hóa giỏi.
Cai trị giỏi làm cho dân được giàu có no đủ, giáo hóa hay thì được lịng dân.
Giáo hóa dân là một trong những niệm vụ trọng yếu của phép trị nước theo đạo “nhân
chính”. Mạnh Tử tin rằng, kẻ cai trị nếu biết thi hành nhân đức là dạy dân nhân đức thì
khơng lo gì nước và thiên hạ vơ đạo.
4. Tư tưởng chính trị-xã hội của Mạnh Tử đối với xã hội hiện đại
4.1 Mạnh Tử mở rộng đạo đức đến chính trị, hình thành nên tư tưởng nhân chính, quan
tâm sâu sắc tới cuộc sống con người.
Mạnh Tử nhấn mạnh vấn đề xã hội hóa nhân và gắn chặt nhân với nghĩa thành phạm
trù nhân nghĩa. Việc ơng nhấn mạnh vai trị nhân nghĩa trong đời sống xã hội và chủ
trương dùng nhân nghĩa trong chính trị xuất phát từ sự đề cao và coi trong con người
của ơng.
Khi đề xuất đường lối nhân chính trong đạo trị nước, Mạnh Tử còn thể hiện khát vọng
của riêng ông về sự hiện hữu của một xã hội mà nhân đức thấm sâu, lan tỏa tới tất cả
các lĩnh vưc khác nhau nhau của đời sống xã hội; ở đó, nhân nghĩa chứ khơng phải
pháp luật sẽ điều chỉnh hành vi của mỗi người trong cuộc sống.
Phản đối bạo lực, căm ghét sự áp bức và cường quyền trong xã hội, Mạnh Tử đã đặt
việc giáo dục đạo đức và cảm hóa lịng người lên tren hình phạt, Điều đó cho thấy
trong tư tưởng của ơng, triết lý vè sự tu thân, sửa mình và giáo dục đạo đức khơng có
ranh giới với tư tưởng trị quốc bình thiên hạ. Với ơng, đạo đức đã hóa thân vào chính
trị nên tư tưởng nhân văn đã được nâng lên một tầm cao mưới thành lý luận chính trị,
đạo đức.
4.2 Tư tưởng dân bản - lấy dân làm gốc
Bên cạnh việc đề cao vai trò của nhân dân, giá trị tư tưởng dân bản của Mạnh Tử còn
thể hiện ở câu trả lời cho câu hỏi Làm thế nào để được lịng dân?. Mạnh Tử quan tâm
đến lợi ích vật chất - một trong những động lực chi phối hành vi con người, ơng địi
hỏi nhà cầm quyền phải biết dưỡng dân và giáo hóa dân.
Mạnh Tử cho rằng,dưỡng dân là nhà cầm quyền pahir cho dân “hằng sản”, nghĩa là có
nhà cửa, ruộng vườn….Tư tưởng ấy của ơng nói lên trách nhiệm của nhà cầm quyền
với dân, là tư tưởng của một người có tầm nhìn xa, trơng rộng trong cơng việc. Tư
tưởng này có tính chất ngun lý cho các triều đại vua chúa nào muốn tranh thủ được
sức dân và muốn giữ được lòng tin vưới dân.
4.3 Nhà cầm quyền cần chú trọng xây dựng chính sách kinh tế phát triển sản xuất vật
chất
Trong suy nghĩ của Mạnh Tử, sự hưng thịnh của một quốc gia phụ thuộc nhiều vào các
chính sách phát triển kinh tế của nhà cầm quyền nên tính đúng đắn của chính sách kinh
tế là một trong những tiêu chuẩn đánh giá giá trị cũng như tài năng của họ.
Quan điểm của Mạnh Tử về sự công bằng, minh bạch trong việc thu thuế và phân chia
ruộng đất nhằm chống quan tham là một trong những quan điểm có thể vận dụng vào
thực tiễn xã hội ngày nay. Ngồi tính nhân đạo, tư tưởng ấy còn chứng tỏ Mạnh Tử
hiểu rõ những bất cập tất yếu nảy sinh từ bộ máy cai trị và cố gắng tìm cách khắc phục
nó khơng chỉ ở bình diện giáo dục đạo đức, quan lại. Ơng chỉ ra rằng: Sự bất cập của
cơ chế kinh tế cũng là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh tình trạng tham
nhũng. Do đó để hạn chế tình trạng tham nhũng, nhà nước cần quan tâm đến tính rõ
ràng, chặt chẽ của các chính sách nói chung và chính sách kinh tế nói riêng.
Trong tư tưởng kinh tế của Mạnh Tử, ngoài các tư tưởng đã đề cập trên đây, cịn có
những tư tưởng mang tính chiến lược và vẫn có ý nghĩa trong xã hội hiện đại như chủ
trưởng “ni dưỡng ngồn lợi thiên nhiên”. Với tầm nhìn xa, trơng rộng, Mạnh Tử
khuyến cáo nhà cầm quyền phải có những biện pháp cụ thể ngăn chặn tình trạng chặt
phá rừng trái mùa, hay dùng lưới to đánh bắt cá… Đây là điều rất đáng trân trọng
trong tư tưởng Mạnh Tử.
Từ phương diện kinh tế-xã hội, Mạnh Tử đã thấy được sự cần thiết của sự phân công
lao động xã hội. Ơng phê phán gay gắt thuyết “trọng nơng”, “vua tôi cùng cày ruộng”.
Theo ông, một người không thể tự trồng lúa, dệt vải, làm mũ, sản xuất đồ
dùng…Mạnh Tử thể hiện quan điểm mang dấu ấn phân chia giai cấp, danh phận, biên
hộ cho quyền thống trị của giai cấp thống trị, những Mạnh Tử cũng có cơ sở khi chỉ ra
rằng: con người khơng thể có sự bình đẳng về trí tuệ, tài năng, nên tất yếu sẽ khơng có
sự bình đẳng giữa người với người trên thang bậc xã hội.
Như vậy, tư tưởng về phân công lao động xã hội của Mạnh Tử nhằm tạo nên những
con người nghĩa vụ. Tư tưởng ấy hoàn toàn xa lạ với thói vơ trách nhiệm của nhà cầm
quyền. Nó từng có vai trị nhất định trong lịch sử, trong việc xây dựng nên những con
người biết quan tâm tới người khác, tới cộng đồng và được cộng đồng quan tâm lại,
tạo cho con người có cuộc sống hịa đồng, tránh được cảm giác cô đơn, mặc cảm trong
công việc và trong cuộc sống.
4.4 Giáo dân bằng phương pháp phản tỉnh nội tâm
Việc Mạnh Tử chủ trương nhà cầm quyền phải quan tâm đến đời sống kinh tế của dân
làm cơ sở cho giáo dục tri thức, đạo đức…một lần nữa cho thấy tính thiết thực trong
đường lối chính trị của ông. Những quan điểm của Mạnh Tử về sự cần thiết phải linh
hoạt, mềm dẻo trong phương pháp giáo dục cũng như về việc khuyến khích sự tự giáo
dục và phản tỉnh nội tâm ở mỗi người đến nay vẫn còn những giá trị gợi mở nhất định
về phương pháp và nội dung giáo dục.
Một xã hội tiến bộ là xã hội đặt con người ở vị trí trung tâm. Tư tưởng chính trị-xã hội
của Mạnh Tử với đường lối “nhân chính” coi con người là trung tâm của xã hội, của
đất nước là tư tưởng chính trị nhân bản. Ơng ln coi hạnh phúc và niềm vui của dân
là thước đo giá trị của kẻ cai trị. Đối vưới ông, sự ổn định và hưng thịnh của một chế
độ xã hội không phải là mục tiêu mà là phương tiện để đảm bảo cho đời sống của dân
được no đủ, sung túc.
4.5 Trọng dụng người tài đức là chiến lược quan trọng trong đường lối trị quốc
Chủ trương sử dụng người tài đức của Mạnh Tử chứng tỏ ông đã vượt qua được những
giới hạn bởi sự ràng buộc của quan hệ gia đình, dịng tộc trong xã hội đương thời.
Trọng dụng người tài là việc bắt buộc không thể từ bỏ của nhà cầm quyền. Điều đáng
lưu ý là, để thu hút người tài đức, Mạnh Tử không chỉ dừng lại ở việc kêu gọi lòng
khoan dung, sự rộng lượng của kẻ cai trị mà con vạch ra những phương hướng, biện
pháp cụ thể. Ông muốn tạo ra một cơ chế, chính sách cụ thể về việc sử dụng nhân tài
trong việc trị nước, bình thiên hạ.
Tư tưởng chính trị-xã hội của Mạnh Tử theo đường lối “nhân chính”, lên án chiến
tranh cịn thể hiện ở ơng lịng nhân ái và cảm thông sâu sắc vưới những đau khổ, mất
mát của nhân dân Trung Quốc đương thời. Với tinh thần nhân nghĩa, Mạnh Tử đồng
nhất chiến tranh với sự tàn phá, chết chóc, nên ơng khơng ủng hộ bất kỳ cuộc chiến
nào. Theo ông, nhiệm vụ của nhà cầm quyền là thống nhất thiên hạ, ổn định xã hội
nhưng không phải bằng vũ lực, chinh phạt mà bằng cách thu phục nhân tâm, thi hành
“nhân chính”. Tư tưởng ấy của Mạnh Tử xuất hát từ tâm, từ lòng nhân ái. Nó nói lên
hồi bão, khát vọng của ơng về một thế giới hịa bình, khơng chiến tranh.
5. Ý nghĩa của việc áp dụng tư tưởng chính trị-xã hội của Mạnh Tử đối với việc
xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay
Ở mỗi thời đại lịch sử khác nhau, ở mỗi tầng lớp xã hội khác nhau của dân tộc Việt
Nam, sự ảnh hưởng của Nho giáo là khác nhau. Đây là vấn đề rất phức tạp hiện vẫn
cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc, khách quan và khoa học.
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa tư tưởng chính trị-xã hội của Mạnh Tử đối
với việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh thì: “Dễ trăm
lần khơng dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” “Trong bầu trời khơng gì
q bằng nhân dân. Trong thế giới khơng gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân
dân”. Ngồi ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn khẳng định, việc gì đúng với nguyện vọng
của nhân dân thì được quần chúng nhân dân ủng hộ và hăng hái đấu tranh. Vì vậy
trong quá trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm đến lực
lượng đơng đảo nhất trong xã hội là quần chúng nhân dân.
Chính quần chúng nhân dân là lực lượng cách mạng đông đảo nhất, trực tiếp thực hiện
đường lối cách mạng, biến đường lối cách mạng của Đảng thành hiện thực.
Với quan điểm đó, Đảng Cộng sản Việt Nam, trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã
ln biết phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân, dựa vào dân để làm nên những
chiến thắng vang dội, giành lại độc lập cho Tổ quốc, tự do cho dân tộc. Trong quá
trình đổi mới, Đảng ta tiếp tục phát huy vai trò của quần chúng nhân dân. Cũng chính
từ thực tiễn sáng tạo của nhân dân, Đảng ta đã đúc rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn
để đề ra một đường lối đổi mới tồn diện, mang tính quyết định, tạo nền tảng đưa đất
nước tiến lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quan điểm Nhà nước và nhân dân
cùng làm và “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Tư tưởng Nhà nước “vì dân” của Mạnh Tử đã gợi mở cho chúng ta nhận thức: Để Nhà
nuiwsc thực sự vì dân thì mọi chính sách, pháp luật của Nhà nước đều phải được xất
phát từ lợi ích của nhân dân và hướng tới đảm bảo quyền lợi của nhân dân. Vì vậy,
Nhà nước cần trưng cầu ý dân. Nhà nước ta đã áp dụng tư tưởng này của Mnah Tử để
xây dựng nhà nước pháp quyền, mở rộng các hình thức để nhân dân tham gia vào quá
trình lập pháp, luôn ghi nhận ý kiến của nhân dân, liên hệ chặt chẽ với cử tri, thường
xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của họ.
Đặc biệt, ở nước ta, vấn đề trưng cầu ý dân đã được khẳng định trong Hiến pháp và
năm 2015, Quốc Hội đã ban hành luật Trưng cầu ý dân. Thực tế cho thấy, khơng một
chính sách nào, điều luật nào ban hành lại không liên quan đến đời sống nhân dân và
vận mệnh quốc gia; nên các quan điểm: lắng nghe dân, tham khảo ý dân, quan tâm đến
đời sống, tâm tư nguyện vọng của dân trong học thuyết Khổng-Mạnh vẫn có ý nghĩa
thiết thực đối với q trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, Nhà nước Việt Nam đã kế thừa những yếu tố tích cực trong tư tưởng đào tạo,
rèn luyện, sử dụng con người của Nho giáo vì sự nghiệp cách mạng. Cụ thể ở đây là
nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội, đào tạo, rèn luyện, sử dụng con người vừa chuyên vừa hồng để xây dựng nhà
nước.
Tư tưởng “cất nhắc những người tài lên địa vị xứng đáng, phong chức phận cho người
hiền” của Mạnh Tử có ý nghĩa thiết thực đối với Nhà nước ta. Trong giai đoạn hiện
nay, q trình đổi mới đất nước đang địi hỏi đội ngũ cán bộ, cơng chức có ý chí, có
quyết tâm, có lịng nhiệt tình và sự sáng tạo trong công việc. Nhà nước đang chủ
trương sử dụng cán bộ, công chức đúng với chuyên môn được đào tạo, cùng với việc
xây dựng các chính sách đối với cán bộ, cơng chức theo hướng khuyến khích tài năng
của họ, bố trí họ vào các cơng việc tương xứng với năng lực của mình là việc làm căn
bản cần thiết.
III. KẾT LUẬN
Tìm hiểu về tư tưởng chính trị của Mạnh Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng
nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay là vô cùng cần thiết. Nhất là đối với Việt
Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa Trung
Quốc, việc nghiên cứu tư tưởng-chính trị của Mạnh Tử và làm rõ vai trị của nó trong
lịch sử cũng như trong hiện tại sẽ giúp chúng ta chọn lọc được những tinh hoa trí thức
về xây dựng nhà nước trong hiện tại cũng như trong qúa khứ, trên bình diện tổ chức
hành chính, xây dựng pháp luật cũng như trên bình diện đạo đức.
Từ lâu, Đảng ta đã đề ra việc kế thừa nền văn hóa truyền thống và “Tiếp thu tinh hoa
của các dân tộc thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam”. Đối với nước ta
hiện này, sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân,
vì dân đang đặt ra những vấn đề lý luận và thực tiễn mang tính cấp bách cần giải quyết.
Cơng cuộc ấy đòi hỏi chúng ta phải biết tiếp thu những tinh hoa tri thức nhân loại về
xây dựng nhà nước pháp quyền trong hiện tại. Mặc dù tư tưởng-chính trị của Mạnh Tử
không bàn đến pháp luật và vai trị của pháp luật trong cơng việc quản lý nhà nước,
nhưng tư tưởng ấy vẫn có những lý luận giá trị về xây dựng nhà nước mà chúng ta có
thể kế thừa trong sự nghiệp xây dụng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
--------Hết--------