Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Stress và chiến lược ứng phó với stress của giáo viên trung học phổ thông tại huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.36 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022

STRESS VÀ CHIẾN LƢỢC ỨNG PHĨ VỚI STRESS
CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THƠNG TẠI HUYỆN LẤP VÒ
TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2021
Trần Hồng Ngọc1, Đồn Duy Tân2, Phạm Nhật Tuấn3

TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Stress là một vấn đề khá phổ biến và thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Với những đòi hỏi
và yêu cầu cao về khả năng, kiến thức, khối lượng công việc đã tạo nên khơng ít căng thẳng, áp lực dẫn đến tần
suất mắc stress càng cao.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ mắc stress, cách ứng phó với stress và các yếu tố liên quan với stress của giáo viên
THPT tại huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp năm 2021.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 217 giáo viên THPT tại
huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp. Đánh giá mức độ stress và chiến lược ứng phó với stress bằng thang đo PSS và
CSI có tính tin cậy cao.
Kết quả: Tỷ lệ mắc stress của giáo viên THPT tại huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp năm 2021 là 31%. Trong
đó có 23,7% stress ở mức độ nhẹ và 7,3% stress ở mức độ nặng. Các giáo viên đang bị stress có xu hướng chọn
chiến lược ứng phó nằm ở nhóm “lảng tránh” nhiều hơn giáo viên khơng bị stress. Cụ thể, khi điểm trung bình
của ứng phó nhóm “lảng tránh” tăng lên một điểm thì tỉ lệ giáo viên bị stress tăng gấp 4,17 lần.
Kết luận: Stress là một vấn đề khá phổ biến và thường xuyên xuất hiện trong công việc. Ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả làm việc.
Từ khóa: stress, giáo viên THPT, thang đo PSS và CSI

ABSTRACT
STRESS AND STRESS STRATEGY OF HIGH SCHOOL TEACHERS
IN LAP VO DISTRICT DONG THAP PROVINCE IN 2021
Tran Hong Ngoc, Doan Duy Tan, Pham Nhat Tuan
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 26 - No. 2 - 2022: 213 - 219


Background: Stress is a common problem in daily life. The requirement of ability, knowledge, and heavy
workload creates a lot of stress and pressure leading higher frequency of stress.
Objective: Determine the prevalence, coping stratergy and factors associated with stress among high school
teachers in Lap Vo district, Dong Thap province in 2021.
Methods: A cross-sectional study was carried out on 217 high school teachers in Lap Vo district, Dong Thap
province. PSS scale and CSI scale with high reliability are used to assess stress level and coping strategies.
Result: The prevalence of stress within high school teachers of Lap Vo district, Dong Thap province in 2021
was 31%. Mild stress was 23.7% and severe stress was 7.3%. The teachers who are stressed tend to choose coping
strategies from the “avoidance” group more than the teachers are not stressed. Specifically, the average score of the
“avoidant” group increased by one point, the likelihood of teachers being stressed increased 4.17 times.
Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ mơn Dịch tễ học, khoa Y tế Cơng cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
3Bộ môn Sức khỏe Cộng đồng, khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: CN. Trần Hồng Ngọc
ĐT: 0907189061
Email:
1
2

Chuyên Đề Chẩn Đoán Hình Ảnh - Y Tế Cơng Cộng

213


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022

Nghiên cứu Y học

Conclusion: Stress is a fairly common problem and often occurs at work. It has a significant impact on
quality of life and work efficiency.

Keywords: stress, high school teachers, PSS and CSI scales
với stress của giáo viên.
ĐẶT VẤNĐỀ
Theo Tổ chức Y tế thế giới, stress liên quan
đến cơng việc là phản ứng mà mọi người có thể
có khi phải đối mặt với các yêu cầu và áp lực
công việc không phù hợp với kiến thức và khả
năng của họ, cũng như thách thức khả năng đối
phó của họ(1). Có thể thấy, stress trong cơng việc
là điều khó tránh khỏi ở bất cứ lĩnh vực hay
ngành nghề nào. Vấn đề này, hiện đã và đang
được quan tâm rất nhiều, bởi lẽ những tác hại
mà stress mang lại không hề nhỏ. Stress khiến
cho con người trở nên mệt mỏi, lo lắng, chán
nản, không tập trung vào công việc... và còn rất
nhiều vấn đề khác(1). Một trong số những ngành
nghề có khả năng gây stress cao có thể kể đến là
nghề giáo viên. Bởi đối tượng giảng dạy là
những học sinh mà ở từng độ tuổi khác nhau,
từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau sẽ có những
địi hỏi và u cầu khác nhau. Chính vì thế áp
lực và căng thẳng đè nặng lên người giáo viên
rất nhiều. Do đó, các nghiên cứu đã được thực
hiện và cho thấy tỷ lệ mắc stress ở giáo viên là
khá cao. Cụ thể, tại Cộng hòa Macedonia (năm
2015) tỷ lệ mắc stress của giáo viên 85,27%, còn
tại Malaysia (năm 2019) là 32,3%(2,3). Tương tự, ở
Việt Nam nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ
mắc stress khá cao dao động từ 40% đến 46%(4,5,6).
Đặc biệt, khi xã hội ngày càng phát triển, liệu

những con số này có tăng lên nữa hay khơng khi
có những u cầu và địi hỏi cao hơn? Bên cạnh
đó, một số nghiên cứu cịn tìm hiểu chiến lược
ứng phó khi đối mặt với stress trên các đối
tượng khác nhau để đánh giá tác động qua lại
giữa stress và chiến lược ứng phó(4,7). Song việc
tìm hiểu chiến lược ứng phó ở giáo viên trung
học phổ thông (THPT) trong một số nghiên cứu
tại Việt Nam chưa nhiều. Chính vì thế, nghiên
cứu được thực hiện trên các giáo viên đang
giảng dạy tại các trường trung học phổ thơng
huyện Lấp Vị, tỉnh Đồng Tháp để đánh giá tỷ lệ,
mức độ stress và tìm hiểu chiến lược ứng phó

214

ĐỐI TƢỢNG– PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
Toàn bộ 217 giáo viên THPT đang giảng dạy
trên địa bàn huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp từ
tháng 03 – 04/2021.

Tiêu chí chọn mẫu
Chọn tất cả các giáo viên THPT đang giảng
dạy, có mặt tại thời điểm nghiên cứu và đồng ý
tham gia. Những giáo viên vắng mặt trong thời
gian tiến hành thu thập thông tin và những giáo
viên không trả lời hết 80% bộ câu hỏi vì lý do sức
khỏe hoặc các lý do khác sẽ bị loại.
Phƣơng pháp nghiên cứu


Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu toàn bộ.
Phương pháp thu thập số liệu
Giáo viên tự điền vào bộ câu hỏi soạn sẵn
có cấu trúc gồm 5 phần: đặc tính mẫu (5 câu),
yếu tố cơng việc (10 câu), yếu tố gia đình (2
câu), thang đo PSS (10 câu), bảng kiểm CSI (40
câu). Trong đó, PSS là một trong những cơng
cụ tâm lý được sử dụng rộng rãi nhất nhằm đo
lường đánh giá các mức độ stress(8). Bảng kiểm
CSI được sử dụng nhằm đánh giá cách ứng
phó với các tình huống gây ra stress trong
vòng một tháng qua(9). Ở hai thang đo, mỗi
nhận định đều có 5 mức lựa chọn tương ứng
với 0 (khơng bao giờ) cho đến 4 (rất thường
xuyên). Tổng điểm sẽ dùng để đánh giá mức
độ stress cũng như cách sử dụng chiến lược
ứng phó khi đối mặt với stress.
Xử lý và phân tích dữ kiện
Nhập liệu bằng phần mềm Epidata phiên
bản 3.1.
Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata phiên

Chuyên Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Cơng Cộng


Nghiên cứu Y học

bảng 14.
Thang đo PSS-10 gồm 10 câu, mỗi câu trả lời
được cho điểm từ 0 đến 4 điểm. Riêng các câu
hỏi 4,5,7 và 8 sẽ cho điểm ngược lại từ 4 – 0.
Điểm số được tính từ 0 – 40, điểm càng cao cho
thấy mức độ stress càng nặng. Dưới 24 điểm:
khơng có stress, từ 24 – 29 điểm: stress nhẹ, từ 30
điểm trở lên cho thấy stress nặng.
Bảng kiểm chiến lược ứng phó CSI đánh giá
cách ứng phó của đối tượng trước những tình
huống căng thẳng, khó khăn trong vịng 1 tháng
vừa qua. Bảng kiểm gồm 40 câu với 2 nhóm lớn
là “ứng phó đối đầu” và “ứng phó lảng tránh”.
Trong “ứng phó đối đầu” có 4 nhóm nhỏ “giải
quyết vấn đề”, “cấu trúc lại nhận thức”, “bộc lộ
cảm xúc”, “ tìm kiếm chỗ dựa xã hội”; nhóm
“ứng phó lảng tránh” có 4 nhóm “lảng tránh vấn
đề”, “mơ tưởng”, “đổ lỗi bản thân”, “cô lập bản
thân”. Mỗi nhóm nhỏ có 5 câu, điểm mỗi nhóm
được tính bằng cách lấy trung bình cộng 5 câu
trong mỗi nhóm. Điểm của mỗi nhóm sẽ dao
động từ 0 đến 4 điểm. Điểm càng cao cho thấy
mức độ sử dụng cách thức ứng phó càng thường
xun.
Phép kiểm chi bình phương dùng để xác
định mối liên quan giữa stress với các yếu tố cá
nhân, gia đình, cơng việc. Nếu kiểm định chi
bình phương không thỏa, hơn 20% tồng số ô
trong bảng 2xn có tần số mong đợi nhỏ hơn 5,
thì kiểm định chính xác Fisher sẽ được sử dụng

thay thế kiểm định chi bình phương. Tỷ số tỷ lệ
hiện mắc PR với KTC 95% được sử dụng để xác
định độ lớn mối liên quan giữa stress và các yếu
tố cá nhân, gia đình và cơng việc.

Định nghĩa biến số chính
Stress: là biến số nhị giá được xác định dựa
trên thang đo PSS gồm hai giá trị là “có stress”
(khi tổng điểm từ 24 trở lên) và “không
stress”(khi tổng điểm dưới 24 điểm).
Cách ứng phó: là biến số danh định được xác
định dựa trên bảng kiểm chiến lược ứng phó CSI
gồm 8 giá trị. Điểm càng cao cho thấy mức độ sử
dụng cách thức ứng phó càng thường xun.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022
Y đức
Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng
Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh, số 184/HĐĐĐĐHYD ký ngày 09/03/2021.

KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n=207)
Đặc tính
Giới tính
Nam
Nữ
Tuổi
Dưới 30 tuổi
Từ 30 đến 39 tuổi

Từ 40 tuổi trở lên
Dân tộc
Kinh
Khác
Trình độ học vấn
Đại học
Sau đại học
Tình trạng hơn nhân
Kết hơn
Sống một mình

Tần số

Phần trăm

80
127

38,7
61,3

19
99
89

9,2
47,8
43,0

207

0

100
0

176
31

85,0
14,9

162
45

78,2
21,8

Hình 1. Tỷ lệ và mức độ stress trên giáo viên THPT
(n=207)
Nghiên cứu được thực hiện trên 217 giáo
viên THPT với 95% tỷ lệ phản hồi, một số giáo
viên còn lại vắng mặt tại thời điểm nghiên cứu
và từ chối tham gia. Tỷ lệ tham gia nghiên cứu ở
nữ giới nhiều hơn nam giới chiếm 61,3%. Đa số
các giáo viên có độ tuổi từ 30 tuổi trở lên chiếm
phần lớn. Tất cả các giáo viên tham gia nghiên
cứu đều là dân tộc kinh. Đa số các giáo viên có
trình độ học vấn đại học chiếm 85,0%. Đã kết
hôn chiếm phần nhiều với tỷ lệ 78,3% (Bảng 1).
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 31% giáo

viên bị stress. Trong đó có 23,7% stress ở mức độ
nhẹ và 7,3% ở mức độ nặng (Hình 1). Phần lớn

Chuyên Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Cơng Cộng

215


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022
các giáo viên tham gia nghiên cứu có xu hướng
chọn các chiến lược ứng phó “bộc lộ cảm xúc”,
“lảng tránh vấn đề”, ‘đổ lỗi bản thân”, “cô lập
bản thân” khi gặp phải những tình huống gây
căng thẳng (Hình 2).
Có mối liên quan giữa stress với các chiến
lược ứng phó. Những giáo viên bị stress có xu

Nghiên cứu Y học
hướng chọn chiến lược ứng phó nằm ở nhóm
“lảng tránh” nhiều hơn nhóm “đối đầu” với
p <0,001. Ngược lại, những giáo viên khơng
stress có xu hướng chọn chiến lược ứng phó
nằm ở nhóm “đối đầu” nhiều hơn với p <0,001
(Bảng 2).

Hình 2. Tỷ lệ các giáo viên chọn chiến lược ứng phó với stress (n=207)
Bảng 2. Mối liên quan giữa stress và cách ứng phó với stress (n=207)
Cách ứng phó
Giải quyết vấn đề
Cấu trúc lại nhận thức

Bộc lộ cảm xúc
Tìm kiếm chỗ dựa xã hội
Cách ứng phó “đối đầu”
Lảng tránh vấn đề
Mơ tưởng
Đổ lỗi cho bản thân
Cô lập bản thân
Cách ứng phó “lảng tránh”

TB: Trung Bình

a

Có (n= 64)
a
TB±ĐLC
1,9±0,6
1,7±0,5
2,7±0,6
1,7±0,5
1,9±0,3
2,6±0,6
2,6±0,7
2,8±0,8
2,9±0,7
2,7±0,5

Stress
Khơng (n=143)
TB±ĐLC

2,3±0,5
2,5±0,5
2,3±0,5
2,2±0,5
2,3±0,3
2,3±0,4
2,1±0,4
2,2±0,5
2,2±0,5
2,2±0,4

Giá trị p

PR (KTC 95%)

<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
0,002
<0,001
<0,001
<0.001
<0,001

0,39(0,25-0,62)
0,22(0,14-0,33)
2,25(1,54-3,31)
0,27(0,16-0,45)

0,18(0,09-0,33)
1,92(1,27-2,90)
2,63(2,07-3,36)
2,29(1,69-3,11)
2,74(2,05-3,66)
4,17(2,99-5,81)

ĐLC: Độ lệch chuẩn

Bảng 3. Mối liên quan giữa stress với các yếu tố công việc, xã hội (n=207)
Stress

Khơng
Tần số (%)
Tần số (%)
Đặc điểm dân số xã hội
Nhóm tuổi
Dưới 30
Từ 30 dến 39
Từ 40 trở lên

216

14(73,7)
29(29,3)
21(23,6)

5(26,3)
70(70,7)
68(76,4)


Giá trị p

<0,001
<0,001

PR
(KTC 95%)

1
0,59(0,44-0,79)
0,35(0,19-0,62)

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022

Nghiên cứu Y học

Stress

Tần số (%)
Tình trạng hơn nhân
Kết hơn
Sống một mình
Kinh nghiệm giảng dạy
Dưới 10 năm
Từ 10 năm trở lên
Số khối lớp giảng dạy

1 khối
2 khối
3 khối
Số tiết/tuần
Từ 17 tiết trở xuống
Trên 17 tiết
Chức vụ khác
Không
1 chức vụ
2 chức vụ
Khối lượng công việc
Rất nhiều
Nhiều
Vừa phải

Không
Tần số (%)

38(23,5)
124(76,5)
26(58)
19(42)
Đặc điểm công việc

Giá trị p

PR
(KTC 95%)

<0,001


0,41(0,28-0,59)

20(62,5)
44(25,1)

12(37,5)
131(74,9)

<0,001

0,40(0,28-0,58)

6(19,4)
41(27,9)
17(58,6)

25(80,7)
106(72,1)
12(41,4)

0,001
0,001

1
1,86(1,29-2,69)
3,47(1,67-7,23)

38(23,2)
26(60,5)


126(76,8)
17(39,5)

<0,001

0,38(0,26-0,55)

15(22,1)
40(32,5)
9(56,3)

53(77,9)
83(67,5)
7(43,7)

0,008
0,008

1
1,58(1,13-2,21)
2,48(1,27-4,86)

7(58,3)
31(37,4)
26(23,2

5(41,7)
52(62,6)
86(76,8)


0,002
0,002

1
0,63(0,47-0,84)
0,39(0,22-0,70)

Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3 cho thấy,
những giáo viên có độ tuổi từ 30 đến 39 tuổi có
tỷ lệ mắc stress thấp hơn 41% so với nhóm dưới
30 tuổi (p <0,001); nhóm giáo viên từ 40 tuổi trở
lên cũng có tỷ lệ mắc stress thấp hơn nhóm dưới
30 tuổi 65% (p <0,001). Giáo viên đã kết hơn có tỷ
lệ mắc stress thấp hơn nhóm sống một mình
59% (p <0,001). Kết quả nghiên cứu cho thấy có
mối liên quan giữa stress với các yếu tố: kinh
nghiệm giảng dạy, số khối lớp giảng dạy, số
tiết/tuần, chức vụ khác, khối lượng cơng việc.
Trong đó, nhóm giáo viên có kinh nghiệm dạy
từ 10 năm trở lên có tỷ lệ mắc stress thấp hơn
nhóm dạy dưới 10 năm 60% (p <0,001). Nhóm
giáo viên dạy 3 khối có tỷ lệ mắc stress gấp 3,47
lần nhóm giáo viên dạy 1 khối (p=0,001). Nhóm
giáo viên có số tiết/tuần từ 17 tiết trở xuống có tỷ
lệ mắc stress thấp hơn 62% nhóm có số tiết/tuần
cao hơn 17 tiết. Những giáo viên đảm nhiệm 2
chức vụ có tỷ lệ mắc stress gấp 2,48 lần giáo viên
không đảm nhiệm thêm chức vụ khác (p=0,008).
Nhóm giáo viên có khối lượng cơng việc vừa

phải có tỷ lệ mắc stress thấp hơn 61% nhóm có
khối lượng công việc nhiều (p=0,002).

BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ stress
của giáo viên THPT tại huyện Lấp Vò tỉnh
Đồng Tháp năm 2021 khá cao là 31%. Tỷ lệ này
có phần thấp hơn các nghiên cứu trước đó của
các tác giả Khương Thanh Văn (năm 2016),
Đặng Khánh Hiệp (năm 2018), Cao Hoàng Vy
(năm 2019) với tỷ lệ stress dao động từ 40%
đến 46%(4,5,6). Sự khác biệt này có thể xuất phát
từ địa điểm nghiên cứu khác nhau, thời gian
thu thập dữ liệu và sử dụng thang đo không
giống nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều
cho thấy tỷ lệ mắc stress ở giáo viên khá cao.
Qua đó, có thể thấy những áp lực về thành
tích, thi đua của nhà trường, công tác quản lý
học sinh, yêu cầu của xã hội phần nào đè nặng
lên giáo viên. Thêm vào đó, đối tượng giảng
dạy của giáo viên THPT là những học sinh
đang trong giai đoạn trưởng thành có những
thay đổi về tâm sinh lý, suy nghĩ và hành động
khiến cho giáo viên ngồi việc giảng dạy cịn
phải đảm nhiệm thêm việc định hướng phát
triển các kỹ năng về sau cho học sinh. Bên
cạnh đó, cần quan tâm đến con số stress nặng

Chuyên Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Cơng Cộng


217


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022
ở giáo viên bởi vì stress nặng nếu khơng kịp
thời phát hiện và điều trị có thể gây ra những
hậu quả nghiêm trọng như trầm cảm, tự
tử(10,11).
Kết quả cho thấy có mối liên quan giữa stress
với các yếu tố cá nhân và cơng việc. Theo đó, ở
những giáo viên càng lớn tuổi thì tỉ lệ mắc stress
càng giảm. Cụ thể, những giáo viên có độ tuổi từ
30 đến 39 có tỷ lệ mắc stress thấp hơn 41% so với
nhóm dưới 30 tuổi, nhóm giáo viên có độ tuổi 40
trở lên cũng có tỷ lệ mắc stress thấp hơn 65% so
với nhóm dưới 30 tuổi. Kết quả này tương đồng
với nghiên cứu trước đó của tác giả Đặng Khánh
Hiệp được nghiên cứu ở tỉnh Đồng Nai(5). Tương
tự, giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy càng lớn
thì tỷ lệ stress càng giảm (p <0,001). Điều này có
thể lý giải, do các giáo viên lớn tuổi họ có kinh
nghiệm và có khả năng chịu đựng áp lực trước
những tình huống gây stress, nên họ có thể xử lý
tình huống để giảm bớt căng thẳng. Những giáo
viên đã kết hơn có tỷ lệ mắc sstress giảm 59% so
với những giáo viên sống một mình. Việc có một
người bạn đời ở bên cạnh khá quan trọng, họ là
người có thể san sẻ những áp lực hoặc cho lời
khuyên bổ ích khi đối phương gặp những khó
khăn. Do đó, phần nào giải tỏa được cảm giác

tiêu cực mà stress mang lại. Nghiên cứu cũng
tìm thấy những giáo viên dạy từ 2 khối trở lên,
giáo viên có số tiết lớn hơn quy định hay những
giáo viên có đảm nhiệm thêm chức vụ đều cho
thấy khả năng mắc stress tăng. Với khối lượng
công việc nhiều dễ khiến giáo viên khơng có đủ
thời gian để hồn thành nhiệm vụ dẫn đến quá
tải, gây mệt mỏi kéo theo căng thẳng cao.
Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa
stress và cách ứng phó với stress. Điều này có
thể do các giáo viên đang bị stress đa phần chọn
cách ứng phó nằm ở nhóm “lảng tránh” nhiều
hơn so với những giáo viên không stress. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, khi điểm trung bình
của ứng phó nhóm “lảng tránh” tăng lên một
điểm thì tỉ lệ giáo viên bị stress tăng gấp 4,17 lần
(KTC 2,99 – 5,81). Kết quả này tương đồng với
nghiên cứu của Austin kết luận rằng giáo viên

218

Nghiên cứu Y học
càng sử dụng cách ứng phó “lảng tránh” thì mức
độ stress càng tăng cao(12). Có thể việc né tránh,
trốn chạy hay lảng tránh khơng đối mặt với
những khó khăn, căng thẳng không giúp cho
giáo viên tốt hơn mà nó khiến cho tình trạng
ngày càng trở nên xấu hơn. Kiểu ứng phó này có
thể khơng giúp loại bỏ, hoặc giải quyết vấn đề
mà chỉ là giải pháp tạm thời khiến cho giáo viên

giảm bớt những áp lực, căng thẳng. Tình trạng
này có thể sẽ sớm quay lại thậm chí làm cho vấn
đề trở nên trầm trọng hơn.
Ngược lại, nhóm giáo viên không mắc stress
lại sử dụng hiệu quả cách ứng phó nằm trong
nhóm “đối đầu” nhiều hơn. Nhóm được đánh
giá là tốt và tích cực trong việc giảm tỷ lệ mắc
stress. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi tổng
điểm trung bình ứng phó “đối đầu” tăng lên
một điểm thì tỉ lệ bị stress sẽ giảm 82% (KTC 0,09
– 0,33). Kết quả này đồng thuận với những
nghiên cứu trước đây. Ngiên cứu của Cao
Hoàng Vy được thực hiện vào năm 2019 cũng
kết luận kiểu phản ứng đối đầu hay tập trung
vào vấn đề đem lại hiệu quả tích cực(4). Việc nhìn
nhận vấn đề và giải quyết vấn đề theo một chiều
hướng tích cực có thể giúp giáo viên kiểm sốt
tốt những tiêu cực, làm chủ vấn đề và nhanh
chóng vượt qua khỏi những tình huống gây
căng thẳng. William và cộng sự chỉ ra kiểu phản
ứng đối đầu tập trung vào vấn đề đem lại sự cải
thiện về sức khỏe tâm lý trong khi đó hành vi
lảng tránh khiến cho mức độ stress tăng cao(13).
Bên cạnh đó, giáo viên cần phải có những kiến
thức cũng như kỹ năng kiềm chế, điều hòa cảm
xúc và giải quyết vấn đề để nâng cao khả năng
ứng phó trước những khó khăn, căng thẳng
trong cuộc sống.
Nghiên cứu này được thực hiện trên toàn bộ
các trường THPT tại huyện Lấp Vị tỉnh Đồng

Tháp và chỉ có khoảng 5% giáo viên khơng có
mặt tại thời điểm phỏng vấn hoặc từ chối tham
gia nghiên cứu nên sai lệch chọn lựa có thể được
hạn chế. Bộ câu hỏi phỏng vấn dựa trên hai
thang đo PSS và CSI khá ngắn gọn, dễ hiểu nên
có thể hạn chế được sai lệch thơng tin. Mặc dù

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Công Cộng


Nghiên cứu Y học
nghiên cứu này có thể phản ánh chính xác tỉ lệ
và mức độ stress của giáo viên THPT tại huyện
Lấp Vị, tỉnh Đồng Tháp nhưng chúng tơi không
thể kết luận được các mối liên quan nhân quả do
nghiên cứu cắt ngang khó có thể xác định được
trình tự thời gian giữa stress và các yếu tố liên
quan và nghiên cứu cũng khơng thực hiện phân
tích đa biến để tìm được mối liên quan độc lập
giữa stress và các yếu tố liên quan đến stress.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022

5.

6.

7.

KẾT LUẬN

Stress ở giáo viên THPT vẫn là vấn đề cần
được quan tâm. Nhà trường nên tạo điều kiện
hơn nữa để giúp giáo viên giảm bớt những căng
thẳng do áp lực cơng việc, nâng cao chất lượng
cuộc sống. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần chủ
động tìm hiểu và lựa chọn cho mình cách ứng
phó phù hợp khi đối mặt với áp lực công việc
gây nên stress. Cần sắp xếp và phân bổ thời gian
hợp lý cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá
nhân.

8.

9.

10.

11.

12.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.

WHO (2003). Work Organisation and stress. URL:

/>Agai-Demjaha T, Bislimovska JK, Mijakoski D(2015). Level of
work related stress among teachers in elementary schools. Open
Access Macedonian Journal of Medical Sciences, 3(3):484-488.
Othman Z, Sivasubramaniam V(2019). Depression, anxiety, and
stress among secondary school teachers in Klang, Malaysia.
International Medical Journal, 26(2):71-74.
Cao Hồng Vy (2019). Stress và cách ứng phó với stress của giáo
viên Trung học Phổ thông tại huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre

13.

năm 2019. Khóa Luận Tốt Nghiệp Bác Sĩ Y Học Dự Phòng, Đại học
Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Đặng Khánh Hiệp (2017). Stress và các yếu tố liên quan ở giáo
viên các trường Trung học Phổ thông tại Thành phố Biên Hịa,
tỉnh Đồng Nai năm 2018. Khóa Luận Tốt Nghiệp Bác Sĩ Y Học Dự
Phòng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Khương Thanh Văn (2016). Stress và các yếu tố liên quan của
giáo viên Trung học Phổ thơng tại Thị xã Lagi tỉnh Bình Thuận
năm 2016. Khóa Luận Tốt Nghiệp Bác Sĩ Y Học Dự Phịng, Đại học
Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thái Sang (2019). Tỉ lệ stress và chiến lược ứng phó của
sinh viên Y học Dự phòng Đại học Y dược thành phố Hồ Chí
Minh. Khóa Luận Tốt Nghiệp Bác Sĩ Y Học Dự Phịng, Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh.
Cohen S, Kamarck T, Mermelstein R, et al (1994). Perceived
stress scale. Measuring Stress: A Guide for Health and Social
Scientists, 10(2):1-2.
Garcia FJ, Franco LR, Martínez JG(2007). Spanish version of the
Coping Strategies Inventory". Actas Espolas de Psiquiatría,

35(1):29-39.
Yang L, Zhao Y, Wang Y, et al (2015). The Effects of
Psychological Stress on Depression. Cur Neropharmacol,
13(4):494-504.
Nakada A, Iwasaki S, Kanchika M, et al (2016). Relationship
between depressive symptoms and perceived individual level
occupational stress among Japanese school teachers. Ind Health,
54(5):396-402.
Austin V, Shah S, Muncer S (2005). Teacher stress and coping
strategies used to reduce stress. Occupational Therapy
International, 12(2):63-80.
Williams K, McGillicuddy-De Lisi A (1999). Coping strategies in
adolescents. Journal of Applied Developmental Psychology,
20(4):537-549.

Ngày nhận bài báo:

28/11/2021

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

10/02/2022

Ngày bài báo được đăng:

15/03/2022

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Công Cộng

219




×