Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân lao đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.45 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022

Nghiên cứu Y học

TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BỆNH NHÂN LAO ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH NĂM 2021
Danh Thanh Đồng1, Lê Nữ Thanh Uyên1

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Lao là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, để lại nhiều
hậu quả nặng nề cho bản thân bệnh nhân, gia đình và xã hội. Để thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm
2030 thì tuân thủ điều trị là vấn đề tiên quyết.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân lao đang điều trị ngoại trú tại
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch năm 2021.
Đối tượng và hương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 04/2021 đến tháng 05/2021
trên bệnh nhân lao đang điều trị tại Khoa Khám và điều trị ngoại trú bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Bệnh nhân lao
từ đủ 18 tuổi trở lên đang điều trị ngoại trú tối thiểu 01 tháng được phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt dựa trên bộ
câu hỏi soạn sẵn. Thông tin thu thập bao gồm: đặc điểm nền, tình trạng bệnh, gắn kết gia đình, tuân thủ điều trị.
Kết quả: Tổng cộng có 198 bệnh nhân lao tham gia nghiên cứu. Tỉ lệ tuân thủ điều trị ở mức cao theo thang
đo MMAS-8 là 43,4%. Các yếu tố liên quan bao gồm: nhóm tuổi, nhóm nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân, tình
trạng sử dụng rượu bia, tình trạng hút thuốc lá, tác dụng phụ và gắn kết gia đình.
Kết luận: Tỉ lệ tuân thủ điều trị ở mức cao theo thang đo MMAS-8 còn thấp. Cần quan tâm nhiều hơn đến
việc dùng thuốc của bệnh nhân lao, đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi, làm các nghề tự do/buôn bán, đã kết
hôn, đang hoặc đã sử dụng rượu bia, thuốc lá, gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc, có gia đình gắn kết khơng tốt
hoặc khơng gắn kết.
Từ khóa: tuân thủ điều trị, bệnh lao, Morisky, MMAS-8

ABSTRACT
ADHERENCE AND ASSOCIATED FACTORS AMONG OUT-PATIENTS WITH TUBERCULOSIS AT
PHAM NGOC THACH HOSPITAL, HO CHI MINH CITY, IN 2021


Danh Thanh Dong, Le Nu Thanh Uyen
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 26 - No. 2 - 2022: 242 - 248
Backgrounds: Tuberculosis (TB) is one of the leading causes of death worldwide, with severe consequences
for themselves, their families and society. To achieve the goal of ending TB by 2030, adherence is a prerequisite.
Objectives:To identify the proportion of adherence and associated factors among out-patients with
tuberculosis at Pham Ngoc Thach Hospital.
Methods: A cross-sectional survey was conducted from April to June 2021 on 198 TB patients being treated
at Department of Examination and Out-patient treatment at Pham Ngoc Thach Hospital. All eligible subjects to
participate in the study will be collected by face to face interviews through structured questionaire. Tuberculosis
adherence was measured by using the MMAS-8 scale and the cut-off > 8 was identified with high adherence.
Results:The results showed that the proportion of high adherence by MMAS-8 scale was 43.4%,. The
prevalence of high adherence was associated with age group, educational level, occupational, marital status,
Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Lê Nữ Thanh Uyên ĐT: 0903313539
Email:
1

242

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Công Cộng


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022

alcohol use status, smoking status, side effects and family bonding.
Conclusions: The prevalence of TB high adherence was still low by the MMAS-8 scale. More attention
should be interested to the drug use of TB patients, especially in patients who were elderly, self-employed,
married, used alcohol, smoking, had side effects, poor family bonding or non-bonding.

Keywords: adherence, tuberculosis, morisky, MMAS-8
Thạch là bệnh viện hạng I, trực thuộc Sở Y tế
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Hồ Chí Minh, đây là bệnh viện đầu
Từ nhiều năm nay, lao luôn là một trong
ngành, phụ trách chỉ đạo trong lĩnh vực chữa
mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên
bệnh cho chuyên khoa Lao và bệnh phổi tại
toàn thế giới. Theo báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế
miền Nam Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu này
giới (WHO), trong năm 2019 thế giới có khoảng
được thực hiện tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
10 triệu người đang bị bệnh lao, 1,4 triệu người
nhằm xác định tỉ lệ tuân thủ điều trị và các yếu
tử vong vì bệnh lao và 500 nghìn người mắc lao
tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở bệnh nhân
kháng thuốc. Việt Nam vẫn là nước có gánh
lao năm 2021.
nặng bệnh lao cao. Trong năm 2019, Việt Nam
ghi nhận khoảng 170 nghìn người mắc bệnh lao,
11,4 nghìn người tử vong do bệnh lao, và 8,4
nghìn người là lao kháng thuốc(1). Thành phố Hồ
Chí Minh là thành phố đơng dân nhất Việt Nam
và là trung tâm điều hành lao và lao kháng
thuốc khu vực phía Nam Việt Nam. Trong 9
tháng đầu năm 2020, số người xét nghiệm đàm
phát hiện lao là 130.172 người (chiếm 1,55% dân
số). Nguồn lây được phát hiện toàn thành phố
là: 10.047 người(2).
Lao kháng thuốc (MDR-TB) tiếp tục là vấn

đề đe dọa đến sức khỏe cộng đồng. Trong khi
85% trường hợp lao trên thế giới có thể điều trị
khỏi, nhưng chỉ 57% trường hợp lao đa kháng
thuốc được điều trị thành cơng(1). Ngun nhân
chính dẫn đến tình trạng vi khuẩn lao đề kháng
với thuốc là sự không tuân thủ điều trị từ người
bệnh. Không tuân thủ điều trị còn dẫn đến nguy
cơ thất bại điều trị, thời gian điều trị kéo dài, tái
phát bệnh và thậm chí là tử vong(3). Tỉ lệ không
tuân thủ điều trị qua các nghiên cứu trên thế giới
dao động từ 24,7% đến 58,2%(4,5,6,7,8); cịn tại Việt
Nam, tỉ lệ khơng tn thủ điều trị dao động từ
20,2% đến 63,6%(9,10,11,12,12).
Để thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh lao
vào năm 2030 trong Hội nghị “Hưởng ứng ngày
thế giới phịng chống Lao 24/3/2020” thì việc
tn thủ điều trị là vấn đề tiên quyết góp phần
đạt được mục tiêu đó. Bệnh viện Phạm Ngọc

ĐỐI TƢỢNG- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Khám
và điều trị ngoại trú bệnh viện Phạm Ngọc
Thạch từ tháng 04 năm 2021 đến tháng 05 năm
2021. Tất cả các bệnh nhân lao từ đủ 18 tuổi trở
lên đang điều trị tối thiểu 01 tháng có mặt tại
thời điểm nghiên cứu; khơng gặp các vấn đề về
trí nhớ, ngơn ngữ và các bệnh lý rối loạn nhận
thức được mời tham gia nghiên cứu.
Phƣơng pháp nghiên cứu


Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang.
Cỡ mẫu
Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu ước lượng
một tỉ lệ:

Trong đó:
N: cỡ mẫu nghiên cứu; Z(1–α/2)=1,96; α=0,05;
d=0,07; p=0,457 (Dựa vào nghiên cứu của Chen
X(8) có tỉ lệ người bệnh tuân thủ điều trị cao theo
thang đo MMAS-8 là 45,7%). Thay vào cơng thức
tính cỡ mẫu, ta được N ≈ 195.
Vậy cỡ mẫu tối thiểu là 195 người.

Phương pháp thực hiện
Chọn mẫu thuận tiện.

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Công Cộng

243


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022
Nghiên cứu viên sẽ tiếp cận bất kỳ bệnh
nhân lao đến điều trị tại khoa Khám và điều trị
ngoại trú bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Sau khi
giới thiệu bản thân, mục đích nghiên cứu, tính
bảo mật. Nếu bệnh nhân thỏa tiêu chí đưa vào
và đồng ý tham gia nghiên cứu thì nghiên cứu

viên bắt đầu phỏng vấn mặt đối mặt theo bảng
câu hỏi soạn sẵn. Nếu bệnh nhân không đồng ý
tham gia, người phỏng vấn sẽ tiếp cận bệnh
nhân khác trong cùng khoa cho đến khi đạt cỡ
mẫu đã tính.
Bộ câu hỏi dùng để phỏng vấn gồm 4 phần:
Đặc điểm nền (gồm: giới tính, năm sinh, dân tộc,
tơn giáo, nơi ở hiện tại, nghề nghiệp, trình độ
học vấn, tình trạng hơn nhân, tình trạng chung
sống, tình trạng kinh tế, sử dụng rượu bia, hút
thuốc lá); Tình trạng bệnh (gồm: bệnh kèm theo,
chẩn đoán lao hiện tại, tiền căn lao, tình trạng lao
kháng thuốc, tác dụng phụ, thời gian điều trị
lao); Gắn kết gia đình (dùng thang đo gắn kết
gia đình APGAR, gồm 3 giá trị: Khơng gắn kết,
gắn kết không tốt, gắn kết tốt); Tuân thủ điều trị
(Dùng thang đo tuân thủ dùng thuốc MMAS-8,
gồm 3 giá trị: tuân thủ điều trị cao, trung bình,
thấp). Tổng điểm MMAS-8 dao động từ 0 – 8
điểm. Các tiêu chí chấm điểm được lấy từ chủ sở
hữu thang điểm và các điểm cắt được xác định
trước bởi tác giả thang đo: Morisky, mức độ tuân
thủ có thể được phân loại là cao (=8 điểm), trung
bình (6 – <8 điểm) và thấp (<6 điểm)(7). Trong
nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu tập trung vào
việc đo lường tuân thủ điều trị cao; vì vậy, tuân
Bảng 1. Đặc điểm nền của bệnh nhân lao (N=198)
Đặc tính
Giới tính


Nhóm tuổi
Dân tộc
Tơn giáo
Nơi ở
Trình độ học vấn

244

Nam
Nữ
18 – 29 tuổi
30 – 60 tuổi
Trên 60 tuổi
Kinh
Khơng

Thành thị
Nơng thơn
≤ THCS
> THCS

Tần số
111
87
44
125
29
188
121
77

115
83
111
87

Tỉ lệ %
56,1
43,9
22,2
63,1
14,7
94,9
61,1
38,9
58,1
41,9
56,1
43,9

Nghiên cứu Y học
thủ thuốc được xếp vào hai nhóm mức độ: cao
và khơng cao (gồm trung bình và thấp)(10).

Phân tích thống kê
Số liệu được nhập từ phần mềm Epidata 3.1
và xử lý bằng STATA 14.2.
Xác định mối liên quan của đặc điểm nền,
tình trạng bệnh, gắn kết gia đình với tuân thủ
điều trị: dùng kiểm định chi bình phương (χ2).
Nếu có trên 20% các ơ có vọng trị dưới 5

hoặc bất kỳ ơ nào có vọng trị dưới 1 thì dùng
kiểm định chính xác Fisher.
Ước lượng mối liên quan bằng tỉ số tỉ lệ hiện
mắc (PR), có ý nghĩa thống kê với p <0,05 và
khoảng tin cậy 95% không chứa giá trị 1.
Y đức
Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng
Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh, số 102/HĐĐĐĐHYD kí ngày 17/02/2021 và của Hội đồng Đạo
đức trong nghiên cứu Y sinh Bệnh viện Phạm
Ngọc Thạch, số 449/PNT-HĐĐĐ kí ngày
15/04/2021.

KẾT QUẢ
Có 200 bệnh nhân lao được tiếp cận, 2 bệnh
nhân từ chối tham gia nghiên cứu, số mẫu được
thu thập và phân tích là 198 bệnh nhân. Đặc
điểm nghiên cứu của các bệnh nhân lao và các
yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê được trình
bày ở các Bảng 1, 2, 3.

Đặc tính
Tình trạng kinh tế

Tình trạng chung sống

Tình trạng kết hơn

Tình trạng sử dụng


Khá giả
Đủ sống
Khó khăn
Gia đình
Một mình
Khác
Đã kết hơn
Độc thân
Có bạn tình
Ly hơn/ly thân
Góa
Chưa từng

Tần số
15
163
20
181
9
8
133
39
6
13
7
83

Tỉ lệ %
7,6
82,3

10,1
91,4
4,6
4,0
67,2
19,7
3,0
6,6
3,5
41,9

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022

Nghiên cứu Y học
Đặc tính

Tần số
31
48
24
41
54

Nơng dân
Cơng nhân
Viên Chức
Tự do/bn bán

Khác

Nghề nghiệp

Tỉ lệ %
15,7
24,2
12,1
20,7
27,3

Đặc tính
rượu bia

Đang uống
Đã từng hút
Chưa từng
Đang hút
Đã từng hút

Tình trạng hút thuốc lá

Tần số
51
64
133
32
33

Tỉ lệ %

25,8
32,3
67,2
16,2
16,6

Bảng 2. Tình trạng bệnh của bệnh nhân lao (N=198)
Đặc tính

Khơng
HIV/AIDS (Có)
a
ĐTĐ (Có)
b
THA (Có)
Dạ dày, ruột (có)
Gan (có)
Tim mạch (có)
Xương khớp (có)
c
Khác (có)

Bệnh kèm theo

Các loại bệnh kèm
theo (n=85)

: Đái tháo đường.

a


Tần số
85
113
9
23
26
17
16
9
17
26

Tỉ lệ %
42,9
57,1
10,6
27,1
30,6
20,0
18,8
10,6
20,0
30,6

Đặc tính
Tiền căn lao
Chẩn đoán lao hiện
tại
Lao kháng thuốc

Tác dụng phụ
Thời gian điều trị

Đã từng
Chưa từng
Lao phổi
Ngồi phổi

Khơng

Khơng
< 3 tháng
≥ 3 tháng

Tần số
23
175
143
55
13
185
110
88
68
130

Tỉ lệ %
11,6
88,4
72,2

27,8
6,6
93,4
55,6
44,4
34,3
65,7

:Tăng huyết áp

b

: Hen, COPD, bệnh thận, đục thủy tinh thể, viêm xoang, u vú, u gan, ung thư tuyến giáp, ung thư bàng quang, rối loạn tiền
đình, viêm tai giữa, động kinh, trĩ, thiếu máu, loãng xương, trầm cảm, tán huyết, sỏi mật, rối loạn tiền đình
c

Bảng 3. Gắn kết gia đình và tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao (N=198)
Đặc tính
Khơng gắn kết
Gắn kết khơng tốt
Gắn kết tốt
Cao
Khơng cao

Phân loại gắn kết gia đình
Tn thủ điều trị

Tần số
13
55

130
86
112

Tỉ lệ %
6,6
27,8
65,6
43,4
56,6

Đặc tính
Tần số
Cao
86
a
MMAS-8
TB
77
Thấp
35
a
: Trung bình

Tỉ lệ %
43,4
38,9
17,7

Bảng 4. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và các đặc điểm của bệnh nhân lao (N=198)

Đặc tính

Nhóm tuổi

Nghề nghiệp

b

Tình trạng hơn nhân

Tình trạng sử dụng rượu bia

Tình trạng hút thuốc lá

18 – 29 tuổi
30 – 60 tuổi
Trên 60 tuổi
Tự do/buôn bán
Nông dân
Công nhân
Công nhân viên chức
Không việc làm/khác
Đã kết hơn
Độc thân
Có bạn tình
Ly hơn/ly thân
Góa
Chưa từng uống
Hiện tại vẫn uống
Đã từng uống

Chưa từng hút
Hiện tại vẫn hút
Đã từng hút

Tuân thủ điều trị
Cao
Không cao
27 (61,4)
17 (38,6)
51 (40,8)
74 (59,2)
8 (27,6)
21 (72,4)
7 (17,1)
34 (82,9)
17 (54,8)
14 (45,2)
26 (54,2)
2 (45,8)
11 (45,8)
13 (54,2)
25 (46,3)
29 (53,7)
52 (39,1)
81 (60,9)
22 (56,4)
17 (43,6)
5 (83,3)
1 (16,7)
2 (15,4)

11 (84,6)
5 (71,4)
2 (28,6)
45 (54,2)
38 (45,8)
21 (41,2)
30 (58,8)
20 (31,2)
44 (68,8)
68 (51,1)
65 (48,9)
7 (21,9)
25 (78,1)
11 (33,3)
22 (66,7)

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Công Cộng

PR
(KTC 95%)

p
a

0,002

0,002
0,002
0,016
0,008

0,039
<0,001
0,158
0,022
0,160
0,009
0,014
0,101

1
0,67 (0,52 – 0,87)
0,45 (0,27 – 0,75)
1
3,21 (1,52 – 6,79)
3,17 (1,54 – 6,55)
2,68 (1,20 – 6,00)
2,71 (1,30 – 5,66)
1
1,44 (1,02 – 2,05)
2,13 (1,40 – 3,23)
0,39 (0,11 – 1,44)
1,83 (1,09 – 3,06)
1
0,76 (0,52 – 1,11)
0,58 (0,38 – 0,87)
1
0,43 (0,22 – 0,84)
0,65 (0,39 – 1,09)

245



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022
Đặc tính
Tác dụng phụ
Gắn kết gia đình

Khơng

Gắn kết tốt
Gắn kết không tốt
Không gắn kết

: Kiểm định chi bình phương có tính khuynh hướng

a

BÀN LUẬN
Hầu hết đặc điểm nền của bệnh nhân lao
được ghi nhận đều có kết quả tương đồng với
kết quả của nhiều nghiên cứu trước đây trên
cùng đối tượng(4,5,8,10,13,14). Qua nghiên cứu ghi
nhận một số đặc điểm nổi bật của bệnh nhân lao
đang điều trị ngoại trú như: nam giới chiếm tỉ lệ
cao hơn nữ giới, chủ yếu thuộc độ tuổi lao động,
là dân tộc Kinh, khơng tơn giáo, trình độ học vấn
từ Trung học Cơ sở trở xuống, đa số đã kết hôn,
sống chung với gia đình, kinh tế gia đình ở mức
đủ sống. Những bệnh nhân đang và đã từng
uống rượu bia và/hoặc chưa từng hút thuốc lá

chiếm tỉ lệ cao. Nhìn chung, tuổi trung bình
trong nghiên này và một số nghiên cứu khác đều
thuộc lứa tuổi lao động. Ở độ tuổi này, con
người tạo dựng mối quan hệ, giao tiếp nhiều nên
nguy cơ phơi nhiễm bệnh lao là rất lớn. Khi công
việc chịu nhiều áp lực, gánh nặng cuộc sống gia
đình khiến bản thân căng thẳng, mệt mỏi, phải
thức khuya, dinh dưỡng không hợp lý, sống
trong môi trường ngột ngạt, ẩm thấp, hệ miễn
dịch suy giảm dễ khởi phát bệnh lao. Bên cạnh
lao, hơn 40% đối tượng nghiên cứu cịn mắc
thêm ít nhất một bệnh mãn tính khác. Ở những
bệnh nhân đang mắc bệnh mãn tính, sức khỏe
suy yếu, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể;
vì vậy, dễ phát bệnh truyền nhiễm do tác nhân
vi sinh xâm nhập chẳng hạn như lao. Trong số
các bệnh nền, tăng huyết áp và đái tháo đường
là hai bệnh lý chiếm tỉ lệ cao nhất. HIV/AIDS
chiếm tỉ lệ trong khoảng 10%, kết quả này phù
hợp với các nghiên cứu trên cùng đối tượng và
địa điểm(13,14). Có thể thấy, HIV/AIDS, tăng huyết
áp và đái tháo đường vẫn là những bệnh mãn
tính phổ biến ở bệnh nhân lao, là gánh nặng cho
hệ thống y tế hiện nay. Lao phổi là thể lao phổ

246

Nghiên cứu Y học

Tuân thủ điều trị

Cao
Không cao
57 (64,8)
31 (35,2)
29 (26,4)
81 (73,6)
81 (62,3)
49 (37,3)
4 (7,3)
51 (92,7)
1 (7,7)
12 (92,3)

p

<0,001
<0,001
0,030

PR
(KTC 95%)
1
0,41 (0,29 – 0,58)
1
0,12 (0,04 – 0,30)
0,12 (0,02 – 0,82)

: Kiểm định chính xác Fisher

b


biến nhất, kết quả này tương đồng so với kết quả
của một số nghiên cứu được thực hiện cùng địa
điểm(13,14). Đa số các bệnh nhân lao đều đang
điều trị ở giai đoạn duy trì (thời gian điều trị trên
3 tháng), chiếm tỉ lệ 65,7%. Tỉ lệ bệnh nhân lao có
gia đình gắn kết tốt là 65,6%. Gia đình có vai trị
rất quan trọng trong việc chăm sóc và hỗ trợ
người bệnh lao; vì lao là bệnh truyền nhiễm mãn
tính và thời gian điều trị kéo dài nên bệnh nhân
lao rất cần nhận được chăm sóc và hỗ trợ từ gia
đình. Sự gắn kết của gia đình là điều quan trọng
hàng đầu trong việc tuân thủ điều trị và hoàn
thành điều trị ở bệnh nhân lao. Nghiên cứu cho
thấy có 43,4% bệnh nhân lao tuân thủ điều trị
cao theo thang đo MMAS-8. Kết quả này phù
hợp với nhiều nghiên cứu sử dụng thang đo để
đo lường tuân thủ điều trị lao trên thế giới(4,6,8).
Nhìn chung, vẫn cịn một tỉ lệ bệnh nhân lao
chưa tuân thủ điều trị tốt, điều này có thể dẫn
đến nguy cơ ảnh hưởng rất nặng nề lên bản thân
bệnh nhân, gia đình và xã hội như: thất bại điều
trị, thời gian điều trị kéo dài, tái phát bệnh, lao
kháng thuốc và thậm chí là tử vong(3).
Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố liên
quan có ý nghĩa thống kê đến tuân thủ điều trị
như nhóm tuổi, nghề nghiệp, tình trạng hơn
nhân, tình trạng sử dụng rượu bia, tình trạng hút
thuốc lá, tác dụng phụ và gắn kết gia đình. Cụ
thể, những bệnh nhân thuộc nhóm tuổi càng cao

thì tỉ lệ tuân thủ điều trị cao càng giảm. Kết quả
này tương đồng với kết quả một số nghiên cứu
khác(10,11) và phù hợp thực tế. Càng lớn tuổi con
người ta càng phải lo lắng cho nhiều vấn đề như:
công việc, gia đình, vợ/chồng, con cái có thể
khiến bản thân khơng còn dành sự quan tâm
đến sức khỏe của bản thân ở mức tốt nhất. Các
bệnh nhân ở độ tuổi trên 60 vì tuổi cao, trí nhớ

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Công Cộng


Nghiên cứu Y học
giảm; việc uống thuốc phụ thuộc nhiều vào sự
nhắc nhở, hỗ trợ từ con cháu. Từ các vấn đề trên
có thể dẫn đến tình trạng uống thuốc chống lao
không đúng quy định. Những bệnh nhân làm
nghề nông dân, cơng nhân, cơng nhân viên chức,
hay thuộc nhóm khơng việc làm/khác đều có tỉ lệ
tuân thủ điều trị cao tăng so với những bệnh
nhân làm nghề tự do/buôn bán (p <0,05). Kết quả
này phù hợp thực tế, đối với những người làm
các nghề tự do/buôn bán, họ phải phục vụ khách
hàng bất cứ khi nào khách hàng có yêu cầu, làm
việc cường độ cao, rất khó kiểm sốt được nhiều
vấn đề khác chẳng hạn như uống thuốc đúng
quy định. Những bệnh nhân độc thân, có bạn
tình, góa có tỉ lệ tuân thủ điều trị cao tăng so với
những bệnh nhân đã kết hôn (p <0,05). Sự khác
biệt trong nghiên cứu này có thể là vì những

người khơng thuộc nhóm đã kết hơn do khơng
có sự chăm sóc từ vợ/chồng nên họ phải tự quan
tâm đến sức khỏe của bản thân, vì vậy, ý thức
tuân thủ điều trị lao của họ cao hơn; bên cạnh đó
gia đình, bạn bè và bạn tình cũng là nơi hỗ trợ
đắc lực, chăm sóc, động viên, quan tâm đến sức
khỏe của họ, là nguồn động lực giúp họ tuân thủ
điều trị bệnh tốt. Đối với những bệnh nhân đã
kết hôn, bên cạnh việc quan tâm đến bản thân,
họ còn dành rất nhiều sự quan tâm đến các vấn
đề khác như vợ/chồng, con cái nên dễ khiến họ
không tuân thủ việc dùng thuốc chống lao.
Những bệnh nhân đã từng uống rượu bia hiện
không uống nữa có tỉ lệ tuân thủ điều trị cao
giảm so với nhóm bệnh nhân chưa bao giờ uống
(p=0,009). Những bệnh nhân hiện tại vẫn đang
hút thuốc lá có tỉ lệ tuân thủ điều trị cao giảm so
với nhóm bệnh nhân chưa bao giờ hút thuốc lá
(p=0,014). Những người chưa bao giờ uống rượu
bia và/hoặc hút thuốc lá là những người có ý
thức bảo vệ sức khỏe tốt, biết quan tâm đến tình
trạng sức khỏe của bản thân nên khi bị bệnh họ
sẽ dành nhiều sự quan tâm cho sức khỏe của
mình, hiểu được tầm quan trọng của việc tuân
thủ điều trị bệnh lao. Ngồi ra, những bệnh
nhân có sử dụng rượu bia và hút thuốc lá có
nguy cơ giảm trí nhớ; vì vậy, khả năng khơng

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022
tuân thủ điều trị ở nhóm người này cao hơn.

Những bệnh nhân có gặp tác dụng phụ có tỉ lệ
tuân thủ điều trị cao giảm so với những bệnh
nhân không gặp tác dụng phụ (p <0,001). Kết
quả này tương đồng với nhiều nghiên cứu
khác(4,10,11) và phù hợp với thực tế; tác dụng phụ
của thuốc dù ít hay nhiều đều ảnh hưởng tâm lý,
sức khỏe của bệnh nhân, khiến bệnh nhân ngại
uống thuốc. Đây là rào cản rất lớn dẫn đến tình
trạng khơng tn thủ điều trị bệnh của bệnh
nhân lao. Những bệnh nhân có gia đình gắn kết
khơng tốt hoặc khơng gắn kết có tỉ lệ tuân thủ
điều trị cao giảm so với những bệnh nhân có gia
đình gắn kết tốt (p <0,05). Để tuân thủ điều trị
tốt, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân người bệnh
còn rất cần sự quan tâm, chăm sóc và động viên
từ phía gia đình bệnh nhân. Nghiên cứu chưa
tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
tuân thủ điều trị với giới tính, dân tộc, tơn giáo,
nơi ở hiện tại, nhóm trình độ học vấn, tình trạng
chung sống, tình trạng kinh tế, bệnh kèm theo,
chẩn đốn lao hiện tại, tình trạng lao kháng
thuốc, tiền căn mắc lao và thời gian điều trị.
Qua nghiên cứu, một số kiến nghị được đưa
ra: Đối với nhân viên y tế, trong những buổi
khám bệnh, cần có mặt cả bệnh nhân và người
nhà bệnh nhân; hỏi thăm tình hình sử dụng
thuốc trong thời gian qua ở mỗi lần khám để
bệnh nhân và người thân hiểu được tầm quan
trọng của việc tuân thủ điều trị. Tuân thủ điều
trị thuốc không chỉ là trách nhiệm của bệnh nhân

mà còn là trách nhiệm của những người thân
sống cùng bệnh nhân. Đối với người nhà bệnh
nhân: cần hỗ trợ, quan tâm về thể chất và tinh
thần của bệnh nhân, nhắc nhở, động viên người
bệnh dùng thuốc theo đúng quy định, đặc biệt ở
những bệnh nhân có nguy cơ cao khơng tn
thủ điều trị. Đối với bệnh nhân: Cần áp dụng
một số biện pháp có thể đảm bảo tuân thủ điều
trị bệnh như: hẹn giờ uống thuốc mỗi ngày bằng
những thiết bị thông minh, nhờ người thân sống
chung gia đình nhắc nhở về việc uống thuốc
điều trị bệnh, tạo thói quen uống thuốc mỗi ngày
theo đúng lời hướng dẫn của bác sĩ điều trị, cần

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Cơng Cộng

247


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022
báo ngay cho bác sĩ điều trị khi gặp tác dụng
phụ của thuốc điều trị bệnh.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu Y học
6.

7.


Tổng cộng có 198 bệnh nhân lao điều trị
ngoại trú tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch tham
gia nghiên cứu từ tháng 04 năm 2021 đến tháng
05 năm 2021. Tỉ lệ tuân thủ điều trị ở mức cao
theo thang đo MMAS-8 còn thấp, chiếm tỉ lệ
43,4%. Cần quan tâm hơn đến việc dùng thuốc
của bệnh nhân lao, đặc biệt ở những bệnh nhân
lớn tuổi, làm các nghề tự do/buôn bán, đã kết
hôn, đang hoặc đã sử dụng rượu bia, thuốc lá,
gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc, có gia đình
gắn kết khơng tốt hoặc khơng gắn kết.

8.

9.

10.

11.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.


World Health Organization (2020). Global Tuberculosis report
2020, URL: />Trung tâm Kiểm sốt Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (2020).
Chương trình phịng chống lao: Hội nghị Sơ kết hoạt động 9
tháng đầu năm 2020. URL: />Zhang J, Yang Y, Qiao X, et al (2020). Factors Influencing
Medication Nonadherence to Pulmonary Tuberculosis
Treatment in Tibet, China: A Qualitative Study from the Patient
Perspective. Patient Prefer Adherence, 14:1149-1158.
Du L, Chen X, Zhu X, et al (2020). Determinants of Medication
Adherence for Pulmonary Tuberculosis Patients During
Continuation Phase in Dalian, Northeast China. Patient Prefer
Adherence, 14:1119-1128.
Gube AA, Debalkie M, Seid K, et al (2018). Assessment of AntiTB Drug Nonadherence and Associated Factors among TB
Patients Attending TB Clinics in Arba Minch Governmental
Health Institutions. Southern Ethiopia Tuberculosis Research and
Treatment, />
248

12.

13.

14.

Mbuti H, Mwaniki E, Warutere P, et al (2020). Social
Demographic Factors Associated with Adherence to Treatment
Among Urban and Rural Tuberculosis Patients in Kenya. Int J
Med Sci Heal Res, 4(03):111-122.
Xu M, Markström U, Lyu J, et al (2017). Detection of Low
Adherence in Rural Tuberculosis Patients in China: Application

of Morisky Medication Adherence Scale. International Journal of
Environmental Research and Public Health, 14(3):248.
Chen X, Du L, Wu R, et al (2020). The effects of family, society
and national policy support on treatment adherence among
newly diagnosed tuberculosis patients: a cross-sectional study.
BMC Infectious Diseases, 20(1):1-11.
Thân Thị Bình, Vũ Văn Thành (2019). Thực trạng kiến thức và
thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh lao ngoại trú tại
Trung tâm y tế Cao Lộc năm 2019. Khoa Học Điều Dưỡng,
2(3):105-112.
Nguyễn Thị Mỹ Dung, Alison Merrill, Trần Thiện Trung (2019).
Sự tuân thủ dùng thuốc của người bệnh lao và các yếu tố liên
quan. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 23(5):193-199.
Hà Văn Như, Nguyễn Xuân Tình (2014). Thực trạng tuân thủ
điều trị của bệnh nhân lao và một số yếu tố liên quan tại Phòng
khám ngoại trú Bệnh viện Lao và bệnh phổi Bắc Giang năm
2013. Y Học Thực Hành, 905(2):43-47.
Nguyễn Thạnh Trị, Lê Hồng Phước, Tô Gia Kiên (2018). Tuân
thủ điều trị ở bệnh nhân lao trong giai đoạn tấn cơng. Y Học
Thành Phố Hồ Chí Minh, 22(1):1-7.
Đỗ Phúc Như Nguyện (2017). Chất lượng cuộc sống và các yếu
tố liên quan của bệnh nhân lao đang điều trị tại bệnh viện Phạm
Ngọc Thạch năm 2017. Khóa Luận Tốt nghiệp Bác Sĩ Y Học Dự
Phịng. Khoa Y tế Cơng cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ
Chí Minh.
Nguyễn Thị Thế Nhân (2017). Tỉ lệ trầm cảm và một số yếu tố
liên quan trên bệnh nhân lao đang điều trị ngoại trú tại Bệnh
viện Phạm Ngọc Thạch năm 2018. Khóa Luận Tốt nghiệp Bác Sĩ Y
Học Dự Phịng. Khoa Y tế Cơng cộng, Đại học Y Dược Thành
phố Hồ Chí Minh.


Ngày nhận bài báo:

28/11/2021

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

10/02/2022

Ngày bài báo được đăng:

15/03/2022

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Công Cộng



×