Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

phân tích hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.4 KB, 15 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
---------o0o---------

TIỂU LUẬN
MÔN: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆN ĐẠI
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG
NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
\

Học viên: Trịnh Thị Thủy
Mã học viên: 19812025
Lớp: Kỹ thuật Môi trường 2020A
Khoa: Công nghệ Môi trường

Hà Nội, năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................................1
1.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.............................................................................................2
1.1

Sự xâm lấn của nước biển....................................................................................................2

1.2

Mặn hóa.................................................................................................................................2


1.3

Mặn hóa do sự xâm nhập của nước biển.............................................................................4

2.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA SỰ XÂM NHẬP CỦA NƯỚC BIỂN.........................................5
2.1

Các yếu tố tự nhiên...............................................................................................................5

2.2

Các yếu tố nhân tạo..............................................................................................................5

3.

ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ XÂM NHẬP NƯỚC BIỂN..............................................................6
3.1

Ảnh hưởng đối với sức khỏe con người...............................................................................6

3.2

Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế xã hội..............................................................................6

3.3

Ảnh hưởng tới hệ sinh thái...................................................................................................9


4.

CÁC GIẢI PHÁP DỰA TRÊN ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ SINH HỌC............................9
4.1

Giải pháp ứng dụng cơng nghệ sinh học ứng phó với xâm nhập mặn..............................9

4.2

Giải pháp ứng dụng công nghệ sinh học giảm thiểu xâm nhập mặn...............................11


MỞ ĐẦU
Nghiên cứu đánh giá hàm lượng kim loại nawgj trong nước thải công nghiệp
Yc
Tổng qun được hiện trạng kim loại nặng có trong mơi trường nước thải cơng
nghiệp( lựa chọn 1 trong các đối tường ước thải mạ dệt… sau htxl
Đưa ra được các phương pháp xác định hàm lượng kim loại nặng Pb, Cu, Zn, Cd,
Mn, Cr…
Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng, hóa chất, đối tượng nghiên cứu
Các kết quả đánh giá
Kết luận
15trang. Chữ 13, cách dòng 1.3 lề 2cm, endnote
Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam đang đứng trước hiện tượng ô nhiễm
môi trường sinh thái đất, nước, khơng khí nghiêm trọng mà nguyên nhân là do các hoạt
động của con người trong nhiều thập kỷ gần đây đã làm tăng đáng kể những tác nhân
gây hiệu ứng nhà kính (nồng độ khí thải trong các hoạt động công nghiệp, giao thông,
sự gia tăng dân số…), làm trái đất nóng dần lên,từ đó gây ra hàng loạt những thay đổi
bất lợi và không thể đảo ngược của môi trường tự nhiên. Biến đổi khí hậu mà biểu hiện
chính là sự nóng lên tồn cầu và mực nước biển dâng đã tạo nên các hiện tượng thời

tiết cực đoan hiện nay. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại
trong thế kỷ XXI vì biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài
nguyên môi trường và cuộc sống của con người. Nói một cách dễ hiểu, biến đổi khí hậu
chính là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí quyển, thủy quyền tới
thạch quyển trong hiện tại và tương lai. Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực
nước biển đang dần dâng lên. Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa
băng trên trái đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương.
Những lãnh nguyên bao la từng được bao phủ bởi một lớp băng vĩnh cữu rất dày giờ
đây được cây cối bao phủ. Hiện tượng băng tan và mực nước biển dâng cao do sự nóng
lên của tồn cầu đã làm gia tăng quá trình xâm nhập mặn vào đất liền gây ra những hậu
quả nghiêm trọng.
Ở Việt Nam hiện nay quá trình nhiễm mặn ngày càng gia tăng làm cho diện tích
đất trồng bị thu hẹp. Hiện tượng xâm nhập mặn là vấn đề ưu tiên hàng đầu đối với vấn
đề biến đổi khí hậu. Vì vậy việc ngăn chặn quá trình xâm nhập của nước biển và cải tạo
đất mặn là cấp bách và cần sự quan tâm của tất cả mọi người.

1


2


1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1 Sự xâm lấn của nước biển
Sự xâm lấn của nước biển là quá trình nước biển dâng lên do tác động của biến
đổi khí hậu xâm lấn vào đất liền khiến diện tích đất đai vùng ven biển bị thu hẹp. Bên
cạnh đó nước biển từ các cửa sông sẽ chảy theo sông và kênh vào phía trong nội đồng.
Càng vào trong thì lượng nước sẽ giảm do tràn và thấm vào đất tương ứng với hệ số
dịng sơng và kênh giảm. Nước biển chảy theo sông/kênh sẽ thấm vào đất hoặc tràn lên
đất (nếu mực nước cao hơn độ cao của địa hình) làm cho đất bị ngập úng và nhiễm

mặn.
Tình hình xâm lấn của nước biển dâng gây ra ngập úng và xâm nhập mặn đến
vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp.
Số liệu thống kê của Liên hợp quốc cho thấy, do tác động trực tiếp của tình trạng
biến đổi khí hậu, mực nước biển trên đại dương toàn cầu đã tăng từ 15-20cm kể từ năm
1900. Cho đến gần đây, mực nước biển gia tăng là do thể tích nước tăng lên vì nền
nhiệt cao hơn. Theo dự thảo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu
(IPCC), nếu con người kiểm sốt được tốc độ ấm dần lên toàn cầu ở mức tăng 2 độ C
so với thời kỳ tiền công nghiệp – như mục tiêu đặt ra của Hiệp định Paris về biến đổi
khí hậu – mực nước biển sẽ dâng khoảng 0,5m.
Trong trường hợp nhiệt độ trái đất tăng 3-4 độ C với nỗ lực kiểm sốt khí thải gây
hiệu ứng nhà kính khơng hiệu quả, mực nước biển có thể sẽ tăng cao gần 1 m, đủ để
phá hủy hàng chục đại đơ thị ven biển, thậm chí nhấn chìm nhiều quốc đảo trên thế
giới.
Thảm họa hơn nữa, nếu mực nước biển tăng cao hơn 1,2m thì khơng chỉ là các
thành phố, mà nhiều quốc gia ven biển hồn tồn có thể bị xóa sổ khỏi bản đồ thế giới.
Tại Việt Nam, mực nước biển dâng khơng những làm diện tích đất đai bị thu hẹp,
mà còn làm nhiễm mặn một số nguồn nước ngọt, tác động xấu tới sản xuất nông
nghiệp. Dự báo đến năm 2030, khoảng 45% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long
sẽ bị nhiễm mặn cục bộ và gây thiệt hại nặng nề cho ngành trồng trọt (khoảng 17 tỉ
USD) cũng như hệ thống cấp nước ở các vùng trũng của Nam Bộ. Theo số liệu năm
2018, nếu mực nước biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 40% diện tích Đồng bằng Sơng
Cửu Long (nơi sản xuất 12 triệu tấn gạo/năm), với khoảng 10-12% dân số Việt Nam bị
ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP. Gần đây, các dự báo cũng đều khẳng
định, mực nước biển của nước ta có thể tăng thêm 33,3cm vào năm 2050 và 45cm vào
năm 2070, khoảng 1m vào năm 2100. Nếu kịch bản này diễn ra, nhiều khu vực đất liền

3



ven biển và vùng đất trũng sẽ bị chìm trong nước. Thậm chí, có khu vực sẽ bị ngập sâu
vĩnh viễn.[1]
1.2 Mặn hóa
Mặn hóa là q trình xâm nhiễm và tích tụ các muối và kim loại kiềm trong mơi
trường đất, nước khi các môi trường thành phần này từ chỗ chưa bị mặn trở thành mặn.
Các quá trình mặn hóa
Đất mặn là do kết hợp của nhiều yếu tố: đất chứa muối, địa hình trũng khơng
thốt nước, mực nước ngầm mặn nơng, khí hậu khơ hạn và sinh vật ưa muối. Trong tất
cả các yếu tố trên, nước ngầm mặn thường là nguyên nhân trực tiếp làm cho đất bị
mặn.
Nước nhiễm mặn là quá trình của nước biển xâm nhập vào trong đất liền, khiến
cho ao hồ, sông suối và các nguồn nước ngầm bị nhiễm muối, lượng muối trong nước
tăng lên khiến nước có vị mặn hoặc lợ, không thể dùng để sinh hoạt, tưới tiêu. Theo
tiêu chuẩn QCVN về chất lượng nước dùng để phục vụ sinh hoạt và ăn uống mà vượt
quá 300mg / l thì nguồn nước này đã bị nhiễm mặn.
Phân loại mặn hóa:
Mơi trường có thể nhiễm các loại mặn sau:
- Mặn hóa do muối: bao gồm các muối NaCl, Na 2SO4, MgSO4, MgCl2, NaNO3,
Mg(NO3)2, CaCl2, …nghĩa là muối kim loại kiềm và kiềm thổ, gốc axit là những anion:
Cl-, SO42-, NO3-, CO32-,…trong đó vai trị của Cl- là quan trọng nhất.
- Mặn hóa do kiềm: q trình tích lũy nhiều kim loại, chủ yếu là kim loại kiềm và
kiềm thổ, có thể là Na, K, Ca, Mg, Ba trong đó vai trị Na là quan trọng nhất.
Dựa vào nguồn gốc, đặc điểm tích lũy muối, người ta chia q trình mặn hóa này thành 3
loại:
 Ảnh hưởng của nước biển:
Xảy ra ở miền nhiệt đới do ảnh hưởng trực tiếp của biển. Nước biển xâm nhập
vào nội đồng theo con sơng ngồi khi thủy triều lên cao, qua các trận mưa bão vỡ đê
biển hoặc vào mùa khô khi nước ngọt ở các con sơng chảy ra biển có lưu lượng thấp,
nước ngọt không đủ lực để đẩy nước mặt khi thủy triều mạnh. Nước mặn cũng theo các
mao mạch, đường nứt trong đất, đi qua các con đê biển thấm sâu vào nội đồng. Có nơi

cách xa biển tới 40 km vẫn bị ảnh hưởng của quá trình này. Ở Việt Nam, đất mặn có
xấp xỉ 2 triệu hecta, chiếm gần 6% tổng diện tích đất tự nhiên và q trình mặn hóa là

4


do ảnh hưởng của nước biển, do đó thành phần các loại muối tan ở đất mặn Việt Nam
giống như thành phần muối tan của nước biển.

 Quá trình mặn hóa lục địa:
Ở những vùng khơ hạn và bán khơ hạn, các loại muối khó tan vẫn cịn lại trong
đất, chỉ những muối dễ tan như: NaCl, MgCl 2, Na2SO4,…mới bị hịa tan, rửa trơi nhưng
cũng khơng được vận chuyển đi xa, mà tích đọng ở những địa hình trũng khơng thốt
nước dưới dạng nước ngầm. Do hanh khơ và mực nước ngầm nông,muối được di
chuyển và tập trung lên mặt đất thành một lớp vỏ muối trắng xóa dày đến 1-2 cm.
 Q trình mặn hóa thứ sinh:
Thường xảy ra ở những vùng khô hạn và bán khô hạn,lượng giáng thủy rất
thấp(200-500 mm), do đó nền nơng nghiệp có tưới và cần tưới phổ biến. Do việc quản
lý đất tưới và dùng nguồn nước tưới bị nhiễm mặn, nên tầng đất bề mặt bị nhiễm mặn.
Như vậy do tác động nhân sinh đã làm mặn hóa tầng mặt.
1.3 Mặn hóa do sự xâm nhập của nước biển
Xâm nhập mặn hay còn gọi là đất bị nhiễm mặn. Với hàm lượng nồng độ muối
vượt mức cho phép do nước biển xâm nhập trực tiếp vào đất liền. Nước biển mang theo
lượng muối hòa tan và bị kết cấu của đất giữ lại, tích tụ và gây mặn. Dựa vào hàm
lượng NaCl trong muối biến. Người ta có thể phân loại mức độ xâm nhập mặn theo các
mức độ ít, trung bình và cao. Nước nhiễm mặn thường là do quá trình xâm thực của
nước biển vào sâu trong đất liền làm nguồn nước ở các sông, hồ, ao, suối,.. làm nồng
độ các chất muối có thể hịa tan chủ yếu là Natri Clorua trong nước vượt q mức bình
thường.
Thơng thường, khi nước biển xâm nhập vào đất liền. Lượng nước ngọt từ những

con sông từ thượng lưu chảy về hạ lưu. Giúp trung hòa nước mặn đồng thời đẩy ngược
ra biển. Tuy nhiên trong những tháng mùa khô, thời tiết khơng có mưa và nước sơng bị
bốc hơi do nắng nóng. Khiến lượng nước ngọt khơng đủ đẩy, làm hiện tượng xâm nhập
diễn ra biển.
Một trong các lý do khác khiến mức độ xâm nhập mặn diễn ra với mức độ
nghiêm trọng. Do các hoạt động khai thác đất trồng nơng nghiệp bừa bãi, mở rộng diện
tích phá rừng. Việc xây dựng cơng trình thủy lợi được thực hiện dày đặc. Cơ sở vật
chất được đầu tư ngày càng nhiều. Và diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh. Ảnh hưởng
đáng kể đến kết cấu đất. Nguyên nhân hiện tượng nóng lên tồn cầu tác động tiêu cực
đến biến đổi khí hậu. Gây ra các thiên tai nước biển dâng cao. Kéo theo hậu quả mức
độ xâm nhập mặn diễn ra mạnh mẽ hơn.
5


Xâm nhập mặn là vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Ở
Việt Nam những năm gần đây, vấn đề này ngày càng trở nên cấp bách khi diện tích bị
xâm nhập mặt ngày càng lớn do biến đổi khí hậu tồn cầu gây nên. Xâm nhập mặn
đang gây nhiều khó khăn cho chính quyền địa phương, vấn đề này đã được nỗ lực giải
quyết trong bối cảnh đang diễn ra biến đổi khí hậu như nước biển dâng, tăng nhiệt độ,
khai thác nước ngầm quá mức để đáp ứng nhu cầu nước cho phát triển, những nguyên
nhân này đang làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn.
2. NGUYÊN NHÂN GÂY RA SỰ XÂM NHẬP CỦA NƯỚC BIỂN
2.1 Các yếu tố tự nhiên
Tình trạng băng tan nhanh ở cực bắc và cực nam bán cầu do hiệu ứng nhà kính
làm mực nước biển dâng cao, hậu quả là làm cho tình trạng nước biển xâm thực sâu
vào đất liền làm tình trạng nước nhiễm mặn ở sơng, hồ, ao, suối càng nghiêm trọng.
Nước biển xâm nhập vào nội đồng theo con sơng ngồi khi thủy triều lên cao,qua các
trận mưa bão vỡ đê biển hoặc vào mùa khô khi nước ngọt ở các con sông chảy ra biển
có lưu lượng thấp,nước ngọt khơng đủ lực để đẩy nước mặt khi thủy triều mạnh. Nước
mặn cũng theo các mao mạch, đường nứt trong đất, đi qua các con đê biển thấm sâu

vào nội đồng. Có nơi cách xa biển tới 40 km vẫn bị ảnh hưởng của quá trình này. Ở
Việt Nam, đất mặn có xấp xỉ 2 triệu hecta, chiếm gần 6% tổng diện tích đất tự nhiên và
q trình mặn hóa là do ảnh hưởng của nước biển, do đó thành phần các loại muối tan
ở đất mặn Việt Nam giống như thành phần muối tan của nước biển.[2]
Các yếu tố khí tượng: gió từ biển hướng vào đất liền, nhiệt độ cao, mưa ít, ... sẽ là
tác nhân làm mặn lấn sâu vào nội địa .Những thay đổi do biến đổi khí hậu như lượng
mưa và nhiệt độ, thay đổi mục đích sử dụng đất cũng có thể làm thay đổi đáng kể tốc
độ bổ sung nước ngầm cho các hệ thống tầng ngậm nước, gây ảnh hưởng đến quá trình
xâm nhập mặn. Lượng mưa bị thay động liên tục do tình trạng khí hậu biến đỗi, lượng
nước ở những nơi bị hạn hán kéo dài thiếu nước trầm trọng càng làm tình trạng hạn
mặn xảy ra càng nghiêm trọng hơn.
Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng sâu sắc đến chu trình thủy văn thơng qua thay
đổi mơ hình lượng mưa, lượng nước bốc hơi và độ ẩm của đất. Lượng mưa có thể tăng
hoặc giảm và phân bố khơng đồng đều trên tồn cầu. Hiện tượng này sẽ làm thay đổi
lượng nước ngầm được bổ sung, đồng thời thay đổi tốc độ xâm nhập mặn vào tầng
ngậm nước ven biển. Vì vậy, thơng tin về các tác động của biến đổi khí hậu ở địa
phương hoặc khu vực, các quá trình thủy văn và tài nguyên nước ven biển trở nên rất
quan trọng.
2.2 Các yếu tố nhân tạo

6


Tốc độ đơ thị hóa ngày càng gia tăng nhanh chóng, dẫn đến việc bê tơng hóa, đơ
thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Sự bổ sung các tầng nước ngầm từ nước mặt bị hạn chế. Bên
cạnh đó, việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm phục vụ cho các mục đích dân sinh,
phát triển kinh tế xã hội cũng gây ra sự cạn kiệt nguồn nước ngầm hiện có trong khi
khơng có sự bổ sung cần thiết bù đắp lại lượng nước đã bị khai thác.
Trong tự nhiên, bề mặt phân cách giữa nước ngọt và nước mặn hiếm khi ổn định.
Sự gia tăng dân số nhanh chóng cùng các khu công nghiệp, sản xuất cũng gây ra áp lực

cho các mạch nước ngầm, đặc biệt là vấn đề xả thải, gây ô nhiễm và khai thác quá mức
dẫ tới cạn kiệt nguồn nước ngầm. Quá trình bổ sung nước hoặc khai thác nguồn nước
ngầm đều dẫn đến sự dịch chuyển bề mặt phân cách giữa nước ngọt và nước mặn từ vị
trí này sang vị trí khác. Sự dịch chuyển đó có thể làm mực nước dâng lên hoặc hạ
xuống tùy thuộc vào việc nước ngọt đổ vào tầng ngậm nước tăng hay giảm. Do đó, sự
thay đổi lượng nước ngầm gây ảnh hưởng trực tiếp đến xâm nhập mặn. Tình trạng này
sẽ tăng nhanh hơn nếu giảm bổ sung nước ngầm.
Bên cạnh đó, các hoạt động thay đổi mục đích sử dụng đất và quản lý đất cũng có
thể làm thay đổi trực tiếp đến hệ thống thủy văn, chế độ bốc hơi nước và dòng chảy. Do
đó, sử dụng đất cũng đóng vai trị quan trọng trong việc đánh giá nguồn nước ngầm.
Đối với các cửa sông tiếp giáp với biển, hiện tượng xâm nhập mặn từ biển vào
các sông xảy ra khá phổ biến, đặc biệt vào mùa khơ. Khi đó lượng nước từ sơng đổ ra
biển giảm, thủy triều từ biển sẽ mang nước mặn lấn sâu vào lịng sơng làm cho nước
sơng bị nhiễm mặn. Nồng độ mặn sẽ giảm dần khi càng tiến sâu vào đồng bằng.
Mức độ xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Lượng nước từ thượng nguồn đổ về, lưu lượng càng giảm, nước mặn càng tiến sâu vào
đất liền. Biên độ triều vùng cửa sông: vào giai đoạn triều cường, nước mặn càng lấn
sâu vào. Địa hình: địa hình bằng phẳng là yếu tố thuận lợi cho sự xâm nhập mặn.
. Hoạt động kinh tế của con người: Nhu cầu sử dụng nước ngọt vào mùa khô tăng
sẽ làm giảm nguồn nước ngầm, làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn.
3. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ XÂM NHẬP NƯỚC BIỂN
3.1 Ảnh hưởng đối với sức khỏe con người
Sử dụng nước nhiễm mặn trong thời gian dài sẽ bị những bệnh ngoài da như ghẻ
lở, lác, viêm da, …
Dùng nước có nồng độ muối cao hơn mức bình thường trong nấu ăn cũng làm
giảm hương vị của món ăn ảnh hưởng đến sức khỏe dinh dưỡng.

7



Đối với người bệnh, khi dùng thuốc với nước bị nhiễm mặn thì sẽ làm giảm hiệu
quả của thuốc và cịn có thể gây rac tác dụng phụ.
3.2 Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế xã hội
Ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp
Sử dụng nước nhiễm mặn để phục vụ cho công việc tưới tiêu cây trồng sẽ làm
giảm sức phát triển của cây trồng thậm chí cịn có khả năng làm chết cây, đối với
những khu vực bị hạn mặn thì thường kết quả là mất trắng. Ngồi ra dùng nước bị
nhiễm mặn tưới tiêu còn làm giảm chất lượng đất trồng trọt dẫn đến việc bắt buộc phải
thay đổi loại cây trồng, mục đích sử dụng đất.
Nước biển dâng và triều cường làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn của nước
biển, gây ngập úng các diện tích trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và các khu dân cư sát
biển. Diện tích đất trồng trọt bị thu hẹp. Các ao ni tơm do tình hình hạn mặn dẫn đến
tôm chết hàng loạt, mầm bệnh cũng tăng làm thiệt hại rất lớn cho các hộ ni tơm tại
đây. Ngồi ra các ao nuôi cá tra, trê, mè cũng xảy ra tình huống tương tự, diện tích ni
thủy hải sản bị thu hẹp một cách đáng kể và có nguy cơ phá vỡ quy hoạch ni thủy hải
sản. Tình hình xâm nhập nặm sâu vào đất liền nên đã ảnh hưởng đến việc ni nước
ngọt khiến diện tích ni ngày càng giảm.
Do đặc thù địa hình của các vùng cửa sông ven biển và tiếp giáp trực tiếp với biển
nên chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những thay đổi của thời tiết. Trong đó, các hiện tượng
nước biển dâng, triều cường, mưa bão và nắng nóng kéo dài gây ra những tác động lớn
nhất đối với các hoạt động sinh kế, sinh hoạt và sức khỏe của người dân địa phương,
ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của khu vực ven biển. Dưới tác động của
nước biển dâng hệ thống thủy lợi của các vùng ven biển dễ bị tổn thương, tình trạng
xâm nhập mặn cũng vì vậy mà có chiều hướng gia tăng.[5]
Xâm nhập mặn gây ra những hậu quả nặng nề đến đời sống của bà con khu vực
nơi đây. Tình trạng thiếu nước ngọt là một trong những thiệt hại to lớn nhất. Người dân
không thể sử dụng nước nhiễm mặn để phục vụ cho các mục đích sinh hoạt như tắm
rửa, vệ sinh, giặt giũ. Do nước muối cho tính ăn mịn cao, gây hư hại hệ thống dẫn
nước, vật dụng chứa nước,.. Con người tiếp xúc trực tiếp bị nước mặn ăn mịn da tay
nghiêm trọng.

Khơng có nước ngọt, nơng dân khơng thể tươi tiêu các loại cây ăn quả, cây hoa
màu, lương thực,.. Dẫn đến hệ quả việc sản xuất nông nghiệp bị trì trệ. Hơn thế nữa đất
nhiễm mặn, gây ra tác động tiêu cực đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây
trồng. Cây khơng thích nghi được môi trường mặn xảy ra vấn đề chết hàng loạt. Việc

8


nuôi trồng các giống thủy sản cũng bị thiệt hại nặng nề bởi hiện tượng xâm nhập
mặn .Ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của các hộ dân và địa phương.
Ở Việt Nam, hiện tượng xâm nhập mặn thường diễn ra tại khu vực Đồng bằng
Sông Cửu Long. Vào mùa khô, nước sông bắt đầu cạn dần do không có mưa. Khiến
nước ngọt trong các con sơng ít dần. Thêm hiện tượng nước biển dâng, xâm nhập trực
tiếp vào đất liền thơng qua các sơng. Từ đó, thành phần muối trong nước tăng dân bắt
đầu được đất liền hấp thụ. Vì vậy, hiện tượng xâm nhập mặn vừa gây mặn cho nước và
đất trồng. Việt Nam là nước nằm trong nhóm các quốc gia chịu tác động nặng nề của
biến đổi khí hậu - nước biển dâng và trong điều kiện hiện tại, Đồng bằng sông Cửu
Long đã và đang gánh chịu những tác động tiêu cực đáng kể như: xâm nhập mặn sâu, ô
nhiễm nguồn nước mặt, lũ lụt, hạn hán kéo dài, cạn kiệt nguồn nước (Đoàn Thu Hà,
2014). Ngoài các tác động của sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa thì nước biển dâng
cũng có tác động đến động của tình trạng ngập lụt và xâm nhập mặn (Keskinen et
al., 2010). Xâm nhập mặn và khô hạn là hai trong số những mối đe dọa đáng quan
tâm đối với sản xuất nông nghiệp và sinh kế của người dân vùng Đồng băng sông
Cửu Long. Khi xâm nhập mặn và khô hạn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến đời sống và
sản xuất, điển hình là tình trạng thiếu nước ngọt cho sản xuất nơng nghiệp, nguồn
cung cấp nước cho sinh hoạt, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế của người dân. Cụ
thể, xâm nhập mặn làm thiếu hụt nguồn nước mặt cho canh tác lúa; điều này đã làm
cho một số nông dân sử dụng nước giếng thay vì nước từ các con sơng, từ đó làm
suy giảm nguồn tài ngun nước dưới đất.[3,4]
Ngồi gây sụt lún, sạt lở trên diện rộng, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn cịn ảnh

hưởng nghiêm trọng đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân trong vùng ngọt
hóa của tỉnh Cà Mau. Tính đến giữa cuối tháng 2-2020, hơn 41.000 ha lúa của Cà Mau
được đánh giá là thiệt hại và nguy cơ bị thiệt hại. Trong đó, 18.000 ha đã bị thiệt hại.
Ngồi ra, đang có trên 20.500 hộ gia đình bị thiếu nước sinh hoạt.
Khi người nuôi tôm (nước mặn) và trồng lúa (nước ngọt) có ruộng kề nhau đang
gây ra những thiệt hại nặng, dẫn đến những xung đột gay gắt. Theo khuyến cáo của các
nhà khoa học, đối với các tỉnh quy hoạch vùng sản xuất tơm - lúa cần hồn chỉnh hệ
thống thủy lợi đồng bộ, đảm bảo điều tiết nguồn nước phục vụ nuôi tôm, trồng lúa theo
từng vùng, tiểu vùng trên cơ sở quy hoạch chung. Chủ động kiểm soát, quản lý nguồn
nước, nồng độ mặn và chất lượng nước theo yêu cầu sản xuất tôm - lúa.
Ảnh hưởng tới sản xuất của một số ngành công nghiệp
Trong những nghành công nghiệp sản xuất sử dụng nồi hơi nước, khi nước bị
nhiễm mặn sẽ làm nổ hoặc phá hủy lò gây nguy hiểm và tổn thất về kinh tế. Ngoài ra,

9


thành phần muối NaCl có trong nguồn nước nhiễm mặn có thể phản ứng và ảnh hưởng
với thành phẩm trong sản xuất cơng nghiệp. Bên cạnh đó việc xâm nhập mặn gây thiệt
hại cho các ngành nuôi trồng thủy hải sản... đã gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển các
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm do thiếu nguồn cung đầu vào, nguyên liệu sản
xuất.
Nước biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng ngập lụt nặng nề trong mùa
mưa tại nhiều vùng thấp ven biển gây khó khăn cho việc thốt nước; tăng xói mịn, sụp
lở các con đê ven bờ biển, ven sông và hệ thống đê bao chống lũ, ngăn mặn trong khu
vực; làm hư hỏng hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông, các bến cảng, bến tàu
thuyền, trường học, nhà máy, khu dân cư...
Ảnh hưởng tới du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch
Nhiều bãi tắm đẹp đã bị nước biển xâm thực. Các khu nghỉ dưỡng cao cấp ven
biển đang phải tự “gồng mình” chống chọi với sự xâm thực mạnh mẽ từ nước biển.

3.3 Ảnh hưởng tới hệ sinh thái
Hiện tượng xâm nhập mặn kéo theo sự phèn hóa của đất, làm cho môi trường đất
và nước bị ô nhiễm, tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái ven biển giảm dần và
đất sản xuất cũng mất theo do tình trạng sạt lở kéo dài. Chính sự đa dạng sinh học từ
vùng nước ngọt ngập sâu cho tới vùng nhiễm mặn tiếp giáp với biển, rất nhiều động
vật, thực vật khác nhau, đã hình thành ra những vùng đất có giá trị bảo tồn và giá trị về
mặt khoa học, môi trường. Tuy nhiên nước biển dâng kéo theo sự xâm nhập của nước
mặn đã khiến sự đa dạng sinh học ở các vùng nước ngọt bị suy giảm. Nhiều lồi động
thực vật nước ngọt khơng chịu được mặn đã chết. Khi nước biển dâng một số vùng
nhiễm mặn vốn có tiếp giáp với biển bị nhấn chìm hoàn toàn dưới mực nước biển. Các
khu vực ven biển với hệ thống rừng ngập mặn đóng vai trị là lá chắn của vùng. Khi
nước biển dâng cao sẽ có một số cây chết do bị ngập, khi ấy diện tích rừng ngập mặn
sẽ thay đổi. Khi rừng bị mất thì các lồi sinh vật khác trong hệ sinh thái rừng ngập mặn
cũng sẽ bị đe dọa. Đồng thời, mất rừng ngập mặn là mất đi lá chắn để ngăn sóng to,
bão tố, xói lở bờ biển, sạt lở các đê phòng hộ… dẫn tới gia tăng ảnh hưởng của các loại
thiên tai đối với đời sống và lao động, sản xuất của dân cư ven biển.
Ta biết rằng, các loại đất mặn khác nhau thì có hệ số thực vật khác nhau, phân bố
ở những vùng khác nhau. Hai yếu tố tác động lên sự phân bố và phát triển của thực vật
mặn đó là khí hậu và điều kiện đất. Thực vật tự nhiên của đất mặn dễ nhận biết được,
mặc dù có một vài lồi qua quan sát thấy sống được trên đất mặn lẫn đất không mặn.
Một số lồi có khả năng chống chịu các điều kiện tự nhiên mặn rất cao nhưng cũng có
một số lồi thì khơng. Đa số thực vật khơng chịu với đất mặn.

10


4. CÁC GIẢI PHÁP DỰA TRÊN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC
4.1 Giải pháp ứng dụng công nghệ sinh học ứng phó với xâm nhập mặn.
Với các giải pháp đột phá về giống, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, cơ giới hóa, thu
hoạch, tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp, các ứng dụng công nghệ sinh học

đã mang lại những hiệu quả lớn đối với sản xuất nông nghiệp tại các vùng chịu ảnh
hưởng của quá trình xâm nhập mặn do nước biển.
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học, khoa học công nghệ vào sản xuất
giống các lồi thủy sản trọng tâm như: Tơm càng xanh tồn đực, giống các loại cá biển
có giá trị kinh tế cao.
Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nơng nghiệp tạo ra
các giống mới có năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao phục vụ tốt
nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản
phẩm nơng sản hàng hóa, thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu, hạn chế dịch
bệnh gây hại. Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nhằm tạo ra
sản lượng nông sản lớn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, xây dựng cánh đồng lớn theo chuỗi
giá trị, giúp nông dân áp dụng tốt quy trình canh tác, năng suất cao, giảm chi phí sản
xuất, tăng lợi nhuận.
Tại tỉnh Kiên Giang, qua nghiên cứu và ứng dụng công nghệ
sinh học trong sản xuất nông nghiệp đã đưa ra được bộ giống lúa gồm khoảng 30 giống
lúa có triển vọng, có thời gia sinh trưởng ngắn, năng suất cao, dạng hình đẹp, gạo đạt
tiêu chuẩn xuất khẩu, một số giống có phẩm chất gạo rất tốt, mùi thơm đậm, có khả
năng chống chịu mặn tốt.
Ứng dụng thành công nhiều sản phẩm của công nghệ sinh học như vi khuẩn, nấm,
nấm rễ cộng sinh, vi khuẩn cố định đạm, các dịng vi khuẩn khác… có khả năng hịa
tan các hợp chất lân vơ cơ, vi khuẩn phân giải nhằm cải thiện đặc tính đất, đối kháng
sinh học một số bệnh và tăng năng suất cây trồng.
Đầu tư chọn tạo giống cây trồng mới có khả năng chống chịu mặn
Chọn tạo giống lúa mới bằng phương pháp nuôi cấy túi phấn, ứng dụng công
nghệ tế bào như phát triển kỹ thuật nuôi cấy hạt phấn để rút ngắn q trình tạo dịng
thuần, kết hợp thanh lọc mặn các dịng lúa ở giai đoạn mơ sẹo để chọn ra các dịng tái
sinh có khả năng chống chịu mặn. Nghiên cứu và tối ưu hóa quy trình kỹ thuật nuôi cấy
các đối tượng cây trồng như: Chuối, hoa lan, hoa kiểng các loại…
Mơ hình sử dụng đất mặn ni tôm kết hợp trồng lúa theo đúng kỹ thuật.
Đối với vùng ngọt hóa, hệ canh tác 1 lúa 1 tơm là hệ sinh thái có ưu thế, thuận lợi cho

các hộ dân. Trong đó, cần thay đổi giống lúa, hiện có nhiều giống lúa đặc sản ngắn ngày

11


phù hợp với điều kiện lại cho hiệu quả. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để sản
xuất giống thủy hải sản có giá trị kinh tế như Tơm càng xanh toàn đực..
GS-TS Tăng Đức Thắng, chuyên gia cao cấp Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, cho
biết: Mô hình sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ tơm trên vùng ngọt khả thi ở những vùng phân biệt
rõ rệt 2 mùa mặn - ngọt. Tuy nhiên, để áp dụng mơ hình sản xuất thì cần nghiên cứu xây
dựng hệ thống tưới tiêu thủy lợi nội đồng phù hợp nhằm mang lại hiệu quả”…
4.2 Giải pháp ứng dụng công nghệ sinh học giảm thiểu xâm nhập mặn

Biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn tới việc nước biển dâng gây ra sự xâm nhập
mặn, vì vậy giảm nhẹ biến đổi khí hậu góp phần làm chậm và giảm bớt tình trạng nước
biển dâng. Để biến đổi khí hậu ít nhất thì phải kéo giảm phát thải khí nhà kính (khí nhà
kính là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu). Trên tổng thể, cắt giảm khí nhà kính CO2
là một biện pháp chính yếu và cũng là nhiệm vụ trọng tâm của các quốc gia trên thế
giới để ứng phó hữu hiệu với biến đổi khí hậu đang gia tăng. Việc cắt giảm khí nhà
kính CO2 thơng qua các ứng dụng công nghệ sinh học trong các hoạt động sản xuất, tái
chế và xử lý chất thải. Ví dụ nghiên cứu ứng dụng sản xuất chế phẩm sinh học xử lý
phế thải trong sản xuất nông nghiệp từ rơm rạ, vỏ cà phê làm phân bón hữu cơ tại tỉnh
Sơn La, ứng dụng công nghệ vi sinh xử lý chất thải chăn ni bị, lợn thành phân hữu
cơ và nhiều nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ góp phần giảm phát thải khí nhà kính,
bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng tự nhiên nhằm gia tăng hấp thu khí thải nhà
kính.
Kiểm sốt chặt chẽ các nguồn gây ơ nhiễm nguồn nước từ chất thải rắn, nước thải
: Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải từ các hoạt động sản xuất, chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản đạt quy chuẩn kỹ thuật trước khi thải ra môi trường. Ứng dụng
công nghệ sinh học để xử lý nước thải có độ mặn cao như nước thải chế biến thủy hải

sản, nước thải ao nuôi tôm, nước thải thuộc da, dệt may... trước khi xả thải.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng
cho Việt Nam. Nxb. Tài nguyên Môi trường và bản đồ Việt Nam, 2012.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng
cho Việt Nam. Nxb. Tài nguyên Môi trường và bản đồ Việt Nam, 2016.
3. Hoàng Ngọc Hiển, Dương Việt Hằng, Nguyễn Hiếu Trung, Huỳnh Xuân Hiệp. Mô
phỏng xâm nhập mặn trên hệ thống sông tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Kỷ yếu
Hội nghị FAIR’2014, Nxb. Khoa học tự nhiên & Cơng nghệ, Hà Nội, 2014.
4. Hồng Ngọc Hiển, Triệu Yến Yến, Phan Văn Sa, Huỳnh Xuân Hiệp. Mô phỏng hiện
trạng ngập địa hình do nước biển dâng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Kỷ yếu Hội
nghị GIS’2014, Nxb. Đại học Cần Thơ, 2014.
5. Phạm Tất Thắng, Nguyễn Thu Hiền. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu - Nước biển
dâng đến tình hình xâm nhập mặn dải ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, Khoa học kỹ thuật
thủy lợi và môi trường - số 37, 2012.
6. Kenneth K.Tanji, Neeltje C. Kielen, 2002. Agricultural drainage water management
in arid and semi-arid areas. Food and agriculture organization of the united nations

13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×