Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu luận ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại (trung gian thương mại)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.77 KB, 21 trang )

BỘ TƯ PHÁP
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MÔN HỌC: LUẬT THƯƠNG MẠI 2
ĐỀ TÀI: ỦY THÁC MUA BÁN HÀNG HÓA – ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI
(TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI)

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:

Hà Nội, Tháng 4/2022


2

MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các thương
nhân thông qụa mua bán là điều kiện quan họng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Khi mua
bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường, tùy thuộc vào đối tượng giao dịch, thời gian giao
dịch, thị trường cũng như tính chất, thời cơ của từng thương vụ, thương nhân có thể lựa chọn
phương thức giao dịch cho phù hợp.
Giao dịch qua trung gian trong hoạt động thương mại là phương thức giao dịch trong đó
mọi việc thiết lập quan hệ giữa người mua và người bán hàng hoá (người cung ứng dịch vụ và
người sử dụng dịch vụ) và việc xác định các điều kiện giao dịch phải thông qua một người trung
gian. Trong phương thức giao dịch qua trung gian sẽ xuất hiện một chủ thể thứ ba, người này


3
đứng ở vị trí độc lập với hai bên cịn lại trong quan hệ và là người thực hiện dịch vụ theo sự ủy


quyền và vì lợi ích của người khác để hưởng thù lao. Phương thức giao dịch qua trung gian được
thực hiện chủ yếu trong lĩnh vực phân phối thương mại và đối với nhà sản xuất thì thông qua bên
trung gian giúp họ tiếp cận với khách hàng, với người tiêu dùng một cách nhanh chóng hơn.
Ở Việt Nam, theo quy định trong Luật thương mại 2005, hoạt động trung gian thương mại
được xác định là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc
một số thương nhân được xác định bao gồm: Đại diện cho thương nhân; Môi giới thương mại; Ủy
thác mua bán hàng hóa và Đại lý thương mại. Trong bài viết này, nhóm em sẽ nghiên cứu, tìm
hiểu và trình bày hai hình thức trung gian thương mại là Ủy thác mua bán hàng hóa và Đại lý
thương mại.

I - ỦY THÁC MUA BÁN HÀNG HÓA
1.1 Khái niệm và đặc điểm
1.1.1. Khái niệm:
Theo Điều 155 Luật thương mại 2005, uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại,
theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những
điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.
1.1.2. Đặc điểm:
Uỷ thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện
việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy
thác và được nhận thù lao ủy thác. Như vậy, ủy thác mua bán hàng hóa có bản chất là quan hệ mua
hộ, bán hộ để hưởng thù lao.


4
Thứ nhất, chủ thể của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa:
Bên ủy thác: khơng nhất thiết phải là thương nhân, có thể là tổ chức, cá nhân có nhu cầu
giao cho bên trung gian thực hiện việc mua, bán hàng hóa theo u cầu của mình và trả thù lao.
Bên nhận ủy thác: là thương nhân thực hiện việc mua bán hàng hóa theo điều kiện đã thỏa
thuận với bên ủy thác và nhận thù lao. Bên nhận ủy thác là tổ chức kinh tế được thành lập hợp
pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh

mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác.
Thứ hai, nội dung của hoạt động uỷ thác mua bán hàng hoá bao gồm việc giao kết, thực
hiện hợp đồng ủy thác giữa bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác và giao kết, thực hiện hợp đồng mua
bán hàng hoá giữa bên nhận uỷ thác với bên thứ ba theo yêu cầu của bên uỷ thác. Nội dung của
hoạt động uỷ thác mua bán hàng hoá hẹp hơn so với nội dung của hoạt động đại diện cho thương
nhân. Bên đại diện cho thương nhân có thể được bên giao đại diện uỷ quyền thực hiện nhiều hành
vi thương mại khác nhau, trong khi bên nhận uỷ thác chỉ được bên uỷ thác uỷ quyền mua hoặc bán
hàng hoá cụ thể nào đó cho bên thứ ba.
Hoạt động uỷ thác mua bán hàng hố cũng rất khác hoạt động mơi giới thương mại. Bên môi giới
thương mại không giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ thương
mại. Những hợp đồng này do các bên được môi giới giao kết trực tiếp với nhau. Bên mơi giới
khơng tham gia q trình thực hiện hợp đồng. Còn bên nhận uỷ thác trực tiếp giao kết và thực
hiện hợp đồng mua bán hàng hoá với bên thứ ba.
Thứ ba, việc uỷ thác mua bán phải được xác lập bằng hợp đồng. Hợp đồng uỷ thác mua
bán hàng hố phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương.
Trong trường hợp, bên nhận uỷ thác giao kết hợp đồng uỷ thác khơng nằm trong phạm vi
kinh doanh của mình thì hợp đồng đó vi phạm Điều 156 Luật thương mại năm 2005 và có thể bị
tun bố vơ hiệu.
Theo Điều 513 BLDS2015, hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá là một loại hợp đồng dịch
vụ, do đó đối tượng của hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá là cơng việc mua bán hàng hố do


5
bên nhận uỷ thác tiến hành theo sự uỷ quyền của bên uỷ thác. Hàng hoá được mua bán theo yêu
cầu của bên uỷ thác là đối tượng của hợp đồng mua bán giao kết giữa bên nhận uỷ thác với bên
thứ ba chứ không phải đối tượng của hợp đồng uỷ thác.
Khi giao kết hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hố, các bên có thể thoả thuận và ghi vào hợp
đồng các điều khoản sau: Hàng hoá được uỷ thác mua bán, số lượng, chất lượng, quy cách, giá cả
và các điều kiện cụ thể khắc của hàng hoá được uỷ thác mua hoặc bán thù lao uỷ thác; thời hạn
thực hiện hợp đồng uỷ thác. Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà các bên có thể thoả thuận và

ghi vào hợp đồng những nội dụng khác như các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng: trách
nhiệm giải quyết khiếu nại với khách hàng, trách nhiệm tài sản của các bên khi vi phạm hợp đồng;
thủ tục giải quyết tranh chấp, các trường hợp miễn trách nhiệm.
1.2. Quyền và nghĩa vụ
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa trước hết được thể
hiện trong hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa. Được giao kết giữa các bên.
Nhưng để bảo vệ quyền lợi của các bên trong trường hợp hợp đồng không quy định quyền và
nghĩa vụ của các bên đối với nhau hoặc quy định chưa rõ ràng thì các quyền và nghĩa vụ đó sẽ
được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1.2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác đối với bên ủy thác
1.2.1.1. Nghĩa vụ của bên nhận ủy thác
Điều 165 Luật Thương mại 2005 quy định trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên nhận ủy
thác có các nghĩa vụ như sau:
Một là, thực hiện việc mua bán hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác
Đây là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên nhận ủy thác. Bên nhận ủy thác cần tuân thủ đầy
đủ các thỏa thuận với bên ủy thác về việc giao kết cũng như thực hiện hợp đồng với bên thứ ba.
Đó là những thỏa thuận về số lượng, chất lượng, quy cách, giá cả của hàng hóa được ủy thác mua


6
hoặc bán. Nếu bên nhận ủy thác vi phạm các quy định của hợp đồng ủy thác dẫn tới việc kí hợp
đồng mua bán hàng hóa với bên thứ ba gây thiệt hại cho bên ủy thác (ví dụ: Kí hợp đồng bán hàng
thấp hơn giá do bên ủy thác ấn định) thì bên nhận ủy thác có trách nhiệm đền bù cho bên ủy thác
những thiệt hại phát sinh. Những nếu bên nhận ủy thác kí hợp đồng với khách hàng theo những
điều kiện thuận lợi hơn so với các điều kiện bên ủy thác đặt ra thì Luật Thương mại 2005 không
quy định cụ thể khoản chênh lệch đó thuộc về bên ủy thác hay bên nhận ủy thác. Do đó, trên thực
tế các bên có thể thỏa thuận cụ thể để phân chia phần lợi chênh lệch này.
Bên nhận ủy thác kí hợp đồng mua bán hàng hóa với bên thứ ba và phải tự mình thực hiện
hợp đồng ủy thác mua hoặc bán hàng hóa đã kí, khơng được ủy thác lại cho bên thứ ba thực hiện
hợp đồng, trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của bên ủy thác (theo Điều 160 Luật

Thương mại 2005).
Hai là, thông báo cho bên ủy thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng
ủy thác, ví dụ như những biến động của thị trường, các yêu cầu cụ thể của bên thứ ba, khả năng
giao kết hoặc không giao kết được hợp đồng với bên thứ ba, việc thực hiện hợp đồng của bên thứ
ba, …
Ba là, thực hiện các chỉ dẫn của bên ủy thác phù hợp với thỏa thuận. Khi nhận được những
chỉ dẫn cụ thể của bên ủy thác, bên nhận ủy thác phải nghiêm chỉnh thực hiện, trừ trường hợp chỉ
dẫn đó là trái với quy định của pháp luật hoặc không phù hợp với hợp đồng ủy thác. Bên nhận ủy
thác cũng có thể khơng thực hiện không thực hiện chỉ dẫn của bên ủy thác nếu việc thực hiện theo
các chỉ dẫn này có khả năng gây thiệt hại cho bên ủy thác và bên nhận ủy thác không thể chờ xin
chỉ dẫn mới của bên ủy thác.
Bốn là, bảo quản những tài sản, tài liệu mà bên ủy thác giao cho bên nhận ủy thác để thực
hiện công việc ủy thác. Bên nhận ủy thác phải chịu trách nhiệm trước bên ủy thác về sự mất mát,
hư hỏng tài sản, tài liệu mà bên ủy thác giao, trừ trường hợp chứng minh được những mất mát, hư
hỏng xảy ra khơng do lỗi của mình.


7
Năm là, thanh toán tiền hàng (nếu được ủy thác bán hàng); giao hàng mua được
(nếu được ủy thác mua hàng) cho bên ủy thác theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác.
Sáu là, giữ bí mật về những thơng tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng ủy thác.
Bảy là, liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác nếu nguyên
nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.
1.2.1.2. Quyền của bên nhận ủy thác
Điều 164 Luật thương mại 2005, bên nhận ủy thác có các quyền sau, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác:
+ Yêu cầu bên ủy thác cũng cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng ủy thác;
+ Nhận thù lao ủy thác và các chi phí hợp lí khác;
+ Khơng chịu trách nhiệm về hàng hóa đã bàn giao đúng thỏa thuận cho bên ủy thác.
1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác đối với bên nhận ủy thác

1.2.2.1. Nghĩa vụ của bên ủy thác
Theo Điều 163 Luật Thương mại 2005, bên ủy thác có các nghĩa vụ sau đây, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác:
+ Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
+ Trả thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác;
+ Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;
+ Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên
nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.
1.2.2.2. Quyền của bên ủy thác


8
Theo Điều 162 Luật thương mại 2005, bên ủy thác có các quyền sau đây, trừ trường hợp các bên
có thỏa thuận khác:
+ Yêu cầu bên nhận uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng uỷ thác;
+ Không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật, trừ trường hợp
bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý
làm trái pháp luật.
Trên đây là các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa. Các bên
có quyền thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ của mình cũng như đối với bên cịn lại, tuy nhiên
các thỏa thuận này khơng được trái các quy định của pháp luật.
1.3. Chấm dứt hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
Pháp luật thương mại không quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy thác hàng
hóa nhưng căn cứ theo điều 422 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng này chấm dứt trong những
trường hợp sau:
(i) Hợp đồng đã được hoàn thành
(ii) Theo thỏa thuận của các bên
(iii) Cá nhân giao kết hợp đồng đã chết, mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, pháp nhân giao
kết hợp đồng chấm dứt tồn tại, bên nhận ủy thác mất tư cách thương nhân
(iv) Hợp đồng ủy thác bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện

(v) Các bên không thể thỏa thuận được việc thay đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong
một thời hạn hợp lý (Điều 420 luật này)
Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là hợp đồng dịch vụ nên căn cứ vào Điều 520 BLDS
2015 thì bên ủy thác có thể đơn phương chấm dứt việc thực hiện hợp đồng khi:


9
+ Việc tiếp tục thực hiện dịch vụ khơng có lợi cho mình (nhưng phải báo trước cho bên được ủy
quyền, trả tiền công cho phần việc đã được thực hiện và bồi thường thiệt hại)
+ Bên được ủy quyền vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ (có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại)

II - ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI
2.1.Khái niệm và đặc điểm
2.1.1. Khái niệm
Khái niệm đại lý thương mại được được xem xét đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau.
Dưới góc độ ngơn ngữ, từ điển từ ngữ Hán – Việt của tác giả Nguyễn Lân có giải thích “đại lý” có
nguồn gốc từ chữ hán, theo đó “đại” có nghĩa là thay thế, “lý” có nghĩa là quản lý, thu xếp, xử lý.
Dưới góc độ kinh tế, “đại lý” là phương thức kinh doanh, một cách thức tổ chức mạng
lưới kinh doanh, mạng lưới phân phối (tiêu thụ) hàng hóa, dịch vụ của các cơ sở kinh doanh
Dưới góc độ pháp lý, tại Điều 166 Luật thương mại 2005, khái niệm đại lý thương mại
được định nghĩa như sau: ““Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý
và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao
đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”. Đây được
xem là khái niệm chung nhất về hoạt động ĐLTM. Theo quy đinh này, hoạt động đại lý khơng chỉ
được hiểu là một hình thức trung gian, một mắt xích trong kinh doanh mà còn khái quát được bản
chất và phạm vi của hoạt động ĐLTM
2.1.2. Đặc điểm của đại lý thương mại
Đại lý thương mại có một số đặc điểm cơ bản sau đây
Thứ nhất, đại lý thương mại là hoạt động trung gian thương mại. Hoạt động đại lý bao gồm
việc giao kết, thực hiện hợp đồng đại lý giữa bên giao đại lý và bên đại lý và giao kết, thực hiện

hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ giữa bên đại lý với bên thứ ba theo yêu cầu
của bên giao đại lý. Luật Thương mại năm 2005 đã mở rộng phạm vi hoạt động đại lý sang cả đại
lý dịch vụ (như đại lý bảo hiểm, đại lý làm thủ tục hải quan, đại lý internet...) chứ khơng bó hẹp ở
hoạt động đại lý mua bán hàng hoá như quy định tại Luật Thương mại năm 1997


10
Thứ hai, về chủ thể trong quan hệ đại lý thương mại có sự tham gia của ba chủ thể là bên
giao đại lý, bên đại lý và bên thứ ba bất kì và song song tồn tại hai nhóm quan hệ: (i) quan hệ đại
lý thương mại giữa bên giao đại lý và bên đại lý; (ii) quan hệ mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ giữa bên đại lý và bên thứ ba. Các quan hệ này phát sinh trên quan hệ hợp đồng. Các chủ thể
tham gia có mối quan hệ mật thiết và bổ trợ cho nhau. Quan hệ giữa bên giao đại lý và bên đại lý
là tiền đề cho những giao dịch của bên đại lý và bên thứ ba. Bên giao đại lý là bên có nhu cầu, ủy
quyền cho bên đại lý thực hiện việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Từ đó bên đại lý nhân
danh chính mình tiến hành giao dịch với bên thứ ba, vì lợi ích của bên giao đại lý và nhận được
thù lao.
Trong quan hệ đại lý thương mại bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là thương nhân.
Theo Điều 167 LTM 2005 quy định: “Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hóa cho đại lý
bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân ủy quyền thực hiện dịch vụ cho
đại lý cung ứng dịch vụ; Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiền
mua hàng để làm đại lý mua hàng hoặc bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ”.
Như vậy, trong quan hệ đại lý thương mại, bên đại lý và bên giao đại lý đều phải là thương
nhân, đây là một điểm khác biệt so với quan hệ môi giới thương mại và ủy thác mua bán hàng
hóa.
Thứ ba, bên đại lý nhân danh chính mình thực hiện giao dịch thương mại với bên thứ ba, vì
lợi ích của bên giao dịch đại lý để hưởng thù lao.Khác với quan hệ đại diện cho thương nhân,
quan hệ hợp đồng được xác lập giữa bên đại lý và bên thứ ba, bên đại lý nhân danh chính mình
chứ khơng nhân danh bên giao đại lý, các bên ràng buộc trách nhiệm pháp lý với nhau mà không
liên quan đến bên giao đại lý. Trừ một số trường hợp về trách nhiệm chất lượng hàng hóa hay chất
lượng dịch vụ quy định tại Khoản 2 Điều 173 LTM 2005 hoặc quy định trách nhiệm liên đới với

bên đại lý trong trường hợp bên đại lý vi phạm pháp luật mà có phần lỗi của bên giao đại lý tại
Khoản 5 Điều 173 LTM 2005. Việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ
hợp đồng đại lý, bên đại lý có quyền tự do lựa chọn bên thứ ba để ký kết hợp đồng.


11
Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoá hoặc tiên giao cho bên đại lý (Điều 170
Luật Thương mại năm 2005). Khi thực hiện hoạt động đại lý, bên đại lý chỉ đóng vai trị là người
trung gian, không phải là bên bán, bên mua hàng hóa hay bên cung ứng dịch vụ của bên giao đại
lý mà chỉ đơn thuần là người thực hiện dịch vụ trung gian nhận hàng để rồi tiếp tục bán cho bên
thứ ba. Chỉ khi hàng hóa được bán, quyền sở hữu hàng hoá mới chuyển từ bên giao đại lý cho bên
thứ ba. Theo quy định này thì mặc dù hàng hóa được chuyển giao cho bên đại lý, nhưng bên giao
đại lý vẫn là bên chịu rủi ro đối với hàng hóa. Nhưng trong nhiều trường hợp, bên đại lý phải liên
đới chịu trách nhiệm về các thiệt hại xảy ra. Ví dụ: Chị A mua một hộp sữa ở đại lý B, khi con trai
chị uống có triệu chứng đau bụng, nơn mửa, đi ngồi. Chị A đã làm đơn khởi kiện bên giao đại lý
C vì sữa kém chất lượng. Nhưng theo kết luận điều tra thì sữa có vấn đề là do đại lý B bảo quản
khơng đúng cách. Vì vậy, trong trường hợp này bên đại lý B bị liên đới chịu trách nhiệm về việc
bán sữa kém chất lượng.
Thứ tư, về hợp đồng: Quan hệ đại lý thương mại được xác lập bằng hợp đồng. Hợp đồng
đại lý phải được giao kết bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
( Điều 168 Luật thương mại 2005)
Hợp đồng đại lý cần có đầy đủ các nội dung cơ bản như: Hàng hóa hoặc dịch vụ đại lý;
Hình thức đại lý; thù lao đại lý; thời hạn của hợp đồng đại lý; quyền và nghĩa vụ của các bên.
Ngồi ra, các bên có thể thỏa thuận và ghi vào văn bản hợp đồng những nội dung khác như biện
pháp bảo đảm hợp đồng, chế độ bảo hành đối với hàng hoá đại lý, nghĩa vụ thanh toán các chi phí
liên quan đến hoạt động đại lý, hỗ trợ kỹ thuật, cơ sở vật chất cho đại lý tổ chức quảng cáo và tiếp
thị, chế độ thưởng phạt vật chất, bồi thường thiệt hại...
Thứ năm, về đối tượng: Hợp đồng đại lý thương mại cũng là một hợp đồng dịch vụ nên đối
tượng của hợp đồng đại lý là cơng việc mua bán hàng hóa hoặc cơng việc cung ứng dịch vụ của
bên đại lý cho bên giao đại lý.

2.2 Các hình thức của đại lý thương mại
Đại lý thương mại bao gồm các hình thức sau (Điều 169 Luật Thương mại năm 2005):


12
Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối
lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý. Trong hình thức đại lý này,
bên giao đại lý ấn định giá giao đại lý, bên đại lý quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
cho khách hàng, do đó, thù lao mà bên đại lý được hưởng là mức chênh lệch giá giữa giá mua, giá
bán thực tế so với giá mua, giá bán do bên giao đại lý quy định.
Ví dụ: Các đại lý của một số hãng xe như Honda, Yamaha… Giá giao đại lý sẽ được ấn định, tuy
nhiên giá bán sẽ do bên đại lý quyết định.
Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ
giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một số loại dịch vụ nhất
định.
Ví dụ: Di động Việt là đại lý độc quyền của Apple tại Việt Nam…
Tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức
một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên
giao đại lý. Tổng đại lý là đối tác trực tiếp của bên giao đại lý. Tổng đại lý đại diện cho hệ thống
đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc •>.. hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh
nghĩa của tổng đại lý.
Ví dụ: Điện lạnh Điện máy Hà Nội là Tổng đại lý phân phối điều hịa Panasonic…
Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận: Các bên tham gia quan hệ đại lý có thể
thỏa thuận các hình thức đại lý khác như: đại lý hoa hồng, đại lý bảo đảm thanh toán ...
2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại lý
2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý
Quyền của bên giao đại lý (Điều 172 LTM2005)
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các quyền sau đây:
Ấn định giá mua, giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng. Trong trường
hợp thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng (tính theo tỉ lệ phần trăm trên



13
giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ) thì bên giao đại lý sẽ ấn định giá mua, giá
bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng và bên đại lý buộc phải tuân thủ mức
giá đã ấn định.
Ấn định giá giao đại lý. Đối với hình thức đại lý bao tiêu, bên đại lý sẽ ấn định giá giao đại lý,
còn giá bán, giá mua hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng bên đại lý có quyền
quyết định;
Yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật. Trong bất cứ
một giao dịch nào cũng có thể tồn tại những rủi ro mà các bên không mong muốn và hợp đồng đại
lý cũng không phải ngoại lệ. Do vậy để tránh gặp phải những rủi ro đáng tiếc và bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình, bên giao đại lý có thể yêu cầu bên đại lý thực hiện một hoặc nhiều biện
pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật như thế chấp, bảo lãnh…
Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồng đại lý. Thông thường trong
quan hệ ĐLTM, bên giao đại lý sẽ giao trước hàng hoá cho bên đại lý bán và sau một thời gian do
các bên thỏa thuận thì bên đại lý sẽ thanh tốn tiền hàng cho bên giao đại lý. Do đó, bên giao đại
lý hồn tồn có quyền u cầu bên đại lý thanh tốn tiền mặt hoặc giao hàng theo hợp đồng.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý. Đây là một trong các quyền quan
trọng của bên giao đại lý mà thơng q đó, họ có thể giám sát, phát hiện kịp thời các hành vi vi
phạm hợp đồng của bên đại lý, đảm bảo lợi ích của mình trong quan hệ này. Đồng thời quy định
này cũng góp phần nâng cao trách nhiệm của bên giao đại lý trong việc thực hiện đúng hợp đồng
đã giao kết.
Nghĩa vụ của bên giao đại lý (Điều 173 LTM2005)
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các nghĩa vụ sau đây:
Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp đồng đại lý. Để tạo
điều kiện thuận lợi và thiết lập một quan hệ hợp tác thiện chí giữa các bên, quy định này là hoàn
toàn đúng đắn và phù hợp. Tuy nhiên, bên cạnh quy định những vấn đề trên thì pháp luật cũng cần



14
phải có chế tài xử lý cụ thể trong trường hợp bên giao đại lý không thực hiện nghĩa vụ hoặc cố
tình cung cấp thơng tin khơng chính xác gây khó khăn cho bên đại lý trong q trình thực hiện
thỏa thuận theo hợp đồng.
Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ
của đại lý cung ứng dịch vụ. Mặc dù đã quy định trách nhiệm của bên giao đại lý đối với chất
lượng hàng hoá, dịch vụ nhưng quy định này lại không chỉ rõ bên giao đại lý chịu trách nhiệm
trước bên đại lý hay trước khách hàng.
Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý. Mức thù lao, cách thức trả thù lao được
các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng, trường hợp khơng có thoả thuận thì sẽ áp dụng theo
Điều 171 LTM 2005.
Hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng
đại lý. Khi kết thúc hợp đồng đại lý, bên đại lý được nhận lại tài sản dùng để bảo đảm thực hiện
hợp đồng đã giao cho bên giap đại lý, nếu tài sản không cịn ngun vẹn do lỗi của bên giao đại lý
thì bên này phải chịu trách nhiệm đối với bên đại lý theo quy định của pháp luật.
Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý, nếu nguyên nhân của
hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.
2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý
Quyền của bên đại lý (Điều 174 LTM 2005)
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên đại lý có các quyền sau đây:
Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp được quy định tại
khoản 7 Điều 175 của Luật này về việc các bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một
bên giao đại lý với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định.
Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý; nhận lại tài sản dùng để bảo
đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;


15
Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thơng tin và các điều kiện khác có liên quan để
thực hiện hợp đồng đại lý;

Quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu;
Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại. Thông
thường, thù lao đại lý do các bên thỏa thuận, nếu các bên khơng có thoả thuận khác, thù lao đại lý
được trả theo hai hình thức:
Trường hợp bên giao dịch đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ
cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá
bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ.
Trường hợp bên giao đại lý khơng ấn định giá mua, giá bán hàng hố hoặc giá cung ứng dịch
vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao dịch đại lý cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởng
chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá
cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.
Trường hợp các bên không có thoả thuận về mức thù lao đại lý thì áp dụng theo quy định tại
khoản 4 điều 171 LTM 2005, theo đó:
+ Mức thù lao được tính là mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó;
+ Trường hơp khơng áp dụng được quy định này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao trung bình
được áp dụng cho cùng loại hàng hố, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác;
+ Nếu không áp dụng được cả hai cách tính trên thì mức thù lao đại lý là mức thù lao thông
thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ được áp dụng trên thị trường.
Nghĩa vụ của bên đại lý (Điều 175 LTM 2005)
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại lý có các nghĩa vụ sau đây:
Mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa, giá cung ứng dịch
vụ do bên giao đại lý ấn định. Đối với hình thức đại lý mà bên giao đại lý đã ấn định giá mua, giá


16
bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng, bên mua đại lý phải mua hoặc bán hàng hóa
cung ứng dịch vụ cho bên thứ ba theo đúng giá mà bên giao đại lý quy định. Bên đại lý không
được tự ý nâng giá bán hoặc giảm giá mua. Đối với hình thức đại lý bao tiêu, nghĩa vụ này được
hiểu là bên đại lý phải mua hoặc bán hàng hoá theo đúng giá tối đa hoặc gia tối thiểu đã thoả
thuận với bên giao đại lý.

Thực hiện đúng các thỏa thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại lý. Đây là một nghĩa
vụ rất quan trọng của bên đại lý. Đối với đại lý bán, bên đại lý có nghĩa vụ nhận hàng và thanh
tốn tiền cho bên giao đại lý. Đối với đại lý mua, bên đại lý có nghĩa vụ nhận tiền và giao hàng
cho bên giao đại lý. Đối với đại lý cung ứng dịch vụ bên đại lý phải có nghĩa vụ thanh toàn tiền
cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Điều 176 LTM 2005 quy định: Việc thanh toán tiền hàng,
tiền cung ứng dịch vụ được thực hiện theo từng đợt sau khi bên đại lý hoàn thành việc mua, bán
một khối lượng hàng hoặc cung ứng một khối lượng dịch vụ nhất định, nếu các bên không có thoả
thuận khác. Trên thực tế, trong hợp đồng đại lý các bên thường thoả thuận, bên đại lý bán hàng
phải thanh toán tiền bán hàng sau một thời gian nhất định kể từ khi nhận hàng, không phụ thuộc
vào hàng có bán được khơng, do đó nếu tình hình kinh doanh của bên đại lý gặp khó khăn, hàng
chưa bán được dẫn đến bên đại lý thanh tốn khơng đúng hạn và tranh chấp giữa hai bên rất dễ
phát sinh.
Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật;
Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao hàng mua đối
với đại lý mua; tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ;
Bảo quản hàng hóa sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua; liên
đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của
đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do mình gây ra;
Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên
giao đại lý. Quy định này cho thấy sự lệ thuộc chặt chẽ của bên đại lý vào bên giao đại lý, đây là
một điểm quan trọng làm cho đại lý mua bán hàng hoá khác với uỷ thác mua bán hàng hoá.


17
Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý
với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định; thì phải tuân thủ quy
định của pháp luật đó.
2.4. Chấm dứt hợp đồng đại lý
Hợp đồng đại lý thương mại chấm dứt trong các trường hợp sau
Thứ nhất, hợp đồng đại lý đã được hồn thành có thể là hợp đồng đã được thực hiện xong

hoặc thời hạn của hợp đồng chấm dứt.
Thứ hai, một trong các bên tham gia hợp đồng chết, mất tích hoặc bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự, mất tư cách thương nhân.
Thứ ba, hợp đồng đại lý bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện.
Hệ quả pháp lý
Nếu khơng có thỏa thuận khác, trong trường hợp bên giao đại lý yêu cầu chấm dứt hợp đồng
đại lý thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà
mình đã làm đại lý.
Giá trị khoản bồi thường được tính như sau:
-

Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho
mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý.

-

Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù
lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý.
Trong trường hợp bên đại lý yêu cầu chấm dứt hợp đồng đại lý thì bên đại lý khơng có quyền
u cầu bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý.
Về ưu điểm:


18
Quy định về chấm dứt thời hạn đại lý trong quan hệ đại lí thương mại trong Luật thương mại
2005 có nhiều điểm tiến bộ so với quy định trong Luật thương mại 1997.
Điều 126 Luật thương mại 1997 quy định về các trường hợp được chấm dứt hợp đồng đại lý,
trong đó : “một bên có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng khi việc vi phạm hợp đồng của bên
kia là điều kiện để đình chỉ hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận” . Nói cách khác, theo quy định
của Luật thương mại 1997, các bên chỉ có quyền chấm dứt thời hạn đại lý khi bên kia không thực

hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên
hoặc theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, Luật thương mại 2005 quy định rộng hơn các
trường hợp chấm dứt thời hạn đại lý của các bên, nếu khơng có thỏa thuận gì khác thì các bên có
quyền chấm dứt thời hạn hợp đại lý bất cứ khi nào nhưng phải thông báo bằng văn bản trước một
khoảng thời gian ít nhất là sáu mươi ngày.
Về Hạn chế:
Là hoạt động trung gian thương mại, đại lý thương mại có vai trị quan trọng. Tuy nhiên, pháp
luật quy định về hoạt động này vẫn còn chưa đáp ứng được những nhu cầu phát triển trên thực tế
mặc dù hoạt động đại lý được quy định trong Luật thương mại 2005
Mặc dù có những điểm tiến bộ so với Luật thương mại 1997, nhưng quy định về quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng trong quan hệ đại lí thương mại vẫn tồn tại những điểm bất cập. Cụ
thể:
Thứ nhất, về các trường hợp chấm dứt thời hạn đại lý thương mại. Luật thương mại 2005 quy
định mở rộng các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại. Theo đó, nếu
khơng có thỏa thuận khác, các bên có quyền chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại mà chỉ cần
thông báo cho bên kia bằng văn bản trong thời hạn quy định. Cụ thể, pháp luật quy định thời hạn
báo trước việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý ít nhất sáu mươi ngày để bên kia có thời
gian chuẩn bị, điều chỉnh lại hoạt động đại lý của mình trước khi chấm dứt hồn tồn quan hệ đại
lý. Quy định cụ thể thời hạn báo trước cũng như hình thức thơng báo nhằm bảo vệ lợi ích hợp
pháp của bên bị vi phạm khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đại lý. Có thể


19
thấy, quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý không cần lý do phù hợp với tinh
thần chung của Luật thương mại 2005, phù hợp điều kiện hội nhập của đất nước.
Tuy nhiên, quy định tự do đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý của các bên trong nhiều
trường hợp sẽ làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của bên kia, đồng thời quy định này cũng khiến
cho quan hệ đại lý khơng cịn được vững chắc, gắn bó đúng như bản chất của nó, thương nhân
cũng thiếu sự tin tưởng khiến cho việc thúc đẩy hoạt động thương mại thông qua đại lý thương
mại cũng bị ảnh hưởng phần nào.

Thứ hai, Khoản 3 Điều 177 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Trường hợp hợp đồng đại
lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì bên đại lý khơng có quyền yêu cầu bên
giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý”. Quy định như
vậy chưa thực sự hợp lý, chưa bảo vệ được quyền lợi của bên đại lý trong trường hợp bên giao đại
lý không thực hiện, thực hiện không đủ, thực hiện không đúng nghĩa vụ buộc bên đại lý phải chấm
dứt hợp đồng.
Thứ ba về việc đòi bồi thường của bên đại lý khi bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp
đồng quy định chưa hợp lý, chưa bao quát được tất cả các trường hợp. Không phải trong bất cứ
trường hợp nào bên giao đại lý yêu cầu chấm dứt hợp đồng cũng là vi phạm hợp đồng đã kí. Ví dụ
như đối với hợp đồng đại lý không xác định thời hạn, trong trường hợp khơng có vi phạm thì việc
trả tiền bồi thường đối với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý của bên giao đại lý cần
được xác định hợp lý hơn.


20

KẾT LUẬN
Việc sử dụng các dịch vụ trung gian thương mại nói chung và hình thức ủy thác mua bán
hàng hóa, đại lý thương mại nói riêng có vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh doanh của
thương nhân cũng như nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong bối cảnh tồn cầu hố. Trong hoạt
động kinh doanh, thương nhân sẽ kinh doanh có hiệu quả hơn nếu biết sử dụng dịch vụ trung gian
thương mại một cách hợp lí. Các dịch vụ trung gian thương mại thực tế đã mang lại hiệu quả rất
lớn cho nền kinh tế cũng như cho các chủ thể kinh doanh. Cụ thể:
Thứ nhất, thương nhân trung gian thường hiểu biết, nấm vững tình hình thị trường, pháp
luật và tập quán địa phương. Do đó, họ có khả năng đẩy mạnh việc giao lưu buôn bán, hạn chế
được rủi ro và nhiều khi mua bản được hàng hoá, cung ứng dịch vụ với giá cả có lợi hơn cho bên
thuê dịch vụ của họ.
Thứ hai, thương nhân trung gian là những tổ chức, cá nhân có những điều kiện nhất định về
cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên thực hiện các giao dịch kinh doanh chuyên nghiệp. Vì vậy, nếu
sử dụng dịch vụ của những người trung gian này thì bên thuê dịch vụ sẽ giảm bớt được rất nhiều

chi phí để mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Các chi phí này thường lớn hơn rất
nhiều so với khoản thù lao mà bên thuê dịch vụ phải bỏ ra khi sử dụng dịch vụ của những này.
Thứ ba, thông qua việc sử dụng dịch vụ trung gian thương mại, các nhà kinh doanh có thể
hình thành mạng lưới buôn bán, tiêu thụ, cung cấp các loại dịch vụ trên một phạm vi rộng, tạo
điều kiện cho việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.
Thứ tư, hoạt động trung gian thương mại phát triển làm cho khối lượng hàng hố lưu thơng
trên thị trường tăng lên, giao lưu kinh tế giữa các địa phương được đẩy mạnh, hoạt động kinh tế
của đất nước diễn ra sơi động, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tăng thu cho ngân sách nhà
nước.


21

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luận văn thạc sĩ luật học,“Đại lý thương mại theo luật thương mại 2005” tác giả Ngô Thị
Minh Hải.
2. Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về đại lý thương mại” tác giả Nguyễn Đình Tuấn
3. PGS.TS.Nguyễn Viết Tý (chủ biên), Giáo trình Luật Thương mại tập II, Trường Đại học
Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân
4. Quốc hội, Bộ luật Dân sự năm 2015
5. Quốc hội, Luật Thương mại năm 2015



×