Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

TÌM HIỂU VỀ BẢO HỘ CÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH COVID 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.97 KB, 24 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU VỀ BẢO HỘ CƠNG DÂN TRONG BỐI CẢNH
COVID-19

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Luật quốc tế
Mã phách:………………………………….
Hà Nội – 2021


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHCD

Bảo hộ công dân

QLNN

Quản lý nhà nước

2


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................... 1


2. kết cấu bài tập lớn................................................................................................................. 1
NỘI DUNG.......................................................................................................2
I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ CÔNG DÂN............................2
1.1. Mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân.............................................................2
1.1.1. Khái niệm công dân, quyền công dân.........................................................................2
1.1.2. Khái niệm bảo hộ công dân............................................................................................. 3
1.2. Thẩm quyền bảo hộ công dân..................................................................................... 5
1.2.1. Hoạt động bảo hộ công dân của các cơ quan có thẩm quyền ở trong
nước........................................................................................................................................................... 6
1.2.2. Cơ quan có thẩm quyền bảo hộ cơng dân ở nước ngồi..................................7
1.3. Các biện pháp bảo hộ công dân................................................................................. 7
1.3.1. Biện pháp ngoại giao.......................................................................................................... 8
1.3.2. Biện pháp trừng phạt........................................................................................................... 8
1.3.3. Sử dụng vũ lực......................................................................................................................... 9
1.4. Ý nghĩa của việc bảo hộ công dân..........................................................9
II, THỰC TRẠNG BẢO HỘ CÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH COVID-19
HIỆN NAY......................................................................................................11
2.1. Những kết quả đã đạt được về bảo hộ công dân trong bối cảnh Covid
19 hiện nay............................................................................................................................................ 11
2.2. Một số hạn chế cịn tồn tại về bảo hộ cơng dân trong bối cảnh Covid19 hiện nay........................................................................................................................................... 14
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO HỘ CÔNG DÂN
TRONG BỐI CẢNH COVID-19 HIỆN NAY................................................16
3.1. Quan điểm của Đảng về cơng tác với người Việt Nam ở nước ngồi16
3.2. một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo hộ công dân trong bối cảnh
Covid-19 hiện nay...........................................................................................17
KẾT LUẬN.....................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................20

3



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm qua, người Việt Nam ra nước ngồi khơng ngừng gia tăng về
số lượng và đa dạng về thành phần đã đặt ra những vấn đề khó khăn, thách
thức cho cơng tác bảo hộ công dân. Đặc biệt, từ khi đại dịch Covid-19 bùng
phát trên tồn cầu, u cầu về cơng tác bảo hộ công dân đã được nâng lên khi
chúng ta triển khai giúp đỡ hàng nghìn cơng dân Việt Nam ở nước ngồi ổn
định cuộc sống, bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng
của cơng dân. Những chuyến bay đưa công dân về nước giữa lúc dịch Covid19 hoành hành khắp nơi trên thế giới đã thật sự làm lay động hàng triệu con
tim. Mặc dù ngân sách hạn hẹp, khó khăn cịn nhiều, nhưng Việt Nam là một
trong số ít quốc gia tổ chức các chuyến bay đưa công dân bị mắc kẹt về nước
một cách bài bản, chuyên nghiệp, an toàn và bảo đảm cơng tác phịng, chống
dịch hiệu quả. Để làm rõ hơn những vấn đề về bảo hộ công dân trong bối
cảnh đại dịch covid-19 hiện nay em xin chọn đề tài: "Tìm hiểu về bảo hộ cơng
dân trong bối cảnh Covid-19" Làm đề tài nghiên cứu cho bài tập của mình.
Hi vọng đề tài bên cạnh việc làm rõ thực trạng về bảo hộ cơng dân, cịn
đóng góp vào thực tiễn những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả bảo hộ
công dân trong bối cảnh covid-19 hiện nay.
2. kết cấu bài tập lớn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận bài tập lớn gồm 3 phần:
Phần 1: Những vấn đề lý luận về bảo hộ công dân.
Phần 2: Thực trạng bảo hộ công dân trong bối cảnh Covid-19 hiện nay
Phần 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo hộ công dân trong bối
cảnh Covid-19 hiện nay
1


NỘI DUNG
I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ CƠNG DÂN

1.1. Mối quan hệ giữa Nhà nước và cơng dân
Trong xã hội dân chủ, Công dân và Nhà nước là hai phạm trù có mối
quan hệ gắn bó hữu cơ, khơng thể có cơng dân mà khơng có Nhà nước, cũng
khơng thể có Nhà nước mà khơng có cơng dân. Trong mối quan hệ giữa Nhà
nước và công dân, công dân - một trong hai chủ thể cơ bản, là cá nhân mang
quốc tịch của một Nhà nước nhất định. Với tư cách là công dân của một quốc
gia, cá nhân có các quyền được Nhà nước tơn trọng, ghi nhận, bảo đảm, bảo
vệ bằng pháp luật, ở tầm Hiến định và luật định.
1.1.1. Khái niệm công dân, quyền công dân
Công dân là sự xác định một thể nhân về mặt pháp lý thuộc về một nhà
nước nhất định. Nhờ sự xác định này con người được hưởng chủ quyền của
nhà nước và được nhà nước bảo hộ quyền lợi khi ở trong nước cũng như ở
nước ngoài; đồng thời cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định đối với
nhà nước. Theo khoản 1 Điều 17 Hiến Pháp 2013 thì cơng dân nước Cộng
hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Như vậy,
khái niệm công dân gắn liền với khái niệm quốc tịch. Quốc tịch là mói liên
hệ bền vững của một thể nhân với một nhà nước nhất định. Quốc tịch Việt
Nam là căn cứ duy nhất để xác định một người là công dân Việt Nam.
Quyền công dân là những quyền được Nhà nước quy định trong Hiến
pháp và các văn bản luật, được quy định cho tất cả mọi công dân hoặc cho
cả mọi tầng lớp, mọi giai cấp (không quy định cho từng người trong từng
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể). Những quyền này được xuất phát từ quyền con
người – những quyền "khơng ai có thể xâm phạm được": "quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc"[2]. Quyền công dân bao quát
phạm vi các quan hệ pháp lý giữa một bên là cá nhân với một bên là Nhà
2


nước và bao hàm hai ý nghĩa: vừa mở ra cho cá nhân khả năng sử dụng
quyền để tự bảo vệ các quyền của mình chống lại mọi sự can thiệp một cách

trái pháp luật, vừa yêu cầu sự tác động tích cực của Nhà nước cho việc thực
hiện các quyền đó.
Trong tương quan với quyền con người, có thể hiểu quyền công dân là
quyền con người của cá nhân trong mối quan hệ với một Nhà nước mà công
dân đó có quốc tịch. Điểm khác biệt cơ bản giữa quyền con người và quyền
công dân là quyền công dân luôn gắn liền với quốc tịch, với mối quan hệ
giữa công dân với Nhà nước trong một quốc gia cụ thể. Sự ghi nhận các
quyền con người trong Hiến pháp khơng chỉ có ý nghĩa là các quyền cơng
dân được Nhà nước ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ, mà cịn thể hiện sự thừa
nhận của Nhà nước về tính phổ biến của quyền con người. Nhà nước, với ý
nghĩa là một thiết chế cơng quyền, có trách nhiệm bằng mọi biện pháp và
nguồn lực BHCD của mình.
1.1.2. Khái niệm bảo hộ công dân
Như đã đề cập, xuất phát từ yêu cầu về tính chính đáng của Nhà nước,
trách nhiệm của Nhà nước trong bảo hộ quyền và lợi ích của cơng dân cả ở
trong và ngồi nước là một trong ba nội dung cơ bản thể hiện mối quan hệ
chính trị - pháp lý giữa Nhà nước và cơng dân. Ở đó, Nhà nước, với tính
cách là người được nhân dân bầu ra để đại diện cho ý chí, nguyện vọng
của mình phải có trách nhiệm chăm lo, bảo vệ người dân thông qua những
cơ chế hiệu quả nhất. Trách nhiệm này mang tính chính trị - pháp lý. Tức là
nó thể hiện sự cam kết, ràng buộc, một khế ước xã hội giữa Nhà nước và
nhân dân, theo đó, vai trị và trách nhiệm của Nhà nước đối với người dân
mang tính ngun tắc, chủ động và tồn diện.
Về mặt ngữ nghĩa, "bảo hộ" là thuật ngữ có gốc từ Hán Việt. "Bảo"
nghĩa là giữ gìn, "hộ" nghĩa là che chở. Như vậy, "bảo hộ" nghĩa là giữ gìn,

3


che chở. Theo Từ điển Tiếng Việt: "Bảo hộ" là "che chở, không để bị tổn

thất"[10] Bảo hộ theo nghĩa như vậy được sử dụng trong nhiều tình huống,
hồn cảnh khác nhau.
Trong các tài liệu khoa học pháp lý của Việt Nam hiện nay, thuật ngữ
"bảo hộ" được sử dụng trong mối quan hệ giữa cơ quan đại diện nhà nước ở
nước ngồi và cơng dân của nước mình đang sinh sống ở nước sở tại. Mặc
dù nghĩa "bảo hộ" này chỉ giới hạn trong lĩnh vực ngoại giao, nhưng nó
cũng bao qt tồn bộ những nội dung thể hiện trách nhiệm của nhà nước
đối với cơng dân của mình không phụ thuộc vào không gian địa lý nơi công
dân đó sinh sống và cơng tác, học tập.
Trong Luật Quốc tế, bảo hộ cơng dân có thể được hiểu theo hai nghĩa.
Theo nghĩa rộng, BHCD là việc nhà nước tiến hành hỗ trợ, giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho cơng dân mình ở nước ngồi thực hiện các quyền và
nghĩa vụ ở nước sở tại một cách tốt nhất hoặc hỗ trợ, giúp đỡ công dân khi
công dân gặp phải điều kiện, hồn cảnh đặc biệt khó khăn mà họ khơng thể
tự mình khắc phục, khơng có khả năng tài chính nếu khơng có sự giúp đỡ
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, bảo hộ cơng dân theo nghĩa
rộng chính là hoạt động bảo đảm, bảo vệ quyền và lợi ích của cơng dân, diễn
ra ngay khi khơng có sự xâm hại, cản trở hay đe doạ đến các quyền và lợi
ích đó.
Theo nghĩa hẹp, bảo hộ công dân được hiểu là hành vi của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thực hiện, phù hợp với pháp luật quốc tế và pháp luật
nước sở tại nhằm bảo vệ cơng dân mình ở nước ngồi khi các quyền và lợi
ích hợp pháp của họ bị xâm phạm. Như vậy, bảo hộ công dân theo nghĩa hẹp
chỉ diễn ra khi sự xâm hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân
mình. Với cách tiếp cận như vậy, bảo hộ cơng dân theo nghĩa hẹp có nội
dung khá gần gũi với khái niệm bảo vệ quyền trong quan niệm hiện hành.

4



Từ những phân tích trên, một cách chung nhất, có thể đưa ra định nghĩa
về khái niệm bảo hộ công dân theo nghĩa rộng như sau: bảo hộ công dân là
trách nhiệm chính trị - pháp lý của Nhà nước trong việc thúc đẩy, giúp đỡ,
tạo điều kiện cho công dân thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của
mình, đồng thời tiến hành bảo vệ khi có sự đe doạ, cản trở hoặc xâm hại
đến các quyền và lợi ích đó.
Theo nghĩa hẹp, bảo hộ cơng dân được hiểu là trách nhiệm chính trị pháp lý của Nhà nước trong việc tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm
thúc đẩy, giúp đỡ và bảo vệ công dân khi các quyền và lợi ích hợp pháp của
họ bị đe doạ, cản trở hoặc xâm hại.
Như vậy, bảo hộ công dân theo nghĩa rộng khác với bảo hộ công dân
theo nghĩa hẹp ở chỗ: theo nghĩa rộng, trách nhiệm của Nhà nước đối với
công dân được tiến hành ngay cả khi khơng có sự đe doạ, cản trở, xâm hại
đến các quyền và lợi ích, mà cịn nhằm thúc đẩy, giúp đỡ và bảo vệ công dân
trong việc thực thi các quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Bảo hộ cơng dân có thể bao gồm các hoạt động có tính cơng vụ như
cấp phát hộ chiếu, giấy tờ hành chính hoặc các hoạt động có tính giúp đỡ,
như trợ cấp tài chính cho cơng dân khi họ gặp khó khăn, phổ biến các thông
tin cần thiết cho công dân nước mình tìm hiểu về nước mà họ có dự định tới
vì nguyện vọng cá nhân cho đến các hoạt động có tính phức tạp hơn như
thăm hỏi lãnh sự công dân bị bắt, bị giam hoặc tiến hành các hoạt động bảo
vệ và đảm bảo cho công dân nước mình được hưởng những quyền lợi và lợi
ích tối thiểu theo quy định của nước sở tại hoặc luật quốc tế.
1.2. Thẩm quyền bảo hộ công dân
Dựa trên cơ sở cơ cấu tổ chức, chức năng và phạm vi hoạt động của các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ cơng dân, có thể chia các cơ quan

5


này ra hai loại: - Cơ quan có thẩm quyền trong nước. - Cơ quan có thẩm

quyền ở nước ngồi.
1.2.1. Hoạt động bảo hộ công dân của các cơ quan có thẩm quyền ở
trong nước
Việc quy định cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền bảo hộ cơng dân là
hồn toàn do luật quốc gia của nước hữu quan quy định. Hầu hết các quốc gia
đều giao nhiệm vụ theo dõi, thực hiện bảo hộ công dân cho bộ ngoại giao. Bộ
ngoại giao quan giám sát các hoạt động bảo hộ công dân của các cơ quan đại
diện của nước mình ở nước ngồi đồng thời là cơ quan trực tiếp thực hiện các
biện pháp nhằm đảm bảo việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các quy định
pháp luật mới về bảo hộ ngoại giao, đảm bảo việc bảo hộ ngoại giao ln
được thực hiện có hiệu quả. Bộ ngoại giao chịu trách nhiệm trước chính phủ
về các hoạt động bảo hộ cơng dân trong nước cũng như ngồi nước. Trong
trường hợp vấn đề bảo hộ ngoại giao cần giải quyết có liên quan tới các bộ,
các ngành khác trong chính phủ thì bộ ngoại giao có trách nhiệm phối hợp
hoạt động với các bộ, ngành có liên quan để giải quyết và báo cáo lại quốc
hội. Ngoài ra, trong thực tiễn hoạt động bảo hộ cơng dân, có quốc gia quy
định thẩm quyền này không chỉ thuộc về bộ ngoại giao mà còn thuộc về các
cơ quan đặc trách khác nhau của nước mình hoặc vào các thời điểm khác
nhau, thẩm quyền bảo hộ công dân ở nước ngoài lại do các cơ quan khác nhau
thực hiện. Như theo Luật cơ bản của đặc khu hành chính Hồng Kông - Trung
Quốc, Cục nhập cư của đặc khu Hồng Kơng là cơ quan chức năng có thẩm
quyền đầu tiên và rộng nhất về bảo hộ công dân, là cơ quan chính ở đặc khu
phối hợp với các cơ quan đại diện Trung Quốc ở nước ngồi thực hiện cơng
tác bảo hộ công dân.

6


1.2.2. Cơ quan có thẩm quyền bảo hộ cơng dân ở nước ngoài
Theo nguyên tắc chung, thẩm quyền bảo hộ cơng dân nước mình ở nước

ngồi thuộc về các cơ quan đại diện ngoại giao - lãnh sự của nước cử đại diện
tại nước nhận đại diện. Việc bảo hộ công dân do các cơ quan đại diện thực
hiện được ghi nhận trong các Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao,
Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự. Các cơ quan đại diện này của các
nước đều thực hiện chức năng và thẩm quyền bảo hộ công dân. Canada có
278 cơ quan đại diện ngoại giao - lãnh sự, Mỹ có 257 cơ quan đại diện, Liên
hiệp Vương quốc Anh và Bắc Alien có 200 cơ quan đại diện nước ngoài. Khi
tiến hành các hoạt động bảo hộ cơng dân, các cơ quan chức năng có thẩm
quyền phải dựa trên cơ sở pháp lý là các văn bản pháp luật quốc gia về bảo hộ
công dân và các điều ước quốc tế hữu quan về bảo hộ cơng dân. Nhìn chung,
hoạt động bảo hộ cơng dân ở nước ngoài chủ yếu do cơ quan đại diện của nhà
nước trong quan hệ đối ngoại ở nước ngoài thực hiện. Nếu xét về cơng việc
cụ thể thì cán bộ, nhân viên lãnh sự là người trực tiếp thi hành các hoạt động
bảo hộ, từ những công việc không gây ảnh hưởng đến nước khác như cấp các
giấy tờ hành chính cho đến cơng việc phức tạp và có ảnh hưởng trực tiếp tới
các quốc gia khác, như bảo hộ và giúp đỡ cơng dân nước mình trước hành vi
vi phạm pháp luật quốc tế của nước sở tại, bảo vệ quyền và lợi ích của cơng
dân trước hành vi xâm hại của nước ngoài khác.
1.3. Các biện pháp bảo hộ cơng dân
Trong q trình thực hiện bảo hộ cơng dân, các nước có thể thực hiện
nhiều biện pháp bảo hộ đa dạng khác nhau, từ các biện pháp đơn giản có tính
hành chính như cấp hộ chiếu, visa xuất cảnh cho tới các biện pháp bảo hộ
phức tạp và có ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao giữa các nước hữu quan,

7


như đưa vụ việc ra toà án quốc tế hoặc sử dụng các biện pháp có tính chất
"răn đe" để bảo hộ công dân.
Việc bảo hộ ngoại giao được tiến hành ở mức độ nào và áp dụng các biện

pháp bảo hộ gì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quyền lợi nào bị vi phạm, mức
độ vi phạm, thái độ của nước sở tại, khả năng ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế,
bối cảnh quốc tế… Nước thực hiện các hoạt động bảo hộ, tùy theo mức độ
của vấn đề và quyền lợi, lợi ích của mình có thể áp dụng tuần tự hoặc đồng
thời hoặc lựa chọn các biện pháp bảo hộ cần thiết theo sự đánh giá của mình.
1.3.1. Biện pháp ngoại giao
Biện pháp ngoại giao thường được coi là biện pháp đầu tiên để thực hiên
bảo hộ công dân. Cơ sở pháp lý của biện pháp này là ngun tắc giải quyết
hồ bình các tranh chấp quốc tế. Biện pháp ngoại giao được thực hiện để bảo
hộ cơng dân có thể thơng qua trung gian hồ giải, thương lượng hoặc đàm
phán trực tiếp.
1.3.2. Biện pháp trừng phạt
Bên cạnh biện pháp ngoại giao, các quốc gia còn sử dụng các biện pháp
trừng phạt kinh tế hoặc trừng phạt về ngoại giao đối với nước vi phạm như
thực hiện chiến dịch bao vây, cấm vận, rút cơ quan đại diện ngoại giao và toàn
bộ cán bộ của cơ quan về nước hoặc có thể đưa ra tồ án quốc tế yêu cầu giải
quyết.
Mặc dù các biện pháp bảo hộ rất đa dạng và phong phú nhưng phạm vi
các biện pháp bảo hộ được sử dụng vẫn phải chịu sự điều chỉnh và giới hạn
của luật quốc tế. Ví dụ, trong điểu ước quốc tế có thể quy định, khi có sự vi
phạm pháp luật thì biện pháp bảo hộ ngoại giao duy nhất được sử dụng là biện
pháp trọng tài xét xử. Với trường hợp khơng có điều ước quốc tế thì cộng
đồng quốc tế có thể hạn chế biện pháp bảo hộ bằng các tập quán quốc tế hiện
hành.

8


1.3.3. Sử dụng vũ lực
Giới hạn quan trọng nhất trong việc sử dụng biện pháp bảo hộ là không

được sử dụng vũ lực trong bảo hộ ngoại giao.
Mặc dù vậy, trong thực tế quan hệ giữa các nước, một số quốc gia lại cho
rằng, việc sử dụng vũ lực là quyền của mình khi các biện pháp hồ bình khác
đã được sử dụng hết mà không mang lại kết quả khả quan trong tiến hành bảo
hộ cơng dân nước mình. Các quốc gia theo quan điểm này đã biện hộ cho
cách bảo hộ bằng vũ lực, coi việc sử dụng vũ lực trong bảo hộ công dân như
là biện pháp cuối cùng nên đã gây nhiều mâu thuẫn và xung đột đáng tiếc
trong quan hệ giữa các nước hữu quan, làm mất uy tín của quốc gia thực hiện
bảo hộ ngoại giao bằng vũ lực.
Mặt khác, thực tiễn bảo hộ ngoại giao cũng cần phải chú ý tới mục đích
thực sự của hoạt động này và không thể dùng bảo hộ công dân là nguyên cổ
phục vụ cho ý đồ và mục đích chính trị của quốc gia bảo hộ, làm ảnh hưởng
tới quan hệ của các bên liên quan và hình ảnh của quốc gia trên chính trường
quốc tế.
1.4. Ý nghĩa của việc bảo hộ công dân
Việc bảo hộ cơng dân có rất nhiều ý nghĩa thiết thực trong thực tế, đặc
biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay. Tuy nhiên, có thể tóm gọn
một số ý nghĩa như sau.
Thứ nhất, thiết lập nền tảng pháp lý để bảo hộ quyền công dân một
cách hữu hiệu, qua đó, thúc đẩy mối quan hệ bình đẳng, hợp tác, tích cực
giữa Nhà nước và cơng dân. Do việc bảo hộ xuất phát từ quyền con người,
tính chính đáng của Nhà nước, nên mục tiêu của bảo hộ công dân là nhằm
phát huy tính tích cực của người dân, cung cấp cho người dân những
phương tiện hữu hiệu để có thể chủ động tự bảo vệ quyền của mình. Vì vậy,

9


đây là cơ chế tốt nhất để kết nối được tất cả hình thức phản kháng của người
dân trong phạm vi quốc tế và khu vực. Đồng thời, cơ chế này cũng giúp Nhà

nước ý thức đầy đủ hơn trách nhiệm chính trị của mình trong mối quan hệ
với cơng dân, có thái độ tích cực trong thực thi việc bảo đảm, bảo vệ quyền
công dân. Căn cứ để yêu cầu Nhà nước phải thực thi trách nhiệm của mình
trong q trình bảo hộ cơng dân một cách tồn diện và chủ động chính là vì
đối tượng của bảo hộ là các quyền hiến định của công dân.
Thứ hai, đặt cơ chế bảo hộ công dân trong chỉnh thể thống nhất với các
cơ chế bảo đảm và bảo vệ công dân, giúp hoàn thiện các cơ chế bảo đảm, bảo
vệ quyền cơng dân, quyền con người. Có thể thấy, cơ chế bảo hộ cơng dân có
phạm vi rất rộng, nhưng mục tiêu cơ bản là hướng đến con người, tạo lập mơi
trường sống tốt nhất cho con người, do đó, cũng khơng nằm ngồi tinh thần
chung của hệ thống các cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền cơng
dân. Mặt khác, vấn đề bảo hộ cơng dân có những đặc trưng riêng, giúp bổ
sung, hoàn thiện các cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân. Việc bảo hộ đặc biệt phát huy tác dụng trong những tình huống, điều
kiện hồn cảnh cụ thể, khẩn cấp, khi các thủ tục, trình tự pháp lý thơng
thường khơng thể đáp ứng hoặc khi các biện pháp bảo đảm, bảo vệ không thể
phát huy tác dụng.
Thứ ba, làm rõ hơn nhận thức về các quyền cơ bản của công dân. Dựa
trên cơ sở làm rõ sự khác biệt giữa các quyền cơ bản với các quyền thông
thường (không được quy định trong Hiến pháp), căn cứ pháp lý bảo hộ công
dân giúp phân định các phương thức thực hiện quyền: trực tiếp hay gián tiếp
(thơng qua trình tự, thủ tục luật định).

10


II, THỰC TRẠNG BẢO HỘ CÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH
COVID-19 HIỆN NAY
2.1. Những kết quả đã đạt được về bảo hộ công dân trong bối cảnh Covid
19 hiện nay

Công tác bảo hộ công dân trong những năm qua được lãnh đạo Đảng và
Nhà nước đặc biệt quan tâm. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Bộ Ngoại
giao và sự vào cuộc chủ động, tích cực của các cơ quan chức năng, các cơ
quan đại diện, công tác này đạt được nhiều chuyển biến rõ rệt, đem lại nhiều
thành công, đột phá mới. Công tác bảo hộ công dân phát sinh nhiều vụ việc
chưa từng có tiền lệ và đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn trong tình
hình mới. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng đã kịp thời đảm bảo quyền và lợi
ích của các cá nhân, tổ chức Việt Nam nước ngoài. Nhiều năm qua, Bộ Ngoại
giao có tổng đài bảo hộ cơng dân mở 24/24. Tổng đài bảo hộ công dân do Bộ
Ngoại giao (Cục Lãnh sự) phối hợp triển khai cùng với Tổng công ty Viễn
thông quân đội (Viettel) nhằm tăng cường hơn nữa công tác bảo hộ công dân
và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài. Kể từ khi khai trương vào tháng
2/2015, tổng đài bảo hộ công dân đã tiếp nhận, giải đáp và xử lý hàng nghìn
vụ việc cơng dân Việt Nam ở nước ngoài cần trợ giúp, từ những vụ việc đơn
giản như mất giấy tờ, hộ chiếu ở nước ngoài cho đến việc can thiệp, bảo hộ
khi quyền lợi của người lao động ở nước ngoài bị xâm phạm, đến việc đưa
công dân, di/thi hài của các nạn nhân ở nước ngoài về nước trong trường hợp
xảy ra thiên tai, khủng hoảng. Trong không gian thế giới chuyển biến nhanh,
bức tranh bảo hộ công dân 6 tháng đầu năm 2019 vẫn tiếp tục nhiều màu sắc
với sự đa dạng về loại hình vụ việc, nhiều điểm nhấn về mức độ phức tạp và
trải rộng trên khắp các góc cạnh của bản đồ thế giới. Sự đa dạng thể hiện ở
mỗi vụ việc liên quan đến từng hoàn cảnh, đối tượng khác nhau và cần có các
gói giải pháp khác nhau để giải quyết. Trong số 6.656 công dân và 982 ngư

11


dân được bảo hộ ở khắp mọi nơi trên thế giới trong 6 tháng đầu năm 2019, có
nhiều trường hợp cơng dân bị tử vong, vướng vào vịng lao lý, bị bắt giữ, phạt
tù, nạn nhân trong các vụ tai nạn, thiên tai, khủng bố, bắt cóc con tin, tội

phạm mua bán người, tội phạm xuyên quốc gia cho đến những trường hợp bị
phân biệt đối xử, bị mất tích, hoặc gặp hoạn nạn khác ở nước ngoài. Ngoài
các sự vụ bảo hộ công dân cụ thể như nêu trên, cơng tác bảo hộ cơng dân cịn
gắn liền với nhiệm vụ cảnh báo, cung cấp thơng tin cho báo chí, dư luận, hoạt
động của Tổng đài bảo hộ công dân và duy trì đường dây nóng 24/7 tại Cục
Lãnh sự và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Đến năm 2020, Việt Nam lại một lần nữa được cộng đồng quốc tế đánh
giá cao trong công tác bảo hộ cơng dân trước tình hình dịch bệnh Covid-19.
Theo số liệu thống kê, hiện cộng đồng người Việt Nam tại nước ngồi có hơn
4,5 triệu người. Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát cho tới khi lan rộng ra
toàn cầu, hàng chục ngàn công dân Việt Nam đã trở về nước. Tuy nhiên vẫn
cịn hàng trăm ngàn cơng dân bị kẹt lại do các quốc gia, vùng lãnh thổ thay
đổi quy định về xuất, nhập và quá cảnh, các hãng hàng khơng thay đổi lịch
trình bay. Theo số liệu của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, tính đến cuối tháng
4/2020, vẫn cịn gần 10.000 cơng dân đã đăng ký với các cơ quan đại diện
Việt Nam ở nước ngoài để được về nước. Ngày 25/1, chỉ 3 ngày sau khi ca
bệnh đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo
các cơ quan, tổ chức chủ động triển khai công tác bảo hộ công dân tại các
quốc gia, vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Trong những ngày tiếp
theo, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch
Covid-19 đã liên tục có những chỉ đạo, giao cho các bộ, ngành có liên quan
xác định số lượng cơng dân ở các khu vực có dịch, sẵn sàng tiến hành các
biện pháp bảo hộ công dân khi cần thiết; đề xuất phương án đưa một số công
dân Việt Nam hiện đang ở nước ngồi có nhu cầu về nước, ưu tiên người cao

12


tuổi, người ốm đau, trẻ em dưới 18 tuổi. Với tinh thần "khơng để ai bị bỏ lại
phía sau," các cơ quan chức năng Việt Nam, cơ quan đại diện Việt Nam ở

nước ngoài đã và đang phối hợp chặt chẽ với các hãng hàng khơng trong,
ngồi nước để tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước một
cách an toàn, phù hợp với năng lực cách ly trong nước. Kết quả, trong năm
2020, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an,
Giao thông Vận tải và các địa phương liên quan triển khai thực hiện hơn 300
chuyến bay, đưa gần 85.000 công dân từ 59 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế
giới trở về nước an tồn. Cơng tác bảo hộ cơng dân trong bối cảnh khủng
hoảng dịch bệnh, có thể nói là chưa từng có trong lịch sử, đã diễn ra thường
xuyên, liên tục, không hạn chế về mặt thời gian, khơng gian, trong khi nguồn
lực trong nước cịn hạn chế, các yêu cầu về phòng, chống dịch đòi hỏi phải
hết sức tỉ mỉ, chặt chẽ, an toàn. Trong bối cảnh đó, dưới sự chỉ đạo sát sao của
các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, với nỗ lực vượt bậc, sự phối
hợp chặt chẽ của Bộ Ngoại giao với các bộ, ngành liên quan đã góp phần đảm
bảo, nâng cao hiệu quả bảo hộ công dân ở nước ngoài, được dư luận trong và
ngoài nước đánh giá cao.
Để thực hiện thành công những chuyến bay đưa cơng dân về nước nêu
trên, có sự đóng góp thầm lặng nhưng rất quan trọng của các cán bộ ngoại
giao làm công tác bảo hộ công dân ở trong và ngồi nước. Đã có những thời
điểm, tất cả các đơn vị liên quan của Bộ Ngoại giao nói riêng và của Chính
phủ nói chung đều được đặt ở chế độ "trực chiến." Các ban, ngành liên quan
ln có cán bộ túc trực gần như 24/24 giờ, ban ngày theo dõi thơng tin trong
và ngồi nước, tham gia Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 ở các cấp, đến
đêm kết nối, trao đổi với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở các châu lục để
nắm tình hình, các chính sách của sở tại, cập nhật số lượng công dân Việt
Nam ở nước ngoài cần trợ giúp, bị mắc kẹt ở các sân bay.

13


2.2. Một số hạn chế còn tồn tại về bảo hộ công dân trong bối cảnh Covid19 hiện nay

Nhằm bảo đảm bảo hộ cơng dân của mình một cách tốt nhất, Đảng và
Nhà nước ta đã tiến hành đàm phán, trao đổi và ngày càng mở được nhiều cơ
quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài. Theo số liệu của Bộ Ngoại giao thì
chúng ta có 96 cơ quan đại diện bao gồm các Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự
quán, Cơ quan Lãnh sự ở tất cả các châu lục trên thế giới. Mặc dù đây là một
điểm tích cực trong nỗ lực của Việt Nam trong việc mở rộng cơ quan đại diện
ở nước ngoài nhưng với số lượng 212 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
hiện, đặc biệt với các quốc gia có diện tích lớn, quản lý phức tạp như Mỹ,
Trung Quốc, Nga, Úc,… thì số lượng các cơ quan đại diện ngoại giao chưa
đáp ứng được một cách đầy đủ nhu cầu bảo hộ của cơng dân Việt Nam ở nước
ngồi. Thực tế bảo hộ cơng dân cịn một số điểm hạn chế như sau:
Thứ nhất, Thực trạng công dân Việt Nam ở nước ngồi vi phạm pháp
luật cũng có xu hướng ngày càng gia tăng, đó là các hành vi nhập cư bất hợp
pháp, lao động trái phép, vi phạm các quy định của pháp luật nước sở tại, nổi
cộm ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp,… gây khó khăn
cho hoạt động bảo hộ cơng dân khi mà chính các quốc gia này gây áp lực cho
Việt Nam phải giải quyết nhanh chóng, tác động khơng nhỏ đến hình ảnh của
Việt Nam và trong quan hệ quốc tế. Đặc biệt trong trường hợp có sự xung đột
về pháp luật, khi mà chúng ta và quốc gia sở tại khơng có thoả thuận về tương
trợ tư pháp hay thể chế hố các văn bản pháp luật có liên quan thì vấn đề bảo
hộ cơng dân càng khó khăn, phức tạp. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước cần
có phương án xem xét và ký kết, tham các điều ước quốc tế có liên quan đến
bảo đảm quyền bảo hộ công dân.

14


Thứ hai, Thời gian tới, với tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19,
nhu cầu bảo hộ của công dân sẽ ngày càng gia tăng. Cần làm tốt công tác này
hơn nữa, đặc biệt giải quyết nhu cầu về nước của đại bộ phận người Việt cư

trú, làm việc và học tập ở nước ngồi, tránh tình trạng lợi dụng các chuyến
bay về Việt Nam để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như trốn ở lại
các quốc gia có sân bay trung chuyển. Chẳng hạn, khi chúng ta đưa người từ
châu Mỹ – Latinh hay Châu Phi vì khơng có chuyến bay thẳng về Việt Nam
mà phải qua các sân bay trung chuyển ở một số quốc gia như Pháp, một số
công dân đã trốn ở lại các khiến cho vấn đề bảo hộ rất khó khăn, đòi hỏi nhà
nước ta phải đàm phán, trao đổi với các quốc gia sở tại để có phương án xử lý
phù hợp.
Thứ ba, Tình hình thế giới sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường như
căng thẳng các điểm nóng, các yếu tố phi truyền thống (khủng bố, khủng
hoảng năng lượng, bắt cóc con tin, mua bán người,…) tiếp tục đe doạ đến tính
mạng, tài sản cơng dân ta ở nước ngồi. Do đó, cần có phương án xây dựng,
kiện tồn các phương án bảo hộ trong tình huống khủng hoảng phù hợp với
tình hình mới như xây dựng các Trung tâm xử lý khủng hoảng, phối hợp với
các Bộ, ban ngành có liên quan trong giải quyết hiệu quả, chuyên nghiệp nhu
cầu ngày càng cao của người dân.

15


III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO HỘ CÔNG
DÂN TRONG BỐI CẢNH COVID-19 HIỆN NAY
3.1. Quan điểm của Đảng về công tác với người Việt Nam ở nước ngồi
Qn triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương
về người Việt Nam ở nước ngồi. Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị
(khóa IX) về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài [8] khẳng định:
"Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực
của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường
quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước". Sau Kết luận số 14KL/TW của Ban Bí thư (khóa XI) về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài [6], Nghị quyết

số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường
và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác dân vận trong tình hình
mới[7] nêu rõ: "Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào định cư
ở nước ngoài ổn định cuộc sống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
hướng về Tổ quốc, đóng góp xây dựng đất nước; góp phần tăng cường hợp
tác, hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước". Những nghị quyết, kết
luận nêu trên là một hệ thống các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp rất hồn
chỉnh và có giá trị, đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi cơng tác dân vận của
Đảng nói chung, cơng tác vận động quần chúng của Đảng nói riêng đối với
người Việt Nam ở nước ngoài. Để triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn công
tác về người Việt Nam ở nước ngồi theo tinh thần kết luận số 12-KL/TW của
Bộ Chính trị, trong thời gian tới, Đảng sẽ xây dựng và triển khai Chương trình
hành động của Chính phủ và của Bộ Ngoại giao về công tác người Việt Nam
ở nước ngồi giai đoạn 2021-2026; tiếp tục rà sốt, kiến nghị ban hành, sửa
đổi, bổ sung các chính sách liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài; tăng
cường đại đoàn kết dân tộc, đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, linh hoạt

16


trong biện pháp triển khai vận động người Việt Nam ở nước ngoài; sớm hoàn
thiện cơ chế tiếp nhận, xử lý, phản hồi, vận dụng và phát huy hiệu quả các
sáng kiến, ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đội ngũ trí thức, cộng đồng
doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài; hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài có
địa vị pháp lý vững chắc, hội nhập xã hội sở tại, tăng cường các biện pháp
tổng thể, lâu dài nhằm hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt ở những
địa bàn khó khăn; đẩy mạnh việc hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngồi giữ gìn
tiếng Việt, bản sắc văn hóa dân tộc; giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan
đến nhu cầu về tâm linh, tín ngưỡng, tơn giáo của cộng đồng; đổi mới nội
dung, đa dạng hóa phương thức chuyển tải thơng tin, trong đó chú trọng phát

triển nội dung trên nền tảng số; tăng cường hiệu quả cơ chế phối hợp, phản
ứng nhằm kịp thời phản bác hiệu quả những luận điệu sai trái, xuyên tạc của
các lực lượng thù địch; tiếp tục xây dựng cơ chế phối hợp, kiện toàn tổ chức
bộ máy và nguồn lực làm công tác về người Việt Nam ở nước ngoài.
3.2. một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo hộ công dân trong bối cảnh
Covid-19 hiện nay
Thời gian tới, dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu được kiểm sốt đặt ra
nhiều khó khăn cho cơng dân Việt Nam ở nước ngoài trong việc đi lại giữa
các nước hoặc về Việt Nam bằng đường hàng không và đường bộ.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, với những đánh giá khách quan và thực
chất về những việc đã làm được, những việc còn chưa làm được, em xin nêu
một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo hộ công dân trong bối cảnh Covid-19
hiện nay như sau:
Thứ nhất, Để triển khai tồn diện và mạnh mẽ hơn cơng tác về người
Việt Nam ở nước ngoài theo tinh thần kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính
trị, các phương hướng, cần được triển khai tích cực trong thời gian tới bao

17


gồm: xây dựng và triển khai Chương trình hành động của Chính phủ và của
Bộ Ngoại giao về cơng tác người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 20212026; tiếp tục rà soát, kiến nghị ban hành, sửa đổi, bổ sung các chính sách
liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài; tăng cường đại đoàn kết dân tộc,
đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, linh hoạt trong biện pháp triển khai vận
động người Việt Nam ở nước ngoài; sớm hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, xử lý,
phản hồi, vận dụng và phát huy hiệu quả các sáng kiến, ý kiến đóng góp của
các chun gia, đội ngũ trí thức, cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở nước
ngoài; hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngồi có địa vị pháp lý vững chắc, hội
nhập xã hội sở tại, tăng cường các biện pháp tổng thể, lâu dài nhằm hỗ trợ
người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt ở những địa bàn khó khăn; đẩy mạnh

việc hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngồi giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa
dân tộc; giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến nhu cầu về tâm linh, tín
ngưỡng, tơn giáo của cộng đồng; tăng cường hiệu quả cơ chế phối hợp, phản
ứng nhằm kịp thời phản bác hiệu quả những luận điệu sai trái, xuyên tạc của
các lực lượng thù địch; tiếp tục xây dựng cơ chế phối hợp, kiện tồn tổ chức
bộ máy và nguồn lực làm cơng tác về người Việt Nam ở nước ngoài.
Thứ hai, rà soát các cơ chế hợp tác song phương và đa phương về lãnh
sự và bảo hộ công dân, đẩy mạnh tăng cường ký kết các điều ước, thỏa thuận
quốc tế về lãnh sự tạo cơ sở pháp lý cho công tác bảo hộ quyền và lợi ích của
pháp nhân và cơng dân Việt Nam ở nước ngồi; tiếp nhận và xử lý thông tin
kịp thời qua nhiều kênh liên lạc.
Thứ ba, Phát huy tinh thần dự báo, có phương án sớm xây dựng kịch bản
ứng phó kịp thời để giảm thiểu những tác động tiêu cực; chủ động thiết lập
đường dây nóng giữa các cơ quan trong nước; giữa các Cơ quan đại diện và
cơ quan chức năng sở tại trong giải quyết các vấn đề khẩn cấp, khủng hoảng;
phát huy hiệu quả việc sử dụng Quỹ Bảo hộ công dân để hỗ trợ công dân.

18


KẾT LUẬN
Khi dịch bệnh hồnh hành, khó khăn, thách thức từ nhiều phía, các cơ
quan đại diện Việt Nam ở nước ngồi nói riêng và Bộ Ngoại giao nói chung,
dưới sự chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, ln cố gắng hết mình để đứng vững
và trở thành điểm tựa cho đồng bào xa xứ. Công tác bảo hộ công dân Việt
Nam ở nước ngoài đã và đang củng cố niềm tin của những người con xa xứ
vào các chính sách của Đảng và Nhà nước; giúp bà con kiều bào thêm ấm
lòng", thêm yêu mến và hướng về quê hương đất nước. Trong thời gian tới,
công tác đưa công dân bị "kẹt" ở nước ngoài sẽ tiếp tục được tăng cường, cố
gắng đáp ứng tối đa nguyện vọng về nước chính đáng của cơng dân, trên cơ

sở phù hợp tình hình diễn biến dịch bệnh trong nước và nước ngồi cũng như
bảo đảm cơng tác phịng, chống dịch bệnh và năng lực cách ly tại các địa
phương của Việt Nam. Bảo hộ công dân là một quyền cơ bản của công dân,
đồng thời là nghĩa vụ của quốc gia. Do vậy, mỗi người dân cần hiểu những
quyền lợi chính đáng của mình khi các quyền và lợi ích đó bị xâm hại ở nước
ngoài cũng như các nhu cầu cần bảo đảm khác. Đồng thời, cần huy động vai
trò lãnh đạo của Đảng và cả hệ thống chính trị trong bảo vệ cơng dân, trong
đó thúc đẩy vai trị, trách nhiệm của Bộ Ngoại giao để bảo hộ công dân Việt
Nam một cách hiệu quả. Quyền bảo hộ và nghĩa vụ bảo hộ cũng cần sự phối
hợp của cả người dân và Nhà nước bảo đảm quyền con người, quyền công
dân theo đúng tinh thần của Hiến pháp 2013

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2020), Báo cáo cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
năm 2020 của Chính phủ số 394/BC-CP (ngày 14/10/2020) – Quốc hội khóa
XIV. HN.
2. Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật (2010), Giáo trình lý luận và
pháp luật về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, HN, tr.104.
3. Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật, Giáo trình Luật Hiến pháp
Việt Nam, NXB ĐHQG HN,HN.
4 Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật. Trung tâm nghiên cứu quyền
con người và quyền công dân (2012), Giới thiệu Công ước quốc tế về các
quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966), NXB Hồng Đức, HN.
5. Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật. Giới thiệu Công ước quốc tế
về các quyền kinh tế - xã hội – văn hóa (ICESCR, 1966), NXB Hồng Đức,
HN.
6. Kết luận số 14-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự

lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài.
7. Nghị quyết số 25-NQ/TW của BCH TW Đảng về tăng cường và đổi
mới sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác dân vận trong tình hình mới
8. Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về công tác
đối với người Việt Nam ở nước ngồi
9. Trương Thị Thùy Dung (2014), Luận văn “Vai trị của Tư pháp trong
việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam”, Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn
Đăng Dung, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, HN.
10. Vũ Minh Chi (2011), Xây dựng cơ quan chuyên trách về bảo vệ
quyền con người nhằm hoàn thiện cơ chế bảo trợ quyền con người ở Việt
Nam (trong cuốn “Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người”. Sách

20


chuyên khảo. Võ Khánh Vinh chủ biên), NXB KHXH, HN, tr. 160, 161,
162, 164, 166.

21



×