Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT học đề tài tư tưởng chính trị của mạnh tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.24 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Viện Đào tạo Sau Đại học
--------o0o--------

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài: Tư tưởng chính trị của Mạnh Tử và ý nghĩa

của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền
Việt Nam hiện nay

Giảng viên
Sinh viên
MSSV
Mã học phần:

Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2022

download by :


LỜI MỞ ĐẦU
Nho giáo ra đời ở Trung Quốc thời Xuân Thu – Chiến Quốc do Khổng Tử sáng lập
ra và Mạnh Tử phát triển được gọi là Nho giáo Khổng – Mạnh. Khổng Tử (551 TCN

– 479 TCN) được coi là ông tổ của Nho giáo, người đã đ ề ra thuyết: “Nhân – Lễ –
Chính danh”; tư tưởng chính trị của Khổng Tử là vì sự bình ổn của xã hội – một xã hội
thái bình thịnh trị. Còn Mạnh Tử (372 TCN – 289 TCN) là người đã kế thừa và phát
triển xuất sắc tư tưởng của Khổng Tử, được xem là ông tổ thứ hai của Nho giáo. Mạnh
Tử đã kế thừa và phát triển những tư tưởng chính trị - xã hội của Khổng Tử, xây dựng
học thuyết “Nhân chính”.
Học thuyết “Nhân chính” của Mạnh Tử ra đời ở thế kỷ thứ IV trước công nguyên


và được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ II trước công nguyên cùng với sự xâm
lược của nhà Nam Hán. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của xã hội phong
kiến Việt Nam, đặc biệt từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX, các triều đại phong kiến
Việt Nam đã tiếp thu và sử dụng tư tưởng chính trị – xã hội của Mạnh Tử làm hệ tư
tưởng và công cụ trị nước.
Xã hội Việt Nam hiện nay đang trong q trình tồn cầu hố, hiện đại hố.
Xun suốt q trình này cũng đã và đang đặt ra nhiều nguy cơ thách thức trong đó có
sự khủng hoảng đạo đức của một bộ phận không nhỏ của người Việt Nam. Tuy nhiên,
nếu biết kế thừa có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại trong đó có tư tưởng
chính trị – xã hội của Mạnh Tử thì sẽ phần nào khắc phục được những thiếu sót đó.
Dựa trên những nghiên cứu và hiểu biết hạn hẹp đối với Nho giáo, học thuyết “Nhân
chính” của Mạnh Tử và liên hệ thực tiễn tư tưởng chính trị của Mạnh Tử tại Việt Nam.
Bài viết này xin phép chia sẻ, phân tích những tư tưởng chính trị của Mạnh Tử và
ý nghĩa của những tư tưởng đó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam

hiện nay.

1

download by :


1.

CHÍNH TRỊ LÀ GÌ? NGUỒN GỐC CỦA CHÍNH TRỊ
Khi xã hội cộng sản nguyên thủy phát triển, từ thị tộc hình thành bộ lạc nhưng

vẫn giữ mối quan hệ cộng đồng, hôn nhân huyết thống. Cuối thời kỳ này xuất hiện đồ
đồng làm năng suất lao động tăng, của cải dư thừa, xuất hiện gia đình. Những người
đứng đầu thị tộc bộ lạc đã chiếm hữu của cải dư thừa làm của riêng và họ có tư liệu

sản xuất. Bộ phận cịn lại khơng có tư liệu sản xuất và tù binh chiến tranh mâu thuẫn
với bộ phận có tư liệu sản xuất. Từ đó nhà nước ra đời để duy trì mâu thuẫn và đời
sống chính trị cũng theo đó mà hình thành.
Trong lịch sử phát triển của xã hội, chính trị đã từng là lĩnh vực hoạt động, là
cơng cụ đặc quyền của những nhóm xã hội thống trị để buộc những người bị trị phải
phục tùng và thực hiện lợi ích của họ. Nhưng cùng với sự phát triển của tư tưởng dân
chủ, chính trị dần trở thành cơng việc của đơng đảo quần chúng.
Chính trị là lĩnh vực phức tạp và nhạy cảm nhất, có vai trị ngày càng tăng, từ lâu
chính trị đã được nhiều nhà tư tưởng quan tâm nghiên cứu:
Thời cổ đại:


Theo Platon, một nhà triết học cổ đại Hy lạp, chính trị là nghệ thuật cai trị, cai trị
bằng sức mạnh là độc tài, cai trị bằng thuyết phục mới đích thực là chính trị.



Aristos: chính trị là khoa học lãnh đạo con người, khoa học kiến trúc của mọi
cơng dân.



Theo Khổng Tử, nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại, chính trị là làm cho chính
đạo chính danh.



Hàn Phi Tử: Chính trị là quản lý xã hội bằng pháp luật

Các tư tưởng thời cổ đại cho chính trị là cai trị, vận động, thuyết phục.

Thời trung đại:
Chính trị là sự cai trị của nhà nước phong kiến dưới sự điều hành của giáo hội.
Giáo hội thay mặt thượng đế, chúa trời. Bao trùm cả thời kỳ này là giáo lý của đạo
Kito (ra đời vào thế kỷ I). Giáo lý này được nói đến trong 2 tập kinh cơ bản: Cựu ước
và Tân ước.
Thời phục hưng:
Chính trị là sự điều tiết hoạt động của các cá nhân. Chính trị có nhiệm vụ xây dựng
“khế ước” xã hội. Chính trị xây dựng nên xã hội dân sự để mọi người cùng chung sống.

2

download by :


Thời cận đại:
Chính trị nhằm điều tiết hoạt động của các cá nhân, chính trị là hoạt động “khế
ước” để mọi người sống trong xã hội nề nếp ổn định.
Thời hiện đại:


Theo Mac Wayber, nhà xã hội học người Đức, chính trị là khát vọng tham
gia vào quyền lực hay ảnh hưởng đến sự phân chia quyền lực giữa các quốc
gia, bên trong quốc gia, giữa các tập đoàn người trong một quốc gia.



Các nhà chính trị học Mỹ: chính trị là tìm kiếm các giải pháp để thực hiện
phân phối các lợi ích.




Các nhà chính trị học Trung Quốc (Tơn Trung Sơn): chính trị là “chính” và
“trị”. “Chính” là việc của dân chúng cịn “trị” là quản lý. Chính trị là quản lý
việc của dân chúng.



Các nhà chính trị học Nhật Bản: chính trị là khát vọng, là hoạt động tìm kiếm
khả năng áp đặt quyền lực chính trị.

Có rất nhiều quan niệm như vậy nhưng chưa có quan niệm nào đưa ra đư ợc nội
dung cơ bản nhất của phạm trù chính trị: chính trị là một thực thể tồn tại trong đời
sống với những cấp độ khác nhau (cá nhân, cộng đồng, giai cấp, nhân loại) liên quan
đến công việc của nhà nước. Lê Nin đã đưa ra những quan điểm có giá trị cho việc xác
định đúng đắn về chính trị:


Chính trị là lợi ích, là quan hệ lợi ích, là đấu tranh giai cấp trước hết vì lợi
ích giai cấp.



Cái căn bản nhất của chính trị là việc tổ chức chính quyền, quyền lực nhà
nước, là sự tham gia vào công việc nhà nước, định hướng cho nhà nước, xác
định hình thức, nội dung, nhiệm vụ của nhà nước.



Chính trị là biểu hiện tập chung của kinh tế, là việc xây dựng nhà nước về kinh
tế. Đồng thời chính trị khơng thể khơng chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế.




Chính trị là lĩnh vực phức tạp nhất, nhạy cảm nhất liên quan đến vận mệnh
hàng triệu người Giải quyết những vấn đề chính trị vừa là khoa học vừa là
nghệ thuật.

Từ tất cả các quan niệm trên có thể đưa ra khái niệm chính trị sau: “Chính trị là
hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như giữa các dân tộc và các
3

download by :


quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực nhà nước; là sự tham
gia của nhân dân vào công việc nhà nước và xã hội; là hoạt động chính trị thực tiễn
của các giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả
năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích”.
2.

SƠ LƯỢC TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ TRONG CÁC HỌC THUYẾT CỦA

NHO GIÁO, KHỔNG TỬ
2.1. Phương pháp chính trị trong học thuyết Nho giáo
Xét về tổng thể, Nho giáo vừa là học thuyết triết học, vừa là học thuyết chính trị xã hội, đồng thời cũng là học thuyết về đạo đức, nhân luân.
Trong học thuyết Nho giáo, các vấn đề đạo đức không tách rời các vấn đề triết
học cũng như các vấn đề chính trị – xã hội. Cùng với sự vận động, phát triển của xã
hội phong kiến Trung Quốc, học thuyết Nho giáo cũng ngày càng được bổ sung để đáp
ứng yêu cầu của các giai cấp thống trị đương thời.
Về phương diện chính trị xã hội, vấn đề phương pháp chính trị là một trong

những nội dung được Nho giáo đặc biệt quan tâm, nhằm mục tiêu cứu vãn trật tự xã
hội rối loạn của thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Hiểu theo nghĩa khái quát, phương pháp
là cách thức để đạt tới mục tiêu, là hoạt động được sắp xếp theo một trật tự nhất định.
Phương pháp chính trị là cách thức nhằm thực hiện một cách có hiệu quả những mục
tiêu chính trị do chủ thể đặt ra.
2.2. Tư tưởng chính trị trong học thuyết “Nhân – Lễ – Chính danh” của Khổng
Tử
Khổng Tử (551 TCN – 479 TCN), tư tưởng chính trị của Khổng Tử là vì sự bình
ổn của xã hội – một xã hội thái bình thịnh trị. Theo Khổng Tử là chính đạo, đạo người làm
chính trị là phải ngay thẳng, lấy chính trị để dẫn dắt dân. Để thiên hạ có đạo, quay về lễ,
phải củng cố điều Nhân, coi trọng lễ nghĩa thì xã hội sẽ ổn định. Học thuyết của Khổng
Tử xây dựng trên 3 phạm trù cơ bản: Nhân – Lễ – Chính danh; trong đó:

Nhân: là phạm trù trung tâm trong học thuyết chính trị của Khổng Tử. “Nhân”
là thước đo quyết định thành bại, tốt xấu của chính trị. Nội dung của “Nhân” bao hàm
các vấn đề đạo đức, luân lí của xã hội. Biểu hiện trong chính trị như sau:


Thương u con người;



Tu dưỡng bản thân, sửa mình theo lễ là nhân;
4

download by :





Tôn trọng và sử dụng người hiền

Lễ: là qui định, nghi thức trong cúng tế. Khổng Tử lí luận hóa biến “Lễ” thành
những qui định, trật tự phân chia thứ bậc trong xã hội, thể hiện trong sinh hoạt: hành
vi, ngơn ngữ…. Ai ở địa vị nào thì sử dụng lễ ấy, “Lễ” là bộ phận của “Nhân”; “Lễ” là
ngọn, “Nhân” là gốc.
“Lễ” qui định chuẩn mực cho các đối tượng quan hệ: vua – tôi, cha – con, chồng
– vợ, chúng có quan hệ 2 chiều, phụ thuộc nhau.
Chính danh: là danh phận đúng đ ắn, ngay thẳng. Là phạm trù cơ bản trong
thuyết chính trị của Khổng Tử. Phải xác định danh phận, đẳng cấp, vị trí của từng các
nhân, tầng lớp trong xã hội. Danh phải phù hợp với thực, nội dung phải phù hợp với
hình thức. Đặt con người vào đúng vị trí, chức năng, phải xác định danh trước khi có
thực
“Chính danh” và “Lễ” có mối quan hệ chặt chẽ: muốn danh được chính thì phải
thực hiện lễ, chính danh là điều kiện để trau dồi lễ.
Theo học thuyết của Khổng Tử, “Nhân” là cốt lõi vấn đề, vừa là điểm xuất phát
cũng là mục đích cuối cùng của hệ thống. Học thuyết của Khổng Tử là “đức trị” vì lấy đạo
đức làm gốc. Điều “Nhân” được biểu hiện qua “Lễ”, “Chính danh” là con đường để đạt
tới điều “Nhân”. Ba yếu tố có quan hệ biện chứng tạo nên sự chặt chẽ của học thuyết.

Có thể thấy, nội dung tư tưởng chính trị của Khổng Tử cũng chính là những mặt
tích cực của trường phái Nho gia.
Tuy nhiên, Về bản chất, học thuyết chính trị của Khổng Tử là duy tâm và phản
động. Vì nó khơng tính đến các yếu tố vật chất của xã hội mà chỉ khai thác yếu tố tinh
thần. Mục đích của học thuyết này là bảo vệ chế độ, đẳng cấp, củng cố địa vị thống trị
của giai cấp q tộc đã lỗi thời:
• Theo Khổng Tử, đạo “Nhân” không phải để cho tất cả mọi người mà chỉ có

ở những người qn tử (q tộc, trí thức thuộc tầng lớp thống trị), còn kẻ
tiểu nhân (người lao động, tầng lớp bị trị) thì khơng bao giờ có.

• “Lễ” khơng phải dùng cho tất cả mọi người mà nó chỉ đem áp dụng cho

những người có “Nhân” vì: “khơng có nhân thì giữ lễ làm sao được”; “Kẻ
tiểu nhân mà có lễ là điều chưa từng có”.

5

download by :


3.

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ TRONG HỌC THUYẾT “NHÂN CHÍNH” CỦA

MẠNH TỬ.
3. 1. Thuyết “Nhân chính” trong tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử Mạnh Tử

(372 TCN – 289 TCN) tên thật là Mạnh Kha, tên chữ là Tử Dư, dịng

dõi Mạnh Tơn Thị, thuộc dịng Vương tộc nước Lỗ, là học trò của Khổng Tử và là một
đại biểu xuất sắc của trường phái Nho gia. Từ nhỏ, Mạnh Tử đã được gia đình giáo
dục theo lễ giáo phong kiến rất chặt chẽ. Lớn lên, là người có tài hùng biện, Mạnh Tử
đã đi nhiều nước để truyền đạo nhằm bảo vệ và phát triển tư tưởng của Khổng Tử
trong lúc xã hội đương thời có nhiều học thuyết chống lại tư tưởng này. Vì thế các vua
nước chư hầu đã không sử dụng học thuyết của ông, ông không được trọng dụng nên
về quê dạy học để truyền bá tư tưởng của mình. Tồn bộ di sản tư tưởng Mạnh Tử để
lại cho đời sau tập trung trong bộ sách Mạnh Tử gồm bảy thiên. Bộ sách này đã thể
hiện rõ những quan điểm của ông về triết lý và chính trị. Trong đó, tư tưởng chính trị xã hội đối với học thuyết “Nhân chính” là tâm điểm của toàn bộ di sản tư tưởng ấy.
Trên cơ sở học thuyết về tính thiện, Mạnh Tử kịch liệt phê phán các phương pháp
trị nước bằng tư tưởng “kiêm ái”, “vơ vi”. Với ơng, đó là những tà thuyết mị dân. Kế

tục tư tưởng “nhân trị” của Khổng Tử, Mạnh Tử đề ra tư tưởng “nhân chính” là đường
lối chính trị nhân nghĩa mà tư tưởng chủ yếu là trị nước phải vì nhân nghĩa, vì dân.
Mạnh Tử nói: “Dĩ đức hành nhân giả vương”, có nghĩa là dựa vào đức hành theo điều
nhân làm vua.
Ông coi nhân chính là phương pháp trị nước và ln ln khuyên các vua chư hầu
phải tuân theo để trở thành các bậc đế vương. Ông chống lại việc các chư hầu dùng vũ lực
để gây chiến tranh thơn tính lẫn nhau, địi bọn q tộc bớt những hình phạt tàn khốc đối
với dân, cho dân có sản nghiệp riêng và nhà nước phải lo cải thiện đời sống kinh tế của
dân. Theo ơng, việc chăn dân, trị nước là vì nhân nghĩa, chứ khơng phải vì lợi.

Đặc biệt, Mạnh Tử đưa ra quan điểm hết sức mới mẻ và sâu sắc về dân bản. Ơng
nói: “Dân vi q, qn vi khinh, xã tắc thứ chi.” Vì theo ơng, có dân mới có nước, có
nước mới có vua. Thậm chí ơng cho rằng, dân có khi cịn quan trọng hơn vua. Kẻ thống
trị nếu khơng được dân ủng hộ thì chính quyền sớm muộn cũng sụp đổ. Ơng địi hỏi các
thế lực cầm quyền phải dành tâm, dành lực cho dân. Nếu vua tàn ác, khơng hợp với lịng

dân và ý Trời thì có thế bị truất phế. Dân khơng phải là của riêng của vua mà là của
6

download by :


chung thiên hạ. Ý dân là ý Trời, quyền trị dân do Trời trao cho. Từ đó ơng xác định
dân là gốc nước, có dân mới có nước, có nước mới có vua. Người làm vua phải hiểu
và thực hiện nghĩa vụ gìn giữ hạnh phúc của dân, khơng áp chế dân, khơng lừa dối
dân. Ơng cũng nói: “Nếu khơng có thiện tâm bình thường thì dơng dài, càn rỡ, điều gì
là chẳng làm đến lúc mắc t ội lại liền theo mà bắt tội, thế là giăng lưới để bắt dân. Có
lẽ đâu người nhân đức làm vua lại chịu làm cái sự lừa dân mắc lưới?”. Những quan
điểm ẩy của Mạnh Tử đều xuất phát từ học thuyết về “tính thiện”, từ nhân nghĩa là đạo
lý sống của con người. Nó thực sự có ý nghĩa tiến bộ, phù hợp với nguyện vọng của

nhân dân lao động Trung Hoa trong hoàn cảnh xã hội điên đảo, loạn lạc suốt thời kỳ
Xuân Thu - Chiến Quốc. Theo ông, cái tinh thần “dân vi quý, quân vi khinh” là tinh
thần dân chủ ngày nay. Nhưng ngày nay (thời ông) tinh thần dân chủ đó đã mất m ột
cách thực sự. Chính vì thế ơng khơng quản ngại mn dặm xa xơi, khơng quản khó
khăn, vất vả đi đến rất nhiều nước chư hầu để khuyên bảo các vua chư hầu về trọng
dân, dưỡng dân theo gương thánh hiền.
Mạnh Tử chủ trương một chế độ “bảo dân” mà theo ơng có thể áp dụng cho mọi
thế lực cầm quyền. Trong “bảo dân”, ông cho rằng cần phải dạy dân làm ăn, dạy dân
lập nghiệp, phải cho nhân dân có tài sản, có như thế dân mới theo vua, dân mới thực
sự làm gốc cho vua, làm gốc cho nước được. Ông cho rằng “có khu đất 5 mẫu bảo dân
trồng lấy dâu, thì người 50 tuổi có thể được lụa mà mặc; những loài gia súc như kê,
đồn, cẩu, trệ chớ làm hại các thời sinh đẻ của nó, thì người 70 tuổi có thể được thịt mà
ăn; khu ruộng 100 mẫu chớ cướp mất mùa cấy gặt của dân, thì trong nhà 8 miệng ăn,
có thể khơng đến nổi đói kém.
“Nhân chính” cịn là giáo dân, bởi giáo dục dân là một chức năng rất quan trọng của
Nho giáo trong lĩnh vực chính trị. Theo Mạnh Tử, người trị nước trước phải chăm lo cho
công việc của dân để dân được sung túc, hạnh phúc, rồi còn phải dạy dỗ cho dân, để dân
khỏi làm những điều bậy bạ. Trong “Đằng Văn Công - thượng” ông cho rằng: hễ dân có
của thì có sẵn lịng tốt, dân khơng có của thì khơng có lịng tốt sinh ra phóng đãng, gian tà
khơng kể điều gì là khơng làm. Đây vừa là sự nghiệp “bảo dân”, đồng thời là phương
pháp, cách thức “giáo dân”. Quan điểm này tuy có hạn chế trong việc đánh giá siêu hình
về bản chất con người nhưng tin tưởng “có hằng sản mới hằng tâm” của ơng khơng phải
khơng có những giá trị tích cực. Điều này càng có ý nghĩa nhân đạo cao

7

download by :


cả, khi trong xã hội tồn tại một số người chuyên làm những điều tiêu cực, vơ vét cho

lợi ích cá nhân, áp chế hà hiếp dân, ăn hối lộ của dân.
Như vậy, từ quan điểm dân là gốc nước, Mạnh Tử đã tiến xa hơn Khổng Tử, tích cực
hơn Khổng Tử trong việc bảo dân. Thời Khổng Tử mới chỉ dừng ở “qn qn, thần thần,
phụ phụ, tử tử”thìởMạnhTửơngđãnêuraqn không ra quân thần phải xử như thế nào.
Điều này khơng phải khơng có ý nghĩa tích cực trong thời đại mới của chúng ta.

Tóm lại, “nhân chính” của Mạnh Tử vẫn trung thành với đường lối chính trị
truyền thống của Nho giáo là phải lấy bảo dân, dưỡng dân và giáo dân làm mục tiêu.
Tuy trong nội dung “nhân chính” có những hạn chế như duy tâm, siêu hình khi đánh
giá bản chất người dân, cơ bản vẫn là đường lối chính trị phục vụ giai cấp thống trị và
ln tràn đầy tư tưởng hồi cổ, nhưng chính các yếu tố nói trên đã chứa đựng nhiều cái
mới và một số các yếu tố tích cực, cách mạng: bảo dân, dưỡng dân, giáo dân dựa trên
nền tảng của sự thực hành “nhân nghĩa”, lấy dân làm gốc; là sự mong muốn, hướng
dẫn, khuyên răn con người, phải ăn ở, phải cư xử có nghĩa có tình tn thủ những luân
thường đạo lý làm người, có phân biệt thân, sơ căn cứ vào một điểm khi nhìn người
“bất nhẫn nhân chi tâm”.
Điểm hạn chế nổi bật trong đường lối “nhân chính” của ơng là ơng quan ni ệm
“nhân chính” khơng do kinh nghiệm đem lại mà là những ý niệm tiên thiên do các tiên
vương (Nghiêu, Thuấn) đã giác ng ộ, đã tự rõ ràng. Muốn thi hành nền “nhân chính”
nhưng khơng muốn từ bỏ tinh thần truyền thống của các tiên vương, bắt các nhà cầm
quyền thời ông và về sau phải trở lại với truyền thống của tiên vương. Ông vừa là người
chủ trương cho dân bạo động cách mạng truất phế kẻ thất phu, nhưng đồng thời cũng là
người phản đối bá đạo, phản đối những kẻ dùng sức mạnh để thi hành “nhân nghĩa”.

3.2. Tư tưởng chính trị của Mạnh Tử trong học thuyết “Nhân chính”
Mạnh Tử đã kế thừa và phát triển những tư tưởng chính trị - xã hội của Khổng Tử để
xây dựng nên học thuyết “ Nhân chính”. Mạnh Tử là người đầu tiên đưa ra tư tưởng trọng
dân: dân là quí nhất, quốc gia thứ hai, vua không đáng trọng. Trong tư tưởng chính trị - xã
hội, Mạnh Tử đề cao đường lối nhân nghĩa, đề cao vai trò của người dân trong xã hội và
vạch rõ ra nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi người đổi với đất nước. Điều này được thể hiện

ở một hệ thống các phạm trù như “dân vi bản”, “nhân nghĩa”, “vương đạo”, “bá đạo”, “tu
thân”, “nhân, lễ, nghĩa, trí”... rất sâu sắc của Mạnh Tử.

8

download by :


Tư tưởng chính trị của Mạnh Tử bao gồm những nội dung sau:
Thuyết tính thiện: theo Mạnh Tử, bản tính tự nhiên của con người là thiện
(nhân chi sơ tính bản thiện). Con người có lịng trắc ẩn thì tự nhiên có lịng tu ố, từ
nhượng, thị phi. Lịng trắc ẩn là nhân, lòng tu ố là nghĩa, lòng từ nhượng là lễ, lịng thị
phi là trí.
Quan niệm về vua – tôi – dân: Thiên tử là do trời trao cho thánh nhân, vận
mệnh trời nhất trí với ý dân. Quan hệ vua- tôi là quan hệ 2 chiều. Tiến thêm 1 bước
ông cho rằng: nếu vua không ra vua thì phải loại bỏ, vua tàn ác thì phải gọi là thằng.
Quan niệm quân tử – tiểu nhân: Quân tử là người lao tâm, cai trị người và
được cung phụng. Tiểu nhân là người lao lực, bị cai trị và phải cung phụng người. Mạnh
tử đề xuất chủ trương “ thượng hiền” dùng người hiền tài để thực hành nhân chính.

Chủ trương vương đạo: Mạnh Tử kịch liệt phản đối “bá đạo”, nguồn gốc của
mọi rối ren loạn lạc. Chính trị “vương đạo” là nhân chính lấy dân làm gốc.
Học thuyết nhân chính của Mạnh Tử có nhiều tiến bộ so với Khổng Tử. Tuy vẫn
đứng trên lập trường của giai cấp thống trị nhưng ơng đã nhìn thấp được sức mạnh của
nhân dân, chủ trương thi hành nhân chính, vương đạo. Đây là những tư tưởng tiến bộ,
nhân đạo. Tuy nhiên, điểm hạn chế của ơng là cịn tin vào mệnh trời và tính thần bí
trong việc giải quyết vấn đề quyền lực.
Mạnh Tử đưa ra luận điểm coi trọng dân chỉ là thủ đoạn chính trị để thống trị tốt
hơn mà thơi.
Dù sao tư tưởng chính trị của Mạnh Tử như đã nêu ở trên cũng có những ý nghĩa

nhất định cho ta suy nghĩ và hành đ ộng trong giai đoạn xây dựng đất nước ngày nay:
thực hiện đa thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng lên chủ
nghĩa xã hội, với một trong các bài học kinh nghiệm quan trong bậc nhất mà Đảng ta
đã nêu ra “lấy dân làm gốc”.
4.

Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA MẠNH TỬ TRONG VIỆC XÂY

DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY
Nho giáo du nhập vào Việt Nam ở thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, là Hán
nho, Tống nho, Đường nho... đã biến tướng tư tưởng của Khổng Tử - Mạnh Tử cho thích
hợp với chế độ phong kiến trung ương tập quyền. Ở mỗi thời đại lịch sử khác nhau, ở

mỗi tầng lớp xã hội khác nhau của dân tộc Việt Nam, sự ảnh hưởng của Nho giáo là
9

download by :


khác nhau. Đây là vấn đề rất phức tạp hiện vẫn cần được nghiên cứu một cách nghiêm
túc, khách quan và khoa học. Trong bối cảnh đó, đường lối “Nhân chính” của Mạnh
Tử và sự ảnh hưởng của nó với Việt Nam là đều lý thú cần được khám phá trên “cơ sở
đời sống kinh tế xã hội cụ thể, từ phong tục tập quán cổ truyền” của dân tộc, mới thấy
hết được giá trị và mức độ sâu sắc của những ảnh hưởng đó.
Thời kỳ nào nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam cũng đã tiếp thu Nho giáo
một cách có chọn lọc. Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo nói chung,
của tư tưởng Khổng - Mạnh nói riêng trong đời sống xã hội Việt Nam: trọng nam
khinh nữ, bè phái, lộng quyền, hách dịch, tham ơ... thì phải thấy rằng khơng thời nào
khơng có những nho sĩ Việt Nam chỉ chịu những ảnh hưởng tích cực của Nho giáo mà
tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

Từ ngày có Đảng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa tư tưởng thân dân ấy
của cha ông qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nâng lên tầm cao hơn, nhân văn
hơn, với Người thì: “Dễ trăm lần khơng dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”,
“Trong bầu trời khơng gì q bằng nhân dân. Trong thế giới khơng gì mạnh bằng lực
lượng đồn kết của nhân dân”. Người cịn khẳng định, việc gì đúng với nguyện vọng của
nhân dân thì được quần chúng nhân dân ủng hộ và hăng hái đấu tranh. Vì vậy trong quá
trình tìm đường cứu nước, Người luôn quan tâm đến lực lượng đông đảo nhất trong xã hội
là quần chúng nhân dân. Chính quần chúng nhân dân là lực lượng cách mạng đông đảo
nhất, trực tiếp thực hiện đường lối cách mạng, biến đường lối cách mạng của Đảng thành
hiện thực. Với quan điểm đó, Đảng C ộng sản Việt Nam, trong q trình lãnh đạo cách
mạng đã luôn biết phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân, dựa vào dân để làm nên
những chiến thắng vang dội, giành lại độc lập cho Tổ quốc, tự do cho dân tộc. Trong quá
trình đổi mới, Đảng ta tiếp tục phát huy vai trò của quần chúng nhân dân. Cũng chính từ
thực tiễn sáng tạo của nhân dân, Đảng ta đã đúc rút kinh nghi ệm, tổng kết thực tiễn để đề
ra một đường lối đổi mới tồn diện, mang tính quyết định, tạo nền tảng đưa đất nước tiến
lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thực tiễn đổi mới cho thấy, xây dựng Đảng về chính trị có tầm quan trọng đặc biệt
nhằm giữ vững lý tưởng, mục tiêu, bảo đảm tính đúng đắn của Cương lĩnh, đường lối, rèn
luyện bản lĩnh chính trị cho đội ngũ đảng viên, bảo đảm dẫn dắt sự nghiệp cách mạng phát
triển đúng hướng, đi đến thắng lợi. Cương lĩnh, đường lối của Đảng phải xuất

10

download by :


phát từ thực tiễn đất nước, vì lợi ích của dân, lấy dân làm gốc. Có thể thấy rõ, Đại hội VI
của Đảng (tháng 12/1986) là bước phát triển mạnh mẽ trong xây dựng Đảng về chính trị,
đi đến quyết định đường lối đổi mới. Đường lối đổi mới cũng dựa trên thái độ tự phê bình
thẳng thắn, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, khắc phục bệnh

nóng vội, chủ quan, duy ý chí. Đ ại hội VI nhấn mạnh bài học xây dựng Đ ảng ngang tầm
nhiệm vụ chính trị của Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Một bài học sâu sắc của Đại hội VI là: “Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực
tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động
theo quy luật là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng”.

Thuật ngữ hệ thống chính trị được Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức sử dụng
từ Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương khóa VI (tháng 3/1989). Về
mặt pháp lý, khái niệm hệ thống chính trị Việt Nam được đề cập trong Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 1992. Có thể hiểu hệ thống chính trị của
Việt Nam bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là Đảng cầm quyền, lãnh
đạo Nhà nước và xã hội, Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ
thống ấy; Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, nhà nước là trụ cột của Hệ
thống chính trị; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho ý chí và
lợi ích của các tầng lớp nhân dân, đồng thời thực hiện vai trò giám sát, phản biện đối
với hoạt động của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân.
Từ sau năm 1986 đ ến Đ ại hội XIII của Đ ảng (năm 2021), Đ ảng không ngừng
nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, làm rõ nhiều vấn đề trong đường lối đổi mới.
Xác định rõ mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
nhận thức đúng đ ắn những đặc trưng, quy luật của kinh tế thị trường, xử lý đúng mối
quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với chiến lược phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục
- đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển

kinh tế tri thức, kinh tế số. Xây dựng, hồn thiện hệ thống chính trị, xây dựng và nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân. “Hồn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Xây dựng và hoàn thiện


11

download by :


hệ thống chính sách xã hội, chiến lược xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Kết
hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước phát
triển. Xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng những
chuẩn mực con người Việt Nam trong thời đại mới. Xây dựng và triển khai chiến lược
quốc phịng tồn dân và chiến lược an ninh nhân dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc và chế độ
xã hội chủ nghĩa. Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa,
Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng
quốc tế, tích cực, chủ động đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được
Đại hội VII thông qua (tháng 6/1991), xác định 6 đặc trưng của xã hội xã hội chủ
nghĩa mà nhân dân ta xây dựng ở Việt Nam và Đại hội XI (tháng 1/2011) tiếp tục bổ
sung, phát triển thành 8 đặc trưng. Quá trình đổi mới đến Đại hội XIII, nhận thức về
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn. Cụ thể
là, sáng tỏ hơn về mơ hình, mục tiêu, các bước phát triển; sáng tỏ hơn về những vấn đề
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của thời kỳ quá độ; sáng tỏ hơn khả năng và nội
dung bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa và kế thừa những thành tựu phát triển của lồi
người trong hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, ở khả năng chung sống, hợp
tác giữa các nước có chế độ chính trị, xã hội và con đường phát triển khác nhau. Đại
hội XIII của Đảng xác định: “Phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước
phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Xây dựng Đ ảng về chính trị địi hỏi rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị của
Đảng, của từng cán bộ, đảng viên. Đó là tinh thần độc lập, tự chủ, ý chí tự lực, tự cường;
là sự kiên định lý tưởng, mục tiêu cách mạng; là chủ động, kiên cường đương đ ầu và
vượt qua khó khăn, thách thức; là tinh thần tự phê bình, phê bình thẳng thắn, trung thực,

mang tính xây dựng; là dũng cảm thừa nhận sai lầm, khuyết điểm, yếu kém và quyết tâm
sửa chữa; là linh hoạt thích ứng theo phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”.

12

download by :


KẾT LUẬN
Như vậy, tư tưởng chính trị của Mạnh Tử - lấy dân làm gốc, chính trị vì dân, dựa
trên nhân nghĩa có nguồn từ trong triết học Nho giáo. Nho giáo vào Việt Nam đã được
Việt hóa nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước đã khi thác những mặt
tích cực của nho giáo để khẳng định giá trị truyền thống của dân tộc. Điều này được
thể hiện qua cương lĩnh và đường lối của Đảng phải xuất phát từ thực tiễn đất nước, vì
lợi ích của dân, lấy dân làm gốc. Đường lối đó khơng chỉ có ý nghĩa đương thời và nó
cịn vẹn nguyên ý nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới ở nước ta hiện nay. Vận dụng
quan điểm đó vào quá trình lãnh đạo của mình, Đảng C ộng sản Việt Nam ln khẳng
định, mọi đường lối, chính sách pháp luật đều phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền
và lợi ích chính đáng của nhân dân, đượ c nhân dân tham gia góp ý kiến trong mọi
khâu của q trình, từ đưa ra quyết định đến tổ chức cách thức thực hiện.
Bài viết đã phân tích những tư tưởng chính trị trong học thuyết “Nhân chính” của
Mạnh Tử, chỉ ra ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam
hiện nay và sự xuyên suốt về tư tưởng chính trị trong đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Sách Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử: Giá trị và hạn chế của TS. Bùi


Xuân Thanh, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, 2021.
2.

Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự

thật, Hà Nội, 2021.
3.

Tạp chí Cộng sản, số tháng 4 năm 2021.

4.

Tạp chí khoa học – Đại học Đồng Nai, số 8 năm 2018.

5.

Tạp chí Lý luận và Truyền thông, số tháng 12 năm 2012.

13

download by :



×