Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

bai giang ptri benh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 112 trang )

CHƯƠNG I. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO DÊ, CỪU
PHẦN 1: KỸ THUẬT CHĂN NI DÊ
I. Những vấn đề chung
1.Vai trị của chăn nuôi dê
Ở nhiều nước nhiệt đới và bán nhiệt đới, dê là một lồi vật ni có vai trị
quan trọng trong ngành chăn ni. Chăn ni dê cung cấp nhiều loại sản phẩm
phục vụ đời sống con người như: thịt, sữa, lơng, da, sừng, móng, cung cấp một
nguồn phân bón khá lớn phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp.
Trong các sản phẩm của con dê, sữa là một loại thực phẩm q đối với con
người bởi vì sữa dê rất có lợi cho sức khoẻ, trong sữa dê có chứa nhiều chất dinh
dưỡng cần thiết cho cơ thể con người như đạm, khoáng, vitamin-A... giúp cho việc
phát triển cơ bắp và não.
Sữa dê cung cấp một nguồn protein rất quan trọng cho những trang trại nhỏ,
cho gia đình các hộ nông dân ở các nước nhiệt đới và bán nhiệt đới, nơi mà ở đó
những người nơng dân nghèo khơng có đủ khả năng ni trâu bị sữa. Đặc biệt, sữa
dê rất hiếm khi nhiễm khuẩn lao như sữa bò.
Thịt dê được sử dụng phổ biến ở nhiều nước, nhất là thịt dê non có giá trị dinh
dưỡng rất cao. Ở nhiều nơi, giá thịt dê cao hơn so với các loại thịt khác bởi vì về
chất lượng: tỷ lệ thịt nạc trong thân thịt cao, tỷ lệ mỡ thấp, do đó thịt có hàm lượng
năng lượng thấp nhưng giàu protein.
Lông và da dê là những sản phẩm quan trọng ở nhiều nước, đặc biệt là da dê
được sử dụng để làm những đồ da mỹ nghệ có giá trị sử dụng rất tốt.
2. Ưu thế của chăn ni dê
- Có khả năng thích nghi cao ở hầu hết các điều kiện sinh thái khác nhau của
trái đất vì vậy nơi nào cũng có thể ni được dê.
- Là lồi động vật rất thơng minh, khá thuần tính, dễ ni, sạch sẽ. Nó thích
hợp với chăn ni gia đình, tận dụng được nguồn lao động là phụ nữ, người già hoặc
trẻ em.
- Địi hỏi lượng thức ăn ít hơn trâu bò: Nhu cầu về khối lượng thức ăn của 10
dê thịt tương đương với 1 bò thịt và 7 - 8 dê sữa tương đương với 1 bò sữa. Có thể
ni dê bằng cách chăn dắt dọc theo các hàng rào, đường đi.


- Dê không chỉ ăn cỏ như bị, cừu, mà chúng cịn có khả năng sử dụng, tận
dụng rất nhiều loại cây thức ăn. Điều đó có nghĩa là chúng có khả năng lợi dụng và


tiêu hố chất xơ rất cao, trong khi đó đây là một nguồn thức ăn rẻ tiền, sẵn có trong
tự nhiên.
- Dê là loài vật ăn cỏ nhỏ, yêu cầu vốn đầu tư ít hơn trâu bị, nhưng lại có khả
năng tăng đàn nhanh hơn trâu bò, chu kỳ sản xuất ngắn hơn, nhanh cho sản phẩm,
vì vậy có khả năng cho ra sản phẩm thịt sữa nhiều hơn trâu, bị. Hơn nữa, chăn
ni dê thường ít gặp rủi ro hơn những đối tượng vật nuôi khác.
- Dê cung cấp một lượng đáng kể phân bón cho trồng trọt và nuôi cá, nuôi giun
quế.
- Đối với người nông dân, con dê còn được coi như là một "Sự bảo hiểm đồng
vốn cho họ khi có những khó khăn, rủi ro xảy ra".
- Về mặt xã hội, có thể nói con dê là một đối tượng vật nuôi được sử dụng
nhiều trong các chương trình xố đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho người nông
dân ở những vùng sâu, vùng xa cịn nhiều nghèo khó.
3. Những thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi dê ở Việt Nam
Thuận lợi:
- Nước la có 9 triệu ha đồi núi trọc, núi đá, là nơi cây quán mộc phát triển,
thích hợp cho phát triển ni dê.
- Điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta thích hợp cho cây cối phát triển
quanh năm, đây là điều kiện tốt nhất để phát triển chăn nuôi dê lấy thịt và lấy sữa
- Hiện tại thị trường tiêu thụ sản phẩm từ con dê đang trên đà phát triển. Thịt
dê được coi là loại thịt sạch được dùng để chế biến các món ăn đặc sản hấp dẫn
người tiêu dùng. Nhu cầu về sữa tươi của người dân ngày một tăng cao, là điều
kiện tốt nhất để thúc đẩy chăn nuôi dê sữa nước ta phát triển
- Vốn đầu tư cho nuôi dê không lớn, tốc độ quay vịng đồng vốn lại cao.
- Ni dê ít gặp các rủi ro do bệnh dịch so với các loài vật ni khác
Khó khăn:

- Do bản năng hoang dã, nghịch ngợm, ăn nhiều loại cây lá khác nhau nên dê
hay phá phách mùa màng, hoa màu, vì vậy ở vùng đồng bằng thường rất khó phát
triển chăn ni dê.
- Do phương thức chăn nuôi quảng canh. chăn nuôi dê chưa được đầu tư đúng
mức vì vậy tốc độ tăng trọng thấp. Ở những nơi bãi chăn thả hẹp đàn dê không
phát triển được
- Thị trường mua bán dê giống, dê thịt và thịt dê còn hạn hẹp.


- Kỹ thuật chăn nuôi dê chưa được phổbiến rộng rãi, nhất là dê ni lấy sữa
cịn là mới mẻ với người dân.
- Chăn nuôi dê cũng sẽ làm môi trường ô nhiễm nếu người chăn nuôi không
biết cách xử lý vệ sinh mơi trường, do đó ít nhiều gây ảnh hưởng đến cuộc sống
của con người.
4. Phương hướng phát triển chăn nuôi dê ở Việt Nam
Để phát huy hết tiềm năng sẵn có và đẩy mạnh phát triển theo hướng nông - lâm
kết hợp, phương hướng phát triển đàn dê trước mắt và lâu dài được xác định như sau:
- Tập trung khai thác có hiệu quả các bãi chăn thả tự nhiên. Diện tích đất
trống đồi núi trọc, núi đá, ven rừng, khu vực ngoại ô thành phố để phát triển đàn dê
theo hướng hàng hoá. Chú trọng bảo vệ môi trường, môi sinh, tu bổ rừng, bảo vệ
và khai thác rừng có kế hoạch, đẩy mạnh kinh tế vườn-rừng, từng bước cải thiện
đời sống - văn hoá - xã hội cho nhân dân.
- Đẩy mạnh phát triển chăn ni dê ở khu vực hộ gia đình, mở rộng hình thức
liên doanh, khuyến khích phát triển trang trại ni dê ở các hộ có quy mơ đàn lớn,
có kinh nghiệm chăn ni và có cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Nâng cao chất lượng và số lượng đàn dê Việt Nam bằng cách:
+ Chọn lọc đàn cái nền và đực giống tốt tại các địa phương để nhân giống,
tránh đồng huyết, tạo đàn cái nền để lai tạo nâng cao tầm vóc và khả năng sản xuất
đàn dê trong nước.
+ Nhập những giống tốt của các nước theo hai hình thức: nhập tinh đơng lạnh

và con giống theo hướng sản xuất sữa, thịt. Ni thích nghi nhân thuần và từng
bước tiến hành lai tạo với các giống dê trong nước để nâng cao khả năng sản xuất
ra sữa, thịt và tạo ra giống dê mới. Khuyến khích người chăn nuôi phát triển nuôi
dê sữa, kết hợp nuôi kinh doanh dê thịt cung cấp sản phẩm cho thị trường trong và
ngoài nước, cùng với việc tự sản xuất giống dê tại các vùng để cung cấp đủ cho
nông dân.
- Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh công tác
khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi, dần dần
chuyển từ phương thức chăn thả tự do quảng canh sang phương thức chăn nuôi bán
công nghiệp và công nghiệp.
5. Tập tính sinh hoạt của dê
5.1. Tập tính ăn uống


Dê khác hẳn cừu về tiếng kêu cũng như về tập tính sinh hoạt. Cừu có thói
quen đi ăn thành từng đàn lớn trên đồng cỏ bằng phẳng, còn dê lại tập trung thành
từng bầy nhỏ lẻ, ưa những vùng núi đá cao, khơ ráo, thích ăn các loại thức ăn cành
lá hoa và các cây lùn, thân bụi, cây họ đậu thân gỗ thấp. Dê rất nhanh nhẹn, hiếu
động, chúng di chuyển rất nhanh khi ăn xung quanh cây tán trà bứt lá búp ở phần
non nhất rồi nhanh chóng chuyển sang cây khác. Mỗi ngày dê đi lại chạy nhảy từ
10 - 15km. Dê thích ăn lá cây ở độ cao 0,2 - 1,2 m, chúng có thể đứng rất lâu để
bứt lá ăn.
Dê thường chọn loại thức ăn nào mà chúng ưa thích nhất, thức ăn rơi vãi dê
thường bỏ khơng ăn lại. Dê có khả năng ăn được lượng thức ăn bằng 2,5 - 4 %
khối lượng cơ thể (tính theo VCK thu nhận).
5.2. Tính nết của dê
Dê là con vật có tính khí thất thường, hiếu động, ương bướng và cũng rất
khôn ngoan. Dê rất phàm ăn nhưng ln tìm thức ăn mới. Chúng nếm mỗi thứ một
chút nhưng rồi cuối cùng chẳng ưng ý một món nào cả. Dê leo trèo rất giỏi và ưa
mạo hiểm, điều này thấy rõ ngay cả ở dê con. Chúng có thể leo lên những vách núi,

những mỏm đá cạnh vực sâu cheo leo, hiểm trở. Với sự nhanh nhẹn, khéo léo,
chúng có thể di chuyển dể đàng trên những mỏm đá cheo leo.
Dê chọi nhau rất hăng, khơng riêng gì con đực mà cả con cái và dê con, với
những lý do khác nhau. Chúng dùng sừng húc vào mặt, đầu, bụng đối thủ. Những
con khơng có sừng thì húc bằng cả đầu. Những cuộc chiến này có thể kéo dài đến
hàng nửa giờ. Khi gặp nguy hiểm chúng tỏra rất hăng, liều mạng nhưng lại rất nhất
và dễhoảng sợ trước một vật lạ. Tuy nhiên dê rất mến người chăm sóc chúng.
Chúng có khả năng nhớ được nơi ở của mình và tên riêng do người ni đặt cho.
Dê có thể nhận được chủ của chúng từ xa và kêu ầm lên để đón chào. Khi phạm lỗi
bị phạt địn thì khơng kêu, nhưng nếu bị đánh oan thì kêu be be ầm ĩ để phản đối.
5.3. Tập tính bầy đàn của dê
Dê thường sống tập trung thành đàn và mỗi con có vị trí riêng trong đàn: Con
có vị trí thấp phải phục tùng con có vị trí cao. Thường trong đàn, con đầu đàn sẽ
dẫn đầu khi đi ăn. Chúng thích ngủ, nghỉ trên những mô đất hoặc tảng đá phẳng,
cao và ngủ nhiều lần trong ngày: trong khi ngủ dê vẫn nhai lại. Do tai thính và
khứu giác rất phát triển nên chúng rất nhạy cảm với mọi tiếng động dù nhỏ. Dê cịn
có khả năng chịu đựng tốt khi mắc bệnh và hay dấu bệnh, những con ốm vẫn
thường cố gắng đi theo đàn đến khi kiệt sức gục ngã mới chịu rời đàn. Vì vậy ni


dê phải quan tâm tỷ mỹ mới có thể phát hiện được những con bị bệnh để điều trị
kịp thời.
5.4. Đặc điểm về sinh trưởng phát triển
Sự sinh trưởng phát triển của dê cũng tuân theo quy luật giai đoạn và phụ
thuộc vào giống, tuổi, tính biệt, điều kiện ni dưỡng, môi trường sống. Khối
lượng của dê thay đổi tuỳ theo giống và tuổi. Khối lượng dê sơ sinh trong khoảng
từ 1,6 - 3,5 kg 3 tháng tuổi đạt 6 - 1 2 kg ; 6 tháng tuổi đạt 10 - 20kg; 18 tháng tuổi
đạt 30- 40 kg. Dê đực thường lớn nhanh hơn dê cái. Ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3
tháng tuổi dê đạt khả năng sinh trưởng tuyệt đối và tương đối là lớn nhất (90-120
gam/con/ngày và 95 - 130%), sau đó giảm dần. Tới tuổi trưởng thành (24 - 36

tháng tuổi), khả năng sinh trưởng giảm hẳn và khối lượng thay đổi không rõ rệt
nữa.
5.5. Một số đặc điểm sinh học khác
Ngoài những đặc điểm sinh học trên, kết quả nghiên cứu cho thấy dê có 60
nhiễm sắc thể trong khi cừu chỉ có 54 nhiễm sắc thể, tuổi thọ của dê thường là 7 - 9
năm. Cũng giống như trâu bị, dê có 8 răng cửa hàm dưới khơng có răng cửa hàm
trên. Sau khi sinh ra tới 3 tháng tuổi dê đã mọc đủ 8 răng cửa tạm thời (răng sữa).
Dê dược 18 tháng bắt đầu thay 2 răng cửa giữa, 24 tháng thay 2 răng bên, 30 tháng
thay 2 răng áp góc và 36 tháng thay 2 răng góc và từ đây trở đi gọi là bộ răng vĩnh
cửu. Sau 4 năm tuổi răng mòn dần, hở chân răng và rụng răng sau 7 năm tuổi. Căn
cứ vào các đặc điểm đó, chúng ta có thể xem răng để xác định tuổi của dê.
6. Tuyển chọn và phối giống
6.1. Chọn dê đực
- Về ngoại hình: Chọn những con có đầu ngắn, rộng, tai to, dài, cổ to, ngực
nở, tứ chi khỏe, cứng cáp, chắc chắn. Khỏe mạnh, hăng hái, khung xương phát
triển, cơ quan sinh dục phát triển, khơng có khuyết tật, hai tinh hoàn to, đều đặn.
- Về nguồn gốc và các tính năng sản xuất: Chọn những con có lý lịch rõ ràng:
bố mẹ, ơng bà có khả năng sản xuất cao và khả năng sinh sản tốt. Phàm ăn, lớn
nhanh, khỏe mạnh. Chất lượng tinh dịch dựa trên chỉ tiêu VAC phải đạt từ 1 tỷ trở
lên.Nên chọn dê đực trong lứa sinh đơi, tinh dịch phải có phẩm chất tốt.
Dê trưởng thành sinh dục rất sớm (7 -8 tháng tuổi), tỉ lệ đực cái: 1/40 đối với
giống dê chuyên thịt. Nếu phối giống theo mùa thì nên sử dụng 3 đến 4 dê đực cho
100 dê cái. Không dùng dê đực Cỏ địa phương làm giống, nên chọn đực giống là
dê Bách thảo hoặc dê ngoại lai có tầm vóc to.


Chú ý : Không chọn làm giống những con:
- Lý lịch không rõ ràng hoặc bố mẹ, ông bà thuộc loại cịi cọc, năng suất thấp
- Có cách đặc điểm ngoại hình như: đầu dài, trụi lơng tai, cổ ngắn, sườn
thẳng, bụng nhỏ.

- Tứ chi khơng thẳng, vịng kiềng, yếu ớt, khơng chắc chắn. Móng chân khơng
gọn, đều và thẳng.
- Sờ bầu vú thấy cứng, da vú thô. Các cơ quan sinh dục khơng phát triển hoặc có
dị tật.

Những dê đạt tiêu chuẩn làm giống

Những dê không đạt tiêu chuẩn làm giống
6.2. Chọn dê cái giống
Dê cái giống nên chọn từ lứa sinh đơi
+ Dê thịt: Thân trịn, chứa nhiều thịt, vai nở rộng, mông đùi phát triển, bốn
chân thẳng, lồng ngực phát triển, bụng trịn. Để đàn con có ưu thế lai cao, cho thịt
tốt, dê cái mẹ nên có máu lai chuyên thịt.


+ Dê sữa: Căn cứ vào sản lượng sữa, tuổi sinh lứa đầu, bầu vú với các núm
vú phát triển để chọn. Dê cái có dáng thanh, khơng mập, vịng ngực phát triển, vai
rộng và bụng to, tròn. Chân thẳng với các khớp, có cấu trúc chắc chắn. Dê cái phải
hiền lành, dễ dạy, dễ quản lý khi vắt sữa, cho ăn...
Căn cứ vào ngoại hình, khả năng sản xuất và hướng sử dụng, có thể phân loại
đàn dê nước ta thành 2 giống: Dê cỏ (dê địa phương) và dê bách thảo.
Chu kỳ sinh dục của dê cái trung bình là 21 ngày. Nên phối giống khi trọng
lượng đạt 60% con trưởng thành (khoảng 12 -14 tháng tuổi). Dê sinh được 3 lứa/2
năm. Nếu có đầy đủ thức ăn, dê cái lên giống lại khoảng 34 đến 61 ngày. Nếu bị
viêm nhiễm đường sinh dục, phải chờ đến chu kỳ sau. Ngoài ra thời gian thả chung
đàn với dê đực cũng làm gia tăng tỉ lệ đậu thai của dê cái. Về mùa vụ sinh sản, các
giống dê nhiệt đới lên giống quanh năm, các giống dê ôn đới khi đưa vào vùng
nhiệt đới cần có thời gian thích nghi, nhất là các dê cái. Không được phối giống
cận huyết (cha mẹ hoặc anh em cùng thế hệ).
7. Các phương thức chăn nuôi dê

7.1. Phương thức nuôi nhốt (thâm canh):
Phương thức này áp dụng với dê nuôi lấy sữa hoặc kiêm dụng sữa - thịt,
chuyên thịt, nhất là ở những vùng khơng có điều kiện chăn thả. Dê được ni nhốt
trong chuồng hồn tồn và được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo từng thời kỳ sản
xuất. Chuồng trại nuôi dê thâm canh được thiết kế phù hợp theo từng loại dê, được
phân loại theo giai đoạn cho sữa, tuổi, tính biệt.... do đó có nhiều thuận lợi cho việc
ni dưỡng, chăm sóc và quản lý, nhất là đối với những dàn dê có số lượng lớn.
Nguồn thức ăn nuôi dê thâm canh bao gồm: Thức ăn xanh hỗn hợp giàu dinh
dưỡng, rỉ mật đường, tảng liếm bổ sung khống và muối ăn. Thức ăn thơ gồm lá
cây, cỏ tự nhiên hoặc cỏ trồng như cỏVoi, cỏ Ghinê, cây họ đậu (keo dậu), rơm, cỏ
khơ, mía cây, các phế phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm
khác...
- Ưu điểm :
+ Dê ít bịcảm nhiễm giun sán do ít tiếp xúc với bãi chăn
+ Dê có khảnăng sinh trưởng và tiết sữa cao hơn do chúng sử dụng hữu hiệu
hơn nguồn năng lượng thu nhận hàng ngày bởi ít vận động.
+ Địi hỏi diện tích đất đồng cỏ ít: ước tính 1/4 ha đồng cỏ có thể nuôi được 6
dê cái và 1 dê đực. Nhưng nếu trong điều kiện đồng cỏ được thâm canh cao, đất tốt
và cây thức ăn phong phú, 1/4 ha đồng cỏ có thể ni dược 15 dê cái và 1 dê đực.


+ Khả năng thu nhận thức ăn của dê tốt hơn, chúng có thể ăn tất cả các loại
thức ăn mà ta cung cấp, dê được bổ sung thức ăn đủ theo nhu cầu hàng ngày.
Người chăn nuôi quản lý đàn gia súc chặt chẽ hơn vì việc kiểm tra theo dõi được
thực hiện dễ dàng trong chuồng nuôi.
- Nhược điểm:
+ Việc xây dựng chuồng trại sẽ tốn kém vì phải sử dụng nhiều vật liệu xây dựng.
+ Tốn nhiều công lao động hơn để nuôi dưỡng, quản lý đàn dê.
7.2. Phương thức chăn thả (quảng canh)
Phương thức này được áp dụng ở những nơi có đồi bãi rộng, rừng cây nhiều.

Dê được chăn thả hoàn toàn trên đồng cỏ khoảng 8 giờ/ngày, chúng tự tìm kiếm
thức ăn và chọn lọc các loại thức ăn mà chúng ưa thích, dê chỉ ở trong chuồng khi
thời tiết xấu, mưa bão. Dê có thể được ni nhốt chung một đàn trong cùng chuồng
hoặc chia lơ, phân đàn theo từng nhóm. Phương thức này thường được áp dụng với
chăn nuôi dê lai và dê địa phương lấy thịt. Dê nuôi quảng canh sẽ cho năng suất
thấp nhưng vốn đầu tư về giống và thức ăn cũng sẽ thấp.
- Ưu điểm:
+ Thức ăn trên đồng cỏ ln xanh tươi vì vậy dê thích ăn hơn, khi chăn thả thì
dê được vận động nhiều hơn.
+ Không tốn nhiều công lao động như phương thức nuôi thâm canh.
+ Chi phí xây dựng chuồng trại rẻ hơn vì thiết kế chuồng trại đơn giản, dễ làm
và có thể sử dụng các vật liệu rẻ tiền, sẵn có ở địa phương
- Nhược điểm:
+ Việc quản lý đàn dê khó khăn, cơng tác giống khơng được tiến hành theo cá thể.
+ Dê rất hay bị nhiễm nội, ngoại ký sinh trùng, nhất là khi dê được chăn thả
trên các bãi chăn không đảm bảo dịch tễ.
+ Khi trời mưa bão kéo dài, dê sẽ bị đói nếu khơng có nguồn thức ăn bổ sung
dự trữ.
+ Năng suất chăn nuôi thấp, diện tích bãi chăn địi hỏi phải rộng: diện tích 1/2
ha ni được 6 dê cái và 1 dê đực.
+ Dê dễ bị các lồi vật khác tấn cơng khi chăn thả hoặc bị bắt. Nếu làm hàng
rào bảo vệ thì rất tốn kém do diện tích rộng.
7.3. Phương thức bán thâm canh


Đây là phương thức nuôi dê khá phổ biến và phù hợp trong điều kiện chăn
nuôi ở nước ta. Dê có thể được ni theo phương pháp xích buộc gần nhà hoặc
ni nhốt kết hợp với chăn thả. Ngồi nguồn thức ăn tự nhiên trên đồng dê tự kiếm
ăn được. Chúng còn được cho ăn thêm thức ăn vào ban đêm như thức ăn tinh hỗn
hợp, thức ăn củ quả thức ăn bổ sung khoáng, vitamin, muối, cỏ, lá các loại và phế

phụ phẩm nông nghiệp khác.
Với phương thức này, người chăn ni có thể quản lý cá thể được đối với
hướng nuôi dê kiêm dụng sữa - thịt trong quy mô nhỏ.
8. Chuồng trại nuôi dê
Hầu hết nước ta đều xây chuồng sàn để nuôi dê.
+ Hàng rào: Dùng lưới làm hàng rào như lưới B40, cao 1,50 -1,60 m, rào
khoảng sân chung quanh chuồng để dê vận động, tắm nắng, tránh phá phách hoa
màu, cây cối .
+ Chuồng trại: Xây chuồng nơi cao ráo, thốt nước, tránh gió lùa, phải có
máng cỏ và máng uống nước cho dê. Sàn cao hơn mặt đất để dễ dọn phân.Thông
thường diện tích chuồng cho dê tơ là 0,6 m 2, dê đực giống 1,5 -2,5 m2 và dê cái
nuôi con là 2 m2, diện tích sân chơi cho mỗi dê đực là 2 –4 m 2và dê hậu bị là 1,5 –2
m2.Tỉ lệ chết khá cao khi nuôi dê trên nền đất ẩm.Vách chuồng bằng song sắt, gỗ
hoặc lưới, mái bằng tơn, lá hay ngói, nên có hai mái để chuồng được thơng thống.
Nhà ở phải nằm phía trên hướng gió của chuồng nhưng không xa quá để dể quản
lý.
II. Nuôi dưỡng đàn dê
1. Thức ăn cho dê
Dê ăn được nhiều loại thực vật như lá các loại cây gỗ, cây bụi và cỏ, khoảng
80 -83% lượng thức ăn của dê là đọt và lá non.
- Thức ăn xanh: cỏ lông tây, cỏ chỉ,... một số cỏ họ đậu như dây đậu ma, đậu
stylo, lá cây so đũa, lá cây mít, lá khoai mì, lá cây tràm, keo đậu,....
- Thức ăn thô như cỏ, rơm, thân cây bắp,...thái nhỏ .
- Thức ăn củ quả: sắn, khoai lang, bí đỏ, chuối, đu đủ,...
- Thức ăn tinh hỗn hợp:cám, gạo,bột sắn,bột đậu nành, rỉ mật...
- Phụ phẩm công nghiệp: bã bia, bã đậu phụ, đậu xanh, cỏ giá,...Để đảm bảo
nhu cầu dinh dưỡng, phải cung cấp thêm chất khoáng và sinhtố trong khẩu phần ăn
của dê. Khối lượng thức ăn khô của dê sữa nhiệt đới khoảng 4 -5% thể trọng, dê



thịt khơng q 3% , phải có nước sạchcho dê sữa hay dê con uống, lượng nước
uống bằng 4 đến 5 lần khối lượng vật chất khô ăn vào.Sử dụng u rê cho dê nhất là
trên dê đực, dê cái khô sữa, dê thịt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. U rê thường
được sử dụng ở mức 3% trong thức ăn tinh, tập cho dê ăn thức ăn có urea trong 3
-5 ngày để tránh sự ngộ độc.
2. Ni dưỡng, chăm sóc đàn dê qua các lứa tuổi
2.1. Chăm sóc ni dưỡng dê sơ sinh đến cai sữa (90 ngày)
Cho bú sữa đầu
Trong vòng 1 - 4 ngày đầu, cho dê con bú sữa đầu của mẹ thoả mãn nhu cầu
(Khoảng 10-15% khối lượng cơ thể, tương đương 200 - 300 g/con/ngày), cho bú từ
3 - 4 lần/ngày. Từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10 hoặc ngày thứ15 sau khi sinh, cần
tập cho dê con bú bình hoặc uống sữa bằng xô, chậu. Lượng sữa cho dê bú từ 1 1,5 lít/ngày. Thơng thường sau 10 ngày tuổi tập ăn cho dê con bằng các loại thức
ăn dễ tiêu như cháo, bột đậu tương, ngô rang nghiền bột và các loại cỏ, lá non.
Giai đoạn 15 - 45 ngày tuổi
Tách dê con khỏi dê mẹ để vắt sữa dê mẹ. Thông thường dê mẹ được vắt sữa
ngày 2 lần vào buổi sáng hoặc chiều tối mới dê có sản lượng sữa trên 1 lít. Dê con
được vào bú dê mẹ sau khi đã vắt sữa xong để khai thác kiệt sữa trong bầu vú, sau
đó cho dê con bú thêm từ 300 - 350 ml/ngày (chia làm 2 - 3 lần). Tuỳ theo lượng
sữa dê con bú được từ con mẹ để xác định lượng sữa bổ sung thêm, nhưng phải
đảm bảo nhu cầu 450 - 600 ml/con/ngày (có thể xác định lượng sữa dê con bú
được từ mẹ bằng cách cân dê con trước và sau khi bú).
Giai đoạn từ 46 - 90 ngày tuổi
Giai đoạn này cần cho dê con uống 600 ml sữa/ngày chia làm 2 lần, rồi giảm
dần xuống 400 ml/con/ngày. Tăng dần lượng thức ăn tinh lên từ 50 - 100
g/con/ngày, thức ăn thô xanh cho dê ăn tự do, giảm dần và cắt hẳn lượng sữa khi dê
con đã tự ăn được mà không cần đến sữa mẹ.
Sữa nguyên hoặc sữa thay thế cho dê con bú hàng ngày đều phải được hâm
nóng ở nhiệt độ 38 - 40 0C. Nước uống cho dê con phải sạch và thoả mãn nhu cầu
hàng ngày.
2.2. Kỹ thuật chăm sóc ni dưỡng dê hậu bị

2.2.1. Khẩu phần và kỹ thuật cho ăn


Nuôi dê hậu bị theo khẩu phần quy định, đảm bảo cho cơ thể phát triển cân
đối, hợp lý, không quá béo hoặc quá gầy, không nên vỗ béo bằng thức ăn giàu năng
lượng như ngô, sắn, gạo, tinh hỗn hợp. Khẩu phần ăn cần sử dụng 75 - 80% VCK
là thức ăn thơ xanh, phần cịn lại bổ sung thức ăn tinh và phụ phẩm nông nghiệp.
Tập cho dê làm quen với các loại thức ăn mới trong khẩu phần hoặc thức ăn
phế phụ phẩm công - nông nghiệp, cho tập ăn từ 0,1 - 0,5 kg/con/ngày tuỳ theo khả
năng tiêu hóa của chúng.
2.2.2. Kỹ thuật chăm sóc, quản lý
- Chọn lọc những dê đực, dê cái sinh trưởng phát triển tốt, có ngoại hình đẹp
sau cai sữa để chuyển sang nuôi hậu bị.
- Giai đoạn đầu của thời kỳ hậu bị là giai đoạn chuyển tiếp của dê từ đang bú
sữa mẹ sang tự thu nhận hoàn toàn thức ăn từ ngồi vào, vì vậy dê thường hay mắc
các bệnh về đường tiêu hố. Để phịng những bệnh này, cần cho dê ăn thức ăn và
nước uống sạch, vệ sinh sàn chuồng, sân chơi của dê hàng ngày. Phát hiện bệnh
sớm và điều trị kịp thời.
- Tạo điều kiện để dê có thể vận động được 3 - 4 giờ ngày. Với dê đực giống,
sau 3 tháng tuổi phải nuôi tách riêng và cho giao phối khi dê đạt 11 - 12 tháng tuổi.
2.3. Ni dưỡng, chăm sóc dê đực giống
2.3.1. Kỹ thuật ni dưỡng
Bình qn một dê đực giống có khối lượng 50 kg, 1 ngày cần cho ăn 4 kg cỏ
xanh, 1 5 kg lá cây họ đậu; 0,4 kg thức ăn tinh (hoặc 3 kg cỏ xanh; 1,5 kg lá cây họ
đậu; 0,5 kg thức ăn củquảvà 0,4 kg thức ăn tinh). Trước và trong thời kỳ phối
giống, cần cho dê ăn tăng khẩu phần tinh có chất lượng cao.
Nếu muốn cho dê phối 3 lần/ngày, cần cho ăn thêm 0,3 kg giá đỗ hoặc thóc
mầm, 12 quả trứng gà/ngày.
Ln chú ý bổ sung đủ khoáng đa, vi lượng cho dê bằng tảng đá liếm tại chuồng.
Có thể tham khảo khẩu phần ăn trong một ngày cho một dê đực giống nuôi tại

Trung lâm Nghiên cứu Dê - Thỏ Sơn Tây như sau: Cám hỗn hợp con cò: 0,35
0,45kg; Sắn lát: 0,3 - 0,4kg; Tảng liếm (Block): 0,15kg; Cỏ + lá: 4,5kg
Hoặc có thể sử dụng khẩu phần: 0,35 - 0,4kg thức ăn hỗn hợp (cám con cò) +
đá liếm (tự do) và 4,40g cỏ + lá.
2.3.2. Kỹ thuật chăm sóc, quản lý


Dê đực giống sau khi đã chọn lọc kỹ được nuôi tách riêng với khu dê cái vắt
sữa vừa để tạo thêm tính hăng cho dê, vừa tránh mùi hơi hấp phụ vào sữa. Thường
xuyên cho dê đực vận động 2 lần/tuần, cùng với việc tắm chải khô cho dê hàng
ngày. Phải có sổ là phiếu theo dõi kết quả phối giống cho từng con dê đực giống để
tránh sử dụng quá khả năng giao phối của chúng (một dê đực giống cho giao phối
không quá 3 lần/ngày). Khi khả năng phối giống thụ thai của dê đạt < 60% và tuổi
quá 6 năm thì nên loại thải chúng. Tránh không cho dê đực giao phối đồng huyết
với dê cái hoặc đực non giao phối với dê cái già.
2.4. Nuôi dưỡng dê cái sinh sản và cho sữa
2.4.1. Khẩu phần ăn và kỹ thuật cho ăn
Ngồi thức ăn thơ xanh, có thể sử dụng một trong hai hỗn hợp thức ăn tinh
sau để bổ sung cho dê cái chửa:
Loại thức ăn

Khối lượng
Khẩu phần 1
78
10
10
2

Khẩu phần 2
75

23
2

Cám gạo
Lá keo dâu
Rỉ mât
Muối
2.4.2. Kỹ thuật cho ăn
Dê chửa cần cho ăn đủ thức ăn có chất lượng cao để giúp cho việc phát triển
của thai và hình thành sữa. Các loại cây cỏ hoặc cây họ đậu là những loại thức ăn
tốt cho dê cái chửa. Tuy nhiên, nếu dê đang có chửa mà gầy thì cho ăn thêm 0,5kg
thức ăn tinh mỗi ngày. Thức ăn tinh có nhiều chất xơ như cám ngô, cám gạo nên
cho ăn trước khi đẻ vài ngày để giúp cho việc đẻ con được dễ dàng.
Cho dê ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, khẩu phần tăng giảm tuỳ theo thể
trạng của dê, cụ thể: Thức ăn thô xanh: 3 - 6 kg/con/ngày; Thức ăn củ quả: 0,4
kg/con/ngày; Thức ăn tinh: 0,3 - 0,5 kg/con/ngày.
Dê cái tơ cần được nuôi dưỡng tốt để tăng trưởng nhanh và trưởng thành
sinh dục sớm. 3 -4 tuần trước khi sinh, choăn thức ăn tinh 100 –200 g/ngày, tăng
dần đến 1 kg/ngày trước khi sanh. Sau khi sinh, tăng lượng thức ăn tinh, cho ăn 2
-3 bữa/ngày. 2 tháng đầu cho sữa, cho ăn thức ăn tinh với tỉ lệ 60 -70% lượng chất
khô. Hai tháng trước khi sinh, cần phải cạn sữa chúng bằng cách tách dê ra khỏi
đàn cho sữa, cho ăn thức ăn thô xấu, bớt lượng nước uống và ngưng vắt sữa. Dê cái
khô sữa, mang thai 4 tháng cho ăn cỏ hịa thảo (có 9% đạm thơ )thì đủ nhu cầu.
Khơng nên cho dê cái khơ sữa ăn nhiều cỏ họ đậu vì cỏ này có nồngđộ calcium cao
sau khi sinh dễ bị sốt sữa.


- Ni dưỡng, chăm sóc dê cái trước và sau khi sinh:
- Dê cái quá mập thường lên giống bất thường hoặc u nang buồng trứng
hoặc khi dê cái ốm phải bổ sung đủ lượng thức ăn tinh trong suốt thời gian cho sữa

hay nuôi con.
- Thiếu phốt pho, đồng, man gan, sinh tố A hoặc nhiệt độ nóng hay vệ sinh
kém cũng ảnh hưởng đến chu kỳ sinh sản của dê.
- Phải cạn sữa dê cái 6 -8 tuần trước khi sinh, bổ sung thức ăn tinh, chữa trị
viêm vú. Chủng ngừa các bệnh : 8 -10 tuần trước và 4 tuần sau khi sinh. Cho dê cái
vận động và cách xa các dê đực. Dê cái sắp đẻ bầu vú căng, bụng sau, dịch nhờn
chảy nhiều ở âm mơn, sụt mơng. Cho cỏ khơ sạch lót ổ và chuẩn bị đở đẻ.
- Dùng khăn sạch, mềm lau nhớt cho dê con, sát trùng cuốn rún bằng cồn, cho
dê con bú sữa đầu. Sau sinh cho dê cái ăn thức ăn tinh và vắt phân nửa sữa của mỗi
bầu vú để tạo ra sự co thắt tử cung giúp đẩy nhau thai rangồi
- Kê tơn máu thường gặp ở dê cái bị mập mỡ trước và sau khi sinh. Bệnh làm
giảm ăn, co giật, mất phản xạ, mù mắt và chết.
- Sốt sữa do thức ăn trước khi sinh có nồng độ can xi cao như ăn nhiều các
loại cỏ họ đậu.
2.4.3. Khai thác sữa
- Vệ sinh khi vắt sữa: rửa tay và dụng cụ sạch trước và sau khi vắt. Lau sạch,
sát trùng núm vú, tránh sây sát vú sau khi vắt sữa.
- Cố định người vắt, giờ vắt, giữ yên tịnh khi vắt sữa.
- Thao tác vắt sữa nhẹ nhàng, đều đặn, nhanh. Sau cùng vuốt hết sữa đọng
trên núm vú.
- Vắt sữa 1-2 lần/tùy lượng sữa mẹ và số dê con đẻ ra.
- Lọc sạch sữa mới vắt, làm lạnh sữa càng nhanh càng tốt để vi khuẩn không
phát triển làm hư sữa. Khử sừng, gọt móng và thiến dê đực.
- Nên khử sừng dê con từ 3 đến 10 sau khi sinh bằngcách đốt hay dùng hóa
chất để tránh gây thương tích,làm giảm diện tích máng và phương tiện vận
chuyển,...
- Nên thiến dê đực trước 10 tuần tuổi.
- Nên gọt móng để dê dễ dàng đi đứng, khoảng 3 - 4 lần/năm.
2.6. Kỹ thuật nuôi dê thịt
2.6.1. Các đối tượng dê nuôi thịt



Dê ni để giết thịt bao gồm có các nhóm và giống như sau:
- Các giống dê chuyên thịt: như giống dê Boer (châu Phi).
- Giống dê Cỏ của Việt Nam.
- Các giống dê kiêm dụng: gồm có
+ Các giống dê kiêm dụng sữa thể, thịt sữa như: Dê Bách Thảo, dê Jumnapari,
Beetal, Barbari...
+ Các con lai giữa các giống dê sữa với dê thịt, dê sữa với dê Cỏ, dê Bách Thảo.
con lai giữa dê thịt với dê Cỏ, dê Bách Thảo....
- Dê loại thải vỗ béo lấy thịt bao gồm những dê sinh sản, dê hậu bị làm giống
của các giống khác nhau, nhưng do không đạt tiêu chuẩn làm giống hoặc kết thúc
chu kỳ sản xuất được loại thải, vỗ béo để giết thịt. Cụ thể, trong q trình ni
dưỡng và theo dõi chọn lọc sẽ tiến hành thải loại các dê không đủ tiêu chuẩn để
nuôi thịt như sau:
- Dê hậu bị: Các dê cái nuôi tới 6 tháng tuổi mà không đạt 14 kg hoặc tới 9 tháng
tuổi mà không đạt 17 kg khối lượng cơ thể, các dê đực nuôi 6 tháng tuổi mà thể trọng
không đạt 15 kg trởlên.
- Dê cái sinh sản: Hai lứa liền từ lứa đẻ thứ hai trở đi có khoảng cách hai lứa đẻ
trên 1 năm. Hoặc 5 - 6 tháng tiền phối giống không thụ thai, đã tìm ngun nhân và cố
cứu vẫn khơng có kết quả.
- Dê đực giống: Liền hai vụ giao phối đầu, tỷ lệ thụ thai của dê các đạt < 30%.
Từ vụ giao phối thứ 2 trở đi, hai vụ liên tiếp tỷ lệ thụ thai của dê cái đạt <
50%/vụ. Những dê đực sử dụng thụ tinh nhân lạo mà ngay giữa vụ phối giống, tinh
dịch quá ít mật độ tinh trùng quá loãng so với định mức thụ tinh nhân tạo quy định,
liền trong 2 vụ. Những dê đực không có biểu hiện rõ rệt vềgiới tính. Trong tất
cảcác trường hợp trên, khi xem xét nguyên nhân đều là ở con đực và đã có biện
pháp tác động nhưng vẫn khơng có kết quả.
2.6.2 Kỹ thuật chăn ni dê thịt
- Tính tốn đảm bảo cung cấp đủcác chất dinh dưỡng theo yêu cầu tăng trọng

cho dê.
- Dê có thể được nuôi theo phương thức chăn thả trên đồng cỏ và bổ sung thức
ăn thêm tại chuồng nhằm đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho dê
- Có sẵn tảng liếm trong chuồng để các loại dê sử dụng theo ý thích.


- Nên sử dụng mê để bổ sung nitơ phi protein theo mức 0,2 - 0,3 g/kg thể
trọng/ngày bằng cách trộn lẫn với thức ăn tinh hỗn hợp hoặc thức ăn thơ. Tuy nhiên
cần chú ý đề phịng dê bị ngộ độc urê bằng cách cho dê ăn với lượng tăng dần: mới
đầu chỉ dùng 1/10 định mức/ngày, sau đó tăng dần, tới 10 ngày sau thì đạt mức quy
định. Khi bị ngộ độc mê, cho dê uống ngay axit axetic 50% với liều có thể đến 1/2
lít/con, lặp đi lặp lại vài ba lần với khoảng cách 1 giờ/lần. Có thể sử dụng 1/2 lít nước
dưa chua thay thế.
- Để có thể đủ thức ăn thơ cho dê quanh năm, cần dự trữ thức ăn rơm, cỏ khô
cho dê từ 50 - 70 kg/con/năm hoặc 150 - 200 kg cỏ ủ/con/năm để bổ sung vào ban
đêm và những khi không chăn thả dê.


PHẦN 2. MỘT SỐ BỆNH XẢY RA TRÊN DÊ
BÀI 1. BỆNH VIÊM PHỔI Ở DÊ
Bệnh thường xuyên xảy ra trong đàn dê, cừu khi thời tiết thay đổi từ ấm áp
sang lạnh ẩm (cuối thu sang đông) hoặc từ lạnh sang nóng ẩm (cuối xuân sang hè).
Bệnh thường xuyên xảy ra ở dê, cừu non, làm chết với tỷ lệ cao, gây nhiều thiệt hại
về kinh tế cho người chăn nuôi.
1.1. Nguyên nhân
Bệnh gây ra do vi khuẩn nhiễm phổi kết hợp với các tạp khuẩn khác có sẳn
trong đường hô hấp của dê, cừu.
Vi khuẩn từ dê, cừu bệnh được thải ra môi trường theo dịch chảy ra từ mũi,
miệng của chúng. Vi khuẩn có thể tồn tại từ 1-3 ngày trong môi trường, thường bị
diệt dưới ánh nắng mặt trời và các thuốc sát trùng thông thường (nước vôi 10%,

vôi bột).
* Cách lây lan
Bệnh lây lan theo đường hơ hấp: Dê khoẻ hít thở khơng khí có mầm bệnh sẽ
bị bệnh.
Dê cừu mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh.
Bệnh phát sinh nhiều vào thời gian vụ đông xuân khi thời tiết lạnh ẩm.
1.2. Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh của dê, cừu là 3-4 ngày.
Dê cừu bệnh thể hiện: thời gian đầu sốt cao: 41-45,5°C kéo dài 3 ngày, nước
mắt dịch mũi chảy liên tục, ăn kém hoặc bỏ ăn , niêm mạc mắt đỏ sẩm, thở khó
tăng dần, ho nhiều, từ ho khan đến ho khạc ra dịch mũ khi bệnh đã trở nên trầm
trọng.
Dê cừu bị bệnh cấp tính thường chết nhanh, từ 4-6 ngày sau khi có triệu
chứng đầu tiên.
Dê, cừu trưởng thành bị bệnh mãn tính kéo dài, gầy yếu dần, ho thở ngày một
nặng và thường chết sau 30-45 ngày vì xung hơ hấp.
1.3. Bệnh tích


Mổ khám dê bệnh thấy: niêm mạc mũi, phế quản và tiểu phế quản tụ huyết
xuất huyết, có nhiều dịch và bọt khí, các trường hợp có nhiễm ghép tụ cầu khuẩn
thì đều có dịch mủ trong các phết tiểu phế nang và tiểu thuỳ phối.
Các trường hợp mãn tính thấy: Có màng giả ở niêm mạc phế quản và một số
tiểu thuỳ phổi viêm xơ hố có màu nâu đỏ như màu thịt gọi là "nhục hoá".
1.4. Chẩn đoán
Các dấu hiệu lâm sàng ở dê: sốt cao, thở khó và ho tăng dần, có dịch mũi chảy
ra từ mũi,...Giúp cho việc xác định bệnh.
Các xét nghiệm vi khuẩn từ bệnh phẩm giúp cho việc xác định vi khuẩn gây
bệnh.
1.5. Điều trị

Dùng phối hợp hai kháng sinh sau đây:
- Tiamulin: dùng liều 1ml cho 10kg thể trọng, dùng liên tục trong 5-6 ngày.
- Oxytetracylin: có thể dùng loại chậm hoặc nhanh với liều 30mg cho 1kg thể
trọng dê, dùng thuốc liên tục 5-6 ngày.
Chú ý: Hai kháng sinh trên không được tiêm chung một ống tiêm vì sẽ làm
kết tủa thuốc.
- Dùng các loại thuốc trợ sức: Vitamin B2, Vitamin C và cafein.
1.6. Phòng bệnh
- Phát hiện sớm dê, cừu ốm để cách ly và điều trị kịp thời.
- Giữ chuồng trại khơ sạch, kín ẩm mùa đơng và thống mát mùa hè.
Tiêm vắc xin phòng bệnh cho dê khi có điều kiện. Hiện nay vắc xin chưa
được sản xuất ở nước ta và cũng chưa được nhập nội.


BÀI 2. BỆNH ĐẬU DÊ, CỪU
Bệnh đậu dê là một bệnh truyền nhiễm chung cho cả dê và cừu, bệnh lây lan
nhanh với các mụn đậu xuất hiện ở nhiều chỗ trên da mặt và niêm mạc miệng,
mũi... Dê, cừu non bị bệnh nặng và chết với tỷ lệ cao (30-40%), gây thiệt hại về
kinh tế.
2.1. Nguyên nhân
Bệnh do vi rút Capripoxvirus gây ra. Vi rút bệnh đậu dê có thể tồn tại nhiều
tháng trong mơi trường và có sức đề kháng cao với các loại hóa chất thơng thường.
Đường truyền lây chủ yếu của bệnh là thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa gia
súc mẫn cảm với gia súc bệnh hoặc gián tiếp thông qua phương tiện hoặc vật dụng
nhiễm vi rút.
2.2. Triệu chứng
Bệnh thường phát sinh vào mùa xuân, mùa hè khi thời tiết nóng ẩm, thời gian
ủ bệnh ở dê, cừu là 5-7 ngày.
Biểu hiện bệnh sốt cao 40-41°C, kéo dài 3-5 ngày, chảy nước mắt và dịch
mũi, kém ăn, nằm một chỗ, trên da mặt, quanh miệng xuất hiện các mụn nhỏ như

hạt đỗ, hạt ngô, lúc đầu nhỏ, sau mọng trắng vỡ loét ra, chảy dịch, đóng vảy nâu
đen, vảy bong ra để lại vết sẹo đỏ.
Biến chứng thường gặp như: Các mụn đậu mọc ở kết mạc mắt khi vỡ ra có thể
làm cho dê, cừu bị mù; mụn đậu mọc ở niêm mạc miệng, mũi và khí quản, gây
viêm màng giả, có thể làm cho dê, cừu thở khó, suy hơ hấp; mụn đậu mọc ở quanh
núm vú, gây lở loét quanh núm vú.
Khi bị nhiễm trùng kế phát do các loại tạp khuẩn thì các mụn loét mưng mủ,
vỡ loét thành vết thương lâu lành.
Dê cừu mang thai thường sảy thai khi bị bệnh đậu. Một số dê, cừu non mắc
bệnh còn thấy ỉa chảy nặng, chết nhanh, khi vi rút đậu tác động đến niêm mạc ruột.
2.3. Bệnh tích
Có mụn đậu ở ngoài da và trong niêm mạc mũi, miệng quanh mắt và núm vú
ở dê cái.
2.4. Chẩn đoán


Dựa vào các triệu chứng điển hình như các mụn đậu trên da mặt, quanh
miệng, mắt, vùng vú hoặc niêm mạc miệng, mũi và khí quản.
Có thể nhầm với bệnh viêm lt miệng truyền nhiễm.
Chẩn đốn phịng thí nghiệm: Phân lập vi rút đậu.
2.5. Điều trị
Cách ly triệt để dàn dê mắc bệnh.
Khơng có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh đậu dê.
Bôi các dụng dịch sát trùng lên các mụn đậu, thường dùng dung dịch xanh
methylen hoặc dung dịch Iodin 1% bôi lên vết mụn loét, các dung dịch này diệt
được vi rút và vi khuẩn ở mụn đậu, làm cho mụn đậu đóng vảy nhanh, bong ra và
liền sẹo nhanh.
Khi có hiện tượng viêm nhiễm kế phát ở mũi, miệng và viêm khí quản thì
điều trị bằng kháng sinh như AmpiKana hoặc Gentamicin - Doxycyclin,
Lincospecto, liều theo khuyến cáo của nhà sản xuất, kết hợp với sử dụng các loại

thuốc trợ sức, trợ lực như Urotropin, Vitamin B1, Vitamin C và Cafein.
Trong thời gian điều trị giữ chuồng khô, sạch sẽ, tăng cường chăm sóc ni
dưỡng để dê nhanh bình phục.
Khi dịch xảy ra: Phải thực hiện ngay các biện pháp cấp bách để phòng chống
dịch như khoanh vùng có dịch, giám sát theo dõi diễn biến của dịch, thường xun
thơng báo tình hình dịch bệnh, các triệu chứng lâm sàng để nhanh chóng xử lý,
dùng hóa chất để phun tiêu độc chuồng trại cho các hộ chăn nuôi dê, xử lý xác dê
đã bị chết hoặc quá yếu. Ngừng mua bán, trao đổi và vận chuyển dê sang các địa
phương khác để phòng tránh bệnh lây lan ra diện rộng, tiêm phòng vắc xin bao vây
ổ dịch.
Luân phiên trống chuồng, bãi chăn thả, vệ sinh, tiêu độc khử trùng để tiêu diệt
mầm bệnh.
2.6. Phòng bệnh
Để phòng bệnh đậu dê, biện pháp hiệu quả và kinh tế nhất là tiêm vắc xin
phòng bệnh cho đàn dê. Vắc xin sống có hiệu quả miễn dịch tốt hơn vắc xin chết.
Hiện nay Cty Thuốc thú y TƯ (NAVETCO) đã nghiên cứu và sản xuất thành công


vắc xin nhược độc phòng bệnh đậu dê. Vắc xin an tồn, hiệu quả phịng bệnh cao
và được sử dụng cho dê từ 1 tháng tuổi trở lên. Liều lượng: 1ml/con/IM,SC.
Giữ chuồng luôn khô sạch, ấm về mùa đông và thoáng mát vào mùa hè, phát
hiện sớm dê, cừu bệnh để cách ly, xử lý và khẩn trương báo cáo lên cơ quan thú y
cấp trên.


BÀI 3. VIÊM VÚ Ở DÊ
Đây là loại bệnh phổ biến trên gia súc nói chung và trên dê nói riêng, dễ lây
lan và gây thiệt hại về kinh tế rất lớn vì nó làm giảm sản luợng sữa và chất lượng
sữa. Bệnh gây ra do vệ sinh chuồng trại, vệ sinh vắt sữa không tốt, tạo điều kiện
cho các vi khuẩn như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn hay trực khuẩn

gây mủ hay nấm Candida albicals xâm nhập vào bầu vú gây bệnh. Sữa là môi
trường rất tốt cho các loại vi khuẩn trên phát triển.
3.1. Nguyên nhân
Bệnh viêm vú và viêm tuyến sữa thường gây nên bởi các tác nhân truyền
nhiễm như vi rút, các loài Mycoplasma và vi khuẩn. Vi khuẩn Staphylococus
aureus là nguyên nhân thường xun của viêm vú. Ngồi ra, khi ni dê sữa mà
để dê con bú không hết hoặc vắt sữa không kiệt, dê con chết sớm, cũng là
nguyên nhân gây viêm vú.
3.2. Triệu chứng lâm sàng
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm vú là giảm tiết sữa. Chân sau bên nửa
vú bị viêm đi tập tễnh, xoạng ra để cố tránh chạm vào phần da vú. Dê con đang bú
mẹ có thể bị đói do mẹ bị đau khơng cho bú và viêm vú thường làm cho tỷ lệ
chết của dê con tăng lên Quan sát bầu vú từ phía sau và bên cạnh thì thấy: vú
khơng cân xứng, tuyến vú bên viêm bị sưng (cấp tính), hoặc bị teo (mãn tính).
Các vết thương cuối đầu vú giống như chấn thương. Viêm da truyền nhiễm và
các mụn cóc cũng có thể xuất hiện. Nếu sờ vú thì thấy nóng, mềm và sưng tấy
(cấp tính), cứng hoặc teo (mãn tính) hoặc thậm chí có nhiều áp xe.
Đối với viêm vú cấp tính dê có thể ốm kéo dài, sốt, biếng ăn, sút cân và buồn
rầu, cúi đầu. Nếu đầu vú, núm vú lạnh và thuỷ thững kết hợp với đổi màu xanh
lục hoặc nếu chất dịch tiết ra đỏ và lỗng thì nên nghi là bệnh viêm vú hoại thư.
Các dạng viêm khác cũng đều cho thấy sữa tiết ra khơng bình thường. Phụ thuộc
vào ngun nhân gây viêm vú sữa có thể lỗng, hơi vàng, lẫn máu, có thể là
vón cục hơi vàng, lỗng lẫn máu, lẫn bọt khí, mủ hơn xanh lục hoặc mủ hơi vàng.
3.3.Điều trị


Điều trị bệnh viêm vú gây nên bởi Mycoplasma hoặc vi rút nói chung là có
hiệu quả, đặc biệt là điều trị sớm kịp thời. Tuỳ thuộc vào dạng viêm vú mà nên
chọn kháng sinh thích hợp để điều trị. Nếu không điều trị kịp thời dê sẽ ốm kéo
dài.

* Điều trị tại chỗ:
- Tiến hành Massage bầu vú thường xuyên để tăng cường tuần hoàn cục bộ,
giúp máu lưu thông.
- Thường xuyên vệ sinh bầu vú và núm vú để tránh nhiễm trùng kế phát Bơm vào bầu vú các thuốc như: Mastijet fort hay Super mastikort mỗi ống 1 lá vú
viêm liệu trình 1- 2 ngày. Có thể dùng kháng sinh bơm vào núm vú và dùng tay
vuốt thuốc lên trên.
- Sử dụng thuốc chống viêm: Bio – dexa : 1ml/10 – 25kgthể trọng, tiêm bắp
hoặc tĩnh mạch, liên tục 1 – 3 ngày
- Giảm đau hạ sốt: Analgine + C : 1ml/10 – 25kg thể trọng
* Điều trị tồn thân: Thuốc kháng sinh có mẫn cảm cao như: Norfloxacin,
Cephalexin, Gentamycine. Tiêm bắp 1ml/10kg thể trọng, ngày 1 lần, liên tục 3
ngày.
Ngồi ra có thể sử dụng cao dán, hoặc dùng lá thuốc nam để buộc: Lá Sơn
tra + lá Hồng ngọc, giã nhỏ buộc vào vú. Nếu vú viêm chảy nước, nên rửa sạch
bằng nước lá chè đặc hoặc nước muối trước khi buộc thuốc.
Tuy nhiên bệnh viêm vú hoại thư thường có tỷ lệ chết cao. Trong hầu hết
các trường hợp dê bị viêm vú, nên chọn phương án loại thải, mổ thịt sẽ kinh tế
hơn, như vậy giảm sự lây lan các vi khuẩn truyền nhiễm cho dê cái khác và tăng
cường được sự chọn lọc theo khả năng kháng bệnh di truyền
3.4. Phòng bệnh
Chống xay xát bầu vú, núm vú hoặc kiểm tra thường xuyên để phát hiện các
vết thương ở núm vú (kể cả Ecthyma, mụn cóc...), điều trị kịp thời làm giám
được bệnh viêm vú. Vệ sinh sạch và khô núm vú trước khi vắt sữa, không bao
giờ được để núm vú ướt. Rửa tay sạch trước khi vắt sữa. Vệ sinh chuồng trại
sạch sẽ. Phải phát hiện à điều trị kịp thời bệnh về da vú như viêm da, rám da,
Ecthyma. Cách ly những con dê mẹ bị viêm vú ra khỏi đàn.


BÀI 4. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở DÊ, CỪU
Bệnh tụ huyết trùng (THT) ở dê cừu là một bệnh truyền nhiễm, lây lan mạnh

và gây thiệt hại lớn. Bệnh xảy ra quanh năm trên mọi lứa tuổi, nhưng thường bị
nặng khi chuyển mùa với những biểu hiện điển hình là viêm phổi, nhiễm trùng
máu và viêm vú.
Khi gia súc gặp điều kiện bất lợi làm giảm sức đề kháng (như khí hậu, thức ăn
thay đổi đột ngột, vận chuyển hay nhiễm một bệnh khác) thì chúng nhân lên và gây
bệnh. Dê, cừu bệnh thường có biểu hiện sốt, ủ rũ, bỏ ăn, ho… Ở thể cấp tính dê,
cừu khó thở, thè lưỡi thở và chết. Nếu sống sót, bệnh chuyển sang thể mãn tính
làm giảm khả năng hơ hấp dẫn đến làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển
của dê. Việc điều trị rất khó khăn, thường chậm hiệu quả và tốn kém, vì vậy áp
dụng phịng bệnh bằng vắc xin là biện pháp có lợi nhất.
4.1. Nguyên nhân
Bệnh do một số loài vi khuẩn Pasteurella gây ra, trong đó, lồi P. multocida
thường gây bệnh ở thể nhiễm trùng máu xuất huyết, cịn lồi P. haemolytica
thường gây bệnh ở thể viêm phổi.
Đây là vi khuẩn có sức đề kháng yếu với các chất sát trùng, với ánh sáng
chiếu trực tiếp, sức nóng nhưng lại sống khá lâu trong nền chuồng, trong đất trên
đồng cỏ đến vài tháng, có khi cả năm, hơn nữa vi khuẩn lại có thể sống ở đường hơ
hấp vì vậy mà việc hạn chế xâm nhập cơ thể hay tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn là rất
khó khăn.
4.2. Triệu chứng
* Thể mãn tính: Bệnh THT dê cừu thường có 3 biểu hiện sau:
- Viêm phổi: con vật thường mệt mỏi, ăn ít, ho, thở khó. Mũi có chất nhầy
trắng hoặc vàng dính quanh lỗ mũi, đôi khi vật ho ra cả đám dịch nhầy. Dê cừu gầy
sút và có thể chết sau một thời gian. Nếu mổ khám sẽ thấy phổi xẹp, có những
vùng phổi bị nhục hóa, khí quản chứa nhiều dịch nhầy. Thể bệnh này rất thường
gặp ở đàn dê cừu nuôi nhốt chật chội, thiếu ánh sáng và ẩm lạnh.
- Nhiễm trùng máu: con vật sốt cao (40-41 độ C), ủ rũ, mệt mỏi không ăn,
nằm một chỗ và chết nhanh. Nếu có điều kiện mổ khám sẽ thấy một số đặc điểm



sau: tim sưng to, trong xoang bao tim, xoang ngực và xoang bụng chứa nhiều nước
vàng; thịt sẫm mầu, trên bề mặt cơ tim, phổi xuất huyết nặng.
- Viêm vú: xuất hiện ở dê cừu cái, vật sốt nhẹ, bầu vú sưng to, cứng; đơi khi
thấy có mủ khi nặn đầu vú, không cho con bú hoặc không cho vắt sữa.
* Thể cấp tính: Dê chết nhanh, đột ngột
4.3. Điều trị
Sử dụng kháng sinh sớm và đúng liều sẽ có hiệu quả cao.
- Pen-Strep: dùng 1,5-2ml/10kg thể trọng/ngày, tiêm bắp thịt liên tục trong 35 ngày.
- Oxytetra. Sử dụng tiêm bắp thịt hoặc tĩnh mạch.
Liều dùng: Dê cừu lớn 1ml/20kg thể trọng/ngày.
Dê cừu non: 1ml/10kg thể trọng /ngày.
Dùng liên tục 3-5 ngày.
- Genta-Tylan: 0,1 - 0,2ml/kg tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 2 lần/ngày.
+ Dùng thuốc: Enrofloxacin hoặc Florfenicol hoặc Amoxycillin hoặc
Oxytetracyline hoặc Doxycycline tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 5 ngày
+ Dùng thuốc Analgin tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3 ngày
+ Dùng thuốc Cafein + Vitamin B1, C tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3-5 ngày
+ Dùng chất điện giải Gluco KC hòa tan với Vitamin ADE + vitamin
Bcomplex cho uống 10 ngày
+ Bổ sung men tiêu hóa sống và vitamin ADE + vitamin Bcomplex, khoáng
chất premix cho ăn 1 tháng
+ Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi bằng dung dịch thuốc sát trùng.
* Chú ý phối hợp điều trị bằng kháng sinh kết hợp với các loại thuốc trợ sức
thông thường; lưu ý trường hợp khó thở, ho nhiều nên sử dụng thêm thuốc long
đờm, thuốc hạ sốt. Chăm sóc, hộ lý tốt vật đang điều trị sẽ giúp phục hồi khỏi bệnh
nhanh hơn.
4.4. Phịng bệnh
Ngồi phương pháp phịng bệnh bằng vệ sinh, tẩy uế chuồng trại định kỳ bằng
các chất sát trùng thông dụng, đảm bảo đầy đủ thức ăn phù hợp thì dê cừu nên
được tiêm phịng bằng vắc xin sẽ phòng bệnh THT hiệu quả. Hiện trong nước có



vắc xin THT dê cừu vô hoạt, liều tiêm 2 ml dưới da cho dê cừu khỏe mạnh từ 2
tháng tuổi trở lên. Vắc xin có miễn dịch 6 tháng.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×