Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

015 cân đối thu chi ngân sách địa phương nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh thái bình đến năm 2020 luận văn thạc sỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.34 KB, 106 trang )


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

TÔ THANH TÙNG

CÂN ĐỐI THU CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NHẰM
ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU PHÁT TRIEN KINH TẾ XÃ HỘI
TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018


.......... _ ʌ ʌ ⅞
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

TÔ THANH TÙNG

CÂN ĐỐI THU CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NHẰM
ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU PHÁT TRIEN KINH TẾ XÃ HỘI
TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Người hướng dẫn khoa học: TS. TRỊNH CHI MAI

HÀ NỘI - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Cân đối thu chi ngân sách địa phương

nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình đến năm
2020” là cơng trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được cơng
bố tại bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Tô Thanh Tùng


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................i
MỤC LỤC.......................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT...............................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................vii
CHƯƠNG 1.....................................................................................................5

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÂN ĐỐI THU CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC....................................................................................................5
1.1....................................................................NGÂN

SÁCH

NHÀ

NƯỚC

................................................................................................................5
1.1.1............................................................Khái niệm ngân sách Nhà nước
5
1.1.2......................................................Đặc điểm của Ngân sách Nhà nước
6
1.1.3............................................................Vai trò của ngân sách Nhà nước
8
1.1.4.......................................................................Thu ngân sách Nhà nước
9
1.1.5.......................................................................Chi ngân sách Nhà nước
11
1.1.6..............................................................Hệ thống ngân sách Nhà nước
13
1.2..................................CÂN ĐỐI THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
..............................................................................................................21
1.2.1..........................................................................................................Khái
niệm cân đối Ngân sách Nhà nước..................................................... 21
1.2.2..........................................Đặc điểm của cân đối Ngân sách Nhà nước
24
1.2.3.......................................................................................................... Vai trò



iii

2.2..THỰC TRẠNG CÂN ĐỐI THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH.............................................36
2.2.1.................Bộ máy tổ chức điều hành ngân sách tỉnh Thái Bình
................................................................................................... 36
2.2.2.............................Thực trạng cân đối ngân sách tỉnh Thái Bình
...................................................................................................39
2.3.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÂN ĐỐI THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH.................................60
2.3.1.........................................................................Kết

quả

đạt

được

................................................................................................... 60
2.3.2............................................................................Những

hạn

chế

...................................................................................................63
2.3.3....................................................Nguyên nhân dẫn đến hạn chế
...................................................................................................65

CHƯƠNG 3...................................................................................................71
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÂN ĐỐI THU CHI NGÂN SÁCH NHẰM
ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI.....................71
TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020..........................................................71
3.1.

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH THÁI BÌNH

ĐẾN
NĂM 2020......................................................................................................71
3.2.

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CÂN ĐỐI THU CHI NGÂN SÁCH

NHẰM
ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH82THÁI
........................................................................................................................
3.2.5.Nâng cao trình độ phẩm chất năng lực của cán bộ quản lý Ngân sách Nhà
nước......................................................................................................83
3.3. MỘT SỐ..........................................................................KIẾN

NGHỊ

84
3.3.1.Kiến nghị vớiNhà nước....................................................................84


iv
v


DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT
3.3.2...................................................................Kiến
nghị với Bộ Tài chính
85
87
Ngân sách nhàKẾT
nướcLUẬN...................................................................................................
NSN
N NST
Ngân sách trung ương
W
NSĐ
Ngân sách địa phương
P
KTKinh tế xã hội
XH QLN
Quản lý nhà nước
N
GTG
Giá trị gia tăng
T
Trung ương
TW
Ngân sách
Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước
Công nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp

Tiêu thụ đặc biệt
Thu nhập cá nhân
Thu nhập doanh nghiệp
Trung học phổ thông
Trung học cơ sở
Xây dựng cơ bản

NS
UBN
D
D
N
N
B
N
N
S
B

HĐN
DN
DNN
CN
TTC
TTĐ
TNC
TND
THPT
THC
XDC




vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Hệ thống ngân sách Nhà nước Việt Nam.......................................15
Bảng 2.1. Tỷ trọng cơ cấu ngành tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012-2017.........34
Bảng 2.2. Bộ máy thực hiện ngân sách tỉnh Thái Bình..................................39
Bảng 2.3. Tổng hợp thu ngân sách tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012-2017.......41
Bảng: 2.4. Cơ cấu thu ngân sách tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012-2017..........42
Bảng 2.5. Tổng thu nội địa theo sắc thuế của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012-2017
........................................................................................................................45
Bảng 2.6. Tốc độ tăng thu nội địa theo sắc thuế của tỉnh Thái Bình giai đoạn
2012-2017...................................................................................................... 46
Bảng 2.7. Quy mơ thu NSNN tỉnh Thái Bình so với thu NS quốc gia giai đoạn
2012-2017.......................................................................................................49
Bảng 2.8. Tổng hợp chi ngân sách giai đoạn 2012-2017............................... 51
Bảng 2.9. Tổng hợp cơ cấu chi thường xuyên giai đoạn 2012-2017.............53
Bảng 2.10. Tổng hợp cơ cấu chi đầu tư phát triển giai đoạn 2012-2017.......57
Bảng 2.11. Cân đối thu chi ngân sách giai đoạn 2012-2017..........................58
Bảng 2.12. Cân đối ngân sách (Thực hiện so với kế hoạch)..........................59
Bảng 2.13. Tổng hợp thu NS tỉnh Thái Bình thực hiện so với dự toán..........61
giai đoạn 2012-2017.......................................................................................61
Bảng 3.1. Một số mục tiêu kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình đặt ra đến năm 2020 ... 72
Biểu đồ 2.1. Cân đối thu chi ngân sách tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012-2017 59


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách Nhà nước (NSNN) là một cơng cụ chính sách tài chính quan
trọng của một quốc gia có vai trị điều tiết kinh tế vĩ mô. NSNN bao gồm ngân
sách trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP), trong đó NSĐP là
cơng cụ để chính quyền cấp tỉnh thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
trong quá trình quản lý kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Tăng cường quản lý
NSNN đảm bảo cân đối thu, chi ngân sách sẽ tạo điều kiện tăng thu ngân sách và
sử dụng ngân sách tiết kiệm, có hiệu quả hơn, qua đó giúp đất nước sớm đạt
được mục tiêu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước nhằm đáp ứng được yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Trong thời gian qua, công tác quản lý ngân sách tỉnh Thái Bình dù có
những bước tiến tích cực: thu ngân sách cơ bản đáp ứng nhu cầu chi góp phần
kích thích tăng trưởng kinh tế. Nhưng nhìn chung Thái Bình vẫn cịn là tỉnh
nơng nghiệp có quy mơ kinh tế nhỏ, giá trị sản xuất chưa cao nên khả năng
huy động nguồn thu ngân sách còn thấp, trong khi đó nhu cầu chi cho đầu tư
phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh là rất lớn và vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần
phải khắc phục, hoàn thiện như: quan hệ giữa các cấp ngân sách chưa tạo
được động lực, tạo ra sự ỷ lại ở các cấp ngân sách địa phương; việc lập và
chấp hành dự toán ngân sách chưa sát với thực tế; sử dụng và phân bổ chưa
hợp lý nguồn lực ngân sách; nợ chưa thanh toán của NSĐP, đặc biệt là nợ
đọng đầu tư xây dựng cơ bản khi thực hiện mục tiêu xây dựng nơng thơn mới
cịn cao,... Xuất phát từ những vấn đề trên đây, việc tăng cường quản lý cân
đối NSĐP là vấn đề cấp thiết đối với tỉnh Thái Bình hiện nay, chính vì vậy,
tác giả đã chọn đề tài: “Cân đối thu chi ngân sách địa phương nhằm đáp
ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020” làm


2


luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc phát triển
kinh tế-xã hội của địa phương.
2. Tổng quan nghiên cứu
Quản lý ngân sách Nhà nước nói chung và cân đối thu chi ngân sách
địa phương nói riêng đã và đang được rất nhiều nhà quản lý kinh tế nghiên
cứu. Có một số cơng trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến quản lý cân
đối ngân sách Nhà nước như:
- Luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện quản lý chi ngân sách Nhà nước
quận Ngũ Hành Sơn”, Nguyễn Thị Thái Lộc (2013) đã hệ thống hóa được
các
vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi ngân sách Nhà nước và đã chỉ ra: quản

chi ngân sách Nhà nước phải được thực hiện ở tất cả các khâu của chu trình
ngân sách. Luận văn đã luận giải những vấn đề có tính cơ bản trong vấn đề
quản lý chi ngân sách từ đó tìm kiếm nguyên nhân khách quan và chủ quan
về
yếu kém của công tác nói trên để làm cơ sở đề ra các giải pháp có tính thực
thi. Tuy nhiên luận văn mới chỉ đưa ra các giải pháp mang tính thời điểm,
chưa giải quyết triệt để được các vấn đề đã đưa ra trong công tác quản lý chi
ngân sạch. Việc quản lý chi ngân sách cũng phải kết hợp với quản lý thu
ngân
sách để đạt được hiệu quả tối đa trong quản lý ngân sách Nhà nước nói
chung.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế “Tăng cường quản lý ngân sách Nhà nước
tỉnh Thái Bình”, Hồng Thị Thu Trang (2012) đã hệ thống được các cấp
ngân
sách địa phương, đánh giá và đưa ra giải pháp để việc quản lý ngân sách địa
phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, một số lý



3

đưa ra các luận giải được sự cần thiết của việc quản lý ngân sách cấp xã. Luận
văn đã phân tích, đánh giá đúng thực trạng và những thành cơng bước đầu về
công tác quản lý ngân sách xã; Từ đó chỉ ra những tồn tại, yếu kém cũng như
những nguyên nhân gây ra những hạn chế trong công tác quản lý ngân sách xã
trên địa bàn huyện Kiến Xương giai đoạn 2011 - 2014. Trên cơ sở đó đề tài đã
đưa ra một số quan điểm, mục tiêu và định hướng nhằm tăng cường công tác
quản lý ngân sách xã. Đó là cơ sở cơ bản để đề ra những giải pháp hữu hiệu,
gắn với những định hướng cải cách, đổi mới trong cơ chế cải cách quản lý tài
chính cơng nói chung và cơng tác quản lý ngân sách xã nói riêng. Tuy nhiên,
đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi ngân sách xã, một số nội dung và giải
pháp khó áp dụng trong thực tiễn tại địa phương.
Phần lớn các cơng trình nghiên cứu và các bài viết trên đều tập trung
nghiên cứu về các chính sách tài chính vĩ mơ và quản lý ngân sách Nhà nước
nói chung hoặc quản lý ngân sách Nhà nước tại một địa phương, các cơng trình
nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về quản lý ngân sách
Nhà nước nhưng chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu về cân đối thu chi
ngân sách trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện khả năng điều tiết và cân đối ngân sách địa phương, nhằm thực hiện các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà địa phương đã đề ra. Đề tài nghiên cứu
của luận văn được thực hiện trên cơ sở kế thừa và phát triển những thành quả
của các đề tài trước, mang tính khả thi cũng như ứng dụng thực tiễn cao, hồn
tồn khơng trùng lặp với các cơng trình nghiên cứu trước đây.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những lý luận cơ bản về NSNN, cân đối NSNN làm
cơ sở nền tảng lý thuyết cho việc phân tích và đánh giá thực trạng cân đối
ngân sách tỉnh Thái Bình giai đoạn từ năm 2012-2017, từ đó đề xuất các giải
pháp hoàn thiện cân đối thu chi ngân sách địa phương nhằm ứng mục tiêu



4

phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cân đối thu chi ngân sách Nhà nước.
- Phạm vi nghiên cứu: Cân đối thu chi ngân sách địa phương tỉnh Thái
Bình từ năm 2012 đến 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh,
đánh giá dựa trên lý thuyết về NSNN, tình hình quản lý và số liệu thực tiễn về
ngân sách tỉnh Thái Bình từ đó làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu.
a) Các số liệu được sử dụng trong đề tài được thu thập từ 2 nguồn cơ bản:
+ Tham khảo một số luận văn có liên quan đến đề tài;
+ Thơng tin, số liệu về thu, chi ngân sách tỉnh Thái Bình từ năm
2012-2017.
b) Phương pháp phân tích số liệu:
+ Dùng cơng cụ Excel;
+ Dùng bảng tổng hợp, so sánh và phân tích.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
luận văn gồm ba chương:
Chương 1 - Những vấn đề lý luận cơ bản về cân đối thu chi ngân sách
Nhà nước.
Chương 2 - Thực trạng cân đối thu chi ngân sách Nhà nước trên địa
bàn tỉnh Thái Bình.
Chương 3 - Giải pháp hoàn thiện cân đối thu chi ngân sách địa phương
nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020.



5

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÂN ĐỐI THU CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC
1.1.

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1.1.

Khái niệm ngân sách Nhà nước

NSNN là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời, tồn tại và phát triển
trên cơ sở sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. NSNN có thể hiểu là
một kế hoạch tài chính quốc gia bao gồm chủ yếu các khoản thu và chi của
Nhà nước được mơ tả dưới hình thức cân đối bằng giá trị tiền tệ. Phần thu thể
hiện các nguồn tài chính được huy động vào NSNN; phần chi thể hiện chính
sách phân phối các nguồn tài chính đã huy động được để thực hiện mục tiêu
KT-XH. NSNN được lập và thực hiện cho một thời gian nhất định, thường là
một năm và được Quốc hội phê chuẩn thông qua.
NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước. Quỹ này thể hiện lượng
tiền huy động từ thu nhập quốc dân để đáp ứng cho các khoản chi tiêu của
Nhà nước, có hai mặt đó là: mặt tĩnh và mặt động. Mặt tĩnh thể hiện các
nguồn tài chính được tập trung vào NSNN mà chúng ta có thể xác định được
vào bất kỳ thời điểm nào. Mặt động thể hiện các quan hệ phân phối dưới hình
thức giá trị gắn liền với quỹ tiền tệ tập trung vào NSNN và từ NSNN phân bo
các nguồn tài chính cho các ngành, các lĩnh vực, các địa phương của nền kinh
tế quốc dân.
NSNN là một phạm trù kinh tế tài chính, được coi là một hệ thống quan

hệ kinh tế tồn tại khách quan. Hệ thống các quan hệ kinh tế này được đặc
trưng bởi quan hệ tiền tệ phát sinh trong q trình phân phối các nguồn tài
chính và bằng các quan hệ kinh tế đó mà quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước
được tạo lập và sử dụng. Hệ thống các quan hệ kinh tế này bao gồm:
- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với khu vực doanh nghiệp.


6

- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các tầng lớp dân cư.
- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với thị trường tài chính.
Như vậy, đằng sau hình thức biểu hiện bên ngồi của NSNN là một loại
quỹ tiền tệ của Nhà nước với các khoản thu và các khoản chi của nó thì
NSNN lại phản ảnh các quan hệ kinh tế trong quá trình phân phối, thế hiện
các quan hệ phân phối và các quan hệ lợi ích kinh tế gắn với một chủ thế đặc
biệt, đó là Nhà nước nhằm tạo lập và sử dụng nguồn tài chính quốc gia đế giải
quyết các nhiệm vụ về KT-XH.
Theo Luật NSNN năm 2015, NSNN được đề cập như sau: "Ngân sách Nhà
nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong
một khoảng thời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định
để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước".
Như vậy, nói đến NSNN là đề cập đến hai loại hình hoạt động tài
chính cơ bản của Nhà nước, đó là hoạt động thu ngân sách và hoạt động chi
ngân sách. Việc quản lý NSNN theo hướng cân đối giữa thu và chi NSNN.
1.1.2.

Đặc điểm của Ngân sách Nhà nước

- Hoạt động thu chi của NSNN luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế chính trị của Nhà nước.

NSNN là một bộ luật tài chính đặc biệt, bởi lẽ trong NSNN, các chủ thể
của nó được thiết lập dựa vào hệ thống các pháp luật có liên quan như hiến
pháp, các luật thuế,... nhưng mặt khác, bản thân NSNN cũng là một bộ luật
do Quốc hội quyết định và thông qua hằng năm, mang tính chất áp đặt và bắt
buộc các chủ thể kinh tế - xã hội có liên quan phải tuân thủ.
- Hoạt động NSNN là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính,
nó thể hiện ở hai lĩnh vực thu và chi của Nhà nước.
NSNN là một bản dự toán thu chi. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm


7

lập NSNN và đề ra các thông số quan trọng có liên quan đến chính sách mà
Chính phủ phải thực hiện trong năm tài khóa tiếp theo. Thu, chi NSNN là cơ
sở để thực hiện các chính sách của Chính phủ. Chính sách nào mà khơng
được dự kiến trong NSNN thì sẽ khơng được thực hiện. Chính vì như vậy mà,
việc thơng qua NSNN là một sự kiện chính trị quan trọng, nó biểu hiện sự
nhất trí trong Quốc hội về chính sách của Nhà nước. Quốc hội mà khơng
thơng qua NSNN thì điều đó thể hiện sự thất bại của Chính phủ trong việc đề
xuất chính sách đó, và có thể gây ra mâu thuẫn về chính trị.
- NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước, luôn chứa đựng những
lợi ích chung, lợi ích cơng cộng.
Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quyết định đến các khoản thu chi của NSNN và hoạt động thu - chi này nhằm mục tiêu giúp Nhà nước giải
quyết các quan hệ lợi ích trong xã hội khi Nhà nước tham gia phân phối các
nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các tổ chức kinh tế - xã hội, các
tầng lớp dân cư...
- NSNN là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia.
Hệ thống tài chính quốc gia bao gồm: tài chính Nhà nước, tài chính
doanh nghiệp, trung gian tài chính và tài chính cá nhân hoặc hộ gia đình.
Trong đó tài chính Nhà nước là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc

gia. Tài chính Nhà nước tác động đến sự hoạt động và phát triển của toàn bộ
nền kinh tế - xã hội. Tài chính Nhà nước thực hiện huy động và tập trung một
bộ phận nguồn lực tài chính từ các định chế tài chính khác chủ yếu qua thuế
và các khoản thu mang tính chất thuế. Trên cơ sở nguồn lực huy động được,
Chính phủ sử dụng quỹ ngân sách để tiến hành cấp phát kinh phí, tài trợ vốn
cho các tổ chức kinh tế, các đơn vị thuộc khu vực công nhằm thực hiện các
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- NSNN luôn gắn liền với tính giai cấp.


8

Trong thời kỳ phong kiến, mơ hình ngân sách sơ khai và tuỳ tiện, lẫn
lộn giữa ngân khố của Nhà vua với ngân sách của Nhà nước phong kiến. Hoạt
động thu - chi lúc này mang tính cống nạp - ban phát giữa Nhà vua và các
tầng lớp dân cư, quan lại, thương nhân, thợ thuyền và các nước chư hầu (nếu
có). Quyền quyết định các khoản thu - chi của ngân sách chủ yếu là do người
đứng đầu một nước (nhà vua) quyết định. Trong thời kỳ hiện nay (Nhà nước
TBCN hoặc Nhà nước XHCN), ngân sách được dự toán, được thảo luận và
phê chuẩn bởi cơ quan pháp quyền, quyền quyết định là của toàn dân được
thực hiện thông qua Quốc hội. NSNN được giới hạn thời gian sử dụng, được
quy định nội dung thu - chi, được kiểm sốt bởi hệ thống thể chế, báo chí và
nhân dân.
1.1.3.

Vai trò của ngân sách Nhà nước

Ngân sách Nhà nước có vai trị rất quan trọng trong tồn bộ hoạt động
kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Cần hiểu rằng,
vai trò của ngân sách Nhà nước ln gắn liền với vai trị của Nhà nước theo

từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách Nhà nước
đảm nhận vai trị quản lý vĩ mơ đối với tồn bộ nền kinh tế, xã hội.
Ngân sách Nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội,
định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh
đời sống xã hội, cụ thể:
- Huy động các nguồn lực tài chính của ngân sách Nhà nước để đảm
bảo chi tiêu của Nhà nước. Mức động viên các nguồn tài chính từ các chủ
thể trong nguồn kinh tế đòi hỏi phải hợp lý nếu mức động viên quá cao hoặc
quá thấp thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế, vì vậy cần phải
xác định mức huy động vào ngân sách Nhà nước một cách phù hợp với khả
năng đóng góp tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế.


9

- Quản lý, điều tiết kinh tế vĩ mô. Ngân sách Nhà nước là cơng cụ định
hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh
doanh và chống độc quyền, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định

bền vững.
- Kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo sự định hướng phát triển
kinh tế xã hội. Thông qua các công cụ thuế và thuế suất, Nhà nước góp phần
kích thích sản xuất phát triển thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp. Ngồi
ra Nhà nước cịn dùng ngân sách Nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng tạo điều
kiện và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
- Điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Trợ giúp
trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hồn cảnh đặc biệt
như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các
mặt
hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách

việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt.
- Ngân sách Nhà nước là một công cụ để góp phần bình ổn giá cả và
kiềm chế lạm phát. Nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng
những
mặt hàng mang tính chất chiến lược. Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều
chỉnh thuế suất thuế xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia. Thị trường vốn sức lao
động: thông qua phát hành trái phiếu và chi tiêu của chính phủ. Kiềm chế
lạm
phát: Cùng với ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ thích hợp NSNN
góp phần điều tiết thơng qua chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ.
1.1.4.

Thu ngân sách Nhà nước

1.1.4.1. Khái niệm thu ngân sách Nhà nước


10

quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành
quỹ ngân sách Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của Nhà nước.
Nguồn tài chính xã hội được huy động vào ngân sách bằng những
phương thức và hình thức khác nhau. Thu NSNN phản ánh các mối quan hệ
kinh tế nảy sinh trong quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để thực
hiện phân phối các nguồn tài chính dưới hình thức giá trị nhằm hình thành
quỹ tiền tệ của Nhà nước. Như vậy, thu NSNN bao gồm toàn bộ các khoản
tiền được tập trung vào Nhà nước để hình thành quỹ NSNN đáp ứng cho các
yêu cầu chi tiêu xác định của Nhà nước.
Thu ngân sách Nhà nước bao gồm:
+ Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;

+ Tồn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan Nhà
nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ;
các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và
doanh nghiệp Nhà nước thực hiện nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của
pháp luật;
+ Các khoản viện trợ khơng hồn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức,
cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;
+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
1.1.4.2. Đặc điểm thu ngân sách Nhà nước
Trong bất cứ xã hội nào, cơ cấu các khoản thu NSNN đều gắn liền với
chức năng, nhiệm vụ và quyền lực chính trị của Nhà nước. Sự ra đời, tồn tại
và phát triển của Nhà nước là điều kiện xuất hiện các khoản thu NSNN.
Ngược lại, các khoản thu NSNN là tiền đề vật chất không thể thiếu để thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Thu NSNN có đặc điểm sau:
- Thu NSNN là luôn luôn gắn chặt với các quá trình kinh tế và các
phạm trù giá trị. Kết quả của quá trình hoạt động kinh tế và hình thức, phạm


11

vi, mức độ vận động của các phạm trù giá trị là tiền đề quan trọng xuất hiện
hệ thống thu NSNN. Nhưng chính hệ thống thu NSNN lại là nhân tố quan
trọng có ảnh hưởng to lớn đến kết quả của quá trình kinh tế cũng như sự vận
động của các phạm trù giá trị.
- Thu ngân sách Nhà nước trước hết và chủ yếu gắn liền với các hoạt
động kinh tế trong xã hội. Mức độ phát triển kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng GDP
hàng năm là tiền đề đồng thời là yếu tố khách quan hình thành các khoản thu
NSNN và quyết định mức độ động viên các khoản thu của NSNN.
- Thu ngân sách Nhà nước ảnh hưởng lớn đến tốc độ, chất lượng và
tính bền vững trong phát triển của một quốc gia. Trong cơ cấu thu, nguồn

thu nội địa phải luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Khơng thể nói đến sự phát
triển
bền vững nếu thu từ ngoài nước (vay nợ, nhận viện trợ từ nước ngồi) và các
khoản thu có liên quan đến yếu tố bên ngoài (thuế nhập khẩu, tiền bán tài
nguyên thiên nhiên ra bên ngoài ...) chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu.
- Trong cơ cấu thu ngân sách của hầu hết các quốc gia trên thế giới,
thuế luôn là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất bởi nó được trích
xuất chủ yếu từ những giá trị do nền kinh tế tạo ra và thể hiện rõ nét
quyền
lực Nhà nước. Nền kinh tế quốc dân càng phát triển với tốc độ cao thì
nguồn
thu của Nhà nước từ thuế chiếm tỷ trọng càng lớn trong tổng thu NSNN.
Thu
NSNN bao gồm thuế, các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động kinh tế của
Nhà nước, thu đóng góp của các tổ chức và cá nhân, các khoản viện trợ và
các
khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
1.1.5.

Chi ngân sách Nhà nước


12

Chi ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã
được tập trung vào ngân sách Nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do
đó, Chi ngân sách Nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các
định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công
việc thuộc chức năng của Nhà nước. Chi ngân sách Nhà nước bao gồm:
+ Chi đầu tư phát triển;

+ Chi dự trữ quốc gia;
+ Chi thường xuyên;
+ Chi trả nợ lãi;
+ Chi viện trợ;
+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
1.1.5.2. Đặc điểm chi ngân sách Nhà nước
Chi NSNN thể hiện các quan hệ tiền tệ hình thành trong quá trình phân
phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm trang trải cho các chi phí của bộ máy
QLNN và thực hiện các chức năng KT-XH mà Nhà nước đảm nhận theo
những nguyên tắc nhất định. Chi NSNN là sự phối hợp giữa hai quá trình
phân phối và sử dụng quỹ NSNN. Quá trình phân phối là q trình cấp phát
kinh phí từ NSNN hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng. Quá
trình sử dụng là quá trình trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ ngân sách
khơng trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng.
Mỗi chế độ xã hội, mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, chi NSNN có
những nội dung và cơ cấu khác nhau, song đều có những đặc điểm cơ bản
như sau:
- Chi NSNN luôn gắn chặt với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ
kinh tế chính trị xã hội mà Nhà nước đó đảm nhiệm. Nội dung chi ngân
sách do chính quyền Nhà nước các cấp đảm nhận theo quy định hoặc phân
cấp quản lý NSNN để đảm bảo thực hiện chức năng quản lý, phát triển KT-


13

XH. Các cấp của cơ quan quyền lực Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định
cơ cấu, nội dung, mức độ của các khoản chi NSNN vì các cơ quan đó quyết
định các nhiệm vụ chính trị, KT-XH của vùng, miền, đất nước; thể hiện ý chí
nguyện vọng của nhân dân.
- Chi ngân sách nhằm phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng dân

cư ở các vùng hay ở phạm vi quốc gia. Điều này xuất phát từ chức năng
quản
lý tồn diện nền KT-XH của Nhà nước.Thơng thường các khoản chi của
NSNN được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mơ. Điều này có nghĩa hiệu quả
của
các khoản chi ngân sách phải được xem xét toàn diện dựa trên việc hoàn
thành các mục tiêu KT-XH đề ra.
- Các khoản chi NSNN mang tính khơng hồn trả hoặc hồn trả
không trực tiếp và gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá trị khác
như giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đối, tiền lương, tín dụng, v.v... (các phạm
trù thuộc lĩnh vực tiền tệ). Điểu này thể hiện ở chỗ không phải mọi khoản
thu
với mức độ và số lượng của những địa chỉ cụ thể đều được hồn lại dưới
hình
thức chi tiêu cơng. Điều này được quyết định bởi những chức năng tổng hợp
về KT-XH của Nhà nước. Các khoản chi ngân sách gắn chặt với sự vận động
của các phạm trù giá trị khác như tiền lương, giá cả, lãi suất, tỷ suất hối
đối...
nói chung là các phạm trù thuộc lĩnh vực tiền tệ. Để đánh giá tính tích cực,
tiến bộ của ngân sách một quốc gia người ta thường xem xét đến cơ cấu nội
dung chi của ngân sách quốc gia đó. Cơ cấu chi ngân sách thường được hiểu
là hệ thống các khoản chi ngân sách bao gồm các khoản chi và tỷ trọng của
nó... Nội dung, cơ cấu chi NSNN là sự phản ảnh những nhiệm vụ kinh tế,


14

thống NSNN là tổng thế các cấp ngân sách có quan hệ hữu cơ với nhau trong
quá trình tổ chức huy động, quản lý các nguồn thu và thực hiện nhiệm vụ chi
của mỗi cấp ngân sách.

Ở mỗi nước khác nhau, hệ thống NSNN được tổ chức khác nhau. Việc tổ
chức hệ thống NSNN dựa trên mơ hình tổ chức hệ thống hành chính quốc gia.
+ Đối với các nước có mơ hình tổ chức hệ thống hành chính theo thể chế
liên bang thì hệ thống NSNN được tổ chức theo 3 cấp: NS liên bang, NS bang
và NS địa phương (Mỹ, CHLB Đức, Canada, Malaysia...)
+ Đối với các nước có mơ hình tổ chức hành chính theo thể chế Nhà
nước thống nhất, hệ thống NSNN được chia thành 2 cấp: NS trung ương và
NS địa phương. (Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản,.)
Trong đó:
- Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách Nhà nước phân cấp
cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách Nhà nước thuộc
nhiệm
vụ chi của cấp trung ương.
- Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách Nhà nước phân cấp
cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân
sách địa phương và các khoản chi ngân sách Nhà nước thuộc nhiệm vụ chi
của cấp địa phương.
Ở Việt Nam, bộ máy quản lý hành chính Nhà nước được tổ chức thành
4 cấp: trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc TW; quận, huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh và xã, phường, thị trấn. Mỗi cấp chính quyền đều phải có ngân
sách đế thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và phù
hợp với khả năng quản lý của cấp chính quyền đó.


15

Bảng 1.1: Hệ thống ngân sách Nhà nước Việt Nam

Quan hệ giữa các cấp ngân sách được thực hiện theo những nguyên
tắc cơ bản quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước như sau:

- Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương
được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.
- Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các
nhiệm vụ chi quốc gia, hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ
trợ các địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 40 của Luật Ngân sách
Nhà nước.
- Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động
thực hiện những nhiệm vụ chi được giao. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết
định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa
phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh

trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.


16

- Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm;
việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách
phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối
của
ngân sách từng cấp; việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng
vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp.
- Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy
quyền cho cơ quan quản lý Nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới thực hiện
nhiệm vụ chi của mình thì phải phân bổ và giao dự toán cho cơ quan cấp
dưới
được ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ chi đó. Cơ quan nhận kinh phí ủy
quyền phải quyết tốn với cơ quan ủy quyền khoản kinh phí này.
- Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu
phân chia giữa các cấp ngân sách và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho

ngân sách cấp dưới trên cơ sở bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa
các
vùng, các địa phương.
- Trong thời kỳ ổn định ngân sách:
+ Không thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các
cấp ngân sách;
+ Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp trên,cơ quan
có thẩm quyền quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách

từ ngân

sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới so với năm đầu thời kỳ ổn định;
+ Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
đượcxác định theo

nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách và

các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; khả năng của ngân sách cấp
trên và khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương cấp dưới;
+ Các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hằng năm mà ngân


×