Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.9 KB, 12 trang )

1.3 – Khái niệm và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường
- Có rất nhiều chủ thể tham gia thị trường, mỗi chủ thể có những vai trò quan
trọng riêng. Sau đây sẽ xem xét khái niệm và vai trị của một số chủ thể chính, đó
là: người sản xuất, người tiêu dùng, các chủ thể trung gian trong thị trường và nhà
nước.
1.3.1 – Người sản xuất
- Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ
ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Người sản xuất bao gồm
các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ… Họ là những người trực
tiếp tạo ra của cải vật chất, sản phẩm cho xã hội để phục vụ tiêu dùng.
- Người sản xuất là những người sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất kinh
doanh và thu lợi nhuận. Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu trong
tương lai với mục đích đạt lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn. Vì
vậy, người sản xuất phải luôn qua tâm đến việc lựa chọn sản xuất hàng hóa nào, số
lượng bao nhiêu, sản xuất với các yếu tố nào sao cho có lợi nhất.
- Ngồi mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, người sản xuất cần phải có trách nhiệm đối
với con người, trách nhiệm cung cấp những hàng hóa dịch vụ khơng làm tổn hại
tới sức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội.
1.3.2 – Người tiêu dùng
- Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để thỏa
mãn nhu cầu tiêu dùng. Sức mua của người tiêu dùng là yếu tố quyết định sự phát


triển bền vững của người sản xuất. Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu
dùng là động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến
sản xuất.
- Người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong định hướng sản xuất. Do đó,
trong điều kiện nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng ngồi việc thỏa mãn nhu
cầu của mình, cần phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
- Lưu ý, việc phân chia người sản xuất, người tiêu dùng chỉ có tính chất tương đối
để thấy được chức năng chính của các chủ thể khi tham gia thị trường. Trên thực


tế, doang nghiệp ln đóng vai trò vừa là người mua cũng vừa là người bán.
1.3.3 – Các chủ thể trung gian trong thị trường
- Chủ thể trung gian là những cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các
chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
- Do sự phát triển của sản xuất và trao đổi dưới tác động của phân công lao động
xã hội, làm cho sự tách biệt tương đối giữa sản xuất và trao đổi ngày càng sâu sắc.
Trên cơ sở đó xuất hiện những chủ thể trung gian trong thị trường. Những chủ thể
này có vai trị ngày càng quan trọng để kết nối, thông tin trong các quan hệ mua,
bán.
- Nhờ vai trò của các trung gian này mà nền kinh tế thị trường trở nên sống động,
linh hoạt hơn. Hoạt động của các trung gian trong thị trường làm tăng cơ hội thực
hiện giá trị của hàng hóa cũng như thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Các chủ
thể trung gian làm tăng sự kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm cho sản xuất và
tiêu dùng trở nên ăn khớp với nhau.


- Trong điều kiệ nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay, các chủ thể trung gian
thị trường không phải chỉ có các trung gian thương nhân mà cịn rất nhiều các chủ
thể trung gian phong phú trên tất cả các quan hệ kinh tế như: trung gian môi giới
chứng khốn, trung gian mơi giới nhà đất, trung gian môi giới khoa học công
nghệ… Các trung gian trong thị trường khonong những hoạt động trên phạm vi thị
trường trong nước mà còn trên phạm vi quốc tế. Bên cạnh đó cũng có nhiều loại
hình trung gian khơng phù hợp với các chuẩn mực đạo đức (lừa đảo, môi giởi bất
hợp pháp…). Những trung gian này cần được loại trừ.
1.3.4 – Nhà nước
- Trong nền kinh tế thị trường, xét vai trò kinh tế, nhà nước thực hiện chức năng
quản lý nhà nước vè kinh tế đồng thời thực hiện những biện pháp để khắc phục
những khuyết điểm của thị trường.
- Với trách nhiệm như vậy, một mặt, nhà nước thực hiện quản trị phát triển nền
kinh tế thông qua việc tạo lập một môi trường kinh tế tốt nhất cho các chủ thể kinh

tế phát huy sức sáng tạo của họ. Việc tạo ra các rào cản đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh từ phía nhà nước sẽ làm kìm hãm động lực sáng tạo của các chủ thể
sản xuất kinh doanh. Các rào cản như vậy phải được loại bỏ. Việc này địi hỏi mỗi
cá nhân có trách nhiệm trong bộ máy quản lý nhà nước cần phải nhận thức được
trách nhiệm của mình là thúc đẩy phát triển, không gây cản trở sự phát triển của
nền kinh tế thị trường.
- Cùng với đó, nhà nước cịn sử dụng các công cự kinh tế để khắc phục các khuyết
điểm của nền kinh tế thị trường, làm cho nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu
quả.


- Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, mọi quan hệ sản xuất và trao đổi, các hoạt
động của chủ thể đều chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan của thị
trường; đồng thời chịu sự điều tiết, can thiệp của nhà nước qua việc thực hiện hệ
thống pháp luật và các chính sách kinh tế. Mơ hình kinh tế thị trường có sự điều
tiết của nhà nước ở từng nước, từng giai đoạn có thể khác nhau tùy thuộc vào mức
độ can thiệp của chính phủ đối với thị trường, song tất cả các mơ hình đều có điểm
chung là khơng thể thiếu vai trị kinh tế của nhà nước.1

1 Giáo trình kinh tế chính trị Mac - Lenin


1.4 - Giới thiệu về hội nhập kinh tế quốc tế
1.4.1 – Khái niệm của hội nhập kinh tế quốc tế
- Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết, giao lưu, hợp tác giữa nền kinh tế
quốc gia vào nền kinh tế quốc gia khác hay tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu.
Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những xu thế lớn và tất yếu trong quá trình
phát triển của mỗi quốc gia cũng như tồn thế giới.
- Q trình hội nhập kinh tế quốc tế được hình thành và phát triển cùng với sự phát
triển của q trình tự do hóa thương mại và xu hướng mở cửa nền kinh tế của các

quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề chủ yếu như: Đàm
phán cắt giảm các hàng rào thuế quan; Đàm phán cắt giảm các hàng rào phi thuế
quan; Giảm thiểu các hạn chế đối với hoạt động dịch vụ; Giảm thiểu các trở ngại
đối với hoạt động đầu tư quốc tế; Giảm thiểu các trở ngại đối với hoạt động dĩ
chuyển sức lao động quốc tế; Điều chỉnh các công cụ, quy định của chính sách
thương mại quốc tế khác.
1.4.2 – Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế
- Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập thành công
Hội nhập là tất yếu, song nước ta không hội nhập bằng mọi giá mà phải cân nhắc
lựa chọn lộ trình và cách thức tối ưu. Q trình này địi hỏi chuẩn bị các điều kiện
trong nội bộ và các mối quan hệ quốc tế.
- Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế


+ Hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra theo nhiều mức độ khác nhau, tùy vào mức độ
tham gia của các nước ở mức độ nông sâu khác nhau, theo đó tiến trình hội nhập
được chia thành mức độ cơ bản từ thấp đến cao như sau: thỏa thuận thương mại ưu
đãi (PTA), khu vực mậu dịch tự do (FTA), liên minh thuế quan (CU), thị trường
chung (hay thị trường duy nhất), Liên minh kinh tế tiền tệ,…
+ Xét về hình thức thì hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động của một
nước gồm: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ,…
1.4.3 – Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế
- Tác động tích cực:
+ Trên cơ sở các hiệp định đã kí kết, các chương trình phát triển kinh tế, khoa học
kĩ thuật, văn hóa, xã hội... được phối hợp thực hiện giữa các nước thành viên; từng
quốc gia thành viên có cơ hội và điều kiện thuận lợi để khai thác toi ưu lợi thế
quốc gia trong phân công lao động quốc tế, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất
và cơ cấu xuất nhập khẩu theo hướng hiệu quả hơn; tạo điều kiện và tăng cường
phát triển các quan hệ thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị
trường xuất khẩu và nhập khẩu.

+ Tạo nên sự ổn định tương đối để cùng phát triển và sự phản ứng linh hoạt trong
việc phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy
việc tạo dựng cơ sở lâu dài cho việc thiết lập và phát triển các quan hệ song
phương, khu vực, và đa phương.
+ Hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy mô, nguồn lực
phát triển, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho dân cư và gia tăng phúc lợi xã hội.


+ Tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đổi
mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế; học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các
nước tiên tiến.
+ Tạo điều kiện cho mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự thế
giới mới, giúp tăng uy tín và vị thế; tăng khả năng duy trì an ninh, hồ bình, ổn
định và phát triển ở phạm vi khu vực và thế giới.
+ Giúp hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia về kinh tế phù hợp với
luật pháp, thơng lệ quốc tế; từ đó tăng tính chủ động, tích cực trong hội nhập kinh
tế quốc tế.
- Tác động tiêu cực:
+ Tạo ra sức ép cạnh tranh giữa các thành viên khi tham gia hội nhập, khiến nhiều
doanh nghiệp, ngành nghề có thể lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản.
+ Làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường khu vực và thế
giới. Điều này khiến một quốc gia dễ bị sa lầy vào các cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu hay khu vực.
+ Các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với nguy cơ trở thành “bãi rác”
công nghiệp của các nước công nghiệp phát triển trên thế giới.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước
theo quan niệm truyền thống.
+ Làm tăng nguy cơ bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống bị xói mịn, lấn át bởi
văn hóa nước ngồi.



+ Hội nhập kinh tế quốc tế có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng tình trạng
khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, di dân, nhập cư
bất hợp pháp.
+ Hội nhập không phân phối cơng bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và nhóm
nước khác nhau trong xã hội. Do đó, dễ làm tăng khoảng cách giàu nghèo, tụt hậu
giữa các quốc gia hay tầng lớp dân cư trong xã hội.
1.4.4 – Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế
- Hợp tác kinh tế song phương:
+ Loại hình đầu tiên cần nhắc tới khi nền kinh tế một quốc gia hội nhập cùng các
nền kinh tế quốc gia khác là hợp tác kinh tế song phương. Hợp tác kinh tế song
phương có thể tồn tại dưới dạng một thoả thuận, một hiệp định kinh tế, thương
mại, đầu tư hay hiệp định tránh đánh thuế hai lần, các thoả thuận thương mại tự do
(FTAs) song phương...
+ Loại hình hội nhập này thường hình thành rất sớm từ khi mỗi quốc gia có chủ
trương hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Tại Việt Nam, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) được coi là cột mốc
quan trọng đánh dấu sự thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Đại
hội được ví là “Đại hội của sự đổi mới”. Đại hội nhấn mạnh đến việc mở rộng giao
lưu quốc tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển kinh tế đất nước.
Sau Đại hội, hàng chục hiệp định thương mại, đầu tư song phương đã được kí kết
giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới.


Ví dụ: Hiệp định về Thúc đẩy và bảo hộ đầu tư lẫn nhau giữa Việt Nam và
Australia ngày 05/3/1991; Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về Khuyến khích và Bảo hộ
đầu tư lẫn nhau ngày 30/10/1991; Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hồ xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hồ Liên bang Nga về Khuyến
khích và bảo hộ đầu tư ngày 16/6/1994; Hiệp định Thương mại giữa Chính phủ

nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa ngày 07/11/1991; Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hồ nhân dân Trung Hoa về Khuyến
khích và bảo hộ đầu tư ngày 02/12/1992.
Tính đến ngày 30/12/2018, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 185 nước (so
với 11 nước năm 1954); có 16 đối tác chiến lược, 14 đối tác toàn diện. Việt Nam
đã kí kết được trên 90 hiệp định thương mại song phương; gần 60 hiệp định
khuyến khích và bảo hộ đầu tư; 75 hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa
việc trốn lậu thuế thu nhập với các nước/vùng lãnh thổ trên thế giới. Có thể kể đến
một số hiệp định kinh tế song phương của Việt Nam với các đối tác quan trọng
như: Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (2000), Hiệp định Đối tác kinh tế
Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA - 2008) - Đây là FTA song phương đầu tiên của Việt
Nam (được kí kết ngày 25/12/2018, có hiệu lực ngày 01/10/2009), Hiệp định
Thương mại tự do song phương Việt Nam - Hàn Quốc (2015)...
- Hội nhập kinh tế khu vực:
+ Xu hướng khu vực hóa xuất hiện từ khoảng những năm 50 của thế kỉ XX và
phát triển cho đến ngày nay. Sự phân loại và khái niệm về các loại hình hội nhập


kinh tế khu vực có sự thay đổi theo sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Theo
kinh nghiệm hội nhập kinh tế khu vực của Tây Âu, các học giả phân loại hội nhập
kinh tế khu vực thành các cấp độ từ thấp đến cao: Khu vực Mậu dịch tự do (FTA),
Liên minh Hải quan (CU), Thị trường chung (CM), Liên minh Kinh tế và tiền tệ
(EMU).
+ Nếu như hợp tác kinh tế song phưong là sự hợp tác của nhóm gồm chỉ hai nước
với nhau, thơng qua các hiệp định kinh tế song phương được thiết lập bởi hai nước
thì hội nhập kinh tế khu vực tiếp tục phát triển rộng hơn về phạm vi hội nhập, đó
là giữa một nhóm các nước trong cùng khu vực hoặc liên khu vực với nhau, thông
qua các hiệp định kinh tế đa phương được thiết lập bởi những tổ chức kinh tế có
tính khu vực; Đen hội nhập kinh tế toàn cầu phạm vi hội nhập giữa các nước đã

được mở rộng trên phạm vi tồn thế giới, thơng qua các hiệp định kinh tế đa
phương hoặc đa biên được thiết lập bởi những tổ chức kinh tế có tính tồn cầu.
+ Các tổ chức kinh tế quốc tế có tầm ảnh hưởng, chi phối tồn cầu cần phải nhắc
tới như: WTO, IMF, WB hay các tổ chức kinh tế quốc tế thuộc hệ thong UN như:
ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), Hội nghị Liên
hợp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD)...
Ví dụ: Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO từ năm 1995, sau 12 năm đàm phán,
tới năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
thương mại lớn nhất hành tinh này. Khi gia nhập WT0, Việt Nam được tiếp cận thị
trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu
đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ, không bị phân biệt đối xử; Việt Nam có
được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách


thương mại tồn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới
công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh
nghiệp.2

2 />

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GIÁO TRÌNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC-LENIN
2.

/>
hinh-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te.aspx




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×