Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận dư luận xã hội VAI TRÒ của báo CHÍ và dư LUẬN xã hội(chuẩn) tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.29 KB, 19 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: BÁO CHÍ VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
Đề tài:

VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ BÁO CHÍ VÀ DƯ LUẬN XÃ
HỘI...................................................................................................................2
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA BÁO CHÍ VÀ DƯ
LUẬN XÃ HỘI................................................................................................4
CHƯƠNG 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ
HỘI.................................................................................................................14
KẾT LUẬN....................................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................17


MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, báo chí có điều kiện phát triển
mạnh mẽ theo hướng truyền thông đa phương tiện, hội tụ công nghệ cao và
thu hút đông đảo công chúng tham gia vào hoạt động báo chí. Điều đó khẳng
định vị thế của báo chí ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội, đồng thời
đặt ra cho báo chí những nhiệm vụ hết sức nặng nề. Để làm tốt nhiệm vụ của
mình, trước hết báo chí phải đáp ứng nhu cầu về thông tin và định hướng dư
luận xã hội. Đây được coi là chức năng quan trọng nhất của báo chí.
Hoạt động báo chí mang tính đặc thù riêng, bởi lẽ báo chí vừa là người
khai thác thông tin, vừa là người cung cấp thông tin đến đông đảo bạn đọc.
Chính vì vậy thông tin trên báo chí phải bảo đảm tính khách quan, chân thật,


thông tin đó phải định hướng dư luận xã hội, bảo đảm tính giáo dục, nâng cao
nhận thức chính trị, củng cố niềm tin của nhân dân, động viên mọi tiềm năng,
sức mạnh của toàn dân tộc thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Như vậy thông tin và định hướng dư luận xã hội của báo chí có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Thông tin phải có định hướng rõ ràng, tạo sự đồng
thuận cao của toàn xã hội trong nhận thức cũng như trong hành động thực
hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước. Ngược
lại muốn định hướng tốt dư luận xã hội phải có những thông tin chuẩn mực.

1


CHƯƠNG 1: NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ BÁO CHÍ VÀ
DƯ LUẬN XÃ HỘI
Để đánh giá hiệu quả định hướng dư luận của báo chí, trước tiên cần làm
rõ khái niệm dư luận xã hội và mối quan hệ giữa báo chí và dư luận xã hội
Trong Tiếng Việt, thuật ngữ “dư luận xã hội” còn được gọi theo những
cách khác bằng những thuật ngữ tương đương như “công luận, dư luận công
chúng, ý kiến công luận, ý kiến quần chúng”.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia bản Tiếng Việt định nghĩa: “Dư luận
là hiện tượng tâm lý bắt nguồn từ một nhóm người, biểu hiện bằng những
phán đoán, bình luận về một vấn đề nào đó kèm theo thái độ, cảm xúc và sự
đánh giá nhất định, được truyền từ người này tới người kia, nhóm này sang
nhóm khác. Nó có thể được truyền đi một cách tự phát hoặc được tạo ra một
cách cố ý. Nếu được lan truyền rộng rãi và lặp lại thì trở thành dư luận xã
hội.” Thuật ngữ này sử dụng nhiều trong đời sống xã hội, trên các phương
tiện truyền thông đại chúng và trong một số ngành khoa học cũng như chính
trị học, triết học và tâm lý học xã hội…
Định hướng dư luận xã hội là một nhiệm vụ quan trọng của báo chí.

Xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, báo chí tập trung thông tin về sự kiện,
những vấn đề nóng bỏng, phức tạp của đời sống xã hội, nhằm thu hút nguồn
lực trí tuệ và cảm xúc của nhân dân, tham gia giải quyết các vấn đề kinh tếxã hội của đất nước.
Nhìn nhận như một trạng thái tinh thần xã hội ở một thời điểm cụ thể,
có ý kiến cho rằng “DLXH là sự biểu hiện trạng thái ý thức xã hội của một
cộng đồng người đối với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội có liên quan
đến nhu cầu, lợi ích của họ trọng một thời điểm nhất định.” Tiếp cận góc độ
khác, tác giả Hoài Sơn cho rằng: “DLXH là một dạng trong biểu hiện ý thức
xã hội, phản ánh thái độ phản ứng của đa số cá nhân trong những thời gian và

2


không gian xã hội cụ thể, có thể đo đạc được thông qua kết quả của các cuộc
trưng cầu dân ý”.
Trong một nghiên cứu mới đây, đã đưa ra quan niệm “DLXH là tập hợp
các luồn ý kiến cá nhân nhưng có mối quan hệ hữu cơ, cộng hưởng với nhau
trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự thể hiện nhận thức, tình cảm,
ý chí của các lực lượng xã hội nhất định trong những thời điểm nhất định”.
Trong lý luận và thực tiễn báo chí hiện đại, mối quan hệ của báo chí và
DLXH cũng là một trong những vấn đề có vị trí nền tảng và vai trò trung tâm,
thu hút tâm lục của các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà lãnh đạo, quan lý
cũng như hoạt động tác nghiệp thường ngày của nhà báo. Năng lực và hiệu
quả tác động của báo chí vào đời sống xã hội cũng chủ yếu được nhìn nhận
qua mối quan hệ này, với những hình thức và mối quan hệ tác động rất linh
hoạt, tức thời; và hàm chứa trong bản thân nó những vấn đề vừa cơ bản, vừa
bức thiết của đời sống xã hội.
(PG,.TS Nguyễn Văn Dững, “Báo chí và Dư luận xã hội”, NXB
Lao Động)
Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc thù thuộc ý thức xã hội.

Nó biểu hiện sự phán xét, đánh giá, thể hiện thái độ của các nhóm xã hội đối
với vấn đề đang diễn ra trong xã hội mà họ quan tâm, có liên quan tới lợi ích
của các nhóm. Dư luận xã hội được hình thành thông qua các cuộc thảo luận,
trao đổi công khai.
Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự
kiện, hiện tượng có tính thời sự, bản thân nó bao gồm các luồng ý kiến khác
nhau, thậm chí đối lập nhau, đồng thời, nó có thể là “tập hợp các ý kiến cá
nhân, tự phát, chứ không hẳn là ý kiến của một tổ chức, được hình thành theo
con đường tổ chức”, và là “một chỉnh thể tinh thần xã hội, thể hiện nhận thức,
tình cảm, ý chí của các lực lượng xã hội nhất định” .

3


CHƯƠNG 2: VAI TRÒ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
BÁO CHÍ VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
Dư luận xã hội và báo chí có mối quan hệ biện chứng, liên hệ mật thiết,
tác động qua lại lẫn nhau. Dư luận xã hội cung cấp nguồn sự kiện và vấn đề
vô tận, khơi gợi đề tài, là nguồn tin phong phú cho báo chí. Trong xã hội hiện
đại, khi dư luận xã hội phong phú, đa dạng và nhiều chiều thì thông tin báo
chí cũng phong phú, đa dạng và nhiều chiều hơn. Dư luận xã hội bao gồm các
luồng ý kiến khác nhau, các luồng ý kiến này thường xuyên biến đổi, di
chuyển nên tâm điểm hay đầu nguồn dư luận không phải cái cố định. Việc
phát triển và di chuyển “tâm điểm” của dư luận xã hội là tùy thuộc vào quá
trình thông tin sự kiện trên báo chí và nhận thức của quần chúng về những
vấn đề được nêu lên. Trước hết là những chuyên gia, những nhà quản lý và
nhà hoạt động xã hội am hiểu vấn đề và có ảnh hưởng tích cực đối với dư
luận xã hội. Chính những luồng ý kiến khác nhau này đã làm thay đổi phong
cách thông tin của báo chí, làm cho sản phẩm báo chí sinh động hơn nhờ phản
ánh nhiều chiều và thông qua các sự kiện và các luồng ý kiến khác nhau.

Trong mối quan hệ này, dư luận xã hội là cái được phản ánh, cái được thông
tin, là chất liệu thông tin, còn báo chí là phương tiện phản ánh, chủ thể phản
ánh, đồng thời như công cụ hữu hiệu truyền dẫn và nhân lên sức mạnh vốn có
của dư luận xã hội.
Đối với dư luận xã hội, báo chí đóng vai trò khơi nguồn, khơi gợi, gây
ra sự suy nghĩ, châm ngòi cho một vấn đề và làm nó phát triển, bùng lên. Trên
cơ sở dư luận đã và đang tồn tại âm ỉ, tiềm ẩn trong cộng đồng, báo chí thông
qua thông tin sự kiện và ý kiến, làm cho nó khởi phát ra bên ngoài hoặc bung
ra trong cộng đồng một cách mạnh mẽ. Do những đặc tính vốn có của mình,
báo chí và truyền thông đại chúng có khả năng truyền dẫn và phản ánh dư
luận xã hội. Đó là một mối quan hệ mang tính chất biện chứng. Một mặt, báo
chí và các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm thỏa mãn tối đa những
4


nhu cầu ngày càng tăng của công chúng về những sự kiện và vấn đề thời sự
có ý nghĩa xã hội. Mặt khác, bản thân công chúng và dư luận xã hội lại đặt ra
các yêu cầu mới ngày càng cao đối với hoạt động báo chí, truyền thông đại
chúng. Không có thực tiễn phong phú, đa dạng, không có đòi hỏi bức thiết
của đời sống báo chí và truyền thông đại chúng khó có sự đổi mới, tìm tòi để
tăng cường chất và lượng thông tin; ngược lại, từ sự nỗ lực của báo chí và các
phương tiện truyền thông đại chúng, tính chất, phạm vi và cường độ dư luận
xã hội, sự phản ánh, lan truyền và định hướng dư luận xã hội được tăng
cường, tạo ra những hiệu quả xã hội nhất định.
Báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc phản ánh và truyền dẫn dư
luận xã hội. Quá trình phản ánh dư luận xã hội của báo chí tiếp nối ngay sau
khi báo chí khơi nguồn dư luận xã hội. Phản ánh và lan truyền dư luận xã hội
là quá trình báo chí thông qua thông tin, bình luận sự kiện và vấn đề thời sự
làm cho dư luận trên phạm vi hẹp trở thành phổ biến trên phạm vi rộng với
cường độ cao. Phạm vi, tốc độ và cường độ lan truyền của hiện tượng này phụ

thuộc vào tính chất của sự kiện và vấn đề thông tin, vào năng lực và nghệ
thuật truyền dẫn thông tin của báo chí.
Không chỉ vậy, báo chí còn đóng vai trò quan trọng trong việc định
hướng dư luận xã hội, định hướng tư tưởng, nhận thức của nhân dân nhằm tập
trung giải quyết những vấn đề về kinh tế - xã hội lớn đang đặt ra. Đó là đòi
hỏi tất yếu khách quan và phổ biến của sự phát triển. Bên cạnh đó, báo chí
còn điều hòa dư luận xã hội, tức là góp phần điều hòa nhận thức, cảm xúc,
thái độ, hành vi của công chúng và dư luận xã hội, điều hòa tâm lý và tâm
trạng xã hội. Tác động của việc điều hòa này có thể làm giảm sự căng thẳng,
bức xúc trong dư luận xã hội, nhằm điều chỉnh sự quan tâm của công luận,
phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý, hoặc làm dịu tình hình theo hướng có
lợi cho cộng đồng; hoặc tạo nên tâm lý thoải mái hơn trước những bức xúc
chưa được giải quyết. Thậm chí là thu hút sự quan tâm của công luận vào vấn
đề khác khi có khả năng nảy sinh xung đột từ một vấn đề có nguy cơ nảy sinh.
5


Ở đây, cần nhìn nhận báo chí như một công cụ và phương thức can thiệp xã
hội, tham gia quản lí kinh tế - xã hội trong mối quan hệ với dư luận xã hội; từ
đó cần có nghệ thuật sử dụng, khai thác và phát huy hiệu quả nhất năng lực và
hiệu ứng tác động của báo chí vào đời sống.
Tóm lại, báo chí – truyền thông không chỉ là công cụ thông tin – giao
tiếp và liên kết xã hội, mà quan trọng hơn, đó còn là công cụ can thiệp xã hội,
tham gia giải quyết các vấn đề xã hội hiệu quả nhất, kể cả những vấn đề xung
đột. Trong thế giới hiện đại, giải quyết các mâu thuẫn và xung đột bằng báo
chí và thông qua báo chí là cách hữu hiệu nhất để có thể ngăn ngừa, hạn chế
các cuộc chiến tranh bằng vũ khí nóng. Vai trò ấy thể hiện thông qua mối
quan hệ tác động qua lại giữa báo chí và dư luận xã hội. như khơi nguồn,
phản ánh và truyền dẫn, định hướng và điều hòa dư luận xã hội.
Hiệu quả của báo chí còn thể hiện ở chỗ nó phát huy vai trò, huy động

sức mạnh của xã hội vào việc tổ chức và quản lý xã hội, ổn định đời sống
chính trị, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân. Báo chí là công
cụ tuyên truyền tập thể, cổ vũ tập thể, là cơ quan ngôn luận của Đảng, chính
quyền và là diễn đàn tiếng nói của các giai tầng xã hội. Do đó, báo chí cần
chủ động, tích cực tạo ra dư luận xã hội, nhất là trong thời đại bùng nổ thông
tin, các thế lực thù địch đang tìm cách chống phá cách mạng Việt Nam bằng
âm mưu “Diễn biến hoà bình”; trong đó mặt trận thông tin tuyên truyền được
kẻ thù triệt để khai thác nhằm tạo những làn sóng dư luận làm xói mòn niềm
tin của nhân dân với Đảng, tạo ra sự mất ổn định xã hội. Hoạt động báo chí
cần bám sát hiện thực xã hội, phản ánh một cách khách quan, trung thực
những vấn đề xã hội, tạo ra luồng dư luận xã hội chính thống, vạch trần
những mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch.
Thông tin báo chí vừa phải đảm bảo nhanh nhạy, vừa phải đảm bảo
khách quan trung thực mới tạo nên thế chủ động tiến công. Bởi nếu thông tin
báo chí không phản ánh kịp thời theo đúng bản chất vấn đề, để trống mặt trận
tư tưởng thì các phương tiện truyền thông của các thế lực thù địch sẽ “nhảy”
6


vào đưa thông tin sai lệch, tạo thành những luồng dư luận không tốt, gây ảnh
hưởng đến an ninh chính trị - xã hội, hoặc kẻ xấu lợi dụng phao tin đồn nhảm
làm rối lòng dân; hậu quả lúc đó sẽ khôn lường.
Vì thế, trước mọi vấn đề xã hội, báo chí phải kịp thời vào cuộc, nhìn
nhận đánh giá vấn đề hết sức khách quan như bản chất vốn có của nó. Khi
Đảng, Nhà nước đề ra một chủ trương, chính sách, nhiệm vụ của báo chí là
phải tạo ra sự đồng thuận xã hội, tạo nên “hợp lực mạnh” của quần chúng
nhân dân, biến nó thành luồng tư tưởng chủ đạo trong đời sống xã hội. Việc
chỉ ra những vấn đề bất cập là cần thiết, song phải với cái nhìn tích cực mang
tính xây dựng. Nhà báo trước khi phản ánh thông tin phải xem xét một cách
thấu đáo, không được nóng vội quy chụp mà phải có cái nhìn toàn cục, đặt lợi

ích tập thể, lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia lên trên; quyết bỏ qua những toan
tính nhỏ nhen; thông tin vấn đề vào lúc nào, thông tin như thế nào là cả một
vấn đề mà ở đó rất cần năng lực nghề nghiệp, tư duy sáng tạo và bản lĩnh
chính trị của nhà báo. Nhà báo không làm chính trị nhưng làm báo là làm
chính trị nên mỗi phóng viên cần có “trái tim nóng và cái đầu lạnh”, thông tin
phải được chọn lọc và phản ánh vấn đề đúng sự thật khách quan, vì chỉ cần sự
thật không được phản ánh đầy đủ thì sẽ tạo ra cái nhìn thiên lệch.
Sức mạnh thông tin của báo chí có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống xã
hội. Ví dụ như vụ việc tư thương đầu cơ gây nên cơn sốt ảo về giá gạo vừa
qua, báo chí đã kịp thời gặp gỡ các cơ quan chức năng thông tin làm rõ là an
ninh lương thực chúng ta hoàn toàn bảo đảm, đây chỉ là những tin đồn thất
thiệt của những kẻ đầu cơ, các cơ quan quản lý nhà nước kịp thời vào cuộc đã
góp phần ổn định tình hình giá cả thị trường. Và, chỉ cần sự nóng vội khi xử
lý thông tin, một cơ quan báo chí đưa tin không đúng rằng trong quả bưởi có
chất gây ung thư đã gây khốn đốn cho người dân trồng bưởi hay vụ thịt lợn có
chất tạo nạc đã gây ra tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng, gây thiệt hại
rất lớn cho người chăn nuôi. Vụ việc Tiên Lãng, Hải Phòng với nông dân
Đoàn Văn Vươn đầu năm 2012 là một ví dụ về vai trò phản biện, sự tác động
7


mạnh mẽ của báo chí đối với các chính trị gia và dư luận xã hội. Và dù không
nói ra, cũng cần phải công nhận rằng nếu báo chí hoạt động đúng như những
gì mà tự thân nó cần phải như thế, sẽ có nhiều vụ việc sai phạm như Tiên
Lãng, Hải Phòng được phanh phui, xã hội bớt đi những ung nhọt, những tâm
tư không thể giải phóng. Do đó, nhà báo cần ý thức một cách đầy đủ trách
nhiệm cá nhân khi phản ánh những vấn đề xã hội.
Thông tin báo chí vì thế cần phải góp phần định hướng dư luận xã hội.
Khi đứng trước một vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, bên cạnh trách
nhiệm thông tin kịp thời, nhà báo phải đặt trách nhiệm công dân, trách nhiệm

xã hội lên trên; tức là trăn trở, tìm hiểu và lý giải vấn đề một cách thấu đáo
với cái nhìn sắc nét, biện chứng. Cách đưa thông tin của nhà báo làm sao giúp
độc giả nhìn vấn đề dưới một góc nhìn trọn vẹn nhất, từng câu, từng chữ phải
được cân nhắc sao cho khách quan, trung thực. Từ đó, giúp độc giả có những
suy nghĩ, tình cảm, hành động đúng để bảo vệ cái tốt, cái tiến bộ, đấu tranh
với cái xấu, cái ác. Đồng thời, báo chí cần tỏ rõ thái độ ủng hộ cái tốt, cái tích
cực và đấu tranh không khoan nhượng với những tiêu cực trong đời sống xã
hội. Làm được như thế, báo chí và nhà báo đã góp phần trong định hướng dư
luận xã hội, tạo ra những luồng dư luận tích cực làm lành mạnh hoá đời sống
xã hội, tạo đà khai thác tốt sức mạnh nội lực cho quá trình phát triển phát triển
kinh tế - xã hội của từng địa phương và của cả nước. Đó chính là góp phần
vào hoat động tư tưởng của Đảng.
Công tác tuyên truyền và định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện
nay đang có nhiều thuận lợi thể hiện ở chỗ bầu không khí dân chủ mở rộng
ngày càng được nâng cao, sự đồng lòng, nhất trí trong các tầng lớp nhân dân
đối với các chủ trương, đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà
nước được thể hiện rất rõ nét, những thành tựu tăng trưởng và phát triển kinh
tế - xã hội, giáo dục, y tế, ngoại giao, khoa học kỹ thuật đang tạo ra những
động lực mới cho sự phát triển toàn diện, vai trò của các tổ chức chính trị - xã
hội, các tổ chức đoàn thể quan trọng hơn, có uy tín ngày càng cao trong đời
8


sống nhân dân. Báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng, các ấn
phẩm, xuất bản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú tạo điều kiện chủ động
thông tin cho mọi người dân trong quá trình học tập, lao động và sản xuất.
Bên cạnh đó công tác định hướng dư luận xã hội trong giai đoạn hiện
nay cũng gặp không ít những khó khăn, đặc biệt dưới sự tác động của kinh tế
thị trường, lối sống cá nhân ích kỉ, vụ lợi xuất hiện và đang len lỏi, thâm nhập
vào các cá nhân, các nhóm xã hội. Sự phân tán về tư tưởng có dấu hiệu gia

tăng, sự phân hoá về mức sống, về quan điểm, tư tưởng trong các nhóm xã
hội, các giai tầng xã hội đang là nguyên nhân tạo ra sự khác biệt trong nội bộ
các nhóm, các tổ chức xã hội.
Xét dưới góc độ của công tác tuyên truyền, việc sử dụng đội ngũ công
tác viên, thông tin viên, tuyên truyền viên, báo cáo viên và những người có uy
tín trong cộng đồng trong những năm qua đã đạt được những kết quả rất quan
trọng song vẫn còn nhiều điểm hạn chế về cơ chế đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ chuyên môn, bản lĩnh chính trị; về chất lượng và hiệu quả của công tác
thông tin tuyên truyền; về trình độ, năng lực và kinh nghiệm trong quá trình
nắm bắt, phản ánh, định hướng các luồng dư luận xã hội cũng đang là những
vấn đề cần xem xét, đối mới cho phù hợp với thực tiễn hơn.
Xét ở một khía cạnh khác, để đánh giá về hiệu quả định hướng dư luận
của báo chí, có ý kiến cho rằng: “Một nhược điểm của báo chí là nhiều khi
còn phản ứng chậm trước các vụ việc nhạy cảm, để báo chí nước ngoài, các
trang thông tin không chính thống trên mạng internet chiếm lĩnh trận địa
thông tin, hướng dẫn dư luận trong nước”. (Vũ Minh Thuyết, nguyên Phó
Chủ tịch Ủy ban Văn hóa...)
Thước đo giá trị của báo chí mang lại cho xã hội, xét cho cùng chính là
khả năng tác động của nó. Sự ảnh hưởng ấy phụ thuộc rất nhiều yếu tố như
thể chế chính trị- văn hoá- kinh tế… Xã hội càng dân chủ, sự tác động ấy
càng được sáng tỏ. Hiệu quả tác động của báo chí - truyền thông được thể
hiện qua nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng xã hội, của nhân dân
9


nói chung về những vấn đề cơ bản, bức xúc, thiết thực của tiến trình phát triển
kinh tế - xã hội cũng như việc hình thành nhân cách và diện mạo văn hoá của
mỗi cá nhân…. Những chuyển biến về nhận thức, thái độ và hành vi của đông
đảo nhân dân phù hợp với mục đích, yêu cầu tác động của báo chí là tập hợp
những kết quả và hiệu ứng xã hội cụ thể thể hiện hiệu quả tác động của báo

chí. Như vậy, thông qua quá trình chuyển tải thông tin, tạo dư luận xã hội
bằng niềm tin và khơi dậy sự đồng thuận trong toàn xã hội, báo chí đã góp
phần thúc đẩy sự đoàn kết, nhất trí trong các tầng lớp nhân dân để cùng nhau
giải quyết những vấn đề đặt ra của cuộc sống. V.V Vôrôsilôp trong cuốn
“Nghiệp vụ báo chí Lý luận và thực tiễn” cũng thống nhất cho rằng : “Thước
đo tính hiệu quả trong báo chí chính luận là những thay đổi diễn ra trong ý
thức của đông đảo quần chúng, trong tình trạng tâm lý, trong nỗ lực ý chí,
trong hệ thống kiến thức, chính kiến”.
Quá trình phản ánh dư luận xã hội không phải là bê nguyên xi mà là có
chọn lọc. Chọn lọc làm sao không làm cho nó thành đơn giản hóa, một chiều,
khô cứng. Do đó, phản ánh dư luận xã hội đi liền với việc tuân thủ nguyên tắc
tính chân thật của hoạt động báo chí, phải phản ánh đúng bản chất của cuộc
sống trong xu thế vận động, phát triển nó. Phản ánh thế nào, khen và biểu
dương thế nào mà không tô hồng, chê thế nào, phê phán thế nào mà không bôi
đen. Vấn đề là ở chỗ cách thức lựa chọn, mức độ và cách thức phản ánh. Đấy
chính là nghệ thuật truyền tin của báo chí. Một ví dụ nhỏ trong việc đưa tin
một người đàn ông ở Tuynidi vì bất bình với Chính phủ mà tự thiêu đã dẫn
đến những cuộc biểu tình chống chính quyền đẫm máu lan ra ở 18/ 24 nước
Bắc Phi và Trung Đông hay sự lan truyền phong trào “Chúng tôi là 99%” cuối
năm 2011 để chống lại 1% người giàu nhưng chiếm tới 99% của cải xã hội.
Thông qua hệ thống báo chí, mạng xã hội như twitter, facebook, Myspace…
cuộc biểu tình “Chiếm phố Wall” ở New York lan truyền khắp mọi nơi. Nó
như vết dầu loang khắp 150 thành phố ở nước Mỹ, 1.500 thành phố của 82
quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc năm châu lục.
10


Hay tại một vụ việc khác như: Vụ buôn lậu sừng tê giác:
Vụ án buôn lậu sừng tê giác tuy giá trị về vật chất không quá lớn ( vài
chục nghìn đô la), nhưng lại là một cú hích rất nặng nề đối với nền Ngoại giao

giữa Việt Nam và Nam Phi.
Bản tin 50/50 của kênh truyền hình SABC- Nam Phi, đã ghi được tận
cảnh viên sứ quán Việt Nam tại thủ đô Pretoria đang giao dịch sừng tê giác
với một tay buôn lậu ngay trước cửa tòa sứ quán.
Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi là ông Trần Duy Thi xác nhận người của
sứ quán xuất hiện trọng đoạn băng chính là bà Bí thư thứ nhất Võ Mộc Anh.
Ông cho biết, nữ cán bộ này đã thừa nhận mình là người trong đoạn băng
nhưng kiên quyết khẳng định không tham gia buôn sừng tê giác.
Chương trình cũng cho biết thêm, tháng 7 năm 2007, hai công dân Việt
Nam từng bị bắt tại sân bay Nam Phi do mang theo 4 chiếc sừng tê giác. Hồi
đầu năm, 18 kg sừng tê giác cũng bị thu giữ khi được vận chuyển từ Nam Phi
về Hà Nội.
Đại sứ Thi nói rằng việc làm trên đã làm mất uy của Việt Nam vì xảy ra
ngay trước của cơ quan đại diện của Việt Nam. Đoạn phim còn chiếu lá cờ đỏ
sao vàng bay phấp phới và những lời bình khó lọt tai về tệ nạn buôn lậu sừng
tê giác của người Việt.
Vụ biểu tình chống Trung Quốc trên biển Đông
Ngày 5/6/2011 tại 2 thành phố là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh diễn ra
các cuộc biểu tình phản đối những hành động của Trung Quốc trên Biển
Đông, với sự tham gia của hàng nghìn người.
Truyền thông Việt Nam thời điểm đó hầu như im ắng trước sự kiện này,
các kênh chính thống gọi đó là “tụ tập đông người một cách bột phát”. Đài Hà
Nội ngày 21 và 22/8 đã gọi những người biểu tình chống Trung Quốc là
“phản động”: “…việc tham gia biểu tình lại trở thành tấm bia che chắn cho
các thế lực thù địch phản động đằng sau ráo riết chia rẽ khối đại đoàn kết,
kích động tư tưởng hằn thù dân tộc…”. Phát ngôn của Đài Hà Nội khiến
11


những người biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội bức xúc đã phát đơn

khiếu nại.
Lợi dụng cơ hội này, các trang mạng không chính thống và báo chí
nước ngoài đã tung lên những bình luận xuyên tạc, bôi xấu chính sách của
Lãnh đạo Việt Nam về vấn đề Biển Đông và người biểu tình.
Trang Blog Nguyễn Hữu Vinh, trong bài “Tản mạn về biểu tình chống
Trung Quốc xâm lược và vụ kiện Đài TH Hà Nội của các nhân sĩ, trí thức”
cho rằng cái mà chính quyền thực sự lo ngại không chỉ là quan hệ với nước
láng giềng Trung Quốc xấu đi. “Lòng yêu nước của người dân Việt như sóng,
như biển. Nếu những ngọn sóng đó có cơ hội kết lại với nhau, nó không chỉ
nhấn chìm bè lũ cướp nước, bè lũ xâm lược, mà bè lũ tay sai bán nước cũng
sẽ bị quét sạch ra Biển Đông.”
Vì vậy, những cuộc biểu tình đó đương nhiên gây khó chịu, gây lo sợ
cho nhà cầm quyền và nhất định phải ra tay. Nhưng sự ra tay này thể hiện sự
lúng túng, bất nhất và không có lý.
Vì danh không chính nên ngôn không thuận, những hành động, lời nói
của quan chức Hà Nội và lực lượng công an, những người trấn áp, bắt bớ
biểu tình đi ngược nhau 180 độ. Những lời nói và hành động của cả hệ thống
cầm quyền Hà Nội cũng lúng túng như ngậm hột thị khi giải thích một cách
khiên cưỡng nhằm trấn áp và ngăn chặn biểu tình yêu nước hợp pháp của
người dân bằng một văn bản vô giá trị pháp luật.”
Trang web Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, Thứ Tư ngày 6/6/2011 đăng bài của
Blogger Nguyễn Hưng Quốc “Sao lại thù hận những người yêu nước như
vậy?” viết:
“Sự sợ hãi ấy của chính quyền có thể hiểu được. Thật ra, bất kì chính
phủ độc tài nào cũng khiếp sợ điều đó. Không có chính quyền độc tài nào
muốn dân chúng tụ tập thành đám đông cả. Ngay việc tụ tập trong nhà hay
trong các quán cà phê cũng khiến họ e ngại, đừng nói gì đến các cuộc tụ tập
công khai ngoài đường phố. Bởi vậy, không có gì lạ khi đối diện với những
12



cuộc biểu tình tương tự, dù có chính nghĩa đến mấy, chính quyền cũng tìm
cách dẹp tan. Chuyện độc lập dân tộc là chuyện lâu dài, còn chuyên an nguy
của chế độ lại là chuyện trước mắt. Bất cứ tên độc tài nào, tự bản chất, đều
chạy theo cái lợi trước mắt như thế.”
Vụ biểu tình chống Trung Quốc một lần nữa cho thấy việc định hướng
dư luận về các vụ việc nhạy cảm của báo chí Việt Nam còn rất yếu. Nếu có
nhiều hơn những đánh giá, bình luận mang tầm khái quát, phân tích rõ bản
chất sự kiện biểu tình chống Trung Quốc thì có lẽ báo chí đã có thể định
hướng dư luận xã hội một cách tích cực hơn thay vì im lặng hay chỉ trích hành
động biểu tình của dân chúng.

13


CHƯƠNG 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỊNH HƯỚNG
DƯ LUẬN XÃ HỘI
Để nâng cao hiệu quả công tác thông tin, định hướng dư luận xã hội
của báo chí cần phải chú trọng đến những vấn đề sau:
Thứ nhất: Lãnh đạo các tổ chức, đơn vị trước hết phải nắm bắt kịp thời
các sự kiện, hiện tượng mang tính thời sự liên quan đến tổ chức, đơn vị mình,
các sự kiện, hiện tương liên quan đến lợi ích của giai cấp, quốc gia dân tộc
cũng như nắm bắt và làm chủ được dư luận xã hội về sự kiện, hiện tượng đó
để làm cơ sở cho việc định hướng dư luận xã hội.
Thứ hai: Đánh giá khách quan hệ quả và sự tác động của báo chí, các
phương tiện truyền thông đại chúng đối với các nhóm công chúng và dự báo
được những phát sinh từ hệ quả tác động của báo chí. Những tình huống có
thể phát sinh bao gồm cả những phản ánh tích cực hay phản ánh tiêu cực,
đồng thuận hay không đồng thuận, ủng hộ hay phản đối … về một nôi dung
thông tin nào đó được cung cấp đến công chúng .

Thứ ba: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội, trong
đó việc nghiên cứu cần phải làm rõ tính quy luật và những nhân tố ảnh hưởng
đến quá trình phát sinh các luồng ý kiến khác nhau cũng như cơ sở khoa học
để đánh giá, phán xét một luồng ý kiến nào đó, nâng cao vai trò chức năng dự
báo, chức năng phản biện xã hội trong các nghiên cứu dư luận xã hội. Việc
nắm bắt dư luận xã hội cần tuân thủ chặt chẽ các khâu, các công đoạn, các
yêu cầu kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu đảm bảo tính khách quan và
khoa học trong quá trình thu thập thông tin.
Thứ tư: Định hướng dư luận xã hội cũng là việc minh bạch hoá các
nguồn thông tin, hạn chế nhận thức sai lệch và loại bỏ tin đồn thất thiệt trong
xã hội. Điều này cũng đòi hỏi đội ngũ công tác viên, thông tin viên, tuyên
truyền viên, báo cáo viên và những người có uy tín trong cộng đồng phải có
năng lực nhất định trong việc phân tích đánh giá, phán xét các sự kiện xã hội,
14


phân biệt rõ giữa dư luận xã hội và tin đồn cũng như những tác động tiêu cực
của tin đồn trong đời sống xã hội. Nâng cao khả năng dự báo, tham mưu trong
quá trình nghiên cứu nắm bắt dư luận xã hội.
Nhà báo cần ý thức một cách đầy đủ trách nhiệm cá nhân khi phản ánh
những vấn đề xã hội. Khi đứng trước một vấn đề nảy sinh trong đời sống xã
hội, bên cạnh trách nhiệm thông tin kịp thời, nhà báo phải đặt trách nhiệm
công dân, trách nhiệm xã hội lên trên; trăn trở, tìm hiểu và lý giải vấn đề một
cách thấu đáo với cái nhìn sắc nét, biện chứng. Cách đưa thông tin của nhà
báo phải giúp độc giả nhìn vấn đề dưới một góc nhìn trọn vẹn nhất, từng câu,
từng chữ phải được cân nhắc sao cho khách quan, trung thực. Từ đó, giúp độc
giả có những suy nghĩ, tình cảm, hành động đúng để bảo vệ cái tốt, cái tiến
bộ, đấu tranh với cái xấu, cái ác. Đồng thời, báo chí cần tỏ rõ thái độ ủng hộ
cái tốt, cái tích cực và đấu tranh không khoan nhượng với những tiêu cực
trong đời sống xã hội.


15


KẾT LUẬN
Lý luận báo chí Mác – Lênin và thực tiễn hoạt động của báo chí chỉ ra
rằng, hai trong những chức năng cơ bản của báo chí là chức năng tư tưởng;
giám sát, phản biện và quản lý xã hội nhưng hơn cả là sự tác động vào xã hội
để nó phát triển với một tầng nấc cao hơn. Ở bình diện toàn xã hội, “nhiệm vụ
đặt ra cho công tác tư tưởng chính là liên kết những thành viên riêng rẽ của xã
hội thành một khối thống nhất trên cơ sở lập trường chính trị chung, thái độ
trách nhiệm tích cực nhằm thực hiện những mục tiêu chung.
Báo chí thông qua việc khơi nguồn, phản ánh và xét cho cùng, nó phải
đạt được mục đích là định hướng dư luận xã hội, tạo ra nhận thức cho xã hội,
làm thay đổi hành vi của công chúng nhằm tạo ra hiệu quả xã hội mà báo chí
mong muốn. Để làm được điều đó thì yêu cầu trước hết là khả năng nhìn nhận
và thẩm định đời sống hiện thực một cách có hệ thống. Đời sống hiện thực vô
cùng phong phú, phức tạp và đa dạng. Mỗi sự kiện, hiện tượng diễn ra trong
điều kiện lịch sử cụ thể với những hình thức, tính chất, nội dung và phương
thức khác nhau.
Hoạt động báo chí cần bám sát hiện thực xã hội, phản ánh một cách
khách quan, trung thực những vấn đề xã hội, tạo ra luồng dư luận xã hội chính
thống, vạch trần những mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch. Mặt trận tư
tưởng-văn hoá, hơn bao giờ hết là nơi đầy thử thách và cam go, rất cần sự
sáng suốt, bản lĩnh chính trị của đội ngũ những người làm công tác tư tưởng
mà báo chí là một trong những lĩnh vực mũi nhọn, xung kích, các nhà báo là
chiến sĩ trên mặt trận này.

16



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS,TS Nguyễn Văn Dững, Báo chí và dư luận xã hội, NXB Lao
Động, 2012
2. 2. PGS. TS Nguyễn Văn Dững, Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao
Động, 2012.
3. E.P.Prôkhôrôp, Dịch giả: Đào Tấn Anh - Đới Thị Kim Thoa, “Cơ sở
lý luận của báo chí”, NXB Thông Tấn, 2004
4.
5. />6. Phúc Nguyên (2009), “Muốn định hướng dư luận, phải giành quyền
chủ động thông tin”, Tạp chí Tuyên giáo, số 6
7. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học báo chí, Nxb Trẻ, TpHCM
8. Nguyễn Đình Tấn (2000), Giáo trình Xã hội học trong quản lý, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, H
9. Nguyễn Đình Tấn, Lê Ngọc Hùng (2004), Xã hội học hành chính –
nghiên cứu giao tiếp và dư luận luận xã hội trong cải cách hành chính Nhà
nước, Nxb Lý luận chính trị, H

17



×