Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm. Mầm non 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 37 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với trẻ mầm non, mà đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo việc giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ là quan trọng và rất cần thiết là “điểm khởi đầu” của quá trình hình
thành nhân cách con người.Trong quá trình phát triển nhân cách trẻ được phát triển
tồn diện, có khả năng thích ứng chống chọi với mọi biến cố trong xã hội, biết tự
khẳng định mình trong cuộc sống, do đó cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để trẻ
có những nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ, từ
khi trẻ đang chập chững bước những bước đầu tiên vào đời, đang từng bước “ học
làm người” nếu các kỹ năng sớm được hình thành thì trẻ sẽ có nhân cách phát triển
tồn diện và bền vững. Kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình
thành hành vi mới.
Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình. Việc chăm sóc giáo
dục và bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình.
Giáo dục trẻ em ngay từ đầu là vơ cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục ,nhằm
hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện cho trẻ. Sản phẩm của giáo
dục là con người ,mà có con người là có mục tiêu ,động lực của sự phát triển của
đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ.
Như chúng ta đã biết, cuộc sống hiện đại mang đến cho chúng ta nhiều tiện
ích, sự thoải mái nhưng cụng tiềm ẩn những mối nguy hiểm đặc biệt là đối với trẻ
con. Điều này đòi hỏi trẻ phải có những kỹ năng ứng xử các tình huống có thể xảy
ra để bảo vệ bản thân mình. Ngay từ khi sinh ra bố mẹ đã cố gắng tạo ra một mơi
trường an tồn cho trẻ. Song trên thực tế hiện nay, xã hội đang từng ngày phát triển
đồng nghĩa với việc trẻ em đứng trước nhiều mối nguy hiểm. Bởi vậy, cha mẹ
thường sợ hãi ngăn cấm con trước những rủi ro nhưng lại quên giải thích cho con
hiểu nguyên nhân và cách phòng vệ, hậu quả xảy ra. Điều này khiến trẻ dễ trở
thành nạn nhân nếu như không được trang bị kiến thức tự bảo vệ bản thân.
Vì vậy, dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân giúp trẻ tư duy, phán đốn được
những nguy hiểm có thể xảy ra. Hoặc trẻ có thể vạch ra cho mình khu vực an tồn
để chơi ,để khám phá mọi thứ xung quanh.
Do đó, việc dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 4 - 5 tuổi là rất cần thiết.
Từ thực tế trên, tôi thiết nghĩ nếu chúng ta làm tốt việc giáo dục kỹ năng bảo vệ


bản thân cho trẻ trong mọi hồn cảnh chính là giúp trẻ tư duy, phán đốn được
những nguy hiểm có thể xảy ra và tìm các tránh xa. Trẻ được trang bị kỹ năng tự
bảo vệ bản thân trẻ sẽ tự tin hơn, chủ động và biết cách ứng xử trong cuộc sống,
làm chủ được cuộc sống, giúp trẻ có được những kinh nghiệm trong cuộc sống,
biết được những điều nên làm và không nên làm, khơi gợi khả năng tư duy sáng
tạo của mình giúp trẻ trở thành con người mới, năng động, sáng tạo, đặt nền tảng
để trẻ trở thành người có trách nhiệm với bản thân và xã hội.
Bản thân là một giáo viên mầm non tôi nhận thấy hoạt động này có ý nghĩa
quan trọng và rất cần thiết đối với trẻ mầm non và nhất là trẻ 4-5 tuổi hiện nay vì
1


vậy tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm mà tôi cho là tâm
đắc với đề tài “Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ
4 – 5 tuổi trong trường mầm non”.
Nhằm giúp cho trẻ có được sự trải nghiệm những kinh nghiệm sống của
người lớn từ đó có những kỹ năng cần thiết để có thể vượt qua những khó khăn
trong cuộc sống. Trẻ biết vận dụng, biến những kiến thức của mình để giải quyết
những khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp.
PHẦN II: NỘI DUNG
1.

Cơ sở khoa học

*Cơ sở lý luận:
Như chúng ta hiểu “ Kỹ năng bảo tự vệ bản thân” là những hiểu biết của một
người về những sự việc xung quanh cũng như cách để có hành động đúng,an tồn
đối với sự vật đó. Hiện nay trên cả nước có 4,8 triệu trẻ em ( theo số liệu của Bộ
GD&ĐT) được chăm sóc và giáo dục trong cơ sở trường mầm non. Nhiệm vụ bảo
vệ cả thể chất và tinh thần cho trẻ là nhiệm vụ hết sức quan trọng, bên cạnh đó cơ

sở giáo dục mầm non cịn phải giáo dục trẻ các kỹ năng sống, các kỹ năng tự bảo
vệ bản thân trước những nguy hiểm ngồi xã hội.
Có nhiều cơng trình khoa học đã chứng minh rằng: Giáo dục kỹ năng,
những thói quen tốt cho trẻ từ lúc đầu đời là chìa khố thành cơng cho tương lai
của mỗi đứa trẻ.
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là một trong những nhóm kỹ năng sống. theo
Bộ giáo dục & Đào tạo thống nhất quan điểm của UNICEF, kỹ năng sống là cách
tiếp cận giú thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Trong quá trình phát triển nhân
cách nếu trẻ được sớm hình thành và tơn vinh các giá trị đích thực của mình thì các
em sẽ có một nhân cách phát triển một cách toàn diện, bền vững, có khả năng thích
ứng và chống chọi mọi biến cố của xã hội…Bên cạnh trẻ em đang trong giai đoạn
học tập,tiếp thu , lĩnh hội những giá trị của cuộc sống để phát triển nhân cách, do
đó cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù
hợp ngay từ khi cịn nhỏ. Kỹ năng sống thay đổi theo nền văn hóa và hồn cảnh xã
hội. Vì vậy, trong q trình dạy kỹ năng sống phải xem xét các yếu tố văn hóa và
xã hội có ảnh hưởng đến việc ra quyết định hay lựa chọn hàng động. Kỹ năng sống
được học tốt nhất thơng qua hoạt động tích cực của trẻ, đối với trẻ mầm non, trẻ
thường học các hành vi thông qua việc bắt chước…lâu dần trở thành kỹ năng của
trẻ.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động vui chơi, học tập,
chăm sóc sức khỏe, lễ hội, tham quan…Mỗi hoạt động có ưu thế riêng đối với việc
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, giúp trẻ có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống cũng
như tự tin xử lý các tình huống xảy ra, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ.
2


Do đó, cần thiết phải dạy kỹ năng sống cho trẻ ở độ tuổi mầm non. Để giúp
trẻ mạnh dạn ,tự tin hơn trong cuộc sống. Nhưng để có được kỹ năng sống trẻ cần
có một thời gian luyện tập thường xuyên, có sự hỗ trợ của người lớn và bạn bè.
Tuy nhiên, về mặt tâm lý, cũng như thực tế cho thấy, kết quả của giáo dục kỹ

năng , phẩm chất nhân cách, đạo đức cho trẻ em cần sự phối hợp của nhiều yếu tố (
gia đình, nhà trường và xã hội ).
* Cơ sở thực tiễn:
Xã hội ngày càng hiện đại và phát triển mang đến cho cuộc sống con người
nhiều tiện ích nhiều điều thú vị nhưng cũng rất tiềm ẩn những mối nguy hiểm đặc
biệt nhất là đối với trẻ em. Vì vậy địi hỏi mỗi đứa trẻ phải có kỹ năng bảo vệ bản
thân mình trước những nguy cơ nguy hiểm rình rập.
Ngay từ khi sinh ra trẻ đã được lớn lên trong sự bao bọc của gia đình là mơi
trường an tồn cho sự phát triển của đứa trẻ, bố mẹ đã tạo cho trẻ một mơi trường
an tồn, từ khi nằm trong nôi chưa biết đi đến khi đứa trẻ biết đi chập chững và đi
thành thạo, chạy nhảy…. Theo thời gian đứa trẻ lớn dần lên lại tò mò khám phá
những điều mới lạ xung quanh .Nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non trẻ đang phát triển
nhanh và mạnh mẽ cả về thể lực và trí lực cũng như tồn bộ cơ thể. Đó là giai đoạn
khám phá, trải nghiệm và hình thành những kỹ năng cần thiết cho cả cuộc đời và
ln có sự mày mị tìm hiểu trong cuộc sống hàng ngày. Trong khi đó trẻ chưa có
kinh nghiệm trong việc phòng tránh tai nạn và đảm bảo an tồn cho chính mình
dẫn tới trẻ có thể bị mất an tồn bất cứ lúc nào.
Lúc này vai trị của bố mẹ, người thân, cô giáo là quan trọng đối với trẻ cần
trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự
tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu muôn vẻ.
2. Thực trạng:
Năm học 2020 - 2021 bản thân tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp
mẫu giáo 4 tuổi, với tổng số là 43 trẻ, bước vào thực hiện đề tài này tôi gặp những
thuận lợi và khó khăn sau đây:
* Thuận lợi :
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện
tốt nhất về cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học.
- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ khỏe, năng động, nhiệt tình, tâm huyết với
nghề, có trình độ chun mơn cao, hiểu được đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ lứa
tuổi 4-5 tuổi.

- Trẻ được học hai buổi trên ngày và ăn nghỉ bán trú tại trường nên trẻ khỏe
mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, ngoan ngoãn đã tiếp thu được một số kiến thức, kỹ
năng nhất định về giáo dục lễ giáo, kỹ năng sống và kỹ năng bảo vệ bản thân cho
mình.
3


- Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ trong tất cả các hoạt động của cô và trẻ về vật
chất cũng như tinh thần. Một số phụ huynh quan tâm lo lắng đến việc chăm sóc
giáo dục trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc ủng hộ mua sắm đồ dùng đồ
chơi cho trẻ.
* Khó khăn:
Sau khi tiếp nhận lớp học tơi tìm hiểu đặc điếm cá nhân từng trẻ trong lớp ,
có một số cháu cịn nhút nhát tự ti, một số cháu lại quá hiếu động nên khiến tơi gặp
khó khăn trong khi rèn kĩ năng tự bảo vệ bản thân.
- Các đề tài giáo dục về kỹ năng sống chưa được đưa vào chương trình giáo
dục nhiều, việc lồng ghép kỹ năng sống vào các hoạt động trong ngày cịn hạn chế.
- Chưa tạo được mơi trường phong phú trong và ngoài lớp để giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ.
- Hầu hết các đề tài về giáo dục trẻ kỹ năng sống chưa được các giáo viên
quan tâm nhiều mà chỉ quan tâm đến việc học toán, bài thơ, bài hát câu chuyện…
cho trẻ . Giáo viên chưa thực sự phối hợp được với phụ huynh để rèn kỹ năng sống
cho trẻ. Phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ .
- Công tác phối hợp với giáo viên để giúp trẻ có được kỹ năng sống chưa
thường xuyên và hiệu quả. Phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc rèn kỹ năng
sống nhiều nên cứ làm hộ trẻ cho nhanh không để trẻ tự làm, tự xử lý tình huống
khi trẻ gặp phải.
- Hầu hết trẻ trong lớp được cha mẹ cưng chiều, làm hộ nên việc sử dụng
dụng cụ, đồ dùng cá nhân chưa thành thạo còn ỉ lại vào cô, bạn khá và chưa chủ
động, rụt rè trong các sự việc, hành động hàng ngày, xử lý tình huống.

- Kỹ năng tự bảo vệ bản thân, ứng xử, thích ứng khi có vấn đề nảy sinh trong
cuộc sống của trẻ cịn hạn chế. Chưa có kỹ năng hợp tác, tạo được nhiều mối quan
hệ trong cuộc sống.
- Trong lớp cịn một số trẻ chưa có thói quen chờ đến lượt và khơng thích
tham gia vào các hoạt động tập thể, chưa có kỹ năng hợp tác. Một số trẻ được bố
mẹ nng chiều từ nhỏ, ít có cơ hội hoạt động với dụng cụ nên sử dụng đồ dùng
còn lúng túng.
Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ kết quả đạt được như sau:
* Khảo sát đầu năm của lớp tơi.
Số trẻ biết xử lý tình
huống trong các
trường hợp cần thiết

Số trẻ có kỹ
năng kiểm
sốt cảm xúc

Số trẻ có
kỹ năng
hợp tác

Số trẻ có kỹ
năng giữ an
tồn cá nhân

Đầu

Số trẻ

29/43


22/43

33/43

27/43

năm học

Tỷ lệ %

67,4 %

51,2 %

76,7%

62,7 %

Nội dung

4


3. Nội dung, cách thức thực hiện.
Qua khảo sát ban đầu như trên, tôi thấy kết quả trên trẻ chưa cao là điều tôi
cần phải suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống tự bảo vệ bản thân cho trẻ
4- 5 tuổi nên trong năm học này tôi đã áp dụng những biện pháp sau:
3.1. Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung, lập kế hoạch giáo dục kỹ năng tự
bảo vệ bản thân vào từng chủ đề cụ thể.

Để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ đạt hiệu quả thì việc lựa
chọn các đề tài giáo viên cần mạnh dạn nghiên cứu đưa vào chương trình những
nội dung phù hợp kích thích được trẻ vào hoạt động trải nghiệm từ đó trẻ mới có
kinh nghiệm trong cuộc sống để bảo vệ bản thân trong mọi tình huống, trong mọi
hồn cảnh.
Thực tế cho thấy việc rà soát lựa chọn đề tài giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản
thân cho trẻ của các giáo viên nói chung và bản thân tơi nói riêng cịn rất hạn chế,
cịn mang tính lý thuyết chưa lên được cho lớp mình những đề tài phù hợp, chưa
nắm bắt được khả năng nhận thức của trẻ để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân
cho trẻ đạt hiệu quả. Hiểu rõ được điều này nên ngay từ đầu năm học vào tháng 8
tôi đã cùng với các giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch rà soát, lựa chọn các đề
tài giáo dục kỹ năng sống nhất là kỹ năng giáo dục tự bảo vệ bản thân cho trẻ trong
từng chủ đề cụ thể.
Chủ đề

Tên đề tài

Nội dung đề tài

Trường mầm “Bé với đồ chơi” -Trẻ nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi, cách
non
chơi, các đồ chơi nguy hiểm và cách phòng
tránh các đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm cho
bản thân
Bản thân

- “Bé đã lớn rồi”

Giáo dục kỹ năng tự chăm sóc bảo vệ bản
thân, kỹ năng tự phục vụ mình và giúp đỡ

người khác (ăn uống, mặc quần áo, đi giày,
dép, thu xếp đồ dùng cá nhân, vệ sinh phịng,
lớp học…) và kỹ năng và có ý thức giữ gìn,
bảo vệ các bộ phận trên cơ thể.

- “Bé tự giới
thiệu về bản
thân”:

- Trẻ giới thiệu tên, tuổi, giới tính, học lớp,
trường, tên bố mẹ, địa chỉ...nếu bị lạc tìm đến
cơng an hoặc bảo vệ nói cho họ biết để họ
thơng báo…

- Câu chuyện
“Giấc mơ kì lạ”

Giáo dục trẻ “ăn uống đầy đủ để các giác
quan hoạt động…qua đó cơ chuyển tải những
thơng điệp q báu “kỹ năng tự nhận thức
bản thân”. Giải thích để trẻ hiểu tất cả các bộ
5


phận trên cơ thể đều rất quan trọng cần được
chăm sóc và bảo vệ. . Bảo vệ bản thân bằng
cách giữ gìn cơ thể sạch sẽ, đánh răng, rửa
mặt thường xuyên, không cho ai động đến,
không cho những vật lạ vào mắt, mũi, tai.


Gia đình

- “Bé sự dụng đồ - “Bé biết sử dụng các thiết bị điện an toàn”
dùng”
(quạt điện, điều hịa, điện thắp sáng, sử dụng
nước nóng lạnh,…), nhận biết và tránh những
đồ dùng nguy hiểm như bàn là, phích nước,
bếp lửa
-“Nhận biết mối - Giáo dục kỹ năng ứng phó với các tình
nguy hiểm và
huống xảy ra khi trẻ ở nhà một mình xảy ra
cách phịng
trong cuộc sống.
tránh”
-Trẻ biết những việc nên làm và không nên
làm khi bị lạc bố mẹ, biết xử lý tình huống
- “Bé ở nhà một khi bị lạc. Giáo dục trẻ luôn cẩn thận đi theo
bố mẹ kẻo bị lạc.
mình” “Khi
người lạ gõ cửa”. - Đặc điểm cấu tạo, cách sử dụng, công dụng

- “Khi bé bị lạc
trong siêu thị”

-“Không đi theo
người lạ và nhận
quà của người
lạ”
Phương tiện
giao thông


-Khi bé bị lạc
đường
- “Bé làm gì khi
qua đường”
- “Bé tham gia

của điện thoại để khi có người nhất là người
lạ gõ cửa hỏi bố mẹ thì trẻ sẽ vào gọi điện
cho bố mẹ, trẻ ghi nhớ số điện thoại của bố
mẹ để khi bị lạc đọc cho chú công an hoặc
bảo vệ…
- Khi đi chơi ở những nơi công cộng, đông
người các con khơng được chạy lung tung vì
rất dễ bị lạc và gặp người xấu. Khi bị lạc
chúng mình tìm người đáng tin cậy giúp đỡ
như cô bán hàng, chú bảo vệ, các con nhớ và
đọc số điện thoại, địa chỉ gia đình để thơng
báo trên loa hoặc đứng n một chỗ và chờ
bố mẹ đến và chúng mình chỉ nhận quà khi
được bố mẹ cho phép.
- Giáo dục kỹ năng biết tìm kiếm sự giúp đỡ,
ra quyết đinh, ứng phó với căng thẳng
- Bảo vệ bản thân với một số phương tiện
giao thơng, đi đúng làn đường...
- Trẻ tìm hiểu và biết được một số loại biển
báo cơ bản, một số loại đường cơ bản, một số
6



Thế giới
động vật

giao thơng”

người có vai trị trong việc điều hành giao
thông, cách sang đường cũng như cách đi qua
các ngã ba, ngã tư Kỹ năng bảo vệ bản thân
khi đi trên các phương tiện giao thông

- Những con vật
đáng yêu quanh


- Đặc điểm, ích lợi và tác hại của một số con
vật như chó, mèo... trẻ biết tự bảo vệ bản thân
khi tiếp xúc với các con vật.

- Côn trùng và


- Đặc điểm, ích lợi và tác hại của một số cơn
trùng như ong, bướm, bé làm gì khi thấy ong,
bụi phấn của con bướm....

- “Bé làm thí
nghiệm trồng
cây”

Thế giới

thực vật

- Quá trình phát triển của cây từ hạt, mơi
- Cây xanh và bé trường sống, ích lợi, cách chăm sóc bảo vệ
cây xanh. Thí nghiệm trồng cây trong nhà
kính, cây cần nước, cây cần ánh sáng...Gi
dục trẻ khơng trèo leo cây, không đu cành
cây...nguy hiểm cho bản thân.
- Nước với bé

- Bé với thiên
nhiên
Các
hiện tượng
tự nhiên

- Giáo dục các kỹ năng nhận thức: Đặt mục
tiêu, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, hợp
tác, bé trải nghiệm trồng cây qua đó trẻ biết
sự dụng các dụng cụ đúng cách khi tiếp xúc
với môi trường đất nước để tự bảo vệ bản
thân

- Các nguồn nước, ích lợi, đặc điểm tính chất
của nước. Cách bảo vệ trẻ khi đi chơi biển,
chơi ao, hồ, sông suối.
- Khám phá một vài đặc điểm, tính chất của
đất, đá, cát, sỏi, các hiện tượng lũ lụt, lốc
xoáy, động đất, bão......để trẻ biết cách chơi
và tự bảo vệ bản thân khi chơi với đất, đá,

cát, sỏi, biết các hiện tượng lũ lụt, lốc xoáy,
động đất, bão, mưa to, sấm sét thì trẻ phải
làm gì để trẻ ứng phó.

- Giáo dục trẻ khi xuống biển tắm phải đi
Chuyện: Chuyến cùng bố mẹ, khơng đi một mình, không đi ra
đi biển đáng nhớ xa.
- Bãi biển thường đông người, rất dễ bị lạc
nên không được tự đi chơi, tách xa người lớn.
7


Ở trường mầm non, việc đưa các đề tài chuyên biệt dạy trẻ kỹ năng tự bảo
vệ bản thân vào chương trình cịn hạn chế, hầu hết giáo viên chưa dám đưa những
đề tài dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân vào chương trình, mặt khác các nội dung
giáo dục lồng ghép vào các hoạt động còn đơn điệu chưa thực sự hiệu quả. Chính
vì vậy năm học này tơi đã được tìm hiểu và học tập, nghiên cứu các mô đun
thường xuyên và tôi đã đưa vào chương trình những đề tài giáo dục kỹ năng tự bảo
vệ bản thân chuyên biệt trên và tôi luôn chú trọng lồng ghép vào các hoạt động
trong ngày nhằm đảm bảo được mục đích giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho
trẻ.
Khi lên kế hoạch tôi luôn chú trọng vào mục tiêu cần đạt được ở các đề tài,
đưa ra các tình huống cho trẻ xử lý hiệu quả, các trò chơi phù hợp để trẻ tiếp thu
được các kiến thức, kỹ năng qua các tiết học một cách tốt nhất. Sau khi lên kế
hoạch tơi trình lên chun môn nhà trường, thống nhất phê duyệt để tôi lần lượt
đưa vào các hoạt động giáo dục tuần và ngày cho từng chủ đề để tổ chức cho trẻ
thực hiện.
Ngoài những đề tài trong hoạt động học của từng chủ đề ở những hoạt động
khác trong ngày tôi lựa chọn, xây dựng những tình huống, trị chơi phù hợp với
từng nội dung để giúp trẻ củng cố kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân.

3.2. Biện pháp 2: Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
bản thân thông qua các hoạt động.
a. Giáo dục các kỹ năng tự bảo vệ bản thân qua hoạt động đón – trả trẻ.
Tơi sử dụng phương pháp thực hành, trải nghiệm, hình thức nêu gương đánh
giá để trẻ thấy và thực hiện tốt hơn. Cụ thể ngay từ đầu năm tôi đã tập cho trẻ ý
thức tự cất đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp lúc vào lớp cũng như lúc ra về. Và tôi phân
công tổ trưởng sẽ kiểm tra xem bạn nào thực hiện chưa tốt, cuối ngày tôi sẽ đánh
giá và nêu gương bạn thực hiện tốt, đồng thời cũng khích lệ động viên cá nhân trẻ
có cố gắng. Tơi ln nhắc nhở trẻ khi cất đồ dùng đóng mở cửa tủ nhẹ nhàng,
khơng với, khơng đu tủ như vậy tủ sẽ nhanh hỏng và dễ đổ vào người trẻ và các
bạn gây tai nạn và luôn nhắc trẻ phải chơi ngoan với bạn biết yếu quý và bảo vệ tất
cả các bộ phận trên cơ thể mình, khơng được chạy nhảy q mức sẽ mất an tồn
cho mình và cho bạn. Khơng được cào cấu bạn nếu ai cắn cấu bạn sẽ bị phạt. Sau
đó tơi có thể đưa ra hình thức khen thưởng khác (cắm cờ, hoa, tặng quà) để trẻ thực
hiện tốt hơn. Từ đó việc cất đồ dùng khơng cịn là “hành động” mà trở thành “ý
thức”, trẻ tự thực hiện không cần phải đợi nhắc nhở hay kiểm tra và trẻ có ý thức
hơn. Tự biết lấy đồ và cất đồ của mình vào tủ an tồn.
b. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ thông qua hoạt động học.
Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi hầu hết trẻ chưa phân biệt được
những gì là nguy hiểm hay khơng nguy hiểm đối với mình. Chính vì vậy nên việc
giúp trẻ phân biệt những mối nguy hiểm luôn được tôi quan tâm, lồng ghép vào để
giáo dục trẻ qua hoạt động học, hay hoạt động vui chơi, hoạt động lao động, mọi
8


lúc mọi nơi...Để việc giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ được tốt, tôi đã lựa chọn ra
những mối nguy hiểm thường xảy ra trong gia đình, trường học như: Ổ điện, quạt
điện, bếp ga,phích nước nóng, bàn là…tơi thường tận dụng thời gian đón trẻ, hoặc
trong giờ hoạt động chiều để trò chuyện giáo dục trẻ. Tuy nhiên nếu chỉ dừng ở
việc cô nhắc nhở trẻ không được lại gần, khơng được sử dụng những đồ dùng đó

thì trẻ sẽ khơng hiểu vì sao phải như vậy, trẻ sẽ dễ dàng màu qn. Chính vì vậy tơi
đã chủ động đưa các nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân thành nội dung
trọng tâm của một hoạt động học để giáo dục trẻ. Những kỹ năng mà tôi đã áp
dụng vào để xây dựng thành hoạt động học như: Dạy trẻ không chơi với những đồ
vật nguy hiểm (dao, kéo, chất tẩy rửa, đinh, ổ điện, nước sôi, bật lửa, kim tiêm,
quạt, cách chơi cầu trượt...); dạy trẻ cách đội và tháo mũ bảo hiểm
Chủ đề “ Gia đình”
Tơi tiến hành dạy trẻ ở chủ đề “ Gia đình” tơi đã xây dựng thành hoạt động
học cụ thể như sau:
Ví dụ: Dạy trẻ khơng chơi với những đồ vật nguy hiểm
- Đầu tiên tối sẽ phân loại ra các nội dung, đồ dùng cần cung cấp cho trẻ
trong tiết dạy (dưới dạng tranh ảnh) và chia lớp làm 02 nhóm để thảo luận:
+ Nhóm thảo luận về đồ dùng sắc nhọn: dao, kéo, đinh, cạnh bàn, cạnh ghế.
+ Nhóm thảo luận về đồ dùng gây bỏng, giật: ấm nước sôi, ổ điện, bếp ga,
bật lửa.
Trẻ thảo luận xong tơi mời đại diện các nhóm lên giới thiệu trình bày những
hiểu biết về các đồ dùng, cách xử lý của nhóm mình cho các nhóm cịn lại xem.
Sau mỗi lần giới thiệu tôi sẽ đăt hệ thống các câu hỏi để cả lớp khám phá:
- Nhóm thảo luận về đồ dùng sắc nhọn: dao, kéo, đinh, cạnh bàn, cạnh ghế.
+ Các con có nhận xét gì về các đồ dùng này?
Ví dụ: Đề tài: “Bé ở nhà một mình” tơi đã tiến hành dạy trẻ như sau:
* Tiến trình hoạt động: Tìm hiểu về các mối nguy hiểm.
- Các con đã bao giờ ở nhà một mình chưa?
- Khi khơng có bố mẹ ở nhà thì điều gì có thể gây nguy hiểm cho các con?
Cơ cung cấp cho trẻ các mối nguy hiểm mà trẻ dễ gặp phải: Ngã, bị bỏng,
đứt tay,....
Cơ đưa ra các tình huống cho trẻ giải quyết:
+ Tình huống 1: Người lạ gõ cửa
Bố mẹ đi vắng hết có một người lại bịt mặt gõ cửa xin vào nếu là các con
trong tình huống này, chúng mình sẽ làm gì ?

9


Cơ đóng người lại gõ cửa cho lần lượt một số trẻ lên đóng em bé xử lý tình
huống.
- Theo các con người lạ là người như thế nào? (không quen biết mặt, không
biết tên và không thường xuyên gặp)
- Thế các bạn đã được người lạ cho quà chưa? Bạn nào được người lạ cho
quà rồi?
- Thế người lạ cho q ngon như thế chúng mình có nhận khơng?
- Thế người lạ cho quà con sẽ làm gì?(cháu sẽ khơng nhận đâu ạ, )
- Vì sao chúng mình lại khơng nên nhận q của người lạ?(có thuốc mê).
- Nếu người lạ cho quà, là em bé ngoan các con sẽ từ chối như thế nào? (con
cảm ơn cô, con khơng nhận đâu
- Đúng rồi các con ạ, chúng mình là những em bé ngoan phải lịch sự khi từ
chối không nhận quà. Các con hãy quan sát cô giáo sẽ làm cho chúng mình xem
nhé. Trước tiên khi người lạ cho quà chúng mình phải khoanh 2 tay trước ngực tỏ
ra mình là em bé ngoan này và nói cháu cảm ơn ạ! Nhưng bố mẹ cháu không cho
nhận đâu ạ! Cô mời cả lớp đúng lên và làm cùng cô nào.(cháu cảm ơn cô ạ, nhưng
bố mẹ cháu khơng cho lấy đâu ạ).
+ Tình huống 2 : Bé với dao
Mẹ bạn Phước đi đón em, Phước ở nhà một mình, trong lúc gọt hoa quả ăn
Phước bị dao cứa đứt tay chảy máu.
Trong trường hợp này bạn Phước nên làm gì ?
- Sau mỗi tình huống cơ cho các nhóm nhận xét lẫn nhau và đưa ra đáp án
chính xác. Khen ngợi và khuyến khích trẻ.
- Cơ mở rộng thêm một số mối nguy hiểm khác : Dao, kéo, các cạnh nhọn ở
góc bàn, ngã cầu thang, lấy các đồ vật trên cao, cẩn thận khi đi vào nhà tắm, giếng,
ao , hồ.....
+ Tình huống 3 : Bé với bếp gas

Mẹ đi vắng, bạn Minh ở nhà một mình ngồi chơi xếp hình và trơng nhà giúp
mẹ. Bỗng Minh ngửi thấy mùi khó chịu từ trong bếp, Minh chạy vào bếp thì thấy
bình gas đang xì hơi. Bạn Minh rất sợ và chạy ra ngoài nhưng cửa đã bị khố.
Trong tình huống này bạn Minh sẽ làm gì?
+ Tình huống 4 : Bé với ấm điện
Mẹ bạn Minh đi đón em, dặn Minh ở nhà một mình khơng được sờ vào các
đồ dùng : Khi thấy ấm nước sơi cịi kêu và trào nước ra.
Trong tình huống này , bạn Minh nên làm gì ?
10


+ Tình huống : Bé với đuối nước
Mẹ bạn Phước đi chợ, mẹ dặn Phước ở nhà không được chơi gần ao…bỗng
Phước nghe tiếng kêu cứu của bạn Huy. Phước liên chạy ra thì thấy bạn Huy bị rơi
xuống ao.
Trong tình huống này Phước nên làm gì ?
Chủ đề: Phương tiện giao thông:
Dạy trẻ đội mũ bảo hiểm đúng cách là một trong những kỹ năng mà tôi cho
rằng rất là quan trọng phải chú tâm nhiều, tơi muốn hình thành cho trẻ của mình
thói quen chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thơng từ khi cịn rất nhỏ
đây là một điều đặc biệt cần thiết khi tham gia giao thơng để đảm bảo an tồn cho
chính bản thân mình.Với kỹ năng này tơi tiến hành dạy trẻ như sau:
Đầu tiên tôi sẽ cho trẻ xem 1 số hình ảnh khi bé ngồi trên xe máy: bé đội
mũ bảo hiểm, bé không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm bị ngược, đội mũ bảo
hiểm nhưng không cài dây quai sau đó đàm thoại cùng trẻ:
+ Các con vừa nhìn thấy những gì?
+ Theo các con hành vi nào đúng? Hành vi nào sai khi tham gia giao thơng?
+ Vì sao khơng đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm bị ngược, không cài dây
quai mũ bảo hiểm là hành vi sai?
+ Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thơng các con phải làm gì?

+ Vậy làm thế nào để đội mũ bảo hiểm đúng cách?
Dạy trẻ đội mũ, cài quai mũ bảo hiểm dưới cằm trước khi ngồi lên xe. Cô
dạy trẻ lặp đi lặp lại nhiều lần như thế để giúp trẻ nhớ và có thói quen khi ngồi lên
xe máy phải đội mũ bảo hiểm. Từ đó hình thành ở trẻ kĩ năng đội mũ bảo hiểm khi
tham gia giao thông một cách tự nhiên.
- Bước tiếp theo tôi chia lớp thành 3 đội chọn qui trình các bước đội mũ bảo
hiểm vào băng cài theo suy nghĩ của trẻ.
+B1: Cầm mũ bảo hiểm và xác định phía trước, phía sau của mũ bảo hiểm
+B2: Lật ngửa mũ bảo hiểm và kéo dây quai sang 2 bên
+B3: Đội mũ bảo hiểm lên đầu
+B4: Cài chặt 2 dây quai cho vừa khít với cằm
- Mời đại diện 3 đội lên nói trình tự các bước đội mũ bảo hiểm đồng thời tôi
giáo dục trẻ: Khi các con được người lớn chở đi học, đi chơi các con nhớ phải đội
mũ bảo hiểm và phải đội đúng cách để bảo vệ an toan cho bản thân. Đối với các
11


tiết học tôi đã xây dựng, hầu hết việc đưa ra hệ thống câu hỏi trong quá trình tổ
chức cho trẻ tìm hiểu được tơi hết sức chú trọng. Các câu hỏi phải thật sự ngắn gọn
dễ hiểu đối với trẻ, câu hỏi mang tính gợi mở, giúp trẻ suy nghĩ để trả lời. Đồng
thời để tiết dạy mang lại hiệu quả tơi đã sử dụng hình thức làm việc nhóm nhằm
giúp trẻ có được sự tự tin mạnh dạn trong q trình học tập.
Sau mỗi bài học tơi thường chọn nhiều trị chơi ơn luyện để giúp trẻ nhớ lâu
những thao tác đội mũ bảo hiểm.

Hình ảnh: Trẻ tập đội mũ bảo hiểm
c. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ qua chơi hoạt động ở các
góc.
Qua chơi, hoạt động ở các góc giúp trẻ rèn luyện được các kỹ năng cho bản
thân trẻ, trẻ tự chơi tự đóng vai, tự trải nghiệm, khám phá tự học hỏi, tiếp thu hiểu

biết về các kĩ năng bảo vệ bản thân. Và thói quen tự lập qua các trị chơi.
Ví dụ : Ở góc phân vai trẻ chơi trị chơi “Gia đình”, khi tơi đóng giả một
người lạ đến gõ cửa khi trẻ ở nhà một mình, thì trẻ biết nhắc nhau “Đừng mở cửa ,
phải đợi bố mẹ về đã”. Hoặc tơi cho trẻ ở nhóm gia đình cùng đi siêu thị và đưa ra
tình huống : “Con bị lạc bố mẹ ở siêu thị” thì trẻ biết ra nhờ cô bán hàng gọi điện
thoại cho bố mẹ, cháu đóng vai người bán hàng cũng nhắc trẻ: Cháu chờ ở đây với
cơ đợi bố mẹ đón. Các trẻ trong nhóm đã nhắc nhau: “Đừng đi, nếu khơng sẽ bị
bắt cóc đấy”.
12


Với nhóm “ Nấu ăn”, tơi cũng lưu ý đến những thao tác mà trẻ thể hiện vai
của mình : Ví dụ : bắc nồi lên bếp ga đặt đã đúng giữa bếp chưa nếu không sẽ dễ
đổ và xảy ra nạn, nấu xong phải nhớ tắt bếp, bắc nồi phải dùng cái lót tay để khơng
bị bỏng tai nạn, nấu xong phải nhớ tắt bếp, bắc nồi phải dùng cái lót tay để khơng
bị bỏng

Hình ảnh: Trẻ chơi nấu ăn
Qua góc chơi phân vai rèn trẻ kỹ năng hợp tác (trẻ học được cách chơi trong
nhóm như biết trị chuyện chia sẻ ) với bạn bên cạnh. Kỹ năng bảo vệ bản thân
(Chơi an tồn, nấu các món ăn đảm bảo dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực
phẩm).Sau khi chơi xong trẻ biết tự cất đồ chơi đúng nơi quy định để đảm bảo an
tồn trong lớp học.
Khơng chỉ ở góc phân vai trẻ mới học được các kỹ năng mà ở tất cả các góc
chơi khác thì các kỹ năng của trẻ cũng đều có thể được giáo dục, rèn luyện, củng
cố và phát huy.
Ở góc nghệ thuật: Trẻ thường được thỏa thích tự tay tạo ra các phẩm đã học
trong chủ đề trẻ được dùng kéo, keo dán, các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế
thải…thì lúc này nguy cơ trẻ khơng an tồn rất là cao khi sự dụng các dụng cụ như
kéo, nguyên vật liệu như vỏ hến, vỏ sị, hột hạt nhỏ…nếu khơng nhắc nhở, giáo

dục trẻ thường xuyên cách cầm kéo, sự dụng kéo đúng cách giữ an tồn cho mình
và bạn, khơng bỏ hột hạt nhỏ vào tai, mũi, không ngậm trong miệng…
13


Ở góc xây dựng: Trẻ có kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm, biết tự phân
vai chơi cho nhau và chơi rất đồn kết, khơng tranh giành đồ chơi của nhau, chơi
an toàn với bạn khi sự dụng gạch để xây dựng, đồ chơi lắp ghép…và biết cùng hợp
tác để tạo nên cơng trình đẹp.
Thơng qua trị chơi đặc biệt là trị chơi đóng vai thường đem lại hiệu quả cao
nhất. Đó là trị chơi đặt trẻ vào các nhân vật, tình huống giả định để giúp trẻ có kỹ
năng ứng xử, hành vi phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.

Hình ảnh: Trẻ chơi góc chơi xây dựng
d. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ qua các tình huống.
Có rất nhiều tình huống xảy ra có thể đe dọa đến sự an tồn của trẻ, vì thế trẻ
cần hiểu được trong tình huống nào thì phải làm gì để tránh sự nguy hiểm. Tơi đã
đưa ra nhiều tình huống cụ thể, chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, tơi hướng dẫn phân
tích, giải thích và cùng trẻ tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
Chính vậy sau mỗi tình huống mà giáo viên đưa ra, trẻ sẽ được nhập vai và
thể hiện cách xử lý trong từng tình huống từ đó trẻ sẽ có biểu tượng về các hành vi
chuẩn mực làm giàu vốn sống, vốn kinh nghiệm giúp trẻ biết lựa chọn những hành
vi tích cực để áp dụng vào cuộc sống của mình. Tình huống mà giáo viên cần dạy
trẻ phải thật gần gũi, thực tế, dễ hiểu phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.

14


Sau đây là một số tình huồng tơi đã áp dụng.
+ Tình huống 1: Trẻ với người lạ

- Theo các con người lạ là người như thế nào? (không quen biết mặt, không
biết tên và không thường xuyên gặp)
- Thế các bạn đã được người lạ cho quà chưa? Bạn nào được người lạ cho
quà rồi?
- Thế người lạ cho q ngon như thế chúng mình có nhận khơng?
- Thế người lạ cho q con sẽ làm gì?(cháu sẽ khơng nhận đâu ạ, )
- Vì sao chúng mình lại khơng nên nhận quà của người lạ?(có thuốc mê).
- À các con ạ! Vì người lạ có ý định xấu, họ có thể cho thuốc mê vào thức
ăn, bánh, kẹo khi chúng mình ăn thì sẽ ngủ quên đi khi thức dậy sẽ khơng nhìn
thấy bố mẹ.
- Nếu người lạ cho quà, là em bé ngoan các con sẽ từ chối như thế nào? (con
cảm ơn cô, con không nhận đâu).
Đúng rồi các con ạ, chúng mình là những em bé ngoan phải lịch sự khi từ
chối không nhận quà. Các con hãy quan sát cô giáo sẽ làm cho chúng mình xem
nhé. Trước tiên khi người lạ cho quà chúng mình phải khoanh 2 tay trước ngực tỏ
ra mình là em bé ngoan này và nói cháu cảm ơn ạ! Nhưng bố mẹ cháu không cho
nhận đâu ạ! Cô mời cả lớp đúng lên và làm cùng cô nào.(cháu cảm ơn cô ạ, nhưng
bố mẹ cháu không cho lấy đâu ạ)
- Chúng mình rất giỏi, bây giờ cơ xem chúng mình có từ chối khéo khơng
nhé!
- Một cơ giáo đóng người lạ mang bim bim, thạch vào cho các bé.
- Nếu bây giờ chúng mình đã từ chối như thế rồi nhưng mà người lạ vẫn cứ
cho chúng mình, dúi vào tay chúng mình bắt chúng mình phải lấy thì chúng mình
sẽ làm gì?(khơng lấy, kêu cứu, giãy giụa, )
- Các con cho cơ biết chúng mình sẽ kêu cứu ntn? (kêu cứu to, dãy dụa…
cứu cháu với. mẹ ơi cứu con với, cơ ơi cứu con, bắt cóc, bắt cóc cứu cháu).
- Bây giờ chúng mình cùng thử nhé! Một cơ đóng giả người lạ vào cho q
và đưa 1 trẻ đi, trẻ thực hành kêu cứu.
- Đó là các bạn vừa có một mình thơi cịn bây giờ chúng mình đang chơi thì
xem là chúng mình có ngăn được người lạ không nhé.

- Cô mời một tổ đứng lên chơi để cô sang bên này lấy đồ chơi nhé. Cơ giáo
đóng người lạ vào cho bim bim, kẹo và bế một cháu đi, các bạn cùng giúp đỡ và
đẩy người lạ ra.
Các con ạ khi mà chúng mình đang chơi với nhau mà có 1 bạn bị người lạ
dụ đi, bắt đi thì chúng mình phải giúp đỡ bạn bằng cách kêu cứu thật to và đẩy
người lạ - vừa rồi cô và các bạn đã cùng nhau tìm hiểu và thực hành khơng nhận
15


quà và đi theo người lạ rồi. Thế chúng ta chỉ nhận quà khi nào? (khi được bố mẹ
cho phép)
Cô giáo dục trẻ: Khi đi chơi ở những nơi công cộng, đơng người các con
khơng nên chạy lung tung vì rất dễ bị lạc và gặp người xấu. Khi bị lạc chúng mình
tìm người giúp đỡ hoặc đứng yên một chỗ và chờ bố mẹ đến. Trẻ tuyệt đối nói
“Khơng” với quà bánh, truyện tranh, tiền bạc, lời dụ dỗ ngon ngọt đi chơi....của
người lạ. Nếu nhận quà thì chúng mình chỉ được nhận q khi được bố mẹ cho
phép.
Cơ giải thích cho trẻ hiểu “Người lạ” với trẻ là những người trẻ chưa từng
gặp cùng ông bà, bố, mẹ trước đó, là những người khơng được ơng bà, bố mẹ giới
thiệu với trẻ, là những người có thể xưng là bạn của bố mẹ khi khơng có mặt của
bố mẹ,...

Hình ảnh : Trẻ bị người lạ dụ dỗ và bắt cóc.
+ Tình huống “Khi bé bị lạc”
“ Hơm nay là thứ 7 trời đẹp, bạn Nhật Chi được mẹ cho đi chơi siêu thị
cùng mẹ vì tuần vừa rồi nhật Chi nhận được phiếu bé ngoan. Siêu thị hôm nay rất
đông người. Đang tung tăng cùng mẹ dạo chơi,chợt bạn Nhật Chi nhìn thấy 1 chú
gấu bơng màu hồng trong tủ kính ở đằng xa rất đẹp, bạn vội chạy lại ngắm nghía.
Đang định ngoảnh lại xin mẹ mua cho bạn Nhật Chi con gấu thì khơng thấy mẹ
đâu, bạn nhìn xung quanh cũng chẳng thấy. Ơi mẹ đâu rồi,mẹ đâu rồi?”


16


Sau khi kể xong câu chuyện ,Tôi cho trẻ suy nghĩ, mỗi trẻ sẽ đưa ra cách
giải quyết của riêng trẻ. Gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi: Theo con làm vậy có
được khơng?, tạo sao?
Thảo luận, tìm hiểu cách ứng phó khi bị lạc:
Cơ chia lớp mình thành 4 đội để tham gia cuộc thi: “Giải cứu giúp bạn”.
Trong cuộc thi hôm nay, các đội suy nghĩ trong 3 phút và đưa ra các phương án
bạn nhật Chi nên làm gì để tìm mẹ. .
Sau khi các đội trả lời xong, cơ cho trẻ quan sát các hình ảnh trường hợp có
thể xảy ra và cùng trẻ phân tích.
- Trường hợp 1: Bạn Nhật Chi đứng khóc 1 mình.
+ Bạn Nhật Chi đang làm gì vậy?
+Theo các con bạn ấy khóc thì có tìm được mẹ khơng?
+ Bạn Nhật Chi đứng khóc 1 mình có gì nguy hiểm?
+ Khi bị lạc mẹ có nên khóc khơng?
- Cơ giải thích: Khi bị lạc mẹ các con phải bình tĩnh để suy nghĩ xem cách
nào để có thể tìm được mẹ nhanh nhất, tốt nhất. Nếu các con khóc sợ hãi thì các
con sẽ khơng biết được mình sẽ phải làm gì và đặc biệt,lỡ có những kẻ xấu ở xung
quanh, kẻ xấu sẽ chú ý đến các con và lợi dụng cơ hội làm hại các con.
- Trường hợp 2: Bạn Nhật Chi đi theo người lạ.
+ Bạn Nhật Chi đang làm gì thế?
+ Bạn ấy có nên đi theo người lạ không?
+ Tại sao không nên đi theo người lạ?
Cơ giải thích: Các con khơng nên đi theo người lạ trong mọi tình huống kể
cả khi bị lạc họ hứa sẽ giúp đỡ con vì có thể họ là những người xấu sẽ bắt cóc
mình.
- Trường hợp 3: Bạn Nhật Chi đứng yên 1 chỗ.

Cô hỏi trẻ:
+ Bạn Nhật Chi đang làm gì vậy?
+ Bạn ấy đứng yên 1 chỗ để làm gì?
+ Theo các con khi bị lạc bé có nên đứng n 1 chỗ khơng?
Cơ khái quát lại: Khi bị lạc các bé nên đứng yên 1 chỗ vì bố mẹ có thể quay
lại tìm mình, nếu các con đi lung tung thì bố mẹ sẽ khơng thể tìm thấy.
-Trường hợp 4: Bạn Nhật Chi chạy lung tung trong siêu thị.
+ Bạn nhỏ đang như thế nào đây các con?
+ Nếu bạn chạy lung tung thì nguy cơ gì xảy ra?
17


+ Chúng mình có nên chạy lung tung khơng?
Cơ khái quát lại: Khi bị lạc không nên chạy lung tung vì nếu bố mẹ quay lại
tìm sẽ khơng thấy. Khi chúng mình chạy sẽ dễ làm đổ hàng hóa trong siêu thị.
- Trường hợp 5 : Bạn Nhật Chi tìm chú bảo vệ và cô nhân viên.
Cô hỏi trẻ:
+ Bạn Nhật Chi đi tìm ai vậy các con?
+ Tại sao bạn ấy lại tìm đến chú bảo vệ và cơ nhân viên?
+ Cơ chú sẽ giúp đỡ gì cho bạn ấy?
Cô khái quát lại: Khi bị lạc các con nên tìm đến chú bảo vệ hoặc nhân viên
ở những nơi đó để nhờ cơ chú thơng báo lên loa cho bố mẹ biết hoặc nhờ gọi điện
cho bố mẹ đến đón mình.
Cơ hỏi trẻ:
+ Muốn nhờ chú bảo vệ gọi điện cho bố mẹ hay đưa các con về nhà thì trước
hết các con phải thế nào?
+ Các con sẽ nói nhờ chú như thế nào?
- Cơ hỏi 1 số trẻ:
+ Số điện thoại bố mẹ con là gì?
+ Địa chỉ nhà con ở đâu?

- Cô hỏi trẻ:
+ Nếu ở những nơi các con bị lạc mà các con không thấy chú bảo vệ hay
nhân viên nào ở gần đó thì các con sẽ làm thế nào?
+ Các con sẽ tìm những người như thế nào để giúp mình?
+ Các con thấy những người như thế nào là người tốt có thể giúp mình?
+ Khi họ giúp đỡ mình thì chúng mình phải như thế nào?
+ Những ai các con khơng nên nhờ cậy? Vì sao?
- Cơ khái qt lại:
+ Khi chúng mình bị lạc mà khơng thể nhìn thấy chú bảo vệ, cơng an hay
nhân viên khu vực đó thì chúng mình cần tìm người lớn giúp đỡ.
+ Chúng mình có thể nhờ những xung quanh như: người bố, người mẹ có
dắt con nhỏ đi chơi hay là các ông, các bà để nhờ giúp đỡ vì những người đó có
con nhỏ, họ rất thương yêu trẻ con như chúng mình nên sẽ giúp đỡ mình, hay chú
bộ đội,…
+ Những người nào chúng mình khơng nên nhờ?
+ Xung quanh chúng ta có rất nhiều người tốt nhưng cũng có mơt số người
xấu. Chúng mình phải tinh ý để nhận biết họ có đáng tin cậy hay khơng thơng qua
18


ngoại hình, củ chỉ, hành động của họ. Cụ thể chúng mình khơng được nhờ những
người có cắt tóc trọc, mặt mày trơng dữ tợn, có hình xăm trổ đầy mình, những
người say rượu hay những người mặc quần áo đen đội mũ kín mặt vì trơng họ rất
đáng sợ, có thể họ là những người xấu bắt cóc trẻ em hay làm hại chúng mình.
* Giáo dục trẻ:
- Cơ hỏi trẻ: Vậy bây giờ bạn nào có thể cho cô và các bạn biết các con và
bạn Nhật Chi trong câu chuyện của chúng mình nên làm gì khi bị lạc?
- Cô giáo dục trẻ: Khi các con bị lạc ở siêu thị, bãi biển, công viên, khu vui
chơi, vườn bách thú,chợ hay những nơi đơng người khác thì các con cần nhớ:
+ Các con phải bình tĩnh, đừng lo lắng và đừng khóc, khơng được đi theo

người lạ cho dù họ có hứa đưa về bố mẹ vì kẻ xấu có thể lợi dụng cơ hội làm hại
bé hoặc bắt cóc các con.
+ Khơng được chạy lung tung khắp nơi mà nên đứng yên 1 chỗ vì bố mẹ có
thể quay lại tìm các con.
+ Các con hãy đi tìm chú bảo vệ hoặc nhân viên ở những nơi đó để nhờ gọi
điện thoại, hoặc thơng báo lên loa cho bố mẹ biết. Tuyệt đối không đi theo người lạ
dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ. Vì có thể đó sẽ là kẻ xấu lợi dụng cơ hội
đó bắt cóc hoặc làm hại bé”.
+ Tuyệt đối khơng đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ,
vì có thể đó là người xấu lợi dụng và sẽ bắt cóc con.
+ Tình huống: Tránh xâm hại cơ thể.
Ở Việt Nam, vấn đề cho con tìm hiểu về vấn đề này còn hạn chế. Tuy nhiên
đây lại là vấn đề quan trọng trong tình hình hiện nay. Để đảm bảo cho trẻ có những
kiến thức cơ bản về bảo vệ bản thân cũng như cách phòng tránh khi bị xâm hại cơ
thể, giáo viên cần trang bị cho trẻ những kiến thức cần thiết.
Xâm hại trẻ em là bất kỳ hành động nào có chủ ý và làm tổn thương hoặc
gây nguy hại đến trẻ như: Ơm, hơn. Đụng chạm vào vùng kín của trẻ. Xâm hại trẻ
em gây ra những tổn thương nghiêm trọng và lâu dài cả về thể xác và tâm lý đối
với nạn nhân. Những hậu quả đó cũng ảnh hưởng đến gia đình, cộng đồng và tồn
xã hội. Để đảm bảo cho trẻ có những kiến thức cơ bản về vấn đề bảo vệ thân thể
cũng như cách phòng tránh khi bị xâm hại cơ thể. Với chủ đề "bản thân" tôi dạy trẻ
nhận biết các bộ phận trên cơ thể, giáo dục trẻ những bộ phận khơng ai được đụng
đến ngồi bố, mẹ, anh chị em trong gia đình, y tá hay bác sỹ khi đi khám bệnh có
bố mẹ ở đấy.
Đối với trẻ 4-5 tuổi các cháu chưa thể hiểu được tên gọi các bộ phận thể hiện
giới tính, giáo viên cũng khơng thể sử dụng tên gọi bộ phận sinh dục nam- nữ
19


trong y khoa để nói với trẻ. Chính vì vậy trong q trình giảng dạy tơi đã sử dụng

búp bê trai , búp bê gái mặc đồ bơi, những bộ phận cơ thể được đồ bơi che là các
bộ phận riêng tư, vùng kín là nơi con nên tơn trọng, giữ gìn vệ sinh khơng nên để
mọi người thấy bộ phận riêng tư của mình và đặc biệt tuyệt đối không cho bất cứ ai
động vào cũng như không được đụng chạm vào, bộ phận riêng tư, vùng kín của bất
cứ ai, của bất cứ bạn nào trong lớp.
Bên cạnh đó tơi ln quan tâm đến việc gần gũi, trị chuyện cùng trẻ giúp trẻ
chia sẻ cách cháu giữ gìn vệ sinh thân thể vệ sinh bộ phận riêng tư( thường xuyên
tắm rửa) cũng như mạnh dạn chia sẻ với cô về những hành động không nên của
bạn cùng lớp đối với cơ thể mình( đặc biệt một số hành động của bé trai đối với bé
gái khi ở lớp). Điều này trong q trình giảng dạy đã có rất nhiều giáo viên từng
gặp phải, mặc dù người lớn chúng ta thường quan niệm rằng trẻ nhỏ như tờ giấy
trắng, trẻ chưa biết gì. Tuy nhiên với bản thân là một giáo viên cũng là một người
mẹ tôi thiết nghĩ, nếu chúng ta không ngăn chặn những hành động này thì vơ hình
dung giáo viên chúng ta đã giúp trẻ nghĩ rằng hành động xâm hại cơ thể của bạn
cùng giới hay khác giới là khơng có gì sai.
Cơ dạy trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể bé, Giải thích để trẻ hiểu tất cả
các bộ phận trên cơ thể đều rất quan trọng cần được chăm sóc và bảo vệ. Ví dụ bảo
vệ khn mặt xinh thì cần làm gì? Bảo vệ các bộ phận khác thì cần làm gì? Cho trẻ
suy nghĩ và trả lời, mỗi trẻ tìm ra một câu trả lời. Cơ củng cố lại cần phải giữ gìn
vệ sinh hãy biết giữ gìn và bảo vệ chính cơ thể mình thật tốt. Bảo vệ bản thân bằng
cách giữ gìn cơ thể sạch sẽ, đánh răng, rửa mặt thường xuyên, không cho những
vật lạ vào mắt, mũi, tai.
Chính vì vậy song song việc giúp trẻ hiểu về giới tính của bản thân, về vùng
riêng tư của trẻ, tơi cịn đề ra một số qui định ở lớp như:
-

Đi vệ sinh đúng nơi qui định( phịng vệ sinh nam-nữ riêng)
Bạn trai khơng được nhìn bạn gái khi đi vệ sinh, khi thay đồ và ngược lại.
Không được nghịch, chơi đùa với bộ phận riêng tư của mình


Ngồi ra, tơi cịn dạy trẻ học cách tự bảo vệ bản thân theo quy tắc "Năm
ngón tay". Các nội dung trong quy tắc được viết thành bài hát “ Năm ngón tay
xinh”. Trong q trình dạy trẻ tơi thường xuyên sử dụng bài hát này cho trẻ nghe,
hiểu và thực hiện một cách nhanh hơn.
Dạy cho trẻ kỹ năng tự chăm sóc bảo vệ bản thân: Trẻ có một số kỹ năng và
có ý thức giữ gìn, bảo vệ các bộ phận trên cơ thể. Có thể lồng ghép vào tiết học
theo quy tắc “Năm ngón tay” và các trò chơi vào tiết học nhằm giúp trẻ hiểu rõ
hơn về các bộ phận trên cơ thể mình.
20


Hình ảnh : Quy tắc 5 ngón tay
Bên cạnh đó tơi xây dựng các bước phịng tránh xâm hại cơ thể giúp trẻ ghi
nhớ và thực hiện bằng cách đưa ra tình huống nếu ai đó cố tình nhìn, nói, đụng
chạm vào vùng kín của con hoặc yêu cầu con nhìn và đụng chạm vùng kín của họ
thì các con sẽ làm gì?
+ Bước 1: Phản đối nói “Khơng”, xua tay, cắn thật mạnh tay, vai kẻ xấu
+ Bước 2: Bỏ chạy (chạy thật nhanh đến nơi đông người, đồng thời hơ to để
mọi người chú ý đến mình).
+ Bước 3: Kể lại tất cả câu chuyện mà người xấu đã làm với con với bố mẹ
và những người các con tin cậy để người lớn kịp thời can thiệp và bảo vệ các con
được an toàn hơn.
21


Hình ảnh: Trẻ chơi tơ màu các bộ phận trên cơ thể.
Qua tiết học nhằm giáo dục trẻ biết những bộ phận nhảy cảm trên cơ thể trẻ
biết bảo vệ cơ thể không để người khác đụng chạm vùng nhạy cảm ngồi bố mẹ,
bà gì, hay bác sĩ khám bệnh có bố mẹ ở cùng bé. Giáo dục trẻ nếu có ai ý định xấu
đụng vào những bộ phận quan trọng thì phải kể cho bố mẹ, người thân, cơ giáo

nghe. Trẻ biết những ai nên: ôm,nắm tay,bắt tay ,vẫy tay,xua tay để tự bảo vệ,tránh
nguy cơ xâm hại.Qua đó tránh cho trẻ bị xâm hại tự bảo vệ bản thân.
e. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ qua giờ vệ sinh - giờ
ăn - giờ ngủ.
Qua việc tổ chức bữa ăn cho trẻ, tôi tập cho trẻ làm một số công việc tự phục
vụ qua đó rèn luyện tính tự lập cho trẻ và hình thành ở trẻ một số kỹ năng sử dụng
đồ dùng ăn, uống đúng cách và hành vi văn hoá văn minh như:
- Cách dùng ca, cốc, bát, thìa.
- Cách rót nước, chia thức ăn.
- Chuẩn bị bữa ăn (tự kê ghế, gấp khăn lau, tự chia thìa, chia bát)
Trẻ được tập luyện một số thói quen hành vi văn minh trong ăn uống (Trẻ
biết mời cô, mời bạn, biết vệ sinh cá nhân trước và sau khi ăn, biết giữ vệ sinh
22


chung và hành vi văn hố như khơng nói chuyện khi ăn, ho hoặc ngáp phải quay ra
ngoài đồng thời lấy tay che miệng, biết nhặt cơm rơi bỏ vào đĩa và lau tay)
Để đảm bảo an tồn thì phải ngồi ngay ngắn, không xô đẩy bạn, đi dẹp ra
bàn ăn, tránh xô ghế đi lại không dễ gây kẹp chân mình hoặc chân bạn; Cầm thìa
để vào bát chỉ để xúc cơm, khơng được cầm thì gõ đập xuống bàn khơng sẽ vào tay
mình hoặc tay bạn.
Khi tổ chức giấc ngủ cho trẻ, Trẻ 4-5 tuổi đã biết tự phục vụ giúp cô chuẩn
bị chỗ ngủ: kê phản, chiếu, gối, tôi dạy trẻ biết cùng cô trải chiếu,xếp chăn, biết tự
mình lấy, cất gối, đúng nơi quy định, đi nhẹ, nói khẽ, khơng làm ồn khi bạn đang
ngủ.
Khi đi rửa tay, đi vệ sinh nhớ phải đi dép để tránh bị trơn ngã, rửa mở vịi
nước vừa phải khơng té nước làm ướt áo quần ướt người bị cảm…cô nhắc nhở trẻ
nhiều lần để trẻ ghi nhớ và trở thành thói quen

Hình ảnh:Trẻ tựa rửa tay

23


1.3. Biện pháp 3. Tạo môi trường giáo dục kỹ năng sống tự bảo vệ bản
thân cho trẻ.
Với trẻ mầm non môi trường như là trang sách cho trẻ học tập, vì vậy muốn
trẻ học tập đạt hiệu quả tốt thì tơi ln chú trọng tạo mơi trường khơng phải để
trang trí cho đẹp mà mơi trường là cơng cụ cung cấp cho trẻ rất nhiều kiến thức sâu
rộng như tái hiện lại những hoạt động của con người đối với cuộc sống hàng ngày,
trẻ ln tìm tịi, khai thác nguồn kiến thức sâu rộng trong xã hội qua tạo mơi
trường của cơ. Mặt khác để thực hiện có hiệu quả chuyên đề “ Xây dựng trường
mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tôi luôn chú trọng xây dựng môi trường làm thế
nào trẻ được hoạt động, được khám phá, được trải nghiệm, trẻ là trung tâm trong
việc tạo môi trường của cơ. Trong đó quan trọng và thiết thực hơn hết là xây dựng
môi trường giáo dục kỹ năng sống tự bảo vệ bản thân cho trẻ, qua môi trường sinh
động hấp dẫn, mới lạ trẻ biết trẻ học được nhiều điều mới lạ, trẻ tự tìm tịi khám
phá, trải nghiệm để tự bảo vệ bản thân cho mình. Bởi vậy tùy thuộc vào từng chủ
đề mà tôi xây dựng mơi trường cho trẻ học qua đó giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản
thân cho trẻ phù hợp ở các góc chơi, ở các khu vực hoạt động thuận tiện.
Đối với trẻ mầm non lời nói với trẻ khi cơ giảng bài khi cơ trị chuyện trẻ có
thể dễ nhớ mà cũng nhanh quên đó là do đặc điểm sinh lý của trẻ lứa tuổi mầm
non. Vì vậy tơi thiết nghĩ các hình ảnh được đập vào mắt trẻ thường xuyên sẽ củng
cố trẻ sẽ được xem được biết hàng ngày mỗi khi đến lớp. Vì vậy cần khắc sâu cho
trẻ chúng ta cần có hình ảnh, việc trẻ làm trẻ được chơi, hoạt động thực tế hàng
ngày trẻ sẽ khắc sâu và ghi nhớ lâu hơn. Vì vậy tơi đã chú trọng tạo mơi trường
trong và ngồi lớp học đảm bảo.
*Môi trường trong lớp học:
Ngay từ đầu năm sau khi rà soát lựa chọn các đề tài giáo dục tự bảo vệ bản
thân cho trẻ phù hợp với chủ đề trong năm học tôi tiến hành lên kế hoạch xây dựng
mơi trường trong lớp như sau:

Vì thời gian cả ngày trẻ chiếm nhiều cho hoạt động với mơi trường trong lớp
vì vậy tơi ln chú ý sắp xếp các đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, giá góc gọn
gàng, thuận tiện dễ lấy đễ cất, các giá góc khơng sắc nhọn, chân giá góc đảm bảo
vững chắc khơng sứt mẻ, cạnh, nếu giá góc nào bị rơi ốc, bánh xe bị trật tôi phối
hợp phụ huynh khoan vít, sửa chữa lại để đảm bảo an tồn cho trẻ trong khi lấy cất,
đồ dùng để chơi, các thiết bị điện như dây điện, phích cắm tơi ln chú trọng treo
cao an tồn cho trẻ, tơi ln nhắc nhở giáo dục trẻ không được sờ vào ổ điện khơng
được cắm phích điện… Tơi cố gắng tận dụng mọi điều kiện phù hợp với từng nội
dung chủ đề của trẻ để tạo cơ hội cho trẻ được học tập trải nghiệm ở mọi lúc, mọi
nơi, tăng cường phát huy tính tích cực của trẻ trong thời gian trẻ ở lớp, ở trường.
Khi sắp xếp, tôi luôn chú ý đến nhu cầu hứng thú của trẻ.
Ở các góc chơi: Tơi ln cho trẻ chơi những trị chơi về kỹ năng tự bảo vệ
bản thân qua các trò chơi: Nấu ăn, Bác sỹ, Xây dựng cơng trình, góc nghệ thuật
24


chơi các trò chơi như: Cắt, tỉa hoa quả, nhào bột, làm đồ chơi gia đình từ nguyên
vật liệu phế thải…khi chơi các trò chơi ấy trẻ dùng các dụng cụ như kéo, các
nguyên vật liệu như bột, các chai lọ, hột hạt, sỏi đá…tôi luôn nhắc nhở giáo dục trẻ
có kỹ năng tự bảo vệ an tồn cho mình trong khi hoạt động.
Góc sách chuyện: Tơi phối hợp với phụ huynh sưu tầm các loại sách chuyện
có hình ảnh nội dung về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân hàng ngày cho trẻ
chơi vào giờ chơi, hoạt động ở các góc, và chơi ở mọi lúc mọi nơi trẻ về góc lấy
sách trẻ tự xem hình ảnh đó kỹ năng tự bản thân của trẻ được nâng lên rõ rệt.
Ở trong lớp tôi dành một chỗ mảng tường để tạo góc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
qua các chủ đề.
Ở chủ đề bản thân: Tôi cho trẻ thực hành bài tập mở trên tường: Như trẻ tự
tết tóc cho mình gọn gàng, tự đội mũ khi đi ra ngồi trời…để tự bảo vệ bản thân
mình.
Tơi cho trẻ thực hành tại góc những kỹ năng kéo xéc, cài cúc áo, buộc dây giày để

trẻ tự phục vụ bản thân không để người khác giúp đỡ trong mọi hồn cảnh, trong
mọi lúc mọi nơi. Nếu cơ khơng cho trẻ thực hành các kỹ năng ấy khi dây giày bị
rơi nếu khơng có cơ giúp đỡ trẻ đi dậm phải sẽ bị bổ, hoặc cúc áo bị bung ra trẻ
không biết cài trẻ sẽ vướng và bị bung áo… Như vậy qua góc kỹ năng sống trẻ
được thực hành trải nghiệm trẻ sẽ tự phục vụ bản thân mình trong mọi trường hợp,
trong mọi hoàn cảnh.
Qua tiết học chuyên biệt tôi cũng cho trẻ thực hành kỹ năng tự phục vụ nhằm
mục đích cho tất cả trẻ trong lớp được thực hành trải nghiệm để trẻ tự phục vụ bản
thân

Hình ảnh: Góc kỹ năng cho trẻ thực hành
25


×