Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Chuyển đổi số: Góc nhìn của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.66 KB, 10 trang )

CHUYỂN ĐỔI SỐ:
GĨC NHÌN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM
TS. Đoàn Hải Yến, Email:
CN. Hoàng Thị Bằng, Email:
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
CN. Vũ Đoàn Minh Thuý, Email:
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương

Tóm tắt: Chuyển đổi số là việc ứng dụng công nghệ số vào tất cả các hoạt động
của doanh nghiệp để thay đổi cách thức kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu
và giá trị mới. Chuyển đổi số đang là mục tiêu hàng đầu của nhiều doanh nghiệp
trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đến gần. Câu hỏi đặt ra đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay là cần phải trang bị những gì? và làm
như thế nào? để chuyển đổi số thành cơng.
Từ khóa: Chuyển đổi số; Doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.
Nội hàm của Chuyển đổi số
Chuyển đổi số (Digital Transformation) là khái niệm ra đời trong thời đại
Internet bùng nổ và đang phổ biến trong thời gian gần đây. Chuyển đổi số mô tả việc
ứng dụng công nghệ (Digitalize) vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Nếu đạt
hiệu quả, hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện (Transformation) cách thức mà một
doanh nghiệp hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang
lại giá trị cho khách hàng.
Như vậy, chuyển đổi số bao gồm phần số và chuyển đổi. Phần số là những kênh
kết nối con người với máy móc, hoặc giữa con người - máy móc với thơng tin. Phần
chuyển đổi bao gồm việc chuyển đổi về mơ hình tổng thể, mơ hình kinh doanh, cơ cấu
tổ chức. Hai phần này ghép lại với nhau sẽ thành chuyển đổi số.
Chuyển đổi số khác biệt cơ bản với số hóa ở đặc điểm sau: “Số hóa" là việc
biến đổi các giá trị thực sang dạng số, còn "Chuyển đổi số" là khi có dữ liệu được số
hố rồi thì phải sử dụng các công nghệ như AI 18, Big Data 19... để phân tích dữ liệu,
biến đổi nó và tạo ra một giá trị khác.


18

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) là thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả các máy móc
(hoặc máy tính) bắt chước các chức năng "nhận thức" mà con người liên kết với tâm trí con người, như học tập
và giải quyết vấn đề.
19
Dữ liệu lớn (Big Data) là một thuật ngữ chỉ việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các
ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được. Dữ liệu lớn bao gồm các thách thức như phân tích, thu
thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư.

175


Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, hiện nay nhiều quốc gia đã
xây dựng và triển khai các chiến lược/chương trình quốc gia về chuyển đổi số. Nội
dung chuyển đổi số của các nước có khác nhau, phụ thuộc vào chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi nước và được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, nhưng
nhìn chung đều hướng tới các nội dung chính như sau:
+ Chuyển đổi số nền kinh tế (kinh tế số), trong đó bao gồm: phát triển các
doanh nghiệp số; chuyển đổi số cho các doanh nghiệp truyền thống (hướng tới sản
phẩm tích hợp số; chuyển đổi mơ hình kinh doanh trên nền tảng số; thay đổi quy trình
sản xuất dựa trên dữ liệu số, tự động hóa, ảo hóa,...); phát triển tài chính số; phát triển
thương mại điện tử.
+ Chuyển đổi số xã hội (xã hội số), trong đó tập trung vào các lĩnh vực (như
giáo dục, y tế, văn hóa, an ninh xã hội,…) thơng qua việc ứng dụng công nghệ số để
nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm khoảng cách xã hội.
+ Chuyển đổi số trong một số ngành trọng điểm (như nông nghiệp, du lịch,
điện lực, giao thông,…) để phát triển kinh tế - xã hội.
+ Chuyển đổi số trong các cơ quan chính phủ (Chính phủ số), hướng tới cung
cấp dịch vụ cơng thuận tiện cho người dân, tăng cường sự tham gia của người dân

trong các hoạt động của cơ quan nhà nước; tăng cường hiệu quả hoạt động và đổi mới
trong các cơ quan nhà nước; Phát triển dữ liệu mở của cơ quan nhà nước để tạo điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Theo nhận định của các chuyên gia công nghệ, trong sự lan toả tác động của
cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0, chuyển đổi số khơng cịn là sự lựa chọn mà đã trở
thành xu hướng phát triển tất yếu để các doanh nghiệp đứng vững trong bối cảnh hiện
nay. Chuyển đổi số tuy là sân chơi công bằng cho tất cả mọi doanh nghiệp nhưng cũng
là một cuộc đua khốc liệt mà trong đó, những doanh nghiệp tiên phong sẽ đạt được gấp
đơi lợi ích so với các doanh nghiệp theo sau, và ngược lại, nếu khơng linh hoạt bắt kịp
những thay đổi mang tính chiến lược thì doanh nghiệp sẽ nhanh chóng bị đào thải.
2.
Tác động của chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Việt Nam
2.1. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Bước đi nhỏ, lợi ích lớn
Chuyển đổi số là ứng dụng công nghệ số vào tất cả các hoạt động của doanh
nghiệp để thay đổi cách thức kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới.
Nhiều doanh nghiệp hiện nay mới chỉ ứng dụng các phần mềm rời rạc và riêng lẻ (như
phần mềm kế toán, phần mềm quản lý sản xuất, phần mềm quản lý kho...). Nếu như
chỉ sử dụng các phần mềm rời rạc, hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp sẽ
không mang lại nhiều hiệu quả.

176


Trong chuyển đổi số, có ba vấn đề mà doanh nghiệp cần thực hiện bao gồm: Hạ
tầng số; Số hoá hệ thống quản lý quản trị, thông qua việc các ứng dụng phần mềm
quản trị; Số hoá tư liệu sản xuất thông qua việc áp dụng công nghệ vào sản xuất.
Bắt đầu với chuyển đổi số, doanh nghiệp cần có một giải pháp công nghệ đủ
mạnh để hỗ trợ doanh nghiệp trong tất cả các hoạt động điều hành quản trị. Việc áp
dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là một bước đi cần thiết

nhưng chưa đủ, nếu muốn tiến xa hơn doanh nghiệp cần một hệ sinh thái quản trị toàn
diện. Hệ sinh thái quản trị thơng minh sẽ bao gồm hệ thống ERP là nịng cốt và mở
rộng thêm các nền tảng phần mềm về doanh nghiệp thông minh và nhà máy thông
minh nhờ ứng dụng các thành quả của Cách mạng công nghiệp 4.0 như Internet vạn
vật (IoT) 20 vào sản xuất giúp tăng hiệu suất và giảm thời gian chết. Hệ sinh thái quản
trị thông minh bao gồm nhiều tác vụ xử lý cơng việc có sự gắn kết các bộ phận trong
doanh nghiệp, đưa ra cho nhà quản lý bức tranh tổng thể của doanh nghiệp một cách
tồn diện để có những quyết định kịp thời và chuẩn xác. Không chỉ doanh nghiệp có
quy mơ lớn như các tập đồn mới cần áp dụng, hệ sinh thái là xu thế tất yếu để các
doanh nghiệp nói chung lựa chọn trong chiến lược phát triển của mình.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), việc chuyển đổi kỹ thuật số sẽ
cho phép họ khi đưa các sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường sẽ nhanh chóng hơn và
giúp cho việc duy trì các sản phẩm, dịch vụ này phù hợp hơn với khách hàng của mình
trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng.
Một trong những lợi thế lớn nhất của công nghệ là nó giúp các doanh nghiệp
nhỏ mở rộng quy mơ nhanh chóng mà khơng cần đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng công
nghệ thông tin. Khi SMEs chuyển đổi kỹ thuật số sâu hơn và khi các ứng dụng và dữ
liệu của chúng được lưu trữ trên đám mây, việc lưu giữ chúng an toàn đã trở nên ngày
càng quan trọng, cho nên SMEs vẫn cần phải từng bước đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng
công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu phát triển của họ (bao gồm cả các bản cập
nhật phần cứng như mạng, lưu trữ và máy chủ)...
2.2. Lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam trong việc chuyển đổi số
Chuyển đổi số là cơ hội để quốc gia nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam
nói riêng đẩy nhanh tiến độ, bắt kịp với xu hướng thời đại. Việt Nam hiện đang có lợi
thế rất tốt bởi trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt từ 67%/năm và vẫn đang trên đà tăng trưởng ổn định (năm 2019 ước tính tăng trưởng GDP
của Việt Nam đạt 6,8%). Bên cạnh đó, mơi trường kinh tế và đầu tư cũng hết sức
thuận lợi. Về nguồn nhân lực, Việt Nam đang có cơ cấu “dân số vàng” với tỷ lệ dân số
20

Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) là đề cập đến hàng tỷ thiết bị vật lý trên khắp thế giới hiện

được kết nối với internet, thu thập và chia sẻ dữ liệu. Nhờ bộ xử lý giá rẻ và mạng khơng dây, có thể biến mọi
thứ (từ viên thuốc cho đến máy bay,…), thành một phần của IoT. Điều này bổ sung sự “thông minh kỹ thuật số”
cho các thiết bị, cho phép chúng giao tiếp mà khơng cần có con người tham gia và hợp nhất thế giới kỹ thuật số
và vật lý.

177


trẻ cao, ham học hỏi, thích ứng cơng nghệ nhanh. Một lợi thế nữa là các quốc gia trong
khu vực Đơng Nam Á đang trong q trình chuyển đổi số mạnh mẽ sẽ là một động lực
tích cực cho Việt Nam.
Tại Việt Nam, ở tầm vĩ mơ, Chính phủ và chính quyền các cấp đang nỗ lực
triển khai xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử (E-Government), đặc biệt trong chỉ
đạo điều hành, tạo lập cơ sở pháp lý cho triển khai Chính phủ điện tử hướng tới Chính
phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Gần đây nhất, ngày 9/12/2019, Cổng Dịch vụ công
quốc gia đã được khai trương nhằm kết nối Chính phủ với người dân và doanh nghiệp.
Với phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”, Cổng Dịch vụ
công quốc gia hướng tới số hóa hồ sơ/giấy tờ bằng giấy, chuyển hoạt động sử dụng hồ
sơ/văn bản giấy, giao dịch trực tiếp sang hoạt động sử dụng hồ sơ/văn bản điện tử,
giao dịch điện tử và cung cấp dịch vụ công khơng phụ thuộc vào thời gian, địa giới
hành chính.
Hơn 30 thành phố lớn trên cả nước cũng đang nghiên cứu xây dựng Smart City
với các nền tảng công nghệ số mới...
Ở tầm vi mơ, trong những năm gần đây, thói quen tiêu dùng cũng thay đổi, đặc
biệt với những thị trường như ở Việt Nam với cơ cấu dân số trẻ, ưa thích cơng nghệ
chiếm tỷ lệ cao, theo đó, khách hàng sử dụng công nghệ ngày càng gia tăng. Có tới
70% người tiêu dùng lên mạng Internet để tìm thông tin trước khi mua sắm, 82%
người tiêu dùng sử dụng điện thoại di động để quyết định mua gì ngay khi đang ở
trong siêu thị, cửa hàng.
Ở các lĩnh vực như ngân hàng, tài chính, giao thơng, du lịch..., quá trình chuyển

đổi số đang được triển khai mạnh mẽ. Chẳng hạn như lĩnh vực ngân hàng, chính nhu
cầu thay đổi từ phía người dùng kéo theo sự chuyển dịch mạnh mẽ của ngành ngân
hàng trong dịch vụ ngân hàng số. Số liệu thống kê cho thấy, ở Việt Nam hiện có 70 tổ
chức tín dụng trong hệ thống đã triển khai cung ứng các dịch vụ thanh toán qua
Internet, 35 tổ chức cung ứng các dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Giá trị
giao dịch tài chính qua kênh Internet đã đạt trên 7 triệu tỷ đồng và 300 nghìn tỷ đồng
giao dịch qua điện thoại di động. Trong vài năm trở lại đây, số lượng người sử dụng
ngân hàng điện tử đã tăng gấp 4 lần.
2.3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số
Theo số liệu của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME),
hiện có 507,86 nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), chiếm 98,1% tổng số DN
cả nước; trong đó: DN vừa có khoảng 8,5 nghìn DN (chiếm 1,6%); DN nhỏ là 114,1
nghìn DN (chiếm 22%); DN siêu nhỏ là 385,3 nghìn DN (chiếm 74,4%). Tổng số vốn
đăng ký của các DNNVV đạt xấp xỉ 121 tỷ USD, chiếm 30% tổng số vốn đăng ký của
các doanh nghiệp. Hàng năm, các DNNVV đóng góp khoảng 40% GDP; 30% nộp
178


ngân sách nhà nước, 33% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất
khẩu và tạo ra gần 60% việc làm...
Tháng 4/2019, Công ty Cisco đã công bố báo cáo "Chỉ số phát triển kỹ thuật số
của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á - Thái Bình Dương" - được khảo sát độc
lập với 1.340 doanh nghiệp tại khu vực nói chung và 50 doanh nghiệp Việt Nam nói
riêng. Cuộc khảo sát này đánh giá sự phát triển kỹ thuật số của DNVVN ở bốn khía
cạnh kinh doanh: Tiếp nhận và ứng dụng cơng nghệ; chiến lược và tổ chức chuyển đổi
kỹ thuật số; quy trình và quản lý; khả năng tìm kiếm, quản lý và duy trì nhân lực giỏi
phục vụ quá trình số hóa. Báo cáo chỉ ra rằng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
bước đầu đang đầu tư vào công nghệ điện toán đám mây (18%), an ninh mạng
(12,7%), nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số (10,7%). Tuy nhiên, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang phải đối mặt với những rào cản trong quá

trình chuyển đổi số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ
thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật
số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%),...

Hình 1. Những thách thức cản trở DN tận dụng cơ hội từ chuyển đổi số
(Nguồn: Vietnam Report, tháng 5/2019)
Chuyển đối số trước đây vẫn được coi là sân chơi chính cho các unicorn và
startup cơng nghệ cao, trong khi chính những doanh nghiệp truyền thống mới là những
trụ cột nuôi dưỡng nền kinh tế. Các doanh nghiệp truyền thống bị giới hạn bởi sức ỳ
lớn do chính hệ thống, cơ chế, quy trình và bộ máy tổ chức tạo ra, vì thế, họ dần mất đi
khả năng thích ứng nhanh, khả năng linh hoạt và tinh thần sáng tạo.
179


Theo khảo sát mới cơng bố của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam
(VCCI), nhìn chung các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa nhận thức đúng vai trò
chuyển đổi số trong cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0. Trình độ khoa học công nghệ
và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cịn thấp, có 80-90% máy
móc sử dụng trong các doanh nghiệp là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ
thập niên những năm 80-90 của thế kỷ trước. Hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam hiện
vẫn đang sử dụng các công cụ truyền thống (như Excel, Email, giấy tờ...) hay các công
cụ chat (như Facebook, Viber, Skype,...) cho mục đích trao đổi và quản lý cơng việc.
Có 4 giai đoạn trưởng thành kỹ thuật số mà các SME phải trải qua, đó là: Giai
đoạn 1 “Thờ ơ với kỹ thuật số"; Giai đoạn 2 “Hướng theo kỹ thuật số”; Giai đoạn 3
“Làm chủ kỹ thuật số”; Giai đoạn 4 “Sáng tạo riêng về kỹ thuật số”. Các giai đoạn này
được định nghĩa là khoảng thời gian mà các nỗ lực kỹ thuật số của doanh nghiệp dừng
ở mức phản ứng với thay đổi của thị trường nhiều hơn là phát triển theo các phương
thức chủ động.
Có ba lí do chính khiến SME e ngại thực hiện chuyển đổi số: (1) Cách mạng 4.0
tạo tiền đề cho những thay đổi và cải tiến, đồng nghĩa với một mơi trường kinh doanh

khó dự đốn hơn bao giờ hết. Công nghệ thịnh hành ngày hôm qua có thể khơng cịn
phù hợp trong nay mai; (2) Mỗi quyết định đầu tư cơ sở hạ tầng và thiết bị cơng nghệ
đều địi hỏi năng lực tài chính vững mạnh - là cái mà hầu hết SME còn hạn chế; (3)
Cuối cùng, nhân sự cũng là vấn đề nan giải khi lực lượng lao động đủ trình độ để quản
lí và vận hành cơng nghệ khơng dễ chiêu mộ.
Để giải quyết những vướng mắc này và đồng thời đẩy nhanh tiến trình số hóa
của các SME tại Việt Nam, các doanh nghiệp cần một chiến lược và lộ trình chuyển
đổi kỹ thuật số rõ ràng như một “kim chỉ nam” để đưa ra các quyết định đầu tư công
nghệ chiến lược, những khoản đầu tư giúp họ giải quyết các thách thức chính và tận
dụng các cơ hội tăng trưởng. Các SME nên tìm cách đạt được hiệu quả thơng qua q
trình tự động hóa bằng cách tận dụng các công nghệ liên quan, đồng thời xây dựng các
chính sách nhằm tiêu chuẩn hóa các quy trình. Khi tổ chức của mình đã bước vào giai
đoạn trưởng thành trong hành trình chuyển đổi kỹ thuật số, các SME nên tận dụng dữ
liệu và các công nghệ kỹ thuật số để thay đổi quy trình, tăng tỷ lệ đổi mới và đạt được
tốc độ nhanh chóng, đồng thời nên tìm kiếm một đối tác cơng nghệ giàu kinh nghiệm,
mang đến dịch vụ tư vấn và quản lý dự án bên cạnh các hiểu biết về cơng nghệ.
Trong q trình chuyển đổi số, các doanh nghiệp tiên phong dẫn đầu chuyển
đổi số sẽ đạt được gấp đơi các lợi ích so với những doanh nghiệp theo sau, trên 5
phương diện chính là: biên lợi nhuận, năng suất, yêu thích từ khách hàng, chi phí, các
sản phẩm, dịch vụ số mới. Các doanh nghiệp lớn có điều kiện để mua cơng nghệ hoặc
xây dựng trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp, nhưng các SMEs vẫn có thể sử dụng
được cơng nghệ thơng tin thơng qua hình thức th bao, điện tốn trên đám mây. Một
180


trong những lợi thế lớn nhất của công nghệ là giúp các SME mở rộng nhanh chóng mà
khơng u cầu đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng công nghệ thơng tin. Khi các SME trở nên
“số hố” hơn, các ứng dụng và dữ liệu của họ được lưu trữ trên đám mây, việc giữ
chúng an toàn sẽ trở nên ngày càng quan trọng. Việc sở hữu giao thức an ninh mạng và
cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp sẽ không chỉ hỗ trợ các SME cạnh tranh

hiệu quả với các đối thủ lớn hơn mà còn cho phép các SME trở thành một phần trong
chuỗi cung ứng của các cơng ty lớn trên tồn cầu.
Thêm vào đó, để có thể trở thành các doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số,
các doanh nghiệp cần phải thiết lập một văn hố số, xây dựng hệ sinh thái thơng tin dữ
liệu, chuyển đổi từ những chiến dịch nhỏ, đồng thời phát triển những kỹ năng cần thiết
cho nhân viên và chính doanh nghiệp của mình.
3.
Một vài mơ hình doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã bước đầu
thành công từ việc chuyển đổi số
3.1. Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) áp dụng công nghệ để triển khai
LiveBank
Phát triển ngân hàng số tác động đến rất nhiều yếu tố, một là giảm chi phí hoạt
động của ngân hàng, tăng tính chuyên nghiệp, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh;
đồng thời, ngân hàng số cũng giúp tăng cơ hội kinh doanh mới, nhất là các sản phẩm
dịch vụ tài chính mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo xu hướng hiện nay.
Dẫn đầu trong cuộc đua ngân hàng số, TPBank chỉ mất 3 năm để thành lập gần
150 điểm ngân hàng tự động 24/7 LiveBank trên tồn quốc (có thể thực hiện gần đầy
đủ các giao dịch như một chi nhánh truyền thống), với khoảng 2 triệu lượt khách hàng.
Tính đến hết tháng 7/2019, ngân hàng ghi nhận số lượng giao dịch trên LiveBank tăng
26% so với đầu năm, trên 60% giao dịch diễn ra ngồi giờ hành chính, tổng giá trị giao
dịch đạt hàng nghìn tỷ đồng. Mới đây, TPBank đã cập nhật thêm các tính năng cho
phép thực hiện giao dịch bằng vân tay tại LiveBank, trở thành ngân hàng đầu tiên tại
Việt Nam cho phép khách hàng thực hiện tất cả các giao dịch với công nghệ nhận dạng
sinh trắc học tại ngân hàng tự động. Hiện tại, khách hàng đã có thể sử dụng cơng nghệ
sinh trắc học này với gần như đầy đủ mọi giao dịch tại ngân hàng tự động này như nộp
tiền vào tài khoản, rút tiền, mở thẻ ATM nhận ngay, chuyển khoản liên ngân hàng,
thanh tốn hóa đơn…
Với LiveBank, nếu mới tính tốn thì chi phí cơng nghệ đầu tư ban đầu khá lớn,
nhưng bù lại, hệ thống này của TPBank hoạt động 24/7, đáp ứng được cả nhu cầu giao
dịch của khách hàng ngồi giờ hành chính hay ngày nghỉ, lễ, Tết nên chi phí trung

bình cho 1 giao dịch tại LiveBank cũng không cao hơn nhiều so với phương thức giao
dịch truyền thống. Đối với khách hàng, mỗi giao dịch tại LiveBank chỉ mất khoảng 5-7
phút cho một giao dịch mở tài khoản, nhận thẻ ATM, mở sổ tiết kiệm, dưới 1 phút cho
mỗi giao dịch nộp/rút tiền. Trong khi đó, tại các chi nhánh ngân hàng truyền thống,
181


người dùng có thể mất thời gian gấp 3 lần. Và trong khi các chi nhánh, quầy giao dịch
ngân hàng chỉ phục vụ trong giờ hành chính thì LiveBank có thể làm việc liên tục
24/24h và suốt 365 ngày/năm.
3.2. VietCredit và việc giải quyết bài toán về tuyển dụng nhân sự
Cơng ty Tài chính Cổ phần Tín Việt - VietCredit (tiền thân là Cơng ty Tài chính
Cổ phần Xi măng - CFC), được thành lập vào năm 2008 với mục tiêu phát triển và
cung cấp các giải pháp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp thành viên trong lĩnh
vực xi măng. Năm 2018, Công ty thay đổi định hướng kinh doanh từ mảng cung cấp
sản phẩm cho doanh nghiệp sang phát triển dòng sản phẩm nhắm đến đối tượng khách
hàng cá nhân trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng. Thay đổi này địi hỏi tăng trưởng quy
mơ nhân sự trước năm 2018 chỉ tổng cộng 100 nhân sự lên tuyển mới 1.000 người,
trong đó khoảng 80% là vị trí Nhân viên tư vấn tài chính làm việc tại các tỉnh, thành
phố trên cả nước. Với mục tiêu tuyển dụng rất lớn như trên, đội ngũ tuyển dụng của
công ty đứng trước áp lực lớn cả về số lượng tuyển dụng cũng như bộ máy quản lý.
Với hoạt động kinh doanh trước đây, nhu cầu tuyển dụng mới của Công ty chỉ
khoảng 1 người/tháng nên việc tuyển dụng sẽ do các cán bộ Phòng nhân sự kiêm nhiệm
thực hiện cùng các hoạt động nhân sự khác. Với định hướng mới, mỗi tháng cần tuyển
dụng thêm 100 người, bộ phận tuyển dụng gồm 7 người (gồm 1 trưởng bộ phận, 4
chuyên viên và 2 nhân viên), trong đó: 3 chuyên viên tập trung vào việc tương tác với
ứng viên, trao đổi, phỏng vấn trực tiếp với ứng viên; 1 chuyên viên tạo nguồn; 2 nhân
viên thực hiện công tác admin như: tổ chức việc test, thu thập hồ sơ, hoàn tất các thủ
tục tiếp nhận, đăng job, tương tác mạng xã hội,… phải căng hết sức. Số lượng hồ sơ
phải xử lý có thể lên đến 4.000 hồ sơ/tháng từ rất nhiều nguồn tuyển dụng, tương ứng

với một khối lượng công việc admin rất lớn nếu phải thực hiện bằng Excel. Việc phải di
chuyển liên tục giữa các tỉnh, thành phố cũng là rào cản hạn chế khả năng cộng tác, trao
đổi giữa các thành viên. Trong khi đó, đội ngũ tuyển dụng vẫn phải đảm bảo thực hiện
đủ công cụ đánh giá, đầu tư một khoảng thời gian hợp lý để trao đổi và phỏng vấn ứng
viên kỹ càng.
Là một doanh nghiệp với tư duy và triển khai số hóa trong tất cả hoạt động kinh
doanh và quản trị nên ngay từ khi có định hướng thay đổi về chiến lược kinh doanh,
VietCredit cũng đã chủ động tìm kiếm các giải pháp cơng nghệ thơng minh có thể giúp
tối ưu nguồn lực cho công tác tuyển dụng, đặc biệt là với công việc quản lý hồ sơ
nguồn data ứng viên. Để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng lớn, hiện tại VietCredit
đang triển khai rất nhiều kênh, bao gồm cả mạng xã hội và 5 jobsites lớn
(Vietnamworks, Careerbuilder, Timviecnhanh, Timviec24h và Jobstreet). Trước đây,
nhân viên tuyển dụng sẽ phải truy cập vào từng jobsite để download hồ sơ ứng viên,
nhập vào file Excel và phải tự cập nhật trạng thái ứng viên mỗi khi chuyển ứng viên
sang các bước tuyển dụng. Giờ đây, mọi hoạt động đều có thể được tiến hành trực tiếp
182


ngay trên phần mềm như: sắp xếp và thông báo lịch phỏng vấn, phản hồi thông tin cùng
lúc đến nhiều ứng viên, test tính cách và nghiệp vụ cho ứng viên, đánh giá và sàng lọc
hồ sơ online… Với số lượng 4.000 hồ sơ/tháng trong khi chỉ có 2 nhân viên phụ trách
cơng việc admin, thì giải pháp cơng nghệ đã giúp cho VietCredit giảm bớt được rất
nhiều gánh nặng và tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Kết luận
Thế giới ngày nay đang chuyển mình bởi cơng nghệ, việc thiết lập những chiến
lược ưu tiên, trọng điểm sẽ giúp doanh nghiệp và tổ chức đứng vững, phát triển mạnh
mẽ trong thời đại mà thế giới thay đổi không ngừng từ mơ hình truyền thống đến
khơng gian số. Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 gắn với vai trị động lực của chuyển
đổi số đang làm thay đổi mạnh mẽ cục diện thế giới. Bản chất của chuyển đổi số là vận
hành, tích hợp cơng nghệ số vào tất cả các tiến trình vận hành của một tổ chức nhằm

mang lại nhiều giá trị tích cực cho tổ chức đó như tối ưu quy trình quản lý, nâng cao
hiệu suất làm việc, tiết kiệm chi phí...
Ở Việt Nam, mặc dù đa số doanh nghiệp là SMEs nhưng cũng khơng thể đứng
ngồi cơng cuộc chuyển đổi số. Chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng
sức cạnh tranh trên sân chơi toàn cầu, thậm chí đây cịn là cuộc cách mạng để các
doanh nghiệp nhỏ lớn lên, xoá đi khoảng cách giữa doanh nghiệp lớn và khối SMEs.
Trong đó, các doanh nghiệp cần thể hiện được sự sẵn sàng cũng như vai trò tiên phong
trong chuyển đổi số, tiếp cận khoa học công nghệ để ứng dụng vào sản xuất và quản
lý, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để chuyển đổi số thành công, các
doanh nghiệp cần hội tụ đủ ba yếu tố cơ bản là: “tầm nhìn và cam kết của lãnh đạo”;
“đào tạo công nghệ cho đội ngũ triển khai”; và “truyền thông tới nhân viên để chuyển
đổi nhận thức”, đồng thời kết hợp với các đối tác đáng tin cậy để tăng hiệu quả thực
hiện. Sự thành công của chuyển đổi số phải nằm ở trong tư duy, trong cách nhân viên
tiếp cận và giải quyết vấn đề hàng ngày, hàng giờ.
Chuyển đổi số không chỉ là hoạt động nhằm tối ưu hóa quy trình làm việc, tăng
năng suất, tạo lợi nhuận, mà hơn hết, nó phải là nền tảng văn hóa của một doanh
nghiệp được xây dựng và thực hành trong một chiến lược lâu dài và kiên định. Chuyển
đối số không đơn thuần là nỗ lực đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, mà là một cơng
cuộc cải biến tồn diện và sâu sắc nhằm khai thác tối đa sức mạnh thời đại và tiến bộ
công nghệ để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và kiến tạo nền tảng căn bản cho hành
trình phát triển lâu dài. Chính vì vậy, nắm chắc các xu thế chủ đạo của thế giới và định
hình nâng tầm tư duy chiến lược là điều các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cần
phải làm để chuyển đổi số thành công.

183


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Báo cáo "Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và

nhỏ khu vực châu Á - Thái Bình Dương" do Cơng ty Cisco phối hợp với IDC tổ
chức, tháng 4/2019
2.
Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam, Phịng Thương mại
và Cơng nghiệp Việt Nam năm 2015, 2016, 2018
3.
Các báo cáo tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) năm 2017, 2018,
2019
4.
Dự thảo Đề án “Chuyển đổi số quốc gia”, Bộ Thông tin và
Truyền thông, tháng 4/2019
5.
Vietnam Report, tháng 5/2019
6.
Các tài liệu hội thảo chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực chuyển
đổi số của quốc gia và của doanh nghiệp
7.
Digital Transformation_Base.vn, 2019

184



×