Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.46 KB, 6 trang )

HÀNH VI GÂY HẤN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRỊNH THỊ THẢO
Khoa Tâm lý - Giáo dục
Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng hành vi gây hấn của học sinh
trung học cơ sở (THCS). Nghiên cứu được thực hiện trên 200 học sinh
trường THCS Hợp Tiến và trường THCS Hợp Lí, huyện Triệu Sơn, tỉnh
Thanh Hố. Kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi gây hấn của học sinh
THCS thể hiện dưới bốn nhóm chính: (1) bằng hành động gây tổn thương
thân thể; (2) bằng lời nói; (3) bằng thái độ giận dữ và (4) bằng thái độ thù
địch, trong đó hành vi gây hấn thể hiện bằng lời nói được thực hiện nhiều
hơn. Do sự khác biệt về tâm sinh lí nên hành vi gây hấn thể hiện bằng hành
động gây tổn thương đến thân thể của người khác của học sinh nam cao hơn
học sinh nữ. Thực trạng ngày đòi hỏi các cơ quan, ban ngành giáo dục cần
thực hiện các biện pháp để giảm thiểu hành vi gây hấn ở học sinh THCS.
Từ khóa: hành gây hấn, học sinh THCS, lời nói, giận dữ, thân thể, thù địch

1. MỞ ĐẦU
Gây hấn là hành vi với ý định gia tăng sự thống trị xã hội của sinh vật liên quan tới vị trí
thống trị của những sinh vật khác. Gây hấn tồn tại dưới nhiều hình thức: thể chất, tinh
thần hay lời nói... Trong tiếng Việt tùy theo hồn cảnh và thói quen sử dụng mà khái
niệm gây hấn có thể hiểu là bạo lực, lấn át, hiếu chiến, hung tính, xâm kích, bắt nạt,
hành vi có xu hướng tấn cơng, hành vi bạo lực [4]. Xét trong môi trường trường học,
hành vi gây hấn diễn ra rất thường xuyên, được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau
và ngày càng gia tăng, cả về số vụ việc và tính chất nghiêm trọng. Đặc biệt hành vi gây
hấn diễn ra phổ biến ở học sinh THCS - lứa tuổi có nhiều thay đổi về tâm sinh lý với sự
kiểm soát cảm xúc và hành vi cịn nhiều hạn chế.
Theo thống kê của Bộ Cơng an [5], trong năm 2010, tình hình tội phạm do người chưa
thành niên (từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi) thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ
cao nhất, khoảng 60%. Hành vi phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng
32% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm tội do người chưa
thành niên và trẻ em thực hiện. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia giáo dục cũng


cho thấy, bạo lực học đường ở bậc THCS xảy ra khá thường xuyên. Tác giả Phạm Văn
Tư [5] trong một nghiên cứu trên 200 học sinh trường THCS Trung Chính (huyện
Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) chỉ ra rằng 38,2% học sinh được khảo sát trả lời “đã từng tụ
tập, gây gổ”, 34,4% học sinh được hỏi cũng đã đưa câu trả lời “đã từng cố ý đánh
người” với những mức độ khác nhau “vì mâu thuẫn, xung đột khơng kiềm chế được
cảm xúc, cơn tức giận”. Hay thậm chí, các em đưa ra dẫn chứng cho hành vi gây hấn
của học sinh với các lý do đơn giản là thấy “ngứa mắt”, muốn “dằn mặt” cho bớt tính
kiêu căng, hoặc “vì nó dám liếc mắt đưa tình với người u mình” và rồi quyết định
“phải cho nó một bài học”…
292


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018

Qua nhiều cơng trình nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc trường Y tế Cộng đồng
Harvard nghiên cứu khoa học trên 200 người thường bị tức giận đã kết luận giận dữ đã
ảnh hưởng đến sức khỏe của họ rất nhiều. Về mặt thể chất, tức giận và thù địch sẽ đẩy
con người vào nguy cơ cao mắc chứng tim mạch, giảm hệ miễn dịch, tăng huyết áp, rối
loạn chuyển hóa và co thắt bao tử. Khơng chỉ thế gây hấn sẽ để lại những vết cào xướt,
thâm tím trên cơ thể nạn nhân. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, một số em sẽ phải nhập
viện hoặc có thể đánh đổi bằng mạng sống của mình. Về tâm lí, học sinh đi gây hấn, học
sinh bị gây hấn đều có chung những cảm giác, biểu hiện không tốt như lo lắng, sợ hãi,
tự ti, xấu hổ và thường xử dụng các biện pháp tiêu cực như trốn học, bỏ tiết, sống thu
mình, khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Bên cạnh đó, học sinh chứng kiến hành vi gây
hấn sẽ cảm thấy bất an, nếu thấy kẻ bắt nạt không bị trừng trị thì các em sẽ hùa theo số
đơng, ủng hộ hành vi này và có nhiều khả năng trở thành kẻ bắt nạt trong tương lai. [4]
Như vậy các nghiên cứu trên đều cho thấy hành vi gây hấn xảy ra khá thường xuyên ở
lứa tuổi học sinh THCS và để lại hậu quả rất nghiêm trọng cả về tâm lí và thể chất.
Nghiên cứu này một lần nữa làm rõ các biểu hiện của hành vi gây hấn ở lứa tuổi này.
Đây chính là cơ sở để đề xuất các biện pháp tác động nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu

hành vi gây hấn ở lứa tuổi tuổi học sinh THCS.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Công cụ nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi gây hấn của tác giả Buss và Perry (1992) [1]. Bảng hỏi này
gồm 29 mệnh đề (sau đây gọi là các item). Nó nhằm xác định hành vi gây hấn ở bốn
nhóm chính: (1) bằng hành động gây tổn thương thân thể (có 9 items), (2) bằng lời nói (có
5 items), (3) bằng thái độ giận dữ (có 7 items ) và (4) bằng thái độ thù địch (có 8 items).
Các items có 5 phương án trả lời để khách thể lựa chọn, với kết quả định tính được chuyển
qua thang định lượng như sau: 0= Hồn tồn khơng giống với tơi, 1= Khơng giống một
phần với tôi, 2= Nửa giống nửa không giống với tơi, 3= Giống một phần với tơi, 4= Hồn
tồn giống với tơi. Bảng hỏi có 2 items nghịch. Với những items này, điểm số được chuyển
đổi ngược lại như sau: 4= Hồn tồn khơng giống với tơi, 3= Khơng giống một phần với
tôi, 2= Nửa giống nửa không giống với tơi, 1= Giống một phần với tơi, 0= Hồn tồn giống
với tôi. Tổng mức độ hành vi gây hấn được tính bằng tổng 29 items.
2.2. Mẫu nghiên cứu
Bảng hỏi trên đã được khảo khảo sát tên 200 học sinh THCS từ lớp 8 đến lớp 9 tại các
xã Hợp Lí và Hợp Tiến thuộc tỉnh Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu được xử lí bằng
phần mềm SPSS phiên bản 15.0.
2.3. Các phép phân tích
Nghiên cứu này sử dụng các phép phân tích :
Phân tích mơ tả với các thơng số điểm trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất để phác thảo
bức tranh chung về hành vi gây hấn ở học sinh THCS.
293


TRỊNH THỊ THẢO

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hành vi gây hấn dưới lát cát tổng quát
Kết quả thu được sau khi điều tra thực trạng hành vi gây hấn tại hai trường THCS Hợp

Lí và trường THCS Hợp Tiến được thể hiện ở bảng 1:
Bảng 1. Hành vi gây hấn của học sinh THCS
STT
1
2
3
4
5

Hành vi gây hấn

ĐTB

Thể hiện hành gây tổn thương thân thể
14,26
Thể hiện bằng lời nói
10,22
Thể hiện bằng thái độ giận dữ
12,89
Thể hiện bằng thái độ thù địch
16,58
Tổng
53,95
Ghi chú:
ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn
- 0 ≤ ĐTB hành vi gây hấn thể hiện gây tổn thương thân thể ≤ 36;
- 0 ≤ ĐTB hành vi gây hấn thể hiện bằng lời nói ≤ 28;
- 0 ≤ ĐTB hành vi gây hấn thể hiện bằng thái độ giận dữ ≤ 32;
- 0 ≤ ĐTB hành vi gây hấn thể hiện bằng thái độ thù địch ≤ 20.


ĐLC
5,924
4,024
5,191
6,349
16.884

Kết quả nghiên cứu ở Bảng 1 hành vi gây hấn thể hiện dưới dạng lời nói có mức độ biểu
hiện cao nhất. Hành vi gây hấn bộc lộ bằng lời nói được thể hiện thơng qua các trạng thái
như bộc lộ những gì mình khơng vừa lịng, thích tranh cãi, tranh luận, hay bất đồng quan
điểm với người khác. Có tới 53,2% số lượng học sinh được điều tra cho biết “nếu khơng
vừa lịng điều gì với bạn bè thì sẽ nói thẳng với người đó”; 43% học sinh sẽ “nói thẳng
những gì bản thân đang nghĩ với người làm các em bực mình” và 28% cảm thấy “khi có
ý kiến bất đồng tơi khơng thể ngăn mình lao vào một cuộc tranh luận về vấn đề ấy”.
Xem xét các items khác về hành vi gây hấn thể hiện bằng thái độ thù địch thu được một
số thông tin khơng mấy tích cực như sau: có 29% học sinh hồn tồn đồng ý với quan
điểm “khi có một người đặc biệt đối tốt với tôi, tôi tự hỏi không biết họ muốn gì”;
22,6% “khơng rõ ngun nhân vì sao bản thân cảm thấy cay đắng”; đáng lo ngại hơn
có tới 52,7% học sinh thấy mình bị “đối xử bất công bằng trong cuộc sống” và 35,5 %
cảm thấy “bạn bè hay nói về mình sau lưng mình”.
Hành vi gây hấn thể hiện bằng hành động gây tổn thương thân thể người khác cũng chiếm
tỉ kệ khá cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 52,7% học sinh cảm thấy mình là người
“nhanh cáu và cũng nhanh nguôi giận”; 41,4% khẳng định “nếu bị đánh sẽ đánh đánh lại
đối phương”; 20,4% các em cảm thấy mình “khó khăn trong việc khống chế cơn giận của
mình” và 17,7% “mặc kệ cơn giận của mình bùng phát khi chán nản, tuyệt vọng”; chỉ có
14,5% các em học sinh được điều tra cho rằng “mình là người điệm đạm”.
Nhìn chung tổng thể, hành vi gây hấn thể hiện bằng thái độ giận dữ chiếm tỉ lệ thấp nhất
trong các nhóm biểu hiện. 41,4% đồng ý sẽ “đánh lại nếu bị ai đó đánh”; 25,3% cho
rằng sẽ “dùng bạo lực để bảo vệ quyền lợi của mình”; 24,2% các em học sinh đồng ý
294



KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018

“khi bị khiêu khích đủ độ tơi có thể đánh người khác”; 15,8% nhận thấy “thỉnh thoảng
mình khơng kiềm chế ham muốn được đánh một ai đó”; các biểu hiện khác như thấy
mình “tham gia ẩu đả nhiều hơn những người bình thường”, “đã từng nổi khùng đến
nỗi phá hủy mọi thứ” chiếm tỉ lệ thấp hơn lần lượt là 6,5% và 11,3%.
Lý giải về những điều này có thể nói các em đang ở thời kì q độ từ tuổi trẻ thơ sang
tuổi trưởng thành. Nhu cầu khẳng định, chứng tỏ bản thân, sự thay đổi đột ngột về mặt
cơ thể và tính chất các mối quan hệ xã hội của học sinh THCS là vô cùng lớn. Tuy
nhiên não bộ và hệ thần kinh cùng các kiến thức, kinh nghiệm xã hội của các em đang
còn hạn hẹp nên tính làm chủ cảm xúc, điều khiển hành động, nhất là việc tự kiểm soát
bản thân của các em còn nhiều hạn chế. Đồng quan điểm với Stucke và cộng sự (2006)
gây hấn có mối tương quan nghịch với tự kiểm soát bản thân, nghĩa là ở một số học sinh
khả năng tự kiểm soát bản thân kém sẽ dẫn đến việc thực hiện các hành vi gây hấn.
Trong nghiên cứu này cũng khẳng định khả năng tự kiểm sốt bị hạn chế thì ức chế
hành vi gây hấn thấp và mức độ của hành vi gây hấn càng cao [2].
Thông qua bảng trên ta thấy rằng mức độ gây hấn ở học sinh THCS tại hai trường
THCS Hợp Lí và trường THCS Hợp Tiến ở mức thấp hơn so với các nghiên cứu trước
đây của Trần Minh Đức (2010). Tuy nhiên, với số liệu thống kê trên chúng ta cũng
khơng thể hồn tồn n tâm mà cần có tác động kịp thời để giảm thiểu hành vi gây hấn
của học sinh THCS trên hai địa bàn trên.
3.2. Hành vi gây hấn dưới lát cắt giới tính
Bảng 2. Kết quả kiểm định t-test về sự khác biệt hành vi gây hấn
giữa học sinh nam và học sinh nữ
TT
1
2
3

4

Hành vi gây hấn
Thể hiện hành gây tổn thương thân
thể
Thể hiện bằng lời nói
Thể hiện bằng thái độ giận dữ
Thể hiện bằng thái độ thù địch
Tổng chung

ĐTB

Nam
ĐLC

Nữ
ĐTB

ĐLC

t(184)

16.51

6.631

12.29

6.597


4,34***

10.08
12.94
16.09
55.62

4.135
5.199
6.680
17.239

10.34
12.84
17.01
52.48

3.941
5.209
6.045
16.514

0,44
0,14
0,98
1,27

Ghi chú: ***: p < 0,001

Đồng quan điểm với Hoàng Xuân Dung (2010), kết quả nghiên cứu ở Bảng 2 cho thấy

hành vi gây hấn có sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ, cụ thể là ở biểu hiện
bằng hành động gây tổn thương thân thể người khác. Nghiên cứu này cho thấy số học
sinh nam gây hấn ở mức độ thường xuyên chiếm 8,58%. Trong khi đó, số học sinh nữ
gây hấn ở mức thường xuyên là 2,18% [3]. Theo số liệu điều tra từ thực tiễn ở hai
trường THCS Hợp Lí và THCS Hợp Tiến cũng cho thấy rằng cả ở nam và nữ đề có
hành vi gây hấn và hành vi gây hấn bằng hành động gây tổn thương thân thể người khác
ở nam (ĐTB 16,51) cao hơn nữ (ĐTB 12,29). Điều đó có nghĩa là khả năng kiềm chế

295


TRỊNH THỊ THẢO

của nam giới hạn chế hơn nữ giới. Họ sẵn sàng dùng đến bạo lực để bảo vệ quyền lợi
của mình, dùng hăm dọa để thị uy trước người khác và họ dễ lâm vào các cuộc ẩu đả.
Sở dĩ hành vi gây hấn ở nam giới nhiều hơn nữ giới một phần là do hocmon testosterone.
Hocmon này có cả ở nam và nữ nhưng ở nam có hàm lượng cao hơn. Các xét nghiệm
từng ngày cho thấy, khi lượng hocmon testostrone cao làm cho đàn ông hung hăng hơn.
Điều đó giải thích vì sao những kẻ sát nhân hoặc đánh người bị trọng thương, phần lớn là
nam giới. Khi một người đàn ông được hỏi rằng họ đã tham gia vào một cuộc gây hấn nào
chưa, đàn ông cho biết họ tham gia vào các cuộc gây hấn nhiều hơn phụ nữ (Harris,
1994). Đàn ông thực sự thích gây hấn với người khác hơn phụ nữ dù đối tượng khơng
khiêu khích họ theo một cách nào đó (Bettencourt và Miller 1996) [3].

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đàn ơng thích tham gia vào các dạng gây hấn
trực tiếp nhiều hơn phụ nữ. Đó là các hành động nhắm trực tiếp vào mục tiêu như
hành hung ở mặt thể chất, đâm sầm vào, xơ đẩy, ném gì đó vào người khác, quát
tháo, lăng mạ (Bjorkqvist và cộng sự 1994). Cịn phái nữ có xu thế thích gây hấn
bằng hình thức gián tiếp thơng qua những hành động như nói xấu, thêu dệt, bàn
tán sau lưng, lan truyền những tin đồn thất thiệt về đối tượng [3]. Trong nghiên

cứu của tác giả, qua các dữ liệu thu thập được mới khẳng định được nam giới có
xu hướng gây hấn nhiều hơn nữ giới thông qua các hành vi bạo lực trực tiếp,
chưa có số liệu đủ độ tin cậy để chứng minh nữ giới có xu thế gây hấn ở các hình
thức gián tiếp như một số nghiên cứu trước đó. Vì vậy, cần thêm thời gian để
nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.
4. KẾT LUẬN
Ở nghiên cứu này, tác giả chỉ xin dừng ở mức độ báo cáo thực trạng gây hấn ở học sinh
THCS. Qua những số liệu thống kê từ nghiên cứu và thực tiễn cho thấy hành vi gây hấn
THCS thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, xuất hiện cả ở học sinh nam và học sinh nữ.
Đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh để các nhà giáo dục có nhiều hơn những chương
trình, hoạt động thực tiễn phù hợp nhu cầu tâm sinh lí học sinh ở từng độ tuổi cụ thể vào
học đường để nhằm ngăn ngừa hành vi gây hấn ở học sinh. Đồng thời với tốc độ nhanh
không ngừng nghỉ của xã hội hiện đại cũng đặt ra cho các nhà giáo dục, các nhà nghiên
cứu những câu hỏi làm sao để nắm bắt được xu thế phát triển của học sinh và có bước
tác động lâu dài, rộng khắp, tránh ngắn hạn, cục bộ, lẻ tẻ ở một vài điểm. Đó sẽ là tiền
đề cho bước tiến xa hơn trong việc xây dựng văn minh học đường nói riêng và sự văn
minh của xã hội nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]

Buss, A. H. & Perry, M. P. (1992), The Aggression Questionnaire, Journal of
Personality and Social Psychology, 63, 452-459.
Trần Văn Công và cộng sự (2009), Mối quan hệ giữa khả năng tự kiểm sốt và tính
gây hấn của học sinh trung học cơ sở
296


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018


[3]
[4]
[5]

[6]

Hoàng Xuân Dung (2010), Khác biệt trong hành vi gây hấn của học sinh THPT,
Nghiên cứu gia đình và giới, 3, 34-36.
Trần Thị Minh Đức (2010), Hành vi gây hấn phân tích từ góc độ tâm lí học xã hội,
NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
Bùi Thị Chinh Phương, Người chưa thành niên phạm tội – Các biện pháp hạn chế,
11, tham khảo tại: />Phạm Văn Tư, Biểu hiện hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở, 11, tham
khảo tại: />
TRỊNH THỊ THẢO
SV lớp TLGD 3, khoa Tâm lí Giáo dục, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
ĐT: 01697571939, Email:

297



×