A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Học sinh Trung học cơ sở (HS THCS) là lứa tuổi có vị trí đặc biệt
trong thời kỳ phát triển của trẻ em, là thời kỳ chuyển từ thời thơ ấu sang lứa
tuổi trưởng thành với nhiều tên gọi như: “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”,
“tuổi khủng hoảng”… Ở các em vừa mang những nét trẻ con, vừa người lớn,
dở dở ương ương, nhưng các em có mong muốn được bình đẳng với người
lớn, mong muốn được làm người lớn, được chứng tỏ bản thân, khẳng định
mình. Để thể hiện tính người lớn của mình các em sẵn sàng có những suy
nghĩ và hành vi lệch lạc, gây tổn thương cho chính bản thân mình và người
khác, gây ra những hậu quả mà các em chưa lường được trước, đó chính là
hành vi gây hấn.
Hành vi gây hấn (HVGH) ở học sinh (HS) nói chung và HS THCS nói
riêng là một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay rất được quan tâm chú ý,
đang có xu hướng gia tăng và gây ra nhiều hậu quả phức tạp mà chính các em,
phụ huynh hay thầy cô giáo cũng không thể lường hết được và nghiêm trọng
nhất đó là hành vi giết người. Gần đây rất nhiều các trang mạng, báo đài,
thông tin quần chúng đề cập đến vấn đề bạo lực học đường gây xôn xao, lo
ngại cho nhà trường, phụ huynh cũng như HS nhưng đó mới chỉ là một phần
bộc lộ bên ngoài của HVGH mà chúng ta có thể thấy. Tuy đã có nhiều biện
pháp được đưa ra nhằm giảm thiểu mức độ các HVGH ở HS nhưng hiệu quả
chưa cao. Do đó, việc nghiên cứu để tìm hiểu, chỉ rõ được HVGH ở các em
giúp các em nhận thức được hành vi của mình cũng như thay đổi suy nghĩ,
hành vi tiêu cực sang hướng tích cực, xây dựng lối sống phù hợp, tập trung
cho học tập xây dựng tương lai là rất cần thiết.
Để giảm thiểu những vấn đề của giới trẻ, đặc biệt là học sinh trong đó
có vấn đề gây hấn học đường, cần có sự chung tay góp sức của tất cả mọi
người trong cộng đồng xã hội, của các cơ quan ban ngành, đoàn thể và không
thể thiếu CTXH, trong đó CTXH đóng góp một phần không nhỏ. Nhân viên
1
CTXH sẽ vận dụng những kiến thức, kỹ năng chuyên ngành của mình trong
hỗ trợ học sinh ngăn chặn và giảm thiểu HVGH một cách hiệu quả.
Với mong muốn được góp phần nhỏ bé vào việc giảm thiểu HVGH ở
các em HS THCS trên quê hương mình bằng các kiến thức kỹ năng đã được
học và thực hành, tôi xin chọn đề tài “Vai trò của công tác xã hội với việc
giảm thiểu hành vi gây hấn của học sinh THCS tại tỉnh Hải Dương”.
2. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề
Hành vi gây hấn ở học sinh đã được rất nhiều tác giả quan tâm, nghiên
cứu ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Trên thế giới
- Trên phương diện lý thuyết:
Các nghiên cứu về HVGH đều tập trung tìm hiểu khái niệm, nguồn gốc
và cách thức giảm thiểu HVGH ở con người:
+ Những nhà Tâm lý học xã hội Baron (1977), Berkowitz (1969), Buss
(1961), Zillman (1979) thừa nhận gây hấn là khái niệm khó nắm bắt và có rất
nhiều tranh cãi về cách định nghĩa HVGH nhưng họ đều thống nhất ở một luận
điểm là gây hấn như là cách cư xử có chủ ý nhằm làm tổn thương người khác.
+ Thuyết bản năng của Sigmund Freud (1920) và Konrad Lorenz
(1966); Cesare Lombroso (1935-1909) coi HVGH như là một bản năng bẩm
sinh hay những dị dạng sinh lý, giải phẫu cơ thể người là nguồn gốc của hành
vi gây hấn.
+ Thuyết nội tâm đại diện là 2 tác giả Doller và Miller (1939) cho rằng
GH bắt nguồn từ sự đáp ứng lại với hẫng hụt và đau đớn.
+ Thuyết tập nhiễm xã hội cho rằng GH là sự bắt chước và học hỏi xã
hội. Đại diện là tác giả Bandura (1973). Các nhà tâm lý học xã hội tìm ra giải
pháp đó là chú ý đến môi trường gia đình, nâng cao nhận thức về hành vi gây
hấn cho trẻ, dạy cho trẻ có HVGH các kỹ năng, cách thức giải quyết vấn đề
không sử dụng vũ lực.
- Các nghiên cứu thực tiễn
+ Năm 2001, một nghiên cứu được thực hiện bởi Tonja Nansel và đồng
nghiệp nghiên cứu thực trạng HVGH ở học sinh Mỹ từ lớp 6 đến lớp 10 chỉ ra
2
rằng trong số hơn 15000 học sinh Mỹ có khoảng 17% thỉnh thoảng hoặc
thường xuyên bị bắt nạt trong cả năm học, 19% học sinh thỉnh thoảng hoặc
thường xuyên bắt nạt bạn khác, 6% học sinh vừa đia bắt nạt vừa bị bắt nạt.
+ Dựa trên những nghiên cứu thực hiện ở Na Uy, nhà tâm lý học Dan
Olweus (1993) cho rằng thủ phạm của các vụ gây hấn trong trường học có
nhu cầu rất lớn được thể hiện mình là người có khả năng thống trị, “đàn anh”
trong mắt những đứa trẻ khác. Thường thì thủ phạm là những người có ngoại
hình to khỏe nhưng kết quả học tập thấp, thường xuất thân trong những gia
đình bất ổn, bạo lực độc đoán. Nạn nhân của hành vi này là học sinh khuyết
tật hoặc có sự khác biệt về hình thể hay xã hội.
+ Nghiên cứu của Mottot Florence thực hiện ở Châu Âu, đăng trên tạp
trí Sciences Humaines của Pháp số (số 2/2008) khẳng định có đến 61% nạn
nhân bạo lực học đường có ý định tự tử.
+ Một nghiên cứu của tiến sĩ Catherine Blaya thuộc đại học Bordeaux 2
(Pháp) cho thấy khoảng 20% - 46% nạn nhân của các vụ bạo lực học đường
đã tái diễn chính những hành động bạo lực mà các em từng phải chịu đựng
vào các nạn nhân khác.
Tại Việt Nam
+ Nguyễn Phương Thảo, Đặng Bích Thủy, Trần Thị Vân Anh – Bạo
hành đối với em gái trong môi trường học đường (2005).
+ Hoàng Gia Trang “Ảnh hưởng của gia đình tới hành vi hung tính của
trẻ” (2006).
+ Phạm Mạnh Hà, Hoàng Gia Trang - Hung tính ở trẻ em – Tạp chí
Tâm lý học, số 11/2002.
+ Nghiêm Thị Phiến - “Ảnh hưởng của nhóm bạn tới hành vi lệch
chuẩn của học sinh”.
+ Nguyễn Thị Hoa - “Hành vi có vấn đề của trẻ vị thành niên – những
ảnh hưởng của bố mẹ”.
+ Lê Ngọc Dung, Hồ Bá Thông – “Một vài hiện tượng tiêu cực trong
thanh niên hiện nay và công tác giáo dục vận động thanh niên” (Tạp chí Tâm
lý số 8 tháng 8/2004).
3
+ Lưu Song Hà – “Cách thức cha mẹ quan hệ với con và hành vi lệch
chuẩn của trẻ” (NXB Khoa học xã hội, 2008)
+ Th.S Phạm Văn Tư, Khoa công tác xã hội, Trường Đại học sư phạm Hà
Nội - “Công tác xã hội với việc giảm thiểu hành vi gây hấn cho học sinh THCS”.
Giai đoạn từ nhỏ đến những năm phổ thông là những giai đoạn có vị trí
quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ, do đó cần giáo dục trẻ để trẻ
hình thành nhân cách và có lối sống tích cực. Việc nghiên cứu HVGH của HS
và ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển nhân cách của các em là rất thiết
thực, cần thiết, góp phần làm rõ về thực trạng gây hấn ở học sinh cũng như
đưa ra một số biện pháp cụ thể giảm thiểu HVGH, giúp phụ huynh học sinh
cũng như giáo viên, nhà trường hiểu rõ hơn về học sinh, có cách giáo dục
đúng đắn, có các định hướng hành vi giúp các em phát triển một cách toàn
diện. Đồng thời khẳng định được vai trò quan trọng của CTXH trong việc hỗ
trợ giảm thiểu HVGH ở học sinh nói chung học sinh THCS nói riêng.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Hành vi gây hấn ở HS THCS
3.2. Khách thể nghiên cứu: HS trường THCS, giáo viên trường
THCS, phụ huynh HS THCS.
3.3. Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian nghiên cứu: tháng 2/2013 – 4/2013
+ Địa điểm nghiên cứu: 100 HS ở các trường: trường THCS Kim
Khê huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương; trường THCS Tân Bình tại thành
phố Hải Dương.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu sâu hơn về vấn đề HVGH ở HS THCS cũng như nâng cao
nhận thức cho HS THCS về HVGH và định hướng hành vi cho các em. Giúp
cho giáo viên cũng như phụ huynh của các em hiểu rõ hơn về các em và có
phương pháp giáo dục phù hợp. Đồng thời đề cao vai trò của công tác xã hội
trong việc giảm thiểu HVGH ở các em HS THCS tỉnh Hải Dương nói riêng
và HS THCS nói chung.
4
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Tìm hiểu thực trạng về HVGH (nhận thức, biểu hiện, mức độ, nguyên
nhân…) của HS THCS tỉnh Hải Dương.
+ Tìm hiểu tác động của HVGH đến sự phát triển tâm lý xã hội của các
em học sinh THCS.
+ Tìm hiểu sự khác biệt giới trong hành vi gây hấn.
+ Đưa ra dự đoán xu hướng của các HVGH ở HS THCS tỉnh Hải
Dương và đề xuất 1 số biện pháp can thiệp (về phía gia đình, nhà trường, các
em HS THCS tỉnh Hải Dương).
+ Làm rõ vị trí, vai trò, sự cần thiết của công tác xã hội với việc giảm
thiểu HVGH ở HS THCS cũng như việc định hướng hành vi, giáo dục kỹ
năng sống cho các em.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Do tác động từ nhiều yếu tố: tâm sinh lý lứa tuổi, du nhập văn hóa nước
ngoài không chọn lọc, tiếp nhận thông tin sai lệch, điều kiện hoàn cảnh sống,
kỹ năng sống… dẫn đến HVGH ở HS THCS. Hành vi gây hấn ở HS THCS
ngày càng gia tăng và gây ra nhiều hậu quả rất nghiêm trọng. Nếu các em
không được giáo dục, trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng, được định
hướng hành vi thì các em rất dễ nhận thức sai lệch và có những hành vi lệch
lạc, tiêu cực, không phù hợp, ảnh hưởng tới đời sống và học tập của các em
cho đến tận sau này. Ngành CTXH đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ,
giảm thiểu HVGH ở học sinh THCS cũng như giúp các em có nhận thức đúng
đắn, định hướng hành vi cho các em giúp các em có những hành vi tích cực
hướng tới phát triển bền vững. Nếu như có ngành CTXH trong môi trường
trường học sẽ góp phần giảm thiểu những vấn nạn học đường trong đó có
HVGH của học sinh.
6. Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Phương pháp lý thuyết: phân tích, tổng hợp các lý thuyết phục vụ
cho đề tài và phương pháp khảo cứu tài liệu.
- Phương pháp thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát.
5
+ Phương pháp phỏng vấn.
+ Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi, thống kê, xử lý bảng hỏi.
+ Phương pháp phân tích tài liệu.
- Phương pháp thực hành: công tác xã hội cá nhân.
7. Đóng góp về khoa học của đề tài
- Về mặt lý luận
Làm rõ, đi sâu vào tìm hiểu được thực trạng về nhận thức, tình trạng,
nguyên nhân, ảnh hưởng của hành vi gây hấn ở học sinh THCS cũng như xác
định được vai trò, tầm quan trọng của công tác xã hội đối với việc hỗ trợ giảm
thiểu HVGH trong môi trường học đường. Đồng thời làm sáng tỏ một số lý
thuyết sử dụng trong CTXH.
- Về mặt thực tiễn
Tìm ra được những biện pháp thiết thực nhằm thay đổi thái độ, HVGH
ở các em HS THCS đồng thời giúp các em nâng cao nhận thức, hiểu biết, xây
dựng cho mình các kỹ năng sống, lối sống tốt. Đề xuất một số vai trò của
CTXH trong hỗ trợ, giảm thiểu HVGH ở học sinh THCS. Đây sẽ là tài liệu
cho những người quan tâm nghiên cứu đề tài.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài trang bìa, trang phụ bìa, trang mục lục, trang giải thích các từ
viết tắt, danh mục bảng biểu thì đề tài gồm có:
- Phần mở đầu: tính cấp thiết của đề tài; lịch sử nghiên cứu của vấn đề;
đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu,
giả thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của đề tài, đóng góp khoa học
của đề tài.
- Phần nội dung: Chương 1: cơ sở lý luận và thực tiễn của hành vi gây
hấn ở học sinh THCS; Chương 2: thực trạng hành vi gây hấn của học sinh
THCS tỉnh Hải Dương; Chương 3: công tác xã hội với việc giảm thiểu hành
vi gây hấn ở học sinh THCS.
- Phần kết luận và khuyến nghị
- Phần tài liệu tham khảo
- Phần phúc trình vấn đàm
- Bảng hỏi và bảng phỏng vấn sâu.
6
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ
HÀNH VI GÂY HẤN Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ VAI
TRÒ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
1.1. Cơ sở lý luận về hành vi gây hấn
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Trường Trung học cơ sở
Trung học cơ sở là một bậc trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện
nay, trên Tiểu học và dưới Trung học phổ thông. THCS kéo dài 4 năm (từ lớp
6 đến lớp 9). Thông thường, độ tuổi học sinh ở trường THCS là từ 11 đến 15.
Trước đây, để tốt nghiệp THCS, học sinh phải vượt qua một kì thi tốt nghiệp
vào cuối lớp 9 nhưng kể từ năm 2006 kì thi đã chính thức bị bãi bỏ.
1.1.1.2. Học sinh Trung học cơ sở
Học sinh THCS là những em có độ tuổi từ khoảng 11-15 học trong các
khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9 của các trường THCS không kể nam nữ trên cả nước.
1.1.1.3. Bạo lực học đường
Bạo lực học đường là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính
miệt thị, đe dọa, khủng bố người khác (thường xảy ra giữa học sinh với nhau
hoặc giữa học sinh với thầy, cô giáo), để lại thương tích trên cơ thể thậm chí
dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc
về tâm lý cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong
nhà trường, cũng như đối với những ai quan tâm tới sự nghiệp giáo dục.
1.1.1.4. Hành vi gây hấn
Trong tâm lý học, khoa học hành vi và khoa học xã hội, GH là hành vi
giữa những cá thể trong cùng một loài với mục đích sỉ nhục, gây đau đớn và
tổn hại. Ferguson và Beaver (2009) định nghĩa "Gây hấn là hành vi với ý định
gia tăng sự thống trị xã hội của sinh vật liên quan tới vị trí thống trị của
những sinh vật khác". Hành vi săn mồi và bảo vệ không được xem là gây hấn.
Gây hấn tồn tại dưới nhiều hình thức: thể chất, tinh thần hay lời nói.
7
Theo từ điển Mtd Eva300 – Lạc việt, danh từ “aggression” được dịch ra
tiếng Việt với các nghĩa: sự xâm lược, sự công kích, sự gây sự, sự gây hấn,
hung tính.
Theo từ điển Anh – Việt danh từ “aggression” được dịch là hành vi lấn
át, với nghĩa chỉ những người luôn áp đặt mệnh lệnh cho người khác, thích
tham gia quyết định mọi chuyện thay người khác. Họ luôn thắng thế trong các
cuộc tranh luận giành mọi phần lợi ích cho mình. Thậm chí họ còn có những
lời nói xúc phạm đến người khác như: la lối, chửi mắng, chỉ tay… Họ cũng
lấn át người khác bằng sức mạnh giao tiếp. (định nghĩa này thiên về giải thích
gây hấn ở mức độ lời nói và thái độ).
Từ điển thông dụng tiếng Pháp Larouse giải thích thuật ngữ
“aggression” chỉ tính nết một người hung hăng, hung bạo, cố tình làm tổn
thương người khác và chính mình trên phương diện thể chất lẫn tinh thần.
- Tính chất của HVGH
+ Gây hấn chỉ tính chất của hành vi là tính hung hãn, hung tính, tính
xâm kích, đó là hành vi gây tổn hại, gây thương tích cho người khác một cách
cố ý, lặp đi lặp lại nhiều lần.
+ Người thường xuyên có HVGH luôn có tâm thế giải quyết mâu thuẫn
của mình bằng bạo lực một cách dữ dội còn gọi là hiếu chiến. Chủ thể của
trạng thái này thường có xu hướng dùng sức mạnh cơ học (nắm đấm, đá, xô
đẩy…) hoặc sử dụng những vũ khí có xung quanh (gậy gộc, dao, sung…) làm
công cụ để đàn áp người khác.
+ Gây hấn thể hiện như một tính cách của con người. Ở những người
có biểu hiện GH thì lời nói và hành động của họ luôn luôn có xu hướng tấn
công người khác. Khi GH trở thành một xu hướng của nhân cách thì người đó
luôn không đủ kiên trì để lắng nghe, để thảo luận và thương lượng và cũng
không có kỹ năng để điều chỉnh cơn tức giận của mình.
+ Hành vi gây hấn thể hiện những xung động thiên về tính chất bệnh lý,
chỉ trạng thái bộc phát thành từng cơn dữ dội mà cục điểm người đó có thể
8
gây ra án mạng, tự tử, trốn nhà, bạo động… lúc đó con người mất cân bằng về
tâm lý. Xung động thúc đẩy con người tới hành vi không suy xét, hành vi tàn
nhẫn. Chủ thể không có kỹ năng điều chỉnh cơn tức giận của mình mà để
hành động trôi theo bản năng.
- Hình thức của hành vi gây hấn
Gây hấn được biểu hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Từ việc cố ý
hạ thấp hay không coi trọng giá trị của người khác, xúc phạm và hạ thấp
người khác trước mặt mọi người, nhận xét về hình thức, trí tuệ, khả năng của
người đó bằng lời lẽ gây tổn thương đến việc khủng bố hay đe dọa bằng lời lẽ
xúc phạm, tạo ra không khí căng thẳng, lo lắng, sợ hãi… làm cho người khác
luôn cảm thấy không an toàn. Người GH cũng có biểu hiện như phớt lờ, từ
chối cũng như không thể hiện tình yêu thương…
Ngoài ra GH còn biểu hiện như xúi giục hay cưỡng ép người khác thực
hiện hành vi không phù hợp, khiến người khác phát triển không bình thường
về mặt cảm xúc và gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội. Hoặc tạo quá nhiều áp
lực buộc người khác phải làm những điều vượt quá khả năng hoặc không phù
hợp với trình độ, lứa tuổi. HVGH còn biểu hiện ở việc tìm mọi cách cô lập
không cho ai đó giao tiếp với những người xung quanh, hoặc ngăn cấm các
dịch vụ xã hội. Thậm chí họ còn thích thú khi buộc người khác phải chứng
kiến các hành động bạo lực.
HVGH thể hiện rõ nhất khi làm tổn hại bản thân hoặc người khác về
mặt thể chất. Gây hấn là những hành động mà người GH sử dụng sức mạnh
cơ bắp hoặc công cụ thậm chí là cả vũ khí gây đau đớn về thể xác thân thể đối
với nạn nhân. Những hành vi phổ biến như đánh đập, tát, đấm, đá gây thương
tích trên cơ thể nạn nhân.
- Phân loại hành vi gây hấn
Các nhà khoa học chia HVGH làm hai loại: Gây hấn thù địch và gây
hấn phương tiện. Gây hấn thù địch xuất phát từ sự giận dữ và được thực hiện
nhằm thỏa mãn cơn giận dữ. Gây hấn phương tiện không bắt nguồn từ sự giận
9
dữ nhưng được thực hiện như một công cụ để đạt tới những mục đích đặc biệt
(vd: sát thủ được thuê giết người không xuất phát từ tức giận thù hằn mà
hướng tới mục đích đó là thu về lợi ích).
- Về mặt thuật ngữ
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa khái niệm bạo lực và khái niệm GH.
Trong GH có thể có hành vi bạo lực và trong bạo lực có thể biểu hiện rõ thái
độ GH. Tuy nhiên GH và bạo lực không phải là một.
Theo từ điển tiếng Việt, bạo lực là những hành động dùng sức mạnh để
cưỡng bức, trấn áp hay lật đổ. Hành vi bạo lực chủ yếu đề cập hành vi ở góc
độ đối tượng bị hại, kết quả của hành động, cụ thể là số thương vong, số thiệt
hại về của cải vật chất, có thể thấy được hậu quả trên cơ thể nạn nhân. Căn cứ
vào đó người ta có thể chỉ ra được mức độ tổn hại thể chất đối với một người
hoặc số thương vong do các vụ bạo lực gây ra trong một năm.
Dưới góc độ của tâm lý học, các nhà nghiên cứu tập trung xem xét
HVGH ở mức độ chủ ý của chủ thể thực hiện hành vi nhằm làm tổn thương
người khác, cho dù mục đích có đạt được hay không. Nếu hành vi bạo lực
xem xét hậu quả của hành động thì HVGH xem xét ở bản chất của hành động,
tức là hành động đó có phải sự cố ý của cá nhân không và sự cố ý đó bao gồm
cử chỉ, hành động, lời nói có thể chỉ có nguy cơ đe dọa sự an toàn của một cá
nhân hoặc đã làm tổn thương cá nhân khác. Với ý nghĩa này thì HVGH có ý
nghĩa rộng hơn hành vi bạo lực.
Như vậy: “Gây hấn là hành vi làm tổn thương đến người khác hoặc
làm tổn thương chính mình về tâm lý, thực thể hoặc làm tổn hại đến vật thể
xung quanh một cách cố ý cho dù có đạt được mục đích hay không”.
- Bản chất của hành vi gây hấn
+ Gây hấn là hành vi có chủ ý, có ý thức
Mọi hành vi GH có tính toán, cố tình làm tổn thương người khác hoặc
làm tổn hại vật chất xung quanh đều là HVGH. Khi xét HVGH không căn cứ
trên một chuẩn mực nền văn hóa nào cả, thậm chí ngay trong HVGH cũng
10
không bao gồm ý nghĩa chính trị trong đó. Lát cắt của HVGH là khi chủ thể
xuất hiện ý đồ tấn công người khác đến khi hành động đó diễn ra cho dù ý đồ
có thành công hay không. Vô tình làm ai đó bị tổn thương không phải là một
hành động GH vì ở đây không có ý định làm hại. Tương tự như vậy, những
hành động gây hại mà không có chủ ý thì không gây thù hận, vì vậy không
phải là hành động GH. GH chỉ tính chất của hành vi là tính hung hãn, hung
tính, tính xâm kích, hành vi cố ý gây tổn hại cho người khác thường có xu
hướng dùng sức mạnh cơ học hoặc sử dụng vũ khí làm công cụ tấn công
người khác.
+ Gây hấn làm tổn hại về tinh thần
Con người luôn tồn tại với hai mặt rõ rệt là thể chất và tinh thần. Khi bị
tổn thương về mặt thể chất thì những vết thương ấy có thể lành lặn, nhưng
nếu bị tổn thương về tinh thần thì có thể ám ảnh con người mãi mãi. Những
vết thương về thể chất thì có thể thấy rõ, còn tổn thương về tinh thần thì
không ai có thể đo đếm, thống kê được. Chủ thể của HVGH luôn đe dọa đến
sự bình yên của người khác, họ dùng những lời lẽ miệt thị, xúc phạm, nhạo
báng, khiêu khích với thái độ hung hãn, đe dọa. Vai trò vị thế của chủ thể GH
về mặt tinh thần càng cao thì tổn thương gây ra càng lớn. Ví dụ: cha mẹ luôn
la mắng, chê bai, so sánh con mình với con người khác nhiều lần, lặp đi lặp
lại có thể khiến trẻ tự ti, co mình lại hoặc trở nên lì lợm, mặc kệ.
Các hình thức biểu hiện của người gây hấn tinh thần:
+ Cố ý hạ thấp hay không coi trọng giá trị của người khác. Cố ý xúc
phạm và hạ thấp người khác trước mặt mọi người bằng cách nhận xét về hình
thức, trí tuệ, khả năng của người đó với những lời lẽ gây tổn thương.
+ Khủng bố hay đe dọa bằng những lời lẽ xúc phạm tạo ra không khí
căng thẳng sợ hãi, lo lắng với mục đích làm cho người đó luôn cảm thấy
không an toàn.
+ Xúi giục hay cưỡng ép người khác thực hiện hành vi không phù hợp,
khiến người khác phát triển không bình thường về mặt cảm xúc và gặp khó
khăn trong giao tiếp xã hội.
11
+ Phớt lờ, từ chối cũng như không thể hiện tình yêu thương.
+ Tìm mọi cách cô lập, không cho ai đó giao tiếp với những người
xung quanh, hoặc ngăn cấm tiếp cận các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục…
+ Tạo quá nhiều áp lực, buộc người khác phải làm những điều vượt quá
khả năng hoặc không phù hợp với trình độ, lứa tuổi…
+ Thích thú khi buộc người khác phải chứng kiến các hành động bạo lực.
- Gây hấn làm tổn hại về mặt thể chất
Những hành động sử dụng cơ bắp hay công cụ, vũ khí nhằm gây đau
đớn về thể xác, thân thể của nạn nhân và thường để lại những dấu vết trên cơ
thể nạn nhân. Tuy nhiên GH làm tổn thương về mặt thể chất và GH làm tổn
thương về mặt tinh thần có liên quan chặt chẽ với nhau. Khi HVGH làm tổn
thương về mặt thể xác kéo theo là tổn thương về tinh thần, và nạn nhân của
HVGH có thể lại có hành vi làm tổn hại người khác về mặt thể chất để xả
giận, trả thù, hay tự gây hại cho chính mình.
- Hành vi gây hấn mang tính phổ biến
Trong cuộc sống GH là một dạng hành vi không thể tránh khỏi, điều
đáng quan tâm là GH ở mức độ nào và có thể chấp nhận hành vi đó không. Ở
mọi nền văn hóa, mọi nền văn minh, không kể nước nào, ở thể chế chính trị
nào, bất cứ hành vi nào của chủ thể tham gia với mục đích cố tình làm tổn
thương người khác hay vật thể xung quanh đều là HVGH.
1.1.1.5. Hành vi gây hấn của học sinh Trung học cơ sở
Hành vi gây hấn của học sinh THCS là hành vi làm tổn thương đến
người khác (bạn bè, thầy, cô, phụ huynh…) hay làm tổn thương chính mình
về tâm lý, thực thể hoặc làm tổn hại đến vật thể xung quanh một cách cố ý
cho dù có đạt được mục đích hay không của các em HS đang học trong
trường THCS.
1.2. Cơ sở lý luận về công tác xã hội
1.2.1. Một số khái niệm
- Công tác xã hội
Công tác xã hội (CTXH) là một ngành khoa học vận dụng những kiến
thức, kỹ năng nhằm trợ giúp cho những đối tượng yếu thế, gặp phải những
12
khó khăn (cá nhân, nhóm, cộng đồng) tự giải quyết vấn đề của mình, vươn lên
hòa nhập trong cuộc sống.
- Công tác xã hội trường học
Theo hiệp hội CTXH trường học Mỹ đã định nghĩa: CTXH trường học
là một trong những chuyên ngành quan trọng của CTXH. Với kiến thức và kỹ
năng chuyên môn của mình, các nhân viên CTXH trường học tác động đến
nhóm học sinh và cả hệ thống trường học. Nhân viên CTXH trường học cũng
giúp cho học sinh nâng cao khả năng đáp ứng các nhiệm vụ học tập của mình
thông qua sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng.
1.2.2. Một số lý thuyết sử dụng trong đề tài
- Quan điểm tiến hóa và thuyết bản năng: Darwin, Sigmund Freud
Darwin là người đầu tiên đưa ra thuyết tiến hóa của loài người căn cứ
trên nguyên lí chọn lọc tự nhiên. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn: tranh giành
thức ăn, nước uống, địa bàn… kẻ mạnh sẽ tồn tại. Trong suốt quá trình phát
triển của loài người, hung tính đóng vai trò quan trọng của các thành viên, con
người phát triển tính gây hấn trong điều kiện sự sống bị đe dọa để đảm bảo sự
sinh tồn.
Đầu thế kỷ 20, nhà phân tâm học Sigmund Freud đưa ra 1 khái niệm
mới “bản năng chết” nghĩa là khát vọng vô thức tiềm ẩn, muốn thoát ra khỏi
những căng thẳng của cuộc sống bằng mong muốn được chết. Nó được thể
hiện ở sự hằn học với chính mình, sự bất mãn. Còn bản năng sống là những
nhu cầu cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của con người. Ông cho rằng hành
vi gây hấn của con người xuất phát từ sự đổi hướng năng lượng của “bản
năng chết” sang người khác. Cơ chế của quá trình đổi hướng năng lượng xung
năng được mô tả bằng sự dồn nén năng lượng xuống vô thức và sẽ bùng cháy
trong một thời điểm nhất định theo kiểu “tức nước vỡ bờ”. Khi bị kích thích
năng lượng gây hấn phải được phóng thích ra bên ngoài nhằm vào 1 đối
tượng giao tiếp của chủ thể, nhờ sự đổi hướng năng lượng “xung năng” mà
con người cảm thấy nhẹ nhàng và khoan khoái hơn. Điều này cần thiết cho sự
13
cân bằng trong cơ thể. Như vậy xét đến cùng gây hấn cũng chỉ là bản năng để
đáp ứng sự tồn tại của con người.
- Thuyết hành vi: J.B.Watson, Thorndike, Beck và Skinner
Chủ nghĩa hành vi cổ điển nghiên cứu tâm lí con người là nghiên cứu
hành vi bên ngoài và bỏ qua việc nghiên cứu hành vi bên trong như ý thức vô
thức. Họ đưa ra một công thức là kích thích môi trường bên ngoài sẽ có phản
ứng của cơ thể. S-R. S là tình huống kích hoạt, R là hành vi ứng xử của chủ
thể khi tiếp nhận những kích thích từ bên ngoài. Con người bị hoàn cảnh điều
khiển như một cái máy. Cũng như vậy HVGH được diễn tả theo công thức S:
kích thích bạo lực dẫn đến R: bạo lực. Tuy nhiên thuyết này không phù hợp vì
con người có nhận thức, có nhân cách.
Thuyết hành vi hiện đại ra đời trên thuyết hành vi cổ điển. Trong cách
tiếp cận của thuyết hành vi hiện đại giữa S-R có sự tham gia của quá trình
nhận thức và tư duy. S-R-M trong đó M là suy nghĩ, cảm nhận của chủ thể
trước những tình huống kích thích, nó chi phối ứng xử của chủ thể. Như vậy
nhận thức hành vi không chỉ chú trọng đến yếu tố môi trường ảnh hưởng đến
ứng xử của chủ thể mà coi cách cảm nhận, tiếp thu, thái độ của chủ thể đối
với kích thích mới giải thích được đầy đủ hành vi của chủ thể trước 1 tình
huống kích thích. HVGH hình thành ở chủ thể không chỉ có sự tác động của
môi trường mà chính là tâm thế đón nhận của chủ thể. Con người không chỉ
trả lời kích thích 1 cách bản năng vô thức mà là hành vi có sự tính toán, có ý
thức của chủ thể. M ở đây là tính chất cố ý của HVGH.
Theo Beck trong quá trình nhận thức, con người có thể hiểu các tình
huống bị cứng nhắc, bị lệch hướng dẫn tới những cách hành xử sai lệch, có
thể là cộc cằn thô lỗ, bạo lực.
- Thuyết nhân văn hiện sinh: A.Maslow và C.Rogers
Các nhà tâm lý học nhân văn hiện sinh cho rằng con người có bản tính
lương thiện và hướng thiện. Con người bẩm sinh là tốt vì vậy nếu đặt trong
môi trường lành mạnh, tự nhiên thì họ sẽ sống hòa hợp với người khác. Con
người chỉ trở thành xấu khi có tác động tương tự của môi trường.
14
C.Roger quan niệm về bản chất tốt đẹp của con người như sau: con
người về bản chất là lương thiện, các rối nhiễu hành vi là do tập nhiễm các
ứng xử sai lệch; mỗi con người đều có 1 tiềm năng riêng và có khuynh hướng
tự thực hiện hóa tiềm năng này. Tâm lý học nhân văn đề cao vai trò của cá
nhân, đề cao khả năng tự thể hiện và tiềm năng phát triển của mỗi cá nhân.
Con người khi xuất hiện hành vi rối nhiễu sẽ nỗ lực tự khắc phục.
- Thuyết tâm động lực – thất vọng gây ra giận dữ: John Dollard
Thuyết tâm động lực – “thất vọng gây ra giận dữ”, thất vọng như một
sự cản trở hay ngăn chặn một số hành vi định hướng đến mục tiêu. Dollard và
các đồng nghiệp của ông cho rằng động cơ giành được mục đích càng mạnh
mẽ thì sự thất vọng càng tăng lên. Sự giận dữ và gây hấn càng tăng khi khi
chúng ta tưởng tượng về những gì nhận được nhưng lại bị cản trở vào phút
chót. Theo Dollard nếu sự thất vọng lặp đi lặp lại nhiều lần thì 1 lúc nào đó nó
sẽ bùng lên, dẫn đến những HVGH mạnh mẽ.
Mô hình thất vọng tạo lên gây hấn của Dollard:
(1)thúc đẩy
Bị
tới gây hấn
Tâm
trạng
thất
vọng (2)
Điều kiện
khác cho phản
ứng (VD sự
rút bỏ)
Nhanh
chóng đi
đến gây
hấn
Gây hấn bị
đẩy vào bên
trong (VD tự
tử)
Gây hấn
trực tiếp
Gây hấn
chuyển di
(1) Quá trình dẫn đến HVGH trực tiếp tới kích thích gây ra sự thất
vọng giận dữ.
15
(2) Quá trình chuyển hướng thù địch, tức giận, gây hấn sang mục tiêu
khác an toàn hơn (VD đá chó, mèo…).
Thất bại càng in sâu sự ảnh hưởng đến gây hấn càng lớn. Khi con
người tiến đến mục tiêu hoặc mơ ước của mình, cũng là lúc háo hức chờ đợi,
hi vọng càng tăng, nếu như công việc bị cản trở thì thất vọng càng nhiều hơn.
Sự hung hăng tăng lên khi có những thứ kích động, vũ khí hoặc lời kích bác
của ai đó trong cơn tức giận. Bị người khác tấn công cũng là 1 kích động gây
hấn. Ngoài ra sự đau đớn và khó chịu cũng có tác động kích thích trạng thái
gây hấn lên cao.
Những người thường xuyên có HVGH là người trong hành vi có xu
hướng tấn công thuộc tuýp người hung hãn. Tuy nhiên thực tế thì không phải
như vậy, rất nhiều trường hợp những kẻ gây ra các vụ bạo động lớn trong
những lúc bình thường họ được đánh giá là hiền lành, nhút nhát thậm chí họ
chẳng bao giờ phản đối. Thuyết tiếp cận HVGH- thất vọng giải thích hành vi
bùng nổ mãnh liệt của những người mà trong điều kiện bình thường có thể xu
hướng tính cách của họ đối lập với tính cách mà họ thể hiện trong gây hấn.
Hay nói cách khác thất vọng có thể làm 1 người hiền lành trở thành 1 tên sát
nhân bạo lực.
- Thuyết học tập xã hội: Albert Bandura
Thuyết học tập xã hội chỉ ra rằng gây hấn là hành vi xã hội được
học hỏi thông qua sự bắt chước. Brandura nhấn mạnh điều kiện môi trường và
xã hội là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi gây hấn.
Ông tin rằng con người có thể học về tính gây hấn không chỉ bằng việc từng
trải qua và chịu hậu quả mà nó gây ra mà còn bằng việc quan sát, bắt trước
người khác.
Theo Brandura một người có HVGH hay không trong 1 tình huống cụ
thể phụ thuộc vào: 1- kinh nghiệm trước đó, gồm kinh nghiệm của cá nhân và
kinh nghiệm của người khác; 2- sự thành công của HVGH trước đó; 3- sự
phức hợp của các yếu tố về nhận thức, xã hội và môi trường trong tình huống
16
đó. Nhận định trên xuất phát từ cuộc khảo nghiệm của Bandura và các cộng
sự (1961). Kết quả cuộc khảo nghiệm cho thấy hành vi hiếu chiến của trẻ vị
thành niên làm giảm sự kiềm chế của chúng. Trẻ con thường hành động và
nói năng theo kiểu bắt chước. Việc chứng kiến những HVGH vừa làm giảm
bớt khả năng kiềm chế, vừa dạy cho chúng cách đi gây sự với người khác.
Gia đình là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng mỗi đứa trẻ và bố mẹ là người
có ảnh hưởng sâu sắc, lâu dài, để lại những dấu ấn khó phai trong nhân cách
của con cái. Vì vậy hành vi học tập xã hội của trẻ đầu tiên bắt nguồn từ trong
gia đình.
+ Trẻ con hiếu chiến thường có khuynh hướng có những bậc cha mẹ
hay trừng phạt chúng, dạy dỗ, giáo dục bằng chửi mắng, đánh đập. Bố mẹ của
những phụ huynh này thông thường cũng hay dạy con bằng cách đó. Khi trẻ
em trải qua cách đối xử bằng bạo lực bởi cha mẹ chúng thì khi lớn lên họ có
cách giáo dục tương tự bằng bạo lực với con cái sau này.
+ Gia đình cũng tác động làm cho tỷ lệ bạo lực cao hơn ở những gia
đình có người cha vắng mặt. Những gia đình có cả cha lẫn mẹ có sự chăm sóc
con cái chu đáo hơn, con cái ít bị rơi vào tình trạng nghèo đói hơn, nhận được
sự giáo dục toàn diện và có nền tảng vững chắc hơn những gia đình có cha
hoặc mẹ đơn thân nuôi dạy con.
+ Những gia đình có các thành viên mắc các tệ nạn xã hội, những đứa
trẻ sống trong những gia đình này thiếu đi sự quan tâm chăm sóc dạy dỗ, dễ
dẫn đến những hành vi lệch chuẩn.
+ Cha mẹ quá nuông chiều tạo cho con khuynh hướng phát triển tính
bạo lực.
Bandura cũng đặc biệt chú ý đến phần thưởng và hình phạt với những
hành vi tích cực hay hành vi sai lệch.
Môi trường xã hội ngoài gia đình cũng đưa ra những mô hình cho tính
gây hấn. VD các nhóm văn hóa bạo lực xuất phát từ những đám trẻ vị thành
niên tạo hình mẫu hiếu chiến cho những đứa trẻ nhỏ tuổi hơn…
17
Bandura cho rằng hành động gây hấn được thúc đẩy bởi 1 loạt các yếu
tố khác nhau: sự thất vọng, những nỗi đau, sự chấn thương. Những kinh
nghiệm đó ảnh hưởng đến cảm xúc của con người, tính gây hấn xuất hiện, nếu
gặp động cơ đúng đắn thúc giục ngừng sự gây hấn khi cần thiết sẽ không xảy
ra HVGH.
- Thuyết dịch chuyển kích thích: Zillman
Thuyết dịch chuyển kích thích cho rằng sự gây hấn trong một tình
huống có thể tiếp tục tồn tại và tăng cao ở những tình huống tồn tại xuất hiện
sau đó.
VD: em học sinh nam lớp 9 vừa ngủ dậy đã bị mẹ la mắng vì việc lớn
rồi mà ngủ dậy mà không gấp chăn màn gọn gàng. Em đến trường và bị bạn
bè trêu chọc những chuyện vớ vẩn. Và em đó sẽ nổi khùng nên dù chuyện
bạn bè trêu chọc là chuyện bình thường với em vào mọi ngày. Khi tâm trạng
em không được tốt vì chuyện mẹ mắng có thêm những kích thích nhỏ từ việc
bạn bè trêu khiến em nổi khùng với bạn. Sự bực tức của em tăng lên so với
lúc ở nhà.
1.3. Cơ sở thực tiễn về hành vi gây hấn và vai trò của công tác xã hội
1.3.1.
Cơ sở thực tiễn về hành vi gây hấn
Trên thực tế HVGH của học sinh, sinh viên nói chung và HS THCS nói
riêng vẫn diễn ra hàng ngày ngay trong phạm vi trường lớp với những hình
thức và mức độ rất đa dạng từ những hành vi như trêu chọc, mỉa mai, tẩy
chay… đến những hành vi đe dọa, đánh đập thậm chí giết người.
Số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất,
trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở
trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ
GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn
11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có
một trường có học sinh đánh nhau... Bạo lực học đường đã trở thành mối quan
tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội
bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.
18
Gần đây, các trang thông tin trên mạng, báo đài đề cập rất nhiều những
vụ đánh nhau, đặc biệt là đánh hội đồng ở HS nữ, khiến cho dư luận bang
hoàng, xôn xao, lo lắng về những gì đã diễn ra cũng như hậu quả nghiêm
trọng của nó. Tiêu biểu như video clip về vụ các nữ sinh lớp 7 trường THCS
Quỳnh Mai đánh bạn tại công viên Tuổi trẻ vào chiều thứ 7 ngày 14/4/2012
gây xôn xao dư luận về lối sống của giới trẻ hiện nay.
/>
Nghiêm trọng hơn đó là vụ học sinh nam lớp 9 tên Đ trường THCS
Nguyễn Huệ, Krông Buk, Đak Lak dùng dao đâm chết bạn T.X.D ngay tại
trường học chỉ vì mâu thuẫn nhỏ vào ngày 25/2/2012. Theo như thầy Nguyễn
Đình Tuấn - hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Huệ - cho biết Đ là học sinh
lớp chọn, học lực đạt loại khá và tính tình rất hiền lành, từ khi vào trường đến
nay Đ chưa từng bị kỷ luật. Trong khi đó, em T.X.D. học lực yếu, hạnh kiểm
xếp loại trung bình.
/>
Theo thống kê từ các Sở GD&ĐT đưa ra tại hội nghị quốc gia về phòng
chống bạo lực, xâm hại trẻ em, được tổ chức tại Hà Nội 24-9-2012, từ đầu
năm học đến nay, xảy ra hơn 1.500 vụ đánh nhau trong và ngoài trường học,
trong đó, bảy vụ dẫn đến chết người. Theo đánh giá của Phó Vụ trưởng Vụ
công tác Học sinh - Sinh viên, Bộ GD&ĐT, Nguyễn Đình Mạnh, tình trạng
học sinh đánh nhau tuy không tăng nhưng có xu hướng diễn biến phức tạp,
gây hậu quả nghiêm trọng. Ngày càng nhiều vụ đánh nhau có nữ sinh tham
gia. Các vụ đánh nhau có sự câu kết của các đối tượng ngoài trường học.
Nhiều vụ tổ chức đánh hội đồng, sử dụng hung khí gây sát thương; làm nhục
bạn, quay phim rồi tung lên mạng coi như một “chiến tích”. Nguyên nhân đầu
tiên, theo ông Mạnh, là xuất phát từ chính bản thân học sinh. Các em đang ở
giai đoạn phát triển mạnh về thể chất, tâm lý, có nhu cầu thể hiện mình rất
19
cao; mối quan hệ tình cảm đa dạng, nhưng lại rất thiếu kỹ năng sống. Ngoài
ra, còn do sự thiếu quan tâm của gia đình, xã hội. Theo báo cáo của các Sở
GD&ĐT, từ đầu năm học đến nay, các trường tiến hành khiển trách 881 học
sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh, buộc thôi học có thời hạn (ba ngày, một tuần,
một năm học) 735 học sinh.
Như vậy, HVGH ở học sinh THCS đã và đang xảy ra ngày càng phổ
biến và phức tạp, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể chất; về mặt
tinh thần sâu sắc, kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập và sự phát triển
nhân cách của các em, cũng như gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong
môi trường trường học, xã hội; gây xôn xao dư luận cũng như sự lo lắng của
người dân về lối sống thực dụng, hành xử như côn đồ, kết bè phái… của giới
trẻ đặc biệt là học sinh hiện nay. Đồng thời đánh lên hồi chuông báo hiệu về
sự vô cảm của con người hiện nay trước những bất công trong xã hội.
1.3.2. Vai trò của công tác xã hội
1.3.2.1. Khái quát về ngành công tác xã hội trường học ở Việt Nam
hiện nay
Trên thế giới, công tác xã hội (CTXH) với sự hành nghề chuyên nghiệp
của các nhân viên xã hội được xem là công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy
công bằng, an sinh xã hội để một quốc gia phát triển hài hòa. Là một trong
những nước Đông Nam Á đầu tiên mở trường đào tạo CTXH chuyên nghiệp,
nhưng mãi đến thời gian gần đây ngành khoa học, nghề chuyên môn này mới
được “đánh thức” tại Việt Nam.
Tháng 11/2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mã số đào tạo ngành
CTXH bậc đại học và cao đẳng. Ngày 25/3/2010 Thủ tướng Chính phủ ký
Quyết định số 32/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH ở Việt
Nam giai đoạn 2010-2020 (còn gọi là Đề án 32), mở ra một bước ngoặt quan
trọng cho CTXH chuyên nghiệp tại nước ta. Tiếp nối thì Câu lạc bộ CTXH
chuyên nghiệp TP HCM được chính thức thành lập theo Quyết định số 332010/QĐ của Ban Thường vụ Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục (KHTLGĐ) TP
HCM vào ngày 30/11/2010.
20
Công tác xã hội trường học là một trong những chuyên ngành quan
trọng của CTXH. Với kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mình, các nhân
viên CTXH trường học tác động đến nhóm học sinh và cả hệ thống trường
học trong đó có cả nhà trường, giáo viên, các đoàn thể... Nhân viên CTXH
trường học giúp cho học sinh nâng cao khả năng đáp ứng các nhiệm vụ học
tập của mình thông qua sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng
đồng. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay ngành CTXH trường học nước ta còn
gặp nhiều khó khăn hạn chế.
Cô Đoàn Thị Hà – giáo viên Ngữ văn kiêm tổng phụ trách đội trường
THCS Tân Bình cho biết: “Hiện nay trường chúng tôi chưa có ngành CTXH.
Như sự hiểu biết của tôi thì chúng tôi chưa có biên chế cho ngành CTXH này
và trên thực tế là như vậy. Tuy nhiên, chúng tôi đã thực hiện các nhiệm vụ
cũng tương tự như ngành CTXH, đó là chúng tôi đã có công tác tư vấn học
đường. Công tác tư vấn học đường này chúng tôi kết hợp với các tổ chức
đoàn thể trong nhà trường, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, đội thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh. Chúng tôi và các tổ chức này sẽ kết hợp và
giám sát cũng như là theo dõi, tư vấn giúp đỡ các em trong quá trình học tập
tại trường và giải đáp, rồi giúp đỡ các em vượt qua khó khăn không chỉ trong
học tập mà trong tất cả các vấn đề của cuộc sống mà các em mắc phải. Có
thể là những khó khăn trong học tập, những khó khăn trong các mối quan hệ
với bạn bè hoặc có thể là khó khăn trong giao tiếp với các thầy cô, với cộng
đồng xã hội… Chúng tôi đã làm được điều đó và công tác này tuy nó chưa có
một ngành với biên chế cụ thể nhưng chúng tôi đã làm và làm tương đối tốt
việc đó. Theo tôi thì ngành CTXH cũng là một ngành cần thiết, bởi và cái
ngành này nó sẽ giúp cho các học sinh của chúng tôi. Nếu như có biên chế
cho ngành CTXH trường học thì tôi nghĩ đó cũng là một điều cần thiết, nó sẽ
chuyên nghiệp hơn và mang tính chuyên sâu hơn, từ đó các em có một kênh
giao lưu trực tiếp để các em giải trình, tháo gỡ với người có trách nhiệm.
Theo tôi nghĩ đây cũng là một ngành cần thiết”.
21
Công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay là một ngành mới, được coi là một
ngành “hot”, tuy đã được Đảng và Nhà nước quan tâm song việc thực hiện
ngành CTXH còn gặp rất nhiều khó khăn. CTXH là một ngành có phạm vi hoạt
động tương đối rộng, rất cần thiết trong mọi lĩnh vực bởi xã hội càng phát triển
kéo theo đó nhu cầu của con người cũng dần thay đổi và có rất nhiều vấn đề
nảy sinh trong đó không loại trừ môi trường học đường. Ngành giáo dục đang
chịu những áp lực nặng nề từ các vấn nạn học đường như bạo lực, bỏ học, tự
tử… Các vấn nạn trên cần những nhân viên chuyên môn công tác xã hội học
đường để hỗ trợ giải quyết, nhưng thực tế ở Việt Nam chưa có. Một điều đáng
chú ý đó là tư vấn học đường không phải là CTXH học đường bởi vì CTXH
không chỉ dừng lại ở hỗ trợ về tâm lý, mà còn hỗ trợ trong việc giúp thân chủ
tự giải quyết tận gốc những khó khăn của mình. Do đó, ngành CTXH trường
học rất cần thiết trong môi trường giáo dục ở tất cả các cấp học.
1.3.2.2. Một số vai trò của công tác xã hội trường học
Công tác xã hội trường học cũng có những vai trò, chức năng của
CTXH, tuy nhiên nó chuyên sâu nghiêng về phía giải quyết các vấn đề xảy ra
trong môi trường học đường.
- Vai trò nghiên cứu
Nhân viên CTXH là người nghiên cứu các vấn đề xảy ra trong môi
trường học đường (vấn đề học sinh bỏ học, học sinh tự tử, học sinh bất lễ với
thầy cô, thầy cô có hành vi không đúng với học sinh, hành vi gây hấn học
đường…) đưa ra được thực trạng, nhận thức, biểu hiện, nguyên nhân cũng
như hậu quả của các vấn đề trên đối với học sinh, phụ huynh, nhà trường cũng
như những ai quan tâm đến môi trường giáo dục. Từ đó có thể đề xuất những
biện pháp hoặc thực hiện các phương pháp CTXH cá nhân, CTXH nhóm để
hỗ trợ giải quyết các vấn đề, góp phần tạo môi trường giáo dục bình đẳng,
thân thiện, lành mạnh.
- Vai trò phòng ngừa, giáo dục
Từ nghiên cứu hay những thực trạng về các vấn đề học đường, nhân
viên CTXH đưa ra các dự đoán xu hướng của vấn đề trong tương lai, và thực
hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu những vấn đề đó bằng
22
cách tuyên truyền, kết hợp giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức của các em
học sinh, phụ huynh, giáo viên. Đồng thời kết hợp mở các lớp giáo dục kỹ
năng sống, định hướng hành vi cho học sinh; các câu lạc bộ sinh hoạt có nội
dung giáo dục kỹ năng sống cho phụ huynh cũng như giáo viên, giúp cho cả
học sinh, phụ huynh, giáo viên nâng cao nhận thức, hiểu biết về con, em, cũng
như những bậc làm cha mẹ, làm thầy cô của mình từ đó có cách giao tiếp, ứng
xử phù hợp
- Vai trò tham vấn trị liệu
Nhân viên CTXH sử dụng những kiến thức, kỹ năng như tư vấn tâm lý,
các kỹ năng trong tham vấn như lắng nghe, quan sát, thấu cảm, phản hồi cảm
xúc… để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực của thân chủ (học sinh, phụ huynh
hay giáo viên), khuyến khích thân chủ nói lên những suy nghĩ, vướng mắc
của mình, từ đó nhận diện được vấn đề của thân chủ để cùng thân chủ lên kế
hoạch trợ giúp giải quyết vấn đề. Ví dụ: học sinh có thể gặp các vấn đề như
căng thẳng trong học tập, thắc mắc về tâm sinh lý… đối với phụ huynh có thể
gặp phải những khó khăn trong việc giao tiếp, nuôi dạy con cái… còn đối với
giáo viên có thể gặp phải những căng thẳng trong việc dạy học, những tình
huống khó xử của thầy trò…
- Vai trò kết nối nguồn lực
Nhân viên CTXH sẽ là người tìm kiếm, phân tích các nguồn lực (nội
lực, ngoại lực) trong hỗ trợ giải quyết vấn đề của thân chủ. Các nguồn lực có
thể từ phía cá nhân, gia đình, nhà trường, các chính sách xã hội, các dịch vụ,
cơ sở vật chất… Đồng thời nhân viên CTXH sẽ là cầu nối liên kết các nguồn
lực, các chương trình, dịch vụ hay những chính sách xã hội có lợi cho thân
chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho thân chủ giải quyết vấn đề của mình và phát
triển bền vững.
- Vai trò xúc tác, biện hộ
Nhân viên CTXH có nhiệm vụ khuyến khích tạo ra sự thay đổi từ
những cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, hành vi tiêu cực của thân chủ sang
23
những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi tích cực. Đồng thời hỗ trợ thân chủ giải tỏa
những khúc mắc, mâu thuẫn nếu có. Khuyến khích thân chủ nói lên mong
muốn của mình với cá nhân, các cơ quan chức năng, những nhà cung cấp dịch
vụ, hoạch định chính sách để được đáp ứng nhu cầu nguyện vọng. Trong
trường hợp thân chủ không thể trực tiếp nói lên nhu cầu, mong muốn của
mình thì nhân viên CTXH sẽ là người đại diện cho tiếng nói của thân chủ, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đối với môi trường học đường,
nhân viên CTXH là chất xúc tác tạo môi trường lành mạnh, các mối quan hệ
tốt đẹp giữa các em học sinh với nhau, các em học sinh với thầy, cô giáo, các
em học sinh với cha mẹ của mình. Xúc tác cho quá trình dạy và học đạt hiệu
quả cao.
- Vai trò hoạch định chính sách
Nhân viên CTXH là người điều tra mặt tích cực, hạn chế của việc thực
hiện các chính sách, văn bản pháp luật, những chương trình hành động đối với
các đối tượng yếu thế, từ đó đề xuất những ý kiến để sửa đổi, bổ sung chính
sách xã hội cho phù hợp và đạt hiệu quả trong việc thự hiện. Môi trường học
đường cũng có những đối tượng yếu thế như học sinh khuyết tật, học sinh có
hoàn cảnh khó khăn, những học sinh phạm pháp… nhân viên CTXH sẽ là
người hỗ trợ các em học sinh yếu thế này tiếp cận các chính sách, đồng thời
xem xét, đề xuất, bổ sung sửa đổi chính sách sao cho việc hỗ trợ các em học
sinh đạt hiệu quả cao.
1.4. Tiểu kết chương 1:
Như vậy, chương 1 cho chúng ta hiểu rõ, hiểu sâu hơn về khái niệm,
bản chất, phân loại HVGH của học sinh- sinh viên nói chung và HS THCS
nói riêng cùng với các khái niệm liên quan. Làm rõ 1 số lý thuyết sử dụng
trong đề tài. Đồng thời cho chúng ta thấy thực trạng về HVGH học đường,
bạo lực học đường ở Việt Nam. Vấn đề gây hấn học đường đang là một vấn
đề nổi cộm, nhức nhối, được quan tâm rất nhiều cần được đưa ra những giải
pháp nhằm giảm thiểu, xây dựng môi trường trường học an toàn, thân thiện,
tạo điều kiện cho các em phát triển tốt nhất về mọi mặt. Đưa ra khái quát về
ngành CTXH trường học cũng như một số vai trò của CTXH trường học đối
với các vấn đề học đường.
24
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG, HẬU QUẢ,
NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ HÀNH VI GÂY
HẤN Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1. Vài nét về tỉnh Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam.
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủ đô Hà Nội
57 km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía tây. Phía tây bắc
giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông giáp Hải Phòng.
+ Diện tích: 1.652.8km².
+ Dân số: 1.722,5 nghìn người (năm 2006).
+ Tỉnh lỵ: Thành phố Hải Dương.
+ Các huyện: Chí Linh, Nam Sách, Thanh Hà, Kinh Môn, Kim Thành,
Gia Lộc, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Bình Giang, Thanh Miện, Ninh Giang.
+ Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Sán Dìu, Mường.
+ Điều kiện tự nhiên:
Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, phía bắc
và tây bắc giáp Bắc Ninh và Bắc Giang, phía đông giáp Hải Phòng, Quảng
Ninh, phía tây giáp Hưng Yên, phía nam giáp Thái Bình. Tỉnh có địa hình
tương đối bằng phẳng, có hệ thống sông phong phú như sông Thái Bình, sông
Rang, sông Kinh Thầy, sông Đào... tạo thuận lợi cho giao thông đường thủy.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23.4ºC.
+ Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Hải Dương là một tỉnh có tiềm năng du lịch dồi dào. Hải Dương, một
miền đất trù phú có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, có di tích thắng cảnh
Côn Sơn - Kiếp Bạc được nhiều người biết đến. Nhiều di tích lịch sử đã được
nhà nước công nhận và xếp hạng. Hải Dương là một trong những cái nôi của
nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam. Lịch sử hàng ngàn năm của dân
tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng trăm di tích lịch sử
văn hoá. Vùng đất này gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân
25