Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chân dung nhân vật trong truyện Nôm dưới góc nhìn kí hiệu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.03 KB, 8 trang )

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2018-2019

CHÂN DUNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NƠM
DƯỚI GĨC NHÌN KÍ HIỆU HỌC
LÊ THẢO NHI
Khoa Ngữ văn
Email: lethaonhi261@gmail
Tóm tắt: Trong truyện Nôm Việt Nam, chân dung nhân vật được miêu tả
thông qua những chi tiết trên khuôn mặt, chứa đựng những kí hiệu cần được
khảo sát và giải mã. Tiếp cận kho tàng văn học cổ từ góc nhìn hiện đại là một
hướng đi mới cần được phát huy.
Từ khóa: Nhân vật, truyện Nơm, kí hiệu học

1. MỞ ĐẦU
Mỗi đặc điểm trên gương mặt nhân vật đều là một kí hiệu, mà ở đó chứa đựng cả thế giới
cần được chúng ta nghiên cứu giải mã để hiểu nhân vật, hiểu câu chuyện và hiểu cả những
gì mà tác giả, dù là vô danh gửi gắm. “Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ
thuật” [2; 126]. Đó là một hiện tượng mang tính ước lệ, khơng sao chép y nguyên mà thể
hiện qua những đặc điểm điển hình. Con người theo nghĩa rộng, có tên hoặc khơng có
tên, cũng có thể là sự vật lồi vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách con người,
hình tượng về con người. Văn học không thể thiếu nhân vật. Nhân vật là phương tiện cơ
bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng, thể hiện nhận thức nhà văn.
Nhân vật tạo nên cốt truyện, tạo nên các tình tiết.
Trước đây, xu hướng nghiên cứu truyện Nôm ở Việt Nam thường được tiếp cận theo
khuynh hướng thi pháp học. Trong những năm gần đây, nhân vật trong truyện Nôm được
đọc thêm từ nhiều góc nhìn khác nhau như diễn ngơn giới, góc nhìn văn hóa,… Tuy nhiên,
vận dụng những thành tựu của lý thuyết kí hiệu học trong việc lí giải chân dung nhân vật
truyện Nơm ở Việt Nam vẫn chưa phổ biến và ít thành tựu. Đây vẫn còn là khoảng trống
trong đường hướng nghiên cứu nhân vật truyện Nôm hiện nay. Đặc biệt, nghiên cứu về
chân dung nhân vật trong truyện Nơm dưới góc nhìn kí hiệu học văn học là một đề tài
mới, chưa từng được nghiên cứu trước đây.


2. NỘI DUNG
Khảo sát các kiểu chân dung nhân vật trong truyện Nôm, chúng tôi phân chia theo kiểu
nhân vật, gồm có kí hiệu chân dung nhân vật chính - nhân vật phụ và kí hiệu chân dung
nhân vật chính diện - nhân vật phản diện.
2.1. Chân dung nhân vật chính - nhân vật phụ
Nhân vật chính là “Nhân vật then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể
hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm” [3; 226]. Trong truyện Nơm, nhân vật chính
thường xuất hiện đầu truyện với những câu thơ chứa các kí hiệu về chân dung. Nhân vật
Công Chúa trong truyện Nàng Công được miêu tả “Mặt hoa, mày liễu, má hồng”. Kí hiệu
5


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

chân dung gương mặt ngắn gọn và rõ nét. “Mặt” được ví như “hoa”, tươi tắn và xinh đẹp,
“mày” hình lá liễu mảnh mai sắc sảo, “má” mang màu hồng dịu dàng của người con gái.
Khảo sát hệ thống truyện Nôm, người đọc dễ dàng bắt gặp hàng loạt kí hiệu chân dung
nhân vật, cả nam lẫn nữ trong các dẫn chứng thú vị như: Thúy Kiều “làn thu thủy, nét xuân
sơn” (Truyện Kiều, Nguyễn Du); Kiều Nguyệt Nga “má hồng đương xinh” (Lục Vân Tiên,
Nguyễn Đình Chiểu); Ngọc Hoa “má đào, mặt ngọc, tóc mây rườm rà” (Ngọc Hoa); Trần
Kiều Liên “mặt gương… từ nhan… mày ngang bán nguyệt, miệng cười trăm hoa”, (Phan
trần); Tấm “má hường mặt hoa” (Tấm Cám); nàng Cơng “hây hây ngọc đúc…mặt nhìn
trăm thức hoa sen” (Lý Công); Cúc Hoa “mặt phượng, môi son” (Phạm Công Cúc Hoa);
Hạnh Nguyên “mặt vành vạnh nguyệt” (Nhị độ mai); (Phan Trần); công chúa “mặt hoa,
mày liễu, má hồng” (Lý Công); còn nàng Dương “cổ cao ba ngấn… long nhan sắc sảo”
(Phạm Công Cúc Hoa); Ngọc Hoa “mặt mộc… má phấn” (Phạm Tải Ngọc Hoa); Hồ Quý
Ly “mày loan, tóc phượng” (Truyện Trinh Thử); Phương Hoa “môi son má phấn… rà rà
tóc phượng, ngang ngang mày ngài… mày liễu… mặt hoa” (Phương Hoa); Phương Hoa
“má hồng… má phấn” (Phương Hoa phụ lục); Cúc Hoa “mặt phai nét ngọc… mặt võ mày
vàng” (Tống Trân Cúc Hoa); Công chúa “mặt hoa…/ Cổ cao ba ngấn, miệng cười trăm

hoa/ Vẻ thanh trong ngọc trắng ngà? Trăng tròn nét mặt, núi xa dáng mày” (Bà Chúa Ba);
Xn Hoa “mơi son, mắt phượng, má đào” (Hồng Trừu); Cơng chúa “Má đào phấn điểm
hồng hồng/ Tóc mây một mái địng địng xanh non/ Mơi tươi một ngấn hồng son/ Mày
ngang lá liễu, mắt trịn bóng gương” (Hồng Trừu); Thị Mầu “ba trăng mặt ủ da chì” (Quan
Âm Thị Kính); Trần Cơng “văn mạo giá nên anh hào” (Phương Hoa); Tống Trân “tuấn tú
tốt lành… khôi ngô rạng vẻ văn tinh” (Tống Trân Cúc Hoa); Từ Hải “hàm én mày ngài”
(Truyện Kiều); Lục Vân Tiên “mày tằm, mắt phụng, mơi son” (Lục Vân Tiên); Tất Chánh
“ba đình nở nang” (Phan Trần); Lý Công “mặt võ… mặt hoa lồ lộ” (Lý Cơng);… Kí hiệu
gợi lên sự liên tưởng về hình ảnh gương mặt nhân vật.
Chúng tơi đã khảo sát về sự xuất hiện các kí hiệu chân dung nhân vật chính trong truyện
Nơm (xin xem bảng thống kế của chúng tơi ở cuối bài).
Những nhân vật chính trong truyện Nơm được khắc họa thơng qua hình ảnh của gương
mặt, đơi mắt, má, chân mày, mơi, miệng; bên cạnh đó cịn có tóc, cổ, hàm. Qua khảo sát,
chúng tơi nhận thấy có 17 truyện xuất hiện kí hiệu chân dung của 24 nhân vật chính.
Trong đó, nhân vật nữ chính chiếm số lượng lớn 75% (18/24), còn số lượng nhân vật nam
chính chỉ chiếm 25% (6/24). Một trong những giá trị của truyện Nôm là ca ngợi người
phụ nữ. Người phụ nữ có vai trị quan trọng, nhất là trong việc thúc đẩy những kết thúc
có hậu trong truyện Nơm. Điều này đã lí giải vì sao trong truyện Nơm, kí hiệu nhân vật
nữ chính nhiều hơn nhân vật nam chính. Trong những truyện Nơm đã khảo sát, có khoảng
47 kí hiệu về chân dung nhân vật chính. Chân dung nhân vật chính chủ yếu được miêu tả
tập trung vào việc nhận xét mặt 32% (15/47). Má và mày là hai bộ phận cũng được miêu
tả khá nhiều, chiếm 19% (9/47). “Nhân vật chính thường xuất hiện nhiều lần trong tác
phẩm và được nhà văn khắc họa đầy đặn” [3; 226].
Nhân vật phụ là “Nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong diễn biến của cốt
truyện, trong quá trình triển khai đề tài, thể hiện tư tưởng và chủ đề của tác phẩm” [3;
6


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2018-2019


231]. Có loại nhân vật phụ ở bình diện thứ hai, chỉ sau nhân vật chính: Thúy Vân “Khn
trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” (Truyện Kiều); Thị Trình “Mày ngài mắt phượng long
lanh” (Phương Hoa phụ lục); Tú Bà “Thoắt trông nhờn nhợt màu da/ Ăn chi to lớn đẩy
đà làm sao” (Truyện Kiều); có loại nhân vật phụ ở bình diện thứ ba, chỉ thấp thống trong
các tình tiết của truyện như Đức Trang Vương “mặt đồng” (Bà Chúa Ba). Nhân vật phụ
được người viết khắc họa về chân dung ít hơn. Kí hiệu chân dung nhân vật phụ tuy chỉ
được nhắc đến ở một số điểm không nhiều, thế nhưng lại góp phần khơng hề nhỏ trong
việc thể hiện nội dung truyện Nôm. Nhân vật phụ không những khơng lấn át nhân vật
chính mà cịn giúp soi rõ hình ảnh nhân vật chính. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đề cập
hình ảnh Thúy Vân trước để làm địn bẩy, hình ảnh Thúy Kiều xuất hiện sau càng trở nên
“sắc sảo mặn mà” hơn. Cũng trong Truyện Kiều, Mã Giám Sinh là kiểu nhân vật sở khanh,
phản diện, nhại lại hình ảnh của Từ Hải; vì thế khơng lấn át mà làm nổi bật lên giữa cái
giả và cái thật, làm cho người đọc thêm mến vẻ đẹp anh hùng của Từ Hải. Trong truyện
Phương Hoa phụ lục, chân dung Thị Trình cũng hiện lên thật đẹp, nhưng khó có thể sánh
bằng vẻ đẹp của Phương Hoa.
Trong truyện Nơm, kí hiệu chân dung nhân vật chính chiếm tỉ lệ lớn 89% (47/53) so với
kí hiệu chân dung nhân vật phụ. Hình ảnh nhân vật chính ln được khắc họa rõ nét và
sâu đậm hơn trong tác phẩm để thể hiện những tư tưởng của tác giả.
2.2. Kí hiệu chân dung nhân vật chính diện - nhân vật phản diện
Nhân vật phản diện là “Nhân vật văn học mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lí
và lí tưởng của con người, được nhà văn miêu tả trong tác phẩm với thái độ chế giễu, lên
án, phủ định” [3; 230]. Trong Truyện Kiều phải kể đến các nhân vật phản diện: Đầu tiên
là Tú Bà với kí hiệu “nhờn nhợt màu da”, thể hiện được con người và nghề nghiệp bà, là
con người thường sống về đêm, ít tiếp xúc ánh mặt trời và có thể được xem như kẻ buôn
những cô gái lầu xanh, đầy âm mưu, thủ đoạn. Người thứ hai là Mã Giám Sinh “mày râu
nhẵn nhụi”, một kẻ tầm thường nhưng muốn nổi bật, ít học nhưng tỏ vẻ hiểu biết, lại hay
“cò kè bớt một thêm hai”. Cịn chân dung nhân vật Hồ Tơn Hiến có xuất hiện kí hiệu “mặt
sắt”. Trong truyện Bà Chúa Ba cũng có khắc họa hình ảnh nhân vật phản diện là Đức
Trang Vương “mặt đồng”, một vị vua nóng nảy, hung dữ dám “đốt chùa” và “giết hại
chẳng tha Thần Phật”. Gương mặt được so sánh với đồng và sắt – những thứ kim loại, thể

hiện bản chất con người lạnh lẽo, khơng có tình cảm. Có nhiều nhân vật phản diện trong
truyện Nơm, nhưng chỉ có 5 nhân vật xuất hiện kí hiệu chân dung.
Nhân vật chính diện chứa đựng nhiều kí hiệu về chân dung hơn những nhân vật phản
diện. Các chi tiết về chân dung nhân vật chính diện được miêu tả với màu sắc trong sáng
“ngọc… son… tươi… hồng… đào…”, những hình dáng mềm mại “trịn… hây hây…
ngang…”, và được ví với những hình ảnh của thiên nhiên hiền lành “hoa sen… trăng…
tằm… núi…”. Kí hiệu của nhân vật chính diện được sáng tạo phong phú, rõ nét đã xây
dựng nên hình tượng nhân vật vừa có tài lại vừa có đức như Thúy Kiều, Thúy Vân, Lục
Vân Tiên, Tất Chánh,… Cịn kí hiệu chân dung nhân vật phản diện được xây dựng ít hơn,
thể hiện cái xấu, cái ác trong xã hội.

7


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

2.3. Ý nghĩa kí hiệu chân dung nhân vật trong truyện Nơm
Kí hiệu chân dung nhân vật trong truyện Nôm mang nhiều giá trị ý nghĩa. Thứ nhất, kí
hiệu tạo nên cơng thức cho chân dung nhân vật trong truyện Nôm. Trong văn xuôi tự sự
Trung đại Việt Nam, chân dung nhân vật cũng được hiện lên với những kí hiệu về đặc
điểm trên khuôn mặt: Cảnh Kiên “trán rộng, mắt sáng, đầu vích” (Hoan Châu kí); Bà
Triệu: “mũi hổ, trán rồng, đầu báo, hàm én” (Lệ Hải bà vương kí); Mai Thúc Loan: “đầu
hổ, mắt rồng” (Hương Lãm Mai đế kí); Nhân tơn hồng đế: “trán cao mặt rồng” (Đại Việt
sử kí tồn thư); Hồng thượng Lê Hiển Tơng “râu rồng, mũi cao, tóc hạc, mắt phượng”,
Hồng tơn Lê Duy Kỳ thì “mày rồng mắt phượng” (Hồng Lê nhất thống chí). “Trước
đây, vào thời cổ đại, các nhân vật tiên đế thần thoại được miêu tả qua sự so sánh hàng
loạt với từng bộ phận của khuôn mặt và thân thể phù hợp với bộ phận tương ứng của thân
thể một loài thú nào đó, mà thường là các vật tổ (tơ tem). Dần dần khi hệ thống kí hiệu
trở nên bền vững dùng để miêu tả thì các nhân vật lịch sử bắt đầu được miêu tả thông qua
sự so sánh từng bộ phận của khuôn mặt và thân thể họ không phải với thú vật, mà với các

vị tiên tổ đã được lí tưởng hóa” [6; 37].
Cũng có những điểm tương đồng với cách xây dựng chân dung nhân vật trong văn xuôi
tự sự Trung đại Việt Nam, các tác giả vay mượn công thức thánh nhân trong thần thoại
Trung Quốc thể hiện ở những so sánh với động vật và thực vật, vũ trụ; trong truyện Nơm,
vẫn cịn những kí hiệu về lồi vật. Khi xây dựng hình ảnh nhân vật như Cúc Hoa “mặt
phượng” (Phạm Công Cúc Hoa); Hồ Q Ly “tóc phượng” (Truyện Trinh Thử); Thị Trình
“mày ngài mắt phượng” (Phương Hoa phụ lục); Từ Hải “hàm én mày ngài” (Truyện
Kiều), Lục Vân Tiên “mày tằm, mắt phụng” (Lục Vân Tiên); những bộ phận trên gương
mặt nhân vật được ví với những lồi như “phượng, tằm, én,…”. Nhưng, những kí hiệu về
lồi vật này khơng nhiều, chỉ góp phần tơ điểm cho chân dung nhân vật. Chiếm phần
nhiều trong truyện Nơm là những kí hiệu về hình ảnh thiên nhiên.
Thứ hai, kí hiệu có khả năng dự báo tương lai, số phận nhân vật. Cái hay trong truyện
Nơm chính là việc dự báo tương lai thơng qua chân dung nhân vật. Thật vậy, mặc dù hình
ảnh nhân vật xuất hiện ở đầu tác phẩm, nhưng chính những kí hiệu từ trong chân dung có
thể cho ta nhận biết về số phận của nhân vật sau này.
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Thúy Vân mang một vẻ đẹp “trang trọng khác vời”
tạo cho người đọc ấn tượng về một vẻ đẹp q phái. Kí hiệu “khn trăng” chỉ hình dáng
gương mặt trịn trịa, phúc hậu; “nét ngài nở nang” chỉ đôi lông mày người con gái đẹp,
cong vút và dài như râu con ngài; kí hiệu “hoa cười, ngọc thốt” diễn tả âm thanh lời nói
nhẹ nhàng, cách cư xử nhã nhặn. Với những từ “trang trọng, đầy đặn, nở nang, đoan trang,
mây thua, tuyết nhường” tạo tình cảm trân trọng, yêu mến, độ lượng. Đó là một vẻ đẹp
hợp nhãn, dễ dàng được xã hội công nhận và dung nạp. Kí hiệu chân dung Thúy Vân như
dự báo, sắp đặt cho một cuộc đời yên ổn, không có bão tố. Thúy Kiều có những gì Thúy
Vân có nhưng ở mức độ sắc sảo hơn, mặn mà hơn. Khi Kiều xuất hiện, đến hoa kia, liễu
nọ cũng phải ghen hờn. Khi miêu tả nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du không liệt kê nhiều
chi tiết như khi tả Thúy Vân mà chỉ tập trung nhiều ở đôi mắt - cửa sổ tâm hồn. Kí hiệu
“Làn thu thủy, nét xuân sơn” diễn tả một đơi mắt long lanh, lóng lánh, đa tình, dạt dào
8



KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2018-2019

tình cảm. Chúng tơi đồng tình với quan điểm của nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Cẩn cho
rằng Nguyễn Du đã sử dụng tướng học khi dựng nên chân dung hai chị em Kiều. Cụ thể
ở đây, “Làn thu thủy” với vẻ đẹp của hồ nước mùa thu gợi ra dáng vẻ của một tướng về
mắt là “đào hoa nhãn” chỉ những con người đào hoa, đa tình, số phận thường long đong.
Ý trên có tính logic và xun suốt với lời nhận xét của người thầy tướng, xem tướng cho
Kiều lúc cịn thơ: “Tinh anh phát tiết ra ngồi/ Ngàn thu bạc mệnh một đời tài hoa”. Kiều
cịn có vẻ đẹp của tài năng, nó đạt đến mức tồn diện, chuẩn mực của bậc tài hoa theo
quan niệm thẩm mĩ của xã hội Phong kiến, giỏi cả “cầm, kì, thi, họa”, đặc biệt là tài đàn.
Nhan sắc ở Kiều độc đáo, kì lạ vượt lên trên sự bình thường. Đó là loại nhan sắc hiếm có
trên đời, thường được tơn sùng và cũng thường bị đố kị, luôn gây ra sóng gió cho mình.
Tài của Kiều là cái tài tồn diện: cầm, kì, thi, họa mà tài nào cũng ở mức tuyệt đỉnh, trọn
vẹn. Thúy Kiều đúng là người hiếm có ở đời. Ở Kiều là sự kết hợp giữa tài - sắc - tình mệnh. Từ những kí hiệu trong bức chân dung ấy, chúng ta có thể cảm nhận được kiếp đời
chẳng mấy êm đềm của nàng.
Không chỉ có Thúy Kiều, mà rất nhiều cơ gái khác trong truyện Nôm cũng gặp cuộc đời
lắm truân chuyên được dự báo qua các kí hiệu chân dung. Dễ nhận thấy nhất chính là vẻ
đẹp khn mặt, cơ gái nào có gương mặt đẹp sắc sảo, mặn mà, nổi trội,… thường bị trời
ghen ghét, làm khổ. Kiều Nguyệt Nga trong truyện Lục Vân Tiên có “Má hồng đương
xinh”, một người con gái hồng nhan thường bạc mệnh, quả đúng là sau này gặp nhiều thử
thách trong cuộc sống: nàng chưa được chung tình với người tình chung thì phải buộc ơm
cầm qua bến khác.
Dao Tiên trong truyện Hoa tiên có vẻ đẹp “Mặn mà chìm cá nhạn rơi/ Nguyệt ghen gương
phép, hoa hờn thắm bay” cũng gặp nhiều nỗi khổ đau ê chề giống Thúy kiều. Nàng duy
nhất bị dằn vặt bởi chữ “tình”, yêu mà phải giữ mình trong “Nền thi lễ, nết cân đai, giá
nào dầu nhắc đồng cân cũng già”, để rồi “Mảnh riêng riêng để chất đầy một bên”; dằn vặt
vì nghĩ mình bị phản bội khi Lương Sinh cưới Ngọc khanh, nàng suýt “Liều bạc mệnh
kẻo sa chữ đồng”. Hạnh Nguyên Trong Nhị Độ Mai thì bị bọn Lư Kỷ, Hoàng Tung bắt
ép gả cho nước Sa Đà để cầu thân; Trần Kiều Liên trong truyện Phan Trần thì bị lưu lạc
vì cha mất, gia đình gặp đại nạn.

Khơng chỉ có kí hiệu chân dung các cơ gái dự báo tương lai, mà những kí hiệu chân dung
chàng trai cũng có thể cho ta biết được những điềm báo trước. Hớn Minh trong sự nhận
định của Lục Vân Tiên là “Hễ người dị tật ắt là tài cao”. Quả thật, Hớn Minh là một con
người tài cao, nhưng trên chặng đường đời cũng gặp khơng ít thử thách. Hớn Minh vì
trừng trị cơng tử Đặng Sinh ỷ thế làm càn mà chàng phải bỏ thi, sống lẩn lút trong rừng,
sau này Hớn Minh đón Vân Tiên về an dưỡng bệnh. Cuối cùng, Hớn Minh được tiến cử
làm phó tướng. Cịn Lục Vân Tiên sau khi về nhà thăm cha mẹ, Vân Tiên cùng tiểu đồng
lên đường đi thi, ghé thăm Võ Công, người đã hứa gả con gái là Võ Thể Loan cho chàng.
Từ đây, Vân Tiên có thêm người bạn đồng hành là Vương Tử Trực, tới kinh đô lại gặp
Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Thấy Vân Tiên tài cao, Hâm, Kiệm sinh lòng đố kị, ghen ghét.
Lúc sắp vào trường thi, Vân Tiên nhận được tin mẹ mất, liền bỏ thi trở về quê chịu tang.
Dọc đường về, Vân Tiên đau mắt nặng, rồi bị mù cả hai mắt, lại bị Trịnh Hâm lừa đẩy
9


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

xuống sông. Nhờ Giao Long dìu đỡ đưa vào bãi, Vân Tiên được gia đình ơng Ngư cứu
mạng và được nhận làm con ni. Sau đó chàng lại bị Võ Cơng khinh rẻ và bị Võ Thể
Loan gạt bỏ vào hang núi Thương Tòng. Được thần tiên cho thuốc chữa mắt, Vân Tiên
may mắn gặp lại Hớn Minh. Cả Hớn Minh và Lục Vân Tiên đều có những vẻ đẹp anh
hùng, nhưng chính những kí hiệu chân dung anh hùng ấy lại dự báo về một tương lai đầy
thử thách, luôn bị kẻ xấu ganh tị hãm hại, phải vượt qua bao nhiêu khó khăn mới có được
niềm vui hạnh phúc.
Thứ ba, kí hiệu tạo nên tính logic cho cốt truyện. Sự logic của truyện thể hiện ở điểm đầu
và cuối của câu chuyện có mối quan hệ nguyên nhân kết quả. Chúng tơi khẳng định như
vậy, bởi lẽ, như đã trình bày ở trên, những nhân vật có vẻ đẹp đặc biệt khác người thường
gặp những thử thách trong cuộc sống. Thì chính những kí hiệu về chân dung đã tạo nên
sự hợp lí hóa trong cốt truyện: Vì tài sắc nên gặp nhiều hoạn nạn “Chữ tài đi với chữ tai
một vần”. Và cũng chính nhờ vẻ đẹp tài năng đầy bản lĩnh ấy giúp các nhân vật vượt qua

mọi biến cố để đi đến hạnh phúc đích thực. Điều này cũng một lần nữa khẳng định kết
cấu logic trong truyện Nơm là “gặp gỡ - tai biến - đồn viên”.
3. KẾT LUẬN
Như vậy, qua khảo sát có thể thấy, trong truyện Nơm, những kí hiệu về lồi vật khơng
nhiều, chỉ góp phần tơ điểm cho chân dung nhân vật; chiếm phần lớn là những kí hiệu về
hình ảnh thiên nhiên khi xây dựng các kiểu loại nhân vật: nhân vật chính - nhân vật phụ,
nhân vật chính diện - nhân vật phản diện. Chính những kí hiệu về chân dung nhân vật đã
tạo nên công thức cho chân dung nhân vật trong truyện Nơm. Bên cạnh đó, kí hiệu chân
dung nhân vật trong truyện Nơm cịn góp phần dự báo tương lai, số phận nhân vật và tạo
nên tính logic cho cốt truyện.
Khảo sát chân dung nhân vật trong truyện Nơm từ góc nhìn kí hiệu là tiền đề để phát triển
quá trình nghiên cứu những nét giá trị truyền thống thơng qua những lý thuyết hiện đại,
từ đó góp phần lưu giữ kho tàng văn hóa của dân tộc Việt. Đồng thời, chân dung nhân vật
được đặt trong trục so sánh đối chiếu theo các kiểu kí hiệu sẽ giúp chúng ta cảm nhận
được những giá trị nghệ thuật đặc sắc. Đây sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu chân dung
nhân vật, không chỉ trong truyện Nôm mà còn trong các thể loại khác, trong các giai đoạn
khác ở những cơng trình nghiên cứu sau này.
Bảng khảo sát về sự xuất hiện các kí hiệu chân dung nhân vật chính trong truyện Nơm

Stt

Tác
phẩm

1

Lục Vân
Tiên

Nhân

vật xuất
hiện kí
hiệu
chân
dung
Lục Vân
Tiên

Giới tính

Nữ

Nam

Các bộ phận

Mặt

X

Mắt

X

10



Mày


X

Hàm

Mơi/
Tóc
Miệng
X


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2018-2019

2

Ngọc
Hoa

3

Phan
Trần

4

5

6

7


8

9
10
11

12

13

14

Tấm
Cám

Cơng
Phạm
Cơng
Cúc
Hoa
Nhị Độ
Mai
Phạm
Tải
Ngọc
Hoa
Truyện
Trinh
Thử
Phương

Hoa
Phương
Hoa
Phụ Lục
Tống
Trân
Cúc
Hoa

Chúa
Ba
Hồng
Trừu

Kiều
Nguyệt
Nga
Ngọc
Hoa
Trần
Kiều
Liên
Tất
Chánh
Tấm
Nàng
Cơng
Lý Cơng
Cơng
Chúa

Cúc Hoa
Con
nàng
Dương
Hạnh
Ngun

X

X

X

X

X

X

X
X

X

X

X

X


X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

Ngọc
Hoa

X


X

Hồ Q
Ly

X

Trần
Cơng

X

X

X
X

X

X

X
X

X

X

X


Phương
Hoa

X

Cúc Hoa

X

X

X

Cơng
Chúa

X

X

X

Xn
Hoa
Cơng
Chúa

X


X

X

X

X

X

X

X

11

X
X

X

X

X


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

15


16

17

Quan
Âm Thị
Kính
Tống
Trần
Cúc
Hoa
Truyện
Kiều

Thị Mầu

X

Tống
Trần
Thúy
Kiều

X

17

24

X


X

Từ Hải
Tổng

X

X
X

18

6

15

3

9

X

X

9

1

6


4

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]
[8]

[9]

Nguyễn Du Vân Hạc (Lê Văn Hòe chú giải) (2011). Truyện Kiều chú giải, NXB Lao
động, Hà Nội.
Hà Minh Đức (1999). Lí luận văn học, NXB Giáo dục.
Lê Bá Hán (2011). Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Việt Nam.
Đỗ Đức Hiểu và các tác giả (2004). Từ điển văn học, bộ mới, NXB Thế giới, Hà Nội.
Kiều Thu Hoạch (1992). Truyện Nôm - Nguồn gốc và bản chất, NXB Khoa học xã hội.
Trần Thị Thanh Nhị (2017). Nhân vật trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam dưới góc
nhìn tướng thuật, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, số tháng 2, tr.34 - 41.
Trần Đình Sử (2003). Lý luận và phê bình văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
B.L.Riftin (Trần Đình Sử dịch) (2013). Tính chất kí hiệu của chân dung nhân vật bằng
ngôn từ trong văn học cổ điển Trung Quốc,
/>Bùi Thị Ngọc Hà (2016). Về cách xây dựng nhân vật trong truyện thơ Nơm, Tạp chí Văn
hóa nghệ thuật, số 390, tháng 12,
/>
12




×