Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Đặc sắc trong truyện ngắn về loài vật của Ma Văn Kháng (dưới góc nhìn sinh thái học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

ĐÀO THỊ HỒNG PHƯỢNG

ĐẶC SẮC TRONG TRUYỆN NGẮN VỀ LOÀI VẬT
CỦA MA VĂN KHÁNG (DƯỚI GÓC NHÌN THÁI HỌC)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

ĐÀO THỊ HỒNG PHƯỢNG

ĐẶC SẮC TRONG TRUYỆN NGẮN VỀ LOÀI VẬT
CỦA MA VĂN KHÁNG (DƯỚI GÓC NHÌN SINH THÁI HỌC)
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện

HÀ NỘI, 2017



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luâ ̣n văn “Đặc sắc trong truyê ̣n ngắ n về loài vật của
Ma Văn Kháng (dưới góc nhìn sinh thái học)” là kế t quả nghiên cứu của
riêng tôi, hoàn toàn không sao chép của bấ t cứ ai. Các kế t quả của đề tài là
trung thực và chưa đươ ̣c công bố ở các công trình khác.
Nô ̣i dung của luâ ̣n văn có sử du ̣ng tài liê ̣u, thông tin được đăng tải trên các
tác phẩ m, ta ̣p chí, các trang web theo danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo của luâ ̣n văn.
Nế u sai tôi xin hoàn toàn chiụ trách nhiê ̣m.

Hà Nội, 17 tháng 07 năm 2017
Tác giả luâ ̣n văn

Đào Thị Hồng Phượng


LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biế t ơn sâu sắ c tới PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện về sự
hướng dẫn tâ ̣n tình, đầ y đủ, chu đáo và đầ y tinh thầ n trách nhiê ̣m của thầy trong
toàn bô ̣ quá trình em hoàn thành luâ ̣n văn.
Em xin trân tro ̣ng cảm ơn sự ta ̣o điề u kiêṇ giúp đỡ của Ban chủ nhiê ̣m
Khoa Ngữ Văn và các thầ y cô giáo Phòng đào tạo Trường Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m
Hà Nội 2 đã giúp đỡ em thực hiê ̣n đề tài luâ ̣n văn này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, ba ̣n bè, đồ ng nghiêp̣ đã đô ̣ng
viên và nhiê ̣t tình giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành luâ ̣n văn.

Hà Nội,17 tháng 07 năm 2017
Tác giả luâ ̣n văn


Đào Thị Hồng Phượng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 8
7. Đóng góp luận văn ........................................................................................ 8
Chương 1: LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG
TÁC CỦA MA VĂN KHÁNG……………………………………………. 9
1.1. Một số vấn đề về lý thuyết phê bình sinh thái…………………………....9
1.1.1. Khái niệm phê bình sinh thái…………………………………………...9
1.1.2. Cảm thức thiên nhiên trong văn học Việt Nam xưa - nay. Phê bình sinh
thái trong văn học Việt Nam đương đại..……………………………………13
1.1.2.1. Cảm thức thiên nhiên trong văn học Việt Nam xưa - nay………….13
1.1.2.2. Phê bình sinh thái trong văn học Việt Nam đương đại……………..14
1.2. Hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng………………….……………..19
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp........................................................................... 19
1.2.2. Những ý kiến của Ma Văn Kháng về sự phản ánh hiện thực đời sống
của văn học ...................................................................................................... 23
Chương 2:NHỮNG PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG TRONG TRUYỆN NGẮN
VỀ LOÀI VẬT CỦA MA VĂN KHÁNG ..................................................... 31
2.1. Loài vật là thành phần của tự nhiên trong mối quan hệ khác biệt, cộng
sinh với con người ........................................................................................... 31
2.2. Loài vật và con người trong khát vọng hòa hợp………….. ................... 39

2.3. Loài vật và con người trong tác động nhân quả………………………... 43


2.4. Sự tác động của con người vào loài vật mang ý nghĩa nhân văn……….48
2.5. Luận đề của truyện……………………………………………………...51
Chương 3: NHỮNG ĐẶC SẮC VỀ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN VỀ LOÀI VẬT CỦA MA VĂN KHÁNG………………………….60
3.1. Cái nhìn nghệ thuật về loài vật…………………………………………. 60
3.2. Miêu tả nghệ thuật ( “nhân vật” với hành động, ngôn ngữ loài vật)...…. 66
3.3. Cốt truyện, tình huống truyện….…………………...……….…………..78
3.3.1. Cốt truyện……………………………………………………………..78
3.3.2. Tình huống truyện…………………………………………………….81
3.4. Không gian, thời gian nghệ thuật …………………………………… ...85
3.4.1. Không gian nghệ thuật……………………………………………… .85
3.4.2. Thời gian nghệ thuật…………………………………………………..94
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 103


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ma Văn Kháng là một trong số những nhà văn xuất sắc của văn học Việt
Nam hiện đại, thuộc số những tác gia hàng đầu của văn xuôi đương đại Việt
Nam. Hơn nửa thế kỉ cầm bút, hơn 80 năm cuộc đời, cho đến hôm nay, mang
trong mình dấu ấn năm bao tháng nhọc nhằn nhưng nguồn cảm hứng, khát
vọng sáng tạo nghệ thuật trong Ma Văn Kháng không hề vơi cạn, trái lại nội
lực sáng tác vẫn luôn sung mãn.
Giá trị sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng được tôn vinh bằng rất
nhiều giải thưởng, theo mốc thời gian: tiểu thuyết Mưa mùa hạ - Giải thưởng

Văn học Công nhân; Mùa lá rụng trong vườn - Giải thưởng Hội Nhà văn Việt
Nam năm 1985, cũng là một trong số bộ ba tác phẩm được tặng Giải thưởng
Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2001, đã được dựng thành phim truyền
hình dài nhiều tập Mùa lá rụng; Gặp gỡ ở La Pan Tẩn - Giải thưởng Hội văn
nghệ các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2001; Một mình một ngựa - Giải
thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2009. Gần đây nhất, ngày 19 tháng 05 năm
2012, nhà văn đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh
cho cụm tác phẩm: Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời, Gặp gỡ ở La Pan
Tẩn và Truyện ngắn chọn lọc. Đây là sự tôn vinh tài năng, nhân cách, xứng
đáng đối với người nghệ sĩ cả đời cống hiến cho sự phát triển của văn học dân
tộc.
Trong thời kỳ đầu của sự nghiệp văn chương, hơn 20 năm sống làm việc
trải qua các nghề nhà giáo, nhà báo, nhà văn tại Lào Cai mảnh đất biên ải của
Tổ quốc, Ma Văn Kháng đã cho ra đời nhiều tác phẩm thuộc truyện ngắn và
tiểu thuyết. Trong sự nghiệp văn chương của mình, Ma Văn Kháng viết thành
công nhất trong hai thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Truyện ngắn thể loại mà
ông viết nhiều nhất, được mệnh danh là thể loại “giống như một búp chè được


2
sao khô, nén chặt lại, nhưng khi dội nước vào nó tở ra, cho cả 1 đại dương
nước trà thơm”. Năm 1961 ông trình làng truyện ngắn đầu tay Phố cụt (Văn
Nghệ số 136, ngày 3.3.1961) từ đó đến nay là hơn 200 truyện ngắn.
Kho tàng truyện ngắn của Ma Văn Kháng có thể tạm chia làm hai nhóm
đề tài đó là: Nhóm đề tài dân tộc miền núi và nhóm đề tài thành thị. Về đề tài
dân tộc miền núi, ngòi bút của nhà văn hướng về phản ánh đời sống lao động
và công cuộc đấu tranh bảo vệ biên ải của đồng bào các dân tộc miền núi Tây
Bắc. Đó là các tập truyện như: Bài ca Trăng sáng(1972), Góc rừng xinh xắn
(1972), Người con trai họ Hạng (1972), Mùa mận hậu (1972),… và gần đây
nhất có thể kể đến tập truyện ngắn San Cha Chải được PGS.TS Nguyễn Ngọc

Thiện tuyển chọn với 17 truyện ngắn viết về cuộc sống của những con người miền
núi và hình ảnh các chiến sĩ công an mưu trí, dũng cảm. Những truyện ngắn ở
nhóm đề tài này, đã khẳng định tài năng, tâm huyết của ông với miền núi.
Về đề tài thành thị, ông đề cập về những vấn đề nóng hổi: đời tư, thế sự,
nhân sinh… Ông quan tâm đến nhiều lĩnh vực cuộc sống hôm nay như: tình
yêu, hôn nhân, tình dục, gia đình. Chúng được phản ánh qua các tập truyện:
Trăng soi sân nhỏ(1995), Trốn nợ (2008), Mùa thu đảo chiều (2012), Nỗi
nhớ mưa phùn (2015)…
Trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam, Ma Văn Kháng là nhà văn có
nhiều đóng góp lớn. Chính vì thế, lâu nay đã có nhiều công trình nghiên cứu
về sự nghiệp sáng tác của ông. Với mong muốn góp thêm tiếng nói khẳng
định những giá trị trong sáng tác của Ma Văn Kháng, chúng tôi lựa chọn vấn
đề: Đặc sắc trong truyện ngắn về loài vật của Ma Văn Kháng (dưới góc nhìn
sinh thái học) làm chủ đề nghiên cứu của mình như là một sự tiếp tục tinh
thần nghiên cứu sự nghiệp văn chương của nhà văn.
Thông qua việc viết về các loài vật đa dạng, phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn
người đọc, nhà văn đã bộc lộ quan điểm nghệ thuật của mình. Vì thế tìm hiểu


3
thế giới loài vật trong văn học nói chung và thế giới loài vật trong sáng tác
của Ma Văn Kháng nói riêng là công việc cần thiết, hấp dẫn gọi mời người
thực hiện đề tài này. Việc nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề này sẽ giúp
chúng ta thấy rõ được sự khác biệt về sự thể hiện, bút pháp của nhà văn so
sánh với các sáng tác của các nhà văn khác cùng thời, cũng như sự khác biệt
so với truyền thống.Thông qua đó, người viết muốn có cái nhìn đầy đủ hơn về
cuộc đời, tài năng, tư tưởng và phong cách của nhà văn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
Là nhà văn có một chặng đường dài hơn nửa thế kỷ đóng góp cho nền
văn học nước nhà. Ngay từ tập truyện ngắn đầu tay của mình (1969), Ma Văn

Kháng đã được giới nghiên cứu, phê bình và độc giả chú ý quan tâm. Nhiều
công trình nghiên cứu, phê bình đề cập đến một số phương diện trong sáng tác
của Ma Văn Kháng của một số tác giả như: GS Phong Lê, PGS.TS Nguyễn
Ngọc Thiện. PGS.TS Lã Nguyên, PGS.TS Đào Thủy Nguyên… được đăng
tải trên các sách báo và tạp chí.
GS Phong Lê đã nhận định: ‘‘Truyện ngắn Ma Văn Kháng là hiện
tượng nổi bật trong những năm 90’’[35] có thể thấy Ma Văn Kháng khẳng
định tài năng, vị trí của mình trong lòng bạn đọc và giới nghiên cứu và phê
bình ở thể loại này.
PGS. TS Nguyễn Ngọc Thiện trong bài viết ‘‘Con người giữa dòng
xoáy ham muốn đời thường’’ đã nhận định: ‘‘Văn xuôi Ma Văn Kháng đang
ở đỉnh cao của phong độ đã hướng ngòi bút chú mục đào sâu, soi lật cặn kẽ,
nghiêm ngặt vào một khía cạnh hiện diện như một thực thể khó nắm bắt trong
đời sống con người hiện đại hôm nay. Đó là sự thúc đẩy, chi phối nhiều khi
với một sức mạnh vô hình, nhưng khắc nghiệt của những ham muốn tiềm ẩn
nơi mỗi con người, hoặc là sự xung đột, va chạm gay gắt về lợi ích giữa
những dục vọng của những cá thể khác nhau’’. Cũng trong bài viết này tác giả


4
đưa ra nhận xét về thế giới nhân vật trong văn xuôi Ma Văn Kháng: ‘‘Trong
cái nhìn con người, ông không lý tưởng hóa, tô vẽ nó nhân danh những tín
điều cao siêu. Ông đặt con người vào đúng chỗ đứng của nó trên trần thế, vào
giữa xã hội nhân quần bao bọc lấy nó, và qua ham muốn, ông lần tìm động
cơ, lẽ sống của mỗi con người’’[57, tr.269-270]
PGS. TS Lã Nguyên với viết bài :‘‘Khi nhà văn đào bới bản thể ở
chiều sâu tâm hồn’’(1998) được in trong lời giới thiệu cuốn Truyện ngắn chọn
lọc Ma Văn Kháng,đã có cái nhìn tổng quát truyện ngắn của Ma Văn Kháng.
Dựa vào sắc điệu cảm hứng thẩm mỹ, tác giả chia truyện ngắn Ma Văn Kháng
thành ba nhóm: Nhóm thứ nhất những tác phẩm chủ yếu về đề tài miền

núi “những truyện ngắn thể hiện cái nhức nhối, xót xa, giận mà thương cho sự
hoang dã mông muội của những kẻ chưa thành người và những người không
được làm người”. Nhóm thứ hai chủ yếu là những truyện ngắn viết về đời
sống thành thị trước sự đổi thay của đất nước sau chiến thắng 1975 “những
truyện ngắn cất lên tiếng nói cảm khái thâm trầm trước thế sự hôm nay”.
Nhóm thứ bagắn với đề tài tính dục “những truyện ngắn thể hiện cảm hứng
trào lộng trang nghiêm trước vẻ đẹp của cuộc đời sinh hoá hồn nhiên”. Tác
giả cũng chỉ ra một số đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Ma Văn Kháng:
tính công khai bộc lộ chủ đề, sự cố ý tô đậm chân dung, tính cách nhân vật,
việc lồng giai thoại vào cốt truyện, đưa thành ngữ, tục ngữ vào ngôn ngữ nhân
vật… Cũng trong bài viết này, tác giả đã đưa ra nhận xét: “Ma Văn Kháng là
nhà văn của cái đẹp trong dòng đời sinh hóa bình dị, hồn nhiên, cái đẹp trong
niềm hạnh phúc được làm người với ý nghĩa đích thực của nó chứ không phải
là cái gì khác, Ma Văn Kháng đã cất lên tiếng nói riêng” [43].
Tác giả Phạm Mai Anh với đề tài luận văn thạc sĩ: Đặc điểm nghệ thuật
của truyện ngắn Ma Văn Kháng từ sau 1980 (1997), đã tập trung khai thác một
số yếu tố nghệ thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng như: Kết cấu, nhân vật,


5
ngôn ngữ. Tác giả đã bám sát đề tài và có những đóng góp đáng kể khi nhìn
nhận một số phương diện nghệ thuật của truyện ngắn Ma Văn Kháng.
Trong công trình nghiên cứu: Đặc điểm truyện ngắn của Ma Văn
Kháng về đề tài dân tộc miền núi (2009) PGS.TS Đào Thủy Nguyên đã đi
sâu nghiên cứu những vấn đề nhân sinh, thế sự, những thành công đặc sắc về
nghệ thuật xây dựng nhân vật và sử dụng ngôn từ trong truyện ngắn viết về đề
tài dân tộc và miền núi của Ma Văn Kháng.
Đỗ Phương Thảo trong bài viết:‘‘Vài suy nghĩ về phương diện nghệ
thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng’’cho rằng cách dựng truyện là yếu tố
tạo nên sự hấp dẫn trong truyện ngắn Ma Văn Kháng: ‘‘cốt truyện đơn giản,

không có nhiều tình huống nổi bật, then chốt, ít xung đột và mâu thuẫn lớn
song có sự bứt phá đầy sáng tạo’’ [53].
Ngoài ra còn kể đến nhiều công trình, bài báo tập trung nghiên cứu
khám phá đề cập đến một số phương diện khía cạnh truyện ngắn Ma Văn
Kháng như:
-Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng, Tác giả Đỗ
Phương Thảo, Chuyên luận, NXB Văn học, 2008.
-‘‘Phong cách văn xuôi miền núi của Ma Văn Kháng’’, Phạm Duy
Nghĩa, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, (số 175) tháng 8/2009.
-‘‘Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng’’, Nguyễn Ngọc
Thiện, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, (số 186) tháng 7/2010.
-“Những người đàn bà của nhà văn Ma Văn Kháng”, Hoài Nam, Văn
nghệ Công an, (số 279), 2016.
Bên cạnh đó, chúng tôi lưu ý một số luận văn, đề tài nghiên cứu tiêu biểu:


6
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Khángcủa Nguyễn Thị
Thanh Nga (2007); Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng
thời kỳ đổi mới của Nguyễn Hải Yến (2010); Đặc điểm truyện ngắn Ma Văn
Kháng thời kỳ đổi mới của Nguyễn Thị Hồng Thắm (2013)…
Gần đây nhất, có thể kể đến ba công trình của Nguyễn Minh Hạnh, Bùi
Thị Thúy, Lê Thị Thanh Nhàn, bước đầu nghiên cứu về từng tập truyện ngắn
San Cha Chải, Nỗi nhớ mưa phùn của Ma Văn Kháng. Với đề tài: Thế giới
nhân vật trong các tập truỵên ngắn gần đây của Ma Văn Kháng (Trốn nợ 2008, Mùa thu đảo chiều - 2012, San Cha Chải - 2013), tác giả Nguyễn
Minh Hạnh đã đi sâu khai thác thế giới nhân vật trong ba tập truyện này qua
cách phân loại nhân vật, nghệ thuật thể hiện nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ,
tình huống truyện.
Còn với tác giả Bùi Thị Thúy tiếp tục nghiên cứu về thế giới nhân vật
trong tập truyện ngắn San Cha Chải. Song tác giả lại nghiên cứu cùng tập

truyện vừa, viết sau tập truyện ngắn San Cha Chải với đề tài luận văn:Thế
giới nhân vật trong hai tập truyện của Ma Văn Kháng (San Cha Chải và Xa
xôi Thôn Ngựa Già). Trong luận văn này, tác giả đã tập trung khai thác, phân
loại thế giới nhân vật, nghệ thuật thể hiện nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ.
Với luận văn Nghệ thuật tự sự trong hai tập truyện ngắn Bông hồng
vàng; Nỗi nhớ mưa phùn của Ma Văn Kháng, tác giả Lê Thị Thanh Nhàn đã
tập trung khai thác một số yếu tố nghệ thuật trong hai tập truyện như: miêu tả
nhân vật, điểm nhìn trần thuật và giọng điệu.
Dựa trên những ý kiến bàn luận và các kết quả nghiên cứu đã có về
văn xuôi của Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy có một khoảng trống cần
lấp đầy để làm hoàn chỉnh hơn bức tranh toàn cảnh về truyện ngắn của ông.
Chính vì lẽ đó chúng tôi đã chọn vấn đề nghiên cứu của mình là: Đặc sắc


7
trong truyện ngắn về loài vật của Ma Văn Kháng (Dưới góc nhìn sinh thái
học ). Hy vọng công trình hoàn thiện sẽ góp một góc nhìn mới về truyện ngắn
Ma Văn Kháng để khẳng định những thành công mà nhà văn đã đóng góp cho
đời sống văn học đương đại Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong các truyện
ngắn về loài vật của Ma Văn Kháng.
- Thấy sự độc đáo của bút pháp tự sự và phong cách Ma Văn Kháng
trong truyện ngắn viết về loài vật, giúp cho việc giảng dạy ở nhà trường trong
đó có những tác phẩm về loài vật được sâu sắc hơn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát Đặc sắc trong truyện ngắn về loài vật của Ma VănKháng
(dưới góc nhìn sinh thái học) chúng tôi mong rằng sẽ:
- Góp thêm tiếng nói mới về hệ thống loài vật trong các sáng tác của
ông thời kỳ đương đại, cũng như có cái nhìn toàn vẹn hơn về quá trình vận

động tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
- Góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật Ma Văn Kháng và
khẳng định sự đóng góp to lớn của ông trên văn đàn văn học Việt Nam thời
kỳ đổi mới.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Thế giới loài vật trong các truyện ngắn của
Ma Văn Kháng
- Phạm vi nghiên cứu:Tư liệu nghiên cứu của chúng tôi là 17 truyện
ngắn của Ma Văn Kháng in trong cuốn Mèo con nghịch ngợm, (2016), NXB
Hồng Đức, Hà Nội. Cụ thể là các truyện ngắn: Ông Pồn và chú hổ con; Con
chó lạc nhà; Ông lão gác vườn và con chó Phúm; Mùa săn ở Na Le; Ngựa
bất kham; Cuộc đấu của gà chọi; Chim di trú vừa bay vừa ngủ; Mèo con
nghịch ngợm; Cỏ cằn; Xin lỗi chó Bốp; Tội nghiệp con vẹt già; Bát ngát trời


8
xanh; Hai anh em nhà mèo; Thương con ngựa già; Con meo, con mẻo, con
mèo; Một ngày không được chấm công; Con Clếch của tôi.
- Ngoài ra còn tham khảo thêm 9 truyện ngắn mimi trong tập truyện
ngắn mini Bông hồng vàng của Ma Văn Kháng, Nhà xuất bản Dân trí, Hà
Nội, 2015. Cụ thể là các truyện: Đi làm chậm giờ; Chó Phích; Nhạc gà; Đi
câu; Bùa chú của tình yêu; Góp một tiếng chim; Con chuồn chuồn; Con muỗi
nhép; Nhà có chuột. Trong tập truyện ngắn Nỗi nhớ mưa phùn của Ma Văn
Kháng, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2015 có truyện ngắn “Bà cụ Cần và
bầy chim sẻ” cũng được chúng tôi tham khảo. Tổng cộng: 18 truyện ngắn và
9 truyện ngắn mini của Ma Văn Kháng viết về loài vật được chúng tôi nghiên
cứu để hoàn thành Luận văn này.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.

- Thi pháp học.
- Phê bình sinh thái.
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn hy vọng sẽ là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu chuyên
sâu và đánh giá tổng hợp về Đặc sắc trong truyện ngắn về loài vật của Ma Văn
Kháng (dưới góc nhìn sinh thái học ) từ tác phẩm mở đầu cho đến tác phẩm gần
đây nhất. Từ việc nghiên cứu về Đặc sắc trong truyện ngắn về loài vật của Ma
Văn Kháng (dưới góc nhìn sinh thái học), luận văn cho thấy sự phong phú, đa
dạng trong cá tính sáng tạo của một tác giả văn học Việt Nam đương đại. Kết quả
nghiên cứu của luận án có ý nghĩa cung cấp phương pháp luận và kiến văn cần
thiết cho việc tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy ở trường phổ thông.
Lần đầu tiên nghiên cứu về những đặc sắc trong truyện ngắn về loài vật
của Ma Văn Kháng để làm rõ tài năng và phong cách, bút pháp độc đáo của Ma
Văn Kháng.


9
NỘI DUNG
Chương 1
LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC
CỦA MA VĂN KHÁNG
1.1. Một số vấn đề lý thuyết phê bình sinh thái.
1.1.1. Khái niệm Phê bình sinh thái.
Phê bình sinh thái manh nha vào những năm 70 của thế kỉ XX. Năm
1974, học giả người Mỹ Joseph W.Meeker cho xuất bản cuốn chuyên luận
“Sinh thái học của văn học”. Trong tác phẩm này, cụm từ sinh thái học văn
học lần đầu tiên được nhắc đến để chỉ mối quan hệ “ảnh hưởng của văn học
đối với hành vi nhân loại và môi trường tự nhiên”.
Năm 1978, Wiliam Rueckert trên tạp chí “Bình luận Iowa” (số mùa
đông) có bài Văn học và sinh thái học: Một phác thảo thử nghiệm phê bình

sinh thái học (Literature and Ecology: An Experiment in Ecocriticison) lần
đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Phê bình sinh thái” (Ecocriticison) với ý nghĩa
“kết hợp văn học và sinh thái học”. Nhà phê bình cho rằng nên có cái nhìn
sinh thái học và phải xây dựng được một hệ thống thi pháp học sinh thái. Tuy
nhiên trong thời kỳ này, phần lớn giới phê bình văn học vẫn chưa biết thực
chất phê bình sinh thái học là gì. Chính vì vậy, năm 1994, Hội văn học miền
tây Blanche và Sean O Grady đã tổ chức hội nghị bàn tròn trong đó có ý kiến
của khoảng 20 học giả xung quanh vấn đề về khái niệm “Phê bình sinh thái”.
Tháng 6 năm 1995 ASLE lần đầu tiên tổ chức hội thảo khoa học tại Trường
đại học Colorado, hội nghị nhận được hơn 200 báo cáo. Mọi người coi đại hội
lần này của ASLE là tiêu chí đánh dấu sự hình thành của trào lưu phê bình
sinh thái.


10
Năm 1996, tuyển tập Phê bình sinh thái do Cheryll Glolfelty và
Harold From chủ biên được xuất bản. Cuốn sách này được công nhận là tài
liệu nhập môn của phê bình sinh thái. Cuốn sách chia làm ba phần, phân biệt
thảo luận sinh thái học và lý luận văn học sinh thái, phê bình sinh thái của văn
học và phê bình của văn học sinh thái. Cuốn sách này còn liệt kê và giới thiệu
sơ lược những bài báo và chuyên luận phê bình sinh thái quan trọng nhất.
Năm 1998, tại Luân Đôn, tuyển tập: Phê bình sinh thái và văn học do
nhà phê bình người Anh R.Kerridge và N.Sammells chủ biên được xuất bản.
Đây là bộ tuyển tập phê bình sinh thái đầu tiên ở Anh. Sách được chia làm ba
phần: Lý luận phê bình sinh thái, Lịch sử phê bình sinh thái và Văn học sinh
thái đương đại (tổng cộng 15 chương, tác giả là những nhà phê bình sinh thái
Âu Mỹ). Bước sang thế kỉ XXI, phê bình sinh thái phát triển sâu rộng hơn.
Năm 2001 Buell cho xuất bản cuốn “Viết vì thế giới đang lâm nguy: Văn học,
văn hóa, môi trường nước Mỹ và các quốc gia khác”.
Có thể thấy, phê biǹ h sinh thái với tư cách là mô ̣t khuynh hướng phê

biǹ h văn hoá và văn ho ̣c đươ ̣c hình thành ở Mỹ vào giữa những năm 90 của
thế kỷ XX, tiế p đó xuấ t hiêṇ ở nhiề u nước trên thế giới. Trong số khá nhiề u
giới thuyết về thuâ ̣t ngữ “phê bình sinh thái” thì cách hiểu của nhà phê bình
sinh thái Mỹ - Cheryll Glotfelty được cho là ngắn gọn nhất: “Phê bình sinh
thái là phê bình bàn về mố i quan hê ̣ giữa văn học và tự nhiên”.
Tác giả Karl Kroeber lại cho rằng: “Phê bình sinh thái không phải đem
phương pháp nghiên cứu sinh thái học, sinh vật hóa học, toán học hoặc
phương pháp nghiên cứu của bấ t kỳ khoa học tự nhiên nào khác vào phân
tích văn học. Nó chỉ dẫn nhập quan điể m cơ bản nhấ t của triế t học sinh thái
vào phê bình văn học mà thôi” [15].


11
Với tư cách là khuynh hướng phê bình văn hoá văn ho ̣c, phê bình sinh thái
có nhiê ̣m vu ̣ chủ yế u mang giá tri ̣ đă ̣c thù và đă ̣c trưng bản thể luâ ̣n của nó. Đó
là thông qua văn ho ̣c để thẩ m đinh
̣ la ̣i văn hoá nhân loa ̣i, tiế n hành phê phán nghiên cứu tư tưởng, văn hoá, mô hình phát triể n xã hô ̣i của loài người đã ảnh
hưởng như thế nào đế n thái đô ̣ và hành vi của nhân loa ̣i đố i với đời sống tự
nhiên.
Jonathan Levin đã chỉ ra: “Tấ t cả phương diê ̣n văn hoá xã hội của
chúng ta cùng quyế t đi ̣nh phương thức độc nhấ t vô nhi ̣ sinh tồ n của chúng ta
trên thế giới này. Không nghiên cứu những điề u này, chúng ta không thể nhận
thức sâu sắ c quan hê ̣ giữa con người và môi trường tự nhiên mà chỉ có thể
biểu đạt những lo lắ ng nông cạn... Vì thế , ngoài nghiên cứu văn học biểu hiê ̣n
tự nhiên như thế nào, chúng ta tấ t yế u còn phải dùng rấ t nhiề u tinh lực để
phân tích tấ t cả các nhân tố văn hoá xã hội quyế t đi ̣nh thái độ đố i với con
người, đố i với tự nhiên và hành vi tồ n tại trong môi trường tự nhiên, đồ ng
thời kế t hợp những phân tích này với nghiên cứu văn học” [15].
Nhìn chung phê bình sinh thái đã được khá nhiều tác giả trên thế giới
quan tâm và trở thành một xu hướng nghiên cứu văn học có tính chất liên

ngành và có hiệu quả nhất định. Trong xu hướng nghiên cứu này, các tác giả
quan tâm tới mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên, đặc biệt là
thông qua đó muốn cảnh báo về tình trạng lâm nguy của môi trường tự nhiên
trong mối quan hệ với con người qua những tác động ngược chiều và thuận
chiều.
Hiểu một cách khách quan, phê bình sinh thái không phải đem phương
pháp nghiên cứu sinh thái học, sinh vật hóa học, toán học hoặc phương pháp
nghiên cứu của bất kì khoa học tự nhiên nào khác vào phân tích văn học. Nó
chỉ dẫn nhập quan niệm cơ bản nhất của triết học sinh thái vào phê bình văn


12
học mà thôi. Với tư cách là khuynh hướng phê bình văn hóa văn học, phê
bình sinh thái có nhiệm vụ thẩm định lại văn hóa nhân loại, tiến hành phê
phán, nghiên cứu tư tưởng văn hóa, mô hình phát triển xã hội của loài người
đã ảnh hưởng như thế nào đến thái độ và hành vi của nhân loại đối với tự
nhiên và điều đó dẫn đến tình trạng xấu đi của môi trường sinh thái như thế
nào.
Manh nha vào những năm 70 của thế kỷ XX, đế n giữa thâ ̣p niên 90,
phê bình sinh thái đã thực sự trở thành mô ̣t khuynh hướng nghiên cứu văn ho ̣c
ở Mỹ và lan ra nhiề u nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc áp
dụng lý thuyết phê bình sinh thái vào nghiên cứu văn học vẫn là vấn đề khá
mới mẻ và chưa nhận được nhiều sự quan tâm. Năm 2012 trong một bài nói
chuyện ở Viện văn học, nhà nghiên cứu người Mỹ Karen Thornber đã giới
thiệu về trường phái phê bình sinh thái nhưng cho đến nay có rất ít bài viết
hay công trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề này.
Có thể thấy, sau đổ i mới, ở Việt Nam giới nghiên cứu văn ho ̣c khá cởi
mở trong viê ̣c tiế p thu, giới thiê ̣u các lý thuyế t văn ho ̣c phương Tây hiê ̣n đa ̣i,
đương đa ̣i, nhưng la ̣i rấ t thâ ̣n tro ̣ng đố i với “Phê bình sinh thái”. Ngay cả các
lý thuyế t mới mẻ như Chủ nghiã lich

̣ sử mới, Chủ nghiã duy vâ ̣t văn hoá hay
lý thuyế t tương đố i nha ̣y cảm như “Diễn ngôn quyề n lực” của Foucault cũng
đã đươ ̣c nhắ c đế n ở Viê ̣t Nam, nhưng riêng về “Phê bình sinh thái” la ̣i vắ ng
bóng. Phê bình sinh thái thinh
̣ hành ở nhiề u nước phương Tây, hiêṇ nay tâ ̣p
trung vào vấ n đề dùng tư tưởng sinh thái để đánh giá văn ho ̣c trong viê ̣c biể u
hiêṇ vấ n đề sinh thái, khẳ ng đinh
̣ vai trò của tự nhiên. Lý thuyế t phê bình sinh
thái ở Việt Nam được coi là khá mới mẻ, chưa nhâ ̣n đươ ̣c nhiề u sự quan tâm.
Cho đế n nay vẫn có ít bài viế t hay công trình nghiên cứu cu ̣ thể về vấ n đề
này. Trong các công trình nghiên cứu văn ho ̣c trước đây chúng ta tâ ̣p trung
nghiên cứu mố i quan hê ̣ với hiêṇ thực, với các chức năng xã hô ̣i của văn ho ̣c


13
như nhâ ̣n thức, giáo du ̣c, tuyên truyề n, thẩ m mỹ trong ý thức văn ho ̣c phu ̣c vu ̣
chiń h tri ̣chủ yế u là xét theo nguyên tắ c ý chí, nhân ta ̣o. Mố i quan hê ̣ giữa môi
trường sinh thái tự nhiên và văn hoá tinh thầ n với văn nghê ̣ chưa đươ ̣c đă ̣t ra
một cách sâu sắc. Vì thế còn nhiề u vấ n đề về quan hê ̣ giữa văn ho ̣c với môi
trường sinh thái chưa đươ ̣c xem xét.
Nhìn chung, vấ n đề cân bằ ng sinh thái đảm bảo cho văn học phát triể n,
là đô ̣ng lực của sáng ta ̣o và tự do sáng ta ̣o. Suy cho cùng cô ̣i nguồ n của mấ t
cân bằ ng sinh thái là do sự phát triể n phiế n diê ̣n của xã hô ̣i và con người.
Quan điể m con người là trung tâm đã dẫn đế n huỷ hoa ̣i môi trường tự nhiên.
Chính vì lẽ đó mà chúng ta phải quan tâm nhiề u hơn nữa đế n cách tiế p câ ̣n
các tác phẩ m văn ho ̣c từ lý thuyế t phê biǹ h sinh thái. Nghiên cứu về vấ n đề
này Trầ n Điǹ h Sử và Huỳnh Như Phương đề u nhấ n ma ̣nh đế n sự tương tác
giữa môi trường tự nhiên với con người. Đồ ng thời tác giả cũng chỉ ra vấ n đề
sinh thái không còn đơn thuầ n là của riêng ngành khoa ho ̣c nào nữa mà đã trở
thành vấ n đề toàn cầ u trong đó có trách nhiê ̣m của văn chương. Đây có thể

coi là vấ n đề đa ̣o đức đồng thời cũng là vấ n đề thẩ m my.̃
Trên cơ sở tiếp thu lý thuyết về phê bình sinh thái qua một số bài báo
liên quan đến vấn đề này, cũng như qua việc tìm hiểu những truyện ngắn của
một số nhà văn hiện đại trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt là truyện ngắn của
Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy đã đến lúc chúng ta cần dành sự quan
tâm hơn nữa đến hướng nghiên cứu này.
1.1.2.Cảm thức thiên nhiên trong văn học Việt Nam xưa – nay. Phê bình
sinh thái trong văn học Việt Nam đương đại
1.1.2.1.Cảm thức thiên nhiên trong văn học Việt Nam xưa - nay
Trước khi xuất hiện phê bình sinh thái, vấn đề con người trong mối
quan hệ với tự nhiên trong văn học Việt Nam đã được chú ý từ lâu. Trong lịch


14
sử văn học, con người đã trải qua nhiều cảm thức trong mối quan hệ với tự
nhiên. Trong nghiên cứu văn học dân gian, người ta đã chỉ ra niềm kính sợ,
tôn sùng tự nhiên qua những kích thước thân thể khổng lồ, những hành động
lớn lao kiểu dời non lấp bể, chống trời của các nhân vật trong huyền thoại, sử
thi. Cảm thức về sự thống nhất giữa con người và tự nhiên qua thế giới loài
vật, cỏ cây, hoa lá… trong ca dao được tìm hiểu trong Thi pháp ca dao
(Nguyễn Xuân Kính), Thế giới động vật trong ca dao cổ truyền Người Việt
(Đỗ Thị Hòa)…
Trong văn học trung đại, đó là cảm thức hòa điệu: ca tụng thiên
nhiên, xem thiên nhiên là nơi lánh trú của tâm hồn, lí tưởng hóa mối tương tác
giữa con người và môi trường. Các nghiên cứu về con người trong mối quan
hệ với thiên nhiên được các tác giả quan tâm như thiên nhiên trong thơ Thiền
thời Lí- Trần, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn
Khuyến… Ở các công trình như: Phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều
(Phan Ngọc), Thi pháp Truyện Kiều (Trần Đình Sử), Tư tưởng sùng thượng
thiên nhiên trong thơ Nôm Nguyễn Trãi (Lê Nguyên Cẩn), Thơ đề vịnh thiên

nhiên trong Hồng Đức Quốc âm thi tập (Trần Quốc Dũng), Phong cách nghệ
thuật Nguyễn Khuyến (Biện Minh Điền)…. Các tác giả đã làm rõ: thiên nhiên
trong mối quan hệ với con người chủ yếu thể hiện ở hai khía cạnh: Một là, là
nơi lánh trú, trốn đời, chốn nương thân; Hai là, thiên nhiên là bầu bạn, là gia
đình có cùng tiếng nói với con người. Khi xã hội bất như ý, khi tâm trạng bất
như ý…con người tìm về với thiên nhiên. Các nghiên cứu đã chỉ ra ngôn ngữ
thiên nhiên như là một đặc trưng để biểu hiện tâm lí nhân vật. Tuy nhiên,
thiên nhiên ở đây vẫn là trạng thái “ hòa điệu” nói hộ tâm trạng con người.
1.1.2.2. Phê bình sinh thái trong văn học Việt Nam đương đại
Những nghiên cứu về văn học lãng mạn 1930 – 1945 cũng quan tâm
đến mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Đặc biệt đã có những chú ý


15
tới sự mất dần những giá trị cổ truyền tốt đẹp vì sự xâm lấn của đô thị như
trong các nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính, Bàng Bá Lân, Anh Thơ… Tuy
nhiên, các hướng nghiên cứu vẫn coi con người là trung tâm, mô tả tự nhiên
để làm nổi bật vẻ đẹp con người.
Các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam sau năm 1975 đã khẳng
định văn học mở rộng quan niệm nghệ thuật về con người, nhìn nhận con
người ở khía cạnh tự nhiên . Các nhà văn hóa có lẽ là những người đi trước
các nhà nghiên cứu văn học trong việc ứng dụng lý thuyết sinh thái vào
nghiên cứu các hiện tượng văn hóa và văn học. Phê bình sinh thái thực chất là
một hướng nghiên cứu của văn hóa văn học. Do vậy, các công trình văn hóa
có những gợi ý sâu sắc cho chúng tôi. Nhóm bài của Trần Quốc Vượng trong
công trình Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngấm (2003): Triết lí môi trường,
Văn hóa ẩm thực trên nền cảnh môi trường sinh thái nhân văn Việt Nam ba
miền Nam Trung Bắc, Một cái nhìn sinh thái nhân văn Việt Nam với các di
tích – lịch sử - văn Hóa Việt Nam đã phân tích “lối sống hòa điệu với tự
nhiên” qua những hiện tượng văn hóa cụ thể như tục thờ cây, mô hình vườn,

văn hóa ẩm thực… Trần Thúy Anh trong công trình Ứng xử của người Việt
đồng bằng châu thổ Bắc Bộ qua tục ngữ, ca dao (2011) đã phân tích những
phương thức ứng xử đối với tự nhiên trong tục ngữ, ca dao từ đó đề xuất việc
cần xây dựng đạo đức sinh thái trong việc đối xử với tự nhiên. Nguyễn Xuân
Hương phân tích quan niệm về môi trường của Hồ Chí Minh thông qua hoạt
động thực tiễn “Tết trồng cây”, qua thơ văn của Người để thấy tư tưởng “cảm
thông sâu sắc vô biên với các sinh vật … nhận thức về sự cân bằng mà tự
nhiên đã tạo ra giữa con người (như một bộ phận của tự nhiên ) với bộ phận
còn lại của nó”.
Trong bài viết Mùa xuân, sinh thái và văn chương (2013), từ gợi dẫn
truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp), Huỳnh Như Phương cho


16
rằng “văn học tham gia vào việc bảo vệ sức khỏe môi trường cũng là bảo vệ
chính con người và những giá trị thuộc về con người. Chủ nghĩa nhân văn
mới không còn xem con người là “thước đo của mọi vật”, thậm chí là “chúa tể
của muôn loài ”, mà là một thành phần cộng sinh của thiên nhiên, nên phải
biết coi trọng từng đơn vị sinh thái: một cây thủy tùng, một giống loài sinh vật
biển, một cánh rừng nguyên sinh, một loài vật… Sự suy thoái hệ sinh thái của
một quốc gia không chỉ quy trách nhiệm cho những người quản lí đất nước
mà cho cả sự thờ ơ của từng công dân, trong đó có những nhà văn ”. Nguyễn
Đăng Điệp đã vận dụng lý thuyết phê bình sinh thái để phân tích biểu tượng
vườn trong thơ Mới “Thơ Mới từ góc nhìn sinh thái học văn hóa”, 2014, tuy
nhiên, cũng như tác giả thú nhận, đó là“những vén mở bước đầu ”… Trong hệ
thống các bài viết có thể kể đến “Thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư từ góc nhìn phê bình sinh thái” (Trần Thị Ánh Nguyệt), “Văn xuôi
Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn sinh thái” (Nguyễn Thùy Trang) đã vận dụng lý
thuyết phê bình sinh thái để đưa ra những kiến giải khá mới mẻ về những tác
giả quen thuộc.

Ngoài ra có thể kể đến các tham luận trong nhiều hội thảo khoa học
về nghiên cứu văn học, nghiên cứu văn hóa hiện nay đã giới thiệu, vận dụng
lý thuyết phê bình sinh thái. Năm 2011, Viện Văn học tổ chức một buổi
thuyết trình về phê bình sinh thái. Gần đây xuất hiện tham luận liên quan đến
phê bình sinh thái trong Hội thảo khoa học “Phát triển văn học Việt Nam
trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế ” do Viện Văn học tổ chức vào
tháng 5 năm 2014. Tham luận “Nghiên cứu phê bình sinh thái hiện đại và di
sản văn hóa: nhìn từ cách Sinh thái học tìm về Tam giáo” (Phật giáo, Nho
giáo, Đạo giáo) của Trần Thị Hải Yến sau khi lí giải vì sao có nhu cầu tìm về
tam giáo của sinh thái học, và sinh thái học đã tìm thấy gì ở Phật giáo, Nho
giáo, Đạo giáo. Tham luận Sáng tác và phê bình sinh thái – tiềm năng cần


17
khai thác của văn học Việt Nam, từ việc xác định “Khi biểu hiện mối quan hệ
giữa con người với tự nhiên, văn học sinh thái đặc biệt chú trọng đến trách
nhiệm và nghĩa vụ của con người đối với tự nhiên , khẩn thiết kêu gọi vạn vật
trong tự nhiên duy trì cân bằng sinh thái, nhiệt tình ca ngợi sự hy sinh vì lợi
ích của chỉnh thể sinh thái. Văn học sinh thái đưa trách nhiệm của nhân loại
đối với tự nhiên thành định hướng đạo đức chủ yếu”. Tham luận mong muốn
cả người sáng tác và nhà phê bình Việt Nam cần phải khắc phục tình trạng
“phản ứng chậm” với trào lưu sinh thái. Tham luận Cái tự nhiên trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn phê bình sinh thái (Đặng Thị Thái Hà),
Hình tượng loài vật trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê
bình sinh thái (Trần Thị Ánh Nguyệt).
Trong một thời gian dài, trong quá trình công nghiệp hóa, con người
đã xem thiên nhiên như là thứ vô tri nên mặc sức khai thác nó, mà không tính
đến những hậu quả lâu dài về mặt môi trường. Sự lạm dụng những tiến bộ
khoa học đã làm ô nhiễm và cạn kiệt môi trường tự nhiên. Bởi vậy, sự thay
đổi trong suy nghĩ liên quan đến con người với môi trường cũng cần được đổi

thay từ chính văn học. Khuynh hướng văn học sinh thái ra đời đã đáp ứng
được yêu cầu của thời đại.
Nghiên cứu về truyện ngắn từ góc nhìn phê bình sinh thái cho đến nay
chưa có công trình nào đề cập đến một cách hệ thống và chuyên biệt. Tuy
nhiên, những vấn đề liên quan về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên,
thế giới loài vật dưới góc nhìn sinh thái học đã được các tác giả ít nhiều quan
tâm đến trong các bài viết, luận văn, luận án, công trình, ý kiến của việc vận
dụng lý thuyết phê bình sinh thái khảo sát thực tiễn của văn học Việt Nam.
Chúng ta có thể kể tới: Thế giới nhân vật trong sáng tác của Ma Văn Kháng
thời kì đổi mới của Hồ Thị Minh Chi (2014); “Ma Văn Kháng – đời văn và
tác phẩm” của Nguyễn Ngọc Thiện ( 2015), trong sách Văn chương, nghệ


18
thuật và thẩm mỹ tiếp nhận; Ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi Ma Văn
Kháng của Đoàn Tiến Dũng (2016); Con người và tự nhiên trong văn xuôi
Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái của Trần Thị Ánh
Nguyệt, Lê Lưu Oanh (2016); "Cần tìm hiểu sự chuyển hướng của Phê bình
sinh thái" của GS.TSKH Phương Lựu (2016). Chúng tôi cho rằng tác phẩm
sinh thái được nhận diện ở dấu hiệu:
- Thứ nhất là khi tác phẩm từ bỏ cái nhìn mang tính ẩn dụ về tự nhiên
để viết với ý thức sinh thái. Văn học sinh thái chống lại sự nhân hóa tự
nhiên. Khác với các truyền thống về thế giới tự nhiên, chỉ có một nhân vật
xuyên suốt câu chuyện, chỉ có một tiếng nói cất lên sau hình tượng đó, tiếng
nói mà con người phú cho. Ngược lại, trong các truyện sinh thái, bên cạnh thế
giới con người là thế giới muông thú với những tình cảm, tính cách, cá tính…
rất riêng. Tự nhiên có sinh mệnh độc lập, có địa vị bên ngoài mọi quan niệm
của con người.
- Thứ hai, văn học sinh thái lấy chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái làm cơ
sở tư tưởng, lấy lợi ích chính thể của hệ thống sinh thái làm giá trị cao nhất để

khảo sát và biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và truy tìm
nguồn gốc xã hội của nguy cơ sinh thái . Thực chất, mối quan hệ giữa con
người và sinh thái là mối quan hệ cộng sinh, do vậy tác phẩm viết về mối
quan hệ giữa con người và thiên nhiên phải có quan điểm sinh thái. Lấy tư
tưởng “sinh thái là trung tâm” không phải là tư tưởng hạ thấp con người mà
thực ra lợi ích của sinh thái suy cho cùng cũng là lợi ích bền vững của nhân
loại. Vấn đề biến đổi khí hậu, nguy cơ sinh thái là vấn đề của toàn cầu chứ
không phải là vấn đề riêng lẻ của mỗi quốc gia dân tộc.
- Thứ ba, cân bằng tự nhiên cũng đảm bảo cho cân bằng xã hội. Đó là
lí do vì sao văn học sinh thái tích hợp với các vấn đề xã hội: giới tính (sinh
thái nữ quyền, chủng tộc, giai cấp, xã hội,..). Văn học sinh thái chú trọng đến


19
trách nhiệm của con người đối với tự nhiên, khẩn thiết kêu gọi bảo vệ vạn vật
trong tự nhiên và duy trì cân bằng sinh thái. Văn học sinh thái đưa ra trách
nhiệm của con người đối với tự nhiên thành định hướng đạo đức chủ yếu. Đạo
đức không phải chỉ trong mối quan hệ giữa con người với nhau mà với việc
anh ta đối xử với thế giới xung quanh ra sao. Từ đó nhận diện những mẫu
hình nhân cách mới cho chủ nghĩa nhân văn: con người cần tôn trọng, yêu
thương, che chở thế giới tự nhiên, nhìn vào loài vật để điều chỉnh đạo đức của
mình.
Dựa trên những ý kiến bàn luận và các kết quả nghiên cứu đã có về
văn xuôi của Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy có một khoảng trống cần
lấp đầy để làm hoàn chỉnh hơn bức tranh toàn cảnh về truyện ngắn của ông.
Chính vì lẽ đó chúng tôi đã chọn vấn đề nghiên cứu của mình là: Đặc sắc
trong truyện ngắn về loài vật của Ma Văn Kháng (Dưới góc nhìn sinh thái
học). Hy vọng công trình hoàn thiện sẽ góp một góc nhìn mới về truyện ngắn
Ma Văn Kháng để khẳng định những thành công mà nhà văn đã đóng góp cho
đời sống văn học đương đại Việt Nam.

1.2. Hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng.
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp
Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày 01 tháng
12 năm 1936, quê ở làng Kim Liên, thuộc Kẻ Chợ, nay là phường Phương
Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Lớn lên trong phong trào cách mạng và kháng
chiến chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi ở khắp nơi. Ngày từ thủa còn thiếu
niên, Định Trọng Đoàn đã tham gia Thiếu sinh quân và được cử đi học ở Khu
học xá Trung Quốc.
Năm 1954, cuộc kháng chống Pháp thắng lợi, hòa bình được lập lại ở
miền Bắc. Đinh Trọng Đoàn tốt nghiệp trường trung cấp Sư phạm ở Nam
Ninh, Trung Quốc. Theo tiếng gọi Tổ Quốc ông đã xung phong lên Tây Bắc


×