Tải bản đầy đủ (.pdf) (638 trang)

Kỷ yếu Hội thảo Giáo dục Việt Nam 2019: Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.28 MB, 638 trang )

KỶ YẾU

HỘI THẢO GIÁO DỤC VIỆT NAM 2019


Bản tiếng Việt © Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật Xuất bản và Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội dung khi chưa có sự đồng ý của tác giả và Nhà xuất bản.


CHỈ ĐẠO NỘI DUNG
PHAN THANH BÌNH
TRIỆU THẾ HÙNG

LÊ QUÂN

NGUYỄN HỒNG MINH

BIÊN TẬP NỘI DUNG
TRƯƠNG ANH DŨNG
VŨ MINH ĐẠO
VŨ XUÂN HÙNG
NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
MẠC VĂN TIẾN
NGUYỄN TRỌNG KHANH
TRẦN MẠNH ĐỨC
NGUYỄN THỊ THANH BÌNH
PHẠM THỊ MINH HIỀN
ĐÀO VIỆT CHÂU

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục


Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục
Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng
Thứ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Tổng cục trưởng
Tổng cục GDNN, Bộ LĐTB - XH


4


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................xi
PHÁT BIỂU KHAI MẠC HỘI THẢO...................................................................xii
BÁO CÁO TỔNG KẾT HỘI THẢO............................................................................xv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................xxiv
PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
1. Xu hướng thế giới về đào tạo nghề và bài Wendy Cunningham
The World Bank
học cho Việt Nam
2. Thực trạng và định hướng phát triển giáo Lê Quân
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
dục nghề nghiệp Việt Nam trong thời
gian tới

3
16


PHẦN THỨ HAI
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
CHUYÊN ĐỀ 1. THỂ CHẾ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
3. Đổi mới quản lý nhà nước, quản trị đối
với cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Mạc Văn Tiến

34

4. So sánh một số tính chất quan trọng
giữa hai hệ thống giáo dục nghề nghiêp
Việt Nam và Canada

Michael Emblem
Lê Quang Minh

50

5. Giáo dục nghề nghiệp đứng trước cuộc
cách mạng 4.0

Phạm Tất Dong

64

Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp

Dự án Giáo dục Nghề nghiệp Việt Nam
Đại học Quốc gia Thành phố

Hồ Chí Minh

Hội Khuyến học Việt Nam

6. Thực trạng và định hướng sắp xếp cơ
Trương Anh Dũng
sở giáo dục nghề nghiệp theo tinh thần Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

70

7. Phân luồng, liên thông với giáo dục
nghề nghiệp

Bùi Thế Dũng

78

8. Thế giới nghề nghiệp và giáo dục nghề
nghiệp trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp 4.0

Trần Khánh Đức

92

Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

5v


Trần Khánh Đức

102

10. Thực trạng và một số kiến nghị hồn
thiện chính sách, pháp luật về giáo dục
nghề nghiệp

Trần Mạnh Đức

110

11. Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục
nghề nghiệp trong bối cảnh mới

Nguyễn Minh Đường

116

12. Một số thành tựu và vấn đề đặt ra đối
với giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam
hiện nay

Nguyễn Mậu Hùng


128

13. Xu hướng phát triển giáo dục nghề
nghiệp trên thế giới và bài học cho
Việt nam

Thái Thế Hùng
Nguyễn Văn Hạnh

146

9. Cơ sở khoa học đánh giá chính sách và
vai trị xã hội của chính sách quốc gia
trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Vụ VHGDTNTN&NĐ, Văn phòng
Quốc hội

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

14. Xu hướng thế giới và chủ trương, định
Vũ Xuân Hùng
hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển Nguyễn Thị Thanh Bình
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

giáo dục nghề nghiệp
15. Hoàn thiện chính sách xã hội hóa giáo
dục nghề nghiệp

Nguyễn Đắc Hưng

Ban Tuyên giáo Trung ương

16. Đổi mới giáo dục nghề nghiệp Việt Nam Nguyễn Đình Hương
Ủy ban VHGDTNTN&NĐ
đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0

152

163
170

17. Thực trạng và giải pháp phân luồng học
sinh sau trung học cơ sở vào giáo dục
nghề nghiệp

Phan Văn Kha

173

18. Hoàn thiện thể chế giáo dục trong bối
cảnh hiện nay

Cao Hùng Phi


185

19. Bàn thêm về vấn đề thừa thầy thiếu thợ
của Việt Nam hiện nay

Hiển Duy Quảng

199

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Vĩnh Long

Đại học Goethe - Frankfurt am Main,
Germany

20. Giáo dục nghề nghiệp trong chuyên
Dương Quý Sỹ
ngành Sức khỏe: Cơ hội - Thách thức và Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng
giải pháp
6
vi

217


21. Hướng tiếp cận xây dựng chiến lược
phát triển giáo dục nghề nghiệp giai
đoạn 2021-2030


Phan Chính Thức

221

22. Đổi mới chính sách đào tạo nghề cho
người dân tộc thiểu số của tỉnh Lào Cai
- Thực trạng và giải pháp

Hoàng Quang Đạt

235

Hiệp hội GDNN & NCTXH Việt Nam

Trường Cao đẳng Lào Cai

CHUYÊN ĐỀ 2. DOANH NGHIỆP VÀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
23. Chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo Vi Thị Hồng Minh
nghề nghiệp và giải pháp tăng cường gắn Văn phòng Giới sử dụng lao động,
VCCI
kết giữa nhà trường và doanh nghiệp

247

24. Mơ hình xây dựng tổ chức học tập tại
Viettel

Bùi Quang Tuyến


253

25. Đào tạo nhân lực trong giáo dục nghề
nghiệp để làm việc trong doanh nghiệp

Trần Thanh Hải

259

Học viện Viettel

Trường Cao đẳng Viễn Đơng

Chung Ngọc Quế Chi
26. Vai trị của liên kết nhà trường - doanh
Trường Cao đẳng Kinh tế -Kỹ thuật
nghiệp trong việc nâng cao chất lượng
giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh mới Tp. Hồ Chí Minh

272

27. Hợp tác doanh nghiệp và giáo dục nghề
nghiệp trong quản lý phát triển chương
trình đào tạo

Lê Anh Đức

288

28. Doanh nghiệp - mắt xích quan trọng

và là khâu đột phá trong đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

297

29. Đưa thực tiễn sản xuất vào q trình
đào tạo

Phạm Quốc Hồn

304

30. Đổi mới phương thức đào tạo liên kết
giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và
doanh nghiệp

Nguyễn Trọng Khanh

310

31. Gắn kết cơ sở giáo dục nghề nghiệp với
doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển
đổi mơ hình tăng trưởng và hội nhập
quốc tế

Phạm Hữu Lộc

319


32. Thực trạng và giải pháp tăng cường gắn
kết với doanh nghiệp trong thời gian tới

Nguyễn Hồng Minh

334

Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao
Đồng Nai

Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt

Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng,
Tp. Hồ Chí Minh

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

vii
7


33. Giáo dục nghề nghiệp gắn với thị trường Hoàng Thị Minh Phương
351
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
lao động và việc làm bền vững
34. Xây dựng mơ hình liên kết nhà trườngdoanh nghiệp trong đào tạo và nghiên

cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo

Phạm Văn Quân

358

35. Chính sách gắn doanh nghiệp với giáo
dục nghề nghiệp

Trần Ngọc Tính

373

36. Hợp tác với doanh nghiệp trong giáo
dục nghề nghiệp tại Đan Mạch

Torben Schuster

384

37. Trách nhiệm nhà trường trong việc gắn
kết doanh nghiệp

Lê Đình Kha
Ngơ Thị Thanh Bình
Trương Quang Trung

396

Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế


Nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng
Viglacera
Chuyên gia tư vấn Đan Mạch

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng

38. Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh Nguyễn Thị Lý
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao và việc làm bền vững
39. Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với
doanh nghiệp

Đồng Văn Ngọc

Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội

403

411

CHUYÊN ĐỀ 3. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
40. Hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề
nghiệp: Thực trạng và những vấn đề
đặt ra

Trương Anh Dũng


421

41. Nâng cao chất lượng đào tạo ngành
nhà hàng - khách sạn trong bối cảnh
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại các
trường cao đẳng hiện nay

Nguyễn Tấn Danh

434

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

42. Tăng cường năng lực ứng dụng công
Đỗ Văn Dũng
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
nghệ và đổi mới phương pháp dạy học
cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp thích TP. HCM
ứng cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư
43. Phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục
nghề nghiệp thích ứng cuộc cách mạng
cơng nghiệp 4.0
8
viii

Bùi Văn Hồng


Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

446

454


44. Thực trạng và giải pháp chuyển giao, đào Vũ Xuân Hùng
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
tạo thí điểm chương trình chất lượng
cao cấp độ quốc tế
45. Kiểm định chất lượng giáo dục nghề
nghiệp - Thực trạng và một số khuyến
nghị hàm ý chính sách

Đỗ Năng Khánh
Phạm Thị Minh Hiền

463

476

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

46. Bảo đảm giáo dục nghề nghiệp trong bối Trần Văn Khiêm
cảnh hội nhập quốc tế
Nguyễn Thế Mạnh

490


Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật
Nam Định

47. Đảm bảo chất lượng giáo dục nghề
nghiệp, so sánh các mô hình và phương
thức triển khai

Lê Quang Minh

498

48. Thực trạng và định hướng xây dựng,
phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục
nghề nghiệp giai đoạn 2020-2025

Trần Văn Nịch

515

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

49. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
Nguyễn Trần Nghĩa
nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục nghề Trường Cao đẳng nghề
nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế Tp. Hồ Chí Minh

524


50. Đổi mới quá trình dạy học và bồi dưỡng Đặng Văn Nghĩa
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
giáo viên trong giáo dục nghề nghiệp

537

51. Bảo đảm chất lượng nhà giáo giáo dục
nghề nghiệp

Phạm Thị Lan Phượng

544

52. Đảm bảo chất lượng tại các Trường Cao
đẳng Du lịch trong bối cảnh hội nhập
quốc tế

Hoàng Văn Thái

551

Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. HCM

Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

53. Đảm bảo chất lượng trong giáo dục nghề Hoàng Ngọc Vinh
Bộ Giáo dục và Đào tạo
nghiệp Việt nam


568

Bùi Lê Vũ
54. Một đề xuất xây dựng khung năng lực
Hiệu trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

579

55. Đảm bảo chất lượng giáo dục nghề
nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Phạm Xuân Khánh
Khổng Hữu Lực

602

Trường Cao đẳng nghề
Công nghệ cao Hà Nội

Trần Thị Minh Trâm

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

ix
9


10



LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện chức năng giám sát và nhằm phục vụ việc nghiên cứu, hoạch định
chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới, Ủy ban Văn hóa,
Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo Giáo dục Việt Nam 2019 với chủ
đề “Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mơ hình tăng
trưởng và hội nhập quốc tế”.
Hội thảo là diễn đàn để các Đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà khoa học
trong nước và quốc tế, các nhà giáo, nhà quản lý trao đổi, phân tích thực trạng giáo
dục nghề nghiệp Việt Nam và chia sẻ, đề xuất các ý tưởng đổi mới, phát triển giáo
dục nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp
phục vụ cho phát triển đất nước trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng
hội nhập quốc tế hiện nay.
Hội thảo nhận được nhiều tham luận có chất lượng từ đội ngũ chuyên gia,
nhà khoa học đặc biệt là những người làm việc trực tiếp trong lĩnh vực giáo dục
nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhà quản lý chính sách, trong đó có
rất nhiều ý tưởng, khuyến nghị có giá trị khoa học và thực tiễn.
Với ý nghĩa đó, cuốn Kỷ yếu Hội thảo được Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh
niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội biên soạn để các tổ chức, cá nhân quan
tâm nghiên cứu, qua đó mong sẽ đóng góp cho sự phát triển của giáo dục nghề
nghiệp Việt Nam.
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên,
Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội

xi
11


PHÁT BIỂU KHAI MẠC HỘI THẢO
Đồng chí NG CHU LƯU

Ủy viên BCH trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội
Thưa các vị khách quý,
Thưa quý vị đại biểu,
Hôm nay, tôi rất vui mừng tới dự Hội thảo Giáo dục năm 2019 về “Phát triển
giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mơ hình tăng trưởng và hội nhập
Quốc tế’’ do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của
Quốc hội phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức. Thay mặt
lãnh đạo Quốc hội, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh
đạo Đảng, Nhà nước; các vị Đại biểu Quốc hội, các vị đại diện Đoàn ngoại giao,
các tổ chức quốc tế; các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà giáo, doanh nhân đã
đến dự Hội thảo; tôi trân trọng gửi đến các quý vị, các đồng chí lời chúc sức khỏe,
hạnh phúc, chúc Hội thảo thành công tốt đẹp
Thưa quý vị đại biểu!
Đảng và Nhà nước ta luôn xác định “phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách
hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”, theo đó, phải ưu tiên để tạo
dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng,
bảo vệ và phát triển đất nước. Trong bối cảnh tồn cầu hố, sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học công nghệ, tác động sâu sắc của cuộc cách mạng 4.0, chủ trương này
càng được quán triệt đầy đủ và tổ chức thực hiện nghiêm túc để giáo dục và đào
tạo thực sự là địn bẩy của cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước; đồng
thời là tiền đề quan trọng để tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế, thúc đẩy xã
hội phát triển bền vững.
Trong hơn 30 năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục và đào tạo Việt Nam đã
đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn thực hiện thành công sự
nghiệp đổi mới đất nước; đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, từng bước
hội nhập tích cực theo xu thế phát triển của khu vực và thế giới. Trong thành quả
chung ấy, có sự đóng góp quan trọng của giáo dục nghề nghiệp với sứ mệnh đào
tạo nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Để tạo điều kiện cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp phát triển, hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này đã từng bước được bổ sung,

hồn thiện. Luật Giáo dục năm 2005 đã có một mục riêng quy định về giáo dục
nghề nghiệp. Trên cơ sở đó, Luật Dạy nghề đã được Quốc hội khóa 11 thông qua,
xii
12


tạo nền tảng pháp lý và thuận lợi cho hoạt động đào tạo nghề phát triển phù hợp
với chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước. Nhờ đó, đã hình thành mạng
lưới các cơ sở đào tạo nghề nghiệp rộng khắp cả nước, đa dạng về loại hình và
ngành nghề đào tạo. Quy mô đào tạo nghề không ngừng tăng, đáp ứng tốt nhu cầu
học tập của người dân, góp phần tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo, qua đó, đóng góp
đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Triển khai Nghị quyết của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, năm 2014, Quốc hội khóa XIII đã thơng qua Luật Giáo dục nghề nghiệp
với nhiều đổi mới quan trọng và đột phá như hợp nhất các trình độ đào tạo; đổi
mới về tổ chức và quản lý đào tạo, về chính sách cho người học, nhà giáo và cơ sở
giáo dục nghề nghiệp cũng như bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến
khích xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp, tăng cường sự phối hợp, tham gia của
doanh nghiệp, người sử dụng lao động vào hoạt động đào tạo, gắn đào tạo với nhu
cầu của thị trường lao động và xã hội.
Trong bối cảnh hiện nay, trước sự vận động, phát triển mạnh mẽ của khoa
học - công nghệ và tri thức nhân loại, đặc biệt là trước u cầu của tồn cầu hóa,
quốc tế hố - những xu thế vừa là thời cơ, vừa là thách thức – giáo dục nghề nghiệp
Việt Nam cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ để không chỉ đảm đương được trách
nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trực tiếp phục vụ cho sản xuất, kinh doanh mà
còn đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập quốc tế.
Thưa các vị đại biểu,
Trong các năm vừa qua, việc tổ chức Hội thảo giáo dục thường niên của Ủy
ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng đã được duy trì với
từng chủ đề cụ thể, thiết thực và hấp dẫn: Năm 2017 là chủ đề “Về chất lượng giáo

dục phổ thông”, năm 2018 là chủ đề “Giáo dục đại học – Chuẩn hóa và hội nhập
quốc tế”. Các hội thảo này đã thu hút sự tham gia của đông đảo nhà khoa học, nhà
quản lý, các chuyên gia trong và ngoài nước, cùng bàn về những vấn đề cốt lõi của
việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục đại học Việt Nam trong bối
cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Từ những thành công của các Hội thảo trước, năm nay, tôi rất hoan nghênh
việc chọn chủ đề Hội thảo “Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển
đổi mơ hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế” vừa có ý nghĩa cụ thể, thiết thực vừa
mang tầm vĩ mơ, gắn với hoạt động hoạch định chính sách, tạo tiền đề quan trọng
để hoàn thiện thể chế và chính sách về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,
từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội mong muốn từ Hội thảo này, các vị đại biểu sẽ
có cái nhìn tổng thể, rõ nét về thực trạng giáo dục nghề nghiệp hiện nay; cùng tập
xiii
13


trung phân tích kỹ ngun nhân của thành cơng cũng như hạn chế; đặc biệt là đề
xuất các giải pháp phù hợp, khả thi và hiệu quả cho việc phát triển giáo dục nghề
nghiệp nước ta trong giai đoạn tới - giai đoạn mà Việt Nam vươn lên mạnh mẽ
trong phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Kết quả Hội thảo sẽ góp phần cung
cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho Quốc hội trong việc thực hiện chức năng giám
sát và quyết định chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp.
Với tinh thần đó, tơi xin tuyên bố khai mạc Hội thảo Giáo dục 2019 với chủ
đề “Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mơ hình tăng trưởng
và hội nhập quốc tế”.
Một lần nữa, xin chúc các quý vị đại biểu mạnh khỏe, hạnh phúc.
Xin trân trọng cảm ơn!

xiv

14


BÁO CÁO TỔNG KẾT HỘI THẢO
“Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi
mơ hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế ”
Ủy ban Văn hoá, Giáo dục,
Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Luật Tổ chức Quốc hội,
được sự đồng ý của Lãnh đạo Quốc hội, ngày 20/9/2019, Ủy ban Văn hoá, Giáo
dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (Ủy ban) phối hợp với Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức Hội thảo Giáo dục Việt
Nam 2019 với chủ đề “Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi
mơ hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế”.
Mục đích Hội thảo nhằm tạo diễn đàn để các Đại biểu Quốc hội, chuyên gia,
nhà khoa học trong nước và quốc tế, các nhà giáo, nhà quản lý trao đởi, phân tích
thực trạng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của Việt Nam và chia sẻ, đề xuất các ý
tưởng đổi mới, phát triển GDNN, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực trực tiếp phục vụ cho phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế
hiện nay. Kết quả Hội thảo cịn có giá trị cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn trong
việc hoạch định chính sách cho phát triển GDNN trong thời gian tới.
Một số kết quả nổi bật ghi nhận từ Hội thảo như sau:
1. Về công tác tổ chức
Với thời gian tổ chức trong một ngày, Hội thảo đã nhận được sự hưởng ứng
rộng rãi và tham gia tích cực của hơn 210 đại biểu chính thức1, bao gồm: các đại
biểu đến từ các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương;
các chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý trong lĩnh vực GDNN và các
doanh nghiệp; các đại biểu thuộc các tổ chức quốc tế và Đại sứ quán nước ngoài2.
Đồng chí ng Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội
đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức có sự tương tác giữa các diễn giả và đại
biểu tham dự với 01 phiên thảo luận chung và 03 phiên thảo luận chuyên đề, ngoài
phiên khai mạc và bế mạc. Phiên thảo luận chung gồm có tham luận của Ngân
Đại biểu chính thức được mời tham dự Hội thảo là những người thực sự quan tâm đến lĩnh vực GDNN; có tham luận, bài
viết nghiên cứu gửi trước (được Ban Tổ chức sơ duyệt nội dung, ý tưởng và chấp nhận sử dụng làm tài liệu tại Hội thảo).
2
Ngân hàng Thế giới - WB, Viện BiBB - CHLB Đức, AFD, JICA, KOICA, EUROCHARM, KOSEN,...; đại diện các Đại sứ
quán Australia, Đan Mạch, Canada,…
1

xv
15


hàng Thế giới trình bày về xu thế GDNN thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam; phần trình bày về thực trạng GDNN Việt Nam hiện nay của Bộ LĐTBXH;
và một phóng sự “ GDNN từ các góc nhìn” của Truyền hình Quốc hội 03 phiên
thảo luận chuyên đề trong hội thảo tập trung vào các chủ đề: (1) Thể chế GDNN;
(2) Doanh nghiệp và GDNN; và (3) Bảo đảm chất lượng GDNN trong bối cảnh
hội nhập quốc tế.
Đã có 73 tham luận của các tác giả trong và ngoài nước gửi đến Hội thảo3.
Nội dung các tham luận tập trung trình bày về yêu cầu, xu thế vận động của GDNN
trên thế giới và tại Việt Nam trong bối cảnh hiện tại cũng như tương lai; phân tích
rõ thực trạng, điểm mạnh, yếu của GDNN; lý giải nguyên nhân kết quả đạt được
và những tồn tại, hạn chế liên quan đến các chủ đề, chuyên đề được thảo luận tại
Hội thảo; từ đó, đưa ra những bài học, ý tưởng, khuyến nghị cụ thể nhằm phát
triển GDNN Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Tại buổi Hội thảo, đã có 13 diễn giả trình bày tham luận (gồm 04 diễn giả
quốc tế và 09 diễn giả trong nước); có 45 lượt trao đổi, thảo luận, tranh luận, chia
sẻ ý kiến của đại biểu tham dự và ý kiến đáp từ của các diễn giả trên tinh thần dân

chủ, cởi mở, thẳng thắn và xây dựng. Hầu hết ý kiến phát biểu đều thống nhất việc
phát triển GDNN là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là nhiệm
vụ đột phá đối với Việt Nam hiện nay nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
trực tiếp phục vụ cho đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong
bối cảnh hội nhập quốc tế cũng như thích ứng với biến đổi nhanh chóng của thị
trường lao động thời kỳ cách mạng công nghệ số. Đại biểu cũng đồng thuận và
ghi nhận những kết quả tích cực đạt được của GDNN trong thời gian qua, đặc biệt
là từ sau khi ban hành Luật GDNN. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, trước sự
phát triển mạnh mẽ của tri thức, khoa học và công nghệ, các đại biểu cũng chỉ ra
nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế của GDNN và cho rằng cần có sự đổi mới căn bản,
tồn diện để GDNN đảm đương sứ mệnh đào tạo nhân lực trực tiếp phục vụ các
ngành kinh tế mà còn đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập quốc tế và phát triển
bền vững đất nước.
2. Một số vấn đề lớn đặt ra tại Hội thảo
2.1. Về xu thế của giáo dục nghề nghiệp trên thế giới
Đại diện của Ngân hàng Thế giới có bài tham luận trình bày xu thế phát triển
GDNN trên thế giới, trong đó nêu bật xu thế dịch chuyển của mơ hình đào tạo

Ngồi 02 tham luận trong phiên thảo luận chung, có 27 bài viết liên quan đến thể chế GDNN, 26 bài trình bày về quan hệ
giữa doanh nghiệp và GDNN và 18 tham luận về bảo đảm chất lượng GDNN trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Các tài liệu
này đã được Ban Tổ chức sơ duyệt và đưa lên trang thông tin điện tử của Hội thảo ().

3

xvi
16


mới của GDNN và yêu cầu, thách thức đặt ra trong phát triển kỹ năng nghề nghiệp
hiện đại. Mơ hình đào tạo mới có 05 đặc điểm: (i) Truyền đạt kỹ năng kỹ thuật và

kỹ năng chung (mơ hình cũ chỉ chú trọng đến truyền đạt kỹ năng kỹ thuật); (ii) học
thực tế tại nơi làm việc và trực tuyến (mơ hình cũ chỉ học tại trường), (iii) chun
gia giảng bài (mơ hình cũ: giáo viên giảng bài); (iv) kỹ năng do doanh nghiệp quy
định (mơ hình cũ: kỹ năng do nhà trường quy định), (v) thanh niên và người lớn
tuổi tham gia học GDNN (mơ hình cũ: thanh niên học GDNN).
Để phát triển kỹ năng hiện đại, đại diện Ngân hàng thế giới khuyến nghị:
(1) Đẩy mạnh tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình và kết quả hoạt động của cơ
sở GDNN; (2) Phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra; (3) Tăng cường hợp tác
với doanh nghiệp trong đào tạo GDNN; (4) Thúc đẩy tự học với sự trợ giúp của
công nghệ; và (5) Xây dựng và hồn thiện hệ thống thơng tin quản lý GDNN và hệ
thống thông tin thị trường lao động.
2.2. Về thể chế giáo dục nghề nghiệp
Tại phiên thảo luận về thể chế GDNN, các đại biểu đã thảo luận và nêu lên
các vấn đề cần quan tâm sau đây:
Thứ nhất: Cần có chiến lược tổng thể, thống nhất về phát triển GDNN dưới
sự quản lý của nhà nước; chú trọng đến việc triển khai nghiêm túc, hiệu quả và
quyết liệt các chính sách đã được ban hành.
Thứ hai: Hồn thiện thể chế, theo các đại biểu, là một trong những điều kiện
tiên quyết để đổi mới GDNN, trong đó cần đặc biệt chú trọng đến các nội dung:
(1) Sớm có quy hoạch tổng thể mạng lưới cơ sở GDNN để triển khai thống
nhất, khoa học, đồng bộ, đúng mục tiêu, lộ trình. Quy hoạch mạng lưới theo
hướng mở, đảm bảo quy mơ, cơ cấu hợp lý về ngành, nghề trình độ đào tạo, vùng,
miền, có phân tầng chất lượng; tập trung nguồn lực đầu tư một số cơ sở GDNN
chất lượng cao, ngành, nghề trọng điểm và các cơ sở GDNN chuyên ngành, các
nhóm đối tượng đặc thù; tuy vậy, cần tránh việc nóng vội, tái cấu trúc mạng lưới
một cách cơ học mà khơng tính đến hiệu quả hoạt động.
(2) Quy định cụ thể việc phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục
quốc dân; có sự kết nối thuận lợi giữa giáo dục phổ thông, GDNN, giáo dục đại
học thông qua điều tiết của Nhà nước về chỉ tiêu đào tạo của các cấp học, các
trình độ đào tạo. Tăng cường sự phối hợp giữa Bộ GDĐT và Bộ LĐTBXH trong

công tác phân luồng và xây dựng chương trình đào tạo liên thơng; cho phép cơ sở
GDNN thực hiện giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông
ngay tại cơ sở GDNN. Chú trọng công tác hướng nghiệp trong các trường phổ
thông; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người học và
của xã hội về học nghề, lập nghiệp và việc làm để khắc phục tâm lý sính bằng cấp.
xvii
17


(3) Quy định danh mục ngành nghề sử dụng lao động phải qua đào tạo
không chỉ giới hạn trong những ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nghề
liên quan đến sức khỏe mà ở tất cả các lĩnh vực để bảo đảm người lao động khi
tham gia thị trường lao động có kỹ năng nghề nghiệp tốt, góp phần nâng cao năng
suất lao động; bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động
trong doanh nghiệp vừa và nhỏ.
(4) Có cơ chế, chính sách để đẩy mạnh việc trao quyền tự chủ toàn diện về tổ
chức, nhân sự, chun mơn và tài chính cho các cơ sở GDNN gắn với trách nhiệm
giải trình, cơ chế đánh giá độc lập, sự kiểm soát của nhà nước, giám sát của xã hội.
Nghiên cứu cơ chế cho phép cơ sở GDNN được thành lập doanh nghiệp trong cơ
sở GDNN, cho phép cơ sở GDNN công lập được sử dụng tài sản vào mục đích
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cho thuê nhằm khuyến khích doanh nghiệp tham
gia hoạt động GDNN. Quy định trách nhiệm giải trình của cơ sở GDNN trước cơ
quan quản lý, xã hội và pháp luật.
(5) Đổi mới cơ chế đầu tư ngân sách nhà nước hienj nay sang cơ chế Nhà
nước đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo căn cứ số lượng, chất lượng đầu ra, thực
hiện hiệu quả vệc đấu thầu thầu cung cấp dịch vụ đào tạo nghề nghiệp; công bằng
giữa trường công lập và tư thục.
(6) Quy định mã ngành đào tạo nhà giáo GDNN trình độ đại học do hiện
nay Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học chưa có mã ngành này.
2.3. Về doanh nghiệp và giáo dục nghề nghiệp

Tại phiên thảo luận về Doanh nghiệp và GDNN, các đại biểu đã thảo luận và
nêu lên các vấn đề cần quan tâm sau đây:
(1) Đối với cơ quan nhà nước:
(i) Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham
gia hoạt động GDNN, đặc biệt làm rõ chính sách thuế ưu đãi khơng chỉ trong việc
đào tạo cho người lao động tại chính doanh nghiệp mà còn cho doanh nghiệp khi
liên kết hoặc tham gia vào hoạt động đào tạo tại các cơ sở GDNN và hướng dẫn
triển khai thực hiện. Có chính sách đảm bảo sự bình đẳng đối với các cơ sở GDNN
trong doanh nghiệp và cơ sở GDNN công lập. Luật hóa quy định trách nhiệm của
người lao động về nghĩa vụ tuân thủ việc bảo mật (bí quyết, sáng chế...) trong quá
trình được doanh nghiệp đào tạo. Quy định rõ trách nhiệm cam kết thực hiện
được ràng buộc bằng các chế tài pháp luật của doanh nghiệp khi tham gia hoạt
động GDNN và đã được hưởng ưu đãi tài chính từ chính sách. Quy định về thành
lập trung tâm đào tạo tại doanh nghiệp, về người dạy tại doanh nghiệp, hợp đồng
xviii
18


đào tạo tại doanh nghiệp, việc doanh nghiệp tiếp nhận sinh viên thực tập, cử cán
bộ tham gia đào tạo cho cơ sở GDNN, về quyền nghĩa vụ của cơ sở GDNN và
doanh nghiệp trong liên kết đào tạo, đặt hàng đào tạo. Quy định về Quỹ đào tạo
GDNN để gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với GDNN cũng như tạo điều kiện
hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn từ Quỹ để đầu tư cho GDNN; thành lập Hội đồng kỹ
năng ngành ở từng lĩnh vực để tăng cường cơ chế gắn kết 3 bên trong phát triển
GDNN, gồm: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp.
(ii) Cần phải thực thi chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
cho doanh nghiệp khi tham gia hoạt động GDNN. Hiện nay theo lý giải cơ quan
quản lý thuế, chỉ khi nào doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo nghề nghiệp cho người
lao động của mình mới được hưởng chính sách này, cịn khi tham gia hoạt động
GDNN thì khơng được hưởng chính sách này.

(iii) Cần có cơ chế ràng buộc, tăng tính trách nhiệm của doanh nghiệp đối
với hoạt động GDNN, vì nguồn nhân lực chính là một trong yếu tố đầu vào quan
trọng của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp.
(iv) Xây dựng hệ thống thông tin đồng bộ về thị trường lao động để kết nối
giữa “cung” và “cầu” lao động, đẩy mạnh công tác thơng tin, phân tích dự báo thị
trường lao động; tăng cường phổ biến, cung cấp thông tin thị trường lao động,
thông tin việc làm và nhu cầu sử dụng lao động cho các cơ sở GDNN.
(v) Đẩy mạnh truyền thơng về chính sách của Nhà nước đối với doanh
nghiệp, nâng cao nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
trong hoạt động GDNN; xây dựng website nhằm kết nối với doanh nghiệp thông
qua các cơ sở dữ liệu kết nối về “cung” từ cơ sở GDNN và dữ liệu về “cầu” từ
doanh nghiệp.
(vi) Phát huy vai trò của đơn vị sử dụng lao động, người sử dụng lao động,
hiệp hội nghề nghiệp trong đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN; hình thành ban/
bộ phận phối hợp với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, ở các cấp hoạt động
theo cơ chế kiêm nhiệm với sự tham gia của VCCI, đại diện cơ quan quản lý nhà
nước, đại diện đơn vị sử dụng lao động, hiệp hội nghề nghiệp và đại diện cơ sở
GDNN với chức năng tư vấn, tham gia việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy
hoạch, chính sách phát triển GDNN.
(vii) Đẩy mạnh triển khai mơ hình thí điểm về đặt hàng đào tạo, gắn kết với
doanh nghiệp trong đào tạo; tiếp tục thí điểm và hoàn thiện quy trình thành lập
hội đồng kỹ năng ngành trong một số lĩnh vực ưu tiên với sự tham gia của cơ quan
quản lý nhà nước về GDNN, các bộ, ngành, các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao
động và hiệp hội nghề nghiệp.
xix
19


(2) Đối với cơ sở GDNN:
(i) Phát triển các mô hình trung tâm thực nghiệm sản xuất hay doanh nghiệp

trong nhà trường phù hợp với xu thế tự chủ tài chính và nhằm tăng sự chủ động
trong đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người học.
(ii) Chủ động nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp và xác định số lượng nghề
đào tạo, quy mô đào tạo trên cơ sở năng lực của cơ sở GDNN và nhu cầu của doanh
nghiệp; chủ động tiếp cận các doanh nghiệp để đề xuất và ký kết các chương trình
hợp tác (hợp đồng liên kết đào tạo, hợp đồng đặt hàng đào tạo hoặc các thỏa thuận
hợp tác khác...); xây dựng mạng lưới doanh nghiệp đối tác đào tạo và tuyển dụng
thường xuyên.
(iii) Đẩy mạnh mơ hình đào tạo kép (đào tạo cả ở trường và ở doanh nghiệp)
trong đó chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, đối tượng đào tạo có sự thống
nhất giữa nhà trường và doanh nghiệp để tạo động lực, điều kiện thu hút sự hợp
tác của doanh nghiệp; phối hợp hiệu quả với doanh nghiệp trong tất cả các cơng
đoạn của q trình đào tạo từ khâu tuyển sinh, triển khai đào tạo, đến kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập và phản hồi về chất lượng đào tạo.
(3) Đối với giới doanh nghiệp, người sử dụng lao động:
(i) Đầu tư, phát triển cơ sở GDNN tại doanh nghiệp; đẩy mạnh đào tạo kỹ
năng nghề tại chỗ và bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động;
(ii) Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thơng tin cho cơ sở GDNN về
nhu cầu lao động (quy mô, cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo, kỹ năng nghề...);
hợp tác chặt chẽ với cơ sở GDNN triển khai mô hình đào tạo kép, tham gia xây
dựng tiêu chuẩn, kỹ năng nghề, thiết kế chương trình và cử người tham gia giảng
dạy, đánh giá kết quả học tập của người học nghề; tham gia đánh giá kỹ năng nghề
cho người lao động qua đào tạo.
(iii) Đặt hàng cơ sở đào tạo những vấn đề khó mà doanh nghiệp đang có nhu
cầu..., tạo điều kiện tiếp nhận người học GDNN thực tập, tham quan, khảo sát tại
doanh nghiệp, tuyển dụng và sử dụng người học tốt nghiệp của cơ sở GDNN, tiếp
nhận giáo viên dạy nghề đi thực tế tại doanh nghiệp.
2.4. Về bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập
quốc tế
Tại phiên thảo luận về đảm chất lượng GDNN trong bối cảnh hội nhập quốc

tế, các đại biểu đã thảo luận và nêu lên các vấn đề cần quan tâm sau đây:
Thứ nhất: Triển khai Khung trình độ quốc gia theo kế hoạch, lộ trình cụ thể,
đảm bảo sự liên thông trong việc triển khai giữa các bậc trình độ của GDNN và
xx
20


giữa GDNN và giáo dục đại học, tạo điều kiện cho việc cơng nhận trình độ, bằng
cấp và thực hiện chính sách học tập suốt đời.
Thứ hai: Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ cơ sở GDNN đi đơi với trách
nhiệm giải trình, tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhà nước và xã hội. Nhà
nước vẫn cần phải có trách nhiệm trong đầu tư cho lĩnh vực GDNN để chuẩn hóa
các điều kiện bảo đảm chất lượng trong hệ thống GDNN, trong đó đặc biệt chú
trọng phát triển đội ngũ nhà giáo và đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở GDNN và
phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng, đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề
quốc gia.
Thứ ba: Nâng cao năng lực quản trị của cơ sở GDNN, tập trung hoàn thiện
hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường gắn với phát triển văn hóa
chất lượng; đổi mới chương trình đào tạo theo định hướng năng lực thực hiện;
đẩy mạnh việc tích hợp cơng nghệ và ứng dụng dạy học số trong chương trình đào
tạo, đổi mới phương pháp dạy học, tích hợp việc trang bị cho người học kiến thức,
kỹ năng chuyên môn và kỹ năng “mềm”; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động quản lý, tổ chức đào tạo, quản trị nhà trường (xây dựng học liệu
điện tử; quản lý tuyển sinh, tổ chức đào tạo trực tuyến; đào tạo từ xa; số hóa quản
lý văn bằng chứng chỉ...).
Thứ tư: Tiếp tục thí điểm đào tạo cho sinh viên của các nghề trọng điểm cấp
độ quốc tế theo chương trình chuyển giao và cấp bằng của nước ngoài, tổ chức
nhân rộng các chương trình đã chuyển giao, đào tạo thí điểm thành cơng.
Thứ năm: Phát triển hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về GDNN từ cấp cơ
sở tới cơ quan quản lý các cấp để làm nền tảng hoạch định chính sách, đảm bảo

chính sách đúng dựa trên cơ sở dữ liệu đúng.
Thứ sáu: Tăng cường liên kết đào tạo với nước ngoài, đặc biệt là các ngành
nghề đặc thù như nhóm ngành nghề trong lĩnh vực nghệ thuật, ngành nghề phục
vụ cuộc các mạng 4.0...
3. Đánh giá chung
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về khâu tổ chức và nội dung, Hội thảo Giáo dục
Việt Nam 2019 chủ đề “Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi
mơ hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế” đã thành công tốt đẹp; nhận được nhiều
ý kiến phản hồi tích cực từ phía đại biểu tham dự và của dư luận xã hội. Nội dung
các tham luận tại Hội thảo đều có chất lượng tốt; phản ánh bức tranh tồn cảnh
thực trạng của GDNN từ nhiều góc nhìn khác nhau, trên cơ sở đó đưa ra nhiều gợi
ý, khuyến nghị có giá trị khoa học và thực tiễn.
xxi
21


Hội thảo cũng đã góp phần quy tụ và tạo được sự đồng thuận, thống nhất cả
về tư duy, nhận thức và quyết tâm hành động của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa
học, đặc biệt là những người làm việc trực tiếp trong lĩnh vực GDNN, các cơ sở
GDNN, nhà quản lý chính sách - nhằm góp phần cải thiện, đổi mới cũng như kỳ
vọng về nền GDNN phát triển mạnh mẽ.
Những nội dung được bàn luận tại Hội thảo có giá trị về lý luận và thực tiễn
đối với các cơ quan hoạch định và xây dựng chính sách, pháp luật; cơ quan quản
lý nhà nước lĩnh vực GDNN từ trung ương đến địa phương; các cơ sở GDNN; các
cán bộ quản lý, các nhà giáo và các tổ chức cá nhân liên quan đến GDNN. Thành
công của Hội thảo góp phần thực hiện đổi mới và hồn thiện thể chế, cơ chế chính
sách quản lý theo hướng nhà nước kiến tạo để phát triển; cơ chế đầu tư trọng điểm
từ ngân sách nhà nước và môi trường thuận lợi, ổn định từ đầu tư xã hội, nhằm
phát triển GDNN đào tạo tốt nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển đất nước.
Trên đây là một số kết quả của Hội thảo Giáo dục Việt Nam 2019 do Ủy ban

và Bộ LĐTBXH phối hợp tổ chức./.

xxii
22


23


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
(*) BĐCL


Cao đẳng

CĐCĐ

Cao đẳng cộng đồng

CĐDL

Cao đẳng du lịch

CĐN
CLGD

Cao đẳng nghề
Chất lượng giáo dục

CMCN


Cách mạng công nghiệp

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

CNH-HĐH
CTĐT

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chương trình đào tạo

(*) ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

ĐHSPKT

Đại học sư phạm kỹ thuật

GDĐH

Giáo dục đại học

GDĐT

Giáo dục đào tạo

GDNN


Giáo dục nghề nghiệp

GV
HĐT
HSSV

xxiv
24

Bảo đảm chất lượng

Giáo viên
Hội đồng trường
Học sinh, sinh viên

HTQT

Hợp tác quốc tế

KĐCL

Kiểm định chất lượng

KĐV

Kiểm định viên

KT - XH


Kinh tế - xã hội


LĐTBXH
NL
NNL

Lao động - Thương binh và Xã hội
Năng lực
Nguồn nhân lực

NH-KS

Nhà hàng khách sạn

PPDH

Phương pháp dạy học

QLNN

Quản lý nhà nước

SC
SCN
SPKT

Sơ cấp
Sơ cấp nghề
Sư phạm kỹ thuật


SV

Sinh viên

TC

Trung cấp

TCCN
TCN

Trung cấp chuyên nghiệp
Trung cấp nghề

TTLĐ

Thị trường lao động

TVET

Technical Vocational Education and Training

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng


UBND

Ủy ban nhân dân

VHCL

Văn hóa chất lượng

xxv
25


×