Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tục ngữ cải biên trên báo chí - đặc điểm nội dung và hình thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.2 KB, 9 trang )

TỤC NGỮ CẢI BIÊN
TRÊN BÁO CHÍ - ĐẶC DIỂM NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
NGUYỄN THỊ DIỆU HẰNG
Khoa Ngữ văn

1. MỞ ĐẦU
Tục ngữ cải biên trên báo là vấn đề hết sức mới mẻ, chúng vừa mang đặc thù của văn
học dân gian và mang tính thơng tin thời sự của báo chí. Nghiên cứu tục ngữ cải biên
trên báo là nhằm nêu lên những vai trò, tác dụng của chúng trong thời đại mới – Thời
đại mà thông tin liên lạc phát triển mạnh mẽ và nhu cầu tinh thần của con người đòi hỏi
ngày càng cao hơn. Dù chỉ là một câu nói ngắn gọn, hàm súc, hay là một bài ca có vần
điệu, những sáng tác cải biên vẫn truyền tải được một lượng thông tin rộng lớn, mang
tính thời sự rõ rệt. Sự tồn tại và phát triển của tục ngữ cải biên trên báo là một hiện
tượng tất yếu. Trên cơ sở nắm bắt những hoạt động thực tiễn của xã hội, người sáng tác
nói chung và nhà báo nói riêng đã vận dụng tri thức của mình để sửa đổi, biên soạn
những câu tục ngữ có sẵn trong dân gian thành những câu tục ngữ mới - tục ngữ cải
biên. Bài viết này phân tích, đánh giá nội dung và hình thức của những sáng tác cải
biên, đồng thời nêu lên vai trò, chức năng của chúng trên báo chí.
2. TỤC NGỮ CẢI BIÊN TRÊN BÁO CHÍ
2.1. Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu là đúc rút kinh
nghiệm, tri thức dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình
ảnh, dễ nhớ, dễ truyền. Ví dụ: Tre già măng mọc; Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng;
Tiên học lễ, hậu học văn... Tục ngữ cải biên là khái niệm hoàn toàn mới lạ, một câu tục
ngữ được gọi là tục ngữ cải biên khi so sánh với tục ngữ truyền thống nó đã được sửa
đổi ít nhiều. Ví dụ: Ăn cổ đi trước, lội nước đi sau được cải biên thành: Tiền bạc đi
trước, thề ước đi sau. Đề tài của tục ngữ cải biên diễn ra theo chiều hướng thay đổi của
bức tranh hiện thực cuộc sống, người sáng tạo phải nắm bắt hiện thực đời sống một
cách nhanh chóng, phát hiện và lựa chọn những mảng hiện thực tiêu biểu, nổi bật để tạo
thành câu tục ngữ mới phù hợp với cuộc sống hiện tại. Tục ngữ cải biên bước đầu tổng
hợp, khái quát tri thức, kinh nghiệm của những lớp người mới thời hiện đại với chức
năng chủ yếu là hướng đến phê phán, giễu nhại, giải trí. Lực lượng sáng tác của tục ngữ


cải biên phong phú hơn và đặc biệt có sự hiện diện và tham gia tích cực của đội ngũ tri
thức: các nhà giáo, nhà báo, kĩ sư, bác sĩ, sinh viên, học sinh, bộ đội, cơng nhân… Họ là
những người có học và họ nhận thức được giá trị thẩm mĩ cũng như chức năng của thể
loại văn học này nên tích cực sáng tác nó để phục vụ cho cuộc sống và cơng việc của
chính mình; Phương thức lưu truyền của tục ngữ cải biên được rộng mở thông qua
nhiều kênh thông tin với hình thức trực tiếp và gián tiếp. Rất nhiều các nhà báo đã đưa
tục ngữ vào các bài báo để trang viết của mình có chiều sâu và truyền cảm.

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2014-2015
Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 12/2014: tr. 124-132


TỤC NGỮ CẢI BIÊN TRÊN BÁO CHÍ, ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC

125

2.2. Nội dung thể hiện của tục ngữ cải biên trên báo chí bao gồm những nội dung chính
sau đây: Cải biên để đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và phản ánh những mối quan hệ,
cung cách ứng xử của người Việt thời hiện đại; Cải biên để phản ánh diện mạo của cuộc
sống và con người trong thời đại mới; Cải biên để phê phán những thói hư tật xấu của
người Việt thời hiện đại. Hình thức thể hiện của các sáng tác cải biên nhằm làm phong
phú và đa dạng nội dung trên là: hình thức thay thế từ ngữ; hình thức bổ sung từ ngữ;
hình thức vừa thay thế vừa bổ sung từ ngữ; hình thức vần – nhịp và hình thức đối xứng.
Sau đây tôi sẽ làm rõ về nội dung và hình thức của tục ngữ cải biên trên báo chí.
Cải biên để đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và phản ánh những mối quan hệ, cung
cách ứng xử của người Việt thời hiện đại. Trong nội dung này tục ngữ cải biên nhằm
phản ánh ba mối quan hệ là: quan hệ con người với thiên nhiên, quan hệ với gia đình và
quan hệ với xã hội. Thứ nhất, người thời nay bên cạnh việc kế thừa những tri thức trong
tục ngữ cổ để ứng phó với tự nhiên họ còn thể hiện rõ sự chủ động trong việc cải tạo và
chinh phục tự nhiên như “Tranh thủ trời nắng, chiến thắng trời mưa, gặt trưa đập tối”.

Những người nông dân thời nay không chỉ “Trông trời, trông đất, trông mây” một cách
thụ động mà ý thức rõ sự tích cực can thiệp tự nhiên để làm nên những vụ mùa bội thu
“Nghiêng đồng đổ nước ra sông” hay “Vắt đất ra nước, thay trời làm mưa”. Do kinh tế
phát triển đa nghành làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khai thác nhiều
hơn, tự nhiên bị xâm hại và con người đã nhận ra việc can thiệp tự nhiên một cách bừa
bãi dẫn đến hủy diệt môi trường sống của chính mình. Chính vì vậy cần phải gióng lên
hồi chuông cảnh tỉnh ý thức bảo vệ môi trường “Dùng mìn đánh cá là má huỷ diệt tài
nguyên” hay “Chặt phá cây xanh là anh của bão bùng hạn hán”; “Trên đồng cạn dưới
đồng sâu, Thuỷ điện xả lũ đâu đâu cũng tràn”. Thứ hai, trong mối quan hệ với gia đình,
nếu trước đây trong tục ngữ, ca dao cổ truyền ta bắt gặp nhiều những lời than của người
phụ nữ thì thời hiện đại có nhiều câu là tiếng nói của cánh đàn ơng cất lên lời than phiền
khi bị áp đảo “Ra đường sợ nhất công nông, về nhà sợ nhất vợ khơng nói gì”. Vấn đề
vật chất trong mối quan hệ vợ chồng của xã hội hiện đại được tục ngữ cải biên phản ánh
khá nhiều, nếu trước kia “Đi đâu cho thiếp đi cùng, đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp
cam” thì giờ đây được cải biên thành “Đi đâu cho thiếp đi cùng, no thì thiếp ở lạnh lùng
thiếp bye”. Vấn đề tiền bạc được đặt ra trước các cuộc hôn nhân “Má ơi cứ gả con xa,
để con cịn có đơla gửi về”. Thậm chí vật chất được đặt ra như một vấn đề trọng điểm
của hôn nhân: “Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem quốc tịch” hay “Lấy vợ xem tông, lấy
chồng xem lí lịch”. Thứ ba, sau năm 1975 đến nay kinh tế - xã hội có sự biến chuyển,
đổi mới theo kinh tế thị trường, đất nước mở cửa có nhiều biến động vì vậy mối quan hệ
xã hội có sự thay đổi. Ta thấy có những biểu hiện tiêu cực, tha hoá ở một số bộ phận
cán bộ lãnh đạo và tục ngữ cũng đã phản ánh kịp thời. Tục ngữ cải biên hiện đại đã
phản ánh những mối quan hệ mới giữa con người với con người trong cuộc sống ngày
nay với những phương châm xử thế thay đổi so với truyền thống đó là ngày nay ở một
bộ phận không nhỏ các mối quan hệ của con người thường trú trọng đến vật chất “Đầu
tiên, tiền đâu”...Khi đời sống phát triển, những nhu cầu cá nhân được để ý nhiều hơn
cũng là lúc đồng tiền phát huy vai trị của nó trong việc điều tiết các mối quan hệ xã hội.
Người xưa cho rằng “Một điều nhịn là chín điều lành” cịn ngày nay là “Một điều nhịn



126

NGUYỄN THỊ DIỆU HẰNG

là chín điều nhục”. Với bộ phận người khác trong xã hội thì ý chí chiến đấu và tinh thần
đấu tranh bị đẩy lùi, tâm lí và lối sống của họ có xu hướng “an phận thủ thường” họ cho
rằng “Đấu tranh là tránh đâu” hay “Lời nói thẳng hay mất lịng, lưng cong thường được
việc”. Tục ngữ cải biên cũng đã phản ánh lối sống của thế hệ trẻ ngày nay. Nếu xưa
người Việt xem trọng cách ứng xử ý tứ, tế nhị “Ăn trông nồi, ngồi trơng hướng” thì
ngày nay lối cuộc sống thực dụng, xô bồ đã đi vào cả trong tục ngữ “Ăn trơng nồi, ngồi
trơng ghế”. Có lẽ vì vậy mà những câu tục ngữ có vẻ nơm na hơn, lối nói khơng cịn
bóng bảy, nhiều nghĩa hàm ẩn như trước mà trực tiếp, thẳng thắng hơn.
Cải biên để phản ánh diện mạo của cuộc sống và con người trong thời đại mới. Thời
hiện đại ý thức cá nhân của con người có điều kiện phát triển nhất là trong thời bình,
cuộc sống đơn giản, gọn nhẹ hơn và nhu cầu về sự đòi hỏi của cá nhân ngày càng lớn
khiến cho nhu cầu sinh hoạt, sự phân biệt giàu nghèo ngày càng lớn, khơng ít người bị
tha hố… Hình ảnh những con người của thời đại được khắc hoạ với diện mạo mới
“Đầu nồi hông, mông di động”, “Ti vi, tủ lạnh, honđa, thiếu ba thứ ấy không ra con
người”. Tục ngữ hướng đến phản ánh những vấn đề nhức nhối của xã hội “Dự án đến
đâu, cị bâu đến đó”, “Ruộng đất bề bề không bằng nghề bán nước bọt”. Hiện nay đang
nảy sinh tình trạng chạy theo bằng cấp vì thực tế tuyển dụng có bằng cấp mới xin được
việc làm, bằng cấp là một sự đảm bảo cho tương lai tốt đẹp. Con đường học hành thi cử
được nhiều người lựa chọn như một cứu cánh “Bàn ơi thương lấy ghế cùng, tới mùa thi
cử là chung cực hình”, “Muốn sang sơng thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ phải tiêu
khối tiền”. Điều này dẫn đến tình trạng thừa thầy, thiếu thợ trong xã hội hiện nay. Trong
tục ngữ cổ truyền ta thấy người xưa xem trọng vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách hơn hình thức
bề ngồi “Cái nết đánh chết cái đẹp” nhiều khi cho rằng hình thức đẹp cịn là sự tiềm ẩn
của hiểm hoạ “Hồng nhan bạc phận” nhưng thời hiện đại với rất nhiều các cuộc thi sắc
đẹp được tổ chức người ta nhận ra “Hồng nhan bạc triệu”, sự chỉnh trang sắc đẹp sẽ
đem lại cho con người mà nhất là người phụ nữ những cơ hội và cuộc sống tốt đẹp “Có

cơng mài “sắc” có ngày nên “tiên”, cái đẹp hình thức thậm chí cịn được tơn vinh hơn
cả cái đẹp về tri thức, sự hiểu biết, trí tuệ “Thủ khoa thua xa hoa hậu”. Thời hiện đại các
tác giả dân gian ngồi mục đích sáng tác tục ngữ để phản ánh những hiện thực và bức
xúc của thời đại, tổng kết tri thức, lối sống mà còn sáng tác tục ngữ để nhằm mục đích
giải trí, giảm căng thẳng, stress. Đây cũng là một nhu cầu rất mới mẻ, một chức năng
mới của thể loại văn học dân gian này. Nhiều câu tục ngữ mang tính chất hài hước, dí
dỏm thường được đưa lên để đọc cho vui, giảm căng thẳng sau những giờ làm việc và
nó được rất nhiều người tán đồng như “Trăm năm bia đá thì mịn, Bia mời uống đã vẫn
cịn tỉnh queo”; “Cá khơng ăn muối cá ươn, Gà đem hấp muối nhậu thường tốn bia”;
“Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn đưa cay rượu thì kêu tỏi gà”; “Một cây làm chẳng
nên non; Gặp khơng tán gẫu cịn gì là vui”. Nhu cầu giải trí đang được đặt ra như một
vấn đề cấp thiết trong xã hội, nhiều ý kiến cho rằng việc sáng tác các câu tục ngữ cải
biên là một cách giải trí lành mạnh. Có lẽ vì vậy mà trên các báo in, báo mạng hiện nay
đã có mở những chuyên mục này như báo Tuổi trẻ cười, Dân trí...
Tục ngữ cải biên để phê phán những thói hư tật xấu của người Việt thời hiện đại là một
nội dung tiêu biểu và nổi bật nhất, nó khái quát nhanh chóng những thói hư tật xấu


TỤC NGỮ CẢI BIÊN TRÊN BÁO CHÍ, ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC

127

trong xã hội để phê phán và tố cáo một cách mạnh mẽ, điều này cũng cho thấy tục ngữ
cải biên đã phát huy vai trò trong việc phê phán để con người tự nhận thức và điều
chỉnh lối sống, cách ứng xử. Tục ngữ cải biên chỉ rõ cái xấu trong xã hội ln rình rập
muốn kéo con người ra khỏi nền tảng đạo đức truyền thống. Cái xấu xuất hiện trong
mọi khía cạnh của đời sống, ở nhiều phạm vi, lứa tuổi, cung bậc, mức độ khác nhau và
tục ngữ cải biên được viết ra để phản ánh các khía cạnh như: phản ánh các hiện tượng
tiêu cực, tệ nạn xã hội ở tầng lớp lãnh đạo, quản lí; Các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã
hội trong tầng lớp nhân dân; Giáo dục ý thức pháp luật và văn hóa ứng xử của con

người. Một trong những vấn đề gây bức xúc đối với nhân dân đó là lề lối làm việc của
các cán bộ viên chức nhà nước nhiêu khê, phách lối “Hành chính, hành là chính”, “Làm
láo, báo cáo hay”. Hơn đâu hết tục ngữ cải biên phê phán một cách mạnh mẽ tệ nạn
“phong bì”, thật đáng buồn tệ nạn này đang trở thành một xu hướng của xã hội hiện nay,
nó lũng đoạn và chi phối các mối quan hệ xã hội. Nó hiện hình sau các buổi họp hành
“Liên hoan là em hội nghị, hội nghị là chị phong bì”. Những người có chức, có quyền
nắm cương vị lãnh đạo ở các cơ quan mà theo cách gọi của dân gian thì đó là những ơng
quan tham vơ vét của cải của nhân dân để về làm giàu cho bản thân, thậm chí chèn ép
nhân dân để tư lợi cho mình. Tất nhiên đây chỉ là bộ phận nhỏ nhưng cũng rất đáng nêu
ra và lên án. Hình ảnh những ông quan tham đã được khắc hoạ với diện mạo và cung
cách đặc trưng “Bụng to, đầu hói, nói chung chung”, “Giầy đen, giầy nâu đến đâu cũng
phá”. Những sáng tác cải biên khơng chỉ phản ánh mà cịn lên tiếng cảnh tỉnh, chỉ cho
các vị quan tham thấy hậu hoạ để tự “sửa mình” “Tham ơ đi trước, tù ruớc theo sau”,
“Quan ơi nhớ lấy câu này, có cơng đeo nhẫn, có ngày rước gơng”. Những tệ nạn đó cịn
là “Cả năm tiền lương khơng bằng một lần “thương” sếp”, “Quà biếu đâu phải thứ đùa,
lựa quà mà biếu cho vừa lịng quan”. Sự phê phán, đả kích nhiều lúc được đẩy lên cao
độ nhằm lên tiếng cảnh báo một thực trạng sổ sàng và thể hiện rõ sự đả phá của những
sáng tác cải biên: “Qủy công mà biết đánh đòn, bọn quan tham nhũng chẳng còn cái
mơng”, “Cha chung khơng ai khóc, nhưng tài sản chung nhiều người ham “móc”. Để
nhìn nhận rõ hơn diện mạo của họ, các sáng tác cải biên còn phản ánh thái độ sống cơ
hội, chủ nghĩa thực dụng, làm ăn bất chính… tồn tại nhan nhản trong xã hội “Vụng ăn
thì nghèo, vụng trèo lâu lên chức”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng/ Xa sếp thì nạn,
xa bạn… vơ tư”; “Nhất cận thị, nhì cận sơn, muốn đẹp hơn… cận sếp”; “Lưng có cúi,
túi mới nặng”. Ngày xưa, ông cha ta đúc kết được nhiều kinh nghiệm sống hết sức q
báu như: “Lạc nhà nắm đi chó, lạc ngỏ nắm đuôi trâu”, hay “Ăn trông nồi, ngồi trong
hướng”… Ngày nay cũng là những kinh nghiệm ấy, nhưng lại được đúc kết bởi những
con người cơ hội. Nó được những sáng tác cải biên đề cập đến nhằm hàm ý giáo dục
mọi người hạn chế các tệ nạn xã hội, các việc làm đáng chê trách: “Lạc nhà theo chó,
lạc ngõ theo trâu, lạc… cửa hậu theo… sếp”; Ăn trông “nồi”, ngồi trông “ghế”, bế
trông… “ô dù”; “Trồng khoai lấy củ, làm “thủ” lấy bổng lộc”. Nhiều lúc, chân dung

của kẻ tham ô được phác họa một cách rõ nét, nó vừa mang tính xác thực, vừa mang
tính hình tượng, tạo nên tính giáo dục rất cao mà vẫn giữ được tính hài hước, trào lộng
của dân gian: “Lúa tốt vì phân, tăng cân nhờ… lên chức”. Những sáng tác cải biên là
hồi chng cảnh báo cho tồn xã hội, cho bọn quan tham và cho mọi người. Tha hóa,
lộng quyền, cơ hội, tham nhũng… rồi chúng cũng nhận một kết quả tương xứng, họ


128

NGUYỄN THỊ DIỆU HẰNG

khơng thể tránh khỏi vịng vây của pháp luật: “Lạc nhà theo chó, lạc ngõ theo trâu/ Đục
khoét sâu nắm vành móng ngựa”; “Mạnh về gạo, bạo về dù, đến khi sa cơ cũng tù mù
mút chỉ”. Cho dù có nhiều thủ đoạn, mánh khóe nhưng rồi họ cũng cùng chung số phận:
“Lòng vả cũng như lòng sung, những kẻ tham nhũng cùng chung nhà tù”; “Ăn chia thì
mày cịn sống, ngốn cả đống thì chết”. Ngun nhân đưa họ vào vịng lao lý thì đã q
rõ, có khi xuất phát từ chính bản chất xấu xa, tác phong làm việc của họ: “Làm kiếp trâu
ăn cỏ, làm kiếp chó ăn dơ, làm sổ sách mập mờ, ăn…còng số tám”; “Vòi vĩnh là bệnh
quan tham, chỉ mỗi nhà giam là nơi điều trị”. Có khi sự sai trái đó khơng phải tự nhiên
chúng gây ra mà do bị chi phối bởi nhiều yếu tố hoặc thái độ trông chờ ỷ lại: “Lệnh ông
không bằng cồng bà/ Vợ vẫn nhận quà, chồng giả vờ không biết”; “Một người làm
quan cả họ được nhờ, Cháu làm phất phơ chú cho suất đất”; “Đói ăn rau, đau uống
thuốc, muốn “nuốt” cậy ô dù”. Đôi lúc những sáng tác cải biên là lời mỉa mai, nhắc
nhở, cảnh báo: “Tham nhũng mà có ơ dù, mức phạt nặng nhất là tù án treo”. Những
người làm công việc quản lý, lãnh đạo là lực lượng tiêu biểu, tiên phong trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội. Sự tha hóa, biến chất của những con người đó gây hậu quả vơ
cùng nguy hiểm cho sự phát triển, phồn vinh của đất nước. Những năm qua Đảng và
nhà nước đã có nhiều chủ trương và chính sách chống tiêu cực, tham nhũng… trong đó
báo chí là một trong những lực lượng đi đầu và là vũ khí sắc bén trên mặt trận chống
tiêu cực, kết quả đạt được của hoạt động báo chí là vơ cùng to lớn. Trong đó, có sự đóng

góp không nhỏ của những sáng tác cải biên như vừa kể trên. Ngoài việc phê phán các
hiện tượng trong tầng lớp lãnh đạo, quản lý các sáng tác cải biên còn phê phán các hiện
tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội trong tầng lớp nhân dân: các tệ nạn xã hội nảy sinh trên
diện rộng của tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống, đó có thể là sự lệch lạc về tư tưởng,
thái độ, lối sống… có thể là những biểu hiện sai trái trong từng hành vi, hành động cụ
thể, tệ nạn xã hội như: cờ bạc, nghiện ngập, trai gái… tất cả những điều đó đã được
những sáng tác cải biên chĩa mũi nhọn để phản ánh, đề cập đến. Tính chất khuyên răn,
giáo huấn của tục ngữ thể hiện rất rõ ở lĩnh vực này “Máu me ăn nhậu là cậu của kí nợ
khắp làng, trác táng dâm ơ là cơ của phụ tình bội nghĩa, phung phí xa hoa là cha tham
ơ, bn lậu”; “Gần mực thì bia, gần đèn thì thuốc”. Thời hậu hiện đại con người theo
nhịp sống cơng nghiệp thu mình trong ốc đảo cá nhân, một hiện tượng nổi bật mà tục
ngữ cải biên cũng hướng đến để phê phán, đả kích đó là lối sống “vơ cảm” thường được
mọi người gọi là “bệnh vô cảm”. Người Việt từ xưa luôn đề cao sự tương thân tương ái
“Lá lành đùm lá rách”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” và phê phán những kẻ “Cháy
nhà hàng xóm bình chân như vại”. Và tục ngữ cải biên cũng phản đối lối sống ích kỉ của
con người “Một con ngựa đau cả tàu thêm phần cỏ”. Sự thờ ơ trước nỗi đau khổ, sự bất
hạnh của người khác cũng là điều đáng để lên án, nhẫn tâm hơn nữa lại là sự dửng dưng
coi nỗi buồn của người khác là niềm vui, hạnh phúc của mình thì lại là điều khơng thể
chấp nhận được. Một thời gian dài các phương tiện truyền thông đại chúng đã lên tiếng
cảnh báo về hiện tượng ăn chơi, nhậu nhẹt ở nước ta. Lúc bấy giờ thường có những câu
nói ví von để mỉa mai tệ nạn này: “Nhà nhà cùng nhậu, người người cùng nhậu”. Hậu
quả của tệ nạn này rất nghiêm trọng, gây lãng phí tiền của của con người, đây cũng là
lúc để những sáng tác cải biên đề cập đến với tinh thần rất cao. Đây không chỉ là những
lời đàm tiếu, nhắc nhở nhẹ nhàng: “Bia miệng để đời, bia hơi để uống”, “Bia đá thì


TỤC NGỮ CẢI BIÊN TRÊN BÁO CHÍ, ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC

129


mịn, bia lon thì đắt” mà cịn là sự nhắc nhở, kêu gọi mọi người hãy cẩn thận chớ sa vào
con đường đó. Khi tệ nạn này đã lên đến cao trào thì những sáng tác cải biên khơng cịn
là sự nhắc nhở nhẹ nhàng mà đã là sự phê phán, châm biếm mạnh mẽ. Những sáng tác
cải biên trên báo đã vận dụng những câu nói quen thuộc trong dân gian pha vào yếu tố
trào lộng lại tạo thêm sức mạnh thơng tin của báo chí, từ đó góp phần khơng nhỏ vào
việc tun tuyền, ngăn chặn những căn bệnh trầm kha của xã hội. Một tệ nạn khác cũng
không kém phần nguy hiểm được những tục ngữ cải biên phản ảnh đến, đó là nạn
nghiện ngập, hút chích, ý thức được điều này tác giả đã vận dụng được tính dễ đọc, dễ
nhớ và tính truyền miệng của tục ngữ, ca dao để ra lời kêu gọi: “Thóc đâu mà đãi gà
rừng, tiền cho nghiện hút xin đừng tiếp tay”. Tác hại ghê gớm của tệ nạn này tàn phá
con người về thể chất, tinh thần, làm mất đi phẩm chất đạo đức tốt đẹp vốn có, từ đó
làm đổ vỡ nhiều mối quan hệ trong gia đình, xã hội: “Tham ơ luồn cửa hậu, bn lậu
vượt cửa biên, chích tiêm vào cửa tử”. Những sáng tác cải biên phần nào đã phản ánh
mạnh mẽ những hiện tượng đó nhằm lên tiếng cảnh báo cho mọi người, cho xã hội, kêu
gọi mọi người hãy góp phần vào việc bài trừ những tệ nạn xã hội đó để làm trong sạch
mơi trường văn hóa, giáo dục… của nước nhà. Những sáng tác cải biên ta thường gặp
trên báo cịn phản ánh nạn mánh khóe, gian lận trong việc buôn bán, họ bất chấp cả
nhân cách, đạo lý để làm giàu “Hàng giả bán bừa bãi, thuốc rởm nhái y chang, tiền mất
tật mang mua hàng về vứt xó”. Những sáng tác cải biên đã mạnh mẽ đả kích những việc
làm sai trái để góp phần định hướng, giáo dục con người ngày càng hoàn thiện hơn và
hướng họ đi đến lối sống chân, thiện, mĩ. Giáo dục ý thức pháp luật và văn hóa ứng xử
của con người là một nội dung không thể thiếu của tục ngữ cải biên, dù không “đao to
búa lớn” nhưng nó cũng nhằm hướng con người đến chân lý, phù hợp với đạo lý dân
tộc. Đó là những lời kêu gọi, thúc đẩy mọi người hướng đến lối sống lành mạnh, trong
sáng để gia đình ngày càng ấm no, hạnh phúc, xã hội ngày càng công bằng văn minh:
“Mật ngọt càng tổ chết ruồi, những nơi cay đắng là nơi thật thà, nghiện hút cờ bạc
tránh xa, lao động, tiết kiệm mới là người ngoan”; “Ai ơi giữ chí cho bền, dù ai xoay
hướng đổi nền mặc ai, dân đoàn kết trọng nhân tài, đầu tư phát triển trong ngoài vững
tin”. Chúng ta thấy nội dung phản ánh của tục ngữ cải biên phong phú đa dạng vì nó
được sinh tồn trong thời đại đa màu và giàu âm sắc. Trong bức tranh hiện thực cuộc

sống mà tục ngữ cải biên phản ánh có những chỗ mảng màu mờ nhạt đi nhưng cũng có
những chỗ được tơ đậm hơn so với tục ngữ cổ truyền vì mỗi thời đại hiện thực cuộc
sống có những đổi thay khác nhau. Tục ngữ đã bám sát hiện thực và có sự phản ánh,
đúc kết một cách tự nhiên, sinh động từ đó ta hình dung được cuộc sống, nếp cảm, nếp
nghĩ, tư duy, nhận thức của người Việt thời hiện đại để đi đến giá trị “Chân- thiện- mĩ”.
2.3. Hình thức thay thế từ ngữ là hình thức cho phép tác giả có thể tự lựa chọn ngôn từ
để thay thế cho phù hợp với nội dung cần phản ánh. Hình thức này đòi hỏi một khả năng
tư duy cao đối với người sáng tác lẫn người tiếp nhận. Có thể hình dung điều này qua
một số dạng cụ thể sau: Dạng thứ nhất, thay thế một vài từ ngữ ở vế sau cho phù hợp
với nội dung cải biên để hình thành câu tục ngữ với nội dung hồn tồn mới, ví dụ: “Ăn
trông nồi, ngồi trông hướng” được cải biên thành: “Ăn trông nồi, ngồi trông ghế”;
“Ruộng đất bề bề, không bằng cái nghề trong tay” được cải biên thành: “Ruộng đất bề


130

NGUYỄN THỊ DIỆU HẰNG

bề, khơng bằng cái nghề cị đất”. Dạng thứ hai, thay thế một vài từ ngữ ở cả hai vế. Ví
dụ,“Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” được cải biên thành “Khéo nịnh thì giàu, khéo bị
thì ấm ghế”. Dạng thứ ba, thay đổi cả vế, thường là vế sau. Hình thức này hầu như
khơng làm thay đổi cấu tạo vốn có của câu tục ngữ gốc, nhưng về nội dung đã đổi khác
“Thuốc đắng giã tật, nói thật mất lịng” được cải biên thành “Thuốc đắng giã tật, lời
thật phật ý cấp trên”. Hình thức thay thế tục ngữ là một hình thức cải biên được vận
dụng khá nhiều, do chúng có phần đơn giản, dể sử dụng.
Hình thức bổ sung từ ngữ được sử dụng phổ biến trong các sáng tác cải biên. Tác giả sử
dụng nguyên mẫu của một câu tục ngữ gốc được đúc kết của người xưa để lồng vào đó
một thực trạng ngày nay. Lúc này nội dung của câu tục ngữ đã được biên đổi ngược lại,
nếu khi xưa là một kinh nghiệm đáng trân trọng, thì ngày nay là thực trạng xấu, cần lên
án. Dựa trên nguyên mẫu câu tục ngữ gốc, có các hình thức thêm từ sau: Thứ nhất, tác

giả bổ sung vào đó một từ hoặc một số từ tạo nên một sáng tác cải biên. Thứ hai, tác giả
thêm một vế liền sau câu tục ngữ gốc. Ví dụ: “Cha chung khơng ai khóc” được cải biên
thành “Cha chung khơng ai khóc, nhưng tài sản chung thì nhiều người…ham móc”.
Cũng hình thức này, nhưng tác giả không chỉ bổ sung một vế mà bổ sung vào đó cả một
vế riêng biệt, mang tính độc lập tương đối. Ví dụ: “Làm kiếp trâu ăn cỏ, làm kiếp chó ăn
dơ” khi được cải biên vẫn giữ nguyên câu tục ngữ đó và bổ sung thêm câu: “Làm sổ
sách mập mờ, ăn…cịng số tám”. Ở những ví dụ trên, có thể dễ dàng nhận thấy cách
gieo vần, ngữ điệu rất gần với những quy cách bắt buộc trong ca dao. Đây là hiện tượng
phổ biến mà ta hay bắt gặp ở những sáng tác cải biên. Từ đây có thể nhận ra một điều
rằng: “Với các sáng tác cải biên ranh giới giữa tục ngữ và ca dao thông thường được
xác định rõ ràng, nhiều lúc đã có sự giao thoa giữa chúng”. Chẳng hạn, một sáng tác
cải biên, về nội dung thì mang đặc thù của tục ngữ, nhưng về hình thức, âm điệu thì lại
mang dáng dấp của ca dao.
Hình thức cải biên vừa thay thế từ ngữ, thay vế, vừa thêm từ, thêm vế là một hình thức
cho thấy sự biến hóa linh hoạt của những sáng tác cải biên. Hình thức này làm biến đổi
hoàn toàn cấu tạo lẫn nội dung của câu tục ngữ gốc. Ví dụ: “Muốn vu oan làm quan mà
nói” được cải biên thành “Muốn vu oan làm kẻ gian mà nói, muốn phán giỏi làm thầy
bói mà trừ yêu”. Đôi lúc, những sáng tác cải biên chỉ dựa vào tính quy luật của những
câu tục ngữ gốc để tạo thành những văn bản mới. Ví dụ, “Con kiến mà kiện củ khoai”
được cải biên thành “Con kiến mà kiện củ khoai, kiện trên, kiện dưới, kiện ai bây giờ”.
Dựa trên yếu tố vần, nhịp của tục ngữ truyền thống, những người sáng tác đã sử dụng
rất nhiều hình thức để sửa đổi, biên soạn lại thành tục ngữ cải biên. Trong những sáng
tác cải biên có nhiều văn bản được gieo vần như: “Ăn trông nồi, ngồi trông quà cáp”.
Trong tục ngữ dân gian có những câu mang vần lưng cách, nghĩa là vần được gieo trong
vế thứ hai cách một, hai…âm tiết so với vế đầu, ví dụ “Trồng khoai lấy củ, làm thủ lấy
bổng lộc”, “Có bố làm to, khơng lo thi rớt”. Cũng hình thức này nhưng vần được gieo ở
vế sau cách ba, bốn, năm âm tiết so với vế đầu, ví dụ “Qũy cơng mà biết đánh địn, bọn
quan tham nhũng chẳng cịn cái mơng”. Nhịp điệu của tục ngữ cải biên có thể xuất hiện
giữa những vế có số âm tiết khơng đều nhau: “Nói ít làm nhiều, khơng bằng nói điêu



TỤC NGỮ CẢI BIÊN TRÊN BÁO CHÍ, ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC

131

làm ít” và các vế có số âm tiết đều nhau như “Xong việc, tiệc bày ra, khách ba, chủ nhà
bảy”. Tóm lại, yếu tố vần – nhịp trong những sáng tác cải biên như là chất keo gắn chặt
các thành phần trong câu thành những phần vững chắc, vừa tạo nên tính ổn định về nội
dung vừa kết tinh được một số đặc trưng tiêu biểu trong lối nói của nhân dân ta.
Trong những văn bản cải biên tác giả đã sáng tác rất nhiều câu cân đối, hài hòa về từ
ngữ, ý nghĩa, thanh điệu tạo cho người đọc cảm giác dễ tiếp nhận và tăng hiệu quả chức
năng thơng tin. Hình thức này địi hỏi tác giả phải chuẩn xác, tinh tế trong cách chọn lọc
ngôn từ, cách gieo vần sao cho âm, ý phù hợp với nhau, lúc đó mới tạo sự cân xứng
giữa câu trên với câu dưới, vế trên với vế dưới. Có rất nhiều dạng đối xứng khác nhau
của những sáng tác cải biên, ví dụ: “Ăn cổ đi trước, lội nước theo sau” trong sáng tác
cải biên có câu: “Tiền bạc đi, trước thề ước đi sau”. Qua ví dụ trên ta thấy từ ngữ, ý
nghĩa, vần điệu của hai câu đó hồn tồn đối xứng với nhau rõ ràng tác giả đã dựa vào
câu tục ngữ truyền thống để cải biên thành sáng tác của mình dựa trên hình thức đối
xứng. Như vậy, những sáng tác cải biên dù được xây dựng bởi một hình thức nào đi
chăng nữa thì đó đều là một q trình tìm tịi, quan sát, phân tích của người sáng tác.
3. KẾT LUẬN
Ra đời trong thời đại mới gắn với hoàn cảnh lịch sử xã hội có nhiều thay đổi, tục ngữ
cải biên là tấm gương phản chiếu hiện thực sinh động và biến động của xã hội trong
mấy thập kỉ qua. Để hồn thành sứ mệnh của mình tục ngữ khơng chỉ có sự đổi mới trên
phương diện nội dung mà cịn đổi mới cả về thi pháp nghệ thuật. Tục ngữ luôn hướng
đến những mảng hiện thực phong phú của cuộc sống để phản ánh bức tranh hiện thực xã
hội, nhấn mạnh tính phê phán, giễu nhại, giáo dục ý thức và giải trí. Tục ngữ cải biên
trên báo chí đã kế thừa những đặc điểm nghệ thuật của tục ngữ cổ truyền như cách nói
vần vè, tính đối xứng, nhịp nhàng, gọn, chắc nên dễ đi vào lòng người, tạo hiệu ứng và
có sức lan toả nhanh chóng trong xã hội bởi tính dễ thuộc, dễ nhớ. Để thể hiện nội dung

phản ánh đó tục ngữ cải biên cịn được thể hiện bởi các hình thức nghệ thuật như: thay
từ, thay vế, bổ sung từ, bổ sung vế, nhịp – vần và đối xứng. Trên đây là những kết quả
cụ thể mà bài viết đã trình bày. Hy vọng đề tài này sẽ được tiếp tục đi sâu nghiên cứu
thêm, tiếp tục khẳng định thêm những giá trị của tục ngữ ra đời trong thời mới, nhất là
thời đại mà chức năng thơng tin, báo chí đang trên đà phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]

Trần Thị An (2000). Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Chu Xuân Diên (1975). Tục ngữ Việt nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri (1975). Tục ngữ Việt Nam, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992). Từ điển thuật ngữ văn học, NXB
Giáo dục.
Lê Công Tuấn (2005). “Về hiện tượng "cải biên" hay chơi chữ trong tục ngữ”, Tạp
chí Ngôn ngữ và đời sống, Số (09).


132

[6]
[7]

NGUYỄN THỊ DIỆU HẰNG


Trần Thị Trâm (2006). “Sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tạo tác phẩm báo
chí”, Tạp chí Người làm báo, Hà Nội.
Vũ ngọc Phan (1971). Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội.

NGUYỄN THỊ DIỆU HẰNG
SV lớp Văn 4B, khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
ĐT: 0122 553 9010, Email:



×