Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Ứng dụng giải pháp ERP để xây dựng hệ thống thông tin quản lý chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp thu mua cà phê tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN TẤN LỘC

ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP ERP ĐỂ XÂY DỰNG
HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
CHUỖI CUNG ỨNG TẠI DOANH NGHIỆP
THU MUA CÀ PHÊ TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ HỆ THỐNG THÔNG TIN

Đà Nẵng – Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN TẤN LỘC

ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP ERP ĐỂ XÂY DỰNG
HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
CHUỖI CUNG ỨNG TẠI DOANH NGHIỆP
THU MUA CÀ PHÊ TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành: Hệ Thống Thông Tin
Mã số: 60.48.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ HỆ THỐNG THÔNG TIN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THỊ THANH HÀ



Đà Nẵng – Năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Tấn Lộc


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………...i
MỤC LỤC……………………………………………………….………….....ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.………………………………………..v
DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………………...vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ……………………………………………...vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................ 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 2

5. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 3
6. Kết quả dự kiến ....................................................................................... 3
7. Bố cục của luận văn ................................................................................. 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ERP ............................................................ 5
1.1. KHÁI NIỆM VỀ ERP ................................................................................. 5
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ERP ............................................................................... 6
1.2.1. Khác biệt giữa ERP và các phần mềm đơn lẻ.................................... 6
1.2.2. Các đặc điểm của một hệ thống ERP................................................. 6
1.3. CÁC PHÂN HỆ ERP .................................................................................. 7
1.3.1. Kế toán ............................................................................................... 7
1.3.2. Quản lý mua hàng và kho .................................................................. 7
1.3.3. Quản lý sản xuất ................................................................................ 7
1.3.4. Quản lý bán hàng ............................................................................... 8
1.3.5. Quản lý nhân sự và tính lƣơng ........................................................... 8
1.4. LỢI ÍCH CỦA ERP MANG ĐẾN CHO DOANH NGHIỆP ..................... 8
1.4.1. Tiếp cận thông tin quản trị đáng tin cậy ............................................ 9


iii

1.4.2. Cơng tác kế tốn chính xác hơn ......................................................... 9
1.4.3. Cải tiến quản lý hàng tồn kho ............................................................ 9
1.4.4. Tăng hiệu quả sản xuất ...................................................................... 9
1.4.5. Quản lý nhân sự hiệu quả hơn ......................................................... 10
1.4.6. Các quy trình kinh doanh đƣợc xác định rõ ràng hơn ..................... 10
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................. 10
CHƢƠNG 2. TÌM HIỂU VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG .............. 11
2.1. KHÁI NIỆM.............................................................................................. 11
2.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng ............................................................... 11
2.1.2. Quản trị chuỗi cung ứng .................................................................. 11

2.2. NGUỒN GỐC CỦA SCM ........................................................................ 12
2.2.1. Giai đoạn phân phối ......................................................................... 12
2.2.2. Giai đoạn hệ thống Logistics ........................................................... 12
2.2.3. Giai đoạn quản trị chuỗi cung ứng .................................................. 13
2.3. MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG .................................... 13
2.3.1. Doanh nghiệp cần có SCM .............................................................. 13
2.3.2. Vai trị của SCM đối với họat động kinh doanh .............................. 14
2.3.3. Mục đích của các doanh nghiệp khi xây dựng SCM ....................... 15
2.3.4. Thực trạng ứng dụng ERP để xây dựng SCM hiện nay .................. 16
2.3.5. Khó khăn khi ứng dụng SCM .......................................................... 17
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................. 17
CHƢƠNG 3. TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP ERP CHO SCM DOANH
NGHIỆP THU MUA CÀ PHÊ ...................................................................... 18
3.1. DOANH NGHIỆP THU MUA CÀ PHÊ TỈNH GIA LAI ....................... 18
3.2. HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI
DOANH NGHIỆP THU MUA CÀ PHÊ TỈNH GIA LAI .............................. 18
3.3. GIẢI PHÁP ERP VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG ........................ 32


iv

3.3.1. Giải pháp quản lý bán hàng ............................................................. 33
3.3.2. Giải pháp quản lý mua hàng ............................................................ 40
3.2.3. Giải pháp quản trị kho ..................................................................... 46
3.2.4. Tích hợp của 3 phân hệ…………………………..……………...…48
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................. 51
CHƢƠNG 4. CÀI ĐẶT VÀ THỬ NGHIỆM GIẢI PHÁP ERP CỦA
ODOO CHO SCM.......................................................................................... 52
4.1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG ODOO ..................................................... 52
4.1.1. Hệ thống Odoo là gì? ...................................................................... 52

4.1.2. Lý do chọn hệ thống Odoo?............................................................. 52
4.2. DEMO THỬ NGHIỆM BẰNG ODOO ................................................... 55
4.2.1. Giải pháp quản lý bán hàng ............................................................. 55
4.2.2. Giải pháp mua hàng ......................................................................... 58
4.2.3. Giải pháp quản lý kho ...................................................................... 61
4.3.4. Các chức năng khác ......................................................................... 64
4.3. ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP ERP ĐỀ RA ..................................................... 65
4.3.1. Những lợi ích khi thực hiện giải pháp đem lại ................................ 65
4.3.2. Tiềm năng thị trƣờng và tiềm năng phát triển của giải pháp ........... 67
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4................................................................................. 68
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung

Diễn giải

Customer Relationship

Quản lý quan hệ khách

Management


hàng

ERP

Enterprise Resource Planning

Hệ thống hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp

FRM

Finance Resource Management

Quản lý tài chính

HRM

Human Resource Management

Quản lý nhân sự

GR

Goods Receipt

Nhận hàng

MM

Material Management


Quản lý hàng

CRM

Quản lý & Hoạch định
MRP

Manufacturing Resources Planning

RFID

Radio Frequency Identification

SCM

Supply Chain Management

nguồn lực Sản xuất
Nhận dạng tần số sóng
vơ tuyến
Quản lý chuỗi cung ứng


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng


Trang

3.1

Bảng mơ tả quy trình bán hàng

20

3.2

Bảng mơ tả quy trình mua hàng

26


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu

Tên hình

Trang

3.1.

Mơ hình chung chuỗi cung ứng thu mua cà phê

19


3.2.

Quy trình bán hàng

20

3.3.

Quy trình mua hàng

25

3.4.

Phân hệ quản lý kho

30

3.5.

Quản lý hoạt động nhập kho

30

3.6.

Quản lý hoạt động xuất kho

31


3.7.

Mơ hình ERD của hệ thống

32

3.8.

Sơ đồ Use Case tổng quan của hệ thống

33

3.9.

Sơ đồ tuần tự quy trình bán hàng

34

3.10.

Sơ đồ Use Case quản lý bán hàng

35

3.11.

Sơ đồ tuần tự hàng trả lại từ khách hàng

36


3.12.

Sơ đồ Use Case danh mục khách hàng

37

3.13.

Sơ đồ Use Case quản lý công nợ khách hàng

38

3.14.

Sơ đồ tuần tự quản lý mua hàng

40

3.15.

Sơ đồ Use Case quản lý mua hàng

41

3.16.

Sơ đồ Use Case về xây dựng từ điển nhà cung cấp

43


3.17.

Sơ đồ tuần tự quản lý hàng trả lại cho nhà cung cấp

43

3.18.

Sơ đồ Use case quản lý công nợ nhà cung cấp

44

3.19.

Sơ đồ Use Case quản trị kho hàng

46

3.20.

Sơ đồ tuần tự hoạt động nhập kho

46

3.21.

Sơ đồ tuần tự hoạt động xuất kho

47


3.22.

Sơ đồ tuần tự quản trị kho

47

3.23.

Sơ đồ tuần tự quy trình quản lý chuỗi cung ứng

50

3.24.

Mối quan hệ giữa 3 phân hệ

51


viii

Số hiệu

4.1.

Tên hình
So sánh khối lƣợng tìm kiếm của các ERP Open
Source


Trang

53

4.2.

Cấu tạo của một hệ thống Odoo

54

4.3.

Giao diện hệ thống Odoo

55

4.4.

Giao diện quản lý khách hàng

56

4.5.

Giao diện quản lý báo giá sản phẩm

56

4.6.


Giao diện quản lý đơn hàng bán hàng

57

4.7.

Giao diện một đơn hàng thành công

57

4.8.

Giao diện dự báo bán hàng

58

4.9.

Quản lý Yêu cầu chào giá

59

4.10.

Quản lý đơn hàng

59

4.11.


Giao diện đơn hàng

60

4.12.

Quản lý Nhà cung cấp

60

4.13.

Kiểm sốt Hóa đơn

61

4.14.

Giao diện quản lý kho hàng

61

4.15.

Giao diện Kiểm soát Giá trị tồn kho hiện tại

62

4.16.


Giao diện Kiểm soát Điều chỉnh tồn kho

62

4.17.

Giao diện dịch chuyển hàng hóa trong kho

63

4.18.

Giao diện thu mua hàng hóa

63

4.19.

Giao diện các hóa đơn dành cho khách hàng

64

4.20.

Giao diện hóa đơn dành cho nhà cung cấp

64

4.21.


Giao diện báo cáo của hệ thống

65

4.22.

Giao diện đơn hàng sau khi xuất hàng thành công

65


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngành cà phê đƣợc xem là sản phẩm chiến lƣợc của Gia Lai nói riêng,
Tây Nguyên nói chung trong nhiều năm qua và trong thời gian tới. Với diện
tích gần 82 ngàn ha, mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Gia Lai mang
lại khoảng 482 triệu USD kim ngạch xuất khẩu cho tồn tỉnh.
Cùng với đó, hiện tại và trong nhiều năm tiếp theo, cây cà phê vẫn giữ
một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của Gia Lai, bởi ngành
này đã tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 200 ngàn ngƣời trực tiếp sản
xuất và 100 ngàn ngƣời có liên quan đến cây cà phê. Hơn thế, sản phẩm cà
phê vẫn luôn đƣợc đánh giá là mặt hàng nông sản xuất khẩu chiến lƣợc của
Gia Lai khi mà mặt hàng này chiếm tỷ trọng cao nhất và chiếm 77,8% tổng
kim ngạch phát triển của toàn tỉnh.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà chuyên môn, cây cà phê ở Gia Lai
nói riêng, Tây Nguyên nói chung chƣa thật sự phát triển bền vững và ổn định.
Nhiều ngƣời cho rằng, so với các ngành hàng nông nghiệp có tiềm năng và
thế mạnh khác nhƣ mía đƣờng, lúa gạo, cao su… thì cà phê Gia Lai đang có

những dấu hiệu bất ổn trong việc quản lý chuỗi cung ứng, tiêu thụ cho đến
phát triển thị trƣờng, khiến chất lƣợng, năng lực cạnh tranh cũng nhƣ việc
nâng cao giá trị kinh tế của ngành hàng này luôn bấp bênh, thiếu bền vững.
Chấp nhận sự thay đổi để bắt đầu lại công việc kinh doanh và chờ đợi sự
thành công là châm ngôn của nhiều nhà lãnh đạo trẻ. Điều đó xuất phát từ mơi
trƣờng hội nhập kinh tế tồn cầu nhƣ hiện nay, mỗi doanh nghiệp đều khơng
ngừng làm mới mình, cải tiến cơng nghệ, tiếp thu những khoa học kĩ thuật
mới tránh rơi vào tình trạng tụt hậu. Trong số các thay đổi, thay đổi đƣợc các
doanh nghiệp ƣu tiên hàng đầu đó là sự cải cách trong hệ thống quản lý chuỗi


2

cung ứng mà giải pháp ERP (Enterprise Resources Planning) mang lại đã
nhanh chóng đƣợc nhiều cơng ty quan tâm do những lợi ích to lớn nhƣ có cái
nhìn tồn diện và tổng thể trong việc thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu . . .
Với mong muốn giúp ích cho các doanh nghiệp cũng nhƣ những ngƣời
làm công tác quản lý hiểu rõ về ERP và thực tế triển khai từ đó gia tăng khả
năng ứng dụng ERP thành công nâng cao hiệu quả cho các doanh nghiệp thu
mua nông sản tại Gia Lai, tôi đã chọn đề tài “Ứng dụng giải pháp ERP để xây
dựng hệ thống thông tin quản lý chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp thu mua cà
phê tỉnh Gia Lai”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Phân tích, đánh giá và đƣa ra bộ khung giải pháp hoạch định nguồn lực
(ERP- Enterprise Resource Planning) tổng thể và tối ƣu nhất cho doanh
nghiệp thu mua cà phê tại Gia Lai.
Thực nghiệm các giải pháp ERP cho doanh nghiệp trên Odoo.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng: Hệ thống thông tin quản lý chuỗi cung ứng, giải pháp ERP.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tìm hiểu về quản trị chuỗi cung ứng (Supply chain Management).
- Triển khai các giải pháp về quản trị chuỗi cung ứng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp: phân tích thống kê kết


3

hợp với khái quát hoá, tham khảo kinh nghiệm giải pháp hoạch định nguồn
nhân lực thành công khác . . . làm phƣơng pháp luận cho việc nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận văn
Khái qt, phân tích và đánh giá thực trạng ứng dụng các giải pháp ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý chuỗi cung ứng, mua hàng cho các
doanh nghiệp thu mua cà phê tại Gia Lai hiện nay. Chỉ ra những tồn tại,
nguyên nhân cơ bản và những vấn đề phải giải quyết.
Đề xuất giải pháp hoạch định nguồn lực về quản lý chuỗi cung ứng,
mua hàng tối ƣu cho doanh nghiệp thu mua cà phê tại Gia Lai và chi tiết xây
dựng và thực hiện triển khai giải pháp ERP tại doanh nghiệp.
6. Kết quả dự kiến
6.1. Lý thuyết
- Nắm đƣợc lý thuyết, nền tảng về ERP nói chung và SCM nói riêng.
- Hiểu đƣợc quy trình, phƣơng pháp và cơng cụ xây dựng ERP.
6.2. Thực tiễn
- Xây dựng giải pháp ERP về quản trị chuỗi cung ứng cho doanh
nghiệp thu mua cà phê tại Gia Lai.
- Cài đặt và thực nghiệm đƣợc các giải pháp đã đề xuất nêu ra bằng
Odoo.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn có cấu trúc nhƣ sau:

Phần mở đầu.
Chƣơng 1. Tổng quan về ERP.


4

Trong chƣơng 1 chúng ta sẽ đi tìm hiểu tổng quan về ERP từ khái
niệm, các đặc điểm, các phân hệ của ERP, cũng nhƣ lợi ích của nó mang đến
cho doanh nghiệp khi ứng dụng ERP vào quản lý doanh nghiệp.
Chƣơng 2. Tìm hiểu về quản trị chuỗi cung ứng.
Trong chƣơng 2 chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về quản trị
chuỗi cung ứng từ khái niệm, nguồn gốc và mục đích khi xây dựng chuỗi
cung ứng cho doanh nghiệp.
Chƣơng 3. Triển khai giải pháp ERP cho SCM doanh nghiệp thu
mua cà phê.
Trong chƣơng 3 này giới thiệu tổng quan về giải pháp SCM cho doanh
nghiệp thu mua cà phê tại Gia Lai. Cũng nhƣ việc xây dựng cụ thể các phân
hệ về quản lý mua hàng, quản trị kho, và quản lý bán hàng khi xây dựng giải
pháp ERP về quản trị chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp.
Chƣơng 4. Cài đặt và thử nghiệm giải pháp ERP của Odoo cho
SCM.
Trong chƣơng này tôi sẽ giới thiệu tới các bạn về hệ thống Odoo, cũng
nhƣ lý do vì sao lại chọn hệ thống Odoo. Thơng qua đó đánh giá giải pháp đề
ra và Demo giải pháp bằng hệ thống Odoo.
Phần kết luận.


5

CHƢƠNG 1


TỔNG QUAN VỀ ERP
Trong chƣơng này chúng ta sẽ đi tìm hiểu tổng quan về ERP từ khái
niệm, các đặc điểm, các phân hệ của ERP, cũng nhƣ lợi ích của nó mang đến
cho doanh nghiệp khi ứng dụng ERP vào quản lý doanh nghiệp.
1.1. KHÁI NIỆM VỀ ERP
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource
Planning – ERP) hoặc hệ thống ERP là một thuật ngữ đƣợc dùng liên quan
đến một loạt hoạt động của công ty, do phần mềm máy tính hỗ trợ để giúp
cơng ty quản lý các hoạt động chủ yếu của nó, bao gồm: kế tốn, phân tích tài
chính, quản lý mua hàng, quản lý hàng tồn kho, hoạch định và quản lý sản
xuất, quản lý hậu cần, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý nhân sự, theo dõi
đơn hàng, quản lý bán hàng,v.v…
Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp
của doanh nghiệp nhƣ nhân lực, hàng, máy móc và tiền bạc có sẵn với số
lƣợng đủ khi cần, bằng cách sử dụng các cơng cụ hoạch định và lên kế hoạch.
Xét trên góc độ bản quyền mã nguồn, hiện tại có 2 loại phần mềm ERP:
 ERP có bản quyền, với những cái tên nổi bật thƣờng đƣợc nhắc đến là
SAP, Oracle, Microsoft dành cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn;
hoặc Baan, Epicor, Exact, IFS, Infor, Lawson, Netsuite, Sage, Syspro… dành
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
 ERP phát triển trên nền tảng mã nguồn mở (open source), tiêu biểu
nhƣ: Odoo (OpenERP), OpenBravo, xTuple, ERP5, JFire …
Tƣơng ứng với mỗi loại hình ERP sẽ có những điểm mạnh và lợi ích
khác nhau. Doanh nghiệp cần căn cứ vào nhu cầu thực tế, đặc thù tổ chức và
khả năng tài chính mà quyết định áp dụng loại hình ERP phù hợp.


6


1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ERP
1.2.1. Khác biệt giữa ERP và các phần mềm đơn lẻ
Khác biệt cơ bản và quan trọng nhất của việc áp dụng ERP so với sử
dụng nhiều phần mềm quản lý rời rạc (nhƣ phần mềm kế tốn, nhân sự, bán
hàng, mua hàng…) đó chính là tính tích hợp. Doanh nghiệp chỉ sử dụng một
phần mềm duy nhất trong đó các phân hệ (module) của nó thực hiện những
chức năng tƣơng ứng với yêu cầu của từng bộ phận, phòng ban.
1.2.2. Các đặc điểm của một hệ thống ERP
- ERP là hệ thống tích hợp quản trị sản xuất kinh doanh (Integrated
Business Operating System). Tích hợp có nghĩa là mọi cơng đoạn, mọi ngƣời,
mọi phịng ban chức năng đều đƣợc liên kết, cộng tác với nhau trong một quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh thống nhất.
- ERP là hệ thống do con ngƣời làm chủ với sự hỗ trợ của máy tính
(People System Supported by the Computer). Những cán bộ chức năng, nhân
viên nghiệp vụ mới là chính, cịn phần mềm và máy tính chỉ là hỗ trợ. Ngƣời
sử dụng phải đƣợc đào tạo cẩn thận, tính tích cực của từng ngƣời là yếu tố
quyết định.
- ERP là hệ thống hoạt động theo quy tắc (Formal System). Nghĩa là toàn
bộ hệ thống phải hoạt động theo các quy định, nguyên tắc và kế hoạch rõ
ràng. Kế hoạch phải đƣợc lập ra theo năm, tháng, tuần; hệ thống sẽ khơng
hoạt động khi khơng có kế hoạch; các quy tắc, quy trình xử lý phải đƣợc quy
định trƣớc.
- ERP là hệ thống với các trách nhiệm đƣợc xác định (Defined
Responsibilities) rõ ràng từ trƣớc: ai làm việc gì, trách nhiệm ra sao, giới hạn
phân quyền.
- ERP là hệ thống liên kết giữa các phòng ban trong tổ chức
(Communication among Departments). Các phòng ban làm việc, trao đổi,
cộng tác với nhau chứ khơng phải mỗi phịng ban là một cát cứ.



7

1.3. CÁC PHÂN HỆ ERP
Đặc trƣng của phần mềm ERP là có cấu trúc phân hệ (module). Từng
phân hệ có thể hoạt động độc lập nhƣng do bản chất của hệ thống ERP, chúng
kết nối với nhau để tự động chia sẻ thông tin với các phân hệ khác nhằm tạo
nên một hệ thống mạnh hơn.
Các phân hệ cơ bản của một phần mềm ERP điển hình có thể nhƣ sau:
1.3.1. Kế tốn
Kế tốn là một bộ phận khơng thể thiếu trong hầu hết các doanh nghiệp.
Bộ phận kế toán phải phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác mọi hoạt động kinh
tế, tài chính phát sinh, là nơi xử lý các thông tin cần thiết để thực hiện các báo
cáo thuế và một số nghiệp vụ khác. Trong hệ thống ERP phân hệ kế toán
đƣợc tự động hoá một cách tối đa.
1.3.2. Quản lý mua hàng và kho
Phân hệ Quản lý mua hàng và kho (Material Management – MM) là một
giải pháp toàn diện cho các nghiệp vụ mua hàng và quản lý kho trong kinh
doanh. Phân hệ MM cung cấp các cơng cụ đƣợc sử dụng trong tồn bộ quy
trình mua hàng và quản lý kho nhƣ lập kế hoạch hàng (MRP - Manufacturing
Resources Planning), Mua hàng (Purchasing), Nhận hàng (Goods Receipt –
GR), Quản lý kho (Inventory Management), và Kiểm tra hóa đơn nhà cung
cấp (Invoice Verification).
1.3.3. Quản lý sản xuất
Các phân xƣởng sản xuất là trái tim của nhà máy, xí nghiệp, nơi đƣợc đầu
tƣ nhiều nhất, tập trung năng lực sản xuất lớn nhất. Phân hệ này hỗ trợ từ việc
lập quy trình sản xuất, xác định nhu cầu nguyên vật liệu đến quản lý đơn hàng,
kế hoạch sản xuất và thực hiện việc theo dõi tiến độ sản xuất, những gì đang
diễn ra tại các phân xƣởng. Đây cũng là phân hệ hay nhất của hệ thống ERP.



8

1.3.4. Quản lý bán hàng
Phân hệ bán hàng giúp bộ phận Marketing, bán hàng thực hiện tốt nhất
nhiệm vụ của mình, theo dõi các hợp đồng, các thơng tin liên quan nhƣ giao
hàng, tự động hoá rất nhiều nghiệp vụ bán hàng khác.
1.3.5. Quản lý nhân sự và tính lƣơng
Phân hệ tính lƣơng của một phần mềm ERP có thể hồ trợ tính lƣơng theo
nhiều phƣơng pháp khác nhau nhƣ tính lƣơng theo tháng, theo ngày, theo sản
phẩm, v.v.,. hay các biện pháp tính trợ cấp, tiền thƣởng, các khoản giảm trừ
theo quy định của Nhà nƣớc (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thuế thu nhập
cá nhân, tạm ứng tiền mặt, chi trả làm ngoài giờ và chi trả tiền thƣởng). Theo
đó, phần mềm có thể lập ra các bảng lƣơng, phiếu chi trả và các giao dịch tiền
lƣơng cho phịng kế tốn.
Từ các phân hệ đã nêu trên mà các chuyên gia đã xây dựng đƣợc một hệ
thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp hoàn chỉnh, nó bao gồm rất nhiều
phần khác nhau, đƣợc tích hợp tất cả những tính năng chung của doanh
nghiệp vào cùng một hệ thống từ 5 mảng chính của doanh nghiệp bao gồm:
Quản lý tài chính (Finance Resource Management - FRM), Quản lý nhân sự
(Human Resource Management - HRM), Quản lý quan hệ khách hàng
(Customer Relationship Management - CRM), Quản trị chuỗi cung ứng
(Supply Chain Management - SCM), Quản lý sản xuất (Manufacturing
Resource Planing - MRP).
1.4. LỢI ÍCH CỦA ERP MANG ĐẾN CHO DOANH NGHIỆP
Có rất nhiều lợi ích mang lại từ việc ứng dụng ERP cho doanh nghiệp
nhƣ tiếp cận thông tin quản trị đáng tin cậy, công tác kế tốn chính xác hơn,
quản lý hàng tồn kho tốt hơn, tăng hiệu quả sản xuất, quản lý nhân sự, quy
trình kinh doanh đƣợc xác định rõ ràng hơn. Cụ thể chi tiết nhƣ sau:



9

1.4.1. Tiếp cận thông tin quản trị đáng tin cậy
ERP giúp các nhà quản lý dễ dàng tiếp cận các thơng tin quản trị đáng
tin cậy để có thể đƣa ra các quyết định dựa trên cơ sở có đầy đủ thông tin
bằng cách sử dụng một phần mềm ứng dụng và trong thời gian thực. Ngoài ra,
hệ thống ERP tập trung các dữ liệu từ mỗi phân hệ vào một cơ sở quản lý dữ
liệu chung giúp cho các phân hệ riêng biệt có thể chia sẻ thơng tin với nhau
một cách dễ dàng. Thu thập và xử lý khối lƣợng lớn các giao dịch hàng ngày,
nhanh chóng lập ra các phân tích phức tạp và các báo cáo đa dạng.
1.4.2. Cơng tác kế tốn chính xác hơn
Phần mềm kế toán hoặc phân hệ kế toán của phần mềm ERP giúp các
cơng ty giảm bớt những sai sót mà nhân viên thƣờng mắc phải trong cách
hạch tốn thủ cơng. Phần mềm kế toán cũng giúp các nhân viên kiểm toán nội
bộ và các cán bộ quản lý cao cấp kiểm tra tính chính xác của các tài khoản.
Hơn nữa, một phần mềm kế toán đƣợc thiết kế tốt sẽ hỗ trợ cho việc ứng dụng
các quy trình kế tốn và các biện pháp kiểm soát nội bộ chất lƣợng.
1.4.3. Cải tiến quản lý hàng tồn kho
Phân hệ quản lý hàng tồn kho trong phần mềm ERP cho phép các cơng
ty theo dõi hàng tồn kho chính xác và xác định đƣợc mức hàng tồn kho tối ƣu,
nhờ đó mà giảm nhu cầu vốn lƣu động và đồng thời giúp tăng hiệu quả sản
xuất.
1.4.4. Tăng hiệu quả sản xuất
Phân hệ hoạch định và quản lý sản xuất của phần mềm ERP giúp các
công ty nhận dạng và loại bỏ những yếu tố kém hiệu quả trong quy trình sản
xuất. Chẳng hạn, nhiều công ty không sử dụng phần mềm ERP mà lên kế
hoạch sản xuất một cách thủ công dẫn đến tính tốn sai và điều này gây nên
các điểm thắt cổ chai trong quá trình sản xuất và do đó thƣờng sử dụng khơng
hết cơng suất của máy móc và công nhân.



10

1.4.5. Quản lý nhân sự hiệu quả hơn
Phân hệ quản lý nhân sự và tính lƣơng giúp sắp xếp hợp lý các quy trình
quản lý nhân sự và tính lƣơng, do đó làm giảm chi phí quản lý đồng thời giảm
thiểu các sai sót và gian lận trong hệ thống tính lƣơng.
1.4.6. Các quy trình kinh doanh đƣợc xác định rõ ràng hơn
Các phân hệ ERP thƣờng yêu cầu công ty xác định rõ ràng các quy
trình kinh doanh để giúp phân công công việc đƣợc rõ ràng và giảm bớt
những rối rắm và các vấn đề liên quan đến các hoạt động tác nghiệp hàng
ngày của công ty.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Thơng qua chƣơng 1 chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm, các
phân hệ của ERP bao gồm: kế toán, quản lý hàng, quản lý sản xuất, quản lý
bán hàng, quản lý nhân sự và tính lƣơng; đồng thời thấy đƣợc lợi ích nó mang
lại cho doanh nghiệp.
Qua đó cũng có thể hiểu đơn giản rằng đây là một hệ thống tập hợp các
ứng dụng khác nhau giúp nhân viên, nhà điều hành xây dựng quy trình chuẩn
tƣơng tác qua lại trên cơ sở tài nguyên doanh nghiệp. Nhờ đó tài ngun
doanh nghiệp đƣợc quản lý tồn diện từ A tới Z.
Và đối với mỗi doanh nghiệp mà nói Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) là
một quy trình quan trọng đây là một phƣơng thức nhằm cải thiện việc tìm
kiếm nguồn cung cấp đầu vào của các doanh nghiệp, qua chế biến, sản xuất sẽ
đƣợc phân phối lại cho các nhà phân phối và tới tay các khách hàng. Ngoài ra
phƣơng pháp này cũng là sự kết hợp của nhiều thủ pháp khoa học để tạo nên
một sản phẩm dịch vụ tốt hơn. Vì vậy mà đề tài mà tôi đã chọn cũng liên quan
đến Quản trị chuỗi cung ứng. Vấn đề này sẽ đƣợc tìm hiểu ở chƣơng 2.



11

CHƢƠNG 2

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
Trong chƣơng này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về quản trị
chuỗi cung ứng từ khái niệm, nguồn gốc và mục đích khi xây dựng chuỗi
cung ứng cho doanh nghiệp.
2.1. KHÁI NIỆM
2.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng
Là mạng lƣới các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà lắp ráp, nhà phân phối
và các trang thiết bị hậu cần. Nhằm thực hiện các chức năng:
 Thu mua nguyên vật liệu
 Chuyển thành các sản phẩm trung gian và cuối cùng.
 Phân phối các sản phẩm đến khách hàng.
2.1.2. Quản trị chuỗi cung ứng
Thực tế đây là một phần nhỏ của ERP, nó là sự phối hợp tất cả các hoạt
động và các dòng thông tin liên quan đến việc mua, sản xuất và di chuyển sản
phẩm.
 SCM tích hợp nhu cầu hậu cần nhà cung cấp, nhà phân phối và khách
hàng thành 1 quá trình liên kết.
 SCM là mạng lƣới các điều kiện dễ dàng cho việc thu mua nguyên vật
liệu, chuyển nguyên vật liệu thô thành sản phẩm trung gian và cuối cùng, và
phân phối sản phẩm cuối cùng đến khách hàng.
Quản trị chuỗi cung ứng (Supply chain Management - SCM) là một sự
quản lý toàn bộ chuỗi giá trị thặng dƣ (value - added), từ nhà cung cấp tới nhà
sản xuất rồi tới các nhà buôn bán, bán lẻ và cuối cùng là tới khách hàng đầu
cuối SCM có 3 mục tiêu chính:



12

 Giảm hàng tồn kho.
 Tăng lƣợng giao dịch thông qua việc đẩy mạnh trao đổi dữ liệu với thời
gian thực.
 Tăng doanh thu bán hàng với việc triển khai đáp ứng khách hàng một
cách hiệu quả hơn.
2.2. NGUỒN GỐC CỦA SCM
SCM là một giai đoạn phát triển của lĩnh vực Logistics (hậu cần). Ban
đầu, Logistics đƣợc sử dụng nhƣ một từ chuyên môn trong quân đội, đƣợc
hiểu với nghĩa là công tác hậu cần. Đến cuối thế kỷ 20, Logistics đƣợc ghi
nhận nhƣ là một chức năng kinh doanh chủ yếu, mang lại thành công cho các
công ty cả trong khu vực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ. Ủy ban kinh tế
và xã hội châu Á Thái Bình Dƣơng (Economic and Social Commission for
Asia and the Pacific - ESCAP) ghi nhận Logistics đã phát triển qua 3 giai
đoạn:
2.2.1. Giai đoạn phân phối
Đó là quản lý một cách có hệ thống các hoạt động liên quan với nhau
nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng một cách hiệu
quả nhất. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động nghiệp vụ sau:
 Vận tải
 Phân phối
 Bảo quản hàng hóa
 Quản lý kho bãi
 Bao bì, nhãn mác, đóng gói.
2.2.2. Giai đoạn hệ thống Logistics
Giai đoạn này có sự phối hợp cơng tác quản lý của cả hai mặt trên vào
cùng một hệ thống có tên là Cung ứng hàng và Phân phối sản phẩm.



13

2.2.3. Giai đoạn quản trị chuỗi cung ứng
Theo ESCAP thì đây là khái niệm mang tính chiến lƣợc về quản trị chuỗi
quan hệ từ nhà cung cấp nguyên liệu – đơn vị sản xuất – đến ngƣời tiêu dùng.
Khái niệm SCM chú trọng việc phát triển các mối quan hệ với đối tác, kết hợp
chặt chẽ giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp, ngƣời tiêu dung và các bên liên
quan nhƣ các công ty vận tải, kho bãi, giao nhận và các cơng ty cơng nghệ
thơng tin.
2.3. MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG
2.3.1. Doanh nghiệp cần có SCM
SCM bôi trơn các hoạt động của chuỗi cung ứng thuận tiện hơn, nhịp
nhàng hơn, hiệu quả hơn và chính xác hơn bằng cách kết nối tất cả các nhà
cung cấp, các đối tác thành một mạng lƣới gắn kết chặt chẽ.
Hiện nay, SCM khơng chỉ cịn dành riêng cho các nhà máy, các đơn vị
sản xuất nữa. Các nhà bán lẻ trên toàn cầu cũng bắt đầu nhận thấy giải pháp
SCM có thể thúc đẩy chuỗi cung ứng của họ trở nên hiệu quả hơn, giúp họ
kiểm soát chặt chẽ hệ thống phân phối cũng nhƣ mức tồn kho tại các cửa
hàng, đại lý.
Theo hãng AMR Reseach, các công ty có một mạng lƣới cung ứng hƣớng
theo nhu cầu và trọng tâm vào khách hàng luôn đảm bảo tỷ lệ hàng tồn kho dƣới
15%; hoạt động xử lý đơn đặt hàng diễn ra tốt đẹp và thời gian chu trình tiền mặt
thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh đến 35%. Những kết quả nhƣ vậy đã dẫn
tới việc cải thiện đƣợc 10% doanh thu và 5 đến 7% lợi nhuận.
Cũng theo AMR Research yếu tố cơ bản để cạnh tranh ngày nay trong các
công ty hàng đầu là sở hữu đƣợc một chuỗi cung ứng trội hơn hắn đối thủ. Giải
pháp quản lý chuỗi cung ứng có thể giúp các nhà quản lý đạt đƣợc mục tiêu bằng
cách cho phép họ dự đoán tốt hơn các xu hƣớng thị trƣờng, thỏa thuận những
đơn hàng tốt nhất có thể với các nhà cung ứng, tối ƣu hóa mức tồn kho, và liên



14

kết tốt hơn với các kênh phân phối. Chính vì những lợi ích mà SCM mang lại,
ngày càng nhiều các cơng ty đi xây dựng cho mình một mơ hình SCM phù hợp
nhất nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của mình.
2.3.2. Vai trị của SCM đối với họat động kinh doanh
Đối với các cơng ty, SCM có vai trị rất to lớn. Bởi vì các doanh nghiệp
nằm trong bất cứ một chuỗi cung ứng nào cũng phải đƣa ra các quyết định
chung và các quyết định riêng đối với các hành động của họ trên 5 lĩnh vực:
 Sản xuất.
 Hàng tồn kho.
 Địa điềm, kho bãi.
 Vận chuyển.
 Thông tin.
Và SCM sẽ giúp doanh nghiệp đƣa ra những quyết định đúng đắn, hệ
thống phần mềm SCM sẽ phục vụ các công việc từ lập kế hoạch mua nguyên
vật liệu, lựa chọn nhà cung cấp, đƣa ra các quy trình theo đó nhà cung cấp sẽ
phải tn thủ trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp, lập kế
hoạch cho lƣợng hàng sản xuất, quản lý quá trình giao hàng bao gồm quản lý
kho và lịch giao hàng, cho đến quản lý hàng trả lại và hồ trợ khách hàng trong
việc nhận hàng.
Điểm đáng lƣu ý là các chuyên gia kinh tế đã nhìn nhận rằng hệ thống
SCM hứa hẹn từng bƣớc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và
tạo điều kiện cho chiến lƣợc thƣơng mại điện tử phát triển.
Trong một công ty sản xuất ln tồn tại ba yếu tố chính của dây chuyền
cung ứng:
 Các bƣớc khởi đầu và chuẩn bị cho q trình sản xuất, hƣớng tới
những thơng tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ.



15

 Bản thân chức năng sản xuất, tập trung vào những phƣơng tiện, thiết
bị, nhân lực, nguyên vật liệu và chính q trình sản xuất.
 Tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân phối và một lần nữa hƣớng
tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ.
Trong dây chuyên cung ứng ba nhân tố này, SCM sẽ điều phối khả năng
sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất - những cơng
việc địi hỏi tính dữ liệu chính xác về hoạt động tại các nhà máy, nhằm làm
cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.
Một tác dụng khác của việc ứng dụng giải pháp SCM là phân tích dữ liệu
thu thập đƣợc và lƣu trữ hồ sơ với chi phí thấp.
2.3.3. Mục đích của các doanh nghiệp khi xây dựng SCM
Với những tiện ích và vai trị mà SCM có thể mang lại cho doanh nghiệp
nhƣ trên các doanh nghiệp xây dựng SCM nhằm phục vụ cho những mục đích
liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Những mục đích
chính đó là:
 Quản lý hiệu quả hơn toàn mạng lƣới của doanh nghiệp bằng việc bao
quát đƣợc tất cả các nhà cung cấp, các nhà máy sản xuất, các kho lƣu trữ và
hệ thống các kênh phân phối.
 Sắp xếp hợp lý và tập trung vào các chiến lƣợc phân phối để có thể
loại bỏ các sai sót trong cơng tác hậu cần cũng nhƣ sự thiếu liên kết có thể
dẫn tới việc chậm chễ.
 Tăng hiệu quả cộng tác liên kết trong toàn chuỗi cung ứng bằng việc
chia sẻ các thông tin cần thiết nhƣ các bản báo cáo xu hƣớng nhu cầu thị
trƣờng, các dự báo, mức tồn kho, và các kế hoạch vận chuyển với các nhà
cung cấp cũng nhƣ các đối tác khác.



×