Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

ĐỊNH NGHĨA vật CHẤT của v i lê NIN, PHƯƠNG THỨC và HÌNH THỨC tồn tại của vật CHẤT NGHIÊN cứu vấn đề vật CHẤT đối với KHOA học HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 34 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH


BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI:

ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT CỦA V.I.LÊ NIN,
PHƯƠNG THỨC VÀ HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA
VẬT CHẤT. NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VẬT CHẤT
ĐỐI VỚI KHOA HỌC HIỆN NAY
LỚP L14 --- NHÓM 1 --- HK 202
NGÀY NỘP 22/04/2021
Giảng viên hướng dẫn: cô An Thị Ngọc Trinh

Sinh viên thực hiện
Phạm Ngọc An
Lê Quốc An
Nguyễn Tấn An
Phan Thanh An
Nguyễn Thanh Tuấn Anh
Nguyễn Thị Lan Anh

Mã số sinh viên
1912540
2010818
2012560
2012564
1912596
2010123


Thành phố Hồ Chí Minh – 2021

Điểm số


MỤC LỤC
1.

PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1

2.

PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................2
CHƯƠNG I. ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT CỦA V.I. LÊNIN, PHƯƠNG THỨC VÀ HÌNH THỨC
TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT.............................................................................................2
1.1 Quan niệm của triết học Mác-Lênin về vật chất.............................................2
1.1.1 Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin...........................................................2
1.1.2 Ý nghĩa phương pháp luận của quan niệm triết học Mác- Lênin..............6
1.2. Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất...............................................7
1.2.1 Vận động..................................................................................................8
1.2.1.1 Vận động là gì ?................................................................................8
1.2.1.2 Vận động là phương thức tồn tại của vật chất...................................8
1.2.1.3 Các hình thức vận động cơ bản của vật chất.....................................9
1.2.1.4 Vận dộng và đứng im......................................................................11
1.2.2 Không gian và thời gian.........................................................................12
1.2.2.1 Định nghĩa......................................................................................12
1.2.2.2 Những quan điểm về không gian và thời gian.................................13
1.2.2.3 Các tính chất của khơng gian và thời gian.......................................14
CHƯƠNG II NGHIÊN CỨU VỀ VẬT CHẤT ĐỐI VỚI ĐỊA CHẤT HỌC NGÀY NAY.............16
2.1 Khái quát sự phát triển của địa chất học ở Việt Nam ngày nay....................16

2.2 Đánh giá thực trạng việc nghiên cứu vấn đề vật chất đối với địa chất học
ngày nay..............................................................................................................19
2.2.1 Những thành tựu nổi bật của ngành địa chất Việt Nam..........................19
2.2.1.1 Thành tựu trong công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản về địa
chất và tài nguyên khoáng sản.................................................................19
2.2.1.2 Thành tựu trong công tác điều tra đánh giá tài ngun khống
sản và phát triển cơng nghiệp khai khống............................................21
2.2.1.3 Thành tựu trong công tác điều tra địa chất đô thị, địa chất môi
trường, tai biến địa chất và di sản địa chất.............................................23
2.2.1.4 Thành tựu trong công tác điều tra địa vật lý..............................24
2.2.1.5 Thành tựu trong công tác lưu trữ, xuất bản, thông tin và bảo
tàng địa chất..............................................................................................25
2.2.1.6 Thành tựu trong hợp tác và thực hiện nghĩa vụ quốc tế...........25
2.2.1.7 Thành tựu trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản......27
2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân.............................................................29
2.3 Những giải pháp khắc phục hạn chế.............................................................29

3.

KẾT LUẬN........................................................................................................31

4.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................32


1. PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay, thế giới đang trong đà phát triển của công nghệ 4.0, cuộc sống của con
người cũng vì đó à trở nên tốt hơn. Đi kèm đó là vật chất ngày một đổi mới đáp ứng
nhu cầu của mỗi con người. Vật chất là vấn đề mà con người luôn luôn hướng tới, thay

đổi để chất lượng cuộc sống đảm bảo tốt hơn.

Trong lịch sử triết học Mác - Lênin khái niệm vật chất được hiểu là tất cả những
gì tồn tại khách quan tức là những sự tồn tại của nó khơng phụ thuộc vào ý thức
của con người, không phụ thuộc vào quan niệm của con người. Theo đó vật chất
là vơ cùng vơ tận, là khơng có giới hạn, nó tồn tại giữa vơ lượng các hình thức
khác nhau, có thể là những tồn tại mà con người đã biết hoặc là những tồn tại
mà con người chưa biết. Đó là những vật chất tự nhiên hoặc là những tồn tại của
vật chất trong đời sống xã hội. Vật chất tồn tại vô cùng lớn ví dụ: như thiên hà,
hoặc vơ cùng bé là những hạt cơ bản. Đó có thể là những tồn tại mà người ta
trực tiếp giác quan được nhưng cũng có thể là những tồn tại mà khơng thể trực
tiếp giác quan được nhưng nó là tồn tại khách quan. Vật chất với tư cách là tồn
tại khách quan thì khơng tồn tại cảm tính có nghĩa là con người không thể dùng
giác quan để nhận biết nhưng vật chất với tư cách là những biểu hiện tồn tại cụ
thể dưới những hình thức nhất định nó tồn tại cảm tính.Thơng qua đó thì con
người mới nhận thức về nó. Và cũng từ đó ứng dụng vật chất vào trong đời sống
của con người.
Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu về “ Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin, phương thức
và hình thức tồn tại của vật chất ” và “Nghiên cứu vấn đề vật chất đối với khoa
học hiện nay”

1


2. PHẦN NỘI DUNG
Chương I. Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin, phương thức và hình thức tồn tại
của vật chất
1.1 Quan niệm của triết học Mác-Lênin về vật chất
1.1.1 Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin
Trong khi đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, thuyết bất khả tri và phê phán chủ

nghĩa duy vật siêu hình, máy móc, C.Marx và Ph.Ăngghen đã đưa ra những tư tưởng
rất quan trọng về vật chất.
Theo Ph.Ăngghen, để có một quan niệm đúng đắn về vật chất, cần phải có một sự
phân biệt rõ ràng giữa vật chất với tính cách là một phạm trù của triết học với bản thân
các sự vật hiện tượng cụ thể của thế giới vật chất. “Vật chất, với tính cách là vât chất,
là một sáng tạo thuần túy của tư duy và là một sự trừu tượng thuần túy, khơng có sự
tồn tại cảm tính”.
Ph.Ăngghen cũng chỉ ra rằng, bản thân phạm trù vật chất cũng không phải là sự
sáng tạo tùy tiện của tư duy con người, mà trái lại, là kết quả của con đường trừu
tượng hóa của tư duy con người về các sự vật, hiện tượng có thể cảm biết được bằng
các giác quan. Các sự vật hiện tượng của thế giới, dù rất phong phú, mn vẻ nhưng
chúng vẫn có một đặc tính chung, thống nhất đó là tính vật chất - tính tồn tại độc lập
khơng lệ thuộc vào ý thức.
Đặc biệt, Ph.Ăngghen khẳng định rằng, xét về thực chất, nội hàm của phạm trù vật
chất chẳng qua chỉ là sự tóm tắt trong chúng ta tập hợp theo những thuộc tính chung
của tính phong phú, mn vẻ nhưng có thể cảm biết được bằng các giác quan của các
sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất. “Thực thể, vật chất khơng phải cái gì khác hơn
là tổng số những vật thể từ đó người ta rút ra được khái niệm ấy bằng con đường trừu
tượng hóa; vận động với tính cách là vận động khơng phải là cái gì khác hơn là tổng số
những hình thức vận động có thể cảm biết được bằng các giác quan; những từ như “vật
chất” và “vận động” chỉ là những sự tóm tắt trong đó chúng ta tập hợp chúng theo các
thuộc tính chung của chúng, rất nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau có thể cảm biết
được bằng các giác quan. Vì thế chỉ có thể nhận thức được vật chất và vận động bằng
cách nghiên cứu những vật thể riêng biệt và những hình thức riêng lẻ của vận động, và

2


khi chúng ta nhận thức được những cái ấy thì chúng ta cũng nhận thức được cả vật
chất và vận động với tính cách vật chất và vận động.

C.Marx khơng đưa ra một định nghĩa về vật chất, nhưng đã vận dụng đúng đắn
quan điểm duy vật biện chứng về vật chất trong phân tích những vấn đề chính trị - xã
hội, đặc biệt là trong phân tích q trình sản xuất vật chất cả xã hội và mở rộng quan
điểm duy vật biện chứng về vật chất để phân tích tồn tại xã hội và mối quan hệ biện
chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. C.Marx và Ph.Ăngghen đã khẳng định quan
điểm duy vật biện chứng của mình trong nghiên cứu lịch sử như sau: Những tiên đề
xuất phát của tơi, “đó là những cá nhân hiện thực, hoạt động của họ, những điều kiện
mà họ thấy có sẵn cũng như những điều kiện do chính hoạt động của họ tạo ra…” Như
vậy, vật chất trong xã hội chính là tồn tại của chính bản thân con người cùng với
những điều kiện sinh hoạt vật chất của con người, hoạt động vật chất và những quan
hệ vật chất giữa người với người.
Vladimir Ilyich Lenin đã tiến hành tổng kết toàn diện những thành tựu mới nhất
của khoa học, đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa hoài nghi, duy tâm đang
nhầm lẫn hoặc xuyên tạc những thành tựu mới nhất trong nhận thức cụ thể của con
người về vật chất, mưu toan bác bỏ chủ nghĩa duy vật, qua đó bảo vệ và phát triển
quan niệm duy vật biện chứng về vật chất.
Để đưa ra một quan niệm thực sự khoa học về vật chất, Vladimir Ilyich Lenin đặc
biệt quan tâm đến tìm kiếm phương pháp định nghĩa cho phạm trù này. Kế thừa những
tư tưởng của C.Marx và Ph.Ăngghen, Vladimir Ilyich Lenin đã định nghĩa vật chất với
tư cách là một phạm trù triết học và bằng cách đem đối lập với phạm trù ý thức trên
phương diện nhận thức luận cơ bản. Vladimir Ilyich Lenin viết: “Không thể đem lại
cho hai khái niệm nhận thức luận cơ bản này một định nghĩa nào khác ngồi chỉ rõ
ràng trong hai khái niệm đó, cái nào được coi là có trước, cái nào quyết định cái nào?
Và cái kia có tác động trở lại cái cịn lại hay khơng?”
Với phương pháp nêu trên, trong tác phẩm “chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh
nghiệm phê phán”, Vladimir Ilyich Lenin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và

3



tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” đây là một định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất mà
cho đến nay được các nhà khoa học hiện đại coi là một định nghĩa kinh điển.
Định nghĩa vật chất của Vladimir Ilyich Lenin bao hàm các nội dung cơ bản sau
đây:
Thứ nhất vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên ngồi ý thức
và khơng lệ thuộc vào ý thức.
Khi nói vật chất là một phạm trù triết học là muốn nói phạm trù này là sự trừu
tượng hóa, khơng có sự tồn tại cảm tính. Nhưng khác về nguyên tắc với mọi sự trừu
tượng hóa mang tính chất chủ nghĩa duy tâm về phạm trù này,Vladimir Ilyich Lenin
nhấn mạnh rằng, phạm trù triết học này dùng để chỉ “đặc tính duy nhất của vật chất mà
chủ nghĩa duy vật triết học gắn liền với việc thừa nhận đặc tính này - là cái đặc tính tồn
tại với tư cách là hiện thực khách quan, tồn tại ở ngồi ý thức chúng ta”. Nói cách khác
tính trừu tượng của phạm trù của vật chất bắt nguồn từ cơ sở hiện thực, do đó khơng
tách rời tính hiện thực cụ thể của nó. Nói đến vật chất là nói đến tất cả những gì đã và
đang hiện hữu thực sự bên ngoài ý thức của con người. Vật chất là hiện thực chứ
không phải là hư vô và hiện thực này mang tính khách quan chứ khơng phải chủ quan.
Đây cũng chính là cái phạm vi hết sức hạn chế mà ở đó theo Vladimir Ilyich Lenin, sự
đối lập giữa vật chất và ý thức là tuyệt đối. Tuyệt đối hóa tính trừu tượng của phạm trù
này sẽ không thấy vật chất đâu cả, sẽ rơi vào quan điểm duy tâm, ngược lại nếu tuyệt
đối hóa tính cụ thể của phạm trù sẽ dẫn chúng ta tới quan điểm duy vật.
Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho
con người cảm giác.
Trái với quan niệm “khách quan”mang tính chất duy tâm về sự tồn tại của vật
chất, Vladimir Ilyich Lenin khẳng định rằng, vật chất luôn biểu hiện đặc tính hiện thực
khách quan của mình thơng qua sự tồn tại không lệ thuộc vào ý thức của các sự vật,
hiện tượng cụ thể. Các thực thể này do những đặc tính bản thể luận vốn có của nó, nên
khi trược tiếp hay gián tiếp tác động vào các giác quan sẽ đem lại cho con người
những cảm giác. Mặc dù, không phải mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới

khi tác động lên giác quan của con người đều được các giác quan của con người nhận
biết; có cái phải qua dụng cụ khoa học, thậm chí có cái bằng dụng cụ khoa học nhưng

4


cũng khơng biết được; Song, nếu nó tồn tại khách quan, hiện thực ở bên ngồi, độc
lập, khơng phụ thuộc vào ý thức của con người thì nó vẫn là vật chất.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng không bàn đến vật chất một cách chung chung,
mà bàn đến nó trong mối quan hệ với ý thức của con người, trong đó xét trên phương
tiện nhận thức thì vật chất là cái có trước, là cái thứ nhất, là cuội nguồn của cảm giác
(ý thức); còn cảm giác (ý thức) là cái có sau, là tính thứ hai, là cái phụ thuộc vào vật
chất. Đó cũng là câu trả lời của lập trường nhất nguyên duy vật của Vladimir Ilyich
Lenin đối với mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học.
Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó. Chỉ có một
thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Trong thế giới ấy, theo quy luật vốn có của nó mà
đến một thời điểm nhất định sẽ cùng một lúc tồn tại hai hiện tượng - hiện tượng vật
chất và hiện tượng tinh thần. Các hiện tượng vật chất luôn tồn tại khách quan, không lệ
thuộc vào các hiện tượng tinh thần. Còn các hiện tượng tinh thần (cảm giác, tư duy, ý
thức…), lại ln ln có nguồn gốc từ các hiện tượng vật chất và những gì có được
trong các hiện tượng tinh thần ấy (nội dung của chúng) chẳng qua cũng là sự chép lại,
chụp lại, là bản sao của các sự vật, hiện tượng đang tồn tại với tính cách là hiện thực
khách quan. Như vậy, cảm giác là cơ sở duy nhất của sự hiểu biết, song bản thân nó lại
khơng ngừng chép lại, chụp lại, phản ánh hiện thực khách quan, nên về nguyên tắc,
con người có thể nhận thức được về thế giới vật chất. Trong cái thế giới vật chất khơng
có cái gì là khơng thể biết, chỉ có những cái đã biết và những cái chưa biết, do hạn chế
của con người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, cùng với sự phát triển của khoa
học, các giác quan của con người ngày càng được “nối dài”, giới hạn nhận thức của
các thời đại bị vượt qua, bị mất đi chứ không phải vật chất mất đi như những người
duy tâm quan niệm.

Khẳng định trên đây có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bác bỏ thuyết “bất
khả tri”, đồng thời khuyến khích các nhà khoa học đi sâu tìm hiểu thế giới vật chất,
góp phần làm giàu kho tàng tri thức của nhân loại. Ngày nay khoa học tự nhiên, khoa
học xã hội và nhân văn ngày càng phát triển với những khám phá mới mẻ khẳng định
tính đúng đắn của quan niệm duy vật biện chứng về vật chất, chứng tỏ định nghĩa vật
chất của Vladimir Ilyich Lenin vẫn giữ nguyên giá trị, và do đó mà, chủ nghĩa duy vật

5


biện chứng càng khẳng định vai trò là hạt nhân thế giới quan, phương pháp luận đúng
đắn của các khoa học hiện đại.

1.1.2 Ý nghĩa phương pháp luận của quan niệm triết học Mác- Lênin
Khi khẳng định vật chất là "thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảm giác", "tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác", V.I.Lênin đã thừa nhận rằng, trong
nhận thức luận, vật chất là tính thứ nhất, là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý
thức. Và khi khẳng định vật chất là cái "được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh", V.I.Lênin muốn nhấn mạnh rằng bằng những phương thức nhận thức khác
nhau (chép lại, chụp lại, phản ánh...) con người có thể nhận thức được thế giới vật
chất.
- Như vậy, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của
triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nó còn cung cấp nguyên
tắc thế giới quan và phương pháp luận khoa học để dấu tranh chống chủ nghĩa duy
tâm, thuyết khơng thể biết, chủ nghĩa duy vật siêu hình và mọi biểu hiện của chúng
trong triết học tư sản hiện đại về phạm trù này.
- Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin là cơ sở khoa học cho việc xác định vật chất trong
lĩnh vực xã hội – đó là các điều kiện sinh hoạt vật chất, hoạt động vật chất và các quan
hệ vật chất xã hội giữa người với người.
- Nó cịn tạo sự liên kết giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch

sử thành một hệ thống lý luận thống nhất, góp phần tạo ra nền tảng lý luận khoa học
cho việc phân tích một cách duy vật biện chứng các vấn đề của chủ nghĩa duy vật lịch
sử, trước hết là các vấn đề về sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất vật
chất, về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về mối quan hệ giữa quy luật
khách quan của lịch sử và hoạt động có ý thức của con người…
- Khi nhận thức các hiện tượng thuộc đời sống xã hội, định nghĩa vật chất của
V.I.Lênin đã cho phép xác định cái gì là vật chất trong lĩnh vực xã hội. Từ đó giúp các
nhà khoa học có cơ sở lý luận để giải thích những nguyên nhân cuối cùng của các biến
cố xã hội, những nguyên nhân thuộc về sự vận động của phương thức sản xuất; trên cơ

6


sở ấy, người ta có thể tìm ra các phương án tối ưu để hoạt động thúc đẩy xã hội phát
triển.
- Trong nhận thức và thực tiễn, đòi hỏi con người phải quán triệt nguyên tắc khách
quan – xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng khách quan, nhận thức và vận
dụng đúng đắn quy luật khách quan…
- Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin cịn có ý nghĩa định hướng đối với khoa học cụ
thể trong việc tìm kiếm các dạng hoặc các hình thức mới của vật thể trong thế giới.

1.2. Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
Tìm hiểu những phương thức tồn tại của vật chất nhằm trả lời cho câu hỏi: “Những
dạng cụ thể của vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình bằng cách nào ?”. Theo quan
điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các dạng cụ thể của vật chất biểu hiện sự tồn
tại của mình bằng: vận động, khơng gian, thời gian.
1.2.1 Vận động
1.2.1.1 Vận động là gì ?
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động khơng chỉ là sự thay đổi
vị trí trong khơng gian (hình thức vận động thấp, giản đơn của vật chất) mà theo nghĩa

chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi, là sự thay đổi của tất cả mọi sự vật hiện
tượng, mọi quá trình diễn ra trong không gian, vũ trụ từ đơn giản đến phức tạp.
Thông qua vận động, vật chất mới biểu hiện và bộc lộ bản chất của mình.

7


1.2.1.2 Vận động là phương thức tồn tại của vật chất
Khi định nghĩa vận động là sự biến đổi nói chung, thì vận động "là thuộc tính cố
hữu của vật chất", "là phương thức tồn tại của vật chất". Điều này có nghĩa là vật chất
tồn tại bằng vận động. Trong vận động và thông qua vận động mà các dạng vật chất
biểu hiện sự tồn tại của mình. Một khi chúng ta nhận thức được những hình thức vận
động của vật chất, thì chúng ta nhận thức được bản thân vật chất.
Với tính cách "là thuộc tính cố hữu của vật chất", theo quan điểm của triết học
Marx - Lenin, vận động là sự tự thân vận động của vật chất, được tạo nên từ sự tác
động lẫn nhau của chính các yếu tố nội tại trong cấu trúc vật chất. Quan điểm về sự tự
thân vận động của vật chất đã được chứng minh bởi những thành tựu của khoa học tự
nhiên và càng ngày những phát kiến mới của khoa học tự nhiên hiện đại càng khẳng
định quan điểm đó.

Vật chất là vơ hạn, vơ tận, khơng sinh ra, không mất đi và vận động là một thuộc
tính khơng thể tách rời vật chất nên bản thân sự vận động cũng không thể bị mất đi
hoặc sáng tạo ra. Kết luận này của triết học Marx - Lenin đã được khẳng định bởi định
luật bảo toàn chuyển hóa năng lượng trong vật lý. Theo định luật này, vận động của
vật chất được bảo toàn cả về mặt lượng và chất. Nếu một hình thức vận động nào đó
của sự vật mất đi thì tất yếu nảy sinh một hình thức vận động khác thay thế nó. Các
hình thức vận động chuyển hóa lẫn nhau, cịn vận động của vật chất thì vĩnh viễn tồn
tại cùng với sự tồn tại vĩnh viễn của vật chất.

8



“Quan niệm về giới tự nhiên đã được hoàn thành trên những nét cơ bản: Tất cả
những gì cố định đều biến thành mây khói, và tất cả
những gì người ta cho là tồn tại vĩnh cửu thì nay đã trở thành nhất thời, và người
ta đã chứng minh rằng toàn bộ giới tự nhiên đều vận động theo một vịng tuần
hồn vĩnh cửu.”
Friedrich Engels

1.2.1.3 Các hình thức vận động cơ bản của vật chất
Dựa trên những thành tựu khoa học của thời đại mình, Ph.Ăngghen đã phân chia vận
động thành 5 hình thức cơ bản. Đó là:
- Vận động cơ học (sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian).
- Vận động vật lý (vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận động điện tử, các
q trình nhiệt điện, v.v.).

- Vận động hóa học (vận động của các nguyên tử, các quá trình hóa hợp và phân
giải các chất).
- Vận động sinh học (trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường).
- Vận động xã hội (sự thay đổi, thay thế các quá trình xã hội của các hình thái kinh
tế - xã hội).
Đối với sự phân loại vận động của vật chất thành 5 hình thức xác định như trên,
cần chú ý về mối quan hệ giữa chúng là:

9


- Các hình thức vận động nói trên khác nhau về chất. Từ vận động cơ học đến vận
động xã hội là sự khác nhau về trình độ của sự vận động, những trình độ này tương
ứng với trình độ của các kết cấu vật chất.

- Các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp, bao
hàm trong nó tất cả các hình thức vận động thấp hơn. Trong khi đó, các hình thức vận
động thấp khơng có khả năng bao hàm các hình thức vận động ở trình độ cao hơn. Bởi
vậy, mọi sự quy giản các hình thức vận động thấp đều là sai lầm.
- Trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật có thể gắn liền với nhiều hình thức vận động
khác nhau. Tuy nhiên, bản thân sự tồn tại của sự vật đó bao giờ cũng đặc trưng bằng
một hình thức vận động cơ bản. Chính bằng sự phân loại các hình thức vận động cơ
bản, Friedrich Engels đã đặt cơ sở cho sự phân loại các khoa học tương ứng với đối
tượng nghiên cứu của chúng và chỉ ra cơ sở của khuynh hướng phân ngành và hợp
ngành của các khoa học. Ngoài ra, tư tưởng về sự khác nhau về chất và thống nhất của
các hình thức vận động cơ bản còn là cơ sở để chống lại khuynh hướng sai lầm trong
nhận thức là quy hình thức vận động cao vào hình thức vận động thấp và ngược lại.
1.2.1.4 Vận dộng và đứng im
Khi triết học Mác - Lênin khẳng định thế giới vật chất tồn tại trong sự vận động
vĩnh cửu của nó, thì điều đó khơng có nghĩa là phủ nhận hiện tượng đứng im của thế
giới vật chất. Trái lại, triết học Marx - Lenin thừa nhận rằng, quá trình vận động không
ngừng của thế giới vật chất chẳng những không loại trừ mà cịn bao hàm trong nó hiện
tượng đứng im. Đứng im, theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, là một trạng thái
đặc biệt của vận động - vận động trong cân bằng, nghĩa là những tính chất của vật chất
chưa có sự biến đổi về cơ bản.
Đứng im chỉ là hiện tượng tương đối và tạm thời.
a. Đứng im là tương đối
Trước hết hiện tượng đứng im chỉ xảy ra trong một mối quan hệ nhất định chứ
không phải trong mọi quan hệ cùng một lúc.
Thứ hai, đứng im chỉ xảy ra với một hình thái vận động trong một lúc nào đó, chứ
khơng phải với mọi hình thức vận động trong cùng một lúc.

10



Thứ ba, đứng im chỉ biểu hiện của một trạng thái vận động, đó là vận động trong
thăng bằng, trong sự ổn định tương đối, biểu hiện thành một sự vật nhất định khi nó
cịn là nó chưa bị phân hóa thành cái khác. Chính nhờ trạng thái ổn định đó mà sự vật
thực hiện được sự chuyển hóa tiếp theo.
Khơng có đứng im tương đối thì khơng có sự vật nào cả. Do đó, đứng im cịn được
biểu hiện như một quá trình vận động trong phạm vi chất của sự vật còn ổn định, chưa
thay đổi.
b. Đứng im là tạm thời
Vận động cá biệt có xu hướng hình thành sự vật, hiện tượng ổn định nào đó, cịn
vận động nói chung, tức là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa sự vật và hiện tượng làm
cho tất cả khơng ngừng biến đổi.

“Vận động riêng biệt có xu hướng
chuyển thành cân bằng, vận động
toàn bộ phá hoại sự cân bằng
riêng biệt" và "mọi sự cân bằng
chỉ là tương đối và tạm thời”.
Friedrich Engels

1.2.2 Không gian và thời gian
1.2.2.1 Định nghĩa
Trong lịch sử triết học, xung quanh các phạm trù khơng gian và thời gian đã có
nhiều quan điểm khác nhau. Những người theo chủ nghĩa duy tâm phủ nhận tính khách
quan của khơng gian và thời gian.
Vào thời thế kỷ XVII - XVIII, các nhà duy vật siêu hình tập trung phân tích các
khách thể vĩ mơ vận động trong tốc độ thông thường nên đã tách rời không gian và
thời gian với vật chất.

11



Trên cơ sở các thành tựu của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật biện chứng
cho rằng: “Bất kỳ một khách thể vật chất nào cũng chiếm một ví trí nhất định, có một
kích thước nhất định, ở vào một khung cảnh nhất định trong tương quan với những
khách thể khác. Các hình thức tồn tại như vậy của khách thể vật chất được gọi là
không gian.” Hay nói cách khác, khơng gian là hình thức tồn tại của vật chất, vì vật
chất ln tồn tại trong những dạng vật chất cụ thể, có kết cấu và liên hệ với những
dạng khác theo một trật tự phân bố nhất định.
“Mặt khác, sự tồn tại của các khách thể vật chất còn được biểu hiện ở mức độ lâu
dài hay mau chóng, ở sự kế tiếp trước hay sau của các giai đoạn vận động. Các hình
thức tồn tại như vậy được gọi là thời gian.” Hay nói cách khác thời gian là hình thức
tồn tại của vật chất, biểu thị sự tồn tại, vận động kế tiếp nhau theo trình tự xuất hiện,
phát triển và mất đi của các sự vật, hiện tượng.
Như vậy, không gian và thời gian là thuộc tính khách quan, nội tại của bản thân
vật chất. Khơng gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động về mặt vị trí, quảng
tính, kết cấu; cịn thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động về mặt độ dài
diễn biến, sự kế tiếp nhau của q trình. Khơng gian và thời gian gắn bó mật thiết với
nhau và gắn liền với vật chất, là phương thức tồn tại của vật chất. Điều đó có nghĩa là
khơng có một dạng vật chất nào tồn tại ở bên ngồi khơng gian và thời gian. Ngược
lại, cũng khơng thể có thời gian và khơng gian nào ở ngoài vật chất.
1.2.2.2 Những quan điểm về không gian và thời gian
Những người theo chủ nghĩa duy tâm thường phủ nhận tính khách quan của khơng
gian và thời gian. Các nhà duy vật siêu hình ở thế kỷ XVII - XVIII tách rời không gian
và thời gian với vật chất. Issac Newton cho rằng không gian, thời gian và vận động là
những thực thể nào đó ở bên ngồi vật chất và khơng có liên hệ với nhau.

12


Khi phê phán quan điểm đó của các nhà duy vật siêu hình, Friedrich Engels cho

khơng gian và thời gian gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau và cả hai đều là thuộc tính cố
hữu của vật chất. Chúng là hình thức tồn tại của vật chất khơng thể có vật chất nào tồn
tại bên ngồi khơng gian và thời gian, cũng như khơng thể có khơng gian, thời gian
nào tồn tại bên ngoài vật chất.

Quan điểm của triết học duy vật biện chứng như trên đã được xác nhận bởi những
thành tựu của khoa học tự nhiên. Chẳng hạn Lobachevsky, trong hình học phi Euclid
của mình đã bác bỏ tư tưởng của Kant về không gian và thời gian coi như là những
hình thức của tri giác cảm tính ngồi kinh nghiệm. Bútlêrốp đã phát hiện ra những đặc
tính khơng gian lệ thuộc vào bản chất vật lý của các vật thể vật chất. Đầu thế kỷ XX,
thuyết tương đối của A. Anhxtanh ra đời, đã chứng minh một cách hùng hồn luận điểm
thiên tài trên đây của Ph. Ăngghen. Thuyết tương đối cũng đem lại bức tranh về sự
thống nhất giữa không gian và thời gian. Như vậy thuyết tương đối đã bác bỏ tính bất

13


biến của khơng gian, thời gian; chứng minh tính biến đổi của không gian, thời gian
cùng với sự vận động của vật chất, một lần nữa khẳng định không gian và thời gian là
hình thức tồn tại của vật chất.

1.2.2.3 Các tính chất của khơng gian và thời gian
a.Tính khách quan.
Khơng gian, thời gian là thuộc tính của vật chất tồn tại gắn liền với nhau và gắn liền
với vật chất. Vật chất tồn tại khách quan, do đó khơng gian và thời gian cũng tồn tại
khách quan.
b.Tính vĩnh cửu và vô tận.
Theo Ph.Ăngghen, vật chất vĩnh cửu và vô tận trong khơng gian và thời gian. Vơ tận
có nghĩa là khơng có tận cùng về một phía nào cả, cả về đằng trước lẫn đằng sau, cả về
phía trên lẫn phía dưới, cả về bên phải lẫn bên trái. Những thành tựu của vật lý học vi

mô cũng như những thành tựu của vũ trụ học ngày càng xác nhận tính vĩnh cửu và tính
vơ tận của khơng gian và thời gian.
c. Tính ba chiều của khơng gian và tính một chiều của thời gian.
Tính ba chiều của khơng gian là chiều dài, chiều rộng và chiều cao, tính một chiều
của thời gian là chiều từ quá khứ đến tương lai. Không gian và thời gian là một thực
thể thống nhất: khơng-thời gian và có số chiều là 4 (3+1)

14


Khơng gian mà chúng ta đang nói tới ở đây là không gian hiện thực, không gian ba
chiều. Nên chú ý rằng, trong tốn học ngồi phạm trù khơng gian ba chiều cịn có
phạm trù khơng gian n chiều, v.v… Đó là sự trừu tượng hố tốn học, một cơng cụ
toán học dùng để nghiên cứu các đối tượng đặc thù chứ không để chỉ thời gian thực
d . Không gian và thời gian gắn bó mật thiết với nhau và gắn liền với vật chất và là
hình thức tồn tại của vật chất.
Theo chủ nghĩa Marx - Lenin thì khơng có một dạng vật chất nào tồn tại ở bên
ngồi khơng gian và thời gian. Ngược lại, cũng khơng thể có thời gian và khơng gian
nào ở ngồi vật chất.


Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là khơng gian và thời gian. Tồn tại ngồi

thời gian thì cũng hết sức vơ lý như tồn tại ngồi khơng gian ”
Engels -



Những khái niệm đang phát triển của chúng ta về không gian và thời gian đều


phản ánh thời gian và không gian thực tại khách quan ”
-

15

Lenin -


Chương II Nghiên cứu về vật chất đối với địa chất học ngày nay

2.1 Khái quát sự phát triển của địa chất học ở Việt Nam ngày nay
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành cơng, nhận rõ vai trị quan trọng của
ngành Địa chất, ngày 02/10/1945, Chính phủ đã thành lập Nha Kỹ nghệ trong cơ cấu
của Bộ Quốc dân Kinh tế, sau này là Nha Khoáng chất - Kinh tế thuộc Bộ Kinh tế và
Bộ Công Thương, đánh dấu sự ra đời của ngành Địa chất Việt Nam.
Sau ngày hịa bình lập lại, để phù hợp với tình hình mới, ngày 28/3/1956, Sở Địa
chất thuộc Bộ Cơng nghiệp đã được thành lập, sau đổi tên thành Cục Địa chất, nhằm
thực hiện các nhiệm vụ chuyên sâu về lĩnh vực địa chất. Trước yêu cầu của phát triển
đất nước, địi hỏi cơng tác điều tra, tìm kiếm, thăm dị mỏ phải được tiến hành đồng
bộ, gắn với chức năng nhiệm vụ của môt cơ quan quản lý nhà nước, ngày 26/7/1960,
Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Sắc lệnh số 18/TCT về việc thành
lập Tổng cục Địa chất trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Sự ra đời của Tổng cục Địa
chất đã tạo ra những kết quả quan trọng, nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học địa
chất có giá trị được hồn thành, các mỏ cũ đã được điều tra, thăm dò mở rộng, nhiều
mỏ mới đã được phát hiện, để ngành khai khoáng phát triển. Năm 1995, trước nhu cầu
phát triển mới của nền kinh tế quốc dân, Tổng cục Dầu khí (nay là tập đồn Dầu khí
Quốc gia Việt Nam- PVN) trực thuộc Chính phủ mà tiền thân là Liên đồn Địa chất 36
đã được thành lập.
Ngay sau ngày miền Nam nước ta được hồn tồn giải phóng (30/4/1975), Đảng và
Nhà nước ta đã ưu tiên đầu tư cho công tác điều tra cơ bản về địa chất và tìm kiếm

thăm dị khống sản ở miền Nam. Để tiếp tục đẩy mạnh các công tác này trên phạm vị
cả nước, ngày 1/8/1987, Hội đồng Bộ trưởng đã có Quyết định số 166/HĐBT thành
lập Tổng cục Mỏ và Địa chất. Theo Quyết định nêu trên, ngoài các nhiệm vụ chuyên
ngành về địa chất, Tổng cục cịn có nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành Mỏ và Địa
chất; theo đó, cơng tác quản lý về khai thác, sử dụng khoáng sản đã được chú trọng.
Có thể nói đây cũng là một trong những giai đoạn phát triển rực rỡ của ngành Địa chất
Việt Nam. Nhiều cơng trình khoa học địa chất tầm cỡ quốc tế đã ra đời, một số mỏ lớn
cũng đã bước đầu đưa vào khai thác, góp phần tăng trưởng kinh tế cho đất nước.

16


Thực hiện đường lối đổi mới, sắp xếp lại bộ máy các Bộ, trên cơ sở Tổng cục Mỏ
và Địa chất, năm 1990 đã thành lập Cục Địa chất Việt Nam và Cục Quản lý Tài
nguyên Khoáng sản Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng, sau này là Bộ Công
nghiệp. Một số đơn vị địa chất cũng đã được tách ra để hình thành các doanh nghiệp
Nhà nước thực hiện nhiệm vụ thăm dị và khai thác khống sản.

Cơng đồn Tổng cục thăm và gắn biển cơng trình khoan sâu 1.200 m của Liên đoàn
Intergeo thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Ngành Địa chất Việt
Nam
Nhằm thống nhất, tập trung đầu mối quản lý, ngày 4/12 /1996, Chính phủ đã ra
Nghị định số 79/CP về việc thành lập Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trên cơ sở
hợp nhất Cục Địa chất Việt Nam và Cục Quản lý Tài nguyên Khoáng sản Nhà nước
thuộc Bộ Công nghiệp và trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường từ tháng 11 năm
2002. Đến năm 2008, một số đơn vị thuộc Cục như Liên đoàn Địa chất và Khoáng sản
Biển được chuyển sang trực thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; các đơn vị địa
chất thủy văn - địa chất cơng trình đã được chuyển sang Trung tâm Quy hoạch và Điều
tra tài nguyên nước trực thuộc Bộ Tài ngun và Mơi trường, Liên đồn Trắc địa được
chuyển sang Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam.


17


Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 718/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 về
việc lấy ngày 02/10 hàng năm là ngày truyền thống ngành Địa chất Việt Nam.
Nhằm tăng cường cơng tác quản lý nhà nước về hoạt động khống sản và đẩy mạnh
công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản tháng 7/2011, Cục Địa chất và Khoáng
sản Việt Nam được nâng cấp thành Tổng cục Địa chất và Khoáng sản theo Quyết định
số 26/2011/QĐ-TTg, ngày 4 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ. Đến tháng
02 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 16/2014/QĐ-TTg, ngày
19 tháng 02 năm 2014, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trực thuộc Bộ Tài ngun và Mơi
trường.
Trong q trình phát triển, mặc dù có những thay đổi về tổ chức nhưng Tổng cục
Địa chất và Khống sản Việt Nam nói riêng, ngành Địa chất Việt Nam nói chung vẫn
ln phát huy được truyền thống và tiếp tục đạt được nhiều thành tựu mới. Công tác
điều tra cơ bản về địa chất và khống sản cũng như đánh giá, thăm dị khống sản ngày
càng được đẩy mạnh. Cơng tác quản lý nhà nước về khống sản đặc biệt đã hồn thiện
pháp luật về khoáng sản, tạo hành lang pháp lý để quản lý hoạt động khoáng sản theo
hướng hiệu quả, bền vững, đảm bảo mơi trường và an ninh, quốc phịng.

Thi công khoan lấy mẫu đề án Urani
Trải qua 75 năm, ngành Địa chất đã liên tục phát triển về bộ máy tổ chức, năng lực,
công nghệ điều tra đánh giá địa chất - khoáng sản và các tài nguyên địa chất khác. Các

18


đơn vị địa chất ngày càng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả trên phạm vi cả nước, phối

hợp triển khai các đề án có quy mơ lớn với sự điều hành thống nhất, hệ thống từ Tổng
cục. Các viện, các trường đại học đã phối hợp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
cho ngành. Các Tập đoàn: Dầu khí Quốc gia, Than - Khống sản Việt Nam đã góp
phần quan trọng vào cơng cuộc phát triển kinh tế đất nước. Các nhà địa chất Việt Nam
đã tạo nên hình ảnh đẹp, tích cực và trung thực trong khoa học, đoàn kết, phối hợp với
nhau, dưới mái nhà chung của nhiều thế hệ cán bộ, viên chức và người lao động địa
chất trên toàn quốc.
Ngay từ ngày đầu thành lập, ngành Địa chất đã được sự quan tâm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, của Đảng và Chính phủ, đã nhận được sự giúp đỡ có hiệu quả của Chính
phủ và các nhà địa chất: Liên Xô (ngày nay là Liên bang Nga), Tiệp Khắc (cũ), Trung
Quốc, Nhật Bản, Ba Lan, Bulgari, Hungari, Rumani....
2.2 Đánh giá thực trạng việc nghiên cứu vấn đề vật chất đối với địa chất học ngày
nay
2.2.1 Những thành tựu nổi bật của ngành địa chất Việt Nam
2.2.1.1 Thành tựu trong công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản về địa chất và tài
nguyên khoáng sản
Kết quả nghiên cứu và điều tra cơ bản địa chất: Đến nay ngành Địa chất đã hoàn
thành hệ thống bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:1.000.000, 1:500.000 trên toàn
lãnh thổ. Loạt bản đồ chuyên sâu cùng tỷ lệ cũng được thành lập, bao gồm: địa chất
thủy văn, địa chất cơng trình, địa mạo, vỏ phong hóa, đệ tứ, kiến tạo, sinh khoáng, các
trường địa vật lý, trọng sa, địa hóa và phơng bức xạ. Cụm cơng trình bản đồ địa chất
và khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 đã được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ
Chí Minh về Khoa học và Công nghệ năm 2005. Các bản đồ địa chất, khoáng sản, địa
mạo, vỏ phong hoá tham gia vào bộ Atlas quốc gia Việt Nam cũng đã được tặng giải
thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Cơng nghệ năm 2005.
Bản đồ địa chất và khống sản tỷ lệ 1:200.000 đã được thành lập trên toàn lãnh thổ
và đã được xuất bản để sử dụng rộng rãi. Một phần lãnh hải đã và đang được điều tra
để thành lập hệ thống bản đồ địa chất các tỷ lệ. Với sự tiếp thu phương pháp luận khoa
học địa chất hiện đại, kết hợp với tổ hợp trang thiết bị hàng đầu về địa vật lý, địa hoá,


19


viễn thám, phân tích thí nghiệm, đến nay 23.860 km2 đã hồn thành cơng tác đo vẽ lập
bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 (đạt gần 70% diện tích phần đất
liền). Đây là loại bản đồ địa chất khống sản cơ bản, ngồi cung cấp những thơng tin
quan trọng về khống sản cịn là cơ sở cho quy hoạch các ngành kinh tế - xã hội khác
của đất nước. Hầu hết các cấu trúc địa chất đã được nghiên cứu, làm rõ dần lịch sử
hình thành, phát triển các quá trình địa chất và tiềm năng khống sản trên lãnh thổ
nước ta. Cơng tác nghiên cứu nguồn gốc và quy luật phân bố khoáng sản đã đạt được
nhiều thành quả quan trọng. Kết quả nghiên cứu, điều tra cơ bản này đã đưa Việt Nam
trở thành nước có mức độ điều tra cơ bản về địa chất, khống sản đạt mức cao trong
khu vực Đơng Nam Á. Qua cơng tác này, đã hình thành đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ
thuật đủ năng lực giải quyết được những vấn đề khoa học, thực tiễn; nhiều phát hiện
mới về nguồn gốc khoáng sản đã làm thay đổi nhận thức về tiềm năng của một số
khoáng sản chiến lược ở Việt Nam.
Tại vùng biển, đã hoàn thành điều tra địa chất khoáng sản ven bờ (0-30 m nước) ở
các tỷ lệ 1:500.000, 1:100.000 và 1:50.000 tại một số vùng trọng điểm. Hiện nay đang
tiếp tục điều tra vùng biển Việt Nam đến 100 m nước. Kết quả là đã lập nên hệ thống
bản đồ có nội dung đồng bộ, phong phú và tin cậy về cấu trúc địa chất, trầm tích Đệ
tứ, triển vọng sa khống, môi trường đới biển ven bờ Việt Nam. Đã khoanh định các
diện tích có triển vọng phát hiện khống sản và cấu trúc có khả năng tích tụ sa khống.
Hiện trạng môi trường địa chất biển nông ven bờ, các yếu tố địa chất ảnh hưởng đến
độ bền vững của bờ biển, quá trình phát sinh, hình thành và phát triển đường bờ biển
đã được điều tra và nghiên cứu. Triển khai đề án bay đo từ - trọng lực tỷ lệ 1:250.000
trên biển là cơ sở quan trọng để thành lập bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ
1:500.000 ở các vùng biển Việt Nam.

20



Khoan lấy mẫu quặng Cu tại điểm quặng Cu (U) mới được Liên đoàn Bản đồ miền
Nam phát hiện ở Kon Rá- Kon Tum rất có tiềm năng trở thành mỏ Cu ở Tây Nguyên
2.2.1.2 Thành tựu trong công tác điều tra đánh giá tài nguyên khoáng sản và phát
triển cơng nghiệp khai khống
Đến nay đã ghi nhận được hơn 60 loại khoáng sản với hàng ngàn điểm mỏ đã được
điều tra, đánh giá và thăm dò ở các mức độ khác nhau trên tồn lãnh thổ.
Nhóm nhiên liệu: Thành tựu xuất sắc của ngành Địa chất Việt Nam là đã phát hiện
và đưa vào thăm dị dầu khí ở đồng bằng Bắc Bộ, vịnh Bắc Bộ, dự báo tiềm năng dầu
khí các bể trầm tích quan trọng của đất nước. Đây cũng là cơ sở để ngành Dầu khí Việt
Nam tiếp tục phát triển. Sau năm 1955, ngành Địa chất đã tập trung vào việc điều tra,
thăm dò mở rộng bể than Quảng Ninh và tất cả các cấu trúc chứa than trên toàn quốc.
Kết quả dự báo trữ lượng và tài nguyên than đá của Việt Nam ở bể than Quảng Ninh
tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản
Việt Nam. Đã tiến hành điều tra, đánh giá tổng thể và đã tính được tồn bộ tài ngun
than phần đất liền bể Sông Hồng ở các cấp 333+334a+334b là 212.676.990 ngàn tấn.
Với cơng nghệ chuyển hóa than thành khí của đối tác Canada tạo tiền đề để khai thác
tài nguyên than dưới sâu trong tương lai.
Nhiều năm qua, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã điều tra, đánh giá
tài nguyên urani và thăm dò xác định trữ lượng urani ở khu vực bồn trũng Nông Sơn,
tỉnh Quảng Nam, đưa Việt Nam vào nhóm nước có trữ lượng và tài nguyên urani lớn
nhất thế giới, phục vụ làm nguyên liệu cho nhà máy điện nguyên tử, đảm bảo an ninh
năng lượng lâu dài cho đất nước.

21


Nhóm khống sản kim loại: Cơng tác điều tra, đánh giá nhóm khống sản kim loại
đã phát hiện nhiều vùng mỏ có quy mơ tài ngun lớn như quặng đồng Sin Quyền,
Lào Cai; quặng chì - kẽm Chợ Đồn - Chợ Điền, Bắc Kạn; quặng sắt Thạch Khê, Hà

Tĩnh; quặng đất hiếm tại Lai Châu, Lào Cai; quặng wolfram đa kim Núi Pháo, Thái
Nguyên. Trong những năm gần đây, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã
đánh giá được tổng thể tiềm năng một số khoáng sản kim loại có quy mơ lớn như: đã
xác định được tổng thể tài nguyên cấp 333+334a cho bauxit Tây Nguyên là 1.873.000
ngàn tấn tinh quặng, trong đó cấp 333 là 664.000 ngàn tấn (đề án Bauxit sắt laterit Tây
Nguyên) nâng tổng tài nguyên và trữ lượng toàn miền Nam Việt Nam là 3.500 000
ngàn tấn quặng tinh; tổng thể tiềm năng quặng titan sa khống dải ven biển Ninh
Thuận - Bình Thuận - Vũng Tàu có quy mơ lớn; đã có những phát hiện mới về nguồn
gốc và dự báo được triển vọng quặng wolfram (sheelit) quy mô lớn trên đới Sông
Chảy, bước đầu đã xác định được tài nguyên quặng wolfram + thiếc tại khu vực Suối
Ngần, huyện Vị Xuyên, Hà Giang là 61 ngàn tấn và hàng loạt các mỏ, điểm mỏ đang
tiếp tục được điều tra, đánh giá tiềm năng.

Chuyên gia Nga và lãnh đạo Liên đoàn Xạ hiếm khảo sát thực địa ở đề án Urani
Nhóm khống sản phi kim loại và khống chất cơng nghiệp: Xác định vai trị quan
trọng của khống sản phi kim trong sự phát triển của ngành hóa chất, phân bón, ngành
cơng nghiệp xi măng, gốm sứ và vật liệu xây dựng, ngay từ khi thành lập, ngành địa

22


chất đã tập trung điều tra, đánh giá, thăm dò các loại khoáng sản này. Đến nay đã xác
định được tổng tài nguyên, trữ lượng quặng apatit là 2,6 tỉ tấn quặng phân bố tại tỉnh
Lào Cai; công tác đánh giá tiềm năng của đá vôi, đá sét làm nguyên liệu xi măng được
thực hiện tại các khu vực thuộc tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hịa Bình, Hải
Dương, Quảng Ninh đã xác định được tổng tài nguyên dự tính trên 40 tỷ tấn đá vơi và
trên 7 tỷ tấn đá sét đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu lâu dài cho ngành công nghiệp xi
măng Việt Nam; đã khoanh định, đánh giá tài nguyên hàng trăm mỏ kaolin, đất sét
trắng, felspat, cát trắng, đôlômit, đá ốp lát trên cả nước đảm bảo khả năng cung cấp
nguyên liệu ổn định, lâu dài cho sự phát triển của ngành công nghiệp gốm sứ và vật

liệu xây dựng.
Nhóm nước khống, nước ngầm: Cơng tác lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT đã hồn thành
hơn 56.000 km2 ở tỷ lệ 1:200.000 và 42.500 km2 ở tỷ lệ 1:50.000, điều tra địa chất
cơng trình tỷ lệ 1:50.000 với diện tích 36.340 km2. Các cơng tác này tập trung vào một
số vùng quy hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước như Tây Nguyên, đồng bằng Nam
Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, các vùng đồng bằng ven biển. Kết quả là đã phát hiện và xác
định trữ lượng nguồn tài nguyên nước dưới đất quy mô lớn, đáp ứng các nhu cầu cấp
thiết cho nhu cầu dân sinh, công nghiệp và làm cơ sở để quy hoạch, điều tra, thăm dị
khai thác nước dưới đất.
Ngành Địa chất đã hồn thành các chương trình điều tra nước miền núi phía Bắc,
Tây Nguyên, vùng sâu Nam Bộ và các đảo. Các chương trình này đã góp phần quan
trọng vào việc giải quyết khó khăn về nước sinh hoạt cho nhân dân tại những vùng đặc
biệt khó khăn, nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phịng. Các nguồn nước nóng, nước khống đã được tổng hợp, cập nhật và nghiên cứu.
Nhiều nguồn nước đã và đang được khai thác sử dụng có hiệu quả, phục vụ nhiều mục
đích khác nhau.

2.2.1.3 Thành tựu trong cơng tác điều tra địa chất đô thị, địa chất môi trường, tai
biến địa chất và di sản địa chất
Ngành Địa chất đã phối hợp với Bộ Xây dựng tiến hành điều tra địa chất đô thị để
phục vụ quy hoạch sử dụng đất theo điều kiện địa chất cho 58 đô thị loại I, loại II và

23


×