Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

BTL đường lối đảng cộng sản bachkhoa TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.07 KB, 41 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP NHÓM
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI – QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC
NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM
HỌC KÌ: 202 – NĂM HỌC 2020
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN HỮU KỶ TỴ
THỰC HIỆN: LỚP L02

1.
2.
3.
4.
5.
6.

1811623
1811953
1811721
1814458
1811927
1812338

NHÓM 01 (CHIỀU THỨ 4)

NGUYỄN PHẠM THÀNH CHUNG
BÙI THÀNH ĐỨC
NGUYỄN LÊ DUY


NGUYỄN ANH TRÍ
HÀNG KIM ĐỊNH
BÙI QUANG HUY

TPHCM, THÁNG 04/2021


Lớp L02

Nhóm 1

 MỤC LỤC
PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ:........................................................... 2
A. PHẦN MỞ ĐẦU:.......................................................................................................2
B. PHẦN NỘI DUNG:....................................................................................................3
I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM VÀO CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX.
3
1.1. Bối cảnh thế giới.....................................................................................................3
1.2. Bối cảnh trong nước...............................................................................................8
II. QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC CỦA LỊCH SỬ DÂN TỘC ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM..................................................................................9
2.1. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến............................................11
2.2. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản....................................................20
2.3. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng vô sản....................................................25
III. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM...........................................29
3.1. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
...........................................................................................................................29
3.2.Những hạn chế trong các phong trào yêu nước cuối TK 19 – Đầu TK 20 được giải
quyết trong cương lĩnh chính trị đầu tiên.................36
3.3.Ý nghĩa lịch sử và giá trị của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.........38

C.

PHẦN KẾT LUẬN:...................................................................................

39

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:...............................................................41

2


Lớp L02

Nhóm 1

A. PHẦN MỞ ĐẦU:

 Lý do chọn đề tài:
Chín thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã xố bỏ hồn tồn chế
độ thực dân phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam); đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, hồn thành sự
nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, là cả
một pho lịch sử bằng vàng. Kho tàng lịch sử quý giá đó khơng chỉ gồm những sự kiện lịch
sử oanh liệt, hào hùng của Đảng và dân tộc mà điều có ý nghĩa lớn lao là những kinh
nghiệm, những bài học lịch sử, những vấn đề lý luận cách mạng Việt Nam được tổng kết từ
hiện thực lịch sử với những sự kiện oanh liệt hào hùng đó. Vì vậy, học tập, nghiên cứu lịch
sử Đảng là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi chúng ta và đó cũng là lý do nhóm 3 chúng em
chọn đề tài này.


 Nhiệm vụ của đề tài:
- Hiểu rõ về quá trình sàng lọc của lịch sử và dân tộc đối với sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
- Từ đó, nắm rõ được giá trị của vệc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương
lĩnh chính trị đầu tiên.
- Giúp sinh viên có thêm kiến thức về lịch sử, chính trị, đường lối lãnh đạo của đảng.

3


Lớp L02

Nhóm 1

B. PHẦN NỘI DUNG:
I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM VÀO CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX.
1.1.

Bối cảnh thế giới
 Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa:

Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản đạt được nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật như:
+ Vật lý: Phát minh về điện, phóng xạ, tia X…
+ Sinh học: Phát minh ra vắc xin, học thuyết Đác-uyn đề cập đến sự tiến hóa và di truyền…
+ Các phát minh khoa học được áp dụng vào sản xuất: kỹ thuật luyện kim được cải tiến,
công nghiệp hóa học ra đời, ơ tơ được đưa vào sử dụng nhờ phát minh về động cơ đốt trong;
Máy móc, phân hóa học được sử dụng nhiều trong nơng nghiệp
Những thành tựu khoa học trên đã làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế dẫn
đến tích trữ tư bản ở các nước Âu – Mĩ. Do đó, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh

từ gian đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (chủ nghĩa đế quốc) 1.
Sản xuất công nghiệp và nền kinh tế thị hàng hóa phá triển mạnh cũng đặt ra các yêu bức
thiết về nguyên liệu, lao động và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong cùng giai đoạn này,
các nước ở phương Đơng cịn lạc hậu, lại có nguồn ngun liệu dồi dào, nguồn lao động
đơng và các nước này cũng chính là thị trường tiêu thụ hàng hóa tiềm năng. Đây chính là
ngun nhân sâu xa dấn tới những cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến
phương Đông của các nước đế quốc.
Chủ nghĩa đế quốc tăng cường xuất khẩu tư bản, đầu tư khai thác thuộc địa đem lại lợi
nhuận tối đa cho tư bản chính quốc, trước hết là tư bản lũng đoạn, làm cho quan hệ xã hội
của các nước thuộc địa biến đổi một cách căn bản. Các nước thuộc địa bị lôi cuốn vào con
đường tư bản thực dân. Sự áp bức và thơn tính dân tộc của các nước đế quốc tạo nên mâu
thuẫn giữa các nước này với các nước thuộc địa khiến các sự phản ứng dân tộc của nhân dân
thuộc địa càng gay gắt, quyết liệt. Họ dần thức tỉnh về ý thức dân tộc và bắt đầu có các cuộc
đấu tranh dân tộc để tự giải phóng chính mình khỏi ách thực dân. Đầu thế kỷ XX, trên phạm
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb

Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr. 17.
4


Lớp L02

Nhóm 1

vi quốc tế, sự thức tỉnh của các dân tộc châu á cùng với phong trào dân chủ tư sản ở Đông
Âu bắt đầu từ Cách mạng 1905 ở Nga đã tạo thành một cao trào thức tỉnh của các dân tộc
phương Đông. Hàng trăm triệu người hướng về một cuộc sống mới với ánh sáng tự do. 1
Bên cạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa, các nước đế quốc còn tăng cường bốc lột nhân
dân lao động trong nước làm cho đời sống nhân dân trên chính các nước này trở nên cùng
cực và mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với nhân dân lao động ngày càng tăng.

Ngoài ra, việc cạnh tranh trong sản xuất, tranh giành thuộc địa cũng làm cho các nước đế
quốc mâu thuẫn với nhau. Ngày 01-08-1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Cuộc
chiến này gây ra những hậu quả đau thương cho nhân dân các nước, đồng thời cũng làm cho
chủ nghĩa tư bản suy yếu và mâu thuẫn giữa các nước tư bản đế quốc tăng thêm. Tình hình
đó đã làm cho phong trào đấu tranh ở các nước nói chung, các dân tộc thuộc địa nói riêng
phát triển mạnh mẽ.2 Cụ thể:
+ Những biến động về kinh tế:
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp ra sức vơ vét tối đa nhân lực vật lực và tài lực để
gánh đỡ những tổn thất và thiếu hụt của Pháp trong chiến tranh.
Pháp tăng thuế, bắt nhân dân Việt Nam mua công trái, vơ vét lương thực, nông lâm sản,
kim loại... đem về Pháp.
Sự cướp bóc của Pháp ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế – xã hội Việt Nam.
+ Tình hình phân hóa xã hội:
Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế trong chiến tranh đã tác động mạnh
đến sự phân hóa xã hội Việt Nam.
Nạn bị bắt lính và những chính sách trong nơng nghiệp đã làm sức sản xuất ở nông thôn
giảm sút nghiêm trọng, đời sống nông dân bị bần cùng.
Giai cấp công nhân lớn lên về số lượng, đặc biệt trong hai ngành khai mỏ và trồng cao su.

1 Tình hình thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lichsuvietnamvn.
2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính

trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr. 17-18.
5


Lớp L02

Nhóm 1


Tư sản Việt Nam dần thốt khỏi sự kiềm chế của người Pháp và phát triển: Bạch Thái
Bưởi, Nguyễn Hữu Thụ.
Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị phát triển rõ rệt về số lượng.
Tư sản và tiểu tư sản tăng về số lượng nhưng chưa trở thành giai cấp. Họ giữ những vai trị
kinh tế, chính trị nhất định, song lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc thời kỳ này vẫn
là công nhân và nông dân1.
 Chủ nghĩa Mác – Lê-nin ra đời.
Vào giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ đặt
ra yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lý luận khoa hoc với tư cách là vũ khí tư tưởng của
giai cấp cơng nhân đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Trong hoàn cảnh đó, chủ nghĩa Mác
ra đời, sau được Lê-nin phát triển và trở thành chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Chủ nghĩa Mác –
Lê-nin đã khảng định vai đò của của đảng cộng sản trong phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1948) xác định: những người cộng sản ln
ln đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào; là bộ phân kiên quyết nhất trong các đảng
công nhân ở các nước; họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả của phong trào vô
sản2. Mọi hoạt động của Đảng phải hướng đến giai cấp công nhân nhưng Đảng phải đại biểu
quyền lợi của tồn thể nhân dân lao động bởi vì giai cấp cơng nhân chỉ có thể giải phóng
được mình nếu đồng thời giải phóng cho các tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội.
Chủ nghĩa Mác – Lê-nin ra đời cũng là tiền đề, động lực cho sự đồn kết của giai cấp vơ
sản trên tồn thế giới: Ngay trong tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1948), Ăng-ghen đã nói:
“Vơ sản tất cả các nước đồn kết lại!”. Sau này, trong thời đại đế đế quốc chủ nghĩa, Lê-nin
đã phát triển khẩu hiệu trên thành: “Giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên toàn
thế giới hãy đoàn kết lại!”.
Kể từ khi chủ nghĩa Mác – Lê-nin ra đời, phong trào yêu nước, phong trào công nhân đã
phát triển mạnh theo khuynh hướng vô sản trên tồn thế giới nói chung và trên các nước
thuộc địa nói riêng, trong đó có Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng và phát triển sáng

1 />2 C. Mác và Ph. Angwghen(1995): Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 614-615.

6



Lớp L02

Nhóm 1

tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, sáng lập ra Đảng Cộng sản
Việt Nam.
 Cách mạng tháng Mười Nga thành công và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản.
Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Đối với nước Nga, đó là
cuộc cách mạng vơ sản, nhưng đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thì đó cịn là
một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Cách mạng tháng Mười Nga là tấm gương sáng về
sự giải phóng dân tộc bị áp bức, mở ra một thời đại mới: “thời đại cách mạng chống đế
quốc, thời đại giải phóng dân tộc”1. Cuộc cách mạng này đã cổ vũ phong trào đấu tranh của
giai cấp công nhân, nhân dân các nước; làm cho phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư
bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương
Đơng có quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa
đế quốc; và là động lực ra đời cho nhiều đảng cộng sản: Đảng Cộng sản Đức, Đảng Cộng
sản Hunggari, Đảng Cộng sản Mỹ, Đảng Cộng sản Nhật Bản….
Tháng 3-1919, đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được tổ chức tại
Mátxcơva. Sự tham gia của 30 nước, gồm cả phương Tây và phương Đông chứng tỏ Quốc
tế Cộng sản là tổ chức của giai cấp lao động của cả các nước thuộc địa và phụ thuộc. Quốc
tế Cộng sản ra đời đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng dân tộc thuộc địa, mở ra
con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức trên lập trường cách mạng vơ sản.
 Tình hình thế giới đầy biến động đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam.
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn
đế quốc chủ nghĩa. Các nước tư bản đế quốc vừa tăng cường bóc lột nhân dân lao động
trong nước vừa xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Tại Việt Nam, năm
1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở
Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.

Về chính trị, thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và
đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ,

1 Hồ Chí Minh(2011): Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.11, tr.164.

7


Lớp L02

Nhóm 1

Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Thực dân Pháp câu kết
với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân Việt Nam.
Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hố, giáo dục thực dân, xã
hội Việt Nam đã diễn ra quá trình phân hoá sâu sắc. Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân
Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nơng dân. Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc
này có sự phân hố. Một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã
tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau.
Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người dân mất
nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân áp bức, bóc lột. Vì vậy, trong xã hội
Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ
và phong kiến, đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong
đời sống dân tộc, đó là mâu thuẫn giữa tồn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm
lược.
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực
dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần
Vương - phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã
chấm dứt ở cuối thế kỷ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (năm 1896). Sang
đầu thế kỷ XX, khuynh hướng này khơng cịn là khuynh hướng tiêu biểu nữa. Phong trào

nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục
năm cũng thất bại vào năm 1913. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa
Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại.
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý
luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới - thời đại cách mạng chống đế quốc,
thời đại giải phóng dân tộc. Cách mạng Tháng Mười Nga đã nêu tấm gương sáng trong việc
giải phóng các dân tộc bị áp bức.
Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) vào tháng 3/1919 đã thúc đẩy sự phát triển
mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản
8


Lớp L02

Nhóm 1

có vai trị quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam.
1.2.

Bối cảnh trong nước.
 Trước khi Pháp xâm lược.

Giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam vẫn là một quốc gia độc
lập, có chủ quyền. Xã hội lúc bấy giờ là xã hội phong kiến thuần nhất, đứng đầu là vua. Tuy
nhiên chế độ phong kiến đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng:
-

Kinh tế: Nông nghiệp sa sút, đất đai phần lớn rơi vào tay địa chủ, cường hào; Nhà nước

không quan tâm đến trị thủy; Nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên. Cơng thương
nghiệp bị đình đốn do nhà nước thực hiên chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta
bị cô lập với thế giới bên ngồi.

-

Xã hội: Hơn 90% dân số là nơng dân, tuy nhiên họ lại khơng có tài sản, đất đai; Hiện
tượng dân lưu tán trở nên phổ biến.
Trong xã hội bấy giờ xuất hiện mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, đặc biệt

là mâu thuẫn giữa nơng dân với địa chủ phong kiến. Vì vậy, phong trào nông dân đứng lên
khởi nghĩa, chống lại triều đình diễn ra khắp nơi.
 Sau khi thực dân Pháp xâm lược.
Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công cửa biển Đà Nẵng, mở
đầu cuộc xâm lược của thực dân phương Tây ở Việt Nam. Mục tiêu của thực dân Pháp là
từng bược biến nước ta thành thuộc địa nửa phong kiến với hai giai đoạn:
-

1858 – 1884: Hồn thành cơng cuộc chinh phục. Kết thúc giai đoạn này, triều đình
phong kiến đã bị khuất phục nhưng nhân dân, dân tộc vẫn tiếp tục đấu tranh.

-

1885 – 1896: Hồn thành cơng cuộc bình định và tiến hành khai thác thuộc địa. Khi thực
hiện công cuộc này, Pháp vẫn gặp nhiều khó khăn khi nhân dân ta không chịu khuất
phục.

Thực dân pháp thực hiện các chính sách cai trị thâm độc với nước ta:

9



Lớp L02

-

Nhóm 1

Về chính trị: Sử dụng chính sách chun chế, cai trị trực tiếp: Vẫn duy trì vua quan triều
đình nhưng đưa thêm những viên quan người Pháp vào nắm giữ các vị trí quan trọng.
Đồng thời, Pháp chia nước ta thành ba xứ:
 Bắc kỳ: Bảo hộ của Pháp.
 Trung kỳ: Tự trị của Pháp.
 Nam kỳ: Thuộc địa của Pháp.
Mỗi xứ dưới sự cai quản của một viên quan Pháp. Ba xứ của Việt Nam kết hợp với Lào và

Campuchia thành Liên bang Đông Dương, dưới sự cai trị của một viên quan Pháp: Tồn
quyền Đơng Dương. Đây là một chính sách thâm độc của Pháp: Trong thì chia rẽ về mặt dân
tộc đối với Việt Nam nhằm dễ dàng đàn áp các cuộc đấu tranh, ngoài thì xóa bỏ tính dân tộc
tại 3 quốc gia và dễ dàng quản lý, tối đa hóa khai thác thuộc địa:
-

Về kinh tế: Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài
nguyên; xây dựng cơ sở công nghiệp; xây dựng hệ thống đường giao thơng, bến cảng
với lý do là “khai hóa văn minh” nhưng thực chất là phục vụ cho lợi ích của chúng.
Ngồi ra, Pháp cịn áp dụng chính sách độc quyền kinh tế: Nắm mọi mặt về kinh tế, mục

đích là khiến nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào Pháp. Cụ thể:
+ Nông nghiệp:
Từ năm 1924 đến 1929, tổng số vốn Pháp đầu tư vào Việt Nam tăng 6 lần so với trước

chiến tranh( tập trung vào cao su và khai mỏ)
Năm 1927, vốn đầu tư vào nông nghiệp của Pháp gấp 10 lần trước chiến tranh.
Nhiều công ty cao su lớn ra đời (như công ty đất đỏ, Công ty Misơlanh..).
+ Công nghiệp:
Tập trung vào khai thác than và khống sản
Nhiều cơng ty than ra đời (công ty Hạ Long, Tuyên Quang, Đông Triều...), tăng cường đầu
tư và khai thác các cơng ty than đã có trước đây.
Một số cơ sở công nghiệp (nhà máy sợi Hải Phòng, nhà máy diêm Hà Nội...).
+ Thương nghiệp
10


Lớp L02

Nhóm 1

Đánh thuế nặng vào hàng ngoại nhập, hàng hoá Pháp tràn vào nước ta ta ngày càng nhiều.
+ Giao thông vận tải
Được xây dựng để phục vụ cho công cuộc khai thác (đường sắt xuyên Đông Dương...)
+ Ngân hàng Đơng Dương
Đại diện cho thế lực tài chính Pháp, nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương1
-

Về văn hóa: Thực hiện chính sách ngu dân, nơ dịch; xây dựng các nhà tù giam giữ người
yêu nước nhằm làm nản lịng nhân dân, mục đích làm họ dần dần khơng cịn tinh thần
đấu tranh; Xây dựng ít trường học, nếu có thì chỉ dạy tiếng Pháp, đây là chính sách đánh
vào giới trẻ, dần dần khiến họ quên tiếng Việt, qn nguồn gốc của mình; khuyến khích
rượu chè, tệ nạn xã hội. Những chính sách văn hóa này của Pháp tác động đến từng
người dân Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của chế độ cái trị thực dân ở
Đông Dương: “Chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn

bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm... Nhà tù nhiều hơn trường học, lúc nào cũng
mở cửa và chật ních người... Ở Đơng Dương, bọn thực dân tìm mọi cách để đầu độc
chúng tơi bằng thuốc phiện và làm cho chúng tơi đần độn bằng rượu”2.
Những chính sách của Pháp nhằm mục đích tăng cường sự cai trị, làm cho tinh thần của

nhân dân đi xuống và tăng cường khai thác thuộc địa. Cũng chính những chính sách này đã
làm xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc:
-

Giai cấp địa chủ: chia thành hai bộ phận:
 Đại địa chủ: Cấu kết với thực dân Pháp tăng cường bốc lột, áp bức nông dân.
 Địa chủ vừa, nhỏ: Bộ phận địa chủ có lịng u nước, căm ghét chế độ thực dân,
tham gia đấu tranh chống Pháp.

-

Giai cấp nông dân: Là giai cấp đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, bị thực dân và
phong kiến áp bức, bốc lột nặng nề. Họ bị bần cùng hóa và càng thêm lòng căm thù đế
quốc, phong kiến tay sai, làm tăng ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại
ruộng đất và quyền sống tự do.

-

Giai cấp công nhân: Xuất phát từ giai cấp nông nhân bị mất ruộng đất, họ chọn con
đường vào các nhà máy, xí nghiệp làm th thay vì làm th cho địa chủ. Vì xuất thân từ

1 />2 Hồ Chí Minh(2011): Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.1, tr.33-34

11



Lớp L02

Nhóm 1

giai cấp nơng dân nên họ có liên hệ mật thiết với giai cấp nông dân. Đặc điểm nổi bật
của tầng lớp này là: “Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam, và vừa lớn lên nó đã
sớm tiếp thụ ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin” 1.
-

Giai cấp tư sản Việt Nam: Chia thành hai thành phần: Tư sản mại bản và tư sản dân tộc.
Trong đó tư sản dân tộc là tâng lớp có tinh thần dân tộc, mâu thuẫn với thực dân đế
quốc. Ngay từ khi ra đời, tư sản Việt Nam đã bị tư sản Pháp và tư sản người Hoa cạnh
tranh, chèn ép. Do đó, thế lực kinh tế và địa vị chính trị của họ nhỏ bé, yếu ớt. Vì vậy,
giai cấp tư sản Việt Nam không đủ điều kiện để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân
chủ đi đến thành công.

-

Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: Bao gồm học sinh, trí thức, viên chức và những người
làm nghề tự do. Đây là lực lượng có tinh thần cách mạng cao.
Những chính sách cai trị này đã làm xuất hiện những mâu thuẫn mới trong xã hội Việt

Nam: Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược; Mâu thuẫn giữa nông
dân với địa chủ phong kiến. Những mâu thuẫn này dẫn đến thực tiễn là Việt Nam phải đặt ra
hai nhiệm vụ cách mạng: Một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho
dân tộc, tự do cho nhân dân; Hai là xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho
nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nhân dân. Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc
là nhiệm vụ hàng đầu.
II. QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC CỦA LỊCH SỬ DÂN TỘC ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM:
2.1. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến:
 Phong trào yêu nước chống Pháp (1858-1884):
Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến được trang bị vũ khí
thuộc loại hiện đại nhất, các khẩu đại bác đều là loại có sức cơng phá lớn và khả năng sát
thương cao, mở đầu cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Chỉ trong ngày đầu nổ súng, hầu hết
những đồn phịng thủ của ta ở phía đơng sơng Hàn đều bị hạ 12. Ngay từ ngày đầu ngày 2-91858, khi vừa đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự
1 Lê Duẩn(2008): Tuyển tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.551
2 Theo cổng thông tin điện tử Đà Nẵng: />
id=2962&_c=36
12


Lớp L02

Nhóm 1

quyết liệt của nhân dân và quân đội do Nguyễn Tri Phương chỉ huy. Ngày 5-6-1862, triều
đình nhà Nguyễn ký Điều ước dâng ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp nhưng nhân dân
không đầu hàng, khởi nghĩa diễn ra ngày càng rộng khắp và quyết liệt.
Ngay từ khi Pháp tiến đánh Gia Định, năm 1959, Trương Định đã tập hợp nghĩa quân
tiến hành chống giặc ngay tại trung tâm thành phố. Khi triều đình đầu hàng ký Hiệp ước
Nhâm Tuất, ông kiên quyết chống lại, treo cờ” Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”, tức
hai ơng Phan, Lâm bán nước, triều đình bỏ rơi dân chúng. Ơng chuyển lực lượng về Gị
Cơng và phát triển phong trào chống Pháp ở khắp các tỉnh Nam bộ, chiếm giữ cả trục đường
Gia Định- Biên Hoà. Nghĩa quân của ông đã phối hợp với lực lượng chống Pháp của nhân
dân Campuchia do nhà sư PuKumPo lãnh đạo. Sau khi Trương Định mất, con ông là Trương
Quyền tiếp tục khởi nghĩa đến tháng 4-1866 mới chịu thất bại.
Ngay khi Pháp tiến đánh Gia Định, năm 1959, Trương Định đã tập hợp nghĩa quân tiến
hành chống giặc. Ông chuyển lực lượng về Gị Cơng và phát triển phong trào chống Pháp ở

khắp các tỉnh Nam bộ Nhân dân suy tôn ông là Bình Tây Đại ngun sối.
Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực kéo dài từ tháng12-1861 đến tháng 9-1868
mới chịu thất bại nhưng ý chí bất khuất, kiên cường của ông đã được khẳng định “Bao giờ
người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kỳ (6-1867), phong trào kháng chiến chống
Pháp của nhân dân lại tiếp tục dâng lên mạnh mẽ. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Phan
Tôn, Phan Liêm (con Phan Thanh Giản) năm 1867; khởi nghĩa của Phan Tòng năm 1868 ở
Ba Tri (Bến Tre), khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân ở Tân An, Mỹ Tho (Tiền Giang) ...
Nhân dân Nam kỳ quyết tử vì nền độc lập, tự do của tổ quốc đã làm thất bại ý đồ thắng
nhanh của thực dân Pháp.
Phẫn uất trước việc triều đình Huế ký Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874), quân dân Hà
Nội, khắp nơi nhân dân miền Bắc nổi dậy chống Pháp. Ở Hải Dương có phong trào của Hộ
đốc Lê Hữu Thường, ở Thái Bình có Nguyễn Mậu Kiến, ở Nam Địch có Phạm Văn Nghị,
Nguyễn Hiền … Quân dân Bắc Ninh, Sơn Tây phối hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh
Phúc hình thành thế bao vây uy hiếp giặc ở à Nội. Ngày 21-12-1873, quân ta đã chặn đánh
giết chết viên Tổng chỉ huy Ph. Gácniê và nhiều lính Pháp ở Cầu Giấy.

13


Lớp L02

Nhóm 1

Ngày 19-5-1883, cũng tại Cầu Giấy, trong chớp nhoáng, quân dân ta đã đánh thắng
thực dân Pháp lần thứ hai, tiêu diệt tổng chỉ huy H.Rivie, 5 sĩ quan và nhiều binh sĩ Pháp
phải bỏ chạy.
Ngày 25-8-1883, thực dân Pháp ép triều Nguyễn ký Hiệp ước Hácmăng gồm
27 điều khoản thừa nhận Pháp được toàn quyền thống trị Việt Nam. Ngày 6-6-1884 triều
đình Huế ký Hiệp ước Patơnốt, công nhận quyền bảo hộ của Pháp đối với Việt Nam. Như

vậy, thực dân Pháp phải mất gần 30 năm (1858-1884) mới chiếm được nước ta. Việc triều
đình lần lượt ký các hàng ước với Pháp đã làm cho nhân dân oán ghét, căm hờn và quyết
tâm đấu tranh chống thực dân Pháp và tay sai phong kiến11.
 Nguyên nhân phong trào yêu nước chống Pháp (1858 - 1884) thất bại bao gồm:
 Ngay từ đầu Triều đình khơng có đường lối kháng chiến đúng đắn, thiên về chủ hồ,
khơng biết dựa vào nhân dân, bạc nhược trước sức mạnh của kẻ thù.
 Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nổ ra sôi nổi mạnh mẽ, tinh thần đấu tranh kiên
cường nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, dễ bị thực dân Pháp từng
bước đàn áp.
 Tương quan so sánh lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ
khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn ta về trình độ tác
chiến và tổ chức quân đội.
 Phong trào Cần Vương (1885-1896)
-

Với việc ký Hiệp ước Pa-tơ-nốt, đất nước ta đã hoàn toàn rơi vào tay thực dân Pháp,
đánh dấu sự đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn. Tuy vậy, trong nội các của triều
Nguyễn vẫn có những người khơng chịu kiếp sống quỳ, đứng đầu là Tôn Thất
Thuyết.

Sau khi vua Tự Đức chết, Hàm Nghi lên ngơi, đại thần phụ chính Tơn Thất Thuyết thấy
Nam triều chưa đủ sức kháng cự nên đành chấp nhận nhiều yêu sách của Pháp. Mặt khác, bí
mật chuẩn bị lực lượng, vũ khí để chuẩn bị đối phó2.
-

Ngày 1 tháng 7 năm 1885, đại tướng toàn quyền Đờ Cuốcxi từ Hải Phịng vào Huế
để gây hấn. Thấy tình hình không thể nhân nhượng được nữa, đêm 4 tháng 7 năm
1 Theo cổng thông tin điện tử Đà Nẵng: />
id=2962&_c=36
2 Theo />

14


Lớp L02

Nhóm 1

1885 (đêm 22 rạng 23 năm Ất Dậu), Tôn thất Thuyết ra lệnh cho quân Nam triều tấn
công bất ngờ vào Mang Cá, toà Khâm sứ Pháp. Nhưng do vũ khí q thơ sơ, lực
lượng mỏng nên cuộc tấn công bị thất bại. Quân Pháp phản công, kinh thành Huế
thất thủ. Tôn thất thuyết tập hợp tướng sĩ cùng nhà vua và hoàng gia chạy khỏi kinh
thành.
Sau khi vua Tự Đức mất, Hàm Nghi lên ngôi, đại thần phụ chính Tơn Thất Thuyết thấy
Nam triều chưa đủ sức kháng cự nên đành chấp nhận nhiều yêu sách của Pháp. Mặt khác, bí
mật chuẩn bị lực lượng, vũ khí để chuẩn bị đối phó.
-

Ngày 1 tháng 7 năm 1885, đại tướng tồn quyền Đờ Cuốcxi từ Hải Phịng vào Huế
để gây hấn. Thấy tình hình khơng thể nhân nhượng được nữa, đêm 4 tháng 7 năm
1885 (đêm 22 rạng 23 năm Ất Dậu), Tôn thất Thuyết ra lệnh cho qn Nam triều tấn
cơng bất ngờ vào Mang Cá, tồ Khâm sứ Pháp. Nhưng do vũ khí q thơ sơ, lực
lượng mỏng nên cuộc tấn công bị thất bại. Quân Pháp phản công, kinh thành Huế
thất thủ. Tôn thất thuyết tập hợp tướng sĩ cùng nhà vua và hoàng gia chạy khỏi kinh
thành.

Sau một thời gian bí mật chuẩn bị lực lượng, xây dựng các đồn dọc theo sườn phía Đơng
Trương Sơn, chuyển vũ khí và lương thực ra căn cứ Tân Sở (Tam Lộc, Quảng Trị), Tôn Thất
Thuyết cùng phái chủ chiến đã chủ động tấn công vào căn cứ chiếm đóng của Pháp tại kinh
thành Huế. Thất bại trước sự phản công của thực dân Pháp, Tôn Thất Thuyết phải rước vua
Hàm Nghi chạy ra Sơn Phòng - Quảng Trị rồi lấy danh nghĩa nhà vua ban Chiếu Cần Vương

(13-7-1885). Chiếu Cần Vương tập trung tố cáo những âm mưu thâm độc, thủ đoạn trắng
trợn, man rợ của thực dân Pháp đối với người dân Việt Nam, đồng thời kêu gọi văn thân, sỹ
phu yêu nước và nhân dân cả nước đứng lên “phò vua giúp nước”.
-

Hưởng ứng Chiếu Cần Vương, với lòng “trung quân ái quốc”, căm ghét thực dân
Pháp, dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sỹ phu yêu nước, nhân dân ta đã sôi nổi
đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Phong trào Cần Vương có thể chia thành
hai giai đoạn:

* Giai đoạn từ 1885 đến 1888: đây là giai đoạn phong trào Cần Vương đặt dưới sự chỉ huy
tương đối thống nhất của triều đình, dưới sự chỉ huy của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
Mở đầu là các cuộc nổi dậy của Văn Thân Nghệ An và Hà Tĩnh và sau đó liên tục các cuộc
nổi dậy ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hố, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh
15


Lớp L02

Nhóm 1

Hồ, Thái Bình, Nam Định… nên thời kỳ này phong trào nổ ra rầm rộ tại các tỉnh Bắc và
Trung Bộ. Khi vua Hàm Nghi bị bắt ngày 1/11/1888, phong trào vẫn tiếp tục kéo dài đến thế
kỷ XIX và có xu hướng ngày càng đi vào chiều sâu.
-

Các cuộc khởi nghĩa nổ ra sôi nổi nhất ở miền Trung. Từ Thanh Hoá vào Nghệ An,
Hà Tĩnh Quảng Bình, Quảng Ngãi và ra nhiều tỉnh ở Bắc kỳ. Ở Hà Tĩnh, Lê Ninh và
ấm Võ đã lãnh đạo thân hào nhân sĩ và nhân dân chiếm tỉnh thành, bắt bọn việt gian
Trịnh văn Báu, Lê Đạt chống lại phong trào Cần vương. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa

của Đinh Cơng Tráng ở Ba Đình, Thanh Hố (1886-1887). Triều đình Huế dưới sự
chỉ đạo của thực dân Pháp đã cử Hồng Kế Viêm ra Quảng Bình dụ vua Hàm Nghi
và quan cựu thần về hàng. Việc không thành, Pháp đã xoay sang kế hoạch dùng vũ
lực, mượn tay kẻ phản trắc Trương quang Ngọc để bắt Hàm Nghi, tiêu diệt lực lượng
Cần Vương.

-

Đêm 26-9-1888, vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và bị lưu đày sang An-giê-ri
(Bắc Phi), một thuộc địa của Pháp. Ơng sống an trí tại một biệt thự ở làng ALbiar
ngoai ô thành phố ALger. Mặc dù ông bị bắt, song phong trào đấu tranh võ trang
chống thực dân Pháp vẫn tiếp tục phát triển về cả bề rộng và bề sâu.

* Giai đoạn từ 1888 đến 1896: Giai đoạn này khơng cịn sự chỉ đạo của các “thủ lĩnh” Cần
Vương, số lượng của các cuộc khởi nghĩa có giảm đi nhưng lại hình thành những trung tâm
kháng Pháp lớn và diễn ra những trận chiến đấu một mất một còn với kẻ thù như:
-

Khởi nghĩa Ba Đình năm (1881-1887) do Đốc học Phạm Bành và Đinh Công Tráng
lãnh đạo, dựa vào địa thế của ba làng Mởu Thịnh, ThươngThọ, Mã Khê, nghĩa quân
đã xây dựng Ba Đình thành một cứ điểm kháng Pháp kiên cố. Nghĩa quân Ba Đình
Ba Đình với tinh thần chiến đấu quả cảm, quyết tâm cao và sự giúp đỡ của nhân dân
đã đánh lui nhiều đợt tấn công của địch, tiêu diệt hàng trăm tên. Ngoài việc xây dựng
và bảo vệ căn cứ nghĩa qn Ba Đình cịn tổ chức các cuộc phục kích, chặn đánh các
đồn xe địch và tập kích tiêu diệt các tốn qân của giặc đi lẻ. Trước sự phát triển lớn
mạnh của nghĩa quân thựcdân Pháp dã huy động một lực lượng lớn quân lính đàn áp
nghĩa quân tuy chiên đấu dũng cảm nhưng do lực lượng quá chênh lệch cuối cùng
khởi nghĩa đã thất bại, căn cứ Ba Đình vỡ, một bộ phận nghĩa quân rút lên rừng núi
gia nhập các toán nghĩa binh khác.
16



Lớp L02

-

Nhóm 1

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1882-1893) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, địa bàn là vùng
lau lách um tùm thuọc các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Mỹ Hào (Hưng Yên).
Đựoc nhân dân ủg hộ, nghĩa quân Bãi Sậy đã thoắt ẩn, thoắt hiện áp dụng có hiệu
quả chiến thuật du kích, gây cho địch nhiều tổn thất. Trong suốt mười năm, nghĩa
quân Bãi Sậy hoạt động quấy rối, tiến cơng, tiêu hao sinh lực địch. Nhiều cuộc phục
kích, đánh địn, chặn đường giao thơng diễn ra liên tục ở khắp nơi gây cho địch
những tổn thất nghiêm trọng. Ngày 11/11/1888 nghĩa quân tổ chức đánh úp đội quân
địch ở Liêu Trung (Mĩ Hào, Hưng Yên ) diệt ba mươi mốt tên trong đó có tên chỉ
huy, gây tiếng vang lớn , làm nức lịng nhân dân để đối phó với nghĩa quân thực dân
Pháp đã tập trung binh lực và sử dụng các tên tay sai như Nguyễn Trọng Hợp, Hoàng
Cao Khải mở cuộc càn quét lớn nhằm vào xung quanh Bãi Sậy, rồi bao vây chặt
nghĩa quân . Nghĩa quân chiến đấu anh dũng song cuối cùng khởi nghĩa đã hoàn tàon
thất bại, những người lãnh đạo đều hy sinh.

-

Khởi nghĩa Hùng Lĩnh năm (1887-1892) do Tống Duy Tân và Cao Điển lãnh đạo căn
cứ chính là Hùng Lĩnh, ngồi ra nghĩa qn cịn mở rộng hoạt động đến các vùng tả
hữu ngọn sông Mã, phối hợp với Đề Kiều, Đốc Ngữ chống phá ở vùng hạ lưu sơng
Đà, với Phan Đình Phùng ở Hưng Khê. Về tổ chức, nghĩa quân Hùng Lĩnh lập ra các
cơ sở (khoảng 200 người) lấy tên huyện đặt tên cho đơn vị như Tống Thanh Cơ,
Nông Thanh Cơ… trong những năm 1889, 1890, nghĩa quân đã tổ chức những trận

đánh lớn, gây cho địch nhiều tổn hại. Sau các cuộc càn quét của địch, nghĩa quân
phải ở dần lên vùng Tây Bắc của Thanh Hoá. Tại đây họ được bổ sung thêm lực
lượng và đẩy mạnh hoạt động 3/1980, thực dân Pháp liên tiếp mở các cuộc hành
quân càn quét, địa bàn hoạt động của nghĩa quân bị thu hẹp nhiều và cuối cùng cũng
bị thất bại.

-

Khởi nghĩa Hương Khê: Năm (1885-1888) do Phan Đình Phùng lãnh đạo.Cuộc hởi
nghĩa phát triển qua hai giai đoạn: Thời kỳ xây dựng lực lượng năm (1885-1896) và
thời kỳ chiến đấu của nghĩa quân năm (1888-1896) trên cơ sở của một loạt các cuộc
nổi dậy hưởng ứng chiếu cần vương nổ ra từ năm 1885, trong đó cps các cuộc khởi
nghĩa của Lê Ninh (La Sơn), Cao Thắng(Hương Sơn), Nguyễn Thạch, Ngô Quảng,
Hà Văn Mĩ (Nghi Xuân)… Phan Đình Phùng đã tập hợp và phát triển thành một
phong trào chống Pháp có quy mơ lớn bao gồm bốn tỉnh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
17


Lớp L02

Nhóm 1

Bình. Người trợ thủ đắc lực nhất của Phan Đình Phùng là và cũng là một chỉ huy
xuất sắc của khởi nghĩa Hương Khê là Cao Thắng. Dựa vào địa hình núi non hiểm
trở của bốn tỉnh nghĩa quân Hương Khê lập một căn cứ kháng Pháp, trong đó có các
căn cứ nổi tiếng như là Cồn Chùa, Thương Bồng, Hạ Bồng, Vụ Quang… và quan
trọng nhất là căn cứ Vụ Quang. Điểm nổi bật của khởi nghĩa Hương Khê là một tổ
chức tương đối chặt chẽ và quy mô rộng lớn và họt động dai dẳng của nó. Nghĩa
quân Hương Khê được tổ chức thành mười lăm quân quân thứ các quân thứ này
mang tên địa phương là con thứ (Huyện Cam Lộ), Hương Thứ (Huyện Hương Sơn)


Sang đầu năm 1891, địch đã bình định được Nghệ An, Hà Tĩnh nhưng nghĩa quân vẫn hoạt
động mạnh. Đầu năm 1892, họ đánh địch ở nhiều nơi và ngày 23/8/1892 tập kích thị xã Hà
Tĩnh, phá nhà lao, giải phóng tù nhân. Tuy nhiên sau các cuộc chiến đấu liên tục, lực lượng
nghĩa quân ngày một hao mòn. Trong khi đó các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hùng
Lĩnh đang lần lượt bị dập tắt, Pháp có điều kiện tập trung để tiêu diệt khởi nghĩa. Sau cuộc
đánh lớn nhằm phá thế bao vây của địch, chủ tướng Phan Đình Phùng, Cao Thắng bị thương
và hi sinh. Khởi nghĩa Hương Khê, sau mười năm, hoạt động trên một địa bàn rộng lớn đến
đây chấm dứt. Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong phong trào Cần Vương chống Pháp
cuối thế kỷ XIX. Phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX là phong trào dân tộc yêu nước
chống thực dân Pháp và bọn vua quan phong kiến. Phong trào tuy thất bại nhưng đã khẳng
định tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc ta. Thất bại của phong trào này đánh dấu sự
chấm dứt thời kỳ đấu tranh chống ngoại xâm trong khuôn khổ hệ tư tưởng phong kiến.
Nguyên nhân thất bại của Phong trào Cần Vương (1885-1896):
 Tính chất địa phương: sự thất bại của phong trào Cần Vương có nguyên nhân từ sự
kháng cự chỉ có tính chất địa phương. Các phong trào chưa quy tụ, tập hợp thành một
khối thống nhất đủ mạnh để chống Pháp. Các lãnh tụ Cần Vương chỉ có uy tín tại nơi
họ xuất thân, tinh thần địa phương mạnh mẽ làm họ chống lại mọi sự thống nhất
phong trào trên quy mô lớn hơn. Khi các lãnh tụ bị bắt hay chết thì quân của họ hoặc
giải tán hay đầu hàng.
 Quan hệ với dân chúng: các đạo quân này khơng được lịng dân q nhiều lắm bởi để
có phương tiện sống và duy trì chiến đấu, họ phải đi cướp phá dân chúng.
18


Lớp L02

Nhóm 1

 Mâu thuẫn với tơn giáo: sự tàn sát vô cớ những người Công giáo của quân Cần

Vương khiến giáo dân phải tự vệ bằng cách thông báo tin tức cho phía Pháp. Những
thống kê của người Pháp cho biết có hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương giết
hại.
 Mâu thuẫn sắc tộc: Chính sách sa thải các quan chức Việt và cho các dân tộc thiểu số
được quyền tự trị rộng rãi cũng làm cho các sắc dân này đứng về phía Pháp. Chính
người Thượng đã bắt Hàm Nghi, các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt
đường liên lạc của quân Cần Vương với Trung Hoa làm cạn nguồn khí giới của họ.
Quen thuộc rừng núi, họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả.
 Lực lượng và chiến thuật: các cuộc khởi nghĩa không đủ mạnh, chỉ có thể tấn cơng
vào những chỗ yếu, sơ hở của địch; không đủ khả năng thực hiện chiến tranh trực
diện với lực lượng chính quy của địch
 Tinh thần chiến đấu: Ngoại trừ một số thủ lĩnh có tinh thần chiến đấu đến cùng và
chết vì nước, khơng ít thủ lĩnh qn khởi nghĩa nhanh chóng bng vũ khí đầu hàng
khi tương quan lực lượng bắt đầu bất lợi cho quân khởi nghĩa, khiến phong trào
nhanh chóng suy yếu và tan rã.
 Phong trào nông dân Yên Thế
Giai cấp nông dân khao khát độc lập và ruộng đất, hăng hái chống đế quốc và phong kiến.
Họ là lực lượng đông đảo, là chỗ dựa của triều đại phong kiến Việt Nam chống lại sự xâm
lược của các thế lực phong kiến phương Bắc trong lịch sử. Khi đất nước bị thực dân Pháp
xâm lược, họ đã vùng dậy đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù, tiêu biểu là cuộc khởi
nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (1883-1913).
Dưới sự lãnh đạo của vị thủ lĩnh trí dũng song tồn, phong trào n Thế ngày càng thu hút,
lơi kéo được anh hùng hào kiệt khắp nơi như Đội Văn, Lãnh Giới, Tánh Thiệt...
Với lối đánh du kích, tập kích, trận địa biến hố khơn lường, phong trào n Thế đã gây cho
thực dân Pháp nhiều nỗi kinh hoàng, khiếp đảm, chúng đã phải rất khó khăn trong việc đối
phó với quân khởi nghĩa. Thực dân Pháp chỉ sát hại được ông khi Lương Tam Kỳ phản bội.
Phong trào nông dân Yên Thế đã chứng tỏ khả năng to lớn của nơng dân Việt Nam, đặc
biệt là tài trí của người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám, phản ánh lòng yêu nước, căm
thù giặc sâu sắc của những người nông dân nghèo nhưng cuối cùng bị thất bại.
19



Lớp L02

Nhóm 1

Sự thất bại sau 30 năm đánh giặc theo lối du kích của cụ Hồng Hoa Thám trong khn
khổ ý thức hệ phong kiến chứng tỏ đó khơng phải là con đường cứu nước có hiệu quả.
Khi các phong trào này ngừng tiếng súng thì cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước ở
nước ta diễn ra sâu sắc.
Trong điều kiện đó, nhiều người yêu nước Việt Nam hướng ra nước ngồi, tìm đến những
con đường cứu nước mới, giải phóng dân tộc như: Con đường duy tân của Nhật Bản (1860),
con đường Cách mạng tư sản Pháp (1789), con đường cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc
(1911).
Vào đầu thế kỷ XX, nước Nhật từ sau cuộc vận động duy tân đã trở thành nước đế quốc
chủ nghĩa, đã đánh bại Nga Hoàng trong chiến tranh Nga-Nhật (1905). Cuộc cách mạng nổ
ra ở Nga (1905) nhưng không thắng lợi. Cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) đã
đánh đổ triều đình Mãn Thanh, lập ta nước Trung Hoa dân quốc. Những sự kiện trên đây đã
ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào yêu nước Việt Nam.
Nguyên nhân thất bại:
 Tư tưởng lãnh đạo của Đề Thám (chủ hòa) không hợp với nhiều nghĩa quân (chủ
chiến).
 Nhiều nghĩa quân đã bị trói buộc vào tình trạng tá điền khơng công cũng gây nên sự
rạn nứt trong nội bộ của nghĩa quân.
 Nghĩa quân Yên Thế chưa lấy được lòng dân do đơi khi nghĩa qn vẫn cướp bóc,
sách nhiễu dân chúng.
 Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa chỉ là để giữ một vùng đất nhỏ độc lập với chính quyền
của Pháp, chỉ phù hợp với nông dân lưu tán cư trú ở Yên Thế, mà không cuốn hút
được các thành phần xã hội khác ở Việt Nam lúc đó.
 Thiếu cộng tác với các phong trào chống Pháp khác tại Việt Nam lúc đó.

 Do Pháp cấu kết với lực lượng phong kiến.
 Nguyên nhân thất bại của phong trào u nước theo hệ tư tưởng phong
kiến:
 Khơng có đường lối cứu nước đúng đắn, thiếu tổ chức có khả năng dẫn dắt và lãnh
đạo.
20


Lớp L02

Nhóm 1

 Dựa vào uy tính cá nhân của từng người chứ không đựa vào quần chúng và ngân dân
lao động.
 Sử dụng khuynh hướng lỗi thời, lạc hậu, vữ khí thơ sơ nghèo nàn, chủ trương nóng
vội. Tư tưởng phong kiến đã khơng cịn phù hợp nữa.
2.2. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản
 Phong trào Đông Du:
Đầu năm 1905, Phan Bội Châu vượt biển qua Nhật Bản “cầu viện”. Việc không
thành, Cụ Phan Bội Châu lập tức chuyển thành “cầu học” và kịp thời phát động phong trào
tuyển chọn thanh niên yêu nước qua Nhật Bản học tập, đào tạo nhân tài để chuẩn bị cho
cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước “Việt Nam mới” văn minh và tiến bộ.
Ban đầu Phan Bội Châu đưa ba thanh niên là: Nguyễn Thức Canh, Nguyễn Điển, Lê Khiết
sang, tiếp đó là đồn năm người trong số đó có hai anh em Lương Ngọc Quyến và Lương
Nghị Khanh (là con cụ Lương Văn Can). Năm 1906, Cường Để (hội chủ Duy Tân Hội)
cũng bí mật sang Nhật được bố trí học ở trường Trấn Võ. Phong trào này được gọi là phong
trào Đông Du. Lực lượng lòng cốt phong trào là Duy Tân hội (do Phan Bội Châu và hơn 20
đồng chí khác thành lập năm 1904, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt
Nam) và Phan Bội Châu thực hiện. Những hoạt động yêu nước của phong trào đầy sôi nổi
và khí thế từ năm 1905 đến năm 1908. Phong trào Đơng Du có mục đích kêu gọi thanh niên

Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành
lại độc lập cho nước nhà.
Trong q trình hoạt động Đơng Du tại nước ngoài, Phan Bội Châu cũng thành lập ra “một
tiểu cơ quan” gọi là Việt Nam thương đồn Cơng hội ở Hương Cảng, nó là một địa điểm
liên lạc, là “hộp thư trung chuyển” giữa chặng đường từ Việt sang Nhật.
Đến năm 1908 số học sinh Việt Nam tại Nhật lên tới 200 người. Chương trình học tập khá
đa dạng, sáng và trưa dạy tiếng Nhật, “học tri thức phổ thông”, buổi chiều dạy “tri thức
quân sự”, đặc biệt là “tập luyện thao tác quân sự”, nhằm đào tạo những người có trình độ
văn hóa và qn sự cần thiết chuẩn bị cho công cuộc bạo động đánh Pháp giành lại độc lập.
Tháng 10 năm 1907, Phan Bội Châu và các đồng chí của ơng đã lập ra Hội Việt Nam Cơng
Hiến (Cơng Hiến Hội), có trương trình riêng. Phan Bội Châu làm Tổng lý kiêm Giám đốc
21


Lớp L02

Nhóm 1

và Kỳ ngoại Hầu Cường Để làm chủ tịch hội. Dưới quyền hành chung của Ban lãnh đạo.
Hội được chia ra thành 4 Bộ, mỗi Bộ đảm nhiệm từng mặt hoạt động của lưu học sinh. Các
ủy viên của Bộ kinh tế đón vai trị trong việc thu, chi và các việc trù bị. Đồng thời họ cũng
là người giỏi vận động, tranh thủ sự giúp đỡ cả trong và ngoài nước. Việt Nam cống hiến rất
chú trọng tổ chức những buổi “sinh hoạt chính trị” giúp học sinh rèn luyện tư tưởng, đạo
đức cách mạng. Tại các chương trình nghị sự, có mặt đơng đủ học viên thì Hội trưởng và
Tổng lý huấn thị trước như khuyến cáo các vấn đề có liên quan đến sinh hoạt, học tập, có
khi bình giảng nội dung một cuốn sách, nhắc nhở nhiệm vụ của các thành viên trước Tổ
quốc. Sau đó tự do trao đổi, giúp đỡ cùng nhau tiến bộ. Hệ thống tổ chức bố trí nhân sự và
điều hành hoạt động ở đây tựa như một “Chính phủ lâm thời” mà lời Phan Bội Châu bộc
bạch.
Tháng 9 năm 1908, khi các học sinh trường Trấn Võ đang làm lễ tốt nghiệp thì Bộ Nội vụ

Nhật hạ lệnh giải tán tổ chức học sinh Việt Nam, tịch thu các văn kiện, đuổi học sinh ra
ngoài nước Nhật. Tháng 2 năm 1909, Phan Bội Châu, Cường Để cũng bị trục xuất ra khỏi
nước Nhật. Phan Bội Châu và các đồng chí của Cụ phải trốn về Trung Quốc rồi qua Xiêm
hoạt động một thời gian chờ đợi những cơ hội mới.1
Nguyên nhân thất bại lúc này đế quốc Pháp đã tìm ra nhiều manh mối của phong trào. Đế
quốc Pháp và phong kiến tay sai lo ngại trước sự phát triển của phong trào Đơng Du đã
nhanh chóng câu kết với giớ cầm quyền Nhật Bản để bóp chết phong trào ngay từ buổi đầu
còn trứng nước. Pháp và Nhật cùng nhau ký kết hiệp ước: Pháp đồng ý cho Nhật vào bn
bán ở Việt Nam, cịn Nhật cam đoan không cho các nhà yêu nước Việt Nam trú ngụ và hoạt
động trên đất Nhật.
 Phong trào Duy Tân:
Năm 1906, Phan Châu Trinh ra Bắc, liên lạc với Lương Văn Can và các thân sĩ Bắc Hà để
lập cơ sở Duy tân ở Bắc (sau đó gần một năm, trường Đơng Kinh Nghĩa Thục được thành
lập). Ơng cũng tìm gặp Đề Thám, sang Quảng Châu gặp Phan Bội Châu rồi cùng sang Nhật
quan sát tình hình chính trị và dân trí nước Nhật, khi bàn luận và biết là khơng cùng chí
hướng với Phan Bội Châu, ơng về nước, xúc tiến con đường Duy Tân.
1 />
luong-cach-mang-nhung-nam-djau-the-ky-xx.html
22


Lớp L02

Nhóm 1

Mùa hè năm 1906, Phan Châu Trinh về nước. Việc làm đầu tiên là gửi một bức thư chữ
Hán cho toàn quyền Jean Beau vạch trần chế độ phong kiến thối nát, yêu cầu nhà cầm
quyền Pháp phải thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Việt và sửa đổi chính sách cai trị để
giúp nhân dân Việt từng bước tiến lên văn minh.1
Liền theo đó, với phương châm "tự lực khai hóa" và tư tưởng dân quyền, Phan Châu Trinh

cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận
động cuộc duy tân. Khẩu hiệu của phong trào lúc bấy giờ là: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu
dân sinh.
 Khai dân trí:
Là bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ, kiến thức khoa
học thực dụng, bài trừ hủ tục và thói xa hoa...
 Chấn dân khí:
Làm cho mọi người thức tỉnh tinh thần tự cường, hiểu được quyền lợi của mình,
dám tố cáo sự hà hiếp bóc lột của quan lại và sự nhũng lạm của cường hào...
 Hậu dân sinh:
Khuyến khích dân học nghề nghiệp, khai hoang làm vườn, lập hội bn và sản
xuất hàng nội hóa.
Ngồi ra, Phan Châu Trinh còn viết bài Tỉnh quốc hồn ca để kêu gọi mọi người
hăng hái duy tân theo hướng dân chủ tư sản.
Nguyên nhân thất bại:
 Các đề nghị cải cách của phong trào Duy Tân còn tản mạn, xa rời thực tế, khơng
phù hợp với hồn cảnh đất nước lúc bấy giờ.
 Quan trọng hơn cả là các đề nghị này không đáp ứng được nguyện vọng của các
tầng lớp nhân dân, do đó khơng được nhân dân ủng hộ.
 Do triều đình Huế bảo thủ, từ chối mọi cải cách và không muốn đổi mới. Điều
này khiến cho xã hội Việt Nam luẩn quẩn trong trong bế tắc của xã hội thực dân

1 />
23


Lớp L02

Nhóm 1


nửa phong kiến, đồng thời cũng khiến các cải cách của phong trào Duy Tân xa rời
thực tế.
 Phong trào của Việt Nam Quang phục hội:
Sau khi phong trào Đông Du tan rã, từ cuối năm 1908 đến năm 1909, phần lớn lưu học
sinh Việt Nam ở Nhật đã về nước. Con đường đào tạo nhân tài, củng cố tổ chức ở Nhật Bản
đã khép lại với Phan Bội Châu. Rời khỏi Nhật, Phan Bội Châu và một số đồng chí của ơng
quay lại Hương Cảng, sau đó là Quảng Đông và cuối cùng qua Đông Bắc Xiêm vừa làm
ruộng, nuôi dưỡng phong trào và đợi thời phục quốc. Tháng 10/1911, cách mạng Tân Hợi ở
Trung Quốc thắng lợi lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, Trung Hoa Dân quốc được
thành lập. Tin này đem đến cho Phan Bội Châu và những đồng chí của mình một niềm tin
tưởng mới. Ông đã viết thư chúc mừng những người bạn cũ ở Trung Hoa và đến tháng
12/1911, ông cùng với những đồng chí của mình trở lại Trung Quốc hoạt động. Với sự giúp
đỡ của những nhà cách mạng Trung Quốc, Phan Bội Châu bắt đầu thực hiện một phương
sách cứu nước mới. Ở đó, ơng đoạn tuyệt hẳn với tư tưởng quân chủ từ thời còn lãnh đạo
Duy tân hội và phong trào Đông Du để hướng theo phương án dân chủ chủ nghĩa của cách
mạng Trung Quốc. Đến tháng 2/1912, tại Quảng Đông (Trung Quốc), một hội nghị gồm đầy
đủ đại biểu của cả ba kỳ Trung – Nam - Bắc đã quyết định thành lập một tổ chức mới. Tôn
chỉ duy nhất của Việt Nam Quang phục hội là đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt
Nam, thành lập Cộng hoà dân quốc Việt Nam.
Sau khi thành lập, Việt Nam Quang phục hội đã chế ra “quốc kỳ”, tổ chức “Quang Phục
quân” với quân kỳ, in “quân dụng phiếu” và lập ra “Hội Chấn Hoa hưng Á”.
Việt Nam Quang phục hội ra đời khi cách mạng Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn thoái
trào, thực dân Pháp và phong kiến tay sai đang đẩy mạnh khủng bố sau những vụ Đông Du,
chống thuế ở Trung Kỳ, đầu độc ở Hà Nội; các sĩ phu yêu nước bị bắt gần hết, nhân dân các
nơi bị sát hại hàng loạt. Đứng trước tình hình đó, các nhà lãnh đạo Việt Nam Quang phục
hội nhận thấy cần có một dấu hiệu gì kịch liệt để “gọi tỉnh hồn nước”, thức tỉnh dân chúng.
Giữa năm 1912, trong lần tiếp 3 uỷ viên của Quang phục hội ở trong nước, Phan Bội Châu
đã nghe họ nói rằng: Muốn vận động quân đội ở trong nước, tất trước phải có một tiếng kinh
thiên động địa thì vận động mới có hiệu lực. Bởi vì họ chỉ muốn cho thành cơng ở nay mai,
nếu kế hoạch bằng hằng năm thì khơng thể thổi họ dậy được”. Chính vì vậy mà ngay sau đó,

24


Lớp L02

Nhóm 1

hội đã cử về một số người thi hành những bản án đối với những tên thực dân đầu sỏ và tay
sai. Trong đó vụ ném tạc đạn vào Khách sạn Gà Trống Vàng trên phố Tràng Tiền Hà Nội đã
giết chết hai cựu sĩ quan Pháp và vụ ám sát Tuần phủ Thái Bình Nguyễn Duy Hàn đã gây ra
tiếng vang lớn.
Nguyên nhân thất bại:
 Đợt khủng bố lớn của thực dân Pháp và tay sai năm 1916 đã tác động và làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tổ chức cũng như hoạt động của hội. Vì vậy sau đó, đây
chính là ngun nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của tổ chức cách mạng này.
 Bên cạnh đó, nguyên nhân khiến phong trào của Việt Nam Quang phục Hội thất
bại đó là do Phan Bội Châu đã sai lầm về mặt tư tưởng. Việc xác định kháng
chiến chống Pháp bằng cách dựa vào Nhật chính là sai lầm lớn nhất của Phan Bội
Châu. Do đó, Phan Bội Châu đã bị ánh hào quang của chiến thắng 1905 của Nhật
Bản làm lu mờ tư tưởng trong khi các sĩ tử đương thời như Lương Khải Siêu,
Phan Châu Trinh đều nhìn thấu sự khơng đúng đắn cho tư tưởng mà Phan Bội
Châu lựa chọn.
 Nguyên nhân thất bại tiếp theo của Việt Nam Quang phục Hội đó chính là chủ
trương cứu nước bằng con đường bạo động. Bởi lẽ trong hoàn cảnh lúc bấy giờ,
khi thực dân Pháp đang đẩy nhân dân ta vào chỗ mê muội, dốt nát thì con đường
bạo động thực sự là khơng phù hợp và hoàn toàn sai lầm.
 Nguyên nhân thất bại phong trào yếu nước theo hệ tư tưởng tư sản:
 Không có đường lối cứu nước đúng đắn, thiếu tổ chức có khả năng lãnh đạo và
dẫn dắt.
 Họ tiếp thu tư tưởng mới nhưng lập trường của họ không ổn định và thiếu đúng

đắn.
 Giai cấp tư sản Việt Nam cịn nhỏ bé cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sứ
giương cao ngọn cờ lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tầng lớp tiểu tư sản
thành thị cũng có bước phát triển rõ rệt về số lượng nhưng cho tới cuối chiến
tranh thế giới thứ nhất, hai giai cấp tư sản và tiểu tư sản vẫn chưa được hình
thành.
25


×