Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Vận dụng nguyên lý về s phát tri ng cu ự ển trong xu hướ ộc cách mạ ệ ng công nghi p 4 0 hi n na tài ti u lu ệ y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.11 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
----o0o----

TIỂU LUẬN MÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN

Đề tài: Vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong xu hướng cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay

Giảng viên hướng dẫn: Mai Thị Thanh

Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Trần Quang Huy
2. Nguyễn Đình Tuấn Ngọc
3. Nguyễn Đức Thái
4. Đồn Thanh Tuấn

Hà Nội tháng 7 2021
1

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................................... 3
NỘI DUNG...................................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1 : Nguyên lý về sự phát triển trong triết học MácLênin................................................................................................................................................. 5
1.1. Nguyên lý về sự phát triển.................................................................................. 5
1.2. Sự phát triển:................................................................................................................ 5
1.3. Tính chất của sự phát triển:................................................................................ 7
1.4. Ý nghĩa phương pháp luận:........................................................................... 7


1.5. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật:.......................... 8
CHƯƠNG 2 : Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.......................................... 12
2.1. Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp:.............................................. 12
2.2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0):.................................13
CHƯƠNG 3 : Thực trạng về kinh tế-xã hội ở Việt Nam trong cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 và khuyến nghị các chính sách..................18
3.1. Thực trạng.................................................................................................................... 18
3.2. Khuyến nghị các chính sách............................................................................... 21
KẾT LUẬN................................................................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 25

2

download by :


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt chiều dài lịch sử, sự phát triển củ a công nghệ luôn đóng vai trị to lớn
trong sự phát triển của đất nước, cụ thể là qua các cuộc cách mạng công nghiệp đã
diễn ra. Hiện nay Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại nhiều nước trên
thế giới, trong đó có Việt Nam, đem đến những đột phá lớn. Đây là những cơ
hội cũng như thách thức lớn đối với sự phát triển của đất nước. Nhận thấy
những tác động của cuộc cách mạng lên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhóm em
quyết định chọn đề tại “Vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong xu hướng cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay” làm đề tài tiểu luận.
2. Tổng quan đề tài

Nói về cách mạng cơng nghiệp 4.0, đã có nhiều đầu sách, bài viết nổi tiếng về
những thách thức và cơ hội trong thời đại cơng nghệ, điển hình như:

+ Cuốn “Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư” của Klaus Schwab đem đến cho ta
những kiến thức cơ bản về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nó mang đến những tác
động cả tích cực lẫn tiêu cực đến chúng ta. Từ đó nâng cao nhận thức về tính tồn
diện và tốc độ của cuộc cách mạng cơng nghệ và tác động đa chiều của nó. Cuốn
sách nhấn mạnh cách mà công nghệ và xã hội cùng tồn tại và khuyến khích

đón nhận những thay đổi mạnh mẽ của công nghệ.
+ Sách “Hướng nghiệp trong thời đại 4.0” của Randall Stross cung cấp cho độc giả một
hướng tư duy mới lạ trong việc lựa chọn phong cách học tập và phát triển, chứng
minh rằng mọi sinh viên đều có thể phát triển tối đa tiềm năng và phát triển mạnh
mẽ nếu được trao cơ hội, bất kể chuyên ngành theo đuổi. Qua những trải nghiệm
thực tế của các sinh viên, cuốn sách đem tới những minh chứng sống

động về sự đa tài của sinh viên được đào tạo theo giáo dục khai phóng.
+ Cuốn sách “Branding 4.0” của Philip Kotler và Piyachart Isarabhakdee đem
đến những kiến thức mới về tác động của công nghệ đến các lĩnh vực kinh
tế nói chung, marketing nói riêng, giúp ta có những kiến thức vững vàng khi
sáng tạo đổi mới, bắt kịp xu thế thời kỳ cả thế giới chuyển mình.
+ “Tác động của Cách mạng cơng nghiệp 4.0 tới hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí Khoa học
xã hội Việt Nam số 8 năm 2019 nói về sự tác động của cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0 tới sự hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam trên nhiều cấp độ khác nhau, cả về hình thức và nội dung.
3. Mục đích nghiên cứu

– Phân tích, làm rõ nguyên lý về sự phát triển.
– Tìm hiểu các cuộc cách mạng công nghiệp đã qua.

3


download by :


– Phân tích các tác động của cuộc “Cách mạng Công nghệ 4.0” đối với các
ngành nghề lĩnh vực kinh tế - xã hội tại Việt Nam.
– Tìm ra các phương hướng, chính sách phát huy chiều hướng tích cực và hạn
chế tiêu cực.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Bài tiểu luận chủ yếu nghiên cứu những tác động của cuộc “Cách mạng công
nghiệp 4.0” đối với các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội tại Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Bài tiểu luận chủ yếu nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích, tổng
hợp và phương pháp luận.
6. Đóng góp của đề tài

Giúp sinh viên nhận biết sâu sắc được tầm quan trọng của cuộc “Cách mạng
công nghiệp 4.0” đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước.
Từ đó nâng cao kiến thức cùng kỹ năng để phát triển nền công nghiệp nước nhà,
nâng cao đời sống xã hội.
7. Kết cấu của đề tài

Bài luận gồm 3 phần:
– Mở đầu
– Nội dung:
+ Chương 1: Nguyên lý về sự phát triển trong triết học Mác – Lê nin
+ Chương 2: Cuộc cách mạng cuộc nghiệp 4.0
+ Chương 3: Thực trạng về kinh tế xã hội ở Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0
và khuyến nghị các chính sách.

– Kết luận

4

download by :


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : Nguyên lý về sự phát triển trong triết học Mác- Lênin
1.1. Nguyên lý về sự phát triển
1.1.1. Định lý nguyên lý về sự phát triển
– Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật,
hiện tượng khách quan phải ln đặt chúng vào q trình ln ln vận động và

phát triển.

1.1.2. Phân tích định nghĩa nguyên lý về sự phát triển:
– Định nghĩa của vận động:
+ Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất là mọi sự biến đổi nói chung.
+ Ph.Ăngghen viết: “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất – tức được hiểu
là phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất - thì
bao gồm mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay
đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”.
– Định nghĩa của phát triển:
– Ta thấy, khái niệm vận động bao trùm lên khái niệm phát triển. Mọi phát triển
đều là vận động, nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển.
– Vận động là phương thức tồn tại và là đặc tính cố hữu của vật chất. Cùng
với đó, phát triển là một dạng vận động đặc biệt, khái quát xu hướng chung
của vận động là từ thấp đến cao, cái mới hoàn thiện hơn thay thế cái cũ đã
lạc hậu, lỗi thời. Vì vậy, nhìn nhận sự vật, hiện tượng phải luôn đặt trong sự

vận động và phát triển, nhờ đó, ta mới có thể có được cái nhìn tổng quan,
chính xác nhất, chung nhất về sự vật, hiện tượng đó.

1.1.3. Vai trị của ngun lý về sự phát triển trong triết học Mác-Lênin:
– Nguyên lý về sự phát triển, song hành với nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến là hai nguyên lý cơ bản, đóng vai trị xương sống trong phép duy vật
biện chứng của triết học Mác-Lênin khi xem xét sự vật, hiện tượng.
– Ăngghen viết: “Phương pháp biện chứng là phương pháp xem xét những
sự vật và những phản ánh của chúng vào tư duy chủ yếu là trong mối liên
hệ qua lại giữa chúng, trong sự móc xích của chúng, trong sự vận động của
chúng, trong sự phát sinh và tiêu vong của chúng”.

1.2. Sự phát triển:
1.2.1. Nhắc lại định nghĩa về sự phát triển:
– Phát triển là quá tình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn.

1.2.2. Hai khái niệm gắn với khái niệm phát triển:
– Tiến hóa:
5

download by :


+ Tiến hóa là một dạng của phát triển, diễn ra từ từ, chậm rãi, thường là
những biến đổi hình thức của tồn tại xã hội từ đơn giản đến phức tạp.
+ Thuyết tiến hóa tập trung giải thích khả năng sống sót, thích ứng của

cơ thể xã hội trong cuộc đấu tranh sinh tồn.
– Tiến bộ:

+ Tiến bộ là sự phát triển mang giá trị tích cực, là một quá trình biến đổi hướng
tới cải thiện xã hội từ chỗ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn so với ban đầu.
+ Ở đây, khái niệm phát triển đã được lượng hóa để đo mức độ trưởng

thành của một lĩnh vực đời sống, đất nước, dân tộc.

1.2.3. Đối tượng mới và đối tượng cũ trong phát triển:
– Đối tượng mới: là cái phù hợp với quy luật tiến hóa, phù hợp với khuynh
hướng tiến bộ của lịch sử.
– Đối tượng cũ: là cái đã trở nên lạc hậu, lỗi thời so với sự tiến bộ của lịch
sử, dần mất đi vai trò tất yếu lịch sử.
– Đối tượng mới sẽ luôn chiến thắng đối tượng cũ:
+ Xét trong mối quan hệ với hoàn cảnh: đối tượng mới mang kết cấu, chức
năng đã được biến đổi để thích nghi, phù hợp với hồn cảnh mới, cịn đối
tượng cũ vẫn chỉ có những yếu tố đã khơng cịn phù hợp. Vì vậy, đối
tượng mới thay thế đối tượng cũ là tất yếu.
+ Xét trong mối quan hệ giữa hai đối tượng trên với nhau: đối tượng mới là
cái nảy mầm, sinh sôi từ trong lòng đối tượng cũ, kế thừa những ưu điểm,
loại bỏ những nhược điểm so với hoàn cảnh mới của đối tượng cũ, đồng
thời, bổ sung thêm những yếu tố mới khơng hề có trong đối tượng cũ. Điều
này khiến cho đối tượng mới vượt trội hơn đối tượng cũ về bản chất.
– Vật chất tồn tại bằng cách không ngừng vận động, sự vận động này giúp
vật chất tích lũy để biến thành đối tượng mới, rồi từ đối tượng mới lại trở
thành đối tượng mới hơn, hay vật chất khơng ngừng chuyển hóa tự trạng
thái bền này sang trạng thái bền khác.

1.2.4. Sự khác nhau về khái niệm phát triển trong quan điểm biện chứng
và quan điểm siêu hình:
– Quan điểm siêu hình, nói chung, phủ nhận sự phát triển, coi sự vật, hiện
tượng luôn luôn ở trạng thái tĩnh, ổn định. Nếu có phát triển thì phát triển ở

đây chỉ là sự tăng lên, giảm xuống về lượng, tuần hồn, lặp đi lặp lại mà
khơng có sự biến đổi về chất, khơng có đối tượng mới được sinh ra thay thế
đối tượng cũ. Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngoài sự vật, hiện tượng.
– Đối lập với quan điểm siêu hình, quan điểm biện chứng coi sự phát triển là sự vận
động đi lên, tích lũy về lượng và có những bước nhảy vọt về chất, có cái mới sinh ra
thay thế cái cũ. Nguồn gốc của vận động, phát triển là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
bên trong sự vật, hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng không ngừng vận động,

6

download by :


phát triển và chuyển hóa nhờ sự tác động lẫn nhau giữa chúng, cùng với
đó là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập bên trong chúng.
– V.I.Lênin cho rằng: học thuyết về sự phát triển của phép biện chứng duy
vật là “hồn bị nhất, sâu sắc nhất và khơng phiến diện”. Quan điểm về phát
triển của phép biện chứng duy vật được xây dựng thành khoa học nhằm
phát hiện ra các quy luật, bản chất và tính phổ biến của vận động, phát triển
của sự vật, hiện tượng trong thế giới.

1.3. Tính chất của sự phát triển:
1.3.1. Tính khách quan:
– Phát triển mang tính khách quan và là khuynh hướng chung của thế giới.
– Nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân vật chất, là mối liên hệ,
đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong nó, chứ khơng phải do tác động
bên ngồi. Tất cả các sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động, phát triển một
cách khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người.

1.3.2. Tính phổ biến:

– Sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực từ tự nhiên đến xã hội, tư duy, từ
hiện thực khách quan đến những khái niệm, phạm trù phản ánh hiện thực
ấy. Nó có ở trong mọi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi giai
đoạn của sự vật, hiện tượng đó.

1.3.3. Tính kế thừa:
– Trong sự phát triển, sự vật, hiện tượng mới ra đời khơng phủ định hồn tồn, phủ
định sạch trơn sự vật, hiện tượng cũ. Đối tượng mới nảy mầm, ra đời từ trong lòng
đối tượng cũ, nên đối tượng mới còn giữ lại, kế thừa có chọn lọc và cải tạo những
yếu tố vẫn có tác dụng, vẫn thích hợp của đối tượng cũ, đồng thời, loại bỏ, bài trừ
những yếu tố đã lỗi thời, lạc hậu, những mặt tiêu cực của đối tượng cũ và thêm vào
những kết cấu, chức năng mới của riêng nó. Tất cả những điều này mới tạo nên
một sự vật, hiện tượng mới phù hợp với hồn cảnh phát triển hiện tại.

1.3.4. Tính đa dạng, phong phú:
– Mỗi sự vật, hiện tượng sẽ có quá trình phát triển khác nhau. Tồn tại ở khơng
gian, thời gian khác nhau, sự phát triển cũng khác nhau. Ngoài ra, sự phát triển
của sự vật, hiện tượng còn phụ thuộc vào các yếu tố, điều kiện tác động lên nó.

1.3.5. Tính phức tạp:
– Phát triển khơng đi theo đường thẳng mà có những lúc thụt lùi và tan rã,
quanh co theo hình xốy trơn ốc. Sự vật, hiện tượng cịn có thể thay đổi
chiều hướng của sự phát triển.

1.4. Ý nghĩa phương pháp luận:
1.4.1. Sau khi nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển, người ta rút ra
nguyên tắc của sự phát triển, nguyên tắc này yêu cầu như sau:
7

download by :



– Khi nghiên cứu cần đặt đối tượng vào sự vận động và biến đổi của nó, để
khơng chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại mà cịn dự báo được khuynh
hướng phát triển của nó trong tương lai.
– Phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn khác nhau nên cần tìm hình thức,
phương pháp tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển đó.

– Sớm phát hiện và ủng hộ cái mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó
phát triển, chống quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
– Biết kế thừa các yếu tố tích cực của cái cũ và phát triển sáng tạo chúng
trong điều kiện mới.

1.4.2. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể:
– Muốn nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng cần xem xét sự vật, hiện
tượng trong khơng gian và thời gian hình thành, tồn tại và phát triển của nó.

1.5. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật:
1.5.1. Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật biểu
hiện thông qua ba quy luật cơ bản:
– Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại,
quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập, quy luật phủ định của phủ định.

1.5.2. Khái niệm quy luật:
– Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu
giữa các đối tượng và nhất định tác động khi có các điều kiện phù hợp.

1.5.3. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về
chất và ngược lại:
– Chất:

+ Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện
tượng làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà khơng phải là sự vật, hiện tượng khác
(giúp phân biệt một sự vật, hiện tượng với các sự vật, hiện tượng khác).
+ Đặc điểm cơ bản của chất là nó thể hiện tính ổn định tương đối của sự

vật, hiện tượng.
– Lượng:
+ Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện
tượng về mặt quy mơ, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng
các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu
vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
+ Đặc điểm cơ bản của lượng là tính khách quan vì nó là một dạng biểu
hiện của vật chất, chiếm một vị trí nhất định trong khơng gian và tồn tại
trong thời gian nhất định.
– Sự phân biệt giữa chất và lượng có ý nghĩa tương đối, tùy theo từng mối quan hệ.

8

download by :


– Độ là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau
giữa chất với lượng, là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó,
sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng
vẫn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác.
– Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó, sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ
cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới, thời
điểm mà tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy. Độ được giới hạn bởi hai điểm nút.


– Bước nhảy là giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật, hiện
tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản
trong sự biến đổi về lượng.
Nội dung quy luật: mọi đối tượng đều là sự thống nhất của hai mặt đối lập
chất và lượng, những sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ
dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất của nó thơng qua bước nhảy, chất mới ra
đời tiếp tục tác động trở lại duy trì sự thay đổi của lượng.
Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích lũy về
lượng để có biến đổi về chất, khơng được nơn nóng hay bảo thủ.
+ Khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách
quan của sự vận động của sự vật, hiện tượng.
+ Trong hoạt động thực tiễn, vừa cần xác định quy mô và nhịp điệu bước
nhảy một cách khách quan, khoa học, vừa cần có quyết tâm để thực hiện
bước nhảy khi điều kiện cho phép.
+ Nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào phương thức liên kết giữa các
yếu tố tạo thành sự vật. Do đó, phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp để tác động
vào phương thức liên kết đó trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật của chúng.

1.5.4. Quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập:
– Mâu thuẫn biện chứng là sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất, vừa đấu
tranh, vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập.

– Thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa
chúng và được thể hiện ở:
+ Các mặt đối lập cần đến nhau để tồn tại, khơng có mặt này thì khơng có mặt
kia.
+ Các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu
tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn.
+ Giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do trong các mặt đối

lập còn tồn tại những yếu tố giống nhau.
– Đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại
theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng và sự tác động đó cũng
khơng tách rời sự khác nhau, đồng nhất giữa chúng trong một mâu thuẫn.
9

download by :


Nội dung quy luật: Mọi đối tượng đều bao gồm những mặt đối lập nhau tạo
thành những mâu thuẫn trong chính nó. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập này là nguyên nhân, động lực bên trong của sự vận động và phát
triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời.
Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Giải quyết mâu thuẫn tuân theo quy luật, điều kiện khách quan. Muốn
phát hiện mâu thuẫn, cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập trong
sự vật, hiện tượng, từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt
động nhận thức và thực tiễn.
+ Phân tích mâu thuẫn cần bắt đầu từ việc xem xét quá trình phát sinh,
phát triển của từng loại mâu thuẫn, xem xét vai trị, vị trí, mối quan hệ và
điều kiện chuyển hóa giữa chúng. Phải biết phân tích cụ thể một mâu
thuẫn và đề ra được phương pháp giải quyết nó.
+ Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các
mặt đối lập, khơng điều hịa mâu thuẫn cũng khơng nóng vội hay bảo thủ.

1.5.5. Quy luật phủ định của phủ định:
– Phủ định biện chứng:
+ Phủ định biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự phủ định làm tiền đề,
tạo điều kiện cho sự phát triển, làm cho sự vật, hiện tượng mới ra đời thay
thế sự vật, hiện tượng cũ và là yếu tố liên hệ giữa sự vật, hiện tượng cũ

với sự vật, hiện tượng mới.
+ Đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là sau hai lần phủ định hoặc
nhiều hơn, sự vật, hiện tượng phát triển có tính chu kỳ theo đường xoáy
ốc. Do giai đoạn sau vẫn bảo tồn những gì tích cực của giai đoạn trước.
– Kế thừa biện chứng:
+ Kế thừa biện chứng là khái niệm dùng để chỉ việc sự vật, hiện tượng
mới ra đời vẫn giữ lại có chọn lọc và cải tạo các yếu tố cịn thích hợp, loại
bỏ các yếu tố khơng cịn thích hợp của sự vật, hiện tượng cũ.
+ Đặc điểm của kế thừa biện chứng là duy trì các yếu tố tích cực của sự
vật, hiện tượng bị phủ định. Các yếu tố được chọn giữ lại sẽ được cải
tạo, biến đổi để phù hợp với sự vật, hiện tượng mới.
– Khâu trung gian chứa đựng những yếu tố cũ, lỗi thời đang dần mất đi và
những yếu tố mới đang xuất hiện, trưởng thành.
– Đường xoáy ốc là khái niệm chỉ sự vận động của những nội dung mang
tính kế thừa có trong sự vật, hiện tượng mới diễn ra theo đường trịn
khơng nằm trên một mặt phẳng tựa như đường xốy trơn ốc.
Nội dung quy luật: Phản ánh mối liên hệ, sự kế thừa thông qua khâu trung gian giữa cái
bị phủ định và cái phủ định. Sự phủ định này khơng phải phủ định hồn tồn mà có

10

download by :


lưu giữ nội dung tích cực của giai đoạn trước, là điều kiện cho sự phát triển. Sự
phát triển có tính chất tiến lên theo đường xốy trơn ốc.
Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự vận động; sự thống nhất giữa tính
tiến bộ và tính kế thừa của sự phát triển. Sau khi trải qua các mắt xích
chuyển hóa, có thể xác định được kết quả cuối cùng của sự phát triển.

+ Giúp nhận thức đúng về xu hướng của sự phát triển.
+ Giúp nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới ra đời phù hợp với
quy luật phát triển.
+ Cần ủng hộ sự vật, hiện tượng mới, tạo điều kiện cho nó phát triển hợp
quy luật; biết kế thừa có chọn lọc những yếu tố tích cực và hợp lý của sự
vật, hiện tượng cũ làm cho nó phù hợp với xu thế vận động và phát triển
của sự vật, hiện tượng mới.

11

download by :


CHƯƠNG 2 : Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
2.1. Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp:
2.1.1. Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ nhất:
– Hồn cảnh ra đời: Vào những năm 1750-1760 nền kinh tế các nước còn
quá đơn giản, quy mô nhỏ, chủ yếu dựa trên sức gỗ, lao động tay chân, sức
nước, sức gió, sức kéo,…. Điều này dẫn đến việc vừa tốn nguồn nhân lực,
vừa không đạt được năng suất như mong muốn. Dẫn đến cuộc cách mạng
công nghiệp lần 1 ra đời, với mong muốn thay đổi phát minh ra các loại máy
móc hoạt động quy mơ lớn sử dụng ít sức người.
– Thành tựu nổi bật:
+ Ngành giao thông vận tải cũng được ra đời với chiếc đầu xe lửa chạy
bằng hơi nước đầu tiên vào năm 1804 với vận tốc lên đến 14 dặm/h.
+ Đặc biệt vào năm 1784 là Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ nhất là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản
xuất, James Watt phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784, châm ngịi cho
sự bùng nổ cơng nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến Châu Âu và Hoa Kỳ.
– Ý nghĩa: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã mang lại nhiều biến đổi

mới. Đã thay thế được hệ thống kỹ thuật truyền thống cũ của thời đại nông nghiệp
bằng một hệ thống kỹ thuật tân tiến với nguồn lực là máy hơi nước và nguyên,
nhiên vật liệu. Ngồi ra cịn tìm kiếm được năng lượng mới là sắt và than đá.

Sự thay đổi đó đã giúp sản xuất được phát triển mạnh mẽ, gia tăng năng
suất đột biến, bứt phá trong nông nghiệp, giúp nền kinh tế các nước đi
lên. Chuyển đổi bộ máy cũ kỹ qua bộ máy sản xuất cơ khí trên cơ sở khoa
học. Làm tiền đề cho nền kinh tế thời đại mới.

2.1.2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai:
– Hồn cảnh ra đời: Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ những năm
1870 đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra. Thời gian này gắn liền với sự
phát triển của các cường quốc công nghiệp như nước Anh, Đức và Hoa Kỳ.
Cuộc cách mạng này là một cuộc cách mạng về khoa học và kỹ thuật.Chuyển
sang sản xuất trên cơ sở điện cơ khí và giai đoạn tự động hóa cục bộ. Sử dụng
năng lượng điện và sản xuất ra dây chuyền sản xuất hàng loạt quy mô lớn.
Được đánh dấu bằng những thành tựu to lớn: Ơ tơ, máy bay, đèn sợi đốt, điện
thoại, tua bin hơi,… Bên cạnh đó cịn có sự phát triển của các ngành vận tải, sản
xuất thép, điên, hóa học và đặc biệt nhất là sản xuất và tiêu dùng.

– Thành tựu nổi bật:
+ Phát minh cốt yếu nhất trong lĩnh vực truyền thông đầu tiên là kỹ thuật in ấn
tang quay dẫn động bằng năng lượng hơi nước. Máy in đầu tiên được ra đời.

12

download by :


+ Động cơ đốt trong chạy trên khí than đá đầu tiên đã được phát triển do

Etienne Lenoir ở Pháp, nơi mà nó đã có một số thành cơng hạn chế như là
một động cơ nhỏ trong công nghiệp nhẹ. Tiền đề tạo ra động cơ đốt trong.
+ Một số phát minh khác như: Năm 1876, Alexander Graham Bell đã phát minh ra
chiếc điện thoại đầu tiên, Năm 1878, Sir Joseph Swan sáng chế ra bóng đèn sợi
đốt, Năm 1884, tua bin hơi được sáng tạo ra bởi Sir Charles Parsons...
– Ý nghĩa: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 ra đời đã mở ra kỷ nguyên của
sản xuất hàng loạt, thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Cơng
nghiệp hóa được lan rộng ra nhiều nước như Nhật Bản, Nga,… Cuộc cách mạng
đã tạo ra những tiền đề thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội có quy mơ thế giới.

2.1.3. Cách mạng cơng nghiệp lần thứ ba:
– Hoàn cảnh ra đời: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 diễn ra từ những
năm 1950 đến cuối những năm 1970 được bắt với sự ra đời và phát triển lan
tỏa công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này
cịn được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay là cuộc cách mạng số.
– Thành tựu nổi bật:
+ Cơ sở hạ tầng điện tử tiến bộ, phát triển về công nghệ kỹ thuật số với
nhiều phát minh được ra đời như: vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại,…
+ Cuộc cách mạng truyền thông và tiếp thị với nhiều cuộc cải cách của cách mạng kỹ
thuật số đối với ngành truyền thông, tiếp thị: Internet bùng nổ, tập dữ liệu lớn

+ Big Data được phát minh, . Các công ty, doanh nghiệp cũng chuyển hướng
kinh doanh. Xu hướng SMAC ( Social, Mobile, Analytics, Cloud ) ra đời.
– Ý nghĩa: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã mang lại nhiều thay đổi
đặc biệt về công nghệ kỹ thuật số. Mang đến nhiều phát minh vĩ đại thay đổi
nền kinh tế lúc bấy giờ. Từ đó cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ra đời.

2.2. Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư (4.0):
2.2.1. Nguồn gốc và hồn cảnh ra đời:
– Ngày nay cùng với sự phát triển của Khoa học Công Nghệ, thế giới ngày

càng đổi mới, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng từ đó mà ra đời.
– Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4 cịn gọi là cơng nghiệp 4.0. Cuộc
cơng nghệ này được tập trung vào công nghệ kỹ thuật số. Phát triển dựa
trên nền tảng cuộc cách mạng 3.0 với sự kết nối thông qua internet vạn vật.
– Kết nối vật lý với kỹ thuật số, trao đổi tương tác giữa các bộ phận, đối
tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con người. Cho các doanh nghiệp chủ
động kiểm soát và nắm bắt được mọi hoạt động dong kinh doanh.
– Cuộc cách mạng này tạo ra động lực giúp thúc đẩy nền kinh tế của nhiều
quốc gia. Chuyển đổi từ nền kinh tế tri thức sang nền kinh tế thông minh, nhà
máy thông minh, sản phẩm thông minh, chuỗi cung ứng cũng thông minh.
13

download by :


– Sự giao thoa và trao đổi các lĩnh vực cơng nghệ đang dần xóa đi các
ranh giới giữa các khâu sản xuất. Giúp sản xuất đạt trình độ cao, tối ưu
hóa cao, lợi ích kinh tế ngày càng đi lên.

2.2.2. Đặc điểm, nội dung, ý nghĩa của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0:
– Nội dung:
+ Tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây lên một cấp độ
hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet vạn vật, truy cập
dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng.
+ Cung cấp một cách tiếp cận liên kết và toàn diện hơn cho sản xuất. Nó

kết nối vật lý với kỹ thuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn
giữa các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con người.
+ Trao quyền cho các chủ doanh nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi
khía cạnh hoạt động của họ và cho phép họ tận dụng dữ liệu tức thời để

tăng năng suất, cải thiện quy trình và thúc đẩy tăng trưởng.
– Đặc điểm:
+ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được bắt nguồn từ một nhóm nhà
khoa học người Đức. Sự thay đổi của cuộc cách mạng lần này bao gồm phần
cứng, phần mềm và sinh học. Những tiến bộ về truyền thông và kết nối.
+ Sự thay đổi của mơ hình này được dựa trên ngun lý:

o Khả năng tương tác: Tăng sự tương tác giữa các bộ phận, yếu tố của
nhà máy. Tăng khả năng giao tiếp giữa hệ thống vật lý không gian
mạng, robot, sản phẩm thông minh và con người,…
o Phân cấp: Tạo ra năng lực thiết kế các quy trình tự trị để tự đưa ra
quyết định một cách tự chủ.
o Phân tích thời gian thực: giám sát, kiểm soát được khả năng thu nhập
và tích lượng lớn dữ liệu, tối ưu hóa các quy trình.
o Ảo hóa: Thu nhập các dữ liệu, mơ hình hóa, các mơ hình mà máy ảo
và mơ hình mơ phỏng để tạo ra một bản sao ảo.
o Định hướng dịch vụ: Tạo khả năng chuyển giá trị dịch vụ tạo ra các
mơ hình kinh doanh đột phá mới.
o Tính module và khả năng mở rộng: Tính linh hoạt và độ co giãn
thích ứng được với yêu cầu của các ngành công nghiệp mọi lúc. Mở
rộng năng lực kỹ thuật, phát triển nhu cầu kinh doanh.
– Thành tựu nổi bật: Theo các chun gia thì cách mạng cơng nghiệp lần thứ
4 được diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Cơng nghệ sinh học, Kỹ thuật số và
Vật lý. Dưới sự phát triển bùng nổ của thời đại Internet, công nghiệp 4.0 trong
thời đại này đã tạo ra những phát minh thay đổi hoàn toàn cách các doanh
nghiệp vận hành thông qua các công nghệ.

14

download by :



+ Big Data ( Dữ liệu lớn): Cho phép con người thu thập và lưu giữ một

lượng dữ liệu khổng lồ. giúp các doanh nghiệp đưa ra được xu hướng, nhu
cầu, mong muốn của khách hàng. Tạo ra các chiến lược quảng cáo đúng
đắn trong kinh doanh theo từng giai đoạn.
+ Internet of Things ( vạn vật kết nối ): Đây là sự kết hợp giữa internet, công nghệ
vi cơ điện tử, công nghệ không dây. Giúp kết nối các thiết bị hỗ trợ đời sống

( điện thoại, máy tính, tivi, lị vi sóng,…) với con người.
+ Cloud ( Điện toán đám mây): Cho người dùng sử dụng các dịch vụ lưu
trữ như Facebook, Office 365, Youtube,… Mọi dữ liệu được lưu trữ, tổ
chức và sắp xếp theo hệ thống của nhà cung cấp.
+ Trí tuệ nhân tạo (AI): Trí tuệ nhân tạo tạo ra những cỗ máy thông minh và
hoạt động phản ứng như con người. Có thể nhận dạng qua giọng nói. Đây
là cơng nghệ lập trình cho máy móc: học tập, khả năng lập luận, khả năng
tự sửa lỗi. AI giúp đẩy mạnh marketing của doanh nghiệp.
+ In 3D: Đây được gọi là sản xuất phụ gia, mơ tả các hoạt động mơ hình
3D. Sử dụng để phát triển sản phẩm, rút ngắn chu kỳ sản xuất, linh hoạt
hơn, mà chi phí lại thấp.
+ Data mining: Biến dữ liệu thơ thành cái nhìn sâu sắc để đưa ra quyết
định trong kinh doanh sáng suốt.
+ Augmented Reality (AR): Là sự kết hợp giữa màn hình và âm thanh, văn
bản, hiệu ứng được máy tính tạo ra với trải nghiệm thực tế của người dùng.
– Ý nghĩa: Cuộc cách mạng công nghiệp lần 4.0 là một cuộc cách mạng
công nghiệp lớn về khoa học kĩ thuật, kĩ thuật số, công việc của con người
gần như được thay bởi máy móc. Đây cũng là chuyển mình lớn của thế giới
trong nền khoa học, công nghệ ngày nay.


2.2.3. Cơ hội và thách thức trong cuộc cách mạng 4.0:
– Cơ hội:
+ Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra động lực để doanh nghiệp của
ngành Công Thương phải ý thức và thay đổi phương thức sản xuất, kinh
doanh, đổi mới tư duy về sản xuất và tư duy thị trường phù hợp; những
động lực đó sẽ tác động làm giảm chi phí và tăng năng suất, chất lượng
lao động trong sản xuất công nghiệp
+ Thúc đẩy các ngành khoa học kĩ thuật, công nghệ phát triển mạnh mẽ,
là cơ hội cho thế giới chuyển mình theo hướng hiện đại, tạo tiền đề cho sự
phát triển lĩnh vực khác.
+ Buộc phải cơ cấu lại và thay đổi từ phương thức tổ chức sản xuất đến quy
trình và các cơng đoạn trong tồn bộ q trình sản xuất của ngành cơng nghiệp;
thúc đẩy năng lực sáng tạo trong sản xuất công nghiệp nhờ việc thử nghiệm sản
phẩm mới ít rủi ro, bớt tốn kém hơn nhờ sự hỗ trợ của các công nghệ mới…

15

download by :


+ Chi phí cho giao thơng và thơng tin sẽ giảm xuống, dịch vụ hậu cần và
chuỗi cung ứng sẽ trở nên hiệu quả hơn và các chi phí thương mại sẽ giảm
bớt, tất cả sẽ làm mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
+ Về phía cung ứng, nhiều ngành công nghiệp đang chứng kiến sự tiếp

cận của các cơng nghệ mới. Do đó, các doanh nghiệp sẽ tiếp cận được
với các công nghệ hiện đại, cải thiện phẩm chất, tốc độ, giá cả mà khi
được chuyển giao nó có giá trị hơn.
– Thách thức:
+ Thách thức trong việc phải có nhận thức đầy đủ về bản chất, tác động của

cuộc CMCN4 và khả năng tư duy, quản lý điều phối tích hợp các yếu tố công
nghệ, phi công nghệ, giữa thực và ảo, giữa con người và máy móc.
+ Hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh
nghiệp ngành Công Thương mặc dù đã được chú trọng nhưng chưa đáp
ứng đảm bảo đáp ứng được sự sẵn sàng của cách mạng cơng nghiệp 4.0
này. Theo đó là những thách thức từ những yếu kém nội tại của các doanh
nghiệp trong ngành Công Thương.
+ Để gia nhập vào xu thế CMCN4 địi hỏi phải có sự phát triển dựa trên tích lũy
nền tảng lâu dài của nhiều lĩnh vực nghiên cứu cơ bản định hướng trong lĩnh
vực KH&CN đặc biệt là vật lý, sinh học, khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo,
các lĩnh vực công nghệ mới, nghiên cứu các cơng nghệ mang tính đột phá.
+ Đặt ra những vấn đề lớn về giải quyết việc làm, ô nhiễm môi trường,

đạo đức xã hội, rủi ro công nghệ.

2.2.4. Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động như thế nào đến ngành nghề:
– Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là một cuộc cách mạng khoa học,
công nghệ và kĩ thuật số lớn của thế giới. Cuộc cách mạng này đang dần lan
rộng và đổ bộ đến các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
Cuộc cách mạng này cũng tác động lớn đến các ngành nghề khác trong xã hội:
+ Công nghệ phần mềm: Hiện nay có rất nhiều các ứng dụng, phần mềm đặc
biệt giúp con người chủ động và thuận tiện hơn khi làm việc và sinh hoạt hàng
ngày. Điển hình như phần mềm Grab mà các thành phố lớn đang sử dụng.
+ Y tế: y tế cũng đang là lĩnh vực dần thay đổi đột phá hơn nhờ vào công nghiệp
4.0. Trong thời gian gần đây, nhiều bệnh viện lớn ở nước ta đã thực
hiện thành công các ca mổ với sự hỗ trợ đắc lực của robot.
+ Công nghiệp sản xuất: cơng nghiệp 4.0 có thể tạo ra các nhà máy thông
minh, làm việc với nhau thông qua sự liên kết thông minh của Internet. Điều
này sẽ giúp nâng cao hiệu suất cơng việc và kiểm sốt, quản lý tốt hơn.
+ Nông nghiệp: các trang trại kỹ thuật số đang là mục tiêu lớn của công nghiệp

4.0 cho ngành nông nghiệp. Một số quốc gia lớn trên thế giới đã xuất hiện những
trang trại thông minh sở hữu máy bay không người lái, vệ tinh truyền hình ảnh.

16

download by :


Từ đó giúp cải thiện năng suất, chất lượng cây trồng và cắt giảm nhiều
nguồn chi phí.
– Thế nhưng, đừng qn cơng nghiệp 4.0 cũng có nhiều hạn chế. Trong đó,
mặt trái lớn nhất chính là sự lạm dụng q nhiều máy móc, bỏ quên nguồn
lao động. Các doanh nghiệp có thể sẽ phá vỡ thị trường lao động do sự bất
bình đẳng giữa người và cơng nghệ hiện đại.

17

download by :


CHƯƠNG 3 : Thực trạng về kinh tế-xã hội ở Việt Nam trong cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 và khuyến nghị các chính sách
3.1. Thực trạng
– Trong tương tác với q trình tồn cầu hóa, cuộc cách mạng cơng nghiệp
lần thứ tư sẽ có tác động mạnh đến Việt Nam, tạo ra nhiều cơ hội và thách
thức, đặc biệt trong trung đến dài hạn.
– Tương tự như với nhiều nước trên thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư có tác động tích cực đến tiêu dùng, giá cả và môi trường ở Việt Nam. Tuy nhiên,
khác các nước tư bản phát triển, đặc biệt là các nước ở trình độ cơng nghệ cao,
q trình điều chỉnh ở Việt Nam sẽ gặp phải nhiều thách thức hơn do phát sinh ra

những vấn đề mới liên quan đến tái cơ cấu trong lĩnh vực sản xuất

3.1.1. Nhóm ngành năng lượng
– Nhóm ngành này cung cấp các đầu vào chiến lược cho nền kinh tế. Tuy nhiên
tác động có sự khác biệt giữa dầu khí và điện năng, do có một sự khác biệt căn
bản giữa hai phân ngành này: dầu khí có thể xuất nhập khẩu được và do vậy
chịu sự chi phối của giá thế giới, trong khi đó điện năng cơ bản là khơng.
– Ngành dầu khí của Việt Nam hiện nay đang chịu áp lực rất lớn, trước tiên là
do sự suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc. Việc đầu tàu của kinh tế thế giới
“ngốn nhiều năng lượng và nguyên vật liệu” này chạy chậm lại ảnh hưởng mạnh
đến các ngành dầu khí và khai thác tài nguyên. Một nguyên nhân khác mang
tính căn bản và có tác động dài hạn hơn là do có những đột phá trong lĩnh vực
năng lượng và vận tải, nhu cầu đối với dầu thơ khó có thể tăng mạnh.
– Ngành điện có thể được hưởng lợi khá nhiều nhờ những đột phá trong
công nghệ năng lượng tái tạo,trước hết là công nghệ ứng dụng năng lượng
mặt trời cũng đã tiến bộ rất nhiều ở một số nước tiên tiến như Mỹ, Đức v.v.
Sức ép tái cơ cấu của ngành điện Việt Nam lại là: làm thế nào để nắm bắt
cơ hội tốt nhất để giảm giá đầu vào chiến lược của nền kinh tế, đồng thời
giảm thiểu mạnh tác động đến mơi trường.

3.1.2. Nhóm ngành cơng nghiệp chế tạo
a) Ngành dệt may, giày dép :
– Ở Việt Nam, ngành dệt may đạt được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, một phần
lớn nhờ đơn hàng chuyển dịch ra khỏi Trung Quốc theo chiến lược “Trung Quốc + 1”
của các tập đồn đa quốc gia do chi phí lao động ở quốc gia này tăng mạnh.

– Tuy nhiên, tình hình đang thay đổi nhanh chóng với đơn hàng xuất khẩu
của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam giảm mạnh, và khách hàng yêu
cầu giảm giá đáng kể.


18

download by :


b) Ngành điện tử:

– Trong những năm gần đây có những tiến bộ vượt bậc nhờ sự hiện diện
của các tập đồn đa cơng nghệ đa quốc gia dẫn dắt các chuỗi giá trị toàn
cầu. Các tập đoàn này đã thực hiện chiến lược “Trung Quốc + 1” – chuyển
dịch các nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc (để tránh chi phí lao động
đang tăng nhanh tại quốc gia này) để đến những địa điểm gần với Trung
Quốc. Với lợi thế tương đối về lao động giá rẻ, và vị trí địa kinh tế rất thuận
lợi, Việt Nam đã hưởng lợi nhiều từ q trình này, là ngơi sao đang lên trong
con mắt các nhà bình luận quốc tế nhờ xuất khẩu điện tử tăng mạnh.
– Ở Việt Nam, chi phí nhân cơng mới bằng khoảng 60% so với ở Trung
Quốc, xong xu thế này đáng lo ngại do giá người máy giảm nhanh. Cần phải
dự tính kịch bản mà các tập đồn đa quốc gia có sự hiện diện ở Việt Nam
cũng có những bước đi tương tự như Foxconn trong trung hạn.

3.1.3. Nhóm ngành dịch vụ
a) Ngành tài chính - ngân hàng:
– Ở Việt Nam, theo số liệu của Điều tra Lao động việc làm, số lượng nhân viên của
các ngân hàng Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng trong những năm vừa qua, tuy có
phần chậm lại. Điều này hoàn toàn đi ngược lại xu hướng của thế giới.Tuy một số
ngân hàng đã phải cắt giảm nhân lực, nhưng số người nghỉ việc vẫn chưa đáng kể

– Tuy các sản phẩm ngân hàng kết hợp với kỹ thuật mới đã và đang được
đầu tư triển khai, và dịch vụ ngân hàng điện tử được triển khai ở tất cả các
ngân hàng, nhưng kết quả vẫn còn hạn chế. Thói quen dùng tiền mặt cũng

như tâm lý e ngại việc bảo mật thông tin cá nhân, và lo sợ bị mất cắp thông
tin tài khoản khi sử dụng dịch vụ Internet banking của người dân khiến các
loại hình dịch vụ này chưa phát triển mạnh.
– Tuy nhiên, tình hình có thể sẽ thay đổi trong thời gian tới.Một số ngân hàng
thương mại lớn như Vietinbank, VP Bank v.v… đang khuyến khích sử dụng các
dịch vụ của Internet banking bằng việc thưởng thêm lãi suất cho những người
gửi tiết kiệm sử dụng dịch vụ này. Sự nhập cuộc của các ngân hàng có vốn đầu
tư nước ngồi, sự gia tăng nhanh của tầng lớp trung lưu và những người trẻ
tuổi dễ dàng tiếp thu sử dụng công nghệ mới cũng thúc đẩy quá trình này.
b) Ngành du lịch:
– Đây là ngành có nhiều triển vọng, có nhiều tiềm năng đóng vai trị ngày một to lớn
hơn ở Việt Nam vì một số lý do. Thứ nhất, mặc dù thương mại tồn cầu có xu hướng
suy giảm rõ nét kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành du lịch tồn cầu
lại có xu hướng tăng trưởng tốt, và xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục được duy
trì trong tương lai. Thứ hai, ngành này ít chịu ảnh hưởng của q trình tự động
hóa.Thứ ba, các sản phẩm du lịch cũng mang tính chuyên biệt, gắn với giá trị

19

download by :


văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, bởi vậy nên ít chịu áp lực cạnh tranh quốc tế
hơn so với nhiều ngành khác.
– Tuy nhiên thách thức đối với ngành lại là: làm thế nào có thể sử dụng hiệu
quả nhất những công nghệ hiện đại để giúp đẩy mạnh tiếp thị, khuyếch trương
hình ảnh ở trong nước cũng như ra quốc tế, giảm bớt chi phí v.v… để tiếp tục
thúc đẩy ngành này phát triển, cũng như nâng giá trị gia tăng của các sản phẩm
du lịch. Một thách thức khác là làm thế nào ngành du lịch có thể tăng khả năng
hấp thụ lao động rút ra ngành nông nghiệp trong bối cảnh các ngành chế tạo

thâm dụng lao động ở Việt Nam có thể gặp khó khăn như được nêu ở trên.
c) Ngành giáo dục và đào tạo:
– Ở Việt Nam, giáo dục đào tạo ln có được vị trí quan trọng trong các chính sách
của Nhà nước và trong đầu tư của các gia đình.Chi phí cho giáo dục đào tạo bởi
Nhà nước và bởi các gia đình của Việt Nam tính bằng % GDP ln ở mức cao so
với các nước có trình độ phát triển tương đồng và cả các nước ở trong khu vực.

– Hệ thống giáo dục Việt Nam đạt được những kết quả được quốc tế thừa
nhận, đặc biệt trong việc giúp học sinh có được các kỹ năng cơ bản như
được kiểm chứng bởi các kết quả cao trong cuộc thi PISA vào năm 2012.
– Tuy nhiên, trong bối cảnh của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hệ
thống giáo dục đào tạo của Việt Nam cịn có nhiều bất cập so với yêu cầu:
+ Thứ nhất, trong một thế giới hiện đại do cơng nghệ dẫn dắt, chính phủ của
nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước có nền công nghệ tiên tiến nhất như
Mỹ và Nhật, đã có chính sách ưu tiên rõ rệt cho các ngành khoa học, cơng nghệ,
kỹ thuật và tốn (Science, Technology, Engineering and Mathematics, viết tắt là
STEM). Kết quả là những sinh viên mới, đặc biệt là sinh viên nước ngoài chuyển
hướng mạnh sang học các ngành STEM để tìm kiếm cơ hội ở lại làm việc ở Mỹ.
+ Thứ hai, sự kết nối giữa các trường đại học và các doanh nghiệp hiện nay
còn yếu, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cũng như việc hỗ trợ sinh viên
thực tập để có kiến thức thực tế để qua đó dễ dàng xin việc sau khi tốt nghiệp.
+ Thứ ba, trong thế giới ngày nay, công nghệ thay đổi rất nhanh với tốc độ cấp số
nhân. Bởi vậy, các kỹ năng đặc thù ngành hay công nghệ cụ thể bị khấu hao rất

nhanh.
d) Ngành y tế:
– Ngành y tế sẽ được hưởng lợi nhiều nhờ những đột phá về công nghệ như các công
nghệ đeo được tạo ra những chiếc đồng hồ thông minh, những đôi giày thông minh,
quần áo thông minh v.v… để thu thập thông tin về sức khỏe liên tục 24/7.


– Gần đây, những đột phá trong công nghệ nano giúp tạo ra Internet kết nối vạn vật
siêu nhỏ có thể dùng các hạt cảm ứng rất nhỏ với kích cỡ nano để thu thập thơng
tin liên tục trong cơ thể con người. Điều quan trọng là Việt Nam cần nắm bắt các cơ

20

download by :


hội do cách mạng công nghệ mang lại một cách nhanh nhất để cải thiện
chất lượng và mở rộng dịch vụ y tế đến mọi người dân.

3.1.4. Ngành nông nghiệp
– Công nghệ mới ứng dụng trong ngành nông nghiệp hướng đến tương lai
quy trình chăn ni, trồng trọt với mức tự động hố và quy chuẩn cao. Các
cơng nghệ mới trong ngành nơng nghiệp được chia làm 4 nhóm chính: cảm
biến, thực phẩm, tự động và kỹ thuật.
– Trong đó, cơng nghệ cảm biến cho phép nhà nơng chẩn đốn và theo dõi
mùa màng theo thời gian thực, hỗ trợ chăn ni và máy móc nơng nghiệp.
Cơng nghệ thực phẩm sẽ mang lại những thành tựu về gene cũng như khả
năng tạo ra thịt từ phịng thí nghiệm. Cơng nghệ tự động trong nông nghiệp
sẽ được thực hiện bởi các người máy kích thước lớn hoặc người máy siêu
nhỏ để giám sát quá trình gieo trồng.
– Đối với Việt Nam, có một số thách thức đáng kể liên quan đến tận dụng
các cơ hội mà Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại để thúc
đẩy phát triển nông nghiệp.
+ Thứ nhất, khả năng ứng dụng, hấp thụ các công nghệ của Việt Nam rất hạn chế.
+ Thứ hai, kể cả khi có thể ứng dụng được các cơng nghệ này thì cần phải

giải quyết thách thức liên quan đến bất bình đẳng, vì nhiều người nơng dân

có trình độ và năng lực cịn hạn chế nên khó được hưởng lợi, thậm chí cịn
phải đối mặt với sự giảm giá của các sản phẩm mà họ làm ra do phải cạnh
tranh với các sản phẩm mới.

3.2. Khuyến nghị các chính sách
– Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư đang diễn ra với tốc độ nhanh theo
cấp số nhân đang làm thay đổi bối cảnh tồn cầu và có tác động ngày một gia
tăng đến Việt Nam, cả tác động tích cực cũng như bất lợi: Với tư cách là người
tiêu dùng, tất cả người dân đều được hưởng lợi do hàng hóa và dịch vụ sẽ
phong phú hơn và giá cả hợp lý hơn.Tuy nhiên, trong trung hạn nhiều lao động
có thể sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là lao động ít kỹ năng nên phải chịu tác động
mạnh mẽ của q trình tự động hóa đang tăng tốc ở các nước phát triển.
– Việc phân tích nhận diện CMCN 4.0, với bản chất là sự kết nối chặt chẽ giữa không gian
thực và không gian số, cũng như kinh nghiệm của nhiều nước trong việc tận dụng các cơ
hội và vượt lên thách thức của cuộc cách mạng số cho những gợi mở về việc Việt Nam cần
phải làm gì để tiệm cận tốt nhất đối với CMCN 4.0. Những hàm ý của CMCN

4.0 đối với Việt Nam có thể tóm lược như sau:
+ Nếu như Việt Nam đã bị lỡ nhịp trong ba cuộc cách mạng cơng nghiệp trước thì
lại có cơ hội khơng nhỏ trong cuộc CMCN 4.0 với bản chất là sự tăng tốc và diễn ra
trong mọi lĩnh vực của quá trình số hóa. Vị trí vượt trội của Việt Nam trong q trình
chuyển đổi số trong tương quan so sánh với các nước có trình độ phát triển tương

21

download by :


đồng, tức là các nước có thu nhập trung bình thấp, cũng như năng lực của lớp
trẻ Việt Nam về tốn là minh chứng cho điều đó. Thúc đẩy q trình chuyển

đổi số cần phải là chiến lược xuyên suốt để thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền
vững và mang tính bao trùm ở Việt Nam.
+ Để tối đa hóa được những cơ hội, giảm thiểu những thách thức của CMCN 4.0,
Việt Nam cần giải quyết tốt ba bài toán lớn. Thứ nhất là đảm bảo thể chế không bị tụt
lại trong cuộc chạy đua với công nghệ để mở đường cho các công nghệ và phương
thức sản xuất mới (được các chuyên gia gọi là nền kinh tế mới – new economy) đi
vào cuộc sống. Những mâu thuẫn nảy sinh liên quan đến phương thức chia sẻ như
Uber hay Airbnb trên thế giới cũng như ở Việt Nam là những minh chứng. Thứ hai là
phải có cách thức thúc đẩy để đảm bảo kỹ năng không bịt tụt lại so với công nghệ.
Nếu không sẽ dẫn đến những bất ổn xã hội do có một nhóm ít kỹ năng sẽ bị tụt lại
phía sau.Thứ ba, khơng thể thúc đẩy cơng nghệ nếu như những vấn đề cơ cấu vẫn
còn tồn đọng và những cơ chế thị trường cơ bản chưa được xác lập
+ Học tập kinh nghiệm ứng phó của các nước khác, đặc biệt là các nước đi

trước trong CMCN 4.0 là hết sức quan trọng, giúp Việt Nam có thể tránh
được những vấn đề mà các nước đó gặp phải.
– Nếu tận dụng tốt cơ hội và vượt qua được các thách thức, Việt Nam sẽ có khả năng
thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến hơn, và sớm thực hiện được mục
tiêu trở thành nước được cơng nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Trong trường hợp
ngược lại, khoảng cách phát triển với các nước đi trước sẽ tiếp tục gia tăng.
– Do vậy Việt Nam cần thực hiện một chương trình nghị sự kép: tiếp tục giải quyết những
vấn đề liên quan đến kinh tế, xã hội và mơi trường cịn tồn đọng từ giai đoạn tăng trưởng
nóng trước đây, nhanh chóng tận dụng những cơ hội và vượt lên những thách thức mới xuất
hiện liên quan đến Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tăng tốc trên phạm vi toàn
cầu. Nội dung của kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng
cần phải bao gồm những nội dung liên quan đến cả hai nhóm này.
+ Thứ nhất, cần đưa những cơ hội và thách thách thức liên quan đến Cuộc

cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào như là một nội dung bắt buộc của việc
phân tích bối cảnh để điều chỉnh những thơng số của các kế hoạch phát triển

trung và dài hạn, đặc biệt là chương trình đầu tư hạ tầng lớn, trước hết là
Internet, thông tin, truyền thông v.v…
+ Thứ hai, cần tăng cường nâng cao nhận thức của các cơ quan hoạch định chính
sách cũng như khu vực doanh nghiệp(nhất là đối với các doanh nghiệp trong ngành
năng lượng, khai thác tài nguyên, công nghiệp chế tạo do các ngành này có khả
năng chịu nhiều tác động) và khu vực ngân hàng về Cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư để giúp điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và đầu tư nhằm tránh các khoản
đầu tư sai, qua đó giúp ngăn ngừa các khoản nợ xấu phát sinh trong tương lai.

22

download by :


+ Thứ ba, cần có những thay đổi căn bản trong điều hành tỷ giá theo hướng

linh hoạt và mang tính thị trường hơn, tránh để đồng tiền Việt Nam bị định giá
cao để giúp cải thiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành
chế tạo sẽ chịu nhiều sức ép điều chỉnh lớn khi lợi thế lao động giá rẻ của
Việt Nam trong các ngành này bị suy giảm mạnh khi người máy và tự động
hóa đang trở thành xu hướng chủ đạo trong thời gian tới.
+ Thứ tư, trong bối cảnh dư địa tài khóa hạn hẹp do nợ công đã ở mức cao,
cần xem xét việc đánh thuế tài sản để có thêm nguồn ngân sách dành cho an
sinh xã hội, đặc biệt là dùng để hỗ trợ lao động có thể bị mất việc trong các
ngành chịu tác động bởi Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
+ Thứ năm, nâng cao năng lực hấp thụ cơng nghệ, khuyến khích đổi mới sáng tạo:
thúc đẩy thiết lập các cụm liên kết ngành; dành ưu tiên đầu tư công cho phát triển kết
cấu hạ tầng gắn với việc cải thiện tính kết nối (mở rộng độ bao phủ, tăng tốc độ truy
cập và hạ giá sử dụng Internet); phát triển thị trường vốn dài hạn, và thúc đẩy sự
phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm gắn với phát triển công nghệ và sáng tạo;

+ Thứ sáu, thực hiện chính sách cơng nghiệp phù hợp để tăng cường mối liên kết chặt
chẽ hơn giữa khu vực kinh tế trong nước và khu vực FDI, đặc biệt là có các biện pháp hỗ
trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp và một số doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả
trong các lĩnh vực ứng dụng và phát triển cơng nghệ, nhất là cơng nghệ trung bình và
cơng nghiệp phụ trợ gắn với các chuỗi giá trị toàn cầu; thúc đẩy một sự hợp tác hiệu quả
giữa Nhà nước, khu vực doanh nghiệp và các trường đại học công nghệ để thúc đẩy sự
phát triển một số ngành chọn lọc, đặc biệt là công nghệ thông

tin.

+ Thứ bảy, thực hiện cải cách mạnh hệ thống giáo dục, đào tạo theo hướng:

o Hỗ trợ mạnh mẽ cho các ngành khoa học và công nghệ (STEM) bằng các
thể chế và chính sách hiệu quả
o Tăng cường quảng bá để nâng cao nhận thức lớp trẻ, hướng sinh viên vào
học các ngành STEM. Nuôi dưỡng các kỹ năng STEM từ nhỏ, bắt đầu từ cấp
mẫu giáo bằng các phương thức giảng dạy phù hợp như câu lạc bộ robots
o Học tập các nước tiên tiến trong việc đưa lập trình vào chương trình học
từ những lớp dưới
o Khuyến khích tinh thần học tập suốt đời, học tập liên tục trên cơ sở tận
dụng những công nghệ học tập mới dựa trên Internet
o Thay đổi căn bản cách học tập và giảng dạy tiếng Anh ở trong nhà
trường với những chỉ tiêu giám sát kết quả cụ thể.
o Có cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục đào
tạo gắn kết với nhau để thu hẹp khoảng cách kỹ năng của sinh viên mới ra
trường, qua đó giúp họ rút ngắn thời gian tìm việc phù hợp với chuyên môn và
các doanh nghiệp rút ngắn thời gian và giảm chi phí tuyển dụng.
23

download by :



KẾT LUẬN
Theo như nguyên lý của sự phát triển, sự phát triển khơng đơn thuần là chỉ có đi
lên mà trong đó cịn kèm theo những bước thụt lùi tương ứng. Bất kì cuộc cách

mạng nào bùng nổ đều kéo theo những tích cực và hạn chế. Cách mạng cơng nghiệp
4.0 có thể có những lợi ích, cơ hội nhưng đi theo cũng chính là các thách thức,
khó khăn. Sự phát triển dù có mang những bước lùi nhưng kết quả cuối cùng vẫn
sẽ là đi lên. Vì vậy chúng ta cần nắm rõ những mặt lợi và hại của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 tới nền kinh tế - xã hội nước nhà để phát huy điểm
mạnh, khắc phục điểm yếu, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng
giàu mạnh. Dù có những điểm kém, bất lợi nhưng nếu ta có định hướng rõ ràng
thì chắc chắn sẽ đưa nền kinh tế đất nước ta đến một tầm cao mới để có thể
bắt đầu bước đến ngang hàng với các cường quốc hiện nay.

24

download by :


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình “Triết học Mác – Lê nin”(Trình độ: Đại học – Đối tượng: Khối các
ngành ngồi lý luận chính trị) Tr60 – Tr130
Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật (wikipedia)
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (wikipedia)
Quy luật chất – lượng (wikipedia)
Quy luật phủ định (wikipedia)
/>Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp (chungta.vn)
Tài liệu nghiên cứu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ

tư (huyenuy.namtramy.quangnam.gov.vn)
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tác động đến Việt Nam (hvcsnd.edu.vn)

25

download by :


×