Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở tỉnh vĩnh long hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.22 KB, 111 trang )

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) cấp xã là cầu nối liền giữa Đảng với
nhân dân, nơi trực tiếp tổ chức, lãnh đạo nhân dân thực hiện đờng lối, chủ
trơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nớc, là nơi nắm mọi tâm
t nguyện vọng và những yêu cầu chính đáng của nhân dân, thực hiện đổi
mới và phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội ở nông thôn, thực hiện chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hớng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa (CNH, HĐH) xây dựng nông thôn mới.
Từ khi đổi mới và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung
ơng lần thứ 3 khóa VII và Nghị quyết Trung ơng 6 (lần 2) khóa VIII đến
nay, chất lợng của tổ chức cơ sở đảng nói chung - TCCSĐ ở nông thôn nói
riêng đợc nâng lên về mọi mặt, TCCSĐ trong sạch vững mạnh đợc củng cố
và phát triển về số lợng và chất lợng.
Tuy nhiên, TCCSĐ ở nhiều nơi còn yếu kém, phơng thức lãnh đạo
và sinh hoạt còn lúng túng, có tình trạng vừa thiếu dân chủ vừa thiếu kỷ
luật, kỷ cơng. Một số cán bộ và cấp ủy cha tôn trọng và thực hiện đúng
nguyên tắc tập trung dân chủ, bệnh quan liêu, độc đoán chuyên quyền, cục
bộ địa phơng, kèn cựa địa vị, cá nhân chủ nghĩa còn nặng nề. Không ít nơi
nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng, nhiều nơi còn là "điểm nóng" cha đợc
giải quyết dứt điểm. Sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của một bộ phận
TCCSĐ cha theo kịp đòi hỏi của tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở cơ
sở. Số TCCSĐ và số đảng viên yếu kém còn nhiều, công tác giáo dục rèn
luyện, quản lý đảng viên cha đáp ứng đợc yêu cầu, sự chuyển biến giữa các
loại hình TCCSĐ cha đều.
1
Một số TCCSĐ khi đứng trớc "điểm nóng" về tranh chấp ruộng đất,
những mâu thuẫn trong nội bộ nông dân không giải quyết đợc, TCCSĐ ở
Vĩnh Long cũng nằm trong tình trạng chung đó.
Vấn đề đặt ra nâng cao chất lợng TCCSĐ nói chung, TCCSĐ cấp xã
ở Vĩnh Long nói riêng, về lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải đợc nghiên cứu


một cách có hệ thống và tìm ra những giải pháp thích hợp, cụ thể để nâng
cao chất lợng TCCSĐ cấp xã ở Vĩnh Long đáp ứng đợc trong thời kỳ CNH,
HĐH đất nớc, đặc biệt là CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn
mới. Vì vậy tác giả chọn vấn đề "Nâng cao chất lợng tổ chức cơ sở Đảng
cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay" làm luận văn cao học chuyên ngành
Xây dựng Đảng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đảng ta đã đề ra Nghị quyết Trung ơng 3 khóa VII, Nghị quyết
Trung ơng 6 (lần 2) khóa VIII về đổi mới chỉnh đốn Đảng. Các đồng chí
lãnh đạo Đảng và Nhà nớc nh: Đồng chí Đỗ Mời, Lê Khả Phiêu, Nông Đức
Mạnh, Nguyễn Văn An có bài viết, bài nói mang tính định hớng và chỉ
đạo rất quan trọng trong việc xây dựng TCCSĐ nói chung, TCCSĐ cấp xã
nói riêng. Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu nâng
cao chất lợng TCCSĐ ở nông thôn nh:
- Nâng cao chất lợng tổ chức cơ sở đảng nông thôn đồng bằng sông
Hồng, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng của Đỗ Ngọc
Ninh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1995.
- Khắc phục sự thoái hóa, biến chất của đảng viên trong công cuộc
đổi mới ở nớc ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng
Đảng của Ngô Kim Ngân, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội, năm 1996.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ
nông thôn tỉnh Long An hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành
2
Xây dựng Đảng của Nguyễn Văn Dũng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội, năm 2000.
Các bài nói, bài viết đã tạo tiền đề cho tác giả kế thừa về t tởng, nội
dung và phơng pháp.
Tuy nhiên, cho đến nay cha có một công trình khoa học nào nghiên
cứu có hệ thống về "Nâng cao chất lợng tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở tỉnh

Vĩnh Long hiện nay". Vì vậy, tác giả chọn vấn đề này làm đề tài luận văn
của mình nhằm đáp ứng phần nhỏ sự đòi hỏi đó.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tợng và phạm vi nghiên cứu của luận
văn
3.1. Mục đích
Góp phần nâng cao chất lợng các Đảng bộ cấp xã tỉnh Vĩnh Long
trong giai đoạn cách mạng mới.
3.2. Nhiệm vụ
+ Làm rõ vị trí, vai trò của TCCSĐ nông thôn, từ đó khẳng định việc
nâng cao chất lợng TCCSĐ nông thôn là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng,
góp phần thắng lợi của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới, đặc biệt
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nớc vì mục tiêu dân giàu, nớc
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Phân tích thực trạng chất lợng của các Đảng bộ cấp xã ở tỉnh Vĩnh
Long, xác định rõ nguyên nhân của mặt mạnh, thiếu sót tồn tại trong công
tác lãnh đạo của các Đảng bộ trong thời gian từ năm 1996 đến nay.
+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để giải quyết một số vấn đề cấp thiết
đang đặt ra nhằm nâng cao chất lợng các Đảng bộ cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long.
3.3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
Các Đảng bộ cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long. Thời gian nghiên cứu, khảo
sát thực tế chủ yếu từ năm 1996 đến năm nay.
3
4. Cơ sở lý luận - thực tiễn và phơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận - thực tiễn
+ Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, t tởng Hồ Chí Minh, quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng TCCSĐ.
+ Các văn bản nghị quyết, tổng kết chuyên đề, đề tài khoa học.
+ Thực tiễn xây dựng TCCSĐ ở tỉnh Vĩnh Long từ năm 1996 đến nay.
4.2. Phơng pháp nghiên cứu
Kết hợp chặt chẽ giữa phơng pháp lôgíc và phơng pháp lịch sử, ph-

ơng pháp điều tra khảo sát thực tế, so sánh, thu thập số liệu thống kê, phân
tích, tổng hợp, gắn lý luận với thực tiễn.
5. Đóng góp mới của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
t tởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về xây dựng TCCSĐ.
- Làm rõ thực trạng của các Đảng bộ cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long.
- Cơ sở lý luận thực tiễn làm sáng tỏ yêu cầu mới về nâng cao chất
lợng TCCSĐ cấp xã ở Vĩnh Long trong tình hình mới.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu, đồng bộ có tính khả thi nhằm
nâng cao chất lợng của các Đảng bộ xã, góp phần xây dựng Đảng bộ tỉnh
Vĩnh Long vững mạnh.
6. ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Cung cấp cơ sở khoa học cho quá trình nâng cao chất lợng của
Đảng bộ cấp xã nói riêng và các loại hình TCCSĐ tỉnh Vĩnh Long nói
chung đạt hiệu quả thiết thực.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn đợc kết cấu thành 2 chơng, 4 tiết.
4
Chơng 1 Sự cần thiết nâng cao chất lợng
các Đảng bộ cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long
1.1. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các Đảng bộ
cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long
1.1.1. Vị trí, vai trò của các Đảng bộ cấp xã
Ngay từ những ngày đầu của phong trào Cộng sản và công nhân
quốc tế, vấn đề TCCSĐ đã đợc C.Mác Ph.Ăngghen nhấn mạnh. C.Mác, Ph.
Ăngghen là những ngời đầu tiên đa ra các t tởng, quan điểm về vị trí, vai trò
của TCCSĐ; TCCSĐ là một bộ phận cấu thành nên Đảng với vai trò là nền
tảng của Đảng, bảo đảm cho Đảng là một chỉnh thể thống nhất, không có
TCCSĐ thì không có Đảng, sự vững chắc từ nền tảng của Đảng để bảo đảm

sự vững chắc của toàn Đảng.
Điều lệ Liên đoàn của những ngời Cộng sản xác định: "Về cơ cấu
liên đoàn gồm những chi bộ, khu bộ, tổng khu bộ, Ban chấp hành Trung -
ơng và Đại hội" [36, tr. 132].
Từ những kinh nghiệm của cuộc cách mạng 1848-1849, C.Mác - Ph.
Ăngghen kết luận:
Để khỏi một lần nữa bị tụt xuống làm vai trò của kẻ vỗ
tay hoan nghênh bọn dân chủ t sản, công nhân và trớc hết là Liên
đoàn phải cố gắng thành lập song song với phái dân chủ chính
thức một tổ chức đảng riêng biệt, bí mật và công khai của công
nhân và biến mỗi chi bộ thành trung tâm và hạt nhân của các hội
Liên hiệp công nhân [37, tr. 348].
Nh vậy, tuy C.Mác Ph.Ăngghen cha dùng thuật ngữ TCCSĐ, song
những t tởng và quan điểm của hai ông về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng
của TCCSĐ đã đợc nêu ra.
5
V.I. Lênin trung thành kế thừa và phát triển t tởng của C.Mác - Ph.
Ăngghen về Đảng trong quá trình xây dựng và lãnh đạo Đảng Bônsêvích
Nga - Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Khi chuẩn bị thành lập Đảng
dân chủ - xã hội Nga. V.I. Lênin đã chỉ rõ: "Xây dựng các tiểu tổ, các nhóm
cộng tác trong công nhân công xởng, nhà máy ở thành thị là nhiệm vụ đầu
tiên và cấp bách của những ngời dân chủ xã hội" [29, tr. 557]. V.I. Lênin coi
trọng TCCSĐ là nơi giáo dục, rèn luyện; phân công công tác, quản
lý, sàng lọc đảng viên để họ luôn luôn là chiến sĩ tiên phong của giai cấp.
V.I. Lênin đa ra nguyên tắc mỗi đảng viên phải liên hệ chặt chẽ với Đảng
bằng việc tự mình tham gia sinh hoạt và hoạt động trong một tổ chức của
Đảng, là điều kiện cho mỗi đảng viên trau dồi tính chiến đấu và chấp hành
tốt điều lệ của Đảng.
Thuật ngữ TCCSĐ đợc V.I. Lênin chính thức dùng trong bài báo viết
về "Cải tổ Đảng" [29, tr. 108], Ngời chỉ rõ các chi bộ lúc ấy là TCCSĐ; V.I.

Lênin coi các TCCSĐ là nền tảng của Đảng, nơi liên hệ chặt chẽ với quần
chúng lao động, là hạt nhân chính trị của các tập thể lao động, giáo dục dẫn
dắt quần chúng thực hiện đờng lối, chủ trơng, chính sách của Đảng.
Sau Cách mạng tháng mời Nga, Đảng Bônsêvich Nga trở thành đảng
cầm quyền, lãnh đạo toàn diện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH)
vai trò của TCCSĐ càng quan trọng trong thời kỳ Đảng tập trung lãnh đạo
kinh tế, Ngời cho rằng: "Phải đem sức lực, đem hết chú ý để tạo ra, để phát
huy mọi tính chủ động lớn hơn ở cơ sở" [34, tr. 279]. Chỉ bằng con đờng thực
hiện nhiều biện pháp nâng cao vai trò của TCCSĐ thì những nhiệm vụ, mục
tiêu của công cuộc xây dựng kinh tế mới thực hiện có hiệu quả trong thực tế.
Những t tởng, quan điểm của học thuyết Mác - Lênin về xây dựng
Đảng đợc Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta vận dụng và phát triển; đặc biệt
về xây dựng TCCSĐ trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Trong hoạt động
bí mật, Đảng ta chú trọng tổ chức và phát triển các chi bộ cộng sản ở các
6
khu công nghiệp tập trung đông công nhân và trong học sinh, sinh viên, trí
thức, để nhằm giáo dục, tuyên truyền quần chúng đứng lên cùng với Đảng
đấu tranh giành chính quyền và TCCSĐ đã làm đợc điều ấy trong các thời
kỳ cách mạng, xứng đáng với vai trò, vị trí đối với cách mạng Việt Nam.
Trong Đại hội lần thứ III của Đảng đã khẳng định: "Tổ chức cơ sở Đảng là
nền tảng của Đảng" [7, tr. 140]. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngời sáng lập, tổ
chức, giáo dục rèn luyện Đảng ta đã phân tích vai trò, vị trí nền tảng của
TCCSĐ ở những mặt chủ yếu nh quan hệ giữa xây dựng nội bộ và nâng cao
chất lợng của Đảng và chất lợng lãnh đạo thực hiện đờng lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nớc ở cơ sở, với quan hệ mật thiết giữa Đảng
với quần chúng. Ngời khẳng định: "Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ
tốt thì mọi việc sẽ tốt" [39, tr. 210]. Luận điểm đó của Ngời đã trở thành ph-
ơng châm hành động của mỗi cán bộ đảng viên và tổ chức Đảng trong lãnh
đạo và xây dựng nội bộ.
Quán triệt t tởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về TCCSĐ, Đảng ta

khẳng định: TCCSĐ là khâu nối liền giữa Đảng với nhân dân, là nơi trực
tiếp đa đờng lối, chính sách của Đảng vào quần chúng, tuyên truyền, vận
động, tập hợp, giáo dục, thuyết phục quần chúng thấu hiểu sự đúng đắn của
đờng lối, chính sách ấy; chủ động tìm giải pháp lãnh đạo, tổ chức quần
chúng thực hiện tốt đờng lối, chủ trơng của Đảng, pháp luật Nhà nớc, chủ
trơng kế hoạch công tác của cấp trên, nhằm phát triển sản xuất, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng ta khởi xớng và
lãnh đạo, Đảng ta chỉ rõ: "Những thành tựu đã đạt đợc, những tiềm năng đ-
ợc khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn
đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân lãnh đạo là TCCSĐ. Nhng mặt
khác, sự yếu kém của nhiều TCCSĐ đã hạn chế những thành tựu của cách
mạng" [8, tr. 141]. Nh vậy, rõ ràng chất lợng của TCCSĐ là yếu tố quan
7
trọng tạo nên chất lợng lãnh đạo của Đảng đối với quá trình lãnh đạo cách
mạng. Trong mối quan hệ này, chất lợng của TCCSĐ là nguyên nhân quan
trọng trực tiếp, còn chất lợng thực hiện đờng lối, chính sách của Đảng tại cơ
sở là kết quả và cũng là chuẩn mực, thớc đo để đánh giá chất lợng của
TCCSĐ. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX đã khẳng định: "Tổ chức cơ sở Đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là
nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở" [23, tr. 31].
Khi cách mạng đã chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nớc, đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với
TCCSĐ. Những quan điểm, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nớc ta
trên mọi lĩnh vực đời sống của xã hội, theo hớng dân chủ hóa mở rộng phát
huy vai trò sáng tạo, chủ động của đơn vị cơ sở, để khai thác tốt mọi tiềm
năng, lao động nhằm nâng cao đời sống nhân dân. Đồng thời tiếp tục khẳng
định vai trò lãnh đạo của Đảng và con đờng đi lên CNXH mà Đảng và nhân
dân ta đã lựa chọn. Sự nghiệp đó càng đề cao vị trí, nền tảng của TCCSĐ
trong hệ thống tổ chức và trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, đòi hỏi

TCCSĐ phải thật sự là hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở. Với vị trí vai trò đó,
TCCSĐ phải đợc nâng cao chất lợng trong hoạt động của mình, bảo đảm
cho công cuộc đổi mới đợc thực hiện trên thực tế ở đơn vị cơ sở; trên cơ sở
đó, qua thực tế cuộc sống đóng góp ý kiến với Đảng và Nhà nớc để nhằm
tiếp tục bổ sung đờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nớc ngày
càng hoàn thiện, góp phần vào công cuộc đổi mới đạt nhiều thành tựu to lớn
hơn.
Nh vậy, cả về lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng: Dù ở giai
đoạn cách mạng nào dới sự lãnh đạo của Đảng, với vị trí nền tảng của mình
các TCCSĐ luôn có vai trò là hạt nhân lãnh đạo chính trị, bảo đảm cho đờng
lối, chính sách của Đảng đợc tổ chức thực hiện trôi chảy và đạt kết quả ở
đơn vị cơ sở và là cấp tổ chức trực tiếp tiến hành xây dựng nội bộ Đảng.
8
Ra đời và trởng thành ở một nớc thuộc địa nửa phong kiến, nông
nghiệp lạc hậu, nông dân chiếm số đông trong dân c, Đảng ta luôn quan tâm
đến vấn đề nông dân, do đó, ở nớc ta các TCCSĐ ở nông thôn có vị trí vai trò
đặc biệt quan trọng trong mọi thời kỳ cách mạng dới sự lãnh đạo của Đảng;
trên 20% tổng số cơ sở Đảng của toàn Đảng là TCCSĐ ở nông thôn với số l-
ợng đảng viên chiếm hơn 48% tổng số đảng viên của Đảng [47, tr. 13]. Khi
trở thành Đảng cầm quyền, Đảng ta lãnh đạo đa đất nớc từ một nền kinh tế
nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH, bỏ qua chế độ t bản chủ nghĩa (TBCN),
thì vị trí, vai trò của TCCSĐ nông thôn càng có tầm quan trọng đặc biệt,
trong việc lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời
sống của nông dân, thực hiện chủ trơng, đờng lối của Đảng, pháp luật của
Nhà nớc. Trong xây dựng CNXH Đảng ta chủ trơng nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu, coi CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng.
Vì vậy, thời gian qua Đảng ta luôn có đờng lối, chủ trơng cho nông nghiệp,
nông thôn. Đồng thời Đảng ta luôn coi trọng việc đổi mới phơng thức lãnh
đạo của TCCSĐ nói chung và TCCSĐ nông thôn nói riêng, nhằm nâng cao
chất lợng các TCCSĐ nông thôn trong giai đoạn cách mạng mới. Bởi lẽ,

TCCSĐ nông thôn là nơi tiến hành trực tiếp xây dựng nội bộ Đảng trên địa
bàn nông thôn. TCCSĐ là nơi đại diện cho lập trờng giai cấp công nhân ở
nông thôn, là hạt nhân khối đại đoàn kết trong nông dân và khối liên minh
công - nông - trí ở nông thôn, là pháo đài chiến đấu cơ bản, là tế bào của
Đảng trên mặt trận nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đa nông thôn
xích lại gần nhau với thành thị về mọi mặt.
Cùng với các TCCSĐ nông thôn trong cả nớc, các TCCSĐ cấp xã ở
tỉnh Vĩnh Long là cấp trực tiếp hàng giờ, hàng ngày và thờng xuyên, liên
tục gắn bó với quần chúng nhân dân, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Chất l-
ợng của TCCSĐ cơ sở ở tỉnh Vĩnh Long không chỉ đảm bảo cho các Đảng
bộ đạt đợc sự lãnh đạo của mình ở cơ sở mà còn góp phần xây dựng tổ chức
9
Đảng cấp trên vững mạnh. Song, hiệu quả lãnh đạo của các TCCSĐ cấp xã
ở tỉnh Vĩnh Long trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội góp phần rất quan trọng
đến sự phát triển đồng bộ về mọi mặt ở tỉnh Vĩnh Long. Bởi vì, Vĩnh Long
là tỉnh nông nghiệp chiếm hơn 80%, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Do Vĩnh Long có sản lợng lơng thực
đứng thứ ba so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều tiềm năng
trong nuôi trồng thủy sản, gia súc, gia cầm, vờn cây ăn trái, cây màu, cây
công nghiệp ngắn ngày. Những tiềm năng sẵn có của Vĩnh Long có đợc
khai thác hiệu quả và giữ vững sự ổn định chính trị, xây dựng cuộc sống
mới hay không, điều ấy phụ thuộc vào chất lợng các TCCSĐ cấp xã ở tỉnh
Vĩnh Long. Do vậy, việc nâng cao chất lợng các TCCSĐ cấp xã ở tỉnh Vĩnh
Long là nhằm bảo đảm sự lãnh đạo của các TCCSĐ là cần thiết, cấp bách
trong giai đoạn cách mạng mới về trớc mắt cũng nh lâu dài trong công cuộc
xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn, góp phần thắng lợi vào
công cuộc đổi mới ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nớc.
1.1.2. Đặc điểm của các tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long
Vĩnh Long là tỉnh nằm trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, dân số
1.010.555 ngời, trong đó, ngời Kinh 978.893 ngời, ngời Khơ-me 20.204 ng-

ời, còn lại là các dân tộc khác. Tỉnh có 5 tôn giáo với 252.498 tín đồ sống
xen kẽ ở các vùng nông thôn và thành thị. Đảng viên là ngời dân tộc Khơ-
me và có đạo chiếm khoảng 0,2% so với tổng số đảng viên toàn tỉnh.
Hiện nay trình độ năng lực của đảng viên cấp xã đều đợc nâng cao
lên về mọi mặt, nhng so với yêu cầu và nhiệm vụ mới cha đáp ứng ngang
tầm; đảng viên ngời dân tộc, đảng viên có đạo trình độ năng lực, hiểu biết
về chính trị còn nhiều hạn chế so với đảng viên ngời Kinh, nhng đảng viên
ngời dân tộc và đảng viên có đạo là những ngời đóng vai trò quan trọng
trong việc tuyên truyền, giáo dục ngời dân tộc, tín đồ hiểu và làm theo chủ
10
trơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nớc dễ hơn đảng viên ngời
Kinh trong thực tế thời gian qua.
Do điều kiện lịch sử, tự nhiên của từng vùng trong tỉnh mà các đảng
bộ cấp xã ở Vĩnh Long xác định nhiệm vụ chính trị khác nhau. Đối với các
đảng bộ cấp xã vùng sâu, vùng xa thì lãnh đạo chuyển đổi giống, cây trồng,
vật nuôi các loại, gắn với các ngành nghề thủ công truyền thống; đối với
các đảng bộ cấp xã ở vùng ven đô thị chủ yếu vừa phát triển nông nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân
dân.
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở
tỉnh Vĩnh Long
Quy định số 50/QĐ-TW ngày 19/11/1992 đã chỉ rõ chức năng, nhiệm
vụ của các đảng bộ cấp xã. Tuy có nhiều loại hình TCCSĐ khác nhau, nhng
các TCCSĐ nói chung đều thực hiện chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là hạt
nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở và tiến hành hoạt động xây dựng nội bộ Đảng.
Đối với các đảng bộ, chi bộ nông thôn có chức năng "là hạt nhân
chính trị lãnh đạo thực hiện đờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nớc ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với
Nhà nớc" [15, tr. 1].

Trong giai đoạn cách mạng mới, muốn thực hiện tốt chức năng lãnh
đạo chính trị ở cơ sở, các đảng bộ cấp xã cần nắm vững, thông hiểu và chấp
hành, quán triệt, vận dụng đúng đắn, sáng tạo Nghị quyết, chủ trơng, đờng lối,
chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nớc và các cơ quan cấp trên cho phù
hợp với điều kiện thực tế ở nông thôn, trên cơ sở đó đề ra chủ trơng, đề án,
giải pháp cho đảng bộ. Đồng thời, Đảng bộ lãnh đạo xây dựng các tổ chức
chính quyền, các tổ chức quần chúng, các tổ chức kinh tế, xã hội khác. Mặt
11
khác, có kế hoạch tiến hành kiểm tra thờng xuyên các hoạt động trong hệ
thống chính trị ở cơ sở, nhằm kịp thời biểu dơng những nơi làm tốt, và phê
phán, uốn nắn những nơi làm cha tốt, ngăn chặn tiêu cực, để bảo đảm cho
đờng lối, chủ trơng, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nớc, của cấp trên
và của Đảng bộ thực hiện đem lại nhiều thành tựu thiết thực.
Nội dung của toàn bộ các hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ nhằm
phát triển nông nghiệp toàn diện, xây dựng đời sống văn hóa mới, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, khơi dậy các phong trào cách
mạng của quần chúng nhân dân thực hiện tốt quyền lợi và nghĩa vụ đối với
công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc tại địa phơng cơ sở. Mặt
khác, hoạt động lãnh đạo của các đảng bộ cấp xã còn phải tiến hành các
hoạt động xây dựng nội bộ Đảng để nhằm nâng cao chất lợng chính bản
thân mình, góp phần nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của
Đảng. Do đó, công tác xây dựng chính bản thân của các Đảng bộ cấp xã là
khâu quan trọng trong công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về
chính trị, t tởng, tổ chức và các mặt công tác khác.
Trên cơ sở chức năng cơ bản và căn cứ vào yêu cầu lãnh đạo của Đảng
bộ trong tình hình mới, các Đảng bộ cấp xã cần thực hiện đúng các nhiệm
vụ mà Đảng ta đã xác định trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Đảng: "Tất cả các Đảng bộ, chi bộ đều phải phấn đấu
thực hiện đúng chức năng là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở" [22, tr. 55], vì
vậy các TCCSĐ cần thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất: Xác định chủ trơng, nhiệm vụ về các mặt chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và lãnh đạo các chủ trơng nhiệm vụ
đó ở nông thôn.
Lãnh đạo xây dựng và thực hiện các chủ trơng, nhiệm vụ phát triển
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo định hớng xã hội chủ nghĩa
(XHCN), đẩy mạnh CNH, HĐH; phát triển nông thôn, lâm, ng nghiệp, tiểu
12
thủ công nghiệp và dịch vụ. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng,
vật nuôi cho thích hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng địa bàn cơ sở, xây
dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y
tế, thông tin, dân số kế hoạch hóa gia đình; thực hiện tốt các chính sách xã
hội, tăng hộ giàu, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân; động viên nhân dân hoàn thành nghĩa vụ đối với
nhà nớc, xây dựng nông thôn giàu đẹp, văn minh.
Lãnh đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn,
nhằm phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội,
thực hiện công khai về tài chính và phân phối, chống tham nhũng, hà lạm
công quỹ, ức hiếp nhân dân, lấn chiếm ruộng đất, cho vay nặng lãi
Lãnh đạo xây dựng và thực hiện các chủ trơng, nhiệm vụ quốc
phòng an toàn xã hội, đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, bảo vệ nội bộ,
bảo vệ tài sản nhà nớc, của tập thể, tính mạng và tài sản của nhân dân.
Đây là nhiệm vụ trọng tâm, là nội dung chủ yếu trong quá trình thực
hiện vai trò lãnh đạo ở các Đảng bộ cấp xã trong tình hình hiện nay.
Thứ hai: Lãnh đạo công tác t tởng.
Làm tốt công tác t tởng, tuyên truyền vận động trong các tầng lớp
nhân dân, phát huy truyền thống yêu nớc, yêu CNXH, tin tởng vào con đ-
ờng đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã chọn, xây dựng tinh thần làm
chủ, đoàn kết trong nhân dân, gắn bó tình làng nghĩa xóm, đùm bọc lẫn
nhau; đoàn kết các dân tộc, đoàn kết các tôn giáo.
Làm cho nhân dân hiểu và chấp hành đúng đờng lối, chủ trơng,

chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nớc và nhiệm vụ chính trị của cơ
sở. Hiểu đợc tâm t nguyện vọng của nhân dân để kịp thời giải quyết và báo
cáo lên cấp trên. Chống t tởng và việc làm trái với đờng lối chính sách, pháp
luật của Đảng, Nhà nớc; chống t tởng cục bộ, bè phái, gia trởng và các hủ
13
tục lạc hậu, mê tín dị đoan; chống âm mu "diễn biến hòa bình" của chủ
nghĩa đế quốc.
Thứ ba: Lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ.
Lãnh đạo xây dựng tổ chức chính quyền, các đoàn thể nhân dân,
đơn vị kinh tế, các đơn vị sự nghiệp ở cơ sở. Xây dựng và thực hiện quy hoạch,
kế hoạch đào tạo, bồi dỡng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở.
Theo phân cấp của cấp trên, cấp ủy quyết định các vấn đề về tổ chức
và quản lý cán bộ, giới thiệu ngời vào cơ quan lãnh đạo của chính quyền,
đoàn thể nhân dân, đơn vị kinh tế và lãnh đạo thực hiện các chủ trơng đó.
Cấp ủy nhận xét, đánh giá, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ
luật, khen thởng, đãi ngộ đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của cơ
sở; kiểm tra việc thực hiện chính sách cán bộ ở cơ sở.
Đối với việc chọn cán bộ, cấp ủy đề xuất ý kiến, giới thiệu cán bộ
tham gia vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền, các đoàn thể
nhân dân ở cấp trên và cán bộ chủ chốt ở cơ sở do cấp trên quản lý.
Thứ t: Lãnh đạo các đoàn thể nhân dân.
Lãnh đạo các đoàn thể nhân dân là thực hiện tốt chức năng, nhiệm
vụ theo điều lệ của mỗi đoàn thể, phát huy quyền làm chủ của các tầng lớp
nhân dân thi đua thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đợc giao.
Lãnh đạo các đoàn thể đổi mới nội dung, phơng thức hoạt động, mở
rộng các hình thức tập hợp quần chúng. Lãnh đạo các đoàn thể và tầng lớp
nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ đờng lối, chủ trơng, chính sách, pháp
luật của Đảng, Nhà nớc, trớc hết là những chủ trơng, chính sách về nông
nghiệp, nông thôn và nông dân.
Thứ năm: Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh.

Đề ra những chủ trơng, nhiệm vụ và biện pháp xây dựng Đảng bộ,
chi bộ trong sạch vững mạnh; sắp xếp các tổ chức Đảng, thực hiện đúng các
14
nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, duy trì thờng xuyên nề nếp sinh hoạt
Đảng, tự phê và phê bình, thực hiện tốt các nội dung của công tác đảng
viên, tổ chức và kiểm tra việc học tập nâng cao trình độ của đảng viên,
chăm lo tạo nguồn phát triển Đảng, xây dựng cấp ủy và bí th cấp ủy có đủ
phẩm chất, năng lực, là ngời tiêu biểu của Đảng bộ, đợc đảng viên và nhân
dân tín nhiệm. Kiểm tra các chi bộ và đảng viên thực hiện đờng lối của
Đảng, nghị quyết của cấp trên và của TCCSĐ, chấp hành điều lệ Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nớc.
Các nhiệm vụ nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ và không mâu thuẫn
với nhau, thể hiện đầy đủ chức năng của các Đảng bộ cấp xã; đòi hỏi các
Đảng bộ nói chung, các Đảng bộ cấp xã ở Vĩnh Long nói riêng cần thực
hiện đầy đủ những nhiệm vụ trên.
1.1.4. Quan niệm và những tiêu chí để đánh giá chất lợng các tổ
chức cơ sở đảng cấp xã
1.1.4.1. Quan niệm về chất lợng của các TCCSĐ cấp xã
Trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau, ở từng loại
hình TCCSĐ có những đặc điểm khác nhau, song khi nói đến chất lợng
TCCSĐ cần phải đề cập một cách đồng bộ, toàn diện trên hai lĩnh vực là vai
trò lãnh đạo và công tác xây dựng nội bộ Đảng của TCCSĐ. Bởi lẽ, trong hệ
thống tổ chức của Đảng từ Trung ơng đến cơ sở thì các TCCSĐ có vai trò
đặc biệt quan trọng, vì chất lợng của TCCSĐ là yếu tố tạo nên chất lợng
lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng và uy tín của Đảng với
nhân dân. Vì vậy, nâng cao chất lợng của TCCSĐ không thể thiếu đợc trong
quá trình lãnh đạo của Đảng. Sự nghiệp CNH, HĐH theo định hớng XHCN,
xây dựng đất nớc Việt Nam dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh theo định hớng XHCN là việc làm khó khăn, phức tạp, lâu dài,
trải qua nhiều thử thách đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng phải ngang tầm với

15
thời kỳ mới. Do đó, Đảng cần phải nâng cao chất lợng hoạt động lãnh đạo
của mình.
Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ơng Đảng khóa VII về xây
dựng Đảng đánh giá: "Nhiều TCCSĐ giảm sút năng lực lãnh đạo, lúng túng
về nội dung và phơng thức lãnh đạo, không đáp ứng đợc yêu cầu khách
quan của công cuộc đổi mới Không ít TCCSĐ buông lỏng lãnh đạo, có
nơi mất phơng hớng và tê liệt vai trò lãnh đạo " [14, tr. 49]; "ở nhiều cơ sở
công tác giáo dục, kiểm tra, quản lý đảng viên bị buông lỏng. Sinh hoạt
Đảng không đều và chất lợng kém" [14, tr. 50].
Chất lợng của TCCSĐ chính là năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của các tổ chức Đảng ở cơ sở.
Năng lực lãnh đạo của các TCCSĐ phải đợc thể hiện ở phẩm chất
chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ lý luận, trình độ văn hóa, chuyên môn
nghiệp vụ, có vốn sống và kinh nghiệm thực tiễn, có điều kiện cần và đủ để
đáp ứng đợc yêu cầu lãnh đạo khi cách mạng chuyển sang giai đoạn mới
mà TCCSĐ đã đáp ứng đợc nhiệm vụ lãnh đạo của mình.
Sức chiến đấu của TCCSĐ thể hiện TCCSĐ luôn xây dựng tổ chức
mình vững vàng về chính trị, thông suốt về t tởng và vững mạnh về tổ chức;
luôn thống nhất về ý chí và hành động, lạc quan, vợt mọi khó khăn, thực
hiện tốt nhiệm vụ chính trị mọi lúc, mọi nơi; có bản lĩnh đấu tranh chống
lại sự chống phá của các thế lực thù địch trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội,
thể hiện vai trò tiên phong của đảng viên, thực hiện mối quan hệ máu thịt
giữa tổ chức Đảng với quần chúng nhân dân ở cơ sở, là nhịp cầu nối liền
giữa Đảng và nhân dân.
Từ quan niệm chung của Đảng ta về chất lợng TCCSĐ, có thể quan
niệm về chất lợng của các TCCSĐ xã nh sau: chất lợng của TCCSĐ cấp xã
là chất lợng lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, chống
16
quan liêu, cửa quyền, ức hiếp nhân dân, tham nhũng, buôn lậu, xa hoa lãng

phí trên cơ sở đó phải lãnh đạo hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa,
xã hội, an ninh quốc phòng đã đợc đề ra của từng Đảng bộ và thực hiện có
hiệu quả, thiết thực công tác xây dựng Đảng theo điều lệ Đảng quy định.
Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ơng Đảng khóa VII đã đề
ra phơng châm chỉ đạo đổi mới và chỉnh đốn Đảng ở cơ sở: "Lấy yêu cầu
chất lợng là chính, lấy kết quả phát triển kinh tế, xã hội làm mục tiêu và th-
ớc đo chủ yếu" [14, tr. 54].
1.1.4.2. Những tiêu chí để đánh giá việc nâng cao chất lợng các
TCCSĐ cấp xã
Từ cơ sở quan niệm về chất lợng các TCCSĐ cấp xã nêu trên, những
tiêu chí đánh giá việc nâng cao chất lợng các TCCSĐ cấp xã có thể đa ra
các nội dung sau:
- Lãnh đạo hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế, xã hội.
Quán triệt và thực hiện đờng lối CNH, HĐH nông nghiệp và nông
thôn của Đảng, lãnh đạo và thực hiện chủ trơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hớng CNH, HĐH: Phát triển nông nghiệp toàn diện,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để
tăng trởng kinh tế đạt và vợt hàng năm theo chỉ tiêu đề ra, thu nhập đầu ng-
ời ngày càng tăng, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, phục vụ cho sản xuất
và đời sống, phát huy vai trò kinh tế hợp tác ở nông thôn.
Hoàn thành nghĩa vụ của cơ sở đối với nhà nớc, các chỉ tiêu thu
thuế, trả nợ và các nghĩa vụ khác.
Thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, tạo thêm ngành nghề, giải
quyết việc làm cho ngời lao động theo kế hoạch của Đảng bộ. Phát triển sự
nghiệp văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa mới, dân chủ công bằng, văn
17
minh, gia đình hạnh phúc; giáo dục đấu tranh ngăn chặn và bài trừ có hiệu
quả các tệ nạn xã hội, thực hiện các chỉ tiêu về kế hoạch hóa gia đình.
Thực hiện xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học theo quy định
của Nhà nớc. Có nhà trẻ, lớp mẫu giáo, có đủ trờng học bảo đảm cho các

cháu đến độ tuổi đều đợc đến trờng học.
Cơ sở y tế, thực hiện các chơng trình y tế cộng đồng, bảo đảm
phòng, chống bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
- Lãnh đạo tốt các nhiệm vụ an ninh quốc phòng.
Làm tốt việc giáo dục nhân dân thi hành đúng pháp luật; hoàn thành
tốt các chỉ tiêu tuyển quân, làm tốt các chính sách hậu phơng quân đội và
các nhiệm vụ quân sự địa phơng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn
ở cơ sở.
- Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các đoàn thể chính trị, xã hội vững
mạnh, xây dựng Hội đồng nhân dân (HĐND), ủy ban nhân dân (UBND)
hoạt động có hiệu quả, đúng pháp luật.
Lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội làm tốt công tác tập hợp,
giáo dục quần chúng tham gia thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở địa
phơng cơ sở. Thực hiện đúng chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà n-
ớc, bảo đảm đoàn kết các tầng lớp nhân dân ở cơ sở.
- Lãnh đạo đấu tranh đẩy lùi các tệ nạn tham nhũng, buôn lậu và các
hiện tợng tiêu cực khác, xử lý đúng pháp luật những ngời vi phạm, thực
hành tiết kiệm chống xa hoa lãng phí trong sinh hoạt và trong đời sống.
- Thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
Thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, t tởng trong Đảng và
ngoài nhân dân, đấu tranh có hiệu quả chống các quan điểm, t tởng và hành
động trái với đờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nớc. Trong
18
nội bộ Đảng phải đoàn kết, các Đảng bộ cần xây dựng đợc quy chế lãnh
đạo và hoạt động, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, sinh hoạt Đảng
đúng kỳ, có nội dung thiết thực, tự phê bình và phê bình có lý, có tình,
trung thực, thẳng thắn.
Có kế hoạch đào tạo, bồi dỡng cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt của
TCCSĐ, chính quyền, tổ chức kinh tế, các đoàn thể chính trị - xã hội của cơ
sở, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ đợc phân công.

Thực hiện có hiệu quả việc nâng cao chất lợng đội ngũ đảng viên;
có chơng trình tổ chức cho đảng viên học tập nâng cao trình độ chính trị,
văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ; làm tốt công tác quản
lý, phân công đảng viên, bảo đảm 100% đảng viên đợc phân công công tác.
Nâng cao chất lợng, phân tích đảng viên bảo đảm khách quan, chính xác;
kiểm tra đảng viên chấp hành điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nớc, xử lý
nghiêm minh những đảng viên vi phạm, đa những ngời không đủ t cách
đảng viên ra khỏi Đảng; chủ động tạo nguồn và làm tốt công tác kết nạp
đảng viên mới có chất lợng tốt.
1.2. Thực trạng - nguyên nhân - những kinh nghiệm và
yêu cầu mới đặt ra đối với các tổ chức cơ sở Đảng cấp xã ở
tỉnh Vĩnh Long
1.2.1. Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh
Long
Vĩnh Long là một trong 12 tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long, nằm
giữa hai nhánh chính của sông Cửu Long (sông Tiền và sông Hậu); phía Bắc
giáp sông Tiền, phía Đông giáp hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh, phía Nam
giáp tỉnh Cần Thơ, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.
19
Vĩnh Long không có biển và núi đồi, địa hình chia cắt bởi nhiều
sông rạch, có cù lao An Bình, Bình Hòa Phớc, Đông Phú, Quới Thiện.
Tên Vĩnh Long ra đời khá sớm trong lịch sử khẩn hoang Nam Bộ
(năm 1698). Hiện nay Vĩnh Long có 6 huyện, 1 thị xã, 6 thị trấn, 7 phờng,
94 xã, 734 ấp, khóm. Diện tích tự nhiên 148.738 ha, dân số 1.010.555 ngời,
trong đó số ngời sống ở nông thôn chiếm 85,33%, số ngời ở thành thị
14,67%, mật độ dân số 764 ngời/km
2
. Các thành phần dân tộc sinh sống:
dân tộc Kinh 978.893 ngời, chiếm tỷ lệ 97,40%; dân tộc Khơ-me 20.204
ngời, chiếm tỷ lệ 2,01%, dân tộc Hoa 5.710 ngời chiếm tỷ lệ 0,56%, số còn

lại các dân tộc khác 223 ngời chiếm 0,3%; các tín đồ tôn giáo có 252.498
ngời, chủ yếu tín đồ Phật giáo có 167.973 ngời; tín đồ Công giáo 36.752
ngời, tín đồ Tin lành 3.028 ngời, còn lại các tôn giáo khác; không tôn giáo
752.299 ngời.
Vĩnh Long là tỉnh sản xuất nông nghiệp, lao động trong độ tuổi
chiếm 59% trên tổng số dân trong đó lao động nông nghiệp chiếm 71%, và
mới đạt khoảng 60% quỹ thời gian lao động, lao động thất nghiệp chiếm
5,8%; trình độ của nhân dân nông thôn phổ biến còn thấp (tiểu học có 72%,
phổ thông cơ sở có 16%, trung học phổ thông có 10%) và có khoảng 10%
lao động ở nông thôn đợc qua đào tạo tay nghề; tỷ lệ tăng dân số ở nông
thôn cao hơn thành thị.
Năm 2000 tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 6,6%, GDP đầu ngời tăng
1,65 lần so với năm 1995 [53, tr. 12], cây lúa năng suất bình quân đạt 4,4
tấn/ha/vụ, kinh tế vờn tốc độ tăng trởng bình quân hàng năm 10,41%/năm,
chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng bình quân 8,67%/năm [53, tr. 13].
Kinh tế hợp tác đợc củng cố và phát triển, hiện có 48 hợp tác xã,
một hiệp hội ngành nghề và 2.789 tổ hợp tác, trong đó có 2.746 tổ hợp tác
trong sản xuất nông nghiệp.
20
Điện lới quốc gia về đến trung tâm các xã, có 80% hộ dân có điện
sử dụng; 83% ấp có xe hai bánh chạy thông suốt, 58/94 xã có đờng ô tô đi
tới trung tâm xã, có 70% diện tích đất nông nghiệp đợc khép kín thủy lợi;
năm 1997 xóa xong phòng học 3 ca, đến năm 2000 có 99% trờng phổ thông
đợc xây dựng kiên cố và bán kiên cố; có 104/107 trạm y tế cơ sở đợc xây
dựng kiên cố. Đời sống nhân dân đợc cải thiện, thu nhập bình quân đầu ng-
ời năm 2000 là 4,468 triệu đồng (năm 1995 là 2,7 triệu đồng); tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên còn 1,24, giảm 0,32% so với năm 1995, giải quyết việc làm
hàng năm 20.000 lao động; tỷ lệ hộ nghèo năm 2000 còn 4,7%, giảm 8,3%
so với năm 1995, không còn hộ đói, đời sống văn hóa ở cơ sở đợc nâng lên,
mức hởng thụ cao gấp 5 lần so với năm 1995.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều biến động phức tạp và
chiến lợc "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch luôn chống phá, nhng
tình hình an ninh trật tự xã hội trong những năm qua vẫn ổn định và ngày
càng đợc củng cố, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể luôn đợc
quan tâm, các cấp ủy và TCCSĐ đã thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội VI của
tỉnh Đảng bộ và các Nghị quyết của Trung ơng, nhất là Nghị quyết Trung -
ơng 6 (lần 2), khóa VIII của Đảng. Kiện toàn tổ chức bộ máy, quy hoạch
đào tạo cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở. Trình độ văn hóa, chuyên môn
nghiệp vụ, trình độ lý luận của đảng viên trong tỉnh đợc nâng lên về số lợng và
chất lợng; số TCCSĐ đạt trong sạch vững mạnh toàn diện 73,53%, vững mạnh
từng mặt 24%; công tác phát triển đảng viên mới đợc quan tâm, trong 5 năm
1996-2000 phát triển 3.922 đảng viên mới, so với nhiệm vụ kỳ trớc tăng
78,67%, nâng tổng số đảng viên toàn tỉnh lên 14.788 ngời [53, tr. 21].
Bên cạnh những thành tựu kinh tế - xã hội nêu trên, nông thôn Vĩnh
Long còn một số yếu kém khuyết điểm, nền kinh tế vẫn chủ yếu là sản xuất
nông nghiệp, chuyển hớng sản xuất hàng hóa chậm, hiệu quả cha cao, nền
kinh tế tăng trởng thiếu vững chắc, chất lợng và hiệu quả của nền kinh tế
21
cha cao, chất lợng cạnh tranh kém; hầu hết các chỉ tiêu về tăng trởng kinh tế
không đạt so với Nghị quyết Đại hội VI, GDP bình quân đầu ngời thấp hơn
so với mức bình quân cả nớc [53, tr. 14].
Lao động xã hội có nguồn năng lực dồi dào nhng phần lớn cha qua
đào tạo tay nghề, chất lợng lao động thấp, lao động thiếu việc làm còn
nhiều, nhất là ở nông thôn. Văn hóa phẩm độc hại, các tệ nạn xã hội còn
xảy ra một số nơi, phong trào thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn
hóa cha đồng đều; thực hiện các chính sách xã hội, chính sách đào tạo và sử
dụng nhân lực cha đồng bộ [53, tr. 14].
Về quốc phòng an ninh và thực thi pháp luật, việc thực hiện kế hoạch
sẵn sàng chiến đấu ở cơ sở có nơi bổ sung chậm, giáo dục ý thức quốc
phòng chống tội phạm cha mạnh; công tác điều tra, truy tố, xét xử vẫn còn

sai sót [53, tr. 16].
Về công tác quần chúng còn một số cấp ủy và cơ quan chính quyền
nhận thức cha đầy đủ quan điểm quần chúng và công tác vận động quần chúng
của Đảng, thực hiện "quy chế dân chủ ở cơ sở" còn nhiều hạn chế. Việc đổi
mới nội dung và hình thức hoạt động vẫn cha theo kịp yêu cầu [53, tr. 17].
Công tác xây dựng Đảng, chính quyền còn một số đảng viên sa sút
ý chí, phai nhạt lý tởng, một ít nơi nội bộ mất đoàn kết, trong 5 năm 1996-
2000 xử lý kỷ luật 724 đảng viên. Công tác cải cách hành chính chậm, chất
lợng sinh hoạt ở nhiều Đảng bộ cha cao; công tác quy hoạch cán bộ và kế
hoạch đào tạo bồi dỡng cán bộ còn nhiều vớng mắc về cơ chế chính sách và
thiếu đồng bộ; cơ chế hoạt động giữa Đảng, chính quyền, mặt trận và các
đoàn thể chính trị, xã hội còn một vài đơn vị cha xác định rõ về chức năng,
nhiệm vụ, nên công tác có lúc còn chồng chéo [53, tr. 18].
22
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội VI tỉnh Đảng bộ Vĩnh
Long đề ra, đòi hỏi phải có sự phấn đấu nỗ lực của toàn hệ thống chính trị
và nhân dân trong tỉnh, nhng các TCCSĐ nông thôn có vai trò vị trí quan
trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ, để nhằm phát huy
mặt làm đợc, khắc phục những mặt còn hạn chế, từng bớc nâng cao chất l-
ợng lãnh đạo của các TCCSĐ nói chung và các TCCSĐ cấp xã ở Vĩnh Long
trong thời gian tới nói riêng.
1.2.2. Thực trạng chất lợng của các tổ chức cơ sở Đảng cấp xã ở
tỉnh Vĩnh Long
Bớc vào giai đoạn mới Vĩnh Long có những thuận lợi:
- Trung ơng đã có định hớng dài hạn đối với việc xây dựng cơ sở hạ
tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bằng sông Cửu Long.
- Tiềm năng về lao động, đất đai phong phú, đa dạng, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế mở ra nhiều triển vọng phát triển công nghiệp, khai thác tốt
các lĩnh vực thuộc về nông nghiệp, nền kinh tế tăng trởng khá.
- Trung ơng định ra việc hình thành vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam đã tạo lợi thế so sánh rất lớn đối với tỉnh, tạo nhiều tiềm năng rất lớn
để phát triển công nghiệp, thơng mại, dịch vụ, du lịch miệt vờn và thu hút
vốn đầu t của các thành phần kinh tế trong nớc cũng nh nớc ngoài.
- Hòa cùng với cả nớc và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sự hội
nhập với quốc tế là nhân tố quan trọng để Vĩnh Long phát triển kinh tế đối
ngoại, mở rộng hợp tác đầu t, thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành
phần, khơi dậy và động viên mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.
- Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Long có truyền thống đoàn kết, sáng
tạo trong lao động sản xuất; hệ thống chính trị đợc kiện toàn, kỷ cơng phép
nớc đợc tăng cờng.
23
- Đờng lối, chủ trơng của Đảng từng bớc đợc thể chế hóa bằng pháp
luật ngày càng đồng bộ và sát hợp với tình hình địa phơng.
Song, tỉnh Vĩnh Long cũng còn nhiều khó khăn. Ngoài bốn nguy cơ
đợc Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII) đã nêu ra và Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng tiếp tục khẳng định, Vĩnh
Long còn những khó khăn riêng:
- Quá trình hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới vừa là
lợi thế nhng đồng thời cũng là thách thức lớn đối với Vĩnh Long.
- Nền kinh tế của tỉnh quy mô còn nhỏ, tăng trởng thấp và cha ổn
định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tỷ trọng nông nghiệp còn lớn, công
nghiệp cha thật sự trở thành động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát
triển. Công nghệ sản xuất phần lớn lạc hậu; chất lợng, tính cạnh tranh và thị
trờng tiêu thụ hàng hóa, nhất là hàng nông sản còn nhiều khó khăn.
- Đất hẹp, ngời đông, tài nguyên, khoáng sản ít. Lực lợng lao động dồi
dào nhng phần lớn cha qua đào tạo nghề, tỷ lệ lao động thiếu việc làm còn
cao. Khả năng tích lũy của nền kinh tế kém; thu nhập bình quân đầu ngời
đang tiếp tục giảm dần so với bình quân của cả nớc, hạn chế cho quá trình
tích lũy và đầu t cho sản xuất.
- Cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi thiếu, cha đáp ứng

yêu cầu CNH, HĐH và khả năng đối tác với các doanh nghiệp trong và
ngoài nớc.
- Trong những năm qua các Đảng bộ cấp xã ở Vĩnh Long đã kiên
định mục tiêu, con đờng đi lên CNXH mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã
lựa chọn, nhất quán với đờng lối đổi mới do Đảng ta khởi xớng và lãnh đạo.
Các Đảng bộ đã quán triệt các quan điểm, nguyên tắc của Đảng trong công
cuộc đổi mới đất nớc, từng bớc khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo,
từng bớc đổi mới phơng thức lãnh đạo của các Đảng bộ đối với chính
quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở, đẩy mạnh sự nghiệp CNH,
24
HĐH nông nghiệp, nông thôn; đồng thời làm tốt công tác vận động nhân
dân, đoàn kết dân tộc, lơng, giáo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, ổn định và
nâng cao đời sống nhân dân. Thực hiện tốt phát triển kinh tế là nhiệm vụ
trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.
Thực hiện Nghị quyết Trung ơng 3 (khóa VII) về đổi mới chỉnh đốn
Đảng và kế hoạch 02/KH-TU của Tỉnh ủy về xây dựng xã, phờng vững
mạnh, trong những năm qua, các TCCSĐ nông thôn Vĩnh Long, đã đợc tỉnh
ủy và các huyện ủy tập trung củng cố các TCCSĐ, nhất là các Đảng bộ yếu
kém kéo dài, đồng thời khen thởng các Đảng bộ trong sạch vững mạnh toàn
diện để làm gơng cho các Đảng bộ khác học tập trong quá trình lãnh đạo
của mình. Các huyện ủy đã triển khai cho các Đảng bộ xây dựng và thực
hiện quy chế làm việc, đổi mới phơng pháp làm việc của cấp ủy, phân tích
chất lợng các TCCSĐ và cán bộ, đảng viên, kiện toàn tổ chức từ tỉnh đến cơ
sở. Với cách làm đó mà chất lợng của các Đảng bộ xã đợc nâng lên, lãnh
đạo hoàn thành các nhiệm vụ chính trị tại cơ sở. Uy tín các Đảng bộ đối với
nhân dân đợc củng cố. Qua việc thực hiện Nghị quyết Trung ơng 6 (lần 2)
khóa VIII: "Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng
Đảng hiện nay", Tỉnh ủy đã chỉ đạo tiến hành tự phê bình và phê bình trong
toàn Đảng bộ. Nhờ có sự chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy các Đảng bộ huyện,
thị và chi, Đảng bộ cơ sở xã, phờng, thị trấn và các loại hình TCCSĐ khác

đã đẩy mạnh cuộc vận động tự phê bình và phê bình, qua đó mà dân chủ
trong sinh hoạt Đảng tiếp tục đợc mở rộng, đoàn kết nhất trí trong Đảng đ-
ợc tăng cờng, tạo không khí phấn khởi ở cơ sở, động viên nhân dân thực
hiện tốt và đạt nhiều thành tựu các nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã đề ra. Qua
đó Đảng càng gắn bó với nhân dân, lòng tin của nhân dân đối với Đảng,
Nhà nớc đợc nâng lên. Kết quả phân loại TCCSĐ trong toàn tỉnh trong ba
năm 1998-2000 (xem phụ lục 10).
25

×