Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tiểu luận Xã hội học giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.47 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
KHOA QUẢN LÝ GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
XÃ HỘI HỌC GIÁO DỤC

Giảng viên:

GS.TS Lê Ngọc Hùng

Họ và tên SV:

Lê Thị Quỳnh Liên

Mã SV:

18010566

Lớp:

QH2018S – QTTH

Mã học phần:

EDM1004

Hà Nội, 2022


MỤC LỤC
Câu 1................................................................................................................ Tr. 3


Câu 2................................................................................................................ Tr. 6
Danh mục tài liệu tham khảo .......................................................................... Tr. 9

2


BÀI LÀM (ĐỀ SỐ 2)
Câu 1. Lý thuyết xã hội bằng cấp và lý thuyết xã hội phi trường quy. Có thể áp
dụng hai lý thuyết này như thế nào trong xây dựng xã hội học tập?
1.1. Lý thuyết về xã hội bằng cấp và xã hội phi trường quy
1.1.1. Lý thuyết về xã hội bằng cấp
Đại diện tiêu biểu nhất của thuyết xã hội bằng cấp là
Radall Collins1. Ông đã đưa ra khái niệm Xã hội bằng
cấp để chỉ một xã hội trong đó mọi người quá coi trọng
bằng cấp giáo dục và chủ yếu dựa vào bằng cấp để
tuyển dụng lao động mà coi nhẹ năng lực thực sự của
cá nhân.
Figure 1- Nhà xã hội học Radall Collins

Ví dụ về bằng cấp: bằng tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ,
tiến sĩ, chứng chỉ,…
Radall Collins cho rằng bằng cấp chỉ là biểu tượng vị
thế, giống với các nhãn hiệu hàng hóa. Đó khơng phải
là những chỉ báo của sự tiến bộ thực sự trong học tập.

Chủ nghĩa bắng cấp là biểu hiện của sự sùng bái
bằng cấp giáo dục khi mà việc đánh giá giá trị con
người, giá trị của sức lao động phụ thuộc vào bằng cấp, chứng chỉ mà một người
nhận được từ việc đến trường hay kết thúc một khóa đào tạo.2
Xu hướng của xã hội bằng cấp: người ta đến trường chỉ để dành lấy một tấm

bằng, một tờ giấy nhất định chứ không phải để phát triển năng lực.
Đối với học sinh THPT, đến trường chỉ lấy tấm bằng tốt nghiệp phổ thông.
Đối với sinh viên, đến trường đại học để lấy tấm bằng cử nhân.
Đối với học viên, đến trung tâm ngoại ngữ - tin học chỉ để lấy chứng chỉ ngoại
ngữ - tin học.
Đối với cán bộ đã có vị trí việc làm, đi học lấy bằng cấp tương đương để làm
thủ tục đảm bảo tính hợp lệ, hợp thức vị thế.
Những người tuyển dụng lao động địi hỏi người lao động có bằng cấp, chứng
chỉ nhất định mới trao cho họ việc làm. Như thế, các nhà tuyển dụng đã lợi dụng văn
bằng, chứng chỉ để bảo vệ cho các vị trí nghề nghiệp và vị thế xã hội cùng với các
lợi ích kèm theo của họ. Trong nhiều trường hợp, chứng chỉ khơng làm tăng trình độ
1

Hình ảnh, nguồn: Randall Collins, Ph.D. | Department of Sociology (upenn.edu)

2

Lê Ngọc Hùng. Giáo trình Xã hội học giáo dục. Nxb ĐHQGHN. 2009. Tr27

3


chuyên môn nghiệp vụ của người lao động mà chỉ là công cụ để hợp pháp vị thế
trong xã hội. Thực tế này đã làm sai lệch ý nghĩa tốt đẹp và giá trị đích thực mà giáo
dục tạo ra cho cá nhân và xã hội, đồng thời tạo ra xã hội bằng cấp.
Thuyết xã hội bằng cấp chỉ rõ mặt trái của giáo dục khi chính các cơ sở giáo
dục tập trung sản xuất hàng loạt chứng chỉ, văn bằng cho người học. Trong xã hội
đó, nhà trường là cỗ máy sản xuất các bằng cấp cho xã hội, mà quên mất đi trách
nhiệm giáo dục – đào tạo chun mơn cho người học. Cùng với đó, thuyết xã hội
bằng cấp cịn có xơ sở là yếu tố kinh tế học giáo dục khi đến trường để sau này có

nghề nghiệp tốt, để kiếm nhiều tiền. Tuy giáo dục không trực tiếp làm tăng năng suất
lao động nhưng người lao động có giáo dục và có trình độ học vấn cao là người có
khả năng tạo ra năng suất lao động cao và do vậy được trả công cao. Đây là lí do các
gia đình và cá nhân sẵn sàng đầu tư vào giáo dục và cho con cái mình học lên cao tới
bậc đại học hoặc hơn. Trên cơ sở của mối tương quan giữa học vấn tỷ lệ thuận với
thu nhập đã nảy sinh vấn đề sùng bái bằng cấp khi coi bằng cấp là trình độ học vấn,
là trình độ năng lực của cá nhân, theo hình thức cứ có bằng cấp là có chun mơn
tương đương.
Như vậy, thuyết xã hội bằng cấp giải thích tại sao trong xã hội mọi người quá
đề cao bằng cấp giáo dục và cảnh báo nguy cơ sùng bái hình thức của bằng cấp giáo
dục mà coi nhẹ nội dung, chất lượng giáo dục. Xã hội bằng cấp hay còn gọi là xã hội
trường học là một mặt trái của xã hội học tập.
1.1.2. Lý thuyết về xã hội phi trường quy
Lý thuyết về xã hội phi trường quy được Ivan Illich đưa ra trong cuốn sách nổi
tiếng của ông: Xã hội phi trường quy (Deschooling Society), xuất bản 1971.
Ông phê phán q trình thiết chế hóa xã hội
trường quy, tức là phê phán thiết chế giáo dục đã
biến cả xã hội thành một nhà trường khổng lồ mang
tính hình thức, thụ động, máy móc, làm việc kém
hiệu quả.
Xã hội phi trường quy nhằm phi thiết chế hóa
xã hội, tạo ra một xã hội mở mà ở đó con người
thơng qua mạng lưới xã hội có thể học được mọi
thứ ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khoảng thời gian nào
một cách tự nhiên, cởi mở, linh hoạt, thiết thực và
hiệu quả.
Đặc trưng của lý thuyết về xã hội phi trường
quy phê phán xã hội trường quy, ông cho rằng cần
bãi bỏ các hình thức giáo dục bắt buộc và các doanh
nghiệp khơng được địi hỏi người lao động về trình

độ học vấn của họ.
4

Figure 2- Ivan Illich (1926-2002)


Illich phê phán mục tiêu và nội dung giáo dục trong nhà trường. Nhà trường
không dạy kiến thức, không tạo ra sự phát triển trí tuệ mà chỉ tuyên truyền về các giá
trị vật chất, bí quyết làm việc và do vậy đã khiến học sinh bị động. Ông chỉ ra chương
trình giáo dục ngầm, theo đó người học được đi học để biết vị trí của họ và để họ
ngồi im trong các vị trí đó3. Như thế, trường học làm cho các em cảm thấy lệ thuộc
và bé nhỏ.
Illich cho rằng xã hội cần có thiết chê mới về giáo dục đề dạy học sinh những
gì họ muốn học chứ không hẳn là nhồi nhét cho họ các giá trị, chuẩn mực do một số
chuyên gia giáo dục tự cho là quan trọng, cần thiết và đúng đắn. Các trường tư dạy
cho học sinh về kỹ năng nghề nghiệp, dạy chữ, dạy người, dạy cách làm việc và dạy
cách vui chơi. Các doanh nghiệp không cần và không được phép hỏi người đến xin
việc về trình độ học vấn, về chuyện đi học của họ mà chỉ cần và chỉ nên dựa vào kỹ
năng tay nghề thực sự của họ là đủ để quyết định tuyển dụng hay bố trí việc làm phù
hợp với năng lực ấy.
Như vậy, xã hội bằng cấp rất coi trọng nhà trường và từ nhà trường để nhận
được những chứng chỉ bằng cấp tương ứng, cịn xã hội phi trường quy thì khơng coi
trọng điều này. Thoạt nhìn, ta cứ nghĩ đây là hai thuyết đối lập nhau, nhưng thực
chất, cả hai quan niệm này đều đề cao giá trị của giáo dục trong xã hội và phát triển
con người, phát triển xã hội. Đồng thời, cả hai đều phê phán nhà trường kiểu cũ và
chỉ ra những nguy cơ, thách thức đòi hỏi cần cải cách giáo dục.
1.2.

Áp dụng lý thuyết về xã hội bằng cấp và xã hội phi trường quy trong xây
dựng xã hội học tập


Trong thực tiễn, cần áp dụng lý thuyết về xã hội bằng cấp và lý thuyết về xã
hội phi trương quy bằng cách phát huy tối đa thế mạnh của hai lý thuyết này. Xã hội
bằng cấp tạo nền tảng và thúc đẩy xã hội học tập, xã hội phi trường quy mở rộng các
tri thức và năng lực học tập ngay và luôn dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là trong
thời đại số hiện nay.
Tại Việt Nam hiện nay, chúng ta vẫn đang duy trì hai hình thức giáo dục này.
Qua hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống trường học được mở từ Giáo dục (GD)
Mầm non, GD Tiểu học, GD THCS, GD THPT, Đại học và sau Đại học tạo điều kiện
cho trẻ đến trường và có cơ hội được học tập đến mức mà họ muốn. Các hệ thống,
trung tâm như Ngoại ngữ, Tin học, Thể thao,… phát triển mạnh. Xã hội phi trường
quy được cụ thể qua hàng loạt cộng đồng học tập trên mạng, các tổ chức phi lợi
nhuận hoặc các buổi training tập sự, học việc.
Chương trình giáo dục phổ thơng được ban hành kèm theo QĐ 1981 của Chính
phủ năm 2018 là một bước đột phá cho giáo dục Việt Nam. Mục tiêu và phương pháp
giáo dục học sinh hoàn toàn hướng đến người học, và lấy người học làm trung tâm.
3

Anthony Giddens. Sociology. 3rd Edition. United Kingdom. Blackwell Publishers Ldt.1997. Tr. 416.

5


Như thế, các nhà trường vừa đổi mới theo thời đại vừa tích cực tích hợp liên mơn,
liên ngành để làm sao tạo môi trường thuận lợi nhất để người học phát triển phẩm
chất và năng lực.
Nếu như trước đây, tấm bằng là đủ để ngồi vào một vị trí, nhưng nay, tấm bằng
ấy chỉ là điều kiện cần thôi chứ chưa đủ, thứ các nhà tuyển dụng cần là tấm bằng đi
kèm với phẩm chất và năng lực mà người lao động có thể phát huy. Nếu trong trường
hợp có đầy đủ bằng cấp mà thiếu năng lực, họ sẵn sàng sa thải và trao cơ hội cho

người khác.
Như vậy, khi đã hiểu về lý thuyết xã hội bằng cấp và lý thuyết về xã hội phi
trường quy, ta không nên chỉ chăm chăm theo một bên nào mà cần chọn lựa những
mặt tích cực của cả hai lý thuyết này để áp dụng trong thực tiễn. Giáo dục cần xây
dựng theo thiết chế nhà trường nhưng thế thôi thì chưa đủ, cần mở rộng phạm vi của
giáo dục ra mọi mặt của đời sống để dù ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào, chỉ cần họ là
một thành phần tham gia vào xã hội thì ở đó, họ được trao cơ hội giáo dục và được
giáo dục một cách tốt nhất.
Câu 2. Phân tích xu hướng biến đổi cơ hội giáo dục phổ thông và giáo dục cao
đẳng, đại học của cả nước, thành thị, nông thôn trong giai đoạn 2009-2019
(căn cứ số liệu của Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 và 2019)

6


Bảng 1 – Tỉ lệ đi học chung và tỉ lệ đi học đúng tuổi giáo dục phổ thông và giáo
dục cao đẳng, đại học của cả nước, thành thị, nông thôn
trong giai đoạn 2009-2019
Tỉ lệ đi học chung
Tiểu học
Năm
Cả
nước
Thành
thị
Nông
thôn

THCS


THPT

Cao đẳng

Đại học

2009

2019

2009

2019

2009

2019 2009 2019 2009 2019

102,6

101

89

92,8

62,5

72,3


16

9,6

26

97,2

100,9

88,8

95,1

68,4

81,1

12,9

23,3

46

94,9

100,9

80,6


91,7

52,8

68,1

3,7

3,0

14

Tỉ lệ đi học đúng tuổi
Tiểu học
Năm
Cả
nước
Thành
thi
Nông
thôn

THCS

THPT

Cao đẳng

Đại học


2009

2019

2009

2019

2009

2019 2009 2019 2009 2019

95,5

98

82,6

89,2

56,7

68,3

16

9,6

26


97,2

98,3

88,8

91,5

68,4

76,4

12,9

23,3

46

94,9

97,9

80,6

88,1

52,8

64,4


3,7

3,0

14

“Sau rất nhiều nỗ lực, giáo dục Việt Nam đã có những bước tiến trong việc
mang lại cơ hội tiếp cận giáo dục một cách bình đẳng cho các đối tượng người học.
Những con số trải dài trong suốt 10 năm qua đã chứng minh điều đó”4
4

Lê Anh Vinh. Báo cáo Giáo dục Việt Nam 2011-2020. 2020.
Màu vàng: các ô chứa số liệu chưa chắc chắn

7


2.1. Đối với giáo dục phổ thông
Trong 10 năm qua, tính từ 2009 - 2019, giáo dục phổ thơng đã có sự cải thiện
rõ rệt về việc tăng tỉ lệ đi học chung và đi học đúng tuổi. Trong đó, bậc trung học
phổ thơng có sự cải thiện rõ ràng nhất:
- Tỷ lệ đi học chung của cấp tiểu học là 101,0%, cấp trung học cơ sở (THCS) là
92,8% và trung học phổ thông (THPT) là 72,3%.
Ở cấp Tiểu học, tỉ lệ đi học chung giảm từ 102,6% xuống 101,0%, giảm ở đây
khơng có nghĩa là số lượng học sinh đi học q tuổi giảm; khơng có sự phân biệt
nhiều giữa thành thị và nơng thơn, vì 100,9% xấp xỉ 101,0%. Số liệu này cho thấy
giáo dục Tiểu học đã được phổ cập trên toàn quốc.
Ở cấp THCS, tỉ lệ đi học chung ở thành thị và nông thôn đã được rút ngắn lại
từ 7,8 xuống còn 3,4 điểm phần trăm.
Giáo dục THPT có tỉ lệ đi học chung tăng đáng kể, cả nước tăng từ 62,5% đến

72,3%, tăng đến 9,8 điểm phần trăm.
Như vậy, số điểm phần trăm tăng dần từ Tiểu học đến THPT cho thấy cấp học
càng lên cao thì khoảng cách chênh lệch về tỷ lệ đi học chung giữa khu vực thành thị
và khu vực nông thôn càng lướn. Cũng cho thấy một thực tế rằng, trẻ em khu vực
thành thị có nhu cầu và cơ hội học lên cao hơn so với trẻ em khu vực nông thôn.
- Tỷ lệ đi học đúng tuổi các cấp Tiểu học, THCS, THPT năm 2019 lần lượt là
98,0%, 89,2% và 68,3%, cấp Tiểu học có tỉ lệ trẻ đi học đúng tuổi cao nhất.
Trong 10 năm, từ 2009-2019, tỉ lệ đi học đúng tuổi cấp tiểu học tăng từ 95,5%
lên 98%, tương tự như tỉ lệ đi học chung, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn
trong độ tuổi này đã thu hẹp chỉ còn 0,4 điểm phần trăm. Khoảng cách này được mở
rộng lên từ THCS lên THPT lần lượt là 3,4 điểm phần trăm và 12 điểm phần trăm.
Như vậy, sự phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng tốt ở khu vực thành thị
đã tạo cơ hội cho người dân nơi đây được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục dễ dàng.
Điều này làm cho người dân khu vực thành thị có ưu thế hơn so với khu vực nơng
thơn ở những cấp học có trình độ cao hơn. Ngoài ra, khu vực thành thị cũng là điểm
đến hấp dẫn hơn trong việc thu hút người có trình độ cao tới sinh sống và làm việc.
- Việt Nam hiện có 8,3% trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông nhưng không
đến trường, giảm 8,1 điểm phần trăm so với năm 2009 (năm 2009: 16,4%). Tỷ
lệ trẻ em ngoài nhà trường ở khu vực nông thôn cao hơn gần hai lần khu vực
thành thị (9,5% so với 5,7%). Cấp học càng cao, tỷ lệ này càng lớn: Cấp tiểu
học, cứ 100 em trong độ tuổi đi học cấp tiểu học thì có khoảng 1 em khơng
được đến trường; con số tương ứng ở cấp THCS là gần 7 em, ở cấp THPT là
26 em.
8


- Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường giữa các cấp học cũng có sự khác biệt khá rõ.
Cấp học càng cao, tỷ lệ này càng gia tăng. Ở cấp tiểu học, cứ 100 em trong độ
tuổi đi học cấp tiểu học thì có khoảng 1 em khơng được đến trường; con số
tương ứng ở cấp THCS là gần 7 em, ở cấp THPT là 26 em.

- Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường ở tất cả các cấp của khu vực nông thôn luôn cao
hơn khu vực thành thị; cấp học càng cao, khoảng cách càng tăng. Cụ thể,
khoảng cách thành thị - nông thôn tăng từ 0,4% tại cấp tiểu học lên 2,9% tại
cấp THCS và 12,4% tại cấp THPT.
2.2. Đối với Cao đẳng, đại học
Tỉ lệ dân số tham gia cao đẳng, đại học đúng tuổi tăng từ 16% lên 26% trong
các năm từ 2009-2019.
Tỉ lệ dân số được đào tạo cao đẳng, đại học ở khu vực thành thị cao hơn khu
vực nông thôn: Đào tạo trình độ cao đẳng và dưới cao đẳng ở khu vực thành thị cao
hơn gần hai lần khu vực nông thơn; đào tạo trình độ đại học và trên đại học ở thành
thị cao hơn gần bốn lần so với khu vực nơng thơn.
Đây là con số cịn hạn chế nhưng cũng thể hiện sự nỗ lực của các bộ ngành
liên quan trong việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, nâng cao trình độ nguồn nhân
lực.
Với định hướng nền kinh tế tri thức thì con số này cịn là một hạn chế rất lớn.
Tỉ lệ người học cao đẳng, đại học của nước ta có tăng nhưng tăng chậm so với các
nước trong khu vực. Để hướng đến nguồn nhân lực có trình độ cao trong tương lai,
chúng ta cần mở rộng hệ thống giáo dục, đồng thời đảm bảo về chất lượng đầu ra.
Trong việc phân hóa xã hội và bình đẳng xã hội đối với các cấp học này, yếu tố chính
sách như phổ cập giáo dục, miễn giảm học phí, trợ cấp xã hội có ảnh hưởng rất lớn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Ngọc Hùng (2009), Giáo trình Xã hội học giáo dục, Nxb ĐHQGHN.
2. />3.

TỔNG CỤC THỐNG KÊ VIỆT NAM (gso.gov.vn)

4.

UNFPA Vietnam | KẾT QUẢ TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở NĂM 2019


5.

Tỉ lệ người học đại học Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế giới - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)

6.

Thông cáo báo chí Kết quả Tởng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 – General Statistics Office of
Vietnam (gso.gov.vn)

9



×