Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

VĂN HÓA KAWAII TRONG VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG NHẬT BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 16 trang )

V Ă N H Ó A K AWA I I T R O N G V Ă N
HÓA ĐẠI CHÚNG NHẬT BẢN
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................1
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ....................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................2
1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................2
2. Nguồn gốc và ý nghĩa từ “Kawaii” ..................................................................3
3. Sự phát triển văn hóa Kawaii ..........................................................................5
3.1. Chữ viết tay “Kawaii” ..................................................................................5
3.2. Vật phẩm “Kawaii”......................................................................................6
3.3. Phong cách “Kawaii” ..................................................................................7
4. Hiện tượng “Từ ghép” hình thành các loại hình trong văn hóa Kawaii ...10
5. Tính hai mặt của văn hóa Kawaii trong văn hóa đại chúng tại Nhật Bản11
5.1. Ảnh hưởng tích cực ..................................................................................11
5.2. Ảnh hưởng tiêu cực ..................................................................................12
KẾT LUẬN .............................................................................................................13
PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................14


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tại Nhật Bản, sự dễ thương được xem là thứ văn hóa thịnh hành đã tồn tại trong thời gian
dài. Hầu hết những món đồ sản xuất tại Nhật Bản đều mang một dáng vẻ dễ thương. Các
thiết kế từ dụng cụ trang trí, văn phịng phẩm cho đến những linh vật đều mang sự đáng


yêu khó tả. Có thể nói rằng, người Nhật “bị ghiền” sự dễ thương và “Kawaii” chính là từ
để chỉ sự dễ thương ở đất nước Phù Tang này.
Thực chất “Kawaii” là một cách đọc theo âm Hán của tính từ chỉ sự dễ thương trong tiếng
Nhật. Nhờ sự phát triển văn hóa đại chúng và phim hoạt hình Nhật Bản, “Kawaii” trở thành
từ tiếng Nhật phổ biến nhất trên thế giới vào thế kỷ 21. Đồng thời nó cũng phản ánh rõ nét
nhất văn hóa đại chung của Nhật Bản. Hiện nay, có rất nhiều yếu tố “Kawaii” được thể
hiện rõ trong những bộ manga, anime, phim ảnh, game hay cosplay ở Nhật Bản ngày càng
được người hâm mộ biết đến biến nó thành một hiện tượng văn hóa đại chúng trên tồn thế
giới.
Trong bài tiểu luận cuối kỳ, tơi lấy đề tài “Văn hóa Kawaii” để hồn thành bài tiểu luận.

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích thực nghiên cứu và tìm hiểu của bài tiểu luận nhằm tìm hiểu khái niệm, nội dung
và phương thức để làm rõ sức ảnh hưởng của văn hóa “Kawaii” trong nền văn hóa đại
chúng trên thế giới.

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Trong cộng đồng người Nhật và một số nước phụ cận
- Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa “Kawaii” trong văn hóa đại chúng Nhật Bản

4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu về văn
hóa đại chúng cũng như thu thập những tư liệu liên quan đến văn hóa “Kawaii”. Từ đó đưa
ra các phân tích, tổng hợp về khái niệm, nội dung và phương thức, từ đó đi đến những kiến
thức đặc trưng của nền văn hóa “Kawaii”.
Phương pháp thống kê – phân loại: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp và phân
loại số liệu để đưa ra kết quả thu thập dữ liệu nhằm cho thấy rõ thực trạng, các phương
thức và nội dung của văn hóa “Kawaii”. Lấy đó làm căn cứ đánh giá và rút ra đặc điểm của
cho cả đề tài.


T r a n g 1 | 14


PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Ngày nay Văn hóa đại chúng trở thành một hiện tượng mang tính tồn cầu, thời gian và sự
kiện được truyền bá đồng bộ trên thế giới thông qua kỹ thuật khoa học điện tử đương đại.
Nó chính là sự kết hợp của ba yếu tố: tiêu dùng – giải trí – truyền thơng.
Theo A.A. Radughin nhận định về Văn hóa đại chúng – chủ biên cuốn giáo trình Văn hóa
học – Những bài giảng: “Văn hóa đại chúng là loại sản phẩm văn hóa được sản xuất
hàng ngày với khối lượng lớn. Người ta cho tằng tiêu thụ văn hóa đại chúng là tất cả mọi
người, không phụ thuộc vào địa điểm và đất nước sinh sống. Đó là văn hóa của đời sống
thường ngày, được giới thiệu cho công chúng rộng rãi nhất theo các kênh khác nhau, kể
cả các phương tiện truyền thông và đại chúng…”
Johen Storey cũng đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về Văn hóa đại chúng. Tuy nhiên,
các định nghĩa của ông đều nhận định rằng: Dù có định nghĩa theo cách nào thì Văn hóa
đại chúng cũng là loại hình văn hóa nổi lên cùng với q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị
hóa với các đặc điểm như: là thứ văn hóa được u thích, ưa chuộng; là thứ văn hóa cịn
sót lại sau khi chúng ta xác định được thứ văn hóa tinh chuyên, bác học là thứ văn hóa bắt
nguồn từ “những con người”.
Tại Việt Nam, nhà nghiên cứu Đoàn Văn Chúc và Mai Văn Hai coi: “Văn hóa đại chúng
là tồn thể các tác phẩm văn hóa được sản xuất cho một công chúng rộng rãi, không phân
biệt cấu trúc xã hội, và được truyền bá bằng những phương tiện kỹ thuật cơng nghiệp…”
Theo TS. Trương Văn Minh (2016) trong Truyền hình trong dịng chảy văn hóa đại chúng
quan niệm về Văn hóa đại chúng được hình thành từ ba tiền đề quan trọng: “Tiền đề thứ
nhất là nền sản xuất đại cơng nghiệp mang tính hàng hóa có khả năng đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ hàng loạt của khối công chúng thuộc nhiều nhóm xã hội khác nhau trên khơng
gian địa lý rộng lớn và xuyên quốc gia. Tiền đề thứ hai hay còn gọi là tiền đề dựa trên sự
phát triển và sản hiện mới các phương tiện truyền thông đại chúng. Tiền đề thứ ba, cũng
là tiền đề quan trọng nhất là sự nhận thức về con người đã thay đổi theo hướng nhìn nhận

tích cực vai trị của các cá nhân và nhóm người trong việc hình thành các xu hướng văn
hóa và có khả năng tập hợp thành một khối cơng chúng văn hóa tác động trực tiếp lên quá
trình hoạt động sản xuất vật chất và sáng tạo giá trị tinh thần…” Từ ba tiền đề trên, có thể
định nghĩa Văn hóa đại chúng theo hai khía cạnh sản xuất và tiêu thụ. Theo đó, trên phương
diện sản xuất, Văn hóa đại chúng là tất cả những gì con người tạo ra đáp ứng nhu cầu hàng
ngày từ ăn, mặc, giải trí, giao lưu… với khối lượng, hàng loạt. Trên phương diện tiêu thụ,
Văn hóa đại chúng được “phân phối” thông qua các phương tiện truyền thông, thông tin
với khả năng xuyên mọi rào cản về không gian và thời gian.
Từ những định nghĩa, khái niệm trên: Văn hóa đại chúng là tổng thể các ý tưởng, quan
niệm, thái độ, hành động hay hành vi, được cơng nghiệp hóa theo cơ chế thị trường hội
T r a n g 2 | 14


nhập quốc tế, phát tán thành các hình ảnh, sự kiện, hiện tượng văn hóa đa dạng. Nó có
đối tượng hưởng thụ là đại đa số dân chúng và được phổ cập, truyền bá rộng rãi thông
qua các phương tiện thơng tin đại chúng như báo chí, phát thanh, và ngày nay là truyền
hình và internet.

2. Nguồn gốc và ý nghĩa từ “Kawaii”
“Kawaii” không phải là một khái niệm mới và chỉ xuất hiện gần đây, nó là kết quả của sự
kết hợp giữa truyền thống và hiện đại cùng với cả ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, đặc
biệt là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên khái niệm này thậm chí cịn bén rễ từ
lâu hơn trước nữa. Theo các tài liệu nghiên cứu về lịch sử phát triển ngơn ngữ của Nhật
Bản, “Kawaii” có nguồn gốc từ hai hình vị chính là “Ka” trong “Kaohayushi”(顔映し) có
nghĩa là “gương mặt ửng hồng” chỉ vẻ mặt bối rối và “Ayui” trong “Mabayui” (眩い/目
映い)nghĩa là “sáng chói”.
Cịn trong văn học, định nghĩa đầu tiên về “Kawaii” xuất phát từ nữ văn sỹ Murasaki
Shikibu (978-1019) dùng để chỉ những cơ gái đáng thương. Hay theo dịng lịch sử, một
học giả người Nhật Shiokawa, trong thời kỳ Mạc phủ, dưới sự tiếp cận của tân nho giáo,
quan niệm về phụ nữ cũng như từ Kawaii đã biến đổi từ “thóang đãng” sang “hiền thục”.

Và nhiều người tin rằng nó thực sự bắt đầu vào thời đại Taiso (1912-1926) khi nhà thiết kế
Yumeji Takeshisa tung ra những sản phẩm nữ tính dành riêng cho phụ nữ.

Murasaki Shikibu qua nét vẽ của Utagawa Hiroshige (1842-1894)

Nhưng có một nguồn gốc trong tiếng Nhật được nhiều người biết đến nhất thì từ “Kawaii”
xuất phát từ thuật ngữ “Kawayushi” (かはゆし)chỉ cảm giác thông cảm cho sự bất hạnh
của nguồn khác. Kể từ thời Muromachi (1336 – 1573), “Kawayushi” được chuyển thành
T r a n g 3 | 14


“Kawaii”, với ý nghĩa được dùng như hiện nay là “bối rối, xấu hổ, thẹn thùng” hay “tốt,
đẹp, xuất sắc” và thêm vào đó là nghĩa “đáng yêu, dễ thương”. Tuy nhiên, “Kawayushi”
vẫn được Người Nhật sử dụng để chỉ những đáng, yếu kém và được biến tấu thành
“Kawaisou” (可哀想).

Gương mặt thẹn thùng đúng nghĩa của Kawaii theo quan niệm người Nhật Bản

“Kawaii” trong tiếng Nhật hiện nay được viết là “かわいい”. Và đặc biệt khi từ này được
viết bằng Hán tự là “可愛い”, thì “可” là có thể/có khả năng và “愛” có nghĩa là yêu, nên
khi dịch ra Hán Việt nó có nghĩa là “Khả ái” . Vốn dĩ người Nhật nói “Kawaii” khi cảm
thấy thứ gì đó đáng yêu hoặc bỗng nhiên bị bối rối trước những thứ nhỏ nhắn mang dáng
vẻ yếu đuối. Giống như trường hợp nói “Cháu trai của tơi kawaii (dễ thương) q" hay là
“Đứa trẻ kia khi cười có lúm đồng tiền thật kawaii (đáng yêu)".
Do đây là từ dùng chỉ ý nghĩa cho những thứ nhỏ bé và mang dáng vẻ yếu đuối nên lúc
trước người ta từng cảm thấy thật thất lễ nếu dùng từ này cho người đã trưởng thành hay
cấp trên, những người có địa vị cao trong xã hội. Thế nhưng ý nghĩa gần đây đã dần phổ
biến những cách dùng như “A, nụ cười của bà thật kawaii (đẹp)" hay là “Cơ ơi, tóc của cơ
hơm nay nhìn kawaii (xinh) thật". Vì cách nói này được dùng trong những trường hợp
người nói đốn rằng có thể khiến đối phương cảm thấy dễ chịu, nên cái khiến cho người

nói thấy thích khơng chỉ đơn giản là vẻ bề ngồi mà cịn rộng hơn là tính cách hay phong
thái tốt lên. Chưa kể là từ “Kawaii" này khơng chỉ dùng cho người, mà cũng có thể dùng
khi nói u một lồi động vật hay trái cây nào đó, ví dụ như “Trơng quả táo này kawaii (dễ
thương) q!", hay “Con mèo con này kawaii (đáng yêu) quá cơ!".
T r a n g 4 | 14


3. Sự phát triển văn hóa Kawaii
Sự hình thành và phát triển của Kawaii được thể hiện rõ qua nhiều yếu tố, chẳng hạn như
chữ viết tay, các vật phẩm, phong cách sống,…Cột mốc đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên
của Văn hóa Kawaii là vào thời kỳ Edo (1603-1868), được thể hiện qua nghệ thuật khắc
tranh gỗ gọi là Dijinga, với nội dung là ca ngợi vẻ đẹp của các cô gái. Thời hiện đại, Yumeji
Takehisa và Katsuji Matsumoto, được xem là những người tiên phong vĩ đại trong việc
khắc họa hình tượng “Kawaii” với những cơ gái dễ thương với đơi mắt to trịn, nhưng trước
thập niên 70 hình ảnh đó thường bị coi là thơ tục. Thậm chí được dùng để ám chỉ người
của tầng lớp xã hội thấp. Tuy nhiên, sự đóng góp về mặt thể hiện hình tượng đã đưa khái
niệm “Kawaii” gần hơn với đại chúng qua các tác phẩm hội họa làm tiền đề phát triển Văn
hóa Kawaii sau này. Để hiểu rõ thêm sự hình thành và phát triển Văn hóa Kawaii, tơi sẽ
phân tích ở các hiện tượng trào lưu sau đây:
3.1. Chữ viết tay “Kawaii”
Đến giao đoạn năm 1970, trào lưu “Kawaii” bắt đầu nở rộ từ những bản viết tay của các
bé gái mới tập sử dụng bút chì. Trong những năm này, các nữ sinh Nhật Bản đã dùng bút
chì bấm để tạo ra phong cách chữ viết tay mới thanh mảnh hơn. Bút chì bấm khiến cho
những con chữ trở nên khác hẳn so với font chữ viết tay truyền thống của Nhật Bản cả về
độ dày và độ cao của con chữ. Những con chữ này sẽ trịn trịa hơn, được trang trí thêm trái
tim, ngôi sao, kaomoji và cả các ký tự Latin.

Cách viết “Kawaii” của các bé gái

Trào lưu chữ viết “Kawaii” trở thành cách viết thịnh hành bởi sự “dễ thương và mới mẻ.

Thậm chí suốt những năm 1980, cách viết được các tạp chí và truyện tranh ưa chuộng sử
T r a n g 5 | 14


dụng cho trang bìa hay trang quảng cáo. Tuy nhiên, tại thời điểm lối viết này bị cấm ở các
trường học vì phong cách chữ viết khó đọc hơn chữ viết thông thường.
Từ năm 1984 – 1986, ông Kazuma Yamane đã nghiên cứu sâu về sự phát triển của loại
chữ viết tay dễ thương này. Loại chữ viết tay dễ thương của Nhật Bản này còn được gọi là:
marui ji (丸い字), koneko ji (小猫字), manga ji (漫画字) và buriko ji (鰤子字). Mặc dù
người ta thường cho rằng phong cách viết này là do thanh thiếu niên học từ truyện tranh,
nhưng ông cho rằng những thanh thiếu niên ấy đã tự nghĩ ra phong cách này một cách tự
phát như một xu hướng ngầm. Tuy nhiên, trào lưu vẫn đem lại một hiệu ứng tích cực trong
việc lưu truyền Văn hóa Kawaii trong đại chúng.
3.2. Vật phẩm “Kawaii”
Bên cạnh sự phát triển của chữ viết “Kawaii” chính là sự trỗi dậy của những vật phẩm,
hàng hóa “Kawai”. Đặc biệt là sau những thập niên 70, những hình ảnh về các nhân vật
đáng yêu (Yurukara) xuất hiện trong các tạp chí dành cho nữ sinh Nhật Bản là một minh
chứng cho sự phát triển của văn hóa - thẩm mỹ “Kawaii” đang lan tỏa trong văn hóa đại
chúng ở Nhật Bản. Đồng thời, nhờ vào sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản và thương
mại hóa, các sản phẩm “Kawaii” liên quan đến linh vật và các nhân vật anime hay manga
ngày càng được phổ biến và trở thành trào lưu trên toàn thế giới.

Linh vật Tochisuke của thành phố Tochigi tại Lễ hội linh vật năm 2019

Đến năm 1974, đây là một năm mà các chuyên gia nghiên cứu văn hóa đại chung nhận
xét là một năm “đại bùng nổ” đưa văn hóa “Kawaii” ra khỏi khn khổ Nhật Bản, cơn sốt
kéo dài 4 thập kỷ - Hello Kitty ra đời với sản phẩm tiêu thụ thu về lợi nhuận 5 tỷ USD mỗi
T r a n g 6 | 14



năm đối với các nhà đối tác phân phối sản phẩm. Giải thích cho hiện tượng này, bà Helen
McCarthy, chuyên gia phim hoạt hình và truyện tranh Nhật Bản, nhận xét: “Hello Kitty là
tên viết tắt của sự vô tội, sự chân thành của tuổi thơ và sự đơn giản của thế giới. Phụ nữ
và trẻ em trên toàn thế giới cảm thấy hạnh phúc khi lưu giữ hình ảnh Hello Kitty như một
sự tin tưởng, một khao khát hoài cổ, sự yêu thương của thời thơ ấu.”
Sau sự thành công của Hello Kitty, Sanrio - công ty tạo ra Hello Kitty - đã phát hành
thêm các nhân vật “Kawaii” với tính cách sâu sắc hơn, thu hút khán giả lớn tuổi hơn, chẳng
hạn như Gudetama và Aggretsuko. Những nhân vật này nhận được sự yêu thích mạnh mẽ
từ người hâm mộ bởi nét tính cách khác biệt bên cạnh sự dễ thương.

Loạt nhân vật trong series Hello Kitty huyền thoại

3.3. Phong cách “Kawaii”
Phong cách “Kawaii” là một nét văn hóa mới riêng biệt ngày càng được lưu truyền rộng
rãi, phổ biến và định hình trong dịng chảy văn hóa đại chúng qua ba yếu tố: phong cách
thần tượng, phong cách sống và phong cách thời trang.
3.3.1. Phong cách thần tượng
Vào những năm 1980, người ta bắt đầu nhận thấy được sự trỗi dậy của những thần
tượng dễ thương. Và Seiko Matsuda được cho là người khiến xu hướng này trở nên phổ
biến. Sau đó, phụ nữ Nhật bắt đầu bắt chước Seiko Matsuda ở phong cách thời trang cũng
như cách cư xử dễ thương của cơ. Những thứ đó đã làm bật lên sự ngây thơ của các cô gái
T r a n g 7 | 14


trẻ. Thị trường vật phẩm Kawaii ở Nhật Bản đã từng chịu tác động lớn bởi nhóm đối tượng
những cơ gái Nhật Bản từ 15 - 18 tuổi.

Nguồn ảnh: tikuroi1

Đến năm 2007 một hình thức thần tượng mới ra đời đó chính là "thần tượng ảo" – được

tạo ra bởi các phần mềm điện tử và ngày càng nổi tiếng ở Nhật Bản. Nhờ sự ra mắt của
phần mềm Vocaloid 2 và nhân vật nổi tiếng Hatsune Miku, "thần tượng ảo" bắt đầu tạo
được dấu ấn trong lòng khán giả và nổi tiếng rộng khắp thế giới, thu hút một lượng fan
hâm mộ vững chắc. Đồng thời tạo ra những trào lưu phong cách thời trang phỏng theo các
“thần tượng ảo”.
3.3.2. Phong cách sống
Trong văn hóa Nhật Bản ngày nay, Kawaii được thể hiện theo nhiều cách. Không chỉ
nữ giới mà cả nam giới cũng u thích văn hóa Kawaii. Có thể thấy, nhiều nam diễn viên,
ca sĩ để tóc dài hơn. Một số chàng trai cịn “tiễn” lơng chân để tạo nên vẻ ngoài như trai
mới lớn. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho thấy phụ nữ Nhật Bản thích một ngoại hình dễ
thương cùng khn mặt bầu bĩnh như trẻ con với nét ngây thơ hiện lên trong cặp mắt to
tròn. Thực tế cho thấy, một số phụ nữ Nhật cịn cố gắng thay đổi kích thước mắt bằng cách
đeo kính giãn trịng, gắn lơng mi to, trang điểm mắt đậm hay phẫu thuật mí mắt.

T r a n g 8 | 14


Nguồn ảnh: nonna

3.3.3. Phong cách thời trang
Về phương diện thời trang, phong cách Lolita tại Nhật Bản là một xu hướng thời trang
phổ biến, vượt qua biên giới Nhật Bản và trở nên phổ biến ngay cả tại những quốc gia
phương Tây. Phong cách Lolita chia thành nhiều nhánh nhỏ như Gothic Lolita, Classic
Lolita, Old-school Lolita… trong đó trang phục được thiết kế gồm những vật liệu như ren,
ruy băng, tạp dề,… Phong cách thời trang này mang theo một nét riêng, trang phục khá kín
đáo tạo nên sự dễ thương, ngây thơ nhưng trong đó vẫn tốt lên vẻ quyến rũ tiềm ẩn.
Bên cạnh đó, Cosplay cũng là một trào lưu thời trang nổi tiếng của Nhật Bản ở thời
điểm hiện tại. Với trào lưu này, các bạn trẻ sẽ đóng giả thành các nhân vật manga hoặc
các nhân vật hư cấu nổi tiếng của văn hóa đại chúng bằng cách khóac lên mình những bộ
trang phục và phụ kiện cầu kỳ. Thậm chí cịn có các sự kiện cosplay mà ở đó, các bạn trẻ

được kỳ cơng hóa trang thành các nhân vật yêu thích, được diễu hành, và giao lưu với
những người cùng sở thích trên khắp Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc, cùng rất nhiều
quốc gia khác.

T r a n g 9 | 14


Nguồn ảnh: Tokyo fashion

Thời trang “Kawaii” không chỉ nổi tiếng ở Nhật Bản mà còn lan rộng ra khắp châu Á. Bộ
kinh tế, công nghiệp và thương mại Nhật Bản đã mở cuộc khảo sát mang tên “Bản đồ xu
hướng tiêu dùng của châu Á”. Kết quả cho thấy, phong cách thời trang “Kawaii” ở Hồng
Kông, Singapo và Băng Cốc được hơn 50% tầng lớp giới trẻ biết đến. Số người yêu thích
thời trang Kawaii ở Singapo và Băng Cốc đều khoản 40%, ở Hồng Kông là 30%, ở Mumbai
là 10%.

4. Hiện tượng “Từ ghép” hình thành các loại hình trong văn hóa Kawaii
Khi từ “kawaii” được phổ biến rộng rãi trong văn hóa đại chúng khơng chỉ trong Nhật Bản
mà còn lan ra cả thế giới. Đã dẫn đến một hiện tượng “Từ ghép”. Nghĩa là ở đây từ “kawaii”
sẽ được gắn với một từ ngữ khác và sau đó hình thành nên một loại hình văn hóa Kawaii
mới.
- Busa-kawaii (ブサかわいい): là cách nói tắt của từ “busaiku” (xấu xí) và từ “kawaii”.
Người ta dùng từ này chỉ một người phụ nữ xinh đẹp và quyến rũ mặc dù thoạt cơ ấy có vẻ
khơng được ưa nhìn. Nhưng đại đa số, thường sử dụng trên vật nuôi và linh vật được bình
chọn cho loại hình là chó Pug, một giống chó mặt xệ.
- Kimo-kawaii (キモかわいい): là từ ghép của từ “kimochi warui” (kinh dị, khó chịu) và
từ “kawaii”. Nghĩa là , nó là cái gì đó mặc dù kinh dị và kỳ lạ nhưng lại được cộng đồng
dễ thương hóa. Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng vào cuối những năm 90 và trở
nên phổ biến vào những năm 2000 khi các diễn viên hài Nhật Bản dùng để pha trò. Mặc
dùng “kinh dị” và “dễ thương” là mâu thuẫn tính từ, nhưng nó đã trở thành một trào lưu

thịnh hành kéo dài đến hiện nay như trường hợp quái vật Godzilla được dễ thương hóa.

T r a n g 10 | 14


- Yuru-kawaii (ゆるかわいい): là từ ghép của từ “yurui” (mềm mại) và từ “kawaii”. Từ
này dùng khi diễn tả những thứu mềm mại, khơng chỉ dễ thương mà chỉ nhìn thôi người ta
cũng cảm thấy dễ chịu. Tiêu biểu cho lồi hình này là các Gotouchi character (linh vật của
từng địa phương) là các linh vật được khắp các tỉnh thành Nhật Bản tạo ra để quảng bá
hình ảnh cho thành phố của mình. Loại hình này thường lấy mơ típ là đặc địa phương hay
các nhân vật lịch sử nổi tiếng được yêu thích và được gọi chung cái tên ngắn gọn là “yuru
kyara”.
- Eroka-kawaii (エロかわいい): là một hợp từ chỉ sự quyến rũ dễ thương. Nó mang một
khái niệm về một nét bao gồm sự hấp dẫn và tình dục. Thuật ngữ này được phổ biến và trở
thành một loại hình thời trang “mát mẻ” vào năm 2003. Những bộ quần áo thường được
thiết kế theo phong cách đồ lót với việc sư dụng các cung, ren, polka và có các hoạt tiếc
như chấm bi hồng.
- Yami-kawaii (病みかわいい): là từ ghép của từ “yami” (bệnh, bóng tối) và từ “kawaii”.
Đây cũng là một loại hình thời trang “dễ thương bệnh hoạn”. Làn sống loại hình này lấy
cảm hứng từ những vật như đồ chơi người lớn, những món dụng cụ y tế như ống kim tiêm,
bông băng, thuốc và cả máu giả. Tất cả đều được khoác lên mình, sao cho người mặc nhìn
càng ốm yếu, mong manh càng tốt.

5. Tính hai mặt của văn hóa Kawaii trong văn hóa đại chúng tại Nhật Bản
5.1. Ảnh hưởng tích cực
Văn hóa Kawaii giúp người Nhật Bản xây dựng cho bản thân một suy nghĩ tích cực,
nhình nhận mọi thứ xảy ra trong cuộc sống của mình với một khía cạnh tốt đẹp và xinh xắn
nhất. Họ biến cuộc sống mình đầy những điều dễ thương, vui vẻ cũng như là những hình
ảnh mà bản thân u thích. Chính vì vậy người Nhật Bản ln có sự đón nhận tích cực nhất
đối với những đều xảy ra trong cuộc sống. Giúp họ trở nên lạc quan và sống ý nghĩa nhất.

Việc hình thành văn hóa Kawaii có ý nghĩa rất đặc biệt trong đời sống xã hội của Nhật
Bản hiện nay. Khi lối sống phát triển kinh tế ngày một vội vã. Liên kết giữa người và người
dần dần thiếu tiếng nói sẻ chia và đồng cảm. Điều đó tạo ra một khoảng trống rất lớn đối
với những người đang gặp nỗi tuyệt vọng cô đơn, nhất là giới trẻ. Điều này như một bức
tường ngăn cách học với xã hội. Và đây chính là lúc các loại hình văn hóa Kawaii thực
hiện cơng dụng chữa lành của nó, một trong loại hình được giới trẻ tìm đến nhất là Yamikawaii và Yuru-kawaii. Họ tìm đến như một cơ hội để phơi bày nội tâm yếu ớt ra bên ngoài,
khao khát chia sẻ những trải nghiệm khi tâm hồn bị tổn thương.
Văn hóa Kawaii khơng chỉ đơn là “văn hóa dễ thương” có tác dụng thúc đẩy các nền văn
hóa cơng nghiệp đề cập ở các mục trên, mà cịn là nơi để cho những cơ hội được yêu thương
và trân trọng. Khốc lên mình chiếc áo văn hóa Kawaii, người mặc không chỉ hy vọng
được những người xung quanh chiêm ngưỡng và trầm trồ khen ngợi, mà quan trọng hơn là
đồng cảm câu chuyện mà họ chia sẻ.
T r a n g 11 | 14


Văn hóa Kawaii hiện nay cịn là lời kêu gọi cộng đồng hãy quan tâm đến vấn đề nóng
của xã hội. Dựa vào những con đường dễ gây cảm hứng nhất như: thời trang, các ấn phẩm
manga, những bộ anime,… đưa những thông điệp đi khắp mọi nơi, giúp những chủ đề được
cộng đồng quan tâm và thấu hiểu hơn.
5.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Ngồi những giá trị tích cực mà Vvn hóa Kawaii mang lại kể trên. Thì một số nhà phê
bình văn hóa Kawaii cho rằng loại hình văn hóa này là một bộ lọc tiêu cực đối với những
người trẻ. Theo một số nghiên cứu của Shokei Gakuin, văn hóa Kawaii hiện nay đóng vai
trị như một bức tường giữa thực và mơ, trưởng thành và trẻ con, thiếu hiểu biết và thực tế.
Chính vì thế đã khiến cho nhiều người đặc biệt là tầng lớp trẻ Nhật Bản có xu hướng “vỡ
mộng” khi tiếp xúc với thực tế.
Những người trẻ hiện đại đang quá đắm chìm trong một thế giới tuyệt đẹp mà văn hóa
Kawaii mang lại. Họ đắm chìm trong thời trang, truyện tranh hya những loạt phim ảnh…
điều này đã dẫn đến hội chứng “Hikikomori” và những “kí sinh trùng” độc thân muốn ly
thực tế của xã hội. Hay nói cách khác, giới trẻ Nhật Bản đang ngày càng trở nên thờ ơ,

thiếu tự lập, thiếu hiểu biết với các vấn đề xung quanh mình.
Tại Nhật Bản, văn hóa Kawaii là cơng cụ kết nối để hịa nhập cộng đồng. Chính điều đó
đã tạo nên một loại “tiêu chuẩn kép” gây áp lực lớn đối với nữ giới tại đất nước này. Đặc
biệt, các nhóm thần tượng phải tuân thủ các quy tắt ứng xử nghiêm ngặt nhằm duy trì tính
cách dễ thương – “kawaii” và trẻ con của mình. Tuy nhiên, khi những thần tượng này bị
đe dọa hay bị tấn cơng tình dục, chẳng hạn như Yamagushi Maho của nhóm nhạc NKT48,
chính nạn nhân phải là người cúi đầu xin lỗi vì đã làm “mất hình tượng” trong mắt cơng
chúng.

Nhóm thần tượng NKT48

T r a n g 12 | 14


Phụ nữ cũng phải đối mặt với những rào cản được hình thành từ phụ nữ kawaii. Nếu một
cơ nhân viên công sở hay một người phụ nữ lớn tuổi muốn thăng tiến trong sự nghiệp, họ
cần phải được nhìn nhận ở cấp độ ngang hàng với những người đàn ông, có nghĩa là họ
phải từ bỏ sự dễ thương. Tuy nhiên, khi phụ nữ muốn được coi trọng, đàn ông lại tỏ ra chê
bai họ và tiếp tục coi họ là người kém cỏi.
Văn hóa Kawaii sẽ khơng sớm biến mất trong nền văn hóa của Nhật Bản. Sự dễ thương
đã và đang mang về cho Nhật Bản hàng nghìn tỷ yên. Đây sẽ là một cuộc chiến dài hơi cho
những người phụ nữ không chỉ dễ thương, nhút nhát, đáng yêu, trẻ con. Ai rồi cũng sẽ lớn
vào một ngày nào đó, và Nhật Bản cần trưởng thành hơn cũng như ngừng việc tiếp thị phụ
nữ như những mặt hàng dễ thương với tính cách trẻ con và đơi mắt nai ngơ ngác.

KẾT LUẬN
Như vậy, văn hóa Kawaii được phát triển từ những trào lưu có tính “dễ thương” – “Kawaii”
trong cuộc sống hằng ngày của người dân Nhật Bản. Từ đó, “Kawaii” có được vị thế và trở
thành một văn hóa đại chúng đặc trưng của xứ sở hoa anh đào. Xét về tổng thể, văn hóa
Kawaii ra đời và phát triển mạnh mẽ nhờ vào nhu cầu tiếp thị giải trí và thẩm mĩ của đại

chúng. Ngày càng phát triển sâu, phức tạp và đa dạng hơn để đáp ứng các nhu cầu ngày
một thay đổi.
Qua việc tìm hiểu về văn hóa Kawaii, ta có thể thấy những thành phần cũng như tính hai
mặt của văn hóa này tác động đến cộng đồng. Từ đó, những kiến thức đó sẽ mang lại một
cái nhìn nền tảng đối với q trình vận động của nền văn hóa đại chúng của Nhật Bản. Văn
hóa Kawaii khơng chỉ cung cấp cái nhìn về khía cạnh mới mà cịn hiểu được tầng lớp ý
nghĩa mà một nền văn hóa đại chúng. Quan trọng hơn hết là những ý nghĩa, giá trị và bản
sắc riêng của nó mang lại. Và cuối cùng, q trình vận động của nền văn hóa đại chúng
không đoạn tuyệt với những giá trị truyền thống, tạo nên một mối liên kết chặt chẽ không
bị mai một.

T r a n g 13 | 14


PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. />5. Luận án Tiến sĩ - TIẾP NHẬN VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG CỦA SINH VIÊN TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ, Đặng Thị Tuyết, 2020
6. />
T r a n g 14 | 14



×