Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

GIẢI THƯỞNG ĐIỆN ẢNH OSCAR DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 15 trang )



Tiểu Luận Cuối Kỳ Đề Tài

GIẢI THƢỞNG ĐIỆN ẢNH OSCAR DƢỚI GĨC NHÌN
VĂN HĨA ĐẠI CHÚNG

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 2
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 2
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 2
5. Bố cục .............................................................................................................................. 3
NỘI DUNG ........................................................................................................................ 4
1. Một số khái niệm liên quan .......................................................................................... 4
1.1. Khái niệm văn hóa .................................................................................................... 4
1.2. Khái niệm văn hóa đại chúng ................................................................................... 4
1.3. Giải thưởng điện ảnh Oscar ...................................................................................... 4
2. Tổng quan về giải thƣởng Oscar.................................................................................. 4
2.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................................ 4
2.2. Quy trình xét duyệt và bầu chọn ............................................................................... 7
2.3. Một số nhận xét, chỉ trích xung quanh giải thưởng Oscar........................................ 7
3. Giá trị của Oscar dƣới góc nhìn văn hóa đại chúng .................................................. 9
3.1. Tính truyền thơng ..................................................................................................... 9
3.2. Tính ghi nhận đóng góp .......................................................................................... 10
3.3. Tính kinh tế ............................................................................................................. 11
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 12


TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 14

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giải thưởng Oscar là nơi quy tụ những bộ phim chất lượng từ nội dung, chuyên
môn đến dàn diễn viên tiềm năng, xuất sắc. Đây là giải thưởng nhằm ghi nhận những
thành tích đáng tự hào của họ trên con đường làm phim phục vụ nghệ thuật và truyền
tải thông điệp, giá trị đến cho khán giả. Việc lựa chọn “Giải thưởng điện ảnh Oscar
dưới góc nhìn văn hóa đại chúng” làm đề tài tiểu luận cuối kỳ, được dựa trên ba lí do
sau: Thứ nhất, với sự phổ biến của giải thưởng Oscar, góc nhìn văn hóa đại chúng sẽ
phân tích tầm ảnh hưởng qua những giá trị của nó đạt được. Thứ hai, từ quá trình hình
thành, phát triển của giải thưởng đưa ra những tổng hợp, phân tích văn hóa đối với
Oscar. Thứ ba, tính mới lạ của đề tài, cùng những yếu tố liên quan đến ngành học như
truyền thông, cơng chúng, những người nổi tiếng,… chính là sự thơi thúc tìm hiểu đối
với đề tài của tác giả.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài nhằm khái quát được những đặc điểm nổi bật từ quá trình hình
thành, phát triển, những đánh giá nhận xét về giải thưởng điện ảnh Oscar. Từ đây nêu
được giá trị, tầm ảnh hưởng sâu rộng của giải thưởng đối với công chúng, những
người là bộ phận quan trọng của văn hóa đại chúng.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Về đối tượng, đề tài sẽ chủ yếu thực hiện xoay quanh giải thưởng điện ảnh Oscar,
bao gồm những người tổ chức, người tham gia và cơng chúng. Đây là những nhóm
người tham gia, theo dõi trực tiếp và chịu ảnh hưởng từ giải thưởng Oscar.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, một số phương pháp đã được sử dụng như sau:
Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng trong đề tài này là chủ yếu. Tác giả

thu thập tài liệu chủ yếu từ sách, cơng trình nghiên cứu trước, từ trang mạng Internet
với nguồn chính thống có liên quan tới đề tài để tiến hành phân tích và tổng hợp lại rồi
đưa ra những tư liệu phù hợp, cần thiết để đưa vào đề tài. Đây là phương pháp đem lại
cho đề tài nhiều thơng tin cần thiết, có tính xác thực để có được cái nhìn tổng quan
hơn.
Phương pháp lịch sử: Nguồn gốc, phát sinh, quá trình phát triển của đối tượng và
bản chất, quy luật của đối tượng. Đối với phương pháp này, chúng ta có thể biết được
nguồn gốc ra đời của giải thưởng điện ảnh Oscar.
2


5. Bố cục
Bài tiểu luận sẽ có nội dung chính bao gồm 3 mục:
(1) Một số khái niệm liên quan: Đây là phần quan trọng giúp tổng quan các khái
niệm cơ sở, làm nền tảng cho nội dung bài.
(2) Tổng quan về giải thưởng Oscar: Phần này chủ yếu nói về đặc điểm của Oscar
bao gồm quá trình hình thành, phát triển và một số nhận xét của những nhà chuyên
môn, hay ý kiến của công chúng đối với giải thưởng.
(3) Giá trị của Oscar dưới góc nhìn văn hóa đại chúng: Phần cuối này sẽ là phần
quan trọng nhất, khi phần này sẽ phân tích những ảnh hưởng, giá trị của giải thưởng
đối với văn hóa đại chúng.

3


NỘI DUNG
1. Một số khái niệm liên quan
1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người

với môi trường tự nhiên và xã hội (Trần Ngọc Thêm, 1999: 10).
1.2. Khái niệm văn hóa đại chúng
Barry Brummet: “Văn hóa đại chúng đề cập đến những hệ thống và sản phẩm văn
hóa mà phần đơng nhân loại chia sẻ và biết đến”.
A.A. Radughin: “Văn hóa đại chúng là những sản phẩm văn hóa được sản xuất
hàng ngày với khối lượng lớn, được giới thiệu cho công chúng rộng rãi nhất theo các
kênh truyền thông đại chúng khác nhau, được tiêu thụ bởi tất cả mọi người, không phụ
thuộc vào địa điểm và đất nước sinh sống”.
Brian Flagel: “Văn hóa đại chúng (Pop culture) là tất cả những gì phổ biến và
thơng dụng xung quanh chúng ta hàng ngày, khi bạn đi dạo trên đường hay ở trong
phòng,…”.
1.3. Giải thƣởng điện ảnh Oscar
Giải thưởng Viện Hàn lâm (tiếng Anh: Academy Awards), thường được biết đến
với tên Giải Oscar (tiếng Anh: Oscars) là giải thưởng điện ảnh hằng năm của Viện
Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (tiếng Anh: Academy of Motion Picture
Arts and Sciences, viết tắt là AMPAS) (Hoa Kỳ) (Bách khoa toàn thư Wikipedia,
2021).
2. Tổng quan về giải thƣởng Oscar
2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngay sau khi thành lập Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh vào năm
1927, tổ chức non trẻ đã tổ chức một bữa tối tại Phòng khiêu vũ Pha lê của khách sạn
Biltmore ở trung tâm thành phố Los Angeles để đặt ra các mục tiêu của mình. Trong
số các chủ đề được thảo luận đêm đó là cách tốt nhất để tôn vinh những thành tựu làm
phim xuất sắc và qua đó khuyến khích sự xuất sắc trong tất cả các khía cạnh của sản
xuất phim chuyển động. Đồng ý tổ chức một giải thưởng hàng năm, nhóm đã tập
trung vào việc tạo ra một chiếc cúp hoành tráng phù hợp. Giám đốc nghệ thuật của
MGM, Cedric Gibbons, đã thiết kế bức tượng một hiệp sĩ đứng trên cuộn phim và
nắm chặt thanh kiếm của quân thập tự chinh. Học viện đã khai thác nhà điêu khắc
4



George Stanley ở Los Angeles để hiện thực hóa thiết kế này trong không gian ba
chiều - và bức tượng nổi tiếng thế giới đã ra đời1 (Oscar, 2014).
Giải thưởng Viện Hàn lâm đầu tiên được trao vào ngày 16 tháng 5 năm 1929, trong
một buổi dạ tiệc chiều tại Khách sạn Roosevelt Hollywood với 280 khách mời. Giá trị
tấm vé vào thời đó là 5 USD (tương đương 71 USD ngày nay). 15 bức tượng vàng đã
được trao cho các diễn viên, đạo diễn và tổ làm phim cho các bộ phim từ năm 19271928 và lễ trao giải kéo dài chỉ trong 15 phút. Người chiến thắng lúc ấy được báo
trước 3 tháng để chuẩn bị. Nhưng sau đó, dịp trao giải năm 1941 về sau, kết quả được
giữ kín trong phong bì và khơng một ai biết được kết quả ngoại trừ giám đốc và phó
giám đốc công ty sản xuất Tượng vàng Oscar R. S Owen.

Giải Oscar lần đầu tiên được tổ chức với vỏn vẹn 280 khách mời
Nguồn: Thanhnien.vn
Vào lễ trao giải lần thứ 29 được tổ chức vào ngày 27 tháng 3 năm 1957, giải Oscar
dành cho phim nước ngồi hay nhất được cơng bố. Tại lễ trao giải lần thứ 74 vào năm
2002, giải Oscar dành cho phim hoạt hình hay nhất được trao thưởng. Từ năm 1973,
tất cả lễ trao giải đều kết thúc với giải Oscar dành cho bộ phim xuất sắc nhất.
Vào lễ trao giải lần thứ 29 được tổ chức vào ngày 27 tháng 3 năm 1957, giải Oscar
dành cho phim nước ngồi hay nhất được cơng bố. Tại lễ trao giải lần thứ 74 vào năm
1

Shortly after the formation of the Academy of Motion Picture Arts and Sciences in 1927, the
fledgling organization held a dinner in the Crystal Ballroom of the Biltmore Hotel in downtown Los
Angeles to set out its goals. Among the topics discussed that night was how best to honor outstanding
moviemaking achievements and thereby encourage excellence in all facets of motion picture
production. Agreeing to institute an annual award, the group turned its attention to creating a
suitably majestic trophy. MGM art director Cedric Gibbons designed a statuette of a knight standing
on a reel of film gripping a crusader‟s sword. The Academy tapped Los Angeles sculptor George
Stanley to realize the design in three dimensions – and the world-renowned statuette was born
(Oscar, 2014).

5


2002, giải Oscar dành cho phim hoạt hình hay nhất được trao thưởng. Từ năm 1973,
tất cả lễ trao giải đều kết thúc với giải Oscar dành cho bộ phim xuất sắc nhất.
Đối với các hình ảnh, biểu tượng của giải thưởng, đặc biệt là bức tượng danh giá –
Oscar, Viện Hàn lâm rất kĩ lưỡng trong việc bảo vệ, những năm gần đây, với việc bị
rao bán trên thị trường tự do nhiều, Viện Hàn lâm yêu cầu và khuyến khích bán lại với
những người thuộc Viện với mức giá tượng trưng 1 đô la. Trong lịch sử, Viện Hàn
lâm đã cảnh báo về việc sử dụng nhãn hiệu và hình ảnh của họ, đặc biệt là từ biểu
tượng quý giá của nó, giải Oscar. Do đó, yêu cầu từ chối trách nhiệm bản quyền đối
với các tiêu đề, nêu rõ rằng “các bức tượng „Oscar‟ của Giải thưởng Viện hàn lâm
được sử dụng trong bức ảnh này với sự cho phép đặc biệt của Viện Hàn lâm Khoa học
và Nghệ thuật Điện ảnh, chủ sở hữu bản quyền”2 (Elizabeth Castaldo Lunden, 2014).
Ngày nay, Oscar được tổ chức là một ngày hội với những nhà làm phim, sản xuất
truyền thông và các diễn viên, nghệ sĩ. Đây là dịp để thể hiện được thời trang trên
thảm đỏ, đem đến với lễ trao giải những bộ phim chất lượng, đã được cơng chúng đón
nhận và cả đánh giá của những chuyên môn hàng đầu. Đáng chú ý, tại lễ trao giải
Oscar lần thứ 92 diễn ra tại nhà hát Dolby, thành phố Los Angeles (Mỹ) ngày 9/2 (giờ
địa phương), phim “Ký sinh trùng” (Parasite) của đạo diễn Bong Joon-ho đã chiến
thắng 4 tượng vàng ở các hạng mục “Kịch bản xuất sắc nhất”, “Phim quốc tế xuất sắc
nhất”, “Đạo diễn xuất sắc nhất”, và giải thưởng lớn “Phim hay nhất”. Đây là những
tượng vàng Oscar đầu tiên trong lịch sử 101 năm điện ảnh Hàn Quốc, đưa nền điện
ảnh xứ sở kimchi vươn ra tầm thế giới. “Ký sinh trùng” là phim điện ảnh châu Á đầu
tiên chiến thắng hạng mục “Kịch bản xuất sắc nhất” trong 92 năm lịch sử giải Oscar
(KBS News, 2020).

Đạo diễn Bong Joon-ho và đoàn làm phim Ký sinh trùng tại Oscar năm 2020
Nguồn: BBC.com
2


Historically, the Academy has been cautions about the use of their trademark and imagery, not least
from its precious symbol, the Oscar. Hence, copyright disclaimer during the titles was required,
stating that “the Academy Award „Oscar‟ statuettes used in this picture by special permission of the
Academy of Motion Pictures Arts and Sciences, copyright owners” (Elizabeth Castaldo Lunden,
2014).
6


2.2. Quy trình xét duyệt và bầu chọn
Ngày nay, theo điều số hai và số ba trong quy định chính thức của giải Oscar, một
bộ phim muốn đủ điều kiện tranh giải phải được trình chiếu trong năm trước đó, tức là
từ nửa đêm ngày 1 tháng 1 đến nửa đêm ngày 31 tháng 12, tại quận Los Angeles,
California. Điều số hai cịn nói rõ các bộ phim nộp dự giải phải là phim dài (featurelength), tức là có độ dài ít nhất 40 phút, trừ các phim tham gia hạng mục phim ngắn,
và phải sử dụng phim 35 mm hoặc phim 70 mm, tốc độ 24 hoặc 48 hình trên giây, độ
phân giải không được thấp hơn 1280x720.
Việc đề cử các thành viên mới cho việc tuyển chọn được tiến hành hàng năm. Tuy
rằng AMPAS khơng chính thức cơng bố danh tính những người được tham gia bầu
chọn, nhưng báo chí vẫn đưa ra tên tuổi của những người này, theo đó năm 2012 có
5783 người được mời tham gia quá trình xét giải. Những người này nằm trong 15
nhánh của Viện Hàn lâm, việc phân chia dựa vào các quá trình và bộ phận khác nhau
của việc làm phim. Những người không nằm trong nhánh nào được xếp vào nhóm
Thành viên chung (Members At Large).
Các thành viên thuộc các nhánh khác nhau sẽ bầu chọn ứng cử viên cho các hạng
mục thuộc nhánh mình, riêng hạng mục Phim hay nhất (Best Picture) thì tất cả đều có
quyền tham gia đề cử. Những người thắng giải sẽ được lựa chọn bằng vịng bỏ phiếu
thứ hai, trong đó mọi thành viên đều được phép bầu cho hầu hết các hạng mục, kể cả
hạng mục Phim hay nhất.
2.3. Một số nhận xét, chỉ trích xung quanh giải thƣởng Oscar
Cũng như nhiều giải thưởng danh giá khác, ngoài việc được đánh giá cao ở chun

mơn, độ hồnh tráng cùng lịch sử bề thế của mình, giải Oscar thường xun gặp phải
chỉ trích. Những người chỉ trích cho rằng có nhiều bộ phim giành giải Phim hay nhất
trong q khứ khơng cịn nhiều giá trị theo thời gian. Một số phim như 80 ngày vòng
quanh Thế giới, Grand Hotel hay The Greatest Show on Earth thường được coi là có
tuổi thọ ngắn ngủi và ít có ảnh hưởng trong lần trình chiếu ra mắt. Ví dụ tiêu biểu nhất
phải kể tới bộ phim kinh điển Cơng dân Kane vốn được giới phê bình ủng hộ nhiệt
liệt, được đề cử tới 9 giải Oscar nhưng chỉ mang về duy nhất một giải cho Kịch bản
gốc xuất sắc nhất. Sau này Công dân Kane được coi là một trong những bộ phim xuất
sắc nhất trong lịch sử Điện ảnh Hoa Kỳ.

7


Tượng vàng danh giá – biểu tượng cho giải thưởng Oscar
Nguồn: Tapchicongthuong.vn
Kể từ năm 1950, AMPAS đã ra quy định về việc chủ nhân của các bức tượng
Oscar và người thừa kế của họ không được phép bán bức tượng, trừ trường hợp bán
lại cho chính Viện Hàn lâm với giá 1 USD. Nếu người được chọn trao giải từ chối
vinh dự này, Viện Hàn lâm sẽ giữ lại bức tượng. Quy định này đã gây ra nhiều tranh
cãi, vì nó đồng nghĩa với việc người được trao tượng vàng Oscar lại khơng được sở
hữu hồn tồn giải thưởng của mình. Vào năm 1992, Harold Russell cần tiền cho các
chi phí y tế cho vợ ơng. Trong một quyết định gây tranh cãi, ông đã đồng ý bán lại
cho diễn viên phụ xuất sắc nhất năm 1946 là Herman Darvick Autograph Auctions
cho bộ phim The Best Years of Our Lives và vào ngày 6 tháng 8 năm 1992 tại thành
phố New York, giải Oscar được bán lại cho nhà sưu tập với giá 60500 USD. Russell
đã bảo vệ quyết định của mình và nói rằng: "Tơi khơng biết lí do vì sao mọi người đều
chỉ trích tơi. Sức khỏe của vợ tôi quan trọng hơn rất nhiều so với giải thưởng này. Bộ
phim sẽ vẫn cịn mãi, thậm chí là cả giải Oscar”.
Một số người chiến thắng của Giải Oscar đã tẩy chay các buổi lễ và do đó từ chối
nhận giải Oscar của họ: Người đầu tiên làm như vậy là nhà biên kịch Dudley Nichols

(cho giải Oscar dành cho Kịch bản gốc xuất sắc nhất năm 1935 của phim The
Informer). Nichols tẩy chay lễ trao giải Academy Awards lần thứ 8 vì cuộc xung đột
giữa Học viện và Hiệp hội Nhà văn Nichols cuối cùng đã chấp nhận giải thưởng năm
1935 ba năm sau đó, tại lễ 1938. Nichols đã được đề cử ba giải Academy Awards
khác trong sự nghiệp của mình. George C. Scott đã trở thành người thứ hai từ chối
nhận giải cho Nam diễn viên xuất sắc nhất vào năm 1970 trong phim Patton tại lễ trao
giải lần thứ 43.

8


3. Giá trị của Oscar dƣới góc nhìn văn hóa đại chúng
3.1. Tính truyền thơng

Oscar là dịp để dàn sao được săn đón rộng rãi, đặc biệt trên thảm đỏ
Nguồn: Dep.com
Oscar là một giải thưởng được tổ chức nhằm tôn vinh những đóng góp của những
nhà sản xuất phim, các đạo diễn, diễn viên. Mỗi kỳ Oscar có rất nhiều dự đoán của các
nhà báo chuyên nghiệp, đội ngũ biên tập viên và các độc giả cho các hạng mục giải
thưởng, khiến cho giải thưởng này luôn là đề tài nóng hổi trong suốt nhiều tuần trước
và sau khi diễn ra. Với sự xuất hiện hàng loạt ngôi sao nổi tiếng của Hollywood và
khách mời từ khắp nơi trên thế giới, giải Oscar là một trong những giải thưởng được
truyền thơng quảng bá rộng rãi nhất thế giới.
Chính từ việc trong lễ trao giải có nhiều người nổi tiếng từ khắp nơi hội tụ tại lễ
trao giải mà truyền thông báo chí đưa tin liên tục, xuất hiện trên nhiều mặt báo và đài
truyền hình nổi tiếng như New York Times, BBC, SBS, KBS,… Cả ở Việt Nam,
những ngày đưa ra danh sách đề cử cũng như thông tin trao giải được đơng đảo cơng
chúng đón theo dõi. Thứ nhất bởi mức độ phổ biến phủ sóng của giải thưởng. Thứ hai
là theo dõi những diễn viên, thần tượng, bộ phim mình u thích, ủng hộ.


9


Một số ngôi sao nổi tiếng ở Oscar 2021
Nguồn: Dep.com
3.2. Tính ghi nhận đóng góp
Oscar là một trong những giải thưởng danh giá bậc nhất, góp phần trong việc đem
đến sự đánh giá, ghi nhận với những người làm phim. Việc được đề cử một trong
những danh mục giải thưởng cũng là điều vơ cùng đáng trân trọng, bởi đó là khi bộ
phim đến được gần hơn với công chúng. Oscar được đại chúng biết đến và công nhận,
tin tưởng với việc đánh giá, trao giải các bộ phim cũng nhờ một phần vào quy trình
chấm giải gắt gao.
Khơng có ban giám khảo cố định để chấm điểm tại lễ trao giải của AMPAS, mà
những đề cử và kết quả cuối cùng đều phải được lựa chọn thông qua lá phiếu. Để
chuẩn bị cho danh sách đề cử Oscar 2018, khoảng hơn 7.000 thành viên đủ điều kiện
được Hội đồng quản trị của AMPAS mời chính thức tham gia bỏ phiếu. Các thành
viên đó bao gồm diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất, nhà sản xuất âm nhạc, người trang
điểm, nhà làm phim hoạt hình, nhà văn, nghệ sĩ hiệu ứng đặc biệt,... và họ cũng sẽ là
những khách mời có mặt trong lễ trao giải.

10


Những người được mời dựa trên sự cống hiến của họ cho ngành công nghiệp điện
ảnh. Thông thường những ai từng được trao giải Oscar năm trước sẽ được mời tham
gia bầu chọn vào các năm sau đó, nhưng đây khơng phải là quy định chính thức của
Hội đồng quản trị. Việc đề cử thành viên bỏ phiếu được tiến hành hằng năm, cho nên
số lượng thành viên cũng thay đổi mỗi năm một khác, thường là tăng lên theo mỗi
năm. Do đó, danh sách đề cử và kết quả cuối cùng cũng cần cơng ty kiểm tốn thống
kê. Hiện nay, Price Waterhouse Coopers là cơng ty kiểm tốn chính thức cho giải

Oscar.
AMPAS chưa bao giờ cơng bố chính thức danh sách những người tham gia bầu
chọn, song nhiều tờ báo đã tiết lộ một số tên tuổi được mời. Đó có thể là các đạo diễn,
diễn viên, người nổi tiếng đã khá quen mặt với khán giả như Steven Spielberg, ason
Statham, Meryl Streep, Beyonce, George Clooney, Sandra Oh, Tom Hanks, Clint
Eastwood, Anne Hathaway, Matthew McConaughey, Vin Diesel, Harrison Ford.
Những thành viên này cũng được mời không kể tuổi tác, ch ng hạn những diễn viên
trẻ như Dakota Fanning, Lupita Nyong‟o… Theo LA Times, một phim muốn đủ điều
kiện tranh giải Oscar phải được trình chiếu trong năm trước đó tại Los Angeles,
California (Mỹ). Phim phải có độ dài ít nhất 40 phút, trừ các phim tham gia hạng mục
phim ngắn.
3.3. Tính kinh tế
Giải thưởng Oscar ngồi việc ghi nhận đóng góp và mang tính đại chúng rộng rãi,
các hãng làm phim cũng như nhà sản xuất và cả bên tổ chức là Viện Hàn Lâm cũng
nhận được lợi ích kinh tế khổng lồ. Cụ thể như sau: Sau khi nhận được đề cử các bộ
phim, các xưởng phim dành hàng triệu USD và thuê chuyên gia quảng cáo đặc biệt để
giới thiệu cho bộ phim của mình trong thời gian được gọi là "mùa giải Oscar". Điều
này đã gây ra cáo buộc Viện Hàn lâm bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi tiếp thị nhiều hơn
là chất lượng phim. William Friedkin, đạo diễn bộ phim từng đoạt giải Oscar và là
cựu nhà sản xuất của buổi lễ, đã phát biểu tại một hội nghị ở New York vào năm
2009, mô tả nó như là “kế hoạch quảng bá lớn nhất mà bất kỳ ngành công nghiệp nào
đã từng thực hiện”.
Riêng đêm trao giải, chi phí ước tính từ 21 - 22 triệu USD. Bù lại, Viện Hàn lâm
thu về được một khoản lớn hơn nhiều số chi ra. Năm ngoái, họ có được 113,1 triệu
USD nhờ trao giải, tức có lợi nhuận là 69,1 triệu USD. Phần lớn khoản thu đến từ
Disney. Đơn vị này hàng năm chi 75 triệu USD để phát sóng lễ trao giải trên kênh
ABC (ngược lại, Disney thu về hàng trăm triệu USD khác nhờ tiền quảng cáo vào giờ
vàng, khoảng 2 triệu USD cho 30 giây). Viện Hàn lâm cũng thu tiền vé tham dự với
giá cho một ghế trong tổng số 3.4000 ghế dao động từ 150 – 750 USD. Viện cũng để
công ty Distinctive Assets tặng những người nhận đề cử các túi quà đặc biệt. Năm

nay, túi này có trị giá 160.000 USD, bên cạnh các món đồ đắt tiền là ba ngày nghỉ
11


dưỡng ở Lost Coat Ranch (40.000 USD), 10 buổi tập với các huấn luyện viên nổi
tiếng (900 USD). Năm ngoái, Viện đã kiện cơng ty này vì đưa những món đồ nhạy
cảm vào túi quà. Ngoài ra, người dẫn chương trình hơm trao giải năm 2014 là Jimmy
Kimmel, dự kiến nhận được mức tiền công tối thiểu là 15.000 USD (tương đương
khoảng 340 triệu VNĐ).
Trong q trình phát sóng đêm trao giải, việc phát sóng ở từng quốc gia có thêm
phần quảng cáo, bởi đây là một lễ trao giải lớn, thế nên thu hút nhiều công chúng. Cơ
hội này được các đài truyền hình nắm bắt và cả những cơng ty có nhu cầu cho sản
phẩm của mình lên khung giờ vàng, thu hút đông đảo người biết đến. Oscar đã được
đáp ứng được nhu cầu kinh tế của những bên liên quan đối với giải thưởng này. Ngoài
ra, sau lễ trao giải, các bộ phim đạt giải thường sẽ được mua bản quyền thêm để chiếu
tại nhiều quốc gia khác nhau, bởi sức hút từ lễ trao giải, những bộ phim này được trở
lại rạp trong một thời gian tiếp theo, thu tiếp được lợi nhuận từ khán giả, và cả những
người làm quảng cáo. Điển hình vào năm 2020, sau khi Ký sinh trùng đạt giải, nó đã
trở lại rạp chiếu CGV hay Cinestar trong gần 2 tuần tại Việt Nam, gây nên thêm một
làn sóng ra rạp xem của những người đã từng xem hoặc chưa từng nhưng nhận hiệu
ứng của giải thưởng.

12


KẾT LUẬN
Văn hóa đại chúng có ảnh hưởng sâu rộng đối với công chúng, những hiện tượng
được ghi nhận và có tác động trong xã hội và được biết đến nhiều chính là điểm đặc
trưng của văn hóa đại chúng. Oscar chính là một trong những minh chứng cho điều
này, từ việc là một giải thưởng danh giá mà bất kỳ người làm phim, diễn viên nào

cũng muốn đặt mục tiêu phấn đấu đến việc trở thành một văn hóa đối với công chúng
là điều giải thưởng Oscar đã làm được.
Bắt đầu từ một lễ trao giải cịn có quy mô nhỏ, Oscar ngày càng trưởng thành, bề
thế hơn qua lịch sử phát triển của mình, để rồi ngày nay, nó đã là một dịp, một nơi, và
một cơ hội mà bất cứ ai cũng theo dõi. Chính từ sự nổi tiếng này, Oscar mang tính đại
chúng với ba giá trị là truyền thơng, kinh tế và ghi nhận đóng góp của những người
nghệ sĩ, những nhà làm phim. Sự phát triển, phổ biến của giải thưởng này khơng cịn
là điều bàn cãi nữa, tuy nhiên trên con đường của mình, Oscar vẫn có những nhận xét
trái chiều xung quanh đó với nghệ sĩ, với dư luận. Điều này đặt ra cho giải thưởng và
đặc biệt là những người liên quan như Viện Hàn lâm, hay những người bầu chọn, xét
giải và cả những người tham gia nên cẩn thận, kĩ lưỡng hơn trong chuyên môn và
truyền thông, để giúp giải thường ngày càng danh giá và đúng với yêu cầu ghi nhận
đóng góp, thành tích hơn.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Anh Đào. 2021. Tập thuyết trình bài giảng mơn Văn hóa đại chúng. Trường
đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Elizabeth Castaldo Lunden, 2014. No Oscar for the Oscar? Behind Hollywood‟s
Walk of Greed. Stockholm University.
3. Trần Ngọc Thêm. 1999. Cơ sở văn hóa Việt Nam. Nhà xuất bản giáo dục.
4. Oscar. 2014. Oscar Statuette. Truy cập
15/11/2021.
5.Bách
khoa
tồn
thư
Wikipedia.

2021.
Giải
Oscar,
Truy cập 14/11/2021.
6. Bnews. 2017. Phía sau Oscar là cả núi tiền. Truy cập 14/11/2021.
7. Thanh Tâm. 2018. Quy trình xét giải Oscar. Truy cập 15/11/2021.

14



×