Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Tìm hiểu kết quả thực hiện đề án hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội tại các bản đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn ở xã tân long, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

MA THỊ HƢƠNG
Tên đề tài:
TÌM HIỂU KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI TẠI CÁC BẢN ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ĐẶC BIỆT
KHÓ KHĂN Ở XÃ TÂN LONG, HUYỆN ĐỒNG HỶ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính Quy

Định hƣớng đề tài:

Hƣớng Nghiên Cứu

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Khoa:

Kinh tế & PTNT

Khóa học:

2014 - 2018



Thái Nguyên – năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

MA THỊ HƢƠNG
Tên đề tài:
TÌM HIỂU KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI TẠI CÁC BẢN ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ĐẶC BIỆT
KHÓ KHĂN Ở XÃ TÂN LONG, HUYỆN ĐỒNG HỶ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính Quy

Định hƣớng đề tài:

Hƣớng Nghiên Cứu

Lớp:

K46 – KTNN – N02

Chuyên ngành:


Kinh tế nơng nghiệp

Khoa:

Kinh tế & PTNT

Khóa học:

2014 - 2018

Giáo viên hƣớng dẫn:

ThS. Nguyễn Thị Châu

Thái Nguyên – năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu kết quả thực hiện đề án hỗ trợ phát
triển kinh tế xã hội tại các bản đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn ở xã
Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Ngun”, chun ngành Kinh tế nơng
nghiệp là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, khóa luận đã sử dụng thơng tin
từ nhiều nguồn khác nhau, các thơng tin có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc.
Tơi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong
khóa luận này là trung thực và chưa được sử dụng trong bất cứ một cơng
trình nghiên cứu khoa học nào. Khóa luận đã được giảng viên hướng dẫn
xem và sửa.
Thái Nguyên ngày tháng năm 2017

Giảng viên hƣớng dẫn

Sinh viên thực hiện đề tài

Ths. Nguyễn Thị Châu

Ma Thị Hƣơng

XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Xác nhận sinh viên đã sửa theo yêu cầu
Của hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp
(Ký, ghi rõ họ tên)


ii

LỜI CẢM ƠN

Để trở thành một cử nhân kinh tế nơng nghiệp có kiến thức vững vàng,
có trình độ chun mơn giỏi, ngay từ khi cịn ngồi trên ghế nhà trường, là một
sinh viên thì khơng những phải nắm vững lý thuyết mà còn phải áp dụng lý
thuyết vào thực tế.Thực tập tốt nghiệp cuối khóa là thời gian cần thiết giúp
cho sinh viên áp dụng những kiến thức đã học trên giảng đường vào thực tế
sản xuất. Đồng thời cũng là dịp để sinh viên có khả năng tự mình nghiên cứu,
trau dồi và bổ sung thêm những kiến thức thực tế, rèn luyện tư cách đạo đức,
phẩm chất, tác phong của một cán bộ nơng nghiệp. Do đó sau khi thực tập,
sinh viên có thể áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, lấy thực tiễn kiểm nghiệm lý
thuyết. Nhờ vậy, khi ra trường mỗi sinh viên không những có kiến thức vững
vàng mà cịn có chun mơn giỏi đáp ứng nhu cầu của ngành nông nghiệp
hiện nay và đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu trong vấn đề kinh tế nông

nghiệp, nông thôn trong nước đối với một cử nhân kinh tế nông nghiệp.Được
sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế và
Phát Triển Nông Thôn, Đặc biệt là được sự giúp đỡ của cô Ths.Nguyễn Thị
Châu, Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu kết quả thực hiện đề án hỗ
trợ phát triển kinh tế xã hội tại các bản đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn
ở xã Tân Long huyện Đồng Hỷ”.
Trong thời gian thực tập tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cô, cô giáo trong khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn, các cô, chú,
anh, chị hiện đang công tác tại UBND xã Tân Long, thành phố Thái Nguyên
và các đồng bào dân tộc.
Qua đề tài này tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy, cô giáo
trong khoa kT&PTNT, các cô, chú, anh, chị hiện đang công tác tại UBND xã
Tân Long và đặc biệt sự giúp đỡ tận tình của cơ Ths. Nguyễn Thị Châu anh
cán bộ hướng dẫn Hoàng Văn Chức cùng các anh chị cán bộ xã. Do thời gian


iii

có hạn và năng lực bản thân cịn nhiều hạn chế, chắc chắn đề tài cịn nhiều
thiếu sót. Kính mong các thầy, cơ giáo cùng các bạn đồng nghiệp góp ý bổ
sung cho đề tài được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, Ngày…tháng….năm 2018
Sinh viên

MA THỊ HƢƠNG


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất của xã Tân Long năm 2017 ........................ 16
Bảng 4.2: Cơ cấu dân số lao động và thành phần dân tộc năm 2017 ............. 17
Bảng 4.3 : Đánh giá diện tích xây dựng cơ sở vật chất văn hóa trên địa bàn xã
năm 2017 ......................................................................................................... 27
Bảng 4.4: Kết quả thực hiện công tác khám, chữa bệnh xã Tân Long năm
(2016-2017) ..................................................................................................... 22
Bảng 4.5: Thực trạng sản xuất một số cây trồng chính của xã Tân Long từ
năm 2015 đến năm 2017 ................................................................................. 23
Bảng 4.6: Tình hình chăn ni của xã Tân Long từ năm 2015 đến năm 201724
Bảng 4.7: Kinh phí thực hiện đề án 2037 hỗ trợ giống và phân bón tại xãTân
Long từ năm 2015-2017 .................................................................................. 26
Bảng 4.8: Tình hình sử dụng vốn phát triển sản xuất tại xã Tân Long từ năm
2015 đến năm 2017 ........................................................................................ 32
Bảng 4.10 Tình hình hỗ trợ trồng cỏ cho các hộ chăn ni trâu bị tại xã Tân
Long năm 2017................................................................................................ 32
Bảng 4.11: Kết quả đạt được về mặt tài chính của xã Tân Long từ năm 20152017 ................................................................................................................. 35
Bảng 4.12 Kết quả thực hiện mơ hình trồng cây Na Dai tại xã Tân Long năm
2016 ................................................................................................................. 36
Bảng 4.13 Kết quả hỗ trợ thực hiện mơ hình trồng bưởi da xanh của xã Tân
Long năm 2017................................................................................................ 37
Bảng 4.14 Kết quả thực hiện hỗ trợ trồng cỏ cho các hộ chăn ni trâu bị qua
vay vốn ngân hàng tại xã Tân Long năm 2017 ............................................... 38
Bảng 4.15: Số tiền hỗ trợ cho người dân thuộc hộ nghèo ở xã Tân Long từ
năm 2014 đến năm 2017 ................................................................................. 39


v

Bảng 4.16: Số tiền điện hỗ trợ hộ nghèo qua các năm của xã Tân Long từ năm

2014 đến năm 2017 ......................................................................................... 40
Bảng 4.17: số nhân khẩu được cấp thẻ BHYT qua các năm của xã Tân Long40
Bảng 4.18: Tập huấn nâng cao tay nghề cho người dân tại xã Tân Long từ
năm 2014 - 2017.............................................................................................. 51
Bảng 4.19: Năng suất một số cây trồng chính trước khi thực hiện chính sách
và sau khi thực hiện chính sách....................................................................... 43
Bảng 4.20: Tình hình phát triển chăn ni trước khi thực hiện chính sách và
sau khi thực hiện chính sách ........................................................................... 44
Bảng 4.21: Tình hình cơ sở hạ tầng trước và sau khi có các chính sách tại xã
Tân Long ......................................................................................................... 45
Bảng 4.22: Thu nhập của nơng hộ trước và sau khi có các chính sách .......... 56
Bảng 4.23: Tỉ lệ giao giảm hộ nghèo tại xã Tân Long qua các năm ............. 47
Bảng 4.24: So sánh một số điều kiện sống của người dân xã Tân Long trước
và sau khi thực hiện các chính sách ................................................................ 48
Bảng 4.25: Nhận thức, tư tưởng của người dân xã Tân Long sau khi thực hiện
các chính sách.................................................................................................. 51


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Đồ thị cơ cấu dân số lao động và các thành phần dân tộc năm 2017
trên địa bàn xã năm 2017 ................................................................................ 21
Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn 135 xã Tân Long qua các năm ............. 29
Hình 4.3: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn 2037 xã Tân Long qua các năm ........... 29
Hình 4.4: Biểu đồ tỷ lệ hoàn thành các mục tiêu so với kế hoạch .................. 42


vii


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cụm từ viết tắt

Nguyên nghĩa

BHYT

Bảo hiểm y tế

BCĐ

Ban chỉ đạo

CSHT

Cơ sở hạ tầng

ĐBKK

Đặc biệt khó khăn

KTXH

Kinh tế xã hội

NSNN

Ngân sách nhà nước


NSTW

Ngân sách trung ương

PTSX

Phát triển sản xuất

THCS

Trung học cơ sở

UBND

Ủy ban nhân dân


viii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................... vii
MỤC LỤC ..................................................................................................... viii
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ................................................ 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..................................................................... 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
2.1 Cơ sở luận lý ............................................................................................... 4
2.1.1. Quản lý nhà nước về vấn đề dân tộc ....................................................... 4
2.1.2. Phương pháp tiếp cận chuẩn đói nghèo .................................................. 5
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 6
2.2.1. Quan điểm của nhà nước về vấn đề dân tộc............................................ 6
2.2.2. Những định hướng cơ bản trong chính sách dân tộc của nước ta hiện
nay. .................................................................................................................... 6
2.2.3. Hệ thống chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số hiện
nay ở nước ta ..................................................................................................... 8
PHẦN 3 ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU12
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 12
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 12


ix

3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 12
3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin và số liệu .............................. 12
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người dân ...................... 13
3.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................ 13
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 15
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Tân Long ................................. 15
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 15

4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội xã Tân Long ............................................... 17
4.1.3. Cơ sở hạ tầng xã Tân Long ................................................................... 18
4.1.4. Tình hình phát triển sản xuất xã Tân Long ........................................... 23
4.2. Tình hình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội
tại các bản đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn .............................................. 26
4.2.1. Tình hình huy động vốn cho thực hiện chính sách giai đoạn 2015-2017 ... 26
4.2.2. Tình hình sử dựng nguồn vốn tại xã Tân Long từ năm 2015 đến năm
2017 ................................................................................................................. 30
4.3. Đánh giá kết quả triển khai thực hiện các mục tiêu của chính sách hỗ trợ
phát triển kinh tế - xã hội của xã Tân Long .................................................... 35
4.3.1. Kết quả đạt được về vốn ....................................................................... 35
4.3.2. Kết quả về việc hỗ trợ phát triển sản xuất............................................. 35
4.3.3. Kết quả về việc nâng cao tay nghề cho các đồng bào dân tộc .............. 41
4.3.4. So sánh vốn thực hiện giữa các mục tiêu .............................................. 42
4.4.1. Tác động đến kinh tế của người dân ..................................................... 42
4.4.2. Tác động đối với tình hình sản xuất ...................................................... 45
4.4.3. Một số hạn chế khi thực hiện đề án ...................................................... 52
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 54
5.1. Kết luận .................................................................................................... 54
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 54
5.3. Một số định hướng ................................................................................... 55
5.3.1. Về sản xuất ............................................................................................ 56


x

5.3.2. Về xây dựng cơ bản .............................................................................. 56
5.3.3. Về y tế ................................................................................................... 56
5.3.4. Về giáo dục............................................................................................ 56
5.4. Một số giải pháp chủ yếu ......................................................................... 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Tình trạng sản xuất và đời sống của người đồng bào dân tộc cịn nhiều
khó khăn, chưa ổn định, giao thơng chưa được bê tơng hóa, mạng lưới điện
quốc gia chưa đến được với từng hộ trong xã.Tỷ lệ sinh đẻ cao như: xóm Mỏ
Ba xã Tân Long tiêu biểu trong đó là gia đình ơng Ngơ Văn Sùng (sinh năm
1956) có tới 21 người con và 2 người vợ, anh Lí Văn Día (11con), anh Hồng
Văn Dinh (11 con).
Nơi giặc đói giặc dốt hoành hành, người dân nơi đây sinh sống trong
những ngơi nhà hoang tạm bợ, tuềnh tồng, khơng che được nắng, không cản
được mưa, công việc chủ yếu của họ là hoạt động nơng nghiệp, số ít làm lâm
nghiệp và bn bán nhỏ, họ vấn duy trì lối canh tác lạc hậu phụ thuộc vào
thiên nhiên, tự cung tự cấp về lương thực, thực phẩm, cả gia đình chỉ trông
chờ vào nương lúa, dãy ngô, đến mùa giáp hạt cả nhà không đủ cơm trắng mà
phải ăn mèm mén, rau rừng, thậm chí nhịn đói.
Cuộc sống của họ quanh năm xung quanh cái vòng luẩn quẩn làm
nương phát rẫy, đến tuổi thì dựng vợ gả chồng rồi “thả phanh” sinh con đẻ cái
Gia đình đơng con, sớm tối "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" mà giặc đói
vẫn bám riết chẳng buông nên cha mẹ thường không quan tâm, sát sao việc
học hành của con cái. Phần lớn các em chỉ học hết cấp 1 là bỏ mặc dù được
nhà nước miễn học phí 100%, giáo viên và học sinh ở đây bất đồng ngôn ngữ
nên việc truyền tải kiến thức là một rào cản lớn, không chỉ vậy, phụ nữ trong

bản cũng gần như 100% không biết chữ khiến giặc dốt lại càng thêm hoành hành.
Để giúp đồng bào dân tộc vượt qua khó khăn, vươn lên phát triển kinh
tế, ổn định đời sống, ngày 16 tháng 09 năm 2014 UBND tỉnh đã có Quyết
định số 2037/QĐ-UBND về việc ban hành đề án “Phát triển kinh tế - xã hội,


2

ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng
bào dân tộc Mơng sinh sống của tỉnh đến năm 2020” (gọi tắt là đề án 2037).
Đề án được áp dụng trên địa bàn các huyện như: Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú
Lương, Định Hóa, nhờ vậy đời sống của đồng bào dân tộc Mông ở các xóm,
bản vùng cao ngày càng được cải thiện nâng cao.
Với mong muốn góp một phần nhỏ kiến thức của bản thân vào công
cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của xã, chính vì vậy tơi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu kết quả thực hiện đề án hỗ trợ phát triển kinh
tế, xã hội tại các bản đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn ở xã Tân Long,
huyện Đồng Hỷ” làm khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn sẽ là cơ
sở để góp phần đánh giá đúng thực trạng của các xóm bản đặc biệt khó khăn
có đơng đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn xã Tân Long và thấy rõ các
tồn tại để từ đó đề ra các giải pháp nâng cao được đời sống của người dân.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả thực hiện đề án hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội tại
các bản đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn ở xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ,
Thành Phố Thái Nguyên. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp góp phần
nâng cao đời sống của người dân xã Tân Long nói riêng và các xã trong
huyện Đồng Hỷ nói chung.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá chung tình hình phát triển KTXH của xã Tân Long trong giai

đoạn từ năm 2015 đến năm 2017
Tìm hiểu thực trạng chính sách hỗ trợ đối với đồng bào dân tộc tại xã
Tân Long giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017
Đưa ra được các giải pháp nhằm thúc đẩy các chính sách hỗ trợ phát
triển KTXH cho đồng bào dân tộc ở xã Tân Long trong những năm tiếp theo.


3

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức cơ bản và
những chun mơn trong q trình học tập tại nhà trường, đồng thời tạo điều
kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những trải nghiệm ngoài thực tế
Nghiên cứu đề tài là cơ sở cho sinh viên vận dụng sáng tạo những lý
thuyết đã học vào thực tiễn và là tiền đề quan trọng bổ sung cho những với
công việc sau khi rời khỏi ghế nhà trường.
Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập,
nghiên cứu của sinh viên, Nâng cao tinh thần tìm tịi, học hỏi, sáng tạo, và khả
năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và định
hướng những ý tưởng trong điều kiện thực tế.
Đây là khoảng thời gian để mỗi sinh viên có cơ hội được áp dụng giữa
lý luận với thực tiễn đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đánh giá được hiệu quả của đề án đối với người dân xã Tân Long và
đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, từ đó đem nhân rộng mơ hình đối với các
xóm, bản có điều kiện khó khăn để phát triển kinh tế nhằm nâng cao thu nhập
cải thiện đời sống cho người dân.



4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở luận lý
2.1.1. Quản lý nhà nước về vấn đề dân tộc
2.1.1.1. Khái niệm dân tộc
“Dân tộc” được hiểu là “tộc người”, với nghĩa này, dân tộc là khái niệm
dùng để chỉ cộng đồng người có các đặc trưng cơ bản về ngơn ngữ, văn hóa,
và ý thức tự giác về cộng đồng có tính bền vững qua sự phát triển lâu dài về
lịch sử. Ví dụ: dân tộc Thái, Tày, Nùng, Si La, dân tộc Chăm… Hiểu theo
nghĩa này, kết cấu dân cư của một quốc gia có thể bao gồm nhiều dân tộc
khác nhau, trong đó có những dân tộc chiếm đa số trong thành phần dân cư và
có những dân tộc thiểu số. Trong quá trình phát triển của mình, trong bản thân
mỗi dân tộc có thể có sự phân chia thành các nhóm người có những đặc điểm
khác nhau về nơi cư trú, văn hóa, lối sống, phong tục tập quán, nhưng đều
được coi là cùng một dân tộc, bởi chúng có 3 điểm đặc trưng của một dân tộc
như nói trên đây. [1]
2.1.1.2. Khái quát về đặc điểm và tình hình dân tộc nước ta
Các dân tộc có quy mô dân số khác nhau, sống xen kẽ nhau: Nước ta là
cộng đồng chính trị xã hội thống nhất của 54 dân tộc anh em, căn cứ vào dân
tộc của từng vùng thì dân tộc đa số của nước ta là dân tộc kinh, còn lại là dân
tộc thiểu số. Theo số liệu tổng điều tra dân số của Tổng Cục Thống Kê năm
2009 thì dân tộc Kinh gồm 65,7 triệu người, chiếm 86,2% dân số, còn dân tộc
của 53 dân tộc còn lại là 10,5 triệu người, chiếm tỉ lệ 13,8% dân số cả nước.
Mỗi dân tộc thiểu số ở nước ta ngồi tên gọi chính thức cịn có những tên gọi
khác, các dân tộc thiểu số có quy mô dân số không đồng đều và cư trú xen kẽ
nhau, khơng có dân tộc nào ở vùng lãnh thổ riêng, các dân tộc ở nước ta có
truyền thống đồn kết gắn bó lâu đời trên cơ sở địa vị pháp lý bình đẳng giữa



5

các dân tộc, tạo nên một cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất, phần lớn
các dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú trên địa bàn rộng lớn, ở khu vực miền
núi, biên giới có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế,
quốc phịng, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội, mơi trường. Trình độ phát triển
KTXH của các dân tộc thiểu số khơng đồng đều, nên việc khắc phục tình
trạng phát triển không đồng đều về KTXH giữa các dân tộc là một trong
những mục tiêu trọng tâm nhất của chính sách dân tộc ở nước ta, mỗi dân tộc
có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự phong phú của nền văn hóa Việt Nam [2]
2.1.2. Phương pháp tiếp cận chuẩn đói nghèo
Theo Quyết định số 170/2005/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn
2006 -2010 thì ở khu vực nơng thơn những hộ có mức thu nhập bình quân
từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ
nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000
đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Theo quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
30 tháng 01 năm 2011 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn
2011-2015 thì ở khu vực nơng thơn những hộ có thu nhập từ 400.000
đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu
nhập bình qn từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo
Ngày 15/9/2015 Thủ tướng Chính phủ đã k ý quyết định số 1614/QĐTTg phê duyệt đề án tổng thế “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường từ
nghèo đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.” Chuẩn
nghèo giai đoạn 2016-2020 của Việt Nam được xây dựng theo hướng: sử
dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã
hội cơ bản. Theo đó, tiêu chí đo lường nghèo được xây dựng dựa trên cơ sở
các tiêu chí về thu nhập, bao gồm: chuẩn mức sống tối thiểu về thu nhập,



6

chuẩn nghèo về thu nhập, chuẩn mức sống trung bình về thu nhập, mức độ
thiếu hụt trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm: tiếp cận về y tế,
giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Quan điểm của nhà nước về vấn đề dân tộc
Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc, xuyên suốt
mọi thời kỳ cách mạng là: “các dân tộc bình đẳng đồn kết, tương trợ cùng
nhau phát triển”. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng đã khẳng
định “Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng đồn kết, tơn trọng,
và giúp nhau cùng tiến bộ, cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa”.
2.2.2. Những định hướng cơ bản trong chính sách dân tộc của nước ta
hiện nay
Phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi tồn diện cả về chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, tập trung phát triển thế mạnh
kinh tế, quan tâm giải quyết đúng mức các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc, coi phát triển KTXH vùng dân
tộc thiểu số và miền núi là sự nghiệp chung của cả nước.Thể chế chủ trương
trên của Đảng, trong nhiều năm qua, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước
ta thường xuyên ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung những quy định pháp
luật nhằm thực hiện sự đồn kết, bình đẳng, tương trợ,giúp đỡ lẫn nhau giữa
các dân tộc, đặc biệt là những chính sách ưu tiên và đẩy mạnh phát triển kinh
tế, xã hội, văn hóa giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi, phù hợp
với điều kiện phát triển KTXH của đất nước. Hệ thống các văn bản pháp luật
trực tiếp quy định về việc thực hiện chính sách dân tộc hiện hành bao gồm:



7

2.2.2.1. Nhóm quy định pháp luật về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với
khu vực đồng bào dân tộc thiểu số
Nhà nước đầu tư vốn ngân sách để xây dựng két cấu hạ tầng phục vụ
phát triển KTXH các xã có đồng bào dân tộc thiểu số
Khuyến khích mọi tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư
phát triển KTXH ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số bằng cơ chế chính sách
ưu đãi cụ thể về đất đai, thuế, hỗ trợ đào tạo…và thủ tục đầu tư thuận lợi.
Trợ cước, trợ giá đối với việc cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ cho
khu vực đòng bào dân tộc thiểu số
2.2.2.2. Nhóm quy định pháp luật về nhà ở, đất đai, tài nguyên môi trường
sinh thái ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số
Thực hiện các giải pháp đối với hộ dân tộc thiểu số khơng có đất hoặc
thiếu đất sản xuất theo hướng, khai hoang mở rộng diện tích ở những vùng có
điều kiện, thu hồi, điều chỉnh lại đất đai của các nông lâm trường để giao cho
hộ dân tộc thiểu số nghèo khơng có đất sản xuất
Hồn thành việc quy hoạch sử dụng đất đai ở cấp huyện, xã, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, và đất ở để đồng bào
yên tâm sản xuất.
Hỗ trợ thích hợp cho đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn về nhà ở,
như cho phép khai thác gỗ để làm nhà, nhằm bảo đảm cho đồng bào có cuộc
sống ổn định và từng bước năng cao đời sống, tăng cường khối đại đoàn kết
dân tộc.
2.2.2.3. Nhóm quy định pháp luật về giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Miễn đóng góp xây dựng trường, học phí, hỗ trợ sách giáo khoa và
giấy vở học tập đối với học sinh dân tộc thiếu số
Thực hiện việc dạy, học tiếng dân tộc thiểu số ở các cấp học phù hợp
với đặc thù của vùng



8

Thực hiện chính sách cử tuyển con em dân tộc thiểu số đi đào tạo nghề,
học trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, ưu tiên các đối tượng tự
nguyện đi học trở về q hương cơng tác.
2.2.2.4. Nhóm quy định pháp luật về y tế-văn hóa-xã hội đối với khu vực đồng
bào dân tộc thiểu số
Ưu đãi trong việc khám, chữa bệnh tại các trạm y tế, trung tâm y tế,
bệnh viện đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa đối với đồng bào dân tộc thiếu số,
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc xây dựng chính sách và tăng thời
lượng phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng tiếng các dân tộc thiểu số.[4]
2.2.3. Hệ thống chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số
hiện nay ở nước ta
2.2.3.1. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung
a) Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo:
Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn, gắn
với việc hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao
kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng
ưu đãi đối với hộ nghèo.
Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là
lao động nghèo, ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường, lớp học, thiết bị, đào
tạo giáo viên dạy nghề, gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo.
b) Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo
Thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng,
trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học,
nhất là bậc mầm non; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với
học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo.



9

c) Hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng
Thực hiện có hiệu quả chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người
nghèo, hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ cận nghèo, xây
dựng chính sách hỗ trợ người nghèo mắc bệnh
d) Hỗ trợ về nhà ở
Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo khu vực
nông thôn, miền núi để cải thiện nhà ở, ưu tiên hộ nghèo ở người cao tuổi,
người khuyết tật, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình đầu tư xây dựng
nhà ở cho người có thu nhập thấp.[5]
2.2.3.2. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù đối với xã Tân Long
Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo áp dụng đối với xã Tân Long, huyện
Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
+ Chương trình 135 là chương trình hỗ trợ các xã vùng sâu vùng xa,
đặc biệt khó khăn về phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng, theo
Quyết định số 1129/QĐ-UBND ngày 09/06/2014 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về quy định nội dung mức hỗ trợ thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản
xuất thuộc chương trình 135 tỉnh Thái Nguyên năm 2014
- Mục tiêu của cụ thể của chương trình 135 đối với xã Tân Long là
nâng cao đời sống của người dân, phát triển sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế
thơng qua việc hỗ trợ phân bón, hỗ trợ mua máy móc, trang thiết bị phục vụ
sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng: như trường học, đường xá, nhà văn hóa…
+ Chương trình xây dựng nơng thơn mới là một chương trình tổng thể
về phát triển kinh tế xã hội, chính trị và an ninh quốc phịng do chính phủ xây
dựng và triển khai trên phạm vi nơng thơn tồn quốc, theo quyết định số
800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 quyết định phê duyệt chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020

- Mục tiêu cụ thể của chương trình xây dựng nông thôn mới là: quy
hoạch xây dựng nông thôn mới, phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, chuyển dịch
cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo và an sinh xã hội,


10

đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nơng thơn,
phát triển giáo dục đào tạo ở nông thôn, phát triển y tế chăm sóc sức khỏe cư
dân nơng thơn, xâu dựng đời sống văn hóa thơng tin và truyền thơng nơng
thơn, cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
+ Quyết định 102 hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở
vùng khó khăn nhằm mục đích giúp các hộ dân mua nguyên vật liệu vật tư
phục vụ sản xuất và đời sống phù hợp với thực tế từng hộ như mua cây giống,
giống vật nuôi, thuốc thú y, muối I ốt, theo quy định tại khoản 1, điều 2 Quyết
định số 102/2009/QĐ -TTg ngày 09/08/2009 của thủ tướng chính phủ về chính
sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn
- Mục tiêu của chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ
nghèo vùng khó khăn là hỗ trợ đời sống của người dân, góp phần xóa đói
giảm nghèo, phát triển KTXH ở vùng khó khăn, hỗ trợ người dân nâng cao
năng suất, chất lượng nông sản và từng bước tiếp cận với sản xuất hàng hóa,
thơng qua hỗ trợ cây giống cây trồng, vật ni có chất lượng cao.
+ Chính sách hỗ trợ tiền điện đối với hộ nghèo và hộ chính sách xã hội
giúp ổn định cuộc sống cho người dân vùng sâu vùng xa được tiếp cận và sử
dụng điện, theo khoản 8 điều 3 Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07
tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán
lẻ điện thì kinh phí hỗ trợ tiền điện cho các hỗ nghèo và hộ chính sách xã hội
được trích từ nguồn ngân sách nhà nước là 46.000đ/ hộ/tháng
+ Quyết định 30a hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, theo Nghị
quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ thì hộ

nghèo, người nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, xã an tồn khu, xã biên giới
và các thơn, bản đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo
việc làm, tăng thu nhập
- Mục tiêu của quyết định 30a giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết vấn
đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống của người dân, lao động
nông thôn được tập huấn, học nghề, phát triển kinh tế xã hội cho người dân,


11

đảm bảo cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, tinh thần giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Đề án 2037
- Theo Quyết định số 2037/KH-UBND ngày 16/9/2014 của UBND
tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt đề án phát triển kinh tế xã hội ổn định
sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân
tộc Mơng sinh sống tỉnh Thái Ngun tính đến năm 2020.
Trong đó đối tượng là hộ nghèo và cận nghèo các dân tộc cư trú ở các
xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mơng sinh sống có tỷ
lệ hộ nghèo từ 45% trở lên và một số xóm có tính chất đặc thù (các hộ
đồng bào Mơng sống thành cụm dân cư tách biệt và có tỷ lệ hộ nghèo
cao) trong tổng số 24 xóm, bản có đồng bào dân tộc Mơng sinh sống trên
địa bàn tồn tỉnh.
Đề án 2037 hỗ trợ phát triển cộng đồng đầu tư xây dựng các cơng trình
thiết yếu phục vụ trực tiếp sản xuất và đời sống 26 xóm, bản đặc biệt khó
khăn có nhiều đồng bào Mơng sinh sống có tỷ lệ hộ nghèo từ 45% trở lên và
một số xóm có tính chất đặc thù, xã Tân Long có 2 xóm được chọn tham gia
dự án là xóm Mỏ Ba và xóm Lân Quan
- Nội dung hỗ trợ cụ thể:
+ Hỗ trợ giống ngơ và phân bón

+ Xây dựng một số mơ hình cây ăn quả
+ Hỗ trợ trồng rừng, Phát triển rừng
+ Chăn nuôi
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng
+ Hỗ trợ nâng cao mức sống, văn hóa và tinh thần của người dân


12

PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn xã Tân Long giai
đoạn 2014-2017 và hiệu quả của chính sách hỗ trợ phát triển KTXH tại các
bản đồng bào dân tộc ĐBKK sau khi được triển khai thực hiện
3.2. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu hiện trạng điều kiện tự nhiên KTXH xã Tân Long;
Làm rõ tình hình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển
KTXH và kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo đối với vùng đông đồng
bào dân tộc đặc biệt khó khăn sinh sống tại xã Tân Long;
Tác động của chính sách tới đời sống KTXH của người dân xã Tân Long;
Định hướng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển cộng
đồng đối với đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn trong giảm nghèo bền vững
tại xã Tân Long;
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin và số liệu
- Thu thập thông tin thứ cấp:
Là phương pháp thu thập thông tin, số liệu có sẵn từ các báo cáo hoặc
các tài liệu đã được công bố

Tài liệu được thu thập từ các phịng ban chun mơn của xã như: phịng
địa chính, phịng nơng nghiệp, phịng tài chính và kế tốn
- Tham khảo thừa kế các tài liệu có liên quan đến đề tài, dựa vào các tài
liệu nghiên cứu, các đề tài khoa học có liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai
- Thu thập thông tin số liệu sơ cấp;


13

Là phương pháp thu thập thông tin chưa được công bố ở bất kỳ một tài
liệu nào. Trong đề tài này để thu thập được các thông tin sơ cấp phục vụ cho
nghiên cứu tôi xây dựng bảng hỏi để thu thập các số liệu cụ thể;
Đối với hộ đồng bào dân tộc ở các xóm: chọn 3 xóm ngẫu nhiên và mỗi
xóm phỏng vấn 20 hộ dân, nội dung phỏng vấn gồm các thông tin chung,
những nội dung được hỗ trợ từ các chính sách cho đồng bào, hiểu quả chính
sách đem lại, nhận thức của người dân khi thực hiện các chính sách này
+ Chọn điểm nghiên cứu: xã Tân Long tỉnh Thái Nguyên là huyện miền
núi đã triển khai chính sách hỗ trợ phát triển KTXH tại các bản đồng bào dân
tộc đặc biệt khó khăn.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người dân
Điều tra phỏng vấn trực tiếp đối với hộ gia đình đã được hỗ trợ và phỏng
vấn các cán bộ xã trên địa bàn xã Tân Long qua hệ thống mẫu điều tra được soạn
thảo sẵn, số hộ phỏng vấn là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ phát
triển KTXH. Tổng số phiếu điều tra là 60 phiếu nhằm xác định hiệu quả của các
chính sách này, đồng thời đây là cơ sở để tham mưu đề xuất với các cấp, các
ngành trong quá trình triển khai chính sách cho phù hợp với thực tế địa phương.
3.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
* Phương pháp thống kê
Dùng một số chỉ tiêu để nhận dạng thực trạng triển khai của chính sách
ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào dân tộc từ đó giúp phân biệt được sự

khác nhau tại thời điểm triển khai các chính sách và khi chưa triển khai các
chính sách tại xã Tân Long,
* Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh trước và sau khi thực hiện chính sách
Dựa trên các tiêu chí đã tính tốn cho từng nhóm hộ, từng nhóm yếu tố
ảnh hưởng đến đời sống hộ đồng bào dân tộc từ đó so sánh các chỉ tiêu tương


×