Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ HẢI PHONG, HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2011 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.66 KB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TẠI XÃ HẢI PHONG, HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM
ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2011- 2015.
Địa điểm thực tập: UBND xã Hải Phong
Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Anh Tuấn
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thu Hương
Mã sinh viên: DC00204652
Nam Định, tháng 4, năm 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TẠI XÃ HẢI PHONG, HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM
ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
Địa điểm thực tập: UBND xã Hải Phong.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Anh Tuấn.
Người hướng dẫn sinh viên thực tập
(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Nam Định, tháng 4, năm 2016



LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập tại khoa Quản lý đất đai – Trường đại học Tài nguyên và
môi trường Hà Nội và sau thời gian thực tập tại UBND xã Hải Phong, huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định , em đã học được rất nhiều kiến thức bổ ích và những kinh nghiệm từ thực
tiễn cuộc sống vô cùng quý báu. Vận dung những kiến thức có được em đã tiến hành
nghiên cứu đề tài : “ Đánh giá kết quả thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới tại
xã Hải Phong, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định giai đoạn 2011- 2015”.
Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới sự giúp đỡ nhiệt tình của
TS. Phạm Anh Tuấn đã dành thời gian quý báu của mình để tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ cho em hoàn thành tốt đồ án. Tiếp đến em xin gửi lời cám ơn tới tập thể các thầy cô
giáo trong khoa Quản lý đất đai đã trang bị cho em những kiến thức hữu ích; dãy dỗ, chỉ
bảo em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em cũng xin chân thành cám ơn toàn thể cán bộ trong UBND xã Hải Phong đã tạo
điều kiện, giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn cho em để em có thể hoàn thành tốt nhất đồ án của
mình.
Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè đã luôn bên
cạnh giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như thời gian
thực tập địa phương vừa qua.
Em xin chân thành cám ơn !
Nam Định, ngày

tháng

Sinh viên

Hoàng Thị Thu Hương

năm



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4

Chữ viết tắt
ANTT
HDND
HTX
GDTX

5
6
7
8
9

NTM
THCS
THPT
UBND
XDNTM

10

VH- TT- DL

Dịch nghĩa

An ninh trật tự
Hội đồng nhân dân
Hợp tác xã
Giáo dục thường
xuyên
Nông thôn mới
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Ủy ban nhân dân
Xây dựng nông thôn
mới
Văn hóa- Thể thaoDu lịch


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới
Bảng 3.1a. Bảng đánh giá kết quả tiêu chí nông thôn mới đạt được năm 2010 tại xã Hải
Phong, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Bảng 3.1b. Đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Bảng 3.2. Đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí Giao thông.
Bảng 3.3. Đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí Thủy lợi.
Bảng 3.4. Đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí Điện.
Bảng 3.5. Đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí Trường học.
Bảng 3.6. Đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa.
Bảng 3.7. Đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí Chợ nông thôn.
Bảng 3.8. Đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí Bưu điện.
Bảng 3.9. Đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí Nhà ở dân cư.
Bảng 3.10. Đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí Thu nhập.
Bảng 3.11. Đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí Hộ nghèo.
Bảng 3.12. Đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí Tỷ lệ lao động có việc làm thường

xuyên.
Bảng 3.13. Đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí Hình thức tổ chức sản xuất.
Bảng 3.14. Đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí Giáo dục.
Bảng 3.15. Đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí Y tế.
Bảng 3.16. Đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí Văn hóa.
Bảng 3.17. Đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí Môi trường.
Bảng 3.18. Đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững
mạnh.
Bảng 3.19. Đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí An ninh, trật tự xã hội.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Từ xưa tới nay, Việt Nam là một đất nước thuần nông với khoảng 70% dân số là
nông dân, chính vì vậy nông dân được coi là lực lượng nòng cốt trong quá trình phát triển
đất nước. Địa bàn rộng lớn của nông thôn có vị trí hết sức quan trọng để phát triển kinh
tế, giữ vững ổn định chính trị và đảm bảo an ninh quốc phòng. Nhân thức được tầm quan
trọng đó, Đảng và nhà nước ta đã đã đề ra các chủ trương, chiến lược phát triển nông
nghiệp, nông dân, nông thôn toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây
dựng nông thôn mới. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân.
Thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng
cường. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Vị thế của người nông dân
ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều những vấn đề còn tồn đọng, xã hội phát triển đồng
nghĩa với tốc độ đô thị hóa quá nhanh, dẫn tới sự chênh lệch lớn giữa các vùng. Đời sống
vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn yếu kém, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là ở
các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng còn
lớn,các vấn đề xã hội phức tạp phát sinh… Nhận thức được vấn đề này, tại hội nghị lần
thứ 7 ban chấp hành trung ương đảng khóa X về “ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đã
xác định: “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan

trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.”, trong mối quan hệ
mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình
phát triển. Thực hiện Nghị quyết 26- NQ/TW, ngày 05/08/2008, hội nghị lần thứ 7 ban
chấp hành trung ương Đảng khóa X về “ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, thủ tướng
đã phê duyệt “ Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” ( quyết định số 491/QĐ – TTg
ngày 16/04/2009) và “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới” tại
Quyết định số 800/QĐ – TTg ngày 06/04/2010 nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây dựng
nông thôn mới trên cả nước.
Góp phần thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới của cả nước, chính
quyền cũng như toàn thể nhân dân của xã Hải Phong, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã
tiến hành thực hiện phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới dưới sự chỉ đạo của
Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định về Chương trình quy hoạch phát triển nông thôn mới
Tỉnh Nam Định. Sau 5 năm ( 2011- 2015) thực hiện đề án quy hoạch nông thôn mới, đời
sống tinh thần của người dân, cơ sở vật chất và diện mạo xã Hải Phong đã có rất nhiều sự
thay đổi đáng tự hào. Trình độ dân trí ngày một nâng cao, người dân đã biết áp dụng các
thành tựu khoa học vào sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống, các lĩnh vực y tế giáo


dục ngày một tiến bộ, thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể, đường làng ngõ xóm
sạch đẹp, điện lưới và nước sạch đầy đủ.
Cho tới năm 2015 thì Hải Hậu là một trong những huyện đầu tiên trong cả nước
hoàn thành xong đề án nông thôn mới, tiếp tục phấn đấu là huyện NTM bền vững, ngày
càng phát triển, nâng cao chất lượng các tiêu chí về nông thôn . Và Hải Phong cũng là
một trong những xã của huyện hoàn thành rất tốt các tiêu chí nhà nước đã đưa ra, vì vậy
dưới sự hướng dẫn của thầy Phạm Anh Tuấn em tiến hành thực hiện đề tài : “ Đánh giá
kết quả thực hiện nông thôn mới tại xã Hải Phong, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định giai
đoạn 2011 – 2015”

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về nông thôn mới

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
a) Nông dân &Nông thôn
Theo từ điển bách khoa toàn thư: “ Nông dân là những người lao động cư trú ở vùng
nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau
đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, tưng thời
kì lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên
giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội.”
Hiện nay chưa có một định nghĩa chuẩn xác được chấp nhận một cách rộng rãi về nông
thôn. Tuy nhiên khi tổng hợp các ý kiến của các nhà xã hội học, kinh tế học có thể đưa ra
khái niệm tổng quát về vùng nông thôn như sau “Nông thôn là vùng khác với đô thị là ở
đó có một cộng đồng chủ yếu là nông thôn, làm nghề chính là nông nghiệp, có mật độ
dân cư thấp hơn; có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn; có mật độ phúc lợi thua kém
hơn; có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn”.
Tuy nhiên khái niệm trên cần được đặt trong điều kiện thời gian và không gian nhất định


của nông thôn mỗi nước, mỗi vùng và cần phải tiếp tục nghiên cứu để có khái niệm chính
xác và hoàn chỉnh.
Ở Việt Nam theo Nghị định số: 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010.Về chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn quy định “ Nông thôn là phần
lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị, các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi
cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã”
b) Nông thôn mới là gì?
Nông thôn mới là nông thôn mà trong đời sống vật chất,văn hóa, tinh thần của người dân
không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông
dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng,
đóng vai trò làm chủ Nông thôn mới.
Nông thôn mới có kinh tế phát tiển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng
đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công
nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường

sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững
an ninh chính trị và trật tự xã hội.
c) Xây dựng nông thôn mới là như thế nào?
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở
nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp, phát
triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hóa, môi
trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của
người dân đượuc nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân của cả hệ
thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế, xã hội mà là vấn đề kinh tếchính trị tổng hợp.
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn
kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
d) Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Quyết định 491/QĐ – TTg ngày 16 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới.
Bộ tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
nông thôn mới, chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kiểm tra, đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt
nông thôn mới.


Bộ tiêu chí gồm 5 nhóm với 19 tiêu trí - là cụ thể hóa các định tính của nông thôn mới
Việt Nam giai đoạn 2010-2020.
+ Nhóm 1: Quy hoạch

- 1 tiêu chí

+ Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã hội

- 8 tiêu chí


+ Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất

- 4 tiêu chí

+ Nhóm 4: Văn hóa - xã hội - môi trường

- 4 tiêu chí

+ Nhóm 5: Hệ thống chính trị

- 2 tiêu chí

Một xã đạt đủ 19 tiêu chí là đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.
Căn cứ vào Bộ tiêu chí quốc gia, các Bộ ngành liên quan đều xây dựng quy chuẩn của
ngành, chủ yếu là các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công trình hạ tầng, để áp dụng khi xây
dựng nông thôn mới.
Ngày 20/2/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 342/QĐ- TTg sửa đổi 5
tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM ban hành tại Quyết định số 491 QĐ- TTg. Theo
đó, 5 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, gồm: tiêu chí số 7 về chợ
nông thôn, tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 12 về cơ cấu hạ tầng, tiêu chí số 14 về
giáo dục và tiêu chí số 15 về y tế.
Bảng 1.1. Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới.
T
T
1

Tên tiêu chí

2


Giao thông

Quy hoạch và thự
hiện quy hoạch

Nội dung tiêu chí

1.1.

Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho
phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng hóa, công
nghiệp, tiêu thủ công nghiệp, dịch vụ
1.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội- môi
trường theo chuẩn mới
1.3. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và
chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng
văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp
1.1 Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa
hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của
Bộ Giao thông vận tải
1.2 Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa
đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông
vận tải.
1.3 Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội
vào mùa mưa
1.4 Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng


3


Thủy lợi

4

Điện

5

Trường học

6

Cơ sở vật chất văn
hóa

7
8

Chợ nông thôn
Bưu điện

9

Nhà ở dân cư

10

Thu nhập


11
12

Hộ nghèo
Cơ cấu lao động

13
14

Hình thức tổ chức
sản xuất
Giáo dục

15

Y tế

16

Văn hóa

17

Môi trường

hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.
3.1 Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và
dân sinh
3.2 Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lỷ được kiên cố hóa
4.1 Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện

4.2 Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các
nguồn
Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học,
THCS có cơ sử vật chất đạt chuẩn quốc gia
6.1 Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VHTT-DL.
6.2 Tỷ lệ thông có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy
định của Bộ VH-TT-DL
Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng
8.1 Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông
8.2 Có Internet dến thôn
9.1 Nhà tạm, dột nát
9.2 Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng
Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân
chung của tỉnh
Tỷ lệ hộ nghèo
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông,
lâm, ngư nghiệp
Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả
14.1 Phổ biến giáo dục trung học
14.2 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung
học (phổ thông, bổ túc, học nghề)
14.3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo
15.1 Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế
15.2 Y tế xã đạt chuẩn quốc gia
Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn
hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL
17.1 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy
chuẩn Quốc gia
17.2 Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường
17.3 Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và

có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp
17.4 Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch
17.5 Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý thep quy
định


18

Hệ thống tổ chức
chính trị xã hội
vững mạnh

20

An ninh, trật tự xã
hội được giữ vững

18.1 Cán bộ xã đạt chuẩn
18.2 Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo
quy định
18.3 Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch,
vững mạnh”
18.4 Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu
tiên tiến trở lên
An ninh, trật tự xã hội được giữ vững

( Nguồn: Quyết định 491/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ)
1.1.2) Đặc trưng, nguyên tắc xây dựng vai trò của nông thôn mới.
a) Đặc trưng nông thôn mới.
NTM thời kỳ CNH- HĐH, giai đoạn 2010-2020 bao gồm 5 đặc trưng cơ bản sau:

Một: Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng
cao.
Hai: Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại, môi
trường sinh thái được bảo vệ.
Ba: Dân chí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy.
Bốn: An ninh tốt, quản lý dân chủ.
Năm: Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao.
b) Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
Nhiệm vụ XDNTM là một trong những nhiệm vụ quan trọng theo tinh thần Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn.
Theo đó Chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM thực hiện theo 06 nguyên tắc sau:
Một: Các nội dung, hoạt động của Chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM phải hướng
tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM ban hàng tại Quyết
định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là
Bộ tiêu chí Quốc gia NTM).
Hai: Phát huy vai trò chủ thế của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng
vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo
cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở
thôn,xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.


Ba: Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có
mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn.
Bốn: Thực hiện Chương trình XDNTM phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các QHXDNTM đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
Năm: Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phân cấp,
trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của Chương
trình XDNTM; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ

cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá.
Sáu: XDNTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính
quyền đóng góp vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình XD quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ
chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp
nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong XDNTM.
c) Mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
XD xã NTM nhằm đạt được 04 mục tiêu cơ bản sau:
Một: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn. Nâng cao
dân trí, đào tạo nông dân có trình độ sản xuất cao, có nhận thức chính trị đúng đắn, đóng
vai trò làm chủ NTM.
Hai: XD nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại. Nâng cao năng suất,
chất lượng và hiệu quả trong sản xuất. Sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao.
Ba: XDNTM có kết cấu kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại nhất là đường giao thông,
thủy lợi, trường học, trạm y tế, khu dân cư, ...; XD xã hội nông thôn dân chủ, ổn định,
văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc dân tộc, an ninh trật tự
được giữ vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bốn: Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường, XD
giai cấp công nhân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức.
d) Vai trò của xây dựng nông thôn mới.
XDNTM nhằm đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển toàn diện, có vị trí chiến
lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là cơ sở và lực lượng quan trọng để
phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao đời sống,
vật chất và vị thế của nông dân và nông dân là chủ thể của quá trình phát triển; cơ cấu
kinh tế được phát triển hợp lý, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước được hoàn thiện;
sản xuất nông lâm nghiệp phát triển toàn diện, bền vững theo hướng tăng năng suất, chất
lượng và khả năng cạnh tranh cao.


1.2. Căn cứ pháp lý và tài liệu xây dựng đề án nông thôn mới.

Căn cứ pháp lý chung của đề án xây dựng nông thôn mới.
Căn cứ Nghị quyết 26/NQ-TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 hội nghị lần thứ 7 của
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn xác định
nhiệm vụ xây dựng: “ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.”
Căn cứ Nghị quyết 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ
ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7
của Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Căn cứ Quyết định số: 800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ; phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM giai đoạn 2010-2020.
Căn cứ Quyết định số: 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc: Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
Căn cứ Thông tư số: 32/2009/TT-BXD ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Bộ XD về
việc: Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch XD nông thôn.
Căn cứ Thông tư số: 31/2009/TT-BXD ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Bộ XD về
việc: Ban hành Tiêu chuẩn quy hoạch XD nông thôn.
Căn cứ Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/08/2009 của Bộ NN&PTNN
hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Căn cứ Công văn số 2543/BNN – KTHT ngày 21/08/2009 của bộ NN&PTNN
hướng dẫn đánh giá và lập báo cáo xây dựng nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2010- 2020,
định hướng đến năm 2030.
Căn cứ Quyết định số 22- QĐ/ TTg của Thủ tướng Chính phủ về “ Phát triển văn
hóa nông thôn tới năm 2015, định hướng tới năm 2020.”
Căn cứ nghị định số 41/2010/ NĐ- CP của Chính phủ về “ Chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” để chỉ đạo các chi nhánh, ngân hàng thương
mại các tỉnh, thành phố bảo đảm tăng cường nguồn vốn tín dụng xây dựng NTM tại các
xã.
Căn cứ pháp lý xây dựng NTM ( Nông thôn mới) xã Hải Phong.
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ – TTg ngày 16/04/2009 của thử tướng chính phủ
ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia Nông thôn mới,Quyết định số 800/QĐ – TTg ngày
04/6/2010 về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới

giai đoạn 2010- 2020;


Căn cứ quyết định số 242/QĐ- TTg/ QĐ – UBND ngày 16/02/2011 của UBND
tỉnh Nam Định về ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Nam Định; Quyết định số
7730/ QĐ- UBND ngày 8/08/2013 của UBND huyện Hải Hậu về việc ban hành bộ tiêu
chí công nhận xã, phường, thị trấn nông thôn mới huyện Hải Hậu
Căn cứ hướng dẫn số 01/HD- BCĐ ngày 18/09/2013 của Ban chỉ đạo chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Hải Hậu.
1.2.1. Tài liệu tham khảo và sử dụng.
Báo cáo tổng hợp Kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới xã Hải
Phong, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2015,
phương hướng nhiệm vụ 2016.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Tình hình xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Nam
a. Những kết quả bước đầu
Thực hiện nghị quyết trung ương 7 ( khóa X), thủ tướng chính phủ đã ban hành bộ tiêu
chí quốc gia nông thôn mới tại quyết định 491/QĐ- TTg, ngày 16/4/2009 và Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020 tại Quyết định
800/QĐ- TTg, ngày 04/06/2010 để tiến hành xây dựng nông thôn mới. Qua 5 năm thực
hiện, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên
cả nước, thu hút sự tham gia của toàn thể cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã
hội. Quá trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo nên
nhiều chuyển biến mới trong nông nghiệp, bộ mặt nông thôn được đổi mới, đời sống
nhân dân được nâng lên. Nông nghiệp giữ được mức tăng trưởng ổn định, phát triển
tương đối toàn diện; năng suất, chất lượng nhiều loại cây trồng vật nuôi được nâng lên,
sản xuất tăng thu nhập. Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội cơ bản đảm bảo, tạo sự thuận lợi
trong giao lưu, buôn bán và phát triển sản xuất. Dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; vị thế của giai cấp nông dân ngày càng

được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào quần chúng sôi nổi và tương đối đều
khắp cả nước, bộ máy chỉ đạo thực hiện từ TW đến địa phương được tổ chức thống nhất
và đồng bộ. Các cơ chế, chính sách được ban hành kịp thời và đồng bộ, đồng thời phổ
biến tới người dân một cách rõ ràng, cụ thể.
Theo báo cáo tổng hợp của Ban chỉ đạo, tính đến hết tháng 11/2015, cả nước có 1.298 xã
(14,5%) được công nhận đạt chuẩn NTM; số tiêu chí bình quân/xã là 12,9 tiêu chí (tăng


8,2 tiêu chí so với 2010); số xã khó khăn nhưng có nỗ lực vươn lên (xuất phát điểm dưới
3 tiêu chí, nay đã đạt được 10 tiêu chí trở lên) là 183 xã.
Ở cấp huyện, đã có 11 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
công nhận đạt chuẩn NTM là: Huyện Xuân Lộc, Thống Nhất, thị xã Long Khánh (Đồng
Nai), Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè (TPHCM), Đông Triều (Quảng Ninh), Hải Hậu (Nam
Định), Đơn Dương (Lâm Đồng), Đan Phượng (TP. Hà Nội), thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang).
Mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đã đạt 24,4 triệu đồng/năm (tăng
khoảng 1,9 lần so với năm 2010).
Trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM, đã xuất hiện nhiều mô hình, cách
làm hay, kinh nghiệm tốt. Cụ thể có tới 22.000 mô hình sản xuất nông lâm nghiệp tiên
tiến, hiệu quả. Đây là cơ sở để chúng ta nhân rộng, nâng cao thu nhập, đời sống cho
người dân.
b. Những hạn chế và bất cập
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại và hạn chế
như sau: tiến độ triển khai còn chậm so với mục tiêu đề ra; yêu cầu , nhận thức của một
số cán bộ, Đảng viên và người dân về những nội dung thiết yếu của chương trình chưa
đầy đủ, việc quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền ở một số nơi chưa thường xuyên,
sâu sát; công tác sơ kết, nhân rộng mô hình chưa được thường xuyện, kịp thời; việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới và phương thức tổ chức mô hình sản xuất trong nông
nghiệp còn chưa đáp ứng yêu cầu; sản xuất nông nghiệp chậm phát triển thoe hướng hiện
đại, thiếu tính bền vững; quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh múnm chưa gắn

được sản xuất với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu… Tỷ lệ hộ nghèo tuy có giảm nhưng
vẫn cao, thu nhập và mức sống của nông dân khó khăn, tình trạng ô nhiễm môi trường ở
nông thôn chưa được giải quyết hiệu quả; chất lượng y tế, văn hóa, giáo dục ở nhiều nơi
còn thấp;hệ thống hạ tầng nông thôn nhất là các vùng miền núi còn lạc hậu, chậm được
cải thiện.
c) Biện pháp thực hiện các giải pháp của Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn
mới.
- Về ý nghĩa, tầm quan trọng:
Các ngành, các cấp cần tiếp tục quán triệt sâu sắc việc thực hiện tốt Chương trình mục
tiêu quốc gia XDNTM chính là cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 7, Khóa X để công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, trực tiếp góp phần quan trọng vào
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, người đứng đầu cấp ủy và
chính quyền các cấp phải trực tiếp chỉ đạo việc triển khai thực hiện Chương trình
XDNTM với mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân
thông qua quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông
thôn theo cơ chế thị trường, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực


và các nguồn vốn. XDNTM là yếu tố quyết định cho sự phát triển nông nghiệp, nông
thôn bền vững, đồng thời là nền tảng để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
- Về phương hướng, nhiệm vụ, cần chú trọng các nội dung
Một: Cần tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để
tăng năng suất, tăng sản lượng và giá trị để tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm nông
nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao đời sống nông dân trong điều kiện đất
đai có hạn, dân số tăng lên. Hết sức chú trọng đến việc nghiên cứu sử dụng giống cây,
giống con; biện pháp tưới tiêu, canh tác mới, giảm tổn thất sau thu hoạch ..., có cơ chế
chính sách đặc thù để khuyến khích các nhà khoa học tạo ra những đột phá trong nghiên
cứu giống mới có giá trị cao.
Hai: XD quan hệ sản xuất mới phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất: Thúc
đẩy mạnh mẽ việc liên kết, hợp tác, hình thành các mô hình tổ chức phù hợp yêu cầu điều

kiện cụ thể. Tăng cường rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp phù
hợp với yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển thị trường hàng hóa nông nghiệp trong
điều kiện hội nhập quốc tế. Quy hoạch NTM cần chú trọng tính liên kết, bảo đảm thống
nhất với quy hoạch XD liên vùng và các quy hoạch chuyên ngành khác để có thể phát
triển và khai thách đồng bộ kết cấu hạ tầng, đáp ứng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn.
Ba: Có chính sách đủ mạnh, đủ khả năng thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông
thôn, phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; chú trọng
công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp thu dụng nhiều lao động nhằm chuyển
dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn.
Bốn: Huy động các nguồn vốn, tập trung XD kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.
Nâng cấp các công trình hiện có, sớm đầu tư hàon chỉnh chỉnh hạ tầng thiết yếu (giao
thông, thủy lợi, điện nước, viễn thông ...) trên địa bàn các xã; việc đầu tư XD nhà văn
hóa, chợ nông thôn, nghĩa trang ... cần xem xét kỹ lưỡng về tính thiết thực, hiệu quả,
tránh hình thức, lãng phí. Trong quá trình thực hiền cần hết sức lưu ý việc huy động đóng
góp tự nguyện của nhân dân phải cân nhắc, đảm bảo vừa sức dân; tuyệt đối không được
yêu cầu dân đóng góp bắt buộc.
Năm: Chú trọng tạo việc làm cho lao động nông thôn theo cả 2 hướng: Ưu tiên đào tạo tại
chỗ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng để nâng cao năng suất chất lượng công việc của người
lao động đang làm và đào tạo ngành nghề mới để người lao động có thể chuyển sang
ngành nghề khác. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc
chủ động đào tạo, nâng cao tay nghề cho lao động làm việc cho doanh nghiệp.
Sáu: Tiếp tục tập trung làm tốt công tác giảm nghèo, chú trọng nhất là các vùng sâu, vùng
xa, vùng đồng bào dân tộc, gắn với việc thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn.


Bảy: Chú trọng quan tâm tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân thực hiện các nội dung về
phát triển y tế, văn hóa, xã hội, môi trường, đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn; cải tạo
cảnh quan môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
và truyền thống, tập quán tốt đẹp của làng quê Việt Nam; đảm bảo trật tự an toàn xã hội,

phòng, chống các tệ nạn, giữ vững sự bình yên, hạnh phúc trong cuộc sống gia đình và
văn hóa cộng đồng ở nông thôn.
- Về các giải pháp.
Một: Tăng cường nhận thức và quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và của cả
hệ thống chính trị về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình XDNTM để cùng chung
sức tham gia, đóng góp.
Hai: Có các cơ chế, chính sách thích hợp và đủ mạnh để thực sự khuyến khích việc ứng
dụng khoa học - công nghệ, huy động nguồn lực, thu hút doanh nghiệp, đào tạo nhân lực.
Ba: Tăng cường các biện pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện; khẩn trương kiện toàn và nâng
cao năng lực hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp, nghiên cứu mô hình tổ chức điều phối
giúp Ban Chỉ đạo các cấp ở địa phương theo hướng bố trí cán bộ chuyên trách trong
phạm vi tổng biên chế được giao; ở các cấp cần xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt
động và phân công cán bộ cụ thể. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc sát sao; tổ chức
định kỳ công tác sơ kết, tổng kết để đánh giá, khen thưởng và uốn ănns kịp thười. Đẩy
mạnh công tác thi đua, khen thưởng, phát hiện kịp thời những cách làm hay, mô hình tốt
để phổ biến ra diện rộng.
Bốn: Trong quá trình thực hiện Chương trình, lưu ý không áp đặt một cách xơ cứng, máy
móc các tiêu chí về NTM, mà cần điều chỉnh phù hợp thực tiễn nhằm đạt được sớm nhất
mục tiêu của Chương trình.
Năm: Về một số kiến nghị của các tỉnh: Về các kiến nghị của các địa phương liên quan
đến huy động và lồng ghép nguồn vốn; điều chỉnh tiêu chí đặc thù XDNTM; mô hình tổ
chức bộ máy chuyên trách giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp; vay vốn cho nông dân, tín
dụng cho người nghèo; cơ chế lồng ghép đầu tư hạ tầng; cơ chế liên kết nông dân và
doanh nghiệp: Giao Thường trực Ban Chỉ đạo căn cứ Quyết định 639/QĐ-TTg ngày 5
tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Chương trình công tác năm 2014
của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, tổng hợp, đôn
đốc các Bộ, ngành liên quan khẩn trương ban hành theo thẩm quyền để bổ sung, sửa đổi
các cơ chế, chính sách nêu trên, hướng dẫn địa phương thực hiện, báo cáo Thủ tướng
chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
1.3.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới trên thế giới.



Trải qua thời kỳ chiến tranh khó khăn, nền kinh tế của Việt Nam đã bị thụt lùi rất nhiều
so với các nước trên thế giới. Và ngày nay, đứng trước bối cảnh nền kinh tế khu vực và
trên thế giới phát triển như vũ bão, để cho nền kinh tế, nông nghiệp nông dân, nông thôn
Việt Nam có thể sánh bước cùng với các nước trên thế giới thì Việt Nam không những
cần phải luôn nỗ lực cố gắng mà còn phải tìm hiểu, học hỏi những kinh nghiệm phát triển
nông nghiệp, nông thôn của các nước trên thế giới.
Cho tới thời điểm hiện tại, số lượng các mô hình phát triển trong và ngoài nước, đặc biệt
là các nước châu Á tương đối nhiều, ví dụ như chương trình lang mới Saemaul Undong
của Hàn Quốc, mô hình nông thôn mới ở Trung Quốc, mô hình OVOP ở Thái Lan… hay
xa hơn nữa là ở các nước Châu Âu như nông thôn Pháp: trồng nho làm rượu vang, nông
thôn Hà Lan: Sự kết hợp thành công giữa nông nghiệp và công nghiệp …
a) Phong trào Saemaul Undong của Hàn Quốc
Hàn Quốc vào đầu thập kỷ XIX là một nước nghèo sau chiến tranh, GDP bình quân đầu
người chỉ có 850 USD, không đủ lương thực và phần lớn người dân không đủ ăn. Nền
kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng hạn hán và lũ lụt thường xuyên xảy ra khắp
đất nước. Đến năm 1970 vẫn còn 70% dân số sống ở nông thôn, trong số đó 80% sống
trong điều kiện khó khăn. Sau trận lụt lớn năm 1969, trong khi đi thị sát tình hình dân
chúng, Tổng thống Hàn Quốc Pask Chung Hy nhận ra rằng viện trợ của Chính phủ cũng
là vô nghĩa nếu người dân không nghĩ cách làm tự cứu lấy mình. Những ý tưởng này là
nền tảng của phong trào “Saemaul Undong”. Chính phủ vừa tăng đầu tư vào nông thôn
vừa đặt mục tiêu thay suy nghĩ ỷ lại, thụ động vốn tồn tại trong đại bộ phận dân cư nông
thôn. Điểm đặc biệt của phong trào NTM của Hàn Quốc là nhà nước chỉ hỗ trợ một phần
nguyên, vật liệu còn nông dân chính là đối tượng ra quyết định và thực thi mọi việc.
Saemaul Undong cũng rất chú trọng đến phát huy dân chủ trong XDNTM với việc đưa ra
một nam và một nữ lãnh đạo phong trào. Ngoài ra, tổng thống còn ký mời 2 lãmh đạo ở
cấp làng xã tham dự cuộc họp của Hội đồng Chính phủ để trực tiếp lắng nghe ý kiền từ
các đại diện. Nhằm tăng thu nhập cho nông dân, Chính phủ Hàn Quốc áp dụng chính
sách miễn thuế xăng dầu, máy móc nông nghiệp, giá điện rẻ cho chế biến nông sản. Ngân

hàng nông nghiệp cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư về nông nghiệp với lãi suất giảm 2%
so với đầu vào các ngành nghề khác.
Theo báo cáo của chuyên gia kinh tế Hàn Quốc, trong vòng 10 năm triển khai “Saemaul
Undong” từ 1971-1980, tổng kinh phí đầu tư cho các dự án là 3.425 tỷ won ( tương
đương khoảng 3 tỷ USD). Trong số đó đóng góp của người dân chiếm phần lớn 49,4%;
hỗ trợ của chính phủ chỉ 27,8%; phần còn lại là các khoản nông dân vay của các tổ chức
tín dụng. Nếu tính cả phần vốn vay, sự đóng góp của người dân là 72,2%. Thực tế cho
thấy sự hỗ trợ của chính phủ trong giai đoạn đầu là rất quan trọng, những rõ ràng sự đóng
góp của người dân mới quyết định thành công của các dự án.


Trong 10 năm, các dự án đã làm được 61.797 km đường vào thôn (đạt 126% kế hoạch);
43.558 km đường trong thôn (166%); 79.516 cầu cống nhỏ (104%); 37.012 nhà văn hóa
(104%); 15.559 km đường cống nước thải (179%); 2.777.500 hộ nông thôn được cấp
điện (98%); 717 xí nghiệp nông nghiệp (75%); 22.143 nhà kho (64%); 225.000 ngôi nhà
được cải tạo (42%) và quy hoạch mới cho 2.747 ngôi làng ... Thành tích này đã làm thay
đổi hoàn toàn diện mạo nông thôn Hàn Quốc.
Năm 2005, Nhà nước ban hành đạo luật quy định mọi hoạt động các bộ, ngành, chính
quyền phải hướng về nông dân. Nhờ hiệu quả của phong trào Saemaul Undong mà Hàn
Quốc từ một nước nông nghiệp nghèo nàn , lạc hậu đã cất cánh trở thành nước có nền
kinh tế đứng thứ 12 trên thế giới, với thu nhập đầu người hiện nay vượt trên 20.000 USD.
b. Mô hình phát triển nông thôn ở Trung Quốc.
Từ năm 1978, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách cải cách ở nông thôn. Đến năm
2009, thu nhập bình quân của cư dân nông thôn, lần đầu tiên đạt trên 5.000 NDT, tăng
8,5% so với năm trước. Cũng trong năm 2009, Trung Quốc đầu tư làm mới và sửa chữa
khoảng 300.00 km đường bộ nông thôn; hỗ trợ trên 46 triệu người nghèo đảm bảo đời
sống tối thiểu; triển khai thí điểm 320 huyện về bảo hiểm dưỡng lão xã hội nông thôn.
Việc chỉ đạo của Chính phủ trước kia cũng kiểu mệnh lệnh hành chính, nên việc thức
hiện khá miễn cưỡng. Sau đó việc thực hiện XDNTM linh hoạt hơn, dựa trên quy hoạch
tổng thể (ngân sách nhà nước và địa phương). Căn cứ tình hình cụ thể ở các địa phương,

đặc điểm tự nhiên, xã hội, để đưa ra chính sách, biện pháp thích hợp. Ngân sách nhà nước
chủ yếu làm đường, công trình thủy lợi... một phần dùng để xây nhà ở cho dân. Đối với
nhà ở nông thôn, nếu địa phương nào ngân sách lớn, nông dân chỉ bỏ ra một phần, còn lại
là tiền của ngân sách.
Công cuộc cải cách ở nông thôn của Trung Quốc qua nhiều dấu mốc. Trong đó, những
mốc quan trọng là xóa bỏ công xã nhân dân; xác lập thể chế kinh doanh hai tầng kết hợp,
lấy kinh doanh bao thầu gia đình làm cơ sở; mở cửa toàn diệnh thị trường nông sản, xóa
bỏ thuế nông nghiệp, và thực hiện trợ cấp trực tiếp cho nông dân. Trung Quốc thực hiện
nội dung hai mở, một điều chỉnh, là mở cửa giá thu mua, thị trường mua bán lương thực,
một điều chỉnh là chuyển trợ cấp gián tiếp qua lưu thông thành trợ cấp trực tiếp cho nông
dân trồng lương thực.
Trung Quốc thực hiện hạn chế lấy đất nông nghiệp. Vấn đề thu hồi đất nông nghiệp của
nước này được quy định ngặt nghèo. Nếu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phải đúng
với chiến lược lâu dài của vùng đó và phải nằm trong chỉ giới đỏ, đảm bảo cả nước luôn
duy trì 1,8 tỉ mẫu đất nông nghiệp trở nên.
c. Mô hình OVOP ở Thái Lan
Thông qua mô hình OVOP, chính phủ đã XD dự án cấp quốc gia “mỗi xã, một sản phẩm”
(Tambon one Product - OTOP) nhằm tạo ra sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương


có chất lượng đảm bảo, bán được trên toàn cầu. Sản phẩm của OTOP phân loại theo 4
tiêu chí: Có thể xuất khẩu với giá thương hiệu, sản xuất liên tục và nhất quán; Tiêu chuẩn
hàng hóa, đặc biệt, mỗi sản phẩm đều có một câu chuyện riêng. Các tiêu chí trên đã tạo
thêm lợi thêm lợi thế cho du lịch Thái Lan vì du khách luôn muốn tận mắt chứng kiến
quá trình sản xuất sản phẩm, từ đó có thể hiểu biết thêm về tập quán, lối sống của người
dân địa phương.
d. Nông thôn ở Hà Lan: Sự kết hợp thành công giữa nông nghiệp và công nghiệp
Hà Lan đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt là nông nghiệp cây trồng trong nhà
kính và yếu tố thành công này chính là hạt nhân “nông thôn mới” ở đây. Tỷ lệ sản xuất
rau quả và hoa góp phần cung cấp nhu cầu khổng lồ trên toàn thế giới. Các nhà quản lý

và xây dựng hình tượng nông thôn mới ở Hà Lan đã rất xuất sắc trong việc nắm bắt các
thị trường khác về hoa, cây cảnh và các sản phẩm vườn ươm. Bên cạnh hoa tulip là loại
hoa làm cho Hà Lan trên thế giới, các loại hoa khác như hoa hồng, hoa cúc, hoa cẩm
chướng cũng là đặc sản mà Hà Lan sản xuất trong các “nhà máy kính” chiếm tỷ lệ lớn
sản xuất hoa của thế giới.
Hệ thống sản xuất và phân phối của nông dân Hà Lan được tổ chức rất tốt ở tất cả các
quy trình. Việc trồng cây trong nhà kính đại diện cho hình thức nông nghiệp nhân tạo
thành công. Đây là quá trình nỗ lực sử dụng các kỹ thuật như trong ống nghiệm tăng
trưởng, thủy văn, chế ngự khí hậu hoàn toàn chủ động. Đây là loại hình sản xuất có sự kết
hợp của các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp.
Chương II: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.1.

Đối tượng, phạm vi , thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đánh giá kết quả thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại
xã Hải Phong, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định giai đoạn 2011- 2015
2.1.2. Phạm vi nghiêm cứu:
- Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu tại xã Hải Phong, huyện Hải

-

Hậu, tỉnh Nam Định.
Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2011 -2015
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hinh thưc hiện đề án

NTM tại xã Hải Phong, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu:
Thời gian đánh giá: từ năm 2011 tới 12/2015

Thời gian thực hiện chuyên đề: từ tháng 07/3/2016 đến 28/4/2016.
2.2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu

a) Mục đích nghiên cứu


- Đánh giá kết quả thực hiện đề án nông thôn mới tại xã Hải Phong theo bộ
tiêu chí của quốc gia về nông thôn mới, và hiệu quả mà đề án mang lại.
- Đề xuất một số ý kiến để tiếp tục xây dựng xã NTM bền vững.
b) Yêu cầu nghiên cứu
- Nội dung đề tài bám sát Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, tuân thủ theo
quy định của pháp luật;
- Số liệu, tài liệu thu thập được phải trung thực, khách quan, chính xác.
- Những đề xuất phải có tính khả thi, phù hợp với thực trạng của địa phương.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá kết quả thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới tại xã Hải Phong, huyện
Hải Hậu, tỉnh Nam Định giai đoạn 2011- 2015.

2.4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp điều tra thu thập số liệu.
- Thu thập số liệu thứ cấp: là phương pháp thu thập số liệu thông qua sách báo, tại liệu,
các niên giám thống kê, báo cáo tổng kết đã được công bố của xã Hải Phong. Từ đó sẽ nắm
được các tài liệu có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường,... trên địa bàn
xã trong thời gian nghiên cứu.
- Thu thập số liệu sơ cấp:
+ Phương pháp quan sát: là pương pháp quan sát trực tiếp hay gián tiếp bằng các dụng
cụ để nắm được tổng quan về địa hình, địa vật trên địa bàn nghiên cứu.
+ Phương pháp chuyên gia: là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyện gia về
lĩnh vực nghiên cứu. Đồng thời sử dụng một số kết quả nghiên cứu có liên quan đến phạm trù
này một cách linh hoạt, hợp lý và cần thiết.



+ Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: là ơhương pháp phỏng vấn dựa trân danh mục
các câu hỏi hoặc chủ đề đề cập đến. Tuy nhiên, thứ tự và cách đặt câu hỏi tùy thuộc vào ngữ
cảnh và tâm trạng của đối tượng phỏng vấn.
b. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện tại địa điểm là xã Hải Phong , huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
c. Phương pháp xử lý số liệu.
Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập thông tin về địa bàn nghiên cứu, tiến hành tổng
hợp, phân tích số liệu. Biểu diễn trên các bảng biểu.
d. Phương pháp so sánh.
So sánh trước và sau khi thực hiện đề án xây dựng NTM tại xã Hải Phong, huyện Hải
Hậu, tỉnh Nam Định để thấy rõ được những thành tựu đã đạt được về các mặt chính trị, kinh tế xã hội, môi trường...

Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội xã Hải Phong, huyện Hải
Hậu, tỉnh Nam Định.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Hải Phong nằm phía Tây Nam huyện Hải Hậu, cách trung tâm huyện
khoảng 12km, có diện tích hành chính là 776,31 ha; có các tuyến giao thông quan
trọng của huyện là tuyến An Đông, đường Vạn Phúc, tỉnh lộ 50A, và tuyến 448 cũ
chạy suốt chiều dài và chiều rộng của xã, hệ thống giao thông khá phát triển thuận
lợi cho việc giao lưu trao đổi hang hóa với các địa phương lân cận và ngoài huyện.
Có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Trực Ninh;
- Phía Nam giáp xã Hải Ninh;


- Phía Tây và phía Tây Nam giáp xã Hải Toàn và Hải Giang;

- Phía Đông giáp xã Hải Phú.
Với hệ thống giao thông của xã khá hoàn chỉnh, Hải Phong rất có điều kiện để
giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của xã Hải Phong tương đối bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, có nhiều
sông ngòi, là nguồn cung cấp nước dồi dào cho tưới tiêu và sinh hoạt, tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
- Đường giao thông chính trong xã có cao độ trung bình +2,3 m ÷ +2,5 m.
- Đồng ruộng có cao độ trung bình +0,7 m ÷ +0,8 m.
- Nền nhà ở ven trục giao thông chính có cao độ trung bình +2,5m ÷ +2,6m, khu
dân cư làng xóm có cao độ từ +1,9 m ÷ + 2,5m.
- Các dòng chảy chảy theo hướng Bắc - Nam đổ ra biển. Các ao hồ có cao độ
đáy +0,3 m.
3.1.1.3. Khí hậu
Xã Hải Phong thuộc đồng bằng Bắc Bộ và nằm gần biển nên mang khí hậu
đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa, trong đó có mùa xuân và
mùa thu là 2 mùa chuyển tiếp, mùa hạ và mùa đông có khí hậu trái ngược nhau.
Mùa nóng mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh và khô từ tháng 11 năm
trước đến tháng 4 năm sau.
*Nhiệt độ không khí:
- Nhiệt độ trung bình trong năm: 23 – 24
- Nhiệt độ trung bình mùa hạ: 27
- Nhiệt độ trung bình mùa đông: 18,90
- Nhiệt độ trung bình cao nhất: 24
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 13
*Lượng mưa:
- Lượng mưa phân bố không đều trong năm, ảnh hưởng đến vụ gieo trồng cây vụ
đông và sớm ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm xuân.
- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700 – 1.800 mm.
- Mùa mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80% lượng mưa cả năm, đặc biệt

vào tháng 7, 8, 9. Ngày có lượng mưa cao nhất lên đến 200- 250 mm. Do lượng nước
mưa không đều nên mùa mưa thường có úng, lụt gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.


* Nắng:
Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng trung bình năm từ
1.650 – 1.700 giờ. Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1.100- 1.200 giờ, chiếm 70% số
giờ nắng trong năm.

• Gió ,bão :

Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2 – 2,3
m/s
- Mùa đông hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc với tần suất 60 – 70% , tốc
độ gió trung bình 2,4 – 3,6 m/s , những tháng cuối mùa đông gió có xu hướng
chuyển dần về phía đông .
- Mùa hè hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam với tần suất 50 – 70% , tốc độ
gió trung bình 1,9 – 2,2 m/s . Tốc độ gió cựa đại ( khi có bão ) là 40m/s , đầu
mùa hạ thường xuất hiện những đợt gió tây khô nóng gây tác động xấu đến cây
trồng .
- Bão : do nằm trong vùng Vịnh Bắc Bộ nên hằng năm thường chịu ảnh hưởng
của gió bão hoặc áp thấp nhiệt đới , bình quân từ 4 – 6 cơn bão một năm .
Nhìn chung , khí hậu của xã Hải Phong rất thuận lợi cho sự phát triển của hệ
sinh thái động , thực vật , phát triển sản xuất nông nghiệp , đặc biệt là nviệc
gieo trồng có thể tiến hành quanh năm , đồng ruộng mỗi năm canh tác trung
bình được hai vụ lúa . Tuy nhiên còn có sự khó khan do lượng mưa phân bố
không đồng đều nên thường xảy ra úng vào vụ mùa . Mùa xuân độ ẩm cao, số
giờ nắng thấp , tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển , ảnh hưởng lớn đến năng
xuất , chất lượng cây trồng .
3.1.1.4 . Địa chất – Thủy văn .


- Qua các kết quả nghiên cứu địa chất công trình trong khu vực cho thấy có đủ
điều kiện để xây dựng công trình 2 ,3 tầng không phải xử lí nền mống phức tạp (R n = 0,7 ;
0,9 kg /cm2 , đất sét ) .
Nói chung song ngòi kênh mương ở đây rất thuận lợi choviệc tưới tiêu , dẫn nước
vào đồng ruộng và cũng thuận lợi cho lĩnh vực vận tải đường thủy , giao lưu với các xã
trong khu vực .

- Mực nước ngầm ở độ cao trung bình phụ thuộc vào mực nước mặt .
- Trên địa bàn xã mật độ song ngòi khá dày , chế độ thủy văn phụ thuộc chặt chẽ
vào chế độthủy văn của hai con song chính là sông Cau và sông Mỹ Ninh. Tuy
nhiên vào mùa mưa khi cường độ mưa lớn và tập trung , khả năng tiêu úng
chậm đã gây ra ngập úng cục bộ cho các vùng thấp , trũng , gây ảnh hưởng trực
tiếp đến sinh hoạt của nhân dân .
3.1.2. Các nguồn tài nguyên .


3.1.2.1 . Tài nguyên đất .
Đất đai của xã hình thành từ lâu đời có nguồn gốc từ đất phù sa của lưu vực sông
Hồng, không được bồi đắp hằng năm. Đất đai của xã có đặc điểm cơ bản sau:

- Đất nông nghiệp khá dày ( từ 40 – 60 cm), tầng canh tác từ (20- 30 cm)
- Tính chất hóa học của đất: trung tính ít chua, độ pH( KCL) từ 4,5 – 5,5; các
-

yếu tố dinh dưỡng khác đều ở mức trung bình và khá.
Thành phần cơ giới của đất: cơ bản là đất cát pha, đất thịt nhẹ đến đất thị nặng.

Nhìn chung đất đai Hải Phong tương đối màu mỡ, ít bị ảnh hưởng chua mặn. Đất
đai bằng phẳng chạy dài theo hương Bắc Nam.

3.1.2.2. Tài nguyên nước.
Nguồn nước dung cho sinh hoạt và sản xuất chủ yếu là nguồn nước mặt, được
cung cấp bởi lượng nước mưa hằng năm kết hợp lấy qua hệ thống thủy nông. Ngoài ra
còn có hệ thống ao hồ trong khu dân cư đủ cung cấp nước tưới cho cây trồng, vật nuôi và
sinh hoạt của nhân dân.
Nguồn nước ngầm: mực nước khai thác phổ biến từ 80 – 120m là có thể lấy được
nước ngọt dung cho sinh hoạt. Song việc khai thác sử dụng vẫn còn ở mức hạn chế. Hệ
thống giếng khoan UNCEF chất lượng nước tốt đảm bảo sinh hoạt của nhân dân.
Hải Phong là xa đất chật người đông, đời sống của người dân đã được cải thiện
nhiều. Trong sản xuất nông nghiệp những năm gần đây do sử dụng nhiều phân bón hóa
học và thuốc trừ sâu. Hàng ngày lượng rác thải sinh hoạt trong dân chưa được xử lý đưa
trực tiếp ra môi trường, đây cũng là một vấn đề bức xúc cần được quan tâm.
Chính lượng rác thải này đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và nguồn nước
sinh hoạt ( kể cả nước ngầm). Vì vậy cần có những biện pháp tang cường bảo vệ môi
trường, tránh ô nhiễm, đặc biệt là nguồn nước mặt. Đây chính là chủ trương, đường lối
phát triển kinh tế toàn diện, bền vững.
3.1.2.3. Tài nguyên nhân văn.
Hải Hậu nói chung và xã Hải Phong nói riêng là vùng đất có lịch sử hình thành và
phát triển từ lâu đời với nghề trồng lúa nước truyền thống.
Người dân xã Hải Phong có truyền thống cần cù lao động, anh dung trong đấu
tranh chống phong kiến, chống giặc ngoại xâm, sang tạo, thông minh trong xây dựng quê
hương đất nước. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước nhân dân xã hải phong
đã xây dựng truyền thống văn hiến, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.


×