Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT SO SÁNH ĐỀ tài Đào tạo Luật của Đức và Mỹ dưới góc độ Luật so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.79 KB, 12 trang )



BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: LUẬT SO SÁNH
ĐỀ SỐ 03: Đào tạo Luật của Đức và Mỹ dưới góc độ
Luật so sánh

NHĨM
LỚP
KHĨA

: 01
: N01. TL1
: 45

Hà Nội, 2022



BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA
VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 25/03/2022

Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội

Nhóm: 01
Lớp: N01.TL1
Tổng số sinh viên của nhóm: 10


+ Có mặt: .............................................................10......................................................................................
+ Vắng mặt: ..........0...............Có lý do:..................0..................Khơng lý do:......................0......................
Tên bài tập: Đề số 03: “Đào tạo Luật của Đức và Mỹ dưới góc độ Luật so sánh”
Mơn học: Luật so sánh
1.
Kế hoạch làm việc của nhóm1
2.
Phân chia cơng việc và họp nhóm

Tiến độ thực hiện

Mức độ hồn thành

Họp nhóm

(đúng hạn)
STT

Họ và tên

MSSV


1
2

Trình bày rõ ý tưởng và các bước để hồn thành cơng việc nhóm
Có ba mức xếp loại: A: Tốt; B: Khá; C: Trung bình

Khơng


Khơng
tốt

Trung
bình

Tốt

Tha
m gia
đầy
đủ

Tích
cực
sơi
nổi

Đóng
góp
nhiều
ý
tưởng

Kết
luận
xếp
loại2




1

Bùi Minh Thảo

452901











A

2

Trịnh Thành Đạt

452902












A

3

Nguyễn Hồng Ngọc

452903











A

4

Phạm Thị Mai Phương


452905











A

5

Nguyễn Ngọc Thu

452906












A

6

Nguyễn Quang Minh

452907











A

7

Bùi Phương Anh

452908












A

8

Nguyễn Thị Vân

452909











A

9

Nguyễn Thanh Thanh Chúc


452910











A

10

Nguyễn Thu Trang

452911












A

Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2022
Kết quả điểm bài viết: ........................

Giáo viên chấm thứ nhất:.…………….

NHÓM
TRƯỞNG
Chúc
Nguyễn Thanh Thanh
Chúc




Giáo viên chấm thứ hai:.………………
Giáo viên cho thuyết trình:…………….

Điểm kết luận cuối cùng:……………
Giáo viên đánh giá cuối cùng:…………
Giáo viên cho thuyết trình:…………….




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1


NỘI DUNG

1

I. Điểm giống nhau trong đào tạo luật của Đức và Mỹ dưới góc độ Luật
so sánh
1
II.
Điểm khác nhau giữa đào tạo luật của Đức và Mỹ dưới góc độ Luật
so
sánh
1
1. Thời gian đào tạo Luật của Đức và Mỹ

1

2. Chương trình và quy trình đào tạo luật của Đức và Mỹ

2

3. Đối tượng đào tạo và điều kiện tuyển sinh

4

4. Mục tiêu đào tạo

4

5. Phương pháp đào tạo


4

6. Học liệu

5

KẾT LUẬN

5

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

6




MỞ ĐẦU
Xét trên phương diện kinh tế, Mỹ và Đức được xem là hai cường quốc có
nền kinh tế phát triển bậc nhất trên thế giới. Xét trên phương diện luật pháp, cả
hai quốc gia này đều có một hệ thống pháp luật vơ cùng phát triển cùng với trình
độ lập pháp hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, Mỹ là quốc gia thuộc dòng họ pháp
luật Common Law, trong khi đó, Đức lại là quốc gia đi theo dịng họ pháp luật
Civil Law. Với hai dòng họ pháp luật khác nhau, chắc chắn dưới góc độ đào tạo
luật pháp của hai quốc gia này cũng sẽ tồn tại những điểm giống và khác biệt cơ
bản. Vì lý do trên, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài “Đào tạo luật của
Đức và Mỹ dưới góc độ Luật so sánh” làm đề bài tập nhóm lần này của mình.
NỘI DUNG
I.


Điểm giống nhau trong đào tạo luật của Đức và Mỹ dưới góc độ
Luật so sánh
Đầu tiên, cả Mỹ và Đức đều có mơ hình đào tạo nghề luật cho những sinh

viên tốt nghiệp đại học. Ở Đức chỉ cần tốt nghiệp cử nhân luật và ở Mỹ thì chỉ
cần tốt nghiệp đại học của bất kỳ ngành khoa học nào đều có thể tham gia
chương trình đào tạo luật.
Thứ hai, muốn hành nghề luật thì nhất thiết các sinh viên phải trải qua giai
đoạn đào tạo nghề luật. Thậm chí nếu có bằng tiến sỹ luật mà chưa trải qua giai
đoạn này cũng không thể hành nghề luật như ở Mỹ hay Đức.
Thứ ba, cả hai quốc gia đều không tồn tại mơ hình đào tạo luật riêng cho
từng ngành như đào tạo nghề thẩm phán ở Pháp và đào tạo nghề luật sư ở Anh
mà đào tạo chung.
Thứ tư, ở phương pháp đào tạo, hai nước đều chú trọng đào tạo kết hợp cả
lý thuyết và thực hành để giúp sinh viên phát triển tư duy pháp lý.
II.

Điểm khác nhau giữa đào tạo luật của Đức và Mỹ dưới góc độ Luật so
sánh

1. Thời gian đào tạo Luật của Đức và Mỹ:




Ở Đức, đào tạo luật là một quá trình thống nhất và toàn diện trên phạm vi
toàn quốc kéo dài 7 năm, trong đó chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất đào tạo pháp luật kéo dài 4 năm và giai đoạn thứ hai là đào tạo nghề luật kéo dài
3 năm. Trong khi đó, ở Mỹ, những người trúng tuyển sẽ theo học 3 năm tại khoa
luật để lấy bằng J.D – ( Juris Doctor ) – văn bằng luật cơ bản ở Mỹ.

2. Chương trình và quy trình đào tạo luật của Đức và Mỹ
Ở Đức chương trình đào tạo pháp luật do liên bang quy định tạo ra một
khung pháp lý chung, linh hoạt trong giảng dạy, học trình.Từ đó mỗi bang có thể
quy định chương trình đào tạo trên thế mạnh trong nghiên cứu của trường mình.
Quy trình đào tạo gồm hai giai đoạn như sau: Giai đoạn thứ nhất là đào tạo
luật: những người muốn trở thành luật sư, công chứng viên, thẩm phán,… phải
thi tuyển hoặc được xét tuyển vào các trường Đại học luật hoặc khoa luật tại các
trường đại học tổng hợp. Giai đoạn đầu giúp sinh viên có kiến thức cơ sở ở
những môn học bắt buộc. Bên cạnh đó ở các mơn tự chọn, việc xây dựng mơn
học tùy vào mỗi trường. Sau quá trình học, sinh viên phải thi tốt nghiệp với
những câu hỏi thi dài, phức tạp, chịu trách nhiệm bởi Bộ Tư pháp của mỗi bang.
Giai đoạn thứ hai là đào tạo nghề luật: đây là giai đoạn đào tạo kiến
thức pháp luật thực hành khi đã vượt qua kỳ thi của giai đoạn thứ nhất. Với giai
đoạn này, các sinh viên được trải nghiệm với vị trí khác nhau: tham gia giờ học
do thẩm phán hay chuyên viên pháp lý có kinh nghiệm đứng lớp, tham gia tập sự
ở tòa án các cấp,… Sinh viên sẽ phải trải qua các đợt thực tập tại tòa án cấp quận
hoặc tòa án cấp cao trong thời gian sáu tháng, ở cơ quan công tố ba tháng, hội
đồng địa phương bốn tháng và bốn tháng thực tập với một luật sư thực thụ. Sau
khi hoàn thành sinh viên sẽ lựa chọn ngành chuyên môn để củng cố kiến thức và
kết thúc với kỳ thi tốt nghiệp lần hai. Bên cạnh đó, khi muốn chuyển sang giai
đoạn thứ 2, các sinh viên phải tham dự kỳ thi đánh giá năng lực được đánh giá là
khó khăn. Nếu sinh viên bị trượt trong lần thi lại thì họ sẽ phải bắt đầu lại giai
đoạn một. Chính vì vậy hình thức "thầy dạy kèm" trở nên phổ biến




hơn. Sau khi giai đoạn thứ 2 kết thúc, sinh viên vẫn phải tham gia kỳ thi cuối.
Nếu không vượt qua kỳ thi này thì sinh viên sẽ khơng được hành nghề luật.
Tại Mỹ, nhiều bang có pháp luật riêng thậm chí cịn đối nghịch nhau,3 nên

việc đào tạo ở nước này có sự khác biệt giữa các bang, có trường đào tạo luật ở
bang đó hoặc có trường đào tạo luật liên bang, thậm chí một số trường đào tạo
sinh viên sau khi ra trường có thể hành nghề ở những nơi chấp nhận Common
Law. Tuy vậy các trường vẫn có sự thống nhất trong chương trình đào tạo do hội
luật gia Hoa Kỳ (ABA) xây dựng. Các trường luật thường hướng tới việc đào
tạo khả năng tư duy, lý luận… Với mục tiêu này, năm thứ nhất sinh viên bắt đầu
chương trình đọc, nghiên cứu luật và các án lệ. Trên cơ sở đó, sinh viên viết các
bài luận liên quan đến nhận thức pháp luật theo các đề tài từ dễ đến khó. Năm
thứ hai và thứ ba sinh viên tập viết báo cáo liên quan đến cơng việc của một luật
gia. Chương trình đào tạo đặc biệt của Mỹ đặt sinh viên vào vị trí buộc phải chủ
động tìm hiểu, nghiên cứu khơng chỉ các văn bản pháp luật và thực tiễn áp dụng.
Giai đoạn đào tạo luật ở Mỹ được coi là giai đoạn đào tạo sau đại học (vì ở
Mỹ khơng đào tạo luật ở bậc Đại học)4. Với những người muốn tham gia quy
trình đào tạo, ngồi điều kiện phải có bằng cử nhân (các chuyên ngành đại học
khác), phải dự một kỳ thi Tư pháp quốc gia. Người trúng tuyển kỳ thi này sẽ vào
học tại các trường cao học luật. Sau khi kết thúc q trình học nói trên, sinh viên
sẽ phải trải qua một kỳ thi tốt nghiệp để có thể hành nghề luật.
Từ đó, có thể thấy một số điểm khác biệt ở quy trình đào tạo luật ở hai
quốc gia này. Thứ nhất, hệ thống quy trình đào tạo ở Đức có sự thống nhất
chung, nhất thể hơn so với quy trình đào tạo ở Mỹ. Thứ hai, quy trình đào tạo ở
3

Xem: />
xD6xeHwVYXks4H8Bv9GiPD9L-8N6dVqyTd9bQHX9yeW6pZ3-93I , truy cập ngày 24/3/2022
4

Xem: Lê Thu Hà (2005), “Chế độ đào tạo luật gia tại Hoa Kỳ”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp.

, truy cập ngày 24/3/2022.





Đức thực hiện ở bậc đại học, quy trình đào tạo ở Mỹ diễn ra ở bậc cao học (sau
đại học). Thứ ba, quy trình đào tạo nghề luật ở Đức là bắt buộc phải có trong
chương trình đào tạo ở bậc đại học, còn ở Mỹ do yêu cầu mỗi địa phương.
3. Đối tượng đào tạo và điều kiện tuyển sinh:
Đào tạo luật ở Mỹ rất khắt khe, đối tượng sinh viên phải xuất sắc, đã tốt
nghiệp đại học, có bằng cử nhân một mơn khoa học bất kì. Tuổi trung bình cho
sinh viên luật tốt nghiệp Mỹ là 29 tuổi. Khác Mỹ, ở Đức muốn theo học ngành
luật chỉ việc thi tuyển hoặc được xét tuyển vào các trường đại học luật hoặc
khoa luật của các trường đại học tổng hợp. Từ thực tế này cho thấy, điều kiện
đầu vào của đối tượng đào tạo luật ở Mỹ khắt khe hơn đối tượng đào tạo ở Đức.5
4. Mục tiêu đào tạo:
Ở Đức, đào tạo luật được coi là một q trình tiến bộ hai cấp độ. Mục đích
chính cung cấp cho sinh viên kiến thức khoa học pháp lý. Nếu đạt được mục tiêu
này, họ sẽ được cấp bằng cử nhân luật. Mục tiêu thứ hai là đào tạo nghề, giúp
học viên nhận được chứng chỉ làm việc. Điều đó có nghĩa là ở Đức, sau khi hồn
thành và được cấp bằng cử nhân luật thì người học chỉ có các kiến thức mang
tính khoa học hàn lâm nghiên cứu và chưa thể ra làm việc ngay. Nếu muốn hành
nghề luật thì người học phải tiếp tục trải qua một quá trình đào tạo nghề luật.
Ở Mỹ, đào tạo cho sinh viên đã tốt nghiệp đại học nên mục tiêu đào tạo
không chỉ là đào tạo kiến thức về pháp luật mà nhằm tạo ra những luật sư có khả
năng thắng kiện, người học sẽ được cấp bằng J.D (Juris Doctor). Lý do là Mỹ
cấp bằng cử nhân luật kết hợp với đào tạo nghề giúp sinh viên có thể bắt đầu làm
việc ngay sau khi tốt nghiệp để từ đó sinh viên áp dụng một cách chủ động các
kiến thức trong trường học vào thực tiễn hơn là chỉ nghiên cứu suông về luật
5. Phương pháp đào tạo:
Phương pháp giảng dạy pháp luật của Mỹ rất phù hợp với tình hình phức
tạp và ln thay đổi của xã hội Mỹ. Phương pháp đào tọa thiên về thực hành với

5

Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh, Nxb. CAND, Hà Nội, 2018.




các bài tập giả định nhằm trang bị cho sinh viên những kĩ năng cần thiết để
thắng kiện. Ngoài hai phương pháp giảng dạy chính là phương pháp tình huống,
Socratic (giáo sư và sinh viên đối thoại), một phương pháp đang được thử
nghiệm hiện nay là phương pháp thực hành trực tiếp (mở các phiên tịa mơ
phỏng, trong đó sinh viên sẽ là luật sư tranh biện, giáo sư là thẩm phán; các sinh
viên phải tham gia tư vấn luật và đại diện cho khách hàng dưới sự theo dõi của
luật sư và đồng thời là giáo sư ). Do đó sinh viên Mỹ, sau khi tốt nghiệp trường
luật chỉ cần qua một thời gian tập sự ngắn là có thể hành nghề.
Ngược lại, phương pháp đào tạo luật ở Đức, nhiều khoa luật trên lãnh thổ
của Đức đã chú trọng đến việc cân đối giữa hàm lượng lý thuyết và thực tiễn
pháp luật trong cơ cấu các môn học. Điều này được minh chứng bằng việc ngày
càng có nhiều luật sư và thẩm phán có uy tín được các khoa luật mời đến giảng
bài cho sinh viên. Bên cạnh đó, trong hệ thống câu hỏi của các kỳ thi tốt nghiệp
giai đoạn thứ nhất, tỷ lệ các câu hỏi về thực tiễn pháp luật ngày càng tăng lên.
6. Học liệu:
Tại Mỹ, trước khi đến lớp sinh viên phải đọc các tài liệu gồm: các bản án,
các văn bản pháp luật, các học thuyết pháp lý liên quan, một số bài viết về kinh
tế và xã hội. Khác với Mỹ, ở Đức hầu hết học liệu là hệ thống pháp luật thành
văn như luật Hiến pháp, luật Hình sự, và các văn bản pháp luật khác.
KẾT LUẬN:
Từ những điểm giống và khác nhau trên, ta đã có cái nhìn tổng quan về hệ
thống pháp luật cũng như cách thức đào tạo luật ở Đức và Mỹ. Có thể thấy đây
là những chương trình đào tạo vơ cùng tiến bộ, sáng tạo. Qua đây, Việt Nam có

thể tiếp thu những mặt tích cực và loại bỏ những mặt hạn chế ở cơng tác đào luật
trong nước để từ đó nâng cao chất lượng đào tạo luật tại Việt Nam. Do kiến thức
cịn hạn chế, bài làm của nhóm cịn nhiều sai sót, chúng em mong nhận được sự
đóng góp của thầy cơ để bài làm của nhóm em hồn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!




DANH MỤC TÀI LIỆU THAM
KHẢO

● Giáo trình

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2018.
● Tạp chí
1. Michael Bogdan, luật so sánh, Nxb. Kluwer, Norstedts Juridik, Tano,2002
2. T.S Phan Thị Kim Ngân, Giáo dục pháp luật ở Hoa Kỳ, tạp chí khoa học
pháp luật số 2/2004
3. Nguyễn Văn Nam, “Tìm hiểu về đào tạo luật và nghề luật ở Cộng Hòa
Liên Bang Đức”, nghiên cứu châu Âu, số 5/2005
4. Lê Thu Hà, “Chế độ đào tạo luật gia tại Hoa Kỳ”, tạp chí nghiên cứu lập
pháp, số 2/2005
● Trang web
1. Lê Thu Hà (2005), “Chế độ đào tạo luật gia tại Hoa Kỳ”, Tạp chí nghiên
cứu lập pháp.
2. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 8 (2005)/Hàng tháng, tháng 8/2005.
, truy
cập 24/3/2022.

3. truy cập 24/3/2022
4. truy
cập ngày 24/3/2022.
5.

BỘ TƯ PHÁP

6.

NHÓM :

01

7.

KHÓA :

45

8.

MỤC LỤC

9.
10.
11.

MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Điểm giống nhau trong đào tạo luật của Đức và Mỹ dưới góc độ Luật so sánh





12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.

Điểm khác nhau giữa đào tạo luật của Đức và Mỹ dưới góc độ Luật so sánh
Thời gian đào tạo Luật của Đức và Mỹ:
Chương trình và quy trình đào tạo luật của Đức và Mỹ
Đối tượng đào tạo và điều kiện tuyển sinh:
Mục tiêu đào tạo:
Phương pháp đào tạo:
Học liệu:
KẾT LUẬN:
Giáo trình
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tạp chí

Trang web



×