Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Đề tài phân tích nguyên nhân và gi i pháp gi i v i t ả ảm nghèo đố ớ ỉnh thanh hóa nh 2020)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.78 KB, 23 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

---------------

TIỂU LUẬN
KINH TẾ HỌC VĨ MƠ

Đề tài:
Phân tích ngun nhân và giải pháp giảm nghèo đối với tỉnh
Thanh Hóa những năm gần đây (2018 – 2020)

Sinh viên thực hiện: NHÓM 5

GVHD: Đặng Thị Hiền

Hà Nội, tháng 11 /2021


PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHĨM
Tên nhóm: Nhóm 5
TT

Họ và tên

Nhiệm vụ

Mức độ đóng góp
(1 - 10)

1



Nguyễn Thị My

Cơ sở lý luận và thực tiễn,
nhận thức

10

2

Phạm Thị Hằng Nga

Thực trạng

10

3

Vương Phương Ngân

Thực trạng

10

4

Mầu Bích Ngọc

Nguyên nhân


9

5

Nguyễn Thị Ngọc

Phương hướng, giải pháp

9

6

Nguyễn Phương Nguyên Nguyên nhân

9

7

Nguyễn Thị Kim Nguyệt Phương hướng, giải pháp

9

8

Đỗ Thị Nhã

Mở đầu, kết luận, nhận thức

10


9

Hà Thị Dung Nhi

Thực trạng

10


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................1
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu ........................................1
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO VÀ GIẢM
NGHÈO ...............................................................................................................2
1.1. Một số vấn đề về nghèo và giảm nghèo ...........................................................2
1.2. Kinh nghiệm giảm nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh và bài học cho Thanh
Hóa ..........................................................................................................................4
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG ................................................................................. 5
2.1. Thực trạng đói nghèo ở tỉnh Thanh Hóa ..........................................................5
2.2. Đặc điểm của khu vực nghèo đói nhất .............................................................7
CHƯƠNG 3.NGUYÊN NHÂN .............................................................................. 9
3.1. Dân số, lao động, việc làm ............................................................................... 9
3.2. Thiên tai, khí hậu ............................................................................................10
3.3. Tâm lý ............................................................................................................11
3.4. Dân tộc ...........................................................................................................11
CHƯƠNG 4.GIẢI PHÁP .....................................................................................12

4.1. Phương hướng ................................................................................................12
4.2. Mục tiêu giảm đói nghèo. ...............................................................................13
4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm đói nghèo ...........................................13
4.4. Một số chính sách ...........................................................................................14
4.5. Nhận thức về sự cần thiết của chính sách trong nền kinh tế vĩ mơ ................16
KẾT LUẬN........................................................................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KH ẢO ....................................................................................20


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất tồn cầu ln tồn tại trong xã hội, là một
vấn đề xã hội cấp bách trên thế giới nói chung, ở Việt Nam và Thanh Hố nói riêng.
Đói nghèo khơng chỉ làm cho hàng triệu người dân trên thế giới khơng có cơ hội được
hưởng những thành quả văn minh tiến bộ của lồi người mà cịn gây ra hậu quả
nghiêm trọng về kinh tế xã hội đối với sự phát triển, tàn phá môi trường sinh thái, đời
sống nhân dân bị thiếu thốn nghiêm trọng.
Những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới, kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh
đời sống nhân dân ổn định. Tuy nhiên vẫn còn một số nơi đặc biệt là ở vùng sâu, vùng
xa vẫn chịu cảnh đói nghèo. Nhằm nâng cao hiểu biết về nguyên nhân dẫn đến đói
nghèo và một số giải pháp giảm nghèo đồng thời thấy được sự cần thiết của các chính
sách trong điều hành nên kinh tế vĩ mô nên chúng tơi đã chọn đề tài: “Phân tích
ngun nhân và giải pháp giảm nghèo đối với tỉnh Thanh Hóa những năm gần
đây (2018 – 2020)”. Từ đó đưa ra nhận thức của nhóm về sự cần thiết của chính sách
này trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mơ.

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là đánh giá thực trạng và nguyên nhân giảm nghèo trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2020. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thức đẩy,
nâng cao hiệu quả việc giảm nghèo của tỉnh trong thời gian tới. Qua đó đưa ra nhận

thức về sự cần thiết của chính sách trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mơ.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề về nghèo, giàm nghèo của tỉnh Thanh Hóa.
Phạm vi nghiên cứu: về khơng gian bao gồm tỉnh Thanh Hóa, về thời gian từ
năm 2018 đến năm 2020.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Bài tiểu luận góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về xố đói giảm nghèo.
Đánh giá khách quan thực trạng đói nghèo tại tỉnh Thanh Hóa trên nhiều phương diện.
Đề xuất một số giải pháp thực hiện xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Thanh Hóa. Nhận thức
được tầm quan trọng của các chính sách giúp xố đói giảm nghèo ở tỉnh Thanh Hoá.
1


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO VÀ
GIẢM NGHÈO
1.1.

Một số vấn đề về nghèo và giảm nghèo

1.1.1. Khái niệm về nghèo
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều quan niện về đói nghèo của các tổ chức quốc
tế, tổ chức phi chính phủ như sau:
Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra khái niệm về đói nghèo là: Đói nghèo và sự
thiếu hụt khơng thể chấp nhận được trong phúc lợi xã hội của con người, bao gồm cả
sinh lý và xã hội. Sự thiếu hụt về sinh học không đáp ứng đủ nhu cầu về vật chất và
sinh học như dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục và nhà ở. Sự thiếu hụt về mặt xã hội liên
quan đến các vấn đề như bình đẳng, rủi ro, tự chủ và tôn trọng trong xã hội. [1]

Ở Việt Nam, căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của nhân dân
trong những năm qua thì khái niệm đói nghèo được xác định như sau: Nghèo là tình
trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu, cơ
bản nhất trong cuộc sống, có mức sống thấp hơn của cộng đồng trên mọi phương diện.
Tại hội nghị bàn về xóa đói giảm nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tổ
chức tại Băng Cốc – Thái Lan tháng 9/1993, ESCAP đã đưa ra khái niệm về đói nghèo
như sau: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn
các nhu cầu cơ bản của con người – những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ
thuộc vào trình độ phát triển kinh tế – xã hội, phong tục tập quán của các địa phương”.
Và Việt Nam cũng thừa nhận khái niệm chung về đói nghèo này. [1]
1.1.2. Quan niệm về giảm nghèo
Giảm nghèo là công việc cần thiết trong mục tiêu an sinh xã hội và phát triển của
một quốc gia. Là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, giải pháp và công cụ mà nhà nước
sử dụng để tác động đến chủ thể kinh tế xã hội, nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói thực
hiện xóa đói giảm nghèo, từ đó xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Xóa đói, giảm nghèo
khơng chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần mà còn là vấn đề kinh tế xã hội quan trọng. Bởi
các chính sách xóa đói giảm nghèo sẽ giải quyết tốt vấn đề về an sinh xã hội, cải thiện
và nâng cao đời sống của nhân dân, từ đó giảm dần tỷ lệ hệ phân hóa giàu nghèo.
2


1.1.3. Quan điểm về chuẩn nghèo
Chuẩn nghèo chính là tiêu chí để xác định ai là người nghèo trong xã hội. Chuẩn
nghèo biến động theo thời gian và không gian, nên không thể đưa ra một chuẩn mực
chung cho nghèo. Mỗi địa phương, mỗi một vùng miền đều căn cứ vào mức sống, nhu
cầu chi tiêu, sức mua của đồng tiền, mức lạm phát, ... có thể có các chuẩn nghèo của
riêng mình theo các giai đoạn nhất định. Ở Việt Nam hiện nay, Chính phủ đã đưa ra
quy định thực hiện tiếp cận chuẩn nghèo đa chiều; chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ
có mức sống trung bình.
1.1.4. Những nguyên nhân của đói nghèo

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đói nghèo, có những ngun nhân mang
tính khách quan và cũng có những ngun nhân mang tính chủ quan.
Nguyên nhân chủ quan: trình độ học vấn, vốn, lao động, tệ nạn xã hội,…
Nhóm nguyên nhân khách quan: biến động về chính trị - xã hội, chiến tranh, thời
tiết, thiên tai, rủi ro; những cơ chế, chính sách,…
1.1.5. Sự cần thiết phải giảm nghèo
Xây dựng một cuộc sống ấm no về vật chất, tốt đẹp về tinh thần, vừa phát huy
được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời vừa tiếp thu được các yếu tố lành
mạnh và tiến bộ của thời đại.
Phá vỡ thế sản xuất tự cung, tự cấp, độ canh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh
tế sản xuất nơng nghiệp trên tồn quốc theo hướng sản xuất hàng hóa. Phát triển cơng
nghiệp nơng thơn, mở rộng thị trường nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, chỗ thu hút lao
động ở nông thôn vào sản xuất tiểu thủ công, công thương nghiệp và dịch vụ.
Thể hiện tư tưởng về kinh tế của chủ tịch Hồ Chí Minh là: “ Giúp đỡ người vươn
lên khá, ai khá vươn lên giàu, ai giàu vươn lên giàu thêm”. Tạo thu nhập cho người
dân, ổn định cuộc sống lâu dài, là nền tảng cơ sở để cho sự phát tăng trưởng và phát
triển một nền kinh tế bền vững, góp phần vào sự nghiệp, chiến dịch đổi mới đất nước.
Nhằm nâng cao dân trí, chăm sóc tốt sức khỏe, vươn lên trong cuộc sống, hòa
nhập vào cộng đồng, tạo mối quan hệ xã hội lành mạnh. Giảm khoảng trống ngân sách
cách giữa người giàu và người nghèo, ổn định tinh thần, có niềm tin vào bản thân, và
từ đó người dân có lịng tin vào đường lối, vào các chủ trương của Đ ảng và Nhà nước.
3


1.1.6. Nội dung của giảm nghèo
Nội dung giảm nghèo tập trung vào: xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm lo đời sống
của nhân dân thông qua việc cải thiện đời sống vật chất, văn hóa tinh thần, chú trọng
vào hoạt động cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục, y tế. Q trình xóa đói giảm
nghèo ở nước ta được thực hiện qua từng giai đoạn phát triển của đất nước và được thể
hiện qua một số nội dung sau:

• Tăng thêm thu nhập cho những người nghèo, vùng nghèo
• Giải quyết tốt vấn đề về việc làm cho người nghèo
• Tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển với người nghèo, vùng nghèo
• Nâng cao trình độ nhận thức cho người dân

1.2. Kinh nghiệm giảm nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh và bài học
cho Thanh Hóa
1.2.1. Kinh nghiệm giảm nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh
Chỉ đạo quyết liệt, có lộ trình giảm nghèo thích hợp; ưu tiên huy động các nguồn
lực đầu tư cho mục tiêu giảm nghèo ở các địa phương.
Thực hiện tốt các chính sách xã hội như: tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận
nghèo được ổn định cuộc sống và vượt chuẩn nghèo.
Chương trình giảm nghèo gắn kết chặt chẽ với Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Thành phố thực hiện tốt các công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, kịp thời
phát hiện các trường hợp khó khăn.
1.2.2. Bài học về giảm nghèo cho tỉnh Thanh Hóa
Đổi mới cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu giảm nghèo
Xác định đúng đối tượng nghèo đói và nguyên nhân cụ thể dẫn đến đói nghèo
của từng nhóm dân cư để triển khai chính sách hỗ trợ giúp đỡ phù hợp.
Huy động các cấp, ngành tham gia vào cơng tác xóa đói, giảm nghèo đói của tỉnh.
Triển khai nhiều biện pháp khác nhau để thực hiện cơng tác xóa đói, giảm nghèo.
Tranh thủ được các nguồn lực trong nước và nước ngoài cả về mặt vật chất, vốn,
kỹ thuật và kinh nghiệm.
4


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG
2.1.


Thực trạng đói nghèo ở tỉnh Thanh Hóa

2.1.1. Thanh Hóa
Thanh Hố là tỉnh nằm ở phía Bắc Trung Bộ, đứng thứ 5 cả nước về diện tích với
11114,7km² (2019), được chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du và miền núi
và thứ 3 về dân số với khoảng 3.690.022 người (8/2021). Thanh Hóa có thềm lục địa
khoảng 18000km. Tồn tỉnh có 27 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố, 2
thị xã và 23 huyện (trong đó có 11 huyện miền núi đã thoát huyện nghèo năm 2018).
Tỷ lệ hộ nghèo của Thanh Hoá đứng thứ 24/63 tỉnh thành, sau hơn 4 năm thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh và bền vững. Toàn tỉnh giảm
được 96.663 hộ nghèo; tỷ lệ hộ nghèo giảm 10,24%, bình qn giảm 2,56%/năm.
Trong đó, riêng 11 huyện miền núi đã giảm 40.890 hộ; tỷ lệ hộ nghèo giảm 18,48%,
bình quân giảm 4,62%/năm. Đặc biệt, cuối năm 2019 có 3 huyện, thành phố với 13 xã,
phường khơng cịn hộ nghèo; nhiều xã, phườ ng chỉ cịn hộ nghèo bảo trợ xã hội.
Thanh Hóa: tổng số hộ nghèo chiếm tỷ lệ 2,20%; tổng số hộ cận nghèo chiếm tỷ
lệ 6,66%. Trong đó số hộ nghèo và hộ cận nghèo ở khu vực thành phố, thị xã chiếm
0,93% và 2,75%; khu vực đồng, ven biển chiếm 1,22% và 5,64%; khu vực miền núi
chiếm 5,70% và 12,76%.
2.1.2. Đánh giá về mức độ nghèo đói
Người nghèo chủ yếu là nơng dân miền núi, sống tại nơi vị trí địa lí khơng thuận
tiện, trình độ tay nghề thấp, ít khả năng tiếp cận với nguồn lực trong sản xuất (vốn, kỹ
thuật, công nghệ…).
Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực như đất đai, vốn, kỹ thuật sản xuất,
họ rơi vào vòng luẩn quẩn của đói nghèo, thiếu nguồn lực. Nguồn vốn nhân lực thấp
cản trở họ, tình trạng khơng có đất sản xuất tăng lên, đặc biệt ở miền núi phía Bắc.
Người nghèo miền núi ít cơ hội kiếm được việc làm tốt và ổn định, tỷ lệ thất
nghiệp cao nên khơng có điều kiện cải thiện cuộc sống hiện tại. Nhà ở tạm bợ, dột nát,
con cái thất học, sức khoẻ khơng được chăm sóc, thiên tai bệnh tật cũng đến bất ngờ.
Người nghèo thường khơng có khả năng tự giải quyết các vấn đề vướng mắc có
liên quan đến luật pháp. Phần đông khi gặp thất bại trong làm ăn dễ sinh ra chán nản,

5


bỏ cuộc, làm cho các dự định làm ăn bị bỏ dở, nên khơng chỉ khơng giúp họ thốt
nghèo mà cịn “lún sâu” hơn vào nghèo đói, vì khi đó họ đã mất một phần vốn rất lớn.
Đặc điểm của đói nghèo, người nghèo ở xã nghèo miền núi Thanh Hóa:
Về địa lý: các xã nghèo hầu hết là vùng núi cao, xa trung tâm kinh tế - xã hội, địa
hình chia cắt, giao thơng đi lại khó khăn nhất là mùa mưa lũ, điều kiện tự nhiên không
thuận lợi thiên tai lũ lụt, nhiều vùng cao thiếu nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất.
Về dân số và dân tộc: số lượng dân ít, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số
sống phân tán theo từng vùng, thiếu tập trung, không theo quy hoạch gây cản trở việc
phát triển kinh tế xã hội, tỷ lệ sinh nở ở đây còn cao.
Về phát triển kinh tế - xã hội: hầu hết các xã còn ở mức thấp, chủ yếu dựa vào
sản xuất nông lâm, kinh tế công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, thu ngân sách thấp
chưa đủ chi, hầu hết chi ngân sách phải dựa vào ngân sách trung ương và tỉnh hỗ trợ.
Về chất lượng đội ngũ cán bộ: ở cấp xã cũng thấp, hầu hết chưa hiểu biết quản lý
kinh tế, an sinh xã hội, quản lý các chương trình dự án và quản lý hành chính.
Thực trạng đói nghèo giữa các khu vực bắt nguồn từ đặc điểm kinh tế - xã hội
khác biệt giữa các vùng:
+ Thứ nhất: cơ sở vật chất về hạ tầng kinh tế và xã hội ở vùng núi cao khó khăn
hơn nhiều so với vùng núi thấp và vùng đồi, hạ tầng giao thơng thấp kém có 9 xã/14 xã
chưa có đường ơ tơ đến trung tâm, nhiều xã mùa mưa không đi lại được do suối sâu,
đường đất lầy lội, sạt lở.
+ Thứ hai: sản xuất nông lâm nghiệp nguồn thu nhập chính của vùng nhưng phụ
thuộc nhiều vào thời tiết thiên nhiên lại khơng có điều kiện áp dụng kỹ thuật canh tác,
giống mới, sản xuất theo phương thức sản xuất truyền thống, sử dụng nước trời là chủ
yếu do đó sản lượng thấp, thu nhập của cá nhân thấp.
+ Thứ ba: thị trường hàng hoá một số nông sản, lâm sản và cây công nghiệp
những năm gần đây giá cả biến động, thị trường bấp bênh…Do ảnh hưởng của những
yếu tối xung quanh như dịch bệnh, thiên tai làm cho giá cả không ổn định của cải vật

chất làm ra còn bị thương lái ép giá, lợi nhuận không cao.
6


+ Thứ tư, vùng núi cao là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số có hồn
cảnh đặc biệt khó khăn thiếu vốn sản xuất nên khả năng tiếp cận kênh vốn tín dụng ưu
đãi của ngân hàng chính sách xã hội cịn kém.Sự hạn chế của nguồn vốn là một trong
những nguyên nhân gây ra khó khăn trong việc đổi mới sản xuất, không đủ vốn để đầu
tư vào sản xuất mở.
Vùng

Tổng số hộ
nghèo

Tỷ lệ (%)

Tổng số hộ
cận nghèo

Tỷ lệ (%)

Toàn tỉnh

21 923

2,20

66 476

6,66


Thành phố, thị xã

2 026

0,93

6 021

2,75

Đồng bằng, ven biển

6 704

1,22

30 909

5,64

Vùng núi

13193

5,60

29 546

12,76


Bảng 1: Tình trạng đói nghèo chia theo vùng tính đến năm 2020.

2.2.

Đặc điểm của khu vực nghèo đói nhất

2.2.1. Vùng khó khăn
Thanh Hóa là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số, tỷ lệ đơ thị hố 36% trở lên,
dân số đơ thị khoảng 1.800.000 người. Tuy có địa hình miền núi, trung du, đồng bằng,
ven biển với nhiều tiềm năng, lợi thế về đất đai, giao thơng, khống sản, du lịch,
nhưng Thanh Hóa vẫn có tỉ lệ các hộ dân cận nghèo và hộ nghèo cao nhất trên cả
nước.
Tháng 3/2018, huyện Như Xuân được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ra khỏi
huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ giai đoạn 2018 - 2020, 11 xã bãi
ngang, 14 xã và 16 thơn, bản miền núi thốt khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, 6 xã đặc
biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới.Năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cịn 2.32%, thấp hơn
mức bình qn chung của cả nước.
Tính đến 31/12/2019, tồn tỉnh Thanh Hóa có số người tham gia BHYT đạt tỷ lệ
bao phủ trên 87,5% dân số.Trong đó có 2,7 triệu lượt người nghèo, người cận nghèo,

7


người DTTS được khám, chữa bệnh BHYT.Đã có 800.978 lượt học sinh được miễn,
giảm học phí, 105.073 lượt học sinh được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở.
Vào tháng 5/2020, Nhà nước đã đầu tư xây dựng các cơng trình điện về 5 bản
gồm bản Cá Nọi, Cá Tớp, Pha Đén, Hua Pù, Pù Quăn, xã Pù Nhi, cùng nhiều đề án,
chính sách hỗ trợ người dân trong việc phát triển kinh tế, nông – lâm – nghiệp để cải
thiện đời sống, vật chất, tinh thần, vươn lên thoát nghèo.

2.2.2. Nghèo đói ở nơng thơn
Thanh Hóa có 7 dân tộc sinh sống: Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, Khơ-mú,
Mông và các dân tộc thiểu số khác.Sự đa dạng về các thành phần dân tộc gây nên khó
khăn cho sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền trong tỉnh.
Năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo ở Thanh Hóa giảm mạnh nhưng cịn 2 huyện chưa đạt
chỉ tiêu, nhiều nơi tỷ lệ nghèo ở mức cao trên 50% - 70%; trên 95% số hộ nghèo. Hộ
nghèo, cận nghèo có đối tượng bảo trợ xã hội cịn nhiều, trong đó tỷ lệ hộ nghèo thuộc
chính sách bảo trợ xã hội khó có khả năng thốt nghèo chiếm 19,7% tổng số hộ nghèo.
2.2.3. Nghèo đói ở đô thị
Theo như thống kê , quy mô hộ gia đình bình qn phổ biến tồn tỉnh Thanh Hóa
từ 3 đến 4 người, chiếm 46,44%. Tuy nhiên, cứ trung bình 10 nghìn hộ dân thì có 1,94
hộ khơng có nhà ở; đa số các hộ dân cư tại Thanh Hóa đang sống trong nhà kiên cố và
bán kiên cố (96,7%), tỷ lệ hộ có nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ của tỉnh còn 3,3%, thấp
hơn rất nhiều so với bình quân chung của cả nước (6,9%).
Tại các đô thị lớn, người nghèo đô thị phải sống ở nơi tồi tàn, chật chội, không sở
hữu hoặc sở hữu một cách khơng chính thức nơi ở, và những điều kiện sống thấp kém
đi kèm như thiếu nước sạch, ô nhiễm môi trường và mất an ninh.
Hiện nay, thành phố đang đứng trước những khó khăn như hạ tầng đơ thị yếu
kém và không đồng đều, giá nhà đất cao so mặt bằng thu nhập của người dân, chính
sách và thủ tục hành chính trong sở hữu nhà, đất cịn nhiều bất cập.
Cũng chính vì vậy, Thanh Hóa cũng có những biện pháp để hỗ trợ phần nào cho
cuộc sống của những người nghèo khó. Các chính sách ưu đãi xã hội giúp cho hộ
nghèo như hỗ trợ về y tế, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo; hỗ trợ giáo dục, miễn
và giảm học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập…
8


CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN
3.1.


Dân số, lao động, việc làm

3.1.1. Năm 2018
Dân số trung bình 2018 ước tính đạt là 3.558,15 nghìn người, tăng 13,69 nghìn
người so với 2017, tốc độ tăng dân số 0,39%. Khoảng 68,8 nghìn người có việc làm
mới, vượt 2,7% kế hoạch, tăng 5,0% so với 2017; trong đó, lao động đi làm việc có
thời hạn ở nước ngồi 10,02 nghìn người, vượt 0,2% kế hoạch, tăng 0,2% so với 2017.
Năm 2018, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước đạt 2.273,65 nghìn người,
tăng 0,51% so với năm 2017; lao động đang làm việc 2.167,34 nghìn người, giảm
2,1% so với năm 2017.
3.1.2. Năm 2019
Dân số trung bình năm 2019 ước đạt là 3.645,8 nghìn người, tăng khoảng 14,5
nghìn người so với năm 2018, với tốc độ tăng dân số 0,40%. Lực lượng lao động từ 15
tuổi trở lên năm 2019 ước đạt 2.305,5 nghìn người, tăng 0,4% so với năm 2018; trong
đó, số lao động đang làm việc là 2.301,1 nghìn người, chiếm 99,81% lực lượng lao
động, tăng 0,35% so với năm 2018.
3.1.3. Năm 2020
Dân số trung bình năm 2020 ước tính đạt 3.664,9 nghìn người, tăng 19,2 nghìn
người so với năm 2019, tốc độ tăng dân số 0,53%.Tính đến tháng 11/2020 tồn tỉnh đã
giải quyết việc làm mới cho 50.500 lao động, đạt 73,2% kế hoạch, giảm 24,9% so với
cùng kỳ năm 2019; trong đó, lao động đi làm việc tại nước ngồi theo hợp đồng lao
động là 4.750 người, đạt 47,5% kế hoạch, giảm 45,6% so với cùng kỳ năm 2019. Dự
kiến cả năm 2020, sắp xếp được khoảng 62 nghìn lao động có việc làm mới, đạt 89,1%
kế hoạch, giảm 11,0% so với năm 2019.
Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực đến thị trường lao động trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa ảnh hưởng đến phát triển nền kinh tế xã hội, nhiều doanh
nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động, phải thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động với người lao động, người lao
động nghỉ việc không được hưởng lương. Những khu du lịch phải tạm dừng hoạt động.


9


3.2.

Thiên tai, khí hậu

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra và chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các đợt
thiên tai: giông, lốc kèm theo mưa lớn, mưa đá; các cơn bão và những đợt nắng nóng
gây thiệt hại về người, tài sản, cơ sở hạ tầng sản xuất tại nhiều địa phương trong tỉnh.
Vùng đồi núi cao: bao gồm các huyện Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, phần
Tây Bá Thước, Yên Khương của Lang Chánh, Yên Nhân, Bát Mọt, Xuân Khao của
Thường Xuân. Nền nhiệt độ nói chung thấp, mùa đơng khá rét, nhiệt độ thấp nhất có
thể dưới 0 độ C, sương muối nhiều và một số nơi có sương giá với tần suất 1ngày/năm.
Vùng đồng bằng ven biển: chịu tác hại hiện tượng cát bay, cát chảy lấn ruộng
vườn, làng mạc, hoang mạc hóa đất đai. Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa
rất nhiều đến cư dân ở vùng ven biển. Họ phải chịu ảnh hưởng do thiên tai như: bão, lũ,
nước dâng, sóng lớn, triều cường, xói lở bờ biển, hạn hán hoặc xâm nhập mặn.
3.2.1. Năm 2018
Năm 2018 toàn tỉnh đã xảy ra 9 đợt thiên tai, làm chết 15 người, mất tích 6 người,
bị thương 5 người, thiệt hại về tài sản ước tính sơ bộ trên 2.000 tỷ đồng. Đặc biệt là
đợt mưa, lũ xảy ra từ ngày 28 đến ngày 31/8. Tại các huyện Mường Lát, Quan Sơn,
Quan Hóa, Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Yên Định đã bị ngập lụt
nặng trên diện rộng, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt. Lũ làm 12
người chết và mất tích, 2 người bị thương, hơn 13 nghìn ngơi nhà bị ngập, 800 ngơi
nhà đổ sập, bị cuốn trôi hoặc hư hỏng nặng, 318 ngôi nhà đang trong tình trạng nguy
hiểm phải di dời đi; hàng nghìn ha lúa, hoa màu bị ngập úng, hàng trăm nghìn gia súc,
gia cầm bị chết và cuốn trơi; nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch, trường học,
trạm y tế, cơng trình cơng cộng, hệ thống thơng tin viễn thơng hư hại nặng nề.
3.2.2. Năm 2019

Năm 2019, tồn tỉnh xảy ra 11 đợt thiên tai, 13 người chểt, 6 người mất tích, 8
người bị thương, thiệt hại tài sản ước tính sơ bộ khoảng 1.485 tỷ đồng. Nghiêm trọng
nhất là đợt thiên tai do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 kết hợp với hoạt động của dải
hội tụ nhiệt đớigây ra lũ lụt, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất ở nhiều nơi, làm 10 người chết,
6 người mất tích, 5 người bị thương; 409 hộ gia đình bị thiệt hại về nhà và ảnh hưởng
đến chỗ ở; 263,98 ha lúa; 48,72 ha cây hàng năm; 20,9 ha hoa màu; 142,01 ha ao cá bị
10


thiệt hại; 1.685 con gia súc; 6.740 con gia cầm bị chết, cuốn trơi; nhiều cơng trình giao
thơng, thủy lợi, trường học bị hư hỏng, thiệt hại ước tính ban đầu khoảng 822 tỷ đồng.
3.2.3. Năm 2020
Năm 2020, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra và chịu ảnh hưở ng của 7 đợt
giông lốc kèm theo sét, mưa lớn, mưa đá trên địa bàn các huyện Lang Chánh, Mường
Lát, Như Thanh, Quan Hóa, Bá Thước, Cẩm Thủy, khiến cho 7 nhà bị thiệt hại hoàn
toàn, 909 nhà bị thiệt hại một phần, 13,8 ha lúa, 2,5ha hoa màu, rau màu, 35,6 ha diện
tích rừng bị thiệt hại.

3.3.

Tâm lý

Tâm lý “sợ” thốt nghèo, khơng muốn thốt nghèo: Cả đất nước đang nỗ lực thực
hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, thì có địa phương, nhiều người dân lại
“sợ” thoát nghèo. Tâm lý ngại thay đổi, an phận, cam chịu, tiết chế nhu cầu: Đây là
một tâm lý phổ biến, ăn sâu bám rễ của phần lớn người dân ở những vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội kém phát triển. Tư tưở ng, tập quán canh tác và các thói quen sinh hoạt
lạc hậu: Ở những vùng khơng có điều kiện kinh tế, xã hội đi kèm đó là kém phát triển,
trình độ sản xuất, trình độ dân trí thấp là những tư tưởng, thói quen sinh hoạt lạc hậu.
Những người nghèo ở đây tư duy, tầm nhìn hạn hẹp, khơng có cơ hội học tập, trau dồi

các kiến thức về cuộc sống nên họ có những tư duy rất thiếu hiểu biết.

3.4.

Dân tộc

Giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi của thanh
hóa ln gặp khó khăn. Ngun nhân dẫn đến tỷ lệ nghèo cao của người dân tộc thiểu
số ở Thanh Hóa là: Các thói quen, tập quán sản xuất cũ cịn mang nặng tính tự nhiên
hái lượm. Chủ yếu là làm nương làm rẫy, chăn nuôi. Công cụ sản xuất thô sơ, thiếu
thôn. Do bị cách biệt về địa lý và hạn chế trong cách tiếp cận thị trường. Vẫn cịn bị cơ
lập về mặt xã hội, yếu tố văn hóa và ngơn ngữ. Hạn chế nhiều trong tiếp cận đất đai có
chất lượng. Tỷ lệ di cư khỏi nơi sinh sống cịn rất thấp. Trình độ học vấn thấp không
chịu tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn mới. Có quan niệm lệch lạc, cùng với tư
tưởng bảo thủ, cổ hủ. Là một trong những nguyên nhân khiến người nghèo ở đồng bào
dân tộc vùng núi của tỉnh Thanh Hóa khơng thể vươn lên trong phát triển sản xuất,
kinh doanh và thoát nghèo đồng thời tác động, ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện pháp
luật, đảm bảo an ninh trật tự xã hội, làm kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế – xã hội.
11


CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP
4.1.

Phương hướng

4.1.1. Hỗ trợ sản xuất tạo công ăn việc làm giúp tăng thu nhập cho những
hộ dân khó khăn, đặc biệt là các hộ nghèo dâ tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
Thực hiện chính sách đào tạo nghề và giải quyết vấn đề về việc làm nhằm tăng
thu nhập cho hộ nghèo, cận nghèo và người nghèo. Từ nguồn vốn vay này đã giúp cho

các hộ nghèo đầu tư sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt, chăm bón… tạo việc
làm ổn định, tăng thu nhập góp phần phát triển kinh tế gia đình và địa phương.
Đào tạo nghề cho lao động cho người dân vùng nông thôn, chú trọng việc đào tạo
nghề và giải quyết việc làm cho người nghèo dựa trên nhu cầu thị trường và khả năng
của từng người, từng khu vực để có các phương pháp khác nhau đáp ứng nhu cầu thực
tế, mang tính hiệu quả sau khi học nghề.
4.1.2. Đầu tư kết cấu hạ tầng nơng thơn
Các cấp, chính quyền tăng cường các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế- xã
hội và dân sinh ở các địa phương cịn khó khăn, vùng ven biển.Đầu tư hệ thống kết cấu
hạ tầng ở các huyện nghèo, xã nghèo, thơn nghèo và các bản làng đặc biệt khó khăn.
Mạng lưới giao thơng ngày càng được hồn thiện, phát triển đồng bộ; cơ bản đáp
ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân, kết nối lưu thơng hàng hóa, giao lưu văn hóa
giữa các vùng trong tỉnh và thành phố.Tăng cường huy động các nguồn lực để đầu tư
cơ sở vật chất cho trường học; trang, thiết bị y tế, từng bước xóa bỏ phịng học tạm bợ
4.1.3. Cơng tác nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho
người nghèo từng bước hội nhập và tiếp thu nên khoa học tiên tiến
Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh cơ bản đã
đáp ứng được nhu cầu; chất lượng một số dịch vụ kỹ thuật cao từng bước được phát
triển, nâng lên phù hợp với nền công nghiệp hiện nay. Thực hiện tốt các chính sách về
bảo hiểm y tế, đặc biệt là đối với người nghèo, trẻ em.
4.1.4. Nâng cao năng lực cán bộ làm trong cơng tác xóa đói giảm nghèo
Cán bộ làm cơng tác giảm nghèo tại các xã yêu cầu nắm được một số kiến thức
cơ bản về kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án,
lập kế hoạch cơng tác xóa đói giảm nghèo.
12


4.2.

Mục tiêu giảm đói nghèo.


Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tỉnh Thanh Hóa đề ra các chỉ tiêu
cụ thể đển năm 2020, như sau:
Giảm tỷ lệ hộ nghèo: (theo chuẩn nghèo đa chiều) tồn tỉnh bình qn hằng năm
từ 2,5%/năm trở lên. Trong đó: Khu vực 11 huyện miền núi giảm từ 4,6%/năm trở lên
(trong đó: 4 huyện miền núi thấp giảm từ 3,6%/năm trở lên; 7 huyện nghèo giảm từ
5,8%/năm trở lên). Khu vực các huyện đồng bằng, ven biển giảm từ 2,0%/năm trở lên.
Khu vực thành phố, thị xã giảm từ 0,8%/năm trở lên.
Nâng cao mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản: Phấn đấu khơng cịn tình
trạng trẻ em khơng đi học (tương ứng tác động để khoảng 7.700 trẻ em hiện không đi
học tiếp tục đi học). Đảm bảo 100% khẩu cận nghèo mua thẻ bảo hiểm y tế (tương ứng
tác động để khoảng 398.420 khẩu cận nghèo có thẻ bảo hiểm y tế). Phấn đấu 90% hộ
nghèo có nhà ở kiên cố (tương ứng tác động để khoảng 39.200 hộ nghèo có nhà ở kiên
cố); 90% hộ nghèo đảm bảo diện tích tối thiểu 8m2/người trở lên (tương ứng tác động
để khoảng 35.500 hộ nghèo có diện tích tối thiểu 8m2/người trở lên). Phấn đấu 95% hộ
nghèo có hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh (tương ứng tác động để khoảng 63.800 hộ nghèo
xây dựng hố xí, nhà tiêu hợp vệ sinh). Phấn đấu 90% hộ nghèo được tiếp cận nguồn
nước hợp vệ sinh (tương ứng tác động để khoảng 33.900 hộ nghèo xây dựng các cơng
trình nước sạch hợp vệ sinh). Phấn đấu 100% hộ nghèo được tiếp cận dịch vụ thông tin
truyền thông (tương ứng tác động để khoảng 22.800 hộ nghèo có tài sản và tiếp cận
dịch vụ thông tin, truyền thông).

4.3.

Một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm đói nghèo

Điều tra, rà sốt, xác định rõ ngun nhân nghèo đến từng địa phương, hộ gia
đình để đưa ra các biện pháp giảm nghèo thích hợp.
Giải quyết các vấn đề về đất đai khi các hộ khơng có đất để sản xuất, giải quyết
vẫn đề vay vốn đế làm ăn, giải quyết việc làm,... xóa bỏ những suy nghĩ về việc trông

chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước.
Đẩy mạnh thực hiện chương trình phát triển nơng nghiệp và xây dựng nông thôn
mới, tạo điều kiện cho người nghèo. Thực hiện tốt việc quy hoạch, bố trí sắp xếp lại

13


đất ở, đất sản xuất tạo thuận lợi và tiết kiệm chi phí đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ dân
sinh và phát triển sản xuất.
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân vươn lên thoát nghèo. Gắn
trách nhiệm với hệ thống chính trị để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện một cách
hiệu quả giảm nghèo bền vững.
Tổ chức cho người dân đi tham quan học hỏi mơ hình phát triển kinh tế, tập huấn
hay tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức giảm nghèo.
Tiếp tục các chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, tạo việc
làm và thu nhập cho người dân, đưa ra các dự án phát triển sản xuất để tăng nguồn lực cho
chương trình giảm nghèo. Huy động nguồn vốn đầu tư, nâng cấp, mở rộng hạ tầng, để
những người nghèo có thể tiếp cận được tình hình biến đổi của nền kinh tế.
Xây dựng mơ hình trồng trọt và chăn ni, năng suất, chất lượng, thúc đẩy phát triển
sản xuất cho hộ nghèo. Tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương
để phát triển các loại cây trông, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai.
Thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch gắn với tiềm năng, lợi thế về các danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử, làng nghề giá trị thu hút du khách trong và ngồi nước, góp
phần tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp, tạo việc làm, thu nhập cho người nghèo.
Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh đặc biệt là tuyến
huyện, xã, những nơi có điều kiện khó khăn, quan tâm tạo điều kiện để năng cao trình
độ của đội ngũ y, bác sĩ cơng tác tại nơi đó.
Tăng cường đấu tranh phịng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, nhất là buôn bán sử
dụng ma tuy, cờ bạc, hạn chế các phong tục lạc hậu, thực hiện kế hoạch hóa gia đình,
nếp sống văn minh, đồng thời bảo vệ các di sản văn hóa của đồng bào dân tộc.

Khen thưởng, khuyến khích những hộ nghèo, hộ cận nghèo nỗ lực vươn lên thoát
nghèo và những tập thể có đóng góp trong cơng tác giảm nghèo.

4.4.

Một số chính sách

4.4.1. Chính sách tín dụng
Đảm bảo sự cơng bằng của người nghèo trong việc tiếp cận các nguồn lực và
trong việc hưởng lợi từ các chương trình tín dụng chính sách cho người nghèo. Chính
14


sách tín dụng cho cơng tác xóa đói giảm nghèo là công cụ khắc phục khuyết tật của cơ
chế thị trường. Chính sách tín dụng cho cơng tác xóa đói giảm nghèo là chính sách hỗ
trợ cho người nghèo tự vươn lên thốt nghèo. Chính sách tín dụng cho cơng tác giảm
nghèo phải thích hợp với các chính sách kinh tế - xã hội khác.
4.4.2. Chính sách hỗ trợ sản xuất, đất sản xuất và trồng rừng
Chính sách khuyến khích nông - lâm- ngư kết hợp với hướng dẫn cách làm ăn,
chuyển giao kỹ thuật cho người dân: Hỗ trợ người nghèo về cả kiến thức lẫn kỹ năng
xây dựng kế hoạch, bố trí sản xuất họp lý, áp dụng tiến hộ khoa học kỹ thuật vào tổ
chức sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm để tăng thu nhập bền vững.
Chính sách về hỗ trợ đất đai, tư liệu công cụ sản xuất, tạo điều kỉện cho người
nghèo có nhu cầu sử dụng đất để sản xuất, kết hợp với dạy nghề, tạo việc làm, chuyển
đổi ngành nghề để tăng thu nhập cải thiện đời sống
4.4.3. Chính sách dạy nghề và tạo việc làm
Nhà nước khuyến khích đào tạo nghề cho người nghèo có nhu cầu học nghề,
nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng thực hành; phát triển sản xuất, mở rộng thị
trường, nâng cao chất lượng dịch vụ, xuất khẩu lao động bằng các hình thức cho vay
không phải thế chấp tài sản với lãi suất ưu đãi.

Chính sách hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo về chi phí học nghề,
vay vốn đi xuất khẩu lao động; đa dạng hóa các hình thức, biện pháp hỗ trợ hộ nghèo
và hộ cận nghèo hỗ trợ chi phí học nghề cho lao động thuộc hộ nông dân bị thu hồi đất
đai phục vụ cho phát triển kinh tế
4.4.4. Chính sách hồ trợ tiền nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ dân khó khăn
Hỗ trợ trung bình bình quân 1,5 triệu đồng trên 1 hộ để tạo nguồn nước phục vụ
sinh hoạt. Kinh phí hỗ trợ nước sinh hoạt được sử dụng một cách linh hoạt, phù hợp
với điều kiện thực tế của hộ gia đình như: đào giếng, mua vật dụng dẫn nước…
Tùy theo tình hình thực tế, hồn cảnh sống của từng địa phương, có thể tiến hành
hỗ trợ theo nhóm hộ trên cơ sở mức hỗ trợ trung bình bình quân là 1,5 triệu đồng trên
một hộ để xây dựng những cơng trình sử dụng chung, cam kết bảo vệ và duy trì cơng
trình, đảm bảo có nguồn nước ổn định.
15


4.4.5. Chính sách hỗ trợ giáo dục - đào tạo
Chính sách miễn, giảm học phí: Đối tượng được miễn học phí là: học sinh, sinh
viên học tại các cơ sở giáo dục đào tạo nghề nghiệp và giáo dục chương trình đại học
là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ
tướng Chính phủ.Đối tượng được giảm 70% học phí: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh,
sinh viên là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội có hồn cảnh
đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Đối tượng được giảm
50%: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thơng có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo theo
quy định của Thủ tướng Chính phủ.
4.4.6. Chính sách y tế và chăm sóc sức khỏe
Người nghèo thuộc nhóm đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí, bao gồm:
người thuộc trong diện hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại
vùng có kinh tế kém phát triển, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
hay đang sinh sống tại các xã đảo và huyện đảo. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo
thuộc nhóm đối tượng được hỗ trợ mức đóng khi tham gia BHYT.

4.4.7. Chính sách trợ giúp pháp lý và hỗ trợ thơng tin
Người nghèo thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận các văn bản, chính sách hỗ
trợ pháp lý cho người nghèo giúp người nghèo tiếp cận với các chính sách cơng của
nhà nước, các dịch vụ trợ giúp để họ được thụ hưởng và phát huy vai trò của mình.

4.5. Nhận thức về sự cần thiết của chính sách trong nền kinh tế vĩ mô
Để thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo trong tồn tỉnh nói chung và tại từng
địa phương nói riêng thì phải kể đến 2 chính sách là chính sách dân tộc và chính sách
giảm nghèo đa chiều.
4.5.1.

Chính sách dân tộc

Sau hơn 4 năm, Thanh Hóa thực hiện theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo nhanh và bền vững, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,56%/năm, đã vượt mục
tiêu giảm 2,5%/năm và nằm trong nhóm tỉnh có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất cả nước.
Một số chương trình, các dự án và chính sách cụ thể về dân tộc của Trung ương
và của tỉnh giai đoạn 2016-2020: Chương trình 135 với tổng nguồn vốn thực hiện là
826,273 tỷ đồng; đã thực hiện đầu tư khởi cơng mới 1.206 cơng trình các loại; hỗ trợ
16


phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mơ hình giảm nghèo 171,065 tỷ
đồng; nâng cao năng lực cộng đồng và cán bộ cơ sở 22,888 tỷ đồng. Dự án định canh,
định cư, kế hoạch vốn được giao thực hiện đến 9,2 tỷ đồng tiếp tục thực hiện dự án
định canh, định cư bản Piềng Trang, xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn. Chính sách hỗ
trợ trực tiếp tới người dân thuộc các hộ nghèo vùng khó khăn thơng qua Quyết định
102/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng kinh phí giao 68,478 tỷ đồng để hỗ
trợ trực tiếp bằng tiền mặt và hiện vật cho 719.881 khẩu nghèo vùng khó khăn, hồn
thành 100% kế hoạch. [2]

Trên cơ sở thực hiện chính sách dân tộc, kinh tế - xã hội và quốc phịng - an ninh;
thì cơng tác xây dựng của Đảng tại các huyện miền núi ngày càng phát triển và củng
cố. Mứ độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tại các huyện miền núi bình qn
hằng năm ước đạt 8,7%; với quy mơ kinh tế năm 2020 ước đạt 36.896 tỷ đồng, chiếm
15,6% quy mô GRDP của tỉnh; cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch tích cực; thu
nhập bình qn đầu người năm 2020 ước đạt 33,1 triệu đồng (năm 2019 đạt 30 triệu
đồng/người). Kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi
để phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực miền núi.
4.5.2.

Chính sách giảm nghèo đa chiều

Phong trào “cả nước chung tay vì người nghèo – khơng để ai bị bỏ lại phía sau”
đã được tỉnh Thanh Hóa quyết tâm thực hiện để giúp cho người dân thoát nghèo, giảm
đi các hộ nghèo và cận nghèo. Phong trào đã làm cho việc nhận thức trong giảm
nghèo có chuyển biến tốt hơn, đảm bảo thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả các
giải pháp phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn.
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững:
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn
2016-2020, toàn tỉnh Thanh Hóa đã giảm được 118.887 hộ nghèo (từ 128.893 hộ giảm
xuống còn 10.006 hộ); tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 12,50% (từ 13,51% xuống cịn có
1,01%). Trong đó: Khu vực 11 huyện miền núi giảm 51.916 hộ, bình quân giảm
4,66%/năm; khu vực các huyện đồng bằng, ven biển giảm 61.349 hộ, bình quân giảm
2,06%/năm; khu vực thành phố, thị xã giảm 5.622 hộ, bình quân giảm 0,85%/năm.
Thực hiện Chương trình 30a:
17


Theo Chương trình 30a, từ năm 2016 đến hết năm 2019, Thanh Hóa đã đưa 970
người đi làm việc ở nước ngoài. Hỗ trợ lãi suất tiền vay cho người lao động thơng qua

Ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền 74,782 tỷ đồng. Thanh Hóa đầu tư xây dựng
120 cơng trình bao gồm: 46 cơng trình đườ ng xá; 17 cơng trình kênh mương thốt
nước; 39 cơng trình trường học; 3 cơng trình trạm y tế; 5 cơng trình kè chống triều
cường; 1 cơng trình cầu; 9 cơng trình nhà văn hóa. [3]
Thực hiện dự án nhân rộng mơ hình giảm nghèo thuộc chương trình 135:
Dự án nhân rộng mơ hình giảm nghèo thuộc chương trình 135, giai đoạn 20172020 đã triển khai được 65 mơ hình. Tạo điều kiện cho khoảng 2.081 hộ tiếp cận tham
gia mô hình này, trong đó có 1.574 hộ nghèo, 461 hộ cận nghèo; 46 hộ mới thốt
nghèo và 343 hộ có chủ hộ là nữ; 1.185 hộ là DTTS.
Đối với các xã ngồi các chương trình 30a và 135 đã hỗ trợ cho 200 hộ nghèo và
51 hộ cận nghèo tham gia 6 dự án chăn nuôi gia súc, hỗ trợ phát triển sản xuất.
Tốc độ giảm nghèo nhanh, thực chất
Tính đến 31/12/2019, tồn tỉnh Thanh Hóa có 3.152.059 người tham gia BHYT .
Trong đó có khoảng 2,7 triệu lượt người nghèo, người cận nghèo và người DTTS được
khám, chữa bệnh BHYT. Đã có 800.978 học sinh được miễn, giảm học phí, 105.073
học sinh được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở. Tỷ lệ phổ cập giáo dục mầm non đạt 99,92%;
tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đạt 98,36% (mức độ 3); tỷ lệ phổ cập giáo dục THCS
đạt 95,5%. Dự kiến đến năm 2020 tỷ lệ phổ cập giáo dục mầm non đạt 99,94%; tỷ lệ
phổ cập giáo dục tiểu học đạt 98,65%; tỷ lệ phổ cập giáo dục THCS đạt 96,08%... [3]
Tóm lại, từ các thành quả đạt được ở trên ta có thể thấy chính sách đa chiều và
chính sách dân tộc có hiệu quả nhất trong các chính sách giảm nghèo được nêu ra. Từ
đó ta có thể thấy được vai trị quan trọng của các chính sách đó trong việc điều hành
nền kinh tế: Trong khi tăng trưởng kinh tế không phải là điều kiện đủ để giảm nghèo
thì điều kiện cần thiết để xóa đói giảm nghèo là hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hơn nữa giảm nghèo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng cũng có thể làm cản trở kinh
tế. Chính vì vậy việc đưa ra kịp thời các chính sách giảm nghèo sẽ giúp thúc đẩy giảm
nghèo và quan trọng hơn là thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của đất nước.
18


KẾT LUẬN

1. Kết luận
Xóa đói giảm nghèo là một vấn đề tồn cầu chứ khơng riêng một quốc gia nào.
Chính vì vậy mà xóa đói giảm nghèo đượ c coi là mục tiêu quốc gia, là nhiệm vụ chiến
lược của Đảng, nhà nước ta trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Thanh Hóa
là tỉnh đơng dân nhưng với sự nỗ lực của Đảng bộ và các cấp chính quyền địa phương,
công tác giảm nghèo trên đại bàn tỉnh đã đạt được thành quả nhất định, đời sống nhân
dân được cải thiện rõ rệt, tình trạng thiếu đói giảm mạnh. Mặc dù cịn khó khăn nhưng
tồn tỉnh đã có những thành cơng nhất định trong cơng tác xóa đói giảm nghèo, đem
lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người dân. Trên cơ sở nghiên cứu, đề tài đã phân
tích và luận giải được ngun nhân của đói nghèo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai
đoạn 2018-2020. Từ đó đề ra một số giải pháp phù hợp nhằm giúp cơng tác giảm
nghèo của tỉnh Thanh Hóa đạt hiệu quả cao, giúp đời sống người dân ổn định hơn.
2. Kiến nghị
Đối với Đảng và chính phủ: Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, vai trị lãnh đạo
của Đảng, chính quyền cùng đoàn thể nhân dân để thực hiện tốt các chương trình giảm
nghèo, có giải pháp phù hợp để khuyến khích người dân thốt nghèo. Xác định rõ ràng
đây là mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của địa phương cần thực hiện đồng bộ, toàn
diện, quyết liệt. Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cán bộ đảng viên và nhân dân.
Đối với tỉnh Thanh Hóa: Tăng cường vai trị, trách nhiệm của các cấp ủy đảng,
chính quyền địa phương và chính người dân, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận
động thuyết phục tạo sự chuyển biến về nhận thức làm cho các hộ nghèo có sự tự giác
chủ động vươn lên thốt nghèo, quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất cho người dân
thốt nghèo. Chính quyền các địa phương trong tỉnh thường xuyên bám sát cơ sở theo
dõi, phân loại, xác định nguyên nhân nghèo để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Đối với hộ nghèo: Chủ động tìm kiếm cơng việc tránh tình trạng thất nghiệp lâu
dài. Chủ động tìm đường vươn lên làm chủ kinh tế của gia đình. Tích cực tham gia các
buổi tư vấn hướng dẫn giúp cho người dân tìm được con đường thốt nghèo phù hợp.
19



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Đinh Thị Quỳnh Giang, Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nơng dân ở huyện
Minh Hóa tỉnh Quảng Bình, Huế, 2018.

[2]

Nguyễn Duy Dũng, Tâm lý, nhận thức của các tộc người trong xây dựng nông
thôn mới vùng dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay, Tạp chí nghiên cứu dân
tộc, 2018.

[3]

Minh Hiếu, Thanh Hóa thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc, góp phần xóa
đói, giảm nghèo, Báo Thanh Hóa, 2020.

[4]

Mai Phương, Từ xã nghèo đến xã nơng thơn mới, Báo Thanh Hóa, 2020.

[5]

Nguyễn Văn Phát, Khắc phục rào cản tâm lý xã hội, đẩy mạnh xóa đói, giảm
nghèo nhanh và bền vững ở tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí Cộng sản, 2020.

[6]

Thanh Thủy, Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng: Thanh Hóa nỗ lực giảm

nghèo nhanh, bền vững, Báo VietNamNet, 2021.

[7]

Meta: 25/08/2021, [Truy cập
10/11/2021].

[8]

Báo Thanh Hóa : 26/01/2021, [Truy cập 09/11/2021].

[9]

Tạp chí Đảng cộng sản: -ly-xa-hoi%2C-day-manhxoa-doi%2C-giam-ngheo-nhanh-va-ben-vung-o-tinh-thanh-hoa.aspx,
21/04/2020, [Truy cập 11/11/2021]

20



×