Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

TIỂU LUẬN môn LỊCH sử ĐẢNG đề tài phân tích nguyên nhân thắng lợi, tính chất và kinh nghiệm của cách mạng tháng tám năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.82 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LỊCH SỬ
-—o0o-—

TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG

Đề tài:
Phân tích nguyên nhân thắng lợi, tính chất và kinh nghiệm của Cách
mạng tháng Tám năm 1945

Giảng viên hướng dẫn: TS. Lương Thị Phương Thảo
Nhóm sinh viên thực hiện.
Họ và tên: 55 - Nguyễn Danh Hải Đăng - MSV: 21070277
49 - Nguyễn Hương Giang - MSV: 21070313
58 - Vũ Thu Huyền - MSV: 21070237
59 - Nguyễn Cẩm Oanh - MSV: 21070124
Mã lớp: HIS1001
Trường Quốc tế


MỤC LỤC

Mở đầu

2


1.Lý do chọn đề tài:
Ngày nay khi đất nước đang dần dần bước sang trang lịch sử mới, nhưng việc giữ
gìn bản sắc văn hóa và lịch sử dân tộc là điều thực sự rất quan trọng và không thể
chối bỏ. Việc hội nhập toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến nền văn hóa dân tộc. Từ


những cuộc đấu tranh vang dội của dân tộc ta, Đảng ta dần dần định hướng rõ ràng
hơn về các đường lối để giữ gìn bản sắc dân tộc, ghi nhớ thời vang bóng của dân
tộc ta, tiếp tục nối dõi truyền thống lịch sử. Một trong những cuộc chiến vang dội
nhất không thể không nhắc đến cuộc Cách mạng tháng Tám 1945- cuộc cách mạng
có lẽ ấn tượng nhất trong lịch sử dân tộc, để lại nhiều dấu ấn cũng như nhiều bài
học ý nghĩa nhất cho dân tộc ta. Để có được cuộc sống độc lập, ấm no, hạnh phúc
như ngày hôm nay nhân dân ta đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố, đã hi
sinh biết bao xương máu Chính vì thế là người dân Việt Nam, tự hào vì những
trang sử vàng của dân tộc và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên
cường, bất khuất của nhân dân ta.Là những thế hệ mới của đất nước sinh ra không
phải chịu cảnh chiến tranh khốc liệt, được hưởng những thành quả từ mồ hôi xương
máu của cha ông mình tạo ra. Tự nhận thấy mình cần phải hiểu biết rõ lịch sử đấu
tranh dựng nước và giữ nước của cha ơng mình và cố gắng học tập, rèn luyện góp
phần xây dựng đất nước Xã Hội Chủ Nghĩa phát triển. Cuộc cách mạng như đánh
dấu vị trí đứng cũng như là niềm tự hào của dân tộc, thể hiện ý chí kiên cường bất
khuất trước quân thù, mang lại nét rất riêng cho cả đất nước độc lập. Mặc dù chiến
thắng vang dội thuộc về nhân dân ta, nhưng vẫn có một số bài học chúng ta cần rút
kinh nghiệm và học hỏi các nước láng giềng, cần nắm được những điểm yếu lẫn
điểm mạnh để phát triển và giữ gìn lịch sử văn hóa dân tộc.
2.Tổng quan đề tài
Cách mạng tháng 8 năm 1945 là một chủ đề khoa học lớn, hấp dẫn, thu hút nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu kĩ. Liên quan đến Cách mạng tháng Tám năm
1945 nói chung và ở các tỉnh miền Bắc Trung Bộ nói riêng đã có nhiều cơng trình
được cơng bố, đề cập đến những khía cạnh khác nhau. Cách mạng tháng 8 năm
1945 sẽ là một dấu ấn sắc nét làm tăng sự hiếu kỳ cho các nhà sử học cũng như học
giả quan tâm.
3.Mục đích nghiên cứu

3



Cách mạng tháng Tám là kết quả của 15 năm chuẩn bị mọi thứ để tiến tới cuộc
Tổng khởi nghĩa. Đây là một bước ngoặt lịch sử không chỉ tạo ra sức ảnh hưởng
lớn đối với tình hình lịch sử lúc đó mà cịn tạo ra tiếng vang đến bây giờ và ảnh
hưởng đến các chủ trương, chính sách của Đảng hiện nay. Nó cịn là nền tảng cho
việc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam của Đảng. Thắng lợi Cách mạng tháng
Tám đem lại rất nhiều bài học lớn cho dân tộc Việt Nam, đó là những bài học
xương máu mà giới trẻ chúng em cần phải học để góp phần phát triển đất nước.
Việc nghiên cứu về Cách mạng tháng Tám đã trang bị cho em vốn kiến thức về lịch
sử dân tộc và phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân dân ta. Nó nhắc
cho ta về 1 thời lịch sử hồng kim của dân tộc, từ đó ln tự hào là con người Việt
Nam, giương cao chiến thắng nước nhà, phấn đấu sao cho xứng đáng với niềm tự
hào dân tộc.
4.Phương pháp nghiên cứu
Chúng em chọn những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam là phương pháp
nghiên cứu để tìm hiểu và nghiên cứu đúng hướng có hiệu quả, kết hợp với phương
pháp phân tích, so sánh và tổng hợp
5.Đóng góp đề tài
Chúng em đã học được thêm nhiều kiến thức mới về thắng lợi của Cách mạng
tháng Tám, và hiểu rõ hơn về nguyên nhân thắng lợi, tính chất, ý nghĩa và những
bài học rút ra được từ Cách mạng tháng Tám. Đồng thời, chúng em tiếp thu được
nhiều chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc phát triển đất
nước
6.Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 4 phần:
I. Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám
II. Tính chất của thắng lợi Cách mạng tháng Tám
III. Bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám
IV. Ý nghĩa của thắng lợi Cách mạng tháng Tám
Bốn chương được đề cập trong bài là những kiến thức mà chúng em tìm hiểu và

học hỏi để tích luỹ cho mình những kiến thức về thắng lợi Cách mạng tháng Tám.
Và hiểu rõ hơn những quan điểm của Đảng về thắng lợi Cách mạng tháng Tám

4


Chúng em xin chân thành cảm ơn !

Nội dung
I. Nguyên nhân thắng lợi Cách mạng tháng Tám

5


1. Nguyên nhân khách quan
Tháng 7/1945, Hội nghị Potsdam quyết định: quân đội Trung Hoa Dân Quốc và
quân đội của liên hiệp Anh tiến vào Việt Nam để giải giáp phát xít Nhật. Từ quyết
định đó, Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam nhờ sự giúp đỡ của Anh. Pháp muốn
phục hồi bộ máy cai trị cũ ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Và Trung Hoa Dân Quốc
cũng muốn có một chính quyền ở miền Bắc.
Giữa tháng 8/1945, Chiến tranh thế giới thứ hai được hoàn toàn chấm dứt. Đức đã
tuyên bố đầu hàng Liên Xô và quân Đồng minh (9/5/1945). Đạo quân Quan Đông
của Nhật bị Liên Xô đánh tan ở Trung Quốc (8/8/1945). Mỹ đã ném 2 quả bom
nguyên tử xuống thành phố Hiroshima (6/8/1945) và Nagasaki (9/8/1945). Đến khi
Phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng qn Đồng minh thì qn Nhật ở Đơng Dương đã
mất hết tinh thần và chính quyền bù nhìn do Nhật dựng lên rơi vào khủng hoảng.
Thời cơ cách mạng chỉ tồn tại từ khi phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng quân Đồng
minh đến trước khi quân Đồng minh tiến vào Đông Dương vào khoảng nửa cuối
tháng 8/1945. Trước khi các thế lực nước ngoài đến và thực hiện những lý tưởng
riêng của họ, Đảng và Chính phủ lâm thời đã khẩn trương và kịp thời làm tất cả mọi

việc để tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa trước khi các thế lực nước ngoài đến và
thực hiện những lý tưởng riêng của họ.
2. Nguyên nhân chủ quan
a. Cách mạng tháng Tám là kết quả của 15 năm xây dựng lực lượng, tập dượt
đấu tranh của Đảng
Cách mạng tháng Tám đã được Đảng chuẩn bị về chủ trương, đường lối; về xây
dựng lực lượng chính trị; về lực lượng vũ trang và về căn cứ địa cách mạng trong
suốt 15 năm từ khi Đảng ta ra đời vào năm 1930.
Về chủ trương, đường lối: Đảng thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ: phản phong kiến
và phản đế quốc, xác định giải phóng dân tộc là nhiệm vụ trước mắt, kết hợp đấu
tranh vũ trang và đấu tranh chính trị , chuyển từ khởi nghĩa từng phần sang Tổng
khởi nghĩa, từ đấu tranh đòi quyền lợi sang đấu tranh trực đánh đổ chính quyền của
đế quốc và chính phủ tay sai.

6


về xây dựng lực lượng chính trị: Đảng đã cử nhiều thanh niên ưu tú đi học tập, đào
tạo tại nước ngoài để nắm giữ các chức vụ quan trọng của Đảng và các tổ chức cách
mạng . Đảng đã trang bị lý luận cách mạng cho các tầng lớp nhân dân và thành lập
một số tổ chức quần chúng để làm cách mạng cứu nước.
Về xây dựng lực lượng vũ trang: Đảng xác định lực lượng vũ trang là lực lượng
nịng cốt, trực tiếp tham gia chiến đấu, có ảnh hưởng lớn, quyết định sự thành công
của cách mạng. Từ đầu những năm 1930, Đảng đã thành lập các đội du kích khi lực
lượng vũ trang phát triển cịn nhỏ lẻ, chưa có tổ chức và thành lập các đội tự vệ cứu
quốc, tự vệ chiến đấu làm cơ sở cho đấu tranh ở địa phương cũng như trên phạm vi
cả nước. Đảng từng bước xây dựng lực lượng quân sự, bước đầu xác định những
nguyên tắc cơ bản để tiến tới thành lập lực lượng vũ trang tập trung, làm nịng cốt
cho tồn dân khởi nghĩa. Tháng 12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng
quân được thành lập , đây là lực lượng nòng cốt cho các tổ chức vũ trang đánh giặc.

Sự kiện này đã đánh dấu cho công cuộc xây dựng và phát triển quân đội cách mạng
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Về xây dựng căn cứ địa cách mạng: Đảng nhận thức rõ
ràng về tương quan lực lượng giữa ta và địch. Để chuẩn bị cho khởi nghĩa, trong 5
năm từ 1940-1945, Đảng ta đã tích cực chỉ đạo xây dựng và củng cố các căn cứ địa
cách mạng nhằm tập hợp, xây dựng các tổ chức, lực lượng cách mạng và huấn
luyện lực lượng này. Các căn cứ địa cách mạng của ta đã trở thành nơi tổ chức, giữ
gìn, phát triển lực lượng cách mạng và đảm bảo thông tin liên lạc với cách mạng
thế giới. Và Việt Bắc đã được chọn làm cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến.
Việt Bắc có địa hình thuận lợi, dễ phịng thủ, lại gần Trung Quốc nên thuận tiện
cho việc nhận sự giúp đỡ từ phía các nước trong khối xã hội chủ nghĩa. Việt Bắc
chính là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam và ngày càng được mở rộng, làm bàn
đạp cho ta tiến sâu xuống vùng đồng bằng và giải phóng hồn tồn đất nước.
b. Đảng có được sự ủng hộ của tồn dân, trong đó nịng cốt là liên minh nôngcông

7


Trong 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã biết chống thiên tai,
địch họa, giữ vững sự trường tồn của dân tộc bằng cách khơi dậy lòng yêu nước
trong nhân dân và tập hợp nhân dân tạo thành lực lượng có sức mạnh vơ cùng
lớn.Đảng ta đã vận dụng sáng tạo truyền thống đó của dân tộc và quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin để giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của các thế lực xâm
lược . Ngay từ những ngày đầu khi ra đời, Đảng ta đã nhận thức rõ nhiệm vụ lịch sử
được dân tộc trao cho : lãnh đạo cách mạng Việt Nam, lãnh đạo nhân dân đấu tranh
giải phóng dân tộc, xây dựng nhà nước pháp quyền theo định hướng XHCN của
dân, do dân và vì dân. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Đảng ta đã chú trọng cơng tác xây
dựng lực lượng cách mạng và phát huy sức mạnh to lớn của khối đại đồn kết dân
tộc, mà nịng cốt là nền tảng liên minh công-nông vững chắc. Trong cuộc Tổng
khởi nghĩa Tháng Tám 1945, sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc đã được phát huy
cao độ đặc biệt để đập tan chế độ thực dân, phong kiến và xây dựng nhà nước côngnông đầu tiên ở Đông Nam Á dưới sự lãnh đạo của Đảng.


8


Tại Hội nghị Trung ương 8 (5-1941), để huy động sức mạnh của toàn dân tộc, Đảng
ta đã chủ động thay đổi phương hướng chỉ đạo chiến lược sao cho phù hợp với tình
hình và đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân dưới sự chủ trì của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc. Theo đó, thực dân xâm lược là kẻ thù chính của dân tộc và đó
cũng là mũi nhọn đấu tranh của những khẩu hiệu tập hợp lực lượng. Với sự chỉ đạo
của Đảng, Mặt trận Việt Minh đã được ra đời nhằm mục đích thu hút được đông
đảo các tầng lớp nhân dân vào cuộc đấu tranh giải phóng. Cho tới năm 1944, Đảng
đã thành lập được các đồn thể của Mặt trận Việt Minh, đó là Công nhân cứu quốc,
Nông dân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc,.... Những đồn thể đó
đã phát triển nhanh chóng ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Khi Nhật đảo
chính Pháp (9/3/1945), Đảng đã đưa ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động
của chúng ta”. Đảng đã xác định rõ phát xít Nhật là kẻ thù chính; đồng thời đưa ra
khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật” và phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước.
Phát xít Nhật thực hiện chính sách đàn áp, bóc lột hết sức tàn bạo, dã man, gây ra
nhiều hận thù lớn với nhân dân ta. Vì thế, chủ trương mà Đảng đề ra đã được nhân
dân đồng tình ủng hộ. Nhưng trong khi cao trào kháng Nhật đang sục sơi khí thế
cách mạng, nạn đói lại đang diễn ra nghiêm trọng ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ.
Trong tình hình đó, khẩu hiệu: “Phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói” đã
được Đảng đưa ra . Khẩu hiệu hợp với lòng dân lúc bấy giờ và nó đã thổi bùng
ngọn lửa cách mạng, khiến cho hàng triệu quần chúng đi theo cách mạng, đánh
đổchính quyền phát xít và tay sai. Khi Nhật đầu hàng đồng minh (14/8/1945), thời cơ
Tổng khởi nghĩa đã xuất hiện . Đảng ta đã phát động toàn dân và tiến hành cuộc nổi
dậy khởi nghĩa. Đáp lại lời kêu gọi đồng bào cả nước đứng dậy “đem sức ta mà giải
phóng cho ta” của lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đã đứng dậy tiến hành
Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền đồng loạt ở khắp các địa phương.
Mặc dù cuộc Tổng khởi nghĩa diễn ra trong điều kiện thời cơ rất thích hợp, nhưng

chính khí thế của nhân dân ta và sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết dân tộc đã
làm cho các thế lực phản động khiếp sợ. Sức mạnh của nhân dân trong Cách mạng
tháng Tám là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, được Đảng và Bác Hồ
tập hợp, giáo dục và tổ chức thành một đội quân chính trị và vũ trang, có quyết tâm
đấu tranh giành chính quyền trong cả nước.
9


c. Đảng nhận định đúng tình hình,dự đốn thời cơ và chớp đúng thời cơ.
Đảng tích cực chuẩn bị lực lượng, dự đoán và chớp đúng thời cơ trên 3 điểm sau :
quần chúng nhân dân được chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng nổi dậy khởi nghĩa khi thời
cơ đến; Đảng tích cực vận động, lơi kéo tầng lớp trung gian đứng về phía cách
mạng; Đảng đề ra những đường lối cách mạng đúng đắn và sẵn sàng lãnh đạo quần
chúng nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền.
Quần chúng nhân dân được chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt để sẵn sàng nổi dậy khởi
nghĩa khi thời cơ xuất hiện với sự lãnh đạo tài tình của Đảng. Để chuẩn bị cho Cách
mạng tháng Tám, quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tiến hành 3
cuộc tổng diễn tập. Đó là cao trào cách mạng 1930 - 1931, cao trào dân chủ 1936 1939 và cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945. Đặc biệt, trong thời kỳ cao
trào kháng Nhật, Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành khởi nghĩa từng phần, làn sóng
khởi nghĩa phát triển mau lẹ, kịp thời và dâng lên gần như đồng thời ở nhiều nơi....
Quần chúng nhân dân được chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng hy sinh để giành độc lập,
quyết tâm chiến đấu.

1
0


Đảng chủ động vận động, lôi kéo các tầng lớp trung gian trong xã hội ủng hộ và đi
theo cách mạng. Nắm bắt được tình cảnh khó khăn của tầng lớp trung gian, Đảng
vận động tầng lớp trung gian tham gia vào con đường đấu tranh chống Pháp Nhật.Nhưng cho đến khi cuộc đảo chính của Nhật diễn ra (ngày 9/3/1945), tầng lớp

trung
gian trong xã hội đứng về phía cách mạng vẫn cịn ít. Sau đảo chính, nhiều nhân
vật trung gian mới tham gia phong trào cứu quốc đông đảo. Một số quần chúng
trung gian mắc lừa Nhật và bọn tay sai. Một số nhân vật trung gian khác tuy khơng
biết được bộ mặt thật của chính phủ tay sai bù nhìn và phát xít Nhật nhưng thiếu
quan điểm đấu tranh cách mạng nên lập lờ chủ trương lợi dụng Nhật hoặc lợi dụng
chính phủ tay sai để xây dựng lực lượng cho Việt Nam để nếu sau này Nhật thua và
Pháp quay trở lại xâm lược thì có thể chống Pháp. Trước tình hình đó, Đảng đã chủ
trương vạch trần bộ mặt thật của chính phủ bù nhìn tay sai và Phát xít Nhật. Nhờ sự
phê bình và giúp đỡ của Đảng, quần chúng trung gian đã dần hiểu ra, đi theo và
đứng về phía cách mạng. Sau khi Nhật đầu hàng, tầng lớp trung gian nói chung đều
theo cách mạng.
Với những đường lối cách mạng đúng đắn đã được đề ra, Đảng đã lãnh đạo quần
chúng tiến hành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thành cơng. Đêm 9/3/1945,
Nhật đảo chính Pháp, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương được triệu tập. Ban
thường vụ Trung ương Đảng nhận định: tình hình chính trị cả nước khủng hoảng,
chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt, đây là cơ hội cho khởi nghĩa chín muồi; khi
qn Đồng minh vào Đơng Dương, phát xít Nhật ra ngăn cản và lộ ra sơ hở, đó là
lúc phát động khởi nghĩa vơ cùng thuận lợi. Đảng phát động cao trào kháng Nhật
cứu nước, lãnh đạo nhân dân chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền
và đề ra việc thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân. Sự lãnh đạo sáng
suốt, kiên quyết, kịp thời nhạy bén, bình tĩnh thận trọng, sáng tạo đã được thể hiện
thông qua bản Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Nó có
quyết định trực tiếp với thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám.
Để chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong cả nước, ngày 16/4/1945,
Ban thường vụ Trung ương triệu tập hội nghị quân sự Bắc Kỳ. Tại hội nghị, để kịp
với thời cơ, Đảng đã đưa ra quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang thành
11



Việt Nam Giải phóng quân; phát triển các lực lượng vũ trang và cả các lực lượng
nửa vũ trang; xây dựng căn cứ địa cách mạng để chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa.

1
2


Khi phát xít Nhật tan rã và xin đầu hàng, ngày 13/8/1945 Hội nghị toàn quốc của
Đảng đã nhận định thời cơ giành độc lập đã tới, Đảng đã kịp thời lãnh đạo tồn dân
khởi nghĩa giành chính quyền từ phát xít Nhật trước khi quân Đồng minh vào Việt
Nam. Ngay đêm đó, Uỷ ban khởi nghĩa tồn quốc ra Quân lệnh số 1 hạ lệnh tổng
khởi nghĩa. Bức thư kêu gọi nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã được gửi đến đồng bào cả nước.
II. Tích chất của thắng lợi Cách mạng tháng Tám
1. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình
a. Tập trung hồn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải quyết mâu thuẫn
các mâu thuẫn lúc bấy giờ
Cách mạng tháng Tám đã giải quyết các mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với đế
quốc xâm lược và tay sai; đáp ứng đúng yêu cầu khách quan của lịch sử và mong
muốn, khát vọng độc lập tự do của quần chúng nhân dân.
Về cơ bản, chế độ quân chủ khơng tự nó tan biến, sự “ cáo già” của Pháp nằm ở
việc thâu tóm tất cả quyền lực, cịn sai lầm lớn nhất cũng bởi khi thâu tóm hết
quyền lực khiến cho bọn phong kiến thấy quá rõ thân phận tơi địi, vì thế mà ơng
vua “bù nhìn” Bảo Đại mới thốt lên rằng: “tôi thà làm dân của một nước tự do hơn
là làm vua một nước nơ lệ”. Có lẽ đây chính là câu nói khơn ngoan duy nhất của
Vĩnh Thụy trong suốt quãng thời gian làm vua
Thực tế lịch sử đã chỉ ra rằng Cách mạng tháng Tám đã hoàn thành cả hai nhiệm vụ
lớn của cách mạng là cách mạng phản đế và cách mạng phản phong kiến với giai
cấp công nhân và giai cấp nơng dân làm động lực chính của cách mạng. Mặc dù
triều đình Huế đã sụp đổ, nhưng khơng thể chắc chắn được rằng tàn dư phong kiến

trong các mặt xã hội sẽ tự nó biến mất.
b. Lực lượng cách mạng được xây dựng từ nhân dân
Đảng đã tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong mặt trận Việt Minh với những
tổ chức quần chúng mang tên “cứu quốc”, động viên đến mức tối đa mọi lực lượng
dân tộc tham gia vào cuộc tổng khởi nghĩa. Cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm
1945 là sự nổi dậy của lực lượng toàn dân tộc.

1
3


Khi Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra, Đảng nhận thấy tình thế mới cho phép và
yêu cầu một chiến lược mới nhằm tạo ra đầy đủ khả năng đồn kết tất cả dân tộc
khơng chừa một giai cấp nào, dù là địa chủ hay tư sản, đoàn kết xung quanh liên
minh công-nông đã bắt đầu được xây dựng có hiệu quả ngay từ những năm đầu khi
Đảng ra đời và được thử thách suốt 15 năm.
Từ năm 1930, nhiều người u nước khơng hiểu lý do gì mà cộng sản có thể đứng
ra, bí mật hay cơng khai, tổ chức được nhiều cuộc bãi công, bãi thị, bãi khố, biểu
tình tuần hành thị uy, tập hợp quần chúng, ở khắp nơi, địi quyền lợi về kinh tế và
chính trị.
Mỗi lần như vậy khơng biết bao nhiêu đồng chí, đồng bào bị tù đày, bị giết. Điều
đó gây ý thức cho quần chúng, cho nhân dân nhận ra sức mạnh của mình, giành
quyền lợi cho mình và nắm bắt được vai trị của mình. Đó là tập dượt động viên
quần chúng tích cực chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa cách mạng sẽ đến một ngày nào
đó.
Có hàng vạn người dân Hà Nội tập hợp ở Quảng trường Nhà hát thành phố, kéo ra
bờ hồ và trở thành những cuộc biểu tình càng lúc càng đơng dưới lá cờ đỏ sao vàng,
mãi cho đến khuya mới giải tán. Đảng viên cộng sản, đoàn viên cứu quốc chỉ vài
trăm người là nhiều nhất, nhưng sau lưng có mấy vạn đồng bào. Đó là sức mạnh
của tồn dân tộc.

Xem xét kĩ về Cách mạng tháng Tám 1945, chúng ta thấy trong hàng ngũ lực lượng
cách mạng khơng chỉ có cơng nhân, nơng dân mà cịn có cả tầng lớp đại địa chủ,
nhiều quan lớn của triều đình, đang đương chức hoặc đã về hưu và cũng rất bất ngờ
với sự có mặt của nhiều nhân vật tiêu biểu cho các tôn giáo. Các dân tộc thiểu số
vùng cao có mặt ngay từ những ngày đầu nổi dậy khởi nghĩa tại Hà Nội, Sài Gòn.
Sức mạnh của Cách mạng tháng Tám là sức mạnh của tồn dân Việt Nam có tổ
chức và lãnh đạo tài tình của Đảng. Chính vì vậy mà Cách mạng tháng Tám được
đánh giá là một trong những cuộc cách mạng thành công triệt để nhất trong các
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
c. Thành lập chính quyền nhà nước “của chung toàn dân tộc”

1
4


Cách mạng tháng Tám thắng lợi đã xây dựng nên một chính quyền mới theo chủ
trương, đường lối của Đảng, với hình thức cộng hồ dân chủ, “ai là người dân sống
trên giải đất Việt Nam đều thảy được một phần tham gia giữ chính quyền, phải có
một phần nhiệm vụ giữ lấy và bảo vệ chính quyền ấy” (Đảng Cộng sản Việt Nam:
Văn kiện Đảng Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia)
Đây là một chính quyền từ nhân dân mà ra, đại diện trung thực nhất cho lòng dân
cả nước. Nền dân chủ được dựng lên như vậy tại thời điểm đó được gọi là một nền
dân chủ nhân dân; dân chủ nhân dân cũng chưa chắc là dân chủ xã hội chủ nghĩa,
nhưng về lý thuyết đã vượt qua dân chủ tư sản thường thấy ở nhiều nước vừa thốt
khỏi ách thực dân, ở đó sức ảnh hưởng của bọn phong kiến thân đế quốc vẫn còn
rất lớn. Cịn ở Việt Nam, cách mạng thành cơng triệt để sinh ra chính quyền dân
chủ nhân dân; chính quyền dân chủ nhân dân mở ra nhiều khả năng chính trị mới,
trong đó trước hết là khả năng đương đầu lâu dài và thắng lợi chống đế quốc thực
dân đang thực hiện kế hoạch xâm lăng Việt Nam một lần nữa
2. Cuộc cách mạng có tính chất dân chủ.

a. Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là một phần của phe dân chủ chống
lại chủ nghĩa phát xít.
“Nó chống lại phát xít Nhật và bọn tay sai phản động, và nó là một bộ phận của
cuộc chiến đấu vĩ đại của các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới chống phát
xít xâm lược”( Trường Chinh, Tuyển tập, NXB Sự thật)
Nhưng tình hình quốc tế lúc bấy giờ khơng thuận lợi cho cách mạng giải phóng dân
tộc Việt Nam. Tưởng Giới Thạch thì chưa bao giờ có chút cảm tình nào với Việt
Nam, cịn Pháp bắt tay với Anh, sẵn sàng quay trở lại xâm lược Đông Dương. Quân
Đồng minh, bọn thì ở sát biên giới ta, chỉ cách nhau “vài bước chân” như quân
Tưởng Giới Thạch hoặc bọn thì có thừa phương tiện như qn Hồng gia Anh có
thể nhanh chóng tiến vào Sài Gịn. Họ có thể có ít nhiều mâu thuẫn với nhau, nhưng
đều chung mục đích ở chỗ ngăn cản Việt Minh lật đổ phát xít Nhật giành chính
quyền.

1
5


Để tiến hành một cuộc tổng khởi nghĩa với phạm vi toàn quốc gồm hàng chục vạn,
hàng trăm vạn nhân dân của Đảng ta, khó hơn nhiều so với việc phát lệnh tổng tiến
công cho hàng chục, hàng trăm đơn vị quân đội sẵn sàng tiến vào Việt Nam. Ở
nhân dân, mọi việc đều cịn phải hồn thành khi nhận được lệnh khởi nghĩa. BắcNam xa cách hàng ngàn cây số, phương tiện liên lạc cịn thiếu hoặc khơng có, tất cả
cầu phà trên đường thiên lý đều bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt. Tình thế lịch sử
lúc này tạo nên một cuộc "chạy đua" vô cùng gấp rút giữa 1 bên là cách mạng Việt
Nam quyết tâm giành độc lập, tự do và 1 bên là quân Đồng minh với quân Tưởng
Giới Thạch ở miền Bắc và quân đội hoàng gia Anh ở miền Nam sẵn sàng xâm lược
Việt Nam
Thẳng thắn mà nói, nếu quân Tưởng và quân Anh đã có mặt ở Hà Nội, ở Sài Gịn
trước thì họ đã làm hết sức để khởi nghĩa khơng diễn ra hoặc cả kể có diễn ra thì
cũng khơng thể thành cơng. Nhưng tại thời điểm đó, chỉ có vài nhóm quân của họ

được chứng kiến ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản tun ngơn độc lập và tinh
thần của hàng triệu nhân dân kiên quyết bảo vệ nền độc lập, tự do mới giành lại
được từ tay thực dân và phát xít. Sau đó, khi họ chính thức tiến vào Đơng Dương
để giải giáp qn Nhật thì Việt Nam đã có chủ, chủ là người Việt Nam hoạt động
trong trật tự nghiêm túc. Nếu họ muốn quay lại chế độ cũ thì sẽ vấp phải sự phản
kháng mạnh mẽ nhất của nhân dân đang hừng hực tinh thần chiến thắng.
Đúng khoảng vào giữa tháng tám, Đảng kêu gọi nhân dân tổng khởi nghĩa. Việt
Nam Giải phóng quân bắt đầu đánh quân Nhật ở Thái Nguyên và Tuyên Quang.
Đến ngày 19, cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội thành cơng nhanh gọn. Nó
khơng khác gì tiếng súng lệnh cho tất cả các đơn vị trên toàn chiến trường sẵn sàng
tiếp ứng. Chỉ bốn ngày sau khi Hà Nội khởi nghĩa, nhân dân Huế đã tiếp nối thành
cơng đó. Và cũng chỉ đến đêm ngày 24, rạng sáng ngày 25, nhân dân Sài Gịn hồn
thành cuộc khởi nghĩa của mình.
Chỉ chưa đầy một tuần lễ, tổng khởi nghĩa thành công trên một đất nước dài hơn 2
ngàn cây số.
Tất cả đồng bào trên dải đất hình chữ S này, từ Bắc vào Nam, từ vùng biển cho đến
vùng núi đều sẵn sàng đứng dậy và đều thành công trọn vẹn.

1
6


Trên thực tế, những người lãnh đạo cách mạng Việt Nam hoàn toàn nhận thức được
trước cuộc "chạy đua" này. Bởi nếu mà khơng tính trước thì khơng thể thắng nổi.
Nhưng phải nói thật là khi ấy, Hồng quân Liên Xơ vào giải phóng Đơng Bắc Trung
Quốc, và hai quả bom nguyên tử buộc quân Nhật đầu hàng sớm hơn những gì mà ta
đã dự tính. Chính vì lý do đó, cuộc "chạy đua" xảy ra kịch tính hơn và cũng vì lý do
đó mà chiến thắng của cuộc Tổng khởi nghĩa trở nên vẻ vang hơn, ly kỳ hơn, mang
ít nhiều tính huyền thoại. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành cơng nhanh gọn vì
Đảng đã mất 15 năm để chuẩn bị, liên tục và cực kỳ gian khổ.

b. Cách mạng đã giải quyết một số quyền lợi cho nhân dân, đặc biệt là tầng lớp
nông dân-lực lượng đông đảo nhất trên cả nước.
Nhờ Cách mạng tháng Tám, một phần ruộng đất của đế quốc và Việt gian đã bị tịch
thu, địa tô được giảm 25%, một số nợ lưu cữu được xoá bỏ.
c. Cuộc cách mạng đã xây dựng chính quyền nhà nước dân chủ nhân dân đầu
tiên ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ quân chủ phong kiến.
Các tầng lớp nhân dân được hưởng quyền tự do, dân chủ.
Chính quyền dân chủ mới mẻ và mạnh dạn này đã góp phần đặc biệt quan trọng cho
cuộc kháng chiến thành cơng. Điều cần nhấn mạnh là chính quyền dân chủ do Cách
mạng tháng Tám dựng lên là một chính quyền có đầy đủ tính chất dân chủ, nhưng
lại có chút cao hơn, hay nói theo một cách khác, có tính chất nhân dân đậm, ít thấy
ở các nơi khác, bởi vì cơ sở của chính quyền mới là các Ủy ban khởi nghĩa được
thành lập đã tập hợp nhân dân, đưa nhân dân lên đường tranh đấu giành độc lập, tự
do. Đây hồn tồn khơng phải là một chính quyền dân chủ hình thức được áp đặt
trên nhân dân. Mà đây chính là một chính quyền từ nhân dân mà ra, đại diện trung
thực nhất cho lòng dân cả nước.
Ở Việt Nam, khởi nghĩa toàn dân đã xây dựng lên một chính quyền của nhân dân,
một chính quyền vì nhân dân; chính quyền ấy hồn tồn độc lập, tự cường với bất
cứ một đế quốc thực dân nào.

1
7


Cách mạng tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng mang đậm tính nhân
văn, hồn thành một bước hết sức cơ bản trong sự nghiệp giải phóng con người ởViệt
Nam khỏi mọi sự áp bức về mặt dân tộc, sự bóc lột về mặt giai cấp và sự nô
dịch về mặt tinh thần.
III.


Bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám

1. Bài học 1: Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, thực hiện đồng thời, hài hòa
cả hai nhiệm vụ phản đế quốc và phản phong kiến.
Con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Cương lĩnh của Đảng Cộng
sản Việt Nam đã cho thấy cách mạng nước ta trải qua hai giai đoạn, đầu tiên là cách
mạng dân tộc dân chủ, sau đó chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng
dân tộc dân chủ: Đảng xác định nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến luôn
đi cùng với nhau. Đảng ta nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ
đó và xác định: Nhiệm vụ chống đế quốc là chủ yếu, nhiệm vụ chống phong kiến
phải phục tùng nhiệm vụ chống đế quốc và thực hiện từng bước để tập trung vào đế
quốc phát xít và bè lũ tay sai với mục đích chính giải quyết nhiệm vụ cấp bách của
cách mạng là giải phóng dân tộc. Thắng lợi Cách mạng tháng Tám của Đảng và
nhân dân ta là thắng lợi về chủ trương, đường lối, gắn liền độc lập dân tộc với chủ
nghĩa xã hội; kết hợp hài hòa giữa hai nhiệm vụ phản đế quốc và phản phong kiến.
2. Bài học 2: Thực hiện khởi nghĩa tồn dân với nịng cốt là nền tảng khối liên
minh công - nông.

1
8


Bác Hồ cho rằng: “Vì bị áp bức mà sinh ra cách mạng, cho nên ai mà bị áp bức
càng nặng thì lịng cách mạng càng bền, chí càng quyết”, vì thế “cơng nơng là gốc
cách mạng; học trị, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không
cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mạng của công nông thôi”
(Hồ Chí Minh Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia) . Cách mạng tháng Tám thắng lợi
là kết quả cuộc đấu tranh của toàn thể quần chúng nhân dân Việt Nam yêu nước là
lực lượng cách mạng, trong đó động lực cách mạng là tầng lớp công nhân và nông
dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Liên minh công - nông được xây dựng, phát triển

qua ba cuộc diễn tập: cao trào cách mạng 1930-1931, cao trào dân chủ 1936-1939,
cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939-1945. Dựa vào nền tảng của khối liên minh
công-nông, Đảng đã xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc, động viên toàn dân
tổng khởi nghĩa thắng lợi. Mặt khác, Đảng ta đã lợi dụng được mâu thuẫn tronghàng
ngũ kẻ thù: giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa đế quốc phát xít; giữa chủ
nghĩa đế quốc và một bộ phận thế lực địa chủ phong kiến, giữa hàng ngũ ngụy
quyền tay sai của Pháp và của Nhật. Từ đó, Đảng đã cơ lập cao độ kẻ thù chính là
bọn đế quốc phát xít và bọn tay sai phản động; tranh thủ hoặc trung lập những phần
tử lừng chừng. Chính vì vậy, Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi nhanh
chóng và hạn chế đổ máu.
3. Bài học 3: Đảng xác định kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử
dụng bạo lực cách mạng một cách thích hợp.
Đảng ta đã xây dựng lực lượng cách mạng, sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức,
hình thức đấu tranh sao cho thích hợp với từng hoàn cảnh, từng giai đoạn lịch sử cụ
thể và tập dượt đấu tranh từ thấp đến cao. Trong Cách mạng tháng Tám, bạo lực
của cách mạng là sự phối hợp chặt chẽ, hài hịa giữa lực lượng chính trị với lực
lượng vũ trang; giữa quần chúng nhân dân với lực lượng vũ trang cách mạng ở cả
nông thôn và thành thị. Cách mạng tháng Tám là kết quả của sự kết hợp tất cả các
hình thức đấu tranh kinh tế và chính trị, cơng khai và khơng khơng cơng khai của
quần chúng, từ thấp đến cao, từ ở khu vực địa phương đến khu vực toàn quốc, từ
khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Khi thời cơ đến, Đảng đã biết tận
dụng tối đa sức mạnh cách mạng dựa theo nguyên tắc “tập trung, thống nhất, kịp
thời” lập đổ bộ máy nhà nước cũ của giai cấp thống trị, lập ra bộ máy nhà nước
1
9


mới của nhân dân.
4. Bài học 4: Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, dự đoán và chớp đúng thời cơ.


2
0


Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vận dụng một cách sáng tạo nguyên lý của
chủ nghĩa Mác - Lênin, đúc kết được những kinh nghiệm của cách mạng thế giới
và những kinh nghiệm của các cuộc khởi nghĩa ở nước ta để đưa ra những chủ
trương, đường lối chỉ đạo Cách mạng tháng Tám. Trong giai đoạn 1939-1945, Đảng
đã vạch ra những điều kiện làm thời cơ cho tổng khởi nghĩa thắng lợi trong những
văn kiện. Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Thường
vụ Trung ương Đảng và bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc đã
thể hiện nghệ thuật chỉ đạo tài tình của chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta trong việc
nhận định tình hình; dự đốn,chớp đúng thời cơ và ra quyết định Tổng khởi nghĩa.Cách
mạng tháng Tám thắng lợi chứng tỏ Đảng đã đúng. Đó là lúc phát xít và chính
quyền tay sai bù nhìn ở Đơng Dương hoang mang đến cực độ sau khi Nhật đầu
hàng; nhân dân ta không thể tiếp tục cuộc sống nghèo khổ như trước kia được nữa
(hơn hai triệu người đã chết trong nạn đói năm 1945). Đảng đã chuẩn bị kỹ càng về
các các mặt như chủ trương, đường lối, lực lượng cách mạng và cao trào chống giặc
ngoại xâm, cứu nước,... để làm điều kiện chủ quan cho cuộc tổng khởi nghĩa giành
chính quyền trên phạm vi cả nước. Đảng đã dự đoán và chớp đúng thời cơ nên sức
mạnh của nhân dân ta trong Cách mạng tháng Tám được tăng lên nhiều lần, đã tiến
hành tổng khởi nghĩa thành công trong phạm vi toàn quốc chỉ trong một khoảng
thời gian ngắn.
5. Bài học 5: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là yếu tố quan trọng quyết định
trực tiếp đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.
Đảng ta là sự kết hợp sáng tạo giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước. Ngay từ khi thành lập năm 1930, Đảng đã xác định
được những đường lối chiến lược, sách lược cách mạng đúng đắn và không ngừng
bổ sung, phát triển những đường lối chiến lược, sách lược đó. Đảng ta chú trọng
việc quán triệt đường lối chiến lược,sách lược, và chủ trương của Đảng cho những

đảng viên và quần chúng nhân dân cách mạng. Đồng thời, Đảng cũng không ngừng
đấu tranh, lên án, chấn chỉnh những khuynh hướng tư tưởng lệch lạc. Đảng biết
cách xây dựng tổ chức vững mạnh, có đội ngũ cán bộ và đảng viên được giáo dục,
rèn luyện về ý chí bất khuất, phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, gắn bó
máu thịt với nhân dân. Đảng biết tận dụng triệt để vai trò của Mặt trận Việt Minh
2
1


và thông qua Mặt trận để lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành thắng lợi. Đảng biết dự
đoán và chớp đúng thời cơ, xây dựng lực lượng và tổ chức, sử dụng lực lượng hiệu
quả các lượng lượng cách mạng; kết hợp được sức mạnh của dân tộc với sức mạnh
thời đại để dẫn dắt nhân dân tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
IV. Ý nghĩa của thắng lợi Cách mạng tháng Tám
1. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945
a. Đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp ở Việt Nam.

2
2


Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã tạo ra một giai đoạn phát triển lớn của cách
mạng, đưa dân tộc Việt Nam bước sang một trang lịch sử mới - một thời kỳ độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; nhân dân ta thoát khỏi thân phận làm nô lệ và
trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ số mệnh của mình. Đánh giá về Cách
mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cách mạng tháng Tám đã lật đổ
nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, đã
đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây nền tảng cho nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc. Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong
lịch sử của nước ta” (Hồ Chí Minh, Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia). Đây là

chiến thắng đã chính thức kết thúc hồn tồn 80 năm bóc lột của thực dân Pháp đối
với nhân dân ta, mở ra thời kỳ mới, lần đầu tiên Việt Nam được thế giới công nhận
là một quốc gia độc lập; cùng với đó là đã tạo ra những mối quan hệ ngoại giao với
các nước trên thế giới trên vị thế là một quốc gia, một dân tộc có độc lập, có chủ
quyền.
Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa của thực dân Pháp trở thành một nước độc
lập có chủ quyền, sánh vai cùng các dân tộc trên thế giới đấu tranh cho những mục
tiêu cao cả của lịch sử là hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, công bằng, văn minh
Đảng từ chỗ phải hoạt động dưới hình thức bất hợp pháp đến khi được hoạt động
hợp pháp và trở thành một đảng cầm quyền. Từ đây, Đảng và nhân dân Việt Nam
xây dựng nên chính quyền nhà nước cách mạng làm cơng cụ sắc bén phục vụ sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
“Cách mạng tháng Tám thành công. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Nhân dân ta tự làm chủ vận mạng của
mình. Tên tuổi của nước ta lại lẫy lừng khắp năm châu, bốn biển”(Hồ Chí Minh,
Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia).
b. Đối với tiến trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

2
3


Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã góp cơng khơng nhỏ trong việc
xóa bỏ tàn dư của chế độ cũ ở Việt Nam. Viết về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định: “Cách mạng tháng Tám đã giải phóng đồng bào ta ra khỏi chế độ quânchủ
chuyên chế và xiềng xích thực dân”(Hồ Chí Minh, Tồn tập, NXB Chính trị
quốc gia). Mặt khác, đối với công cuộc xây dựng một chế độ xã hội mới, đây là một
chế độ xã hội tiến bộ hơn rất nhiều so với chế độ cũ: “Cách mạng tháng Tám đã xây
dựng cho nhân dân ta cái nền tảng Dân chủ Cộng hồ và thống nhất độc lập” (Hồ
Chí Minh, Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia).

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của ý chí độc lập tự chủ, tự lực, tự
cường của dân tộc Việt Nam, chứng minh được tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí
Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thắng lợi đó là
nguồn động lực to lớn giúp cho nhân dân ta kiên cường đấu tranh giành độc lập dân
tộc, thống nhất đất nước, bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 lịch sử, đất nước
được thống nhất, người dân được hưởng tự do, hạnh phúc.
2. Ý nghĩa thời đại Cách mạng tháng Tám năm 1945
a. Đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Cách mạng tháng Tám là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đầu tiên giành
thắng lợi, thoát khỏi thân phận là thuộc địa của các nước đế quốc, đánh dấu cho sự
khởi đầu của thời kỳ suy sụp và tan rã của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. Cách mạng
tháng Tám năm 1945 thắng lợi là tấm gương sáng cho các nước thuộc địa trong khu
vực cũng như trên toàn thế giới noi theo, là nguồn cổ vũ cho các quốc gia - dân tộc
đang chịu thân phận thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh. Khẳng định vai
trò quan trọng của thắng lợi này, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cách mạng tháng
Tám thắng lợi đã làm cho chúng ta trở nên một bộ phận trong đại gia đình dân chủ
thế giới. Cách mạng tháng Tám có ảnh hưởng trực tiếp và rất to đến hai dân tộc bạn
là Miên và Lào. Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân hai nước Miên, Lào
cùng nổi lên chống đế quốc và đòi độc lập”(Hồ Chí Minh, Tồn tập, NXB Chính trị
quốc gia)

2
4


Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám không chỉ là chiến cơng của Đảng và dân tộc
Việt Nam mà cịn là là chiến công chung của các dân tộc thuộc địa đang đấu tranh
địi quyền độc lập tự do. Vì thế, nó có sức ảnh hưởng to lớn đến các phong trào giải
phóng dân tộc đang diễn ra trên thế giới. Nó đã chứng minh cho một chân lý của
lịch sử: các dân tộc bị áp bức, bóc lột, bị xâm lược nếu có ý chí kiên định và có

chủtrương, đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết tạo nên sức mạnh đại đồn kết để đấu
tranh vì độc lập, tự do; biết cách tranh thủ thời cơ thì dân tộc đó nhất định thắng
lợi.
b. Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một thắng lợi mang tầm vóc vĩ
đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hịa bình, tiến bộ của nhân loại;
giáng một cú đánh cực đau vào nền móng của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ ở mắt
xích yếu nhất; cùng với “người anh cả” Liên Xô, các lực lượng cách mạng trên thế
giới và quân Đồng minh chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, giữ vững
nền hịa bình cho các khu vực trên thế giới. Tinh thần của chiến thắng lịch sử. Do
đó, đây cũng có thể coi là chiến thắng chung của các nước nằm trên bán đảo Đông
Dương, chiến thắng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào
đấu tranh vì hịa bình, văn minh xã hội trên tồn thế giới.
Thắng
lợi
của
Cách
mạng
tháng
năm
1945
đã
chứng
minh
chotrị
tính

sự
tiếp
khoa

học
của
học
thuyết
Mác
-này,
Lênin
về
vấn
đề
dân
tộc


nối
Tháng


thắng
lợi
tất
yếu
sau
thắng
lợi
của
Cách
mạng
xãđảng
hội

chủ
nghĩa
Mười
“Thực
vĩViệt
đại
năm
1917.
Về
vấn
đề
Chủ
tịch
Hồ
Chí
Minh
đãthuộc
khẳng
định:
tiễn

ởmạng
Nam
đã
chứng
tỏ
rằng
nhờ

sự

lãnh
đạo
của
Mác
-địa;
Lênin
cách
tộc,
tiến
đã
thu
được
thắng
lợiTám
vẻ
vang
trong
sự
nghiệp
giải
phóng
dân
gia).
lên
xây
dựng
chủ
nghĩa

hội”(Hồ

Chí
Minh,
Tồn
tập,
NXB
Chính
quốc

2
5


×